LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, quá trình toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, theo
đó thúc đẩy việc các quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế,
trao đổi giao thương xuyên biên giới.
Bắt kịp với xu hướng đó, Việt Nam trong những năm trở lại đây cùng với chính sách
mở cửa nền kinh tế đã từng bước tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, trở thành thành viên
của WTO và tiến tới kí kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương và khu
vực. Chính vì vậy, hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc
đẩy lưu thông hàng hóa, góp phần đa dạng hóa các mặt hàng và phát triển nền kinh tế.
Mỗi quy trình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đều liên quan đến những thủ tục hải quan
cụ thể. Với vai trò gác cửa nền kinh tế, hải quan nắm vai trò then chốt trong hoạt động
thương mại của các quốc gia.
Đối với các doanh nghiệp, việc làm thủ tục hải quan cho hàng hóa vô cùng quan
trọng. Đối với các cơ quan quản lí chuyên ngành, công tác hải quan giúp kiểm soát và
quản lí nguồn hàng xuất nhập khẩu và áp thuế chính xác cho từng mặt hàng của doanh
nghiệp. Việc nắm rõ các quy định và thủ tục cụ thể không chỉ giúp doanh nghiệp rút ngắn
thời gian thông quan hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn đảm bảo các nguồn
hàng xuất nhập khẩu ra vào lãnh thổ quốc gia có nguồn gốc minh bạch, đáp ứng đầy đủ
tiêu chuẩn điều kiện để buôn bán trong nước. Chính vì thế, công tác quản lí hải quan cũng
như quy trình thủ tục hải quan đang ngày càng được cải thiện, từng bước hiện đại hóa,
góp phần đẩy nhanh quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa ngoại thương đặc biệt là trong xu
thế toàn cầu hóa như ngày nay.
Vì vậy, với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về quy trình thủ tục hải quan đối với hàng
hóa nhập khẩu, nhóm chúng em đã chọn đề tài “Quy trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu
cho hàng hàng rong biển khô của Công ty TNHH tổng hợp dịch vụ và thương mại Bảo
Khanh”
Do còn nhiều hạn chế về kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế nên
bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong được nhận sự góp
ý, bổ sung của cô để bài tiểu luận được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ CHÍNH
SÁCH CỦA MẶT HÀNG
1.1. Giới thiệu công ty xuất khẩu và công ty nhập khẩu
1.1.1. Công ty xuất khẩu
SAMSUN TRADING CO., LTD
Địa chỉ: 1F, 83, Ilsin-ro, Bupyeong-gu, Incheon, Korea
Điện thoại: 82-32-322-8468
Fax: 82-32-322-0848
Công ty TNHH thương mại Samsun được thành lập vào năm 1990, là một trong
những doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc kinh doanh thực phẩm. Đặc biệt công ty
chuyên cung cấp các mặt hàng thực phẩm đóng gói được chế biến sẵn với công nghệ tiên
tiến và chất lượng uy tín. Với dây chuyền sản xuất hiện đại và năng lực sản xuất cao,
Samsun đã trở thành nhà phân phối lớn không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu sang
nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
1.1.2. Công ty nhập khẩu
CÔNG TY TNHH TỔNG HỢP DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI BẢO KHANH
Tên quốc tế: BAO KHANH TRADING AND SERVICE GENERAL COMPANY
LTD.
Địa chỉ: Số 105 D2, Tổ 79, Phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 84 437565705
Mã số thuế: 0106607605
Công ty TNHH tổng hợp dịch vụ và thương mại Bảo Khanh được thành lập vào năm
2014. Tuy mới chỉ hoạt động trong vòng 5 năm nhưng Bảo Khanh là một trong những
công ty uy tín và chất lượng chuyên sản xuất kinh doanh dịch vụ và hàng hóa, là nhà bán
buôn thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm khô đóng gói đã chế biến sẵn. Công ty chuyên
nhập khẩu nhiều mặt hàng với số lượng lớn từ nhiều nước khác nhau, trong đó có Hàn
Quốc là một thị trường lớn và đầy tiềm năng. Công ty đã luôn nhận được sự tin tưởng của
khách hàng và là một đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực của mình trong suốt những
năm qua.
2
Mặc dù mới chỉ hoạt động trong thời gian ngắn nhưng công ty TNHH tổng hợp dịch
vụ và thương mại Bảo Khanh là công ty thường xuyên nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài
vào trong nước phục vụ cho hoạt động phân phối. Căn cứ vào Thông tư 72/2015/TT-BCT
về chế độ ưu tiên trong thực hiện thủ tục hải quan và theo hồ sơ, báo cáo của doanh
nghiệp thì Bảo Khanh không thuộc diện doanh nghiệp ưu tiên, tuy nhiên đây là một công
ty có tuân thủ pháp luật về hải quan đối với hoạt động nhập khẩu, thông quan hàng hóa.
1.2. Mặt hàng nhập khẩu
Sản phẩm giao dịch giữa công ty xuất khẩu CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
SAMSUN và công ty nhập khẩu CÔNG TY TNHH TỔNG HỢP DỊCH VỤ VÀ
THƯƠNG MẠI BẢO KHANH là các mặt hàng rong biển khô dưới đây:
Rong biển khô nấu canh Deasang (Deasang dried seaweed) loại 50g, 100g, 200g.
Rong biển khô nấu canh Deasang (Deasang dried seaweed)
- Mô tả: Rong biển khô chưa tẩm ướp dùng để nấu canh
- Xuất xứ: Hàn Quốc
- Thương hiệu: Deasang
- Hình thức đóng gói: Gói
- Hạn sử dụng: 12 tháng kể từ ngày sản xuất
- Sản phẩm rong biển khô của Deasang có thể dùng để nấu canh rong biển, nấu súp,
lẩu…
3
- Sản phẩm được sản xuất từ những nguyên liệu đã qua chọn lọc kĩ càng cùng công
thức chế biến đặc biệt, hương vị thơm ngon hấp dẫn cho món canh
- Rong biển chứa rất nhiều khoáng chất. Rong biển hấp thu từ nước biển hơn 90 loại
khoáng chất với hàm lượng muối thấp và canxi cao
- Thành phẩn: Rong biển khô Deasang có thành phần gồm rong biển sấy khô 100%.
Các nguyên liệu được tuyển chọn kĩ lưỡng, không gây hại cho sức khỏe người dùng, đảm
bảo vệ sinh và an toàn cho sức khỏe
Lá rong biển Laver for Gimbap 20g (Deasang dried laver for kimbob 20gr)
Lá rong biển Laver for Gimbap 20g (Deasang dried laver for kimbob 20gr)
- Mô tả: Rong biển sấy khô chế biến dưới dạng lá mỏng (dạng miếng, có thể ăn trực
tiếp), làm kimbap, đã tẩm ướp với muối
- Số lượng: 10 lá/túi
- Kích thước: 21 x 19 (cm)
- Trọng lượng: 20g
- Thành phần: lá kim, muối, dầu ăn
- Lá rong biển Laver for Gimbap được chế biến dưới dạng lá mỏng dạng miếng, có
thể ăn trực tiếp, làm gimbap, đã tẩm ướp với muối. Sản xuất từ nguồn nguyên liệu được
chọn lọc kĩ lưỡng và trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Hàn Quốc, đảm bảo mang
đến hương vị rong biển tự nhiên, thơm ngon và giàu dinh dưỡng với nhiều vitamin A, B2,
C giàu can xi và i ốt có tác dụng bổ máu, giảm suy nhược, tốt cho tiêu hóa, làm đẹp, giảm
cân…
Lá rong biển khô làm gimbap vị dầu Oliu 45g (Deasang seasoned laver with olive oil
45gr)
4
Lá rong biển khô làm gimbap vị dầu Oliu 45g (Deasang seasoned laver with olive
oil 45gr)
- Mô tả: Rong biển khô, chế biến dưới dạng lá mỏng (miếng, ăn trực tiếp) làm
gimbap, đã tẩm ướp dầu oliu, muối
- Khối lượng: 45g (5g x 9 gói)
- Sử dụng: ăn liền hoặc chế biến các món ăn như gimbap, sushi,..
- Thành phần: lá kim, muối, chất điều vị, dầu olive, dầu mè, chiết xuất cây hương
thảo,..
- Lá rong biển ăn liền vị dầu oliu tốt cho sức khỏe, giải độc, giảm cholesterol trong
máu, giảm béo, tăng cường gân cốt và bổ máu, giảm huyết áp, duy trì sự cân bằng giũa
acid và kiềm trong máu
- Hương vị tự nhiên thơm ngon, tự nhiên, giàu dinh dưỡng, dễ ăn, thích hợp cho mọi
lứa tuổi
- Được sản xuất và chế biến dựa trên công nghệ sản xuất hiện đại, an toàn và đảm
bảo
1.3. Loại hình nhập khẩu
Loại hình nhập khẩu A11-Nhập kinh doanh tiêu dùng (hàng hóa làm thủ tục tại chi
cục hải quan cửa khẩu)
Theo đó, mã này được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa
để tiêu dùng, hàng kinh doanh thương mại đơn thuần theo quy định tại Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ về Danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập;
5
hàng hóa là nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất hoặc hàng nhập khẩu đầu tư miễn
thuế, đầu tư nộp thuế do doanh nghiệp lựa chọn làm thủ tục tại cửa khẩu nhập.
1.4. Chính sách đối với mặt hàng
Căn cứ thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công
Thương "Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày
20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt
động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh
hàng hóa với nước ngoài" thì mặt hàng “Rong biển” không thuộc danh mục hàng hoá cấm
nhập khẩu hay nhập khẩu có điều kiện theo quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày
20/11/2015 của Chính phủ. Do đó, công ty thực hiện thủ tục nhập khẩu như hàng hoá
thông thường khác. Hồ sơ thủ tục nhập khẩu thực hiện theo quy định tại điều 16 và điều
18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.
Theo quy định tại Phụ lục 2 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNTBCT ngày 9/4/2014 “Hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an
toàn thực phẩm;…” thì “Rong biển, tảo và các sản phẩm sản xuất từ rong biển, tảo dùng
làm thực phẩm” thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Do
đó, khi nhập khẩu, ngoài thủ tục hải quan theo quy định thông thường, công ty phải tuân
thủ quy định tại:
+ Thông tư số 12/2015/TT-BNNPTNT ngày 16/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn “Hướng dẫn kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có
nguồn gốc thực vật nhập khẩu”
+ Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn “Ban hành Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Danh mục
vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu
vào Việt Nam” thì hàng hóa nằm trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
+ Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/10/ 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn “Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu,
xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật”
6
1.5. Các bước áp mã hàng hóa
1.5.1. Giới thiệu mã HS
- Mã HS (HS Code) là mã số dùng để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu trên toàn
thế giới theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hành
có tên là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” (HS – Harmonized Commodity
Description and Coding System). HS Code là ngôn ngữ, tên sản phẩm được mã hóa thành
một dãy số (thường là 8 số hoặc 10 số) từ đó cả thế giới dùng chung mã số này để mô tả
hàng hóa giúp cho người mua và người bán thống nhất chung về tên sản phẩm, tính chất,
tác dụng và phân loại sản phẩm… Dựa vào mã số này, cơ quan hải quan sẽ áp thuế xuất
nhập khẩu tương ứng cho doanh nghiệp, đồng thời có thể thống kê được thương mại trong
nước và xuất nhập khẩu.
- Mục tiêu của Danh mục HS là đảm bảo phân loại hàng hóa có hệ thống; thống nhất
mã số áp dụng cho các loại hàng hóa ở tất cả các quốc gia, thống nhất hệ thống thuật ngữ
và ngôn ngữ hải quan nhằm giúp mọi người dễ hiểu và đơn giản hóa công việc của các tổ
chức, cá nhân có liên quan; tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán các hiệp ước thương mại
cũng như áp dụng các hiệp ước; hiệp định này giữa cơ quan hải quan các nước.
- Áp mã cho hàng hóa theo các nguyên tắc chính:
+ Tuân thủ danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu và biểu thuế
+ Tuân thủ 6 quy tắc tổng quát
7
(nguồn: flickr.com )
+ Đọc các chú giải bắt buộc
1.5.2. Áp mã hàng hóa
-
Rong biển khô nấu canh (chưa tẩm ướp)
Áp dụng quy tắc 1: "Tên cuả các Phần, của Chương hoặc của Phân chương được
đưa ra chỉ nhằm mục đích dễ tra cứu. Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa
phải được xác định theo nội dung của từng nhóm và bất cứ chú giải của các Phần,
Chương liên quan và theo các qui tắc dưới đây nếu các nhóm hoặc các Chú giải đó không
có yêu cầu nào khác."
Dựa vào tính chất, đặc điểm, tên hàng và định nghĩa như đã mô tả ở trên của hàng hóa,
mặt hàng được phân vào phần II: “Các sản phẩm thực vật”
Đọc chú giải có thể thấy rong biển khô không bị loại trừ khỏi phần này nên tiếp tục
tìm chương, nhóm và phân nhóm
Biểu thuế xuất nhập khẩu 2017
Phần II gồm 9 chương trong đó dễ dàng nhận thấy mặt hàng thuộc chương 12: “Hạt
dầu và quả có dầu; các loại ngũ cốc, hạt và quả khác; cây công nghiệp hoặc cây dược
liệu; rơm, rạ và cỏ khô”
Áp dụng quy tắc 3a: "Những nhóm có mô tả cụ thể nhất sẽ được ưu tiên hơn các
nhóm có mô tả khái quát khi thực hiện việc phân loại hàng hóa. Tuy nhiên, khi hai hay
8
nhiều nhóm mà mỗi nhóm chỉ liên quan đến một phần của nguyên liệu hoặc chất chứa
trong hàng hóa là hỗn hợp hay hợp chất, hoặc chỉ liên quan đến một phần của hàng hóa
trong trường hợp hàng hóa đó ở dạng bộ được đóng gói để bán lẻ, thì những nhóm này
được coi như thể hiện đặc trưng ngang nhau về những hàng hóa nói trên, ngay cả khi một
trong số các nhóm đó có mô tả đầy đủ hơn hoặc chính xác hơn về những hàng hóa đó."
Mặt hàng có các đặc điểm phù hợp với nhóm 1212: “Quả bồ kết, rong biển và tảo biển
khác, củ cải đường và mía đường, tươi, ướp lạnh, đông lạnh hoặc khô, đã hoặc chưa
nghiền; hạt và nhân của hạt và các sản phẩm rau khác (kể cả rễ rau diếp xoăn chưa
rang thuộc loài Cichorium intybus satibium) chủ yếu dùng làm thức ăn cho người,
chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.”
Từ đó tìm ra mã HS của hàng hóa là 12122190: “Loại khác”
Biểu thuế xuất nhập khẩu 2017
Vậy mã HS của mặt hàng rong biển khô nấu canh chưa tẩm ướp là 12122190
-
Lá rong biển sấy khô đã tẩm ướp muối
Thực hiện tương tự các bước như đối với mặt hàng rong biển khô chưa tẩm ướp thì
ta tìm thấy mặt hàng lá rong biển sấy khô đã tẩm ướp thuộc phần IV: “Thực phẩm chế
biến; đồ uống, rượu mạnh và giấm; thuốc lá và các loại nguyên liệu thay thế thuốc lá đã
chế biến” và dễ dàng nhận thấy mặt hàng thuộc chương 21: “Các chế phẩm ăn được khác”
9
Nhận thấy mặt hàng không nằm trong các danh mục loại trừ nên tiếp tục tìm được
mặt hàng thuộc nhóm 2106: “Các chế phẩm thực phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi
khác” và tìm ra mã HS của mặt hàng này là 21069099.
Biểu thuế xuất nhập khẩu 2017
-
Lá rong biển sấy khô đã tẩm ướp muối và dầu oliu
Thực hiện các bước tương tự đồng thời mặt hàng này có đặc điểm tương tự lá rong
biển sấy khô đã tẩm ướp muối nên có mã HS là 21069099.
10
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ HẢI QUAN
2.1. Tờ khai hải quan
Trang 1/7
Số tờ khai: 101710423360
Do doanh nghiệp khai hải quan điện tử nên số tờ khai này là chỉ tiêu thông tin do hệ
thống tự động trả về hoặc chương trình khai hải quan điện tử ECUS5 VNACCS/VCIS tự
tính, doanh nghiệp không cần nhập chỉ tiêu này. Số tờ khai sẽ hiện sau khi Doanh nghiệp
khai tờ khai IDA.
Trên hệ thống VNACCS, số tờ khai gồm 12 ký tự được cấp tự động và có ký tự thứ
12 là 0 với lần đăng ký đầu tiên. Quá trình khai sửa đổi, bổ sung tờ khai này trong thông
quan thì 11 ký tự đầu tiên của tờ khai đã được hệ thống cấp được giữ nguyên, ký tự thứ 12
sẽ tăng lần lượt theo từng lần khai sửa đổi bổ sung.
Số tờ khai đầu tiên: Do hệ thống tự trả về. Trong trường hợp tờ khai có trên 50
dòng hàng phải tách thành nhiều tờ khai nhỏ. Ở đây chỉ có 5 dòng hàng (dòng cuối trang
1/7 của tờ khai hải quan có ghi “Tổng số dòng hàng của tờ khai: 5”) nên không cần phải
tách thành nhiều tờ khai nhỏ do đó mục này bỏ trống.
Số tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng: Ở đây không phải trường hợp tạm nhập
tái xuất nên mục này bỏ trống.
Mã phân loại kiểm tra: 2
(2) – luồng Vàng: kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa
Theo quy định, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa đối với các hàng hóa xuất nhập khẩu
của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan, máy móc, thiết bị thuộc diện miễn thuế
của dự án đầu tư trong và ngoài nước, hàng hóa từ nước ngoài đưa vào khu thương mại tự
do, hàng hóa thuộc các trường hợp đặc biệt do thủ tướng chính phủ quyết định.
11
Lô hàng được phân luồng Vàng, phải thực hiện kiểm tra các chứng từ liên quan
thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên
quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. (Theo mục a.1.2 khoản 3 điều 19 thông tư
39/2018/TT-BTC)
Mã loại hình: A11 2[4]
Căn cứ hướng dẫn tại công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/04/2015 của Tổng
cục Hải quan hướng dẫn như sau:
A11: Nhập kinh doanh tiêu dùng (hàng hóa làm thủ tục tại Chi cục hải quan cửa
khẩu)
Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để tiêu dùng, hàng
kinh doanh thương mại đơn thuần theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
về Danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập; hàng hóa là nguyên
liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất hoặc hàng nhập khẩu đầu tư miễn thuế, đầu tư nộp
thuế do doanh nghiệp lựa chọn làm thủ tục tại cửa khẩu nhập.
Mã phương thức vận chuyển: 2 - Đường biển (container)
- Giá cước rẻ
- Năng lực chuyên chở lớn
- Hàng hóa đa dạng, không bị giới hạn như đường hàng không
- Hàng hóa được bảo quản tốt
- Mặt hàng có hạn sử dụng 1 năm nên không cần thiết phải dùng đường hàng không
Mã phân loại cá nhân/tổ chức: [4] - Hàng hoá từ tổ chức đến tổ chức.
Mã số hàng hóa đại diện của tờ khai: 2106
Chọn một hàng hóa trong tổng số hàng hóa và lấy mã số hàng hóa đó làm đại diện
của tờ khai. (Được giải thích trong mục Áp mã hàng hóa). Đây cũng chính là 4 chữ số đầu
trong mã HS của hàng hóa.
Tên cơ quan Hải quan tiếp nhận tờ khai: CANGHPKVI
- Tên chi cục: Chi cục HQ CK cảng Hải Phòng KV I
- Căn cứ vào khoản 1 Điều 19 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về địa điểm
đăng ký tờ khai hải quan, hàng hóa nhập khẩu được đăng ký tờ khai tại trụ sở Chi cục Hải
quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải đơn, hợp
12
đồng vận chuyển hoặc Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc
nơi hàng hóa được chuyển đến.
Mã bộ phận xử lý tờ khai: 00
Mã bộ phận xử lý tờ khai nhằm chỉ rõ tờ khai của doanh nghiệp được gửi đến bộ
phận cấp đội thủ tục nào của chi cục Hải quan mà doanh nghiệp đã chọn ở mục “Cơ quan
hải quan” đối với trường hợp chi cục có nhiều đội thủ tục khác nhau. Doanh nghiệp có thể
tự nhập mã Đội thủ tục xử lý tờ khai. Trường hợp không nhập, hệ thống sẽ tự động xác
định mã Đội thủ tục xử lý tờ khai dựa trên mã HS.
Mã bộ phận xử lý tờ khai trong trường hợp này là 00, tức là tờ khai Hải quan đã
được tiếp nhận và xử lý bởi Đội Thủ tục hàng hóa XNK, Chi cục HQ CK cảng Hải Phòng
KV I.
Ngày đăng ký: 17/11/2017 11:54:57
Ngày khai báo hải quan là 17/11/2017, sau ngày hàng đến cảng đích là 13/11/2017.
Căn cứ theo Điều 25 Luật Hải quan quy định: trong thời hạn 30 ngày khi hàng về
đến cảng doanh nghiệp phải khai báo tờ khai với cơ quan hải quan, quá thời hạn khai báo
doanh nghiệp sẽ bị xử phạt. Kể từ khi làm thủ tục khai báo tờ khai hải quan, doanh nghiệp
phải xuất trình tờ khai cho cơ quan hải quan kiểm tra và thông quan trong thời hạn 15
ngày, quá 15 ngày tờ khai không còn hiệu lực.
Như vậy, doanh nghiệp đăng kí tờ khai sau ngày hàng đến 4 ngày là hoàn toàn hợp
lí. Sở dĩ doanh nghiệp đăng kí muộn hơn vậy có thể là do doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ
sơ và những thông tin, giấy tờ cần thiết để sẵn sàng cho việc khai hải quan, vì đây là một
khâu rất quan trọng trong quy trình thông quan hàng hóa.
Ngày thay đổi đăng ký: Do doanh nghiệp đăng ký lần đầu nên mục này để trống.
Thời hạn tái nhập/ tái xuất: Trường hợp mở tờ khai theo loại hình tạm nhập thì
căn cứ quy định về thời hạn hàng tạm nhập được lưu tại Việt Nam tương ứng để nhập
ngày hết hạn theo định dạng ngày/tháng/năm.
Trường hợp này doanh nghiệp không mở tờ khai theo hình thức tạm nhập nên ô này
bỏ trống.
13
Người nhập khẩu: Công Ty TNHH Tổng Hợp Dịch Vụ Và Thương Mại Bảo Khanh
Mã số thuế: 0106607605
Người xuất khẩu: SAMSUN TRADING CO., LTD
Số vận đơn: 06112017ANBHPH17110022, khớp với số ghi trên vận đơn HBL và
trên giấy báo hàng đến.
Phương tiện vận chuyển: 9999 SUMIRE 238S
Trong phần phương tiện vận chuyển có 2 ô, ô 1 cần nhập hô hiệu (call sign) trong
trường hợp vận chuyển bằng đường biển/sông. Ô 2 nhập tên phương tiện vận chuyển, căn
cứ vào chứng từ vận tải. Ô 1 được nhập “9999” cho biết thông tin cơ bản của tàu chưa
được đăng kí vào hệ thống.
Ta có thể thấy, lô hàng được vận chuyển bằng con tàu SUMIRE 238S
Ngày hàng đến: 13/11/2017, như vậy là phù hợp với hợp đồng mua bán, vì hợp
đồng được ký kết vào ngày 17/10/2017 và tàu khởi hành ngày 06/11/2017. Cũng theo đó,
14
thời gian khai báo hải quan là vào ngày 17/11/2017 là hợp lý, vì doanh nghiệp đã khai báo
hải quan sau khi tàu cập cảng.
Mã văn bản pháp quy khác: FF - Thông báo kết quả kiểm dịch đạt yêu cầu.
Số hóa đơn: A - SSBK12102017
Trong đó, phần chữ cái đầu tiện thể hiện hình thức hóa đơn; phần số là số hóa đơn
thương mại hoặc số của Chứng từ thay thế hóa đơn thương mại hoặc số bảng kê hóa đơn.
Trong trường hợp này, mã “A”: hóa đơn thương mại. Phần số trùng khớp với số hóa
đơn ghi trên hóa đơn thương mại.
Số tiếp nhận hóa đơn điện tử: Không có
Nếu phân loại hình thức hóa đơn là "D" thì bắt buộc phải nhập Số tiếp nhận hóa đơn
điện tử. Nếu phân loại hình thức hóa đơn không phải là "D" thì không thể nhập được chỉ
tiêu thông tin này.
Trong trường hợp này, do phân loại hình thức hóa đơn là “A” nên không thể nhập
được phần này.
Ngày phát hành: 12/10//2017
Là ngày phát hành hóa đơn thương mại hoặc ngày lập chứng từ thay thế hóa đơn
thương mại (Ngày/tháng/năm). Trường hợp không có hóa đơn thương mại thì nhập ngày
thực hiện nghiệp vụ IDA (nghiệp vụ Khai trước thông tin tờ khai)
Phương thức thanh toán: LC - Tín dụng thư
Tổng giá trị hóa đơn: A - FOB - USD - 28.580,7
Ô 1: Mã phân loại giá hóa đơn/ chứng từ thay thế hóa đơn
A: Giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả tiền
Ô 2: Điều kiện giao hàng theo Incoterms: FOB
Ô 3: Mã đơn vị tiền tệ của hóa đơn theo chuẩn UN/LOCODE: USD
Ô 4: Tổng trị giá hóa đơn: 28.580,7
15
Tổng trị giá tính thuế: 661.174.926,0001 VND
Theo Điều 3 Thông tư Số 32/2013/TT-NHNN về Nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại
hối trên lãnh thổ Việt Nam: Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng
ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng
cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác
(bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa
thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối.
-> Do hợp đồng này là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nên tiền tệ dùng để
thanh toán có thể là ngoại tệ đối với các bên. Nhưng nộp thuế là giao dịch giữa Công ty
TM&DV Bảo Khanh và Hải Quan Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam, nên phải sử dụng
VND.
Tổng hệ số phân bổ trị giá: 28.580,7 USD
Giấy phép nhập khẩu:
1. ER02 - 30526/17/0101/DDE/E
2. ER02 - 3891
ER: Hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật
nhập khẩu - Hàng phải kiểm tra an toàn thực phẩm
ER02 - Yêu cầu nộp/ xuất trình trong quá trình làm thủ tục hải quan.
Mã phân loại khai trị giá: 6
“6”: Áp dụng phương pháp trị giá giao dịch
Phí vận chuyển: A - VND - 9.325.450
16
“A”: Khai trong trường hợp chứng từ vận tải ghi Tổng số tiền cước phí chung cho
tất cả hàng hóa trên chứng từ.
Phí bảo hiểm: D
“D”: Không bảo hiểm
Mã, tên khoản điều chỉnh:
+ Ô 1: Mã tên: N
Mã tên là mã “N”: khác, cho thấy khoản điều chỉnh giá không phải là những khoản
sau:
“A”: Phí hoa hồng bán hàng, phí môi giới (AD).
“B”: Chi phí bao bì được coi là đồng nhất với hàng hóa nhập khẩu (AD).
“C”: Chi phí đóng gói hàng hóa (AD).
“D”: Khoản trợ giúp (AD).
“E” Phí bản quyền, phí giấy phép (AD).
“P”: Các khoản tiền mà người nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khi bán lại,
định đoạt, sử dụng hàng hóa nhập khẩu (AD).
“Q”: Các khoản tiền người mua phải thanh toán nhưng chưa tính vào giá mua trên
hóa đơn, gồm: tiền trả trước, ứng trước, tiền đặt cọc (AD).
“K”: Khoản tiền người mua thanh toán cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán
(AD)
“M”: Khoản tiền được thanh toán bằng cách bù trừ nợ (AD).
“U”: Chi phí cho những hoạt động phát sin sau khi nhập khẩu hàng hóa bao gồm các
chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật,
chi phí giám sát và các chi phí tương tự (SB).
“V”: Phí vận tải phát sinh sau khi hàng hóa được vận chuyển đến cửa khẩu nhập đầu
tiên (SB).
“H”: Phí bảo hiểm phát sinh sau khi hàng hóa được vận chuyển đến cửa khẩu nhập
đầu tiên (SB).
“T”: Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ở Việt Nam đã nằm trong giá mua hàng
nhập khẩu (SB).
“G”: Khoản giảm giá (SB).
17
“S”: Các chi phí do người mua chịu liên quan đến tiếp thị hàng hóa nhập khẩu (SB)
“L”: Khoản tiền lãi tương ứng với mức lãi suất theo thỏa thuận tài chính của người
mua và có liên quan đến việc mua hàng hóa nhập khẩu (SB).
+ Ô 2: Mã phân loại: AD - Cộng thêm số tiền điều chỉnh
+ Ô 3: Mã đơn vị tiền tệ của khoản điều chỉnh: VND
+ Ô 4: Trị giá khoản điều chỉnh tương ứng với Mã tên khoản điều chỉnh và mã phân
loại điều chỉnh: 3.639.200
+ Ô 5: Tổng hệ số phân bổ: không cần nhập, do khoản điều chỉnh chỉ phân bổ cho
hàng hóa của một tờ khai. Trường hợp khoản điều chỉnh được phân bổ cho hàng hóa của 2
tờ khai trở lên thì nhập vào tổng trị giá hóa đơn của các dòng hàng được phân bổ khoản
điều chỉnh ở tất cả các tờ khai.
Chi tiết khai trị giá:
Phí CIC: 3.639.200 VND: Phí CIC (Container Imbalance Charge). Đây còn được
gọi là phụ phí mất cân đối vỏ container hay phí phụ trội hàng nhập, có thể hiểu là một loại
phụ phí cước biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển
một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.
+ Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2015/TT-BTC thì chỉ Điều
chỉnh cộng nếu đáp ứng đủ các Điều kiện sau: (1) Do người mua thanh toán và chưa được
tính trong trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán; (2) Phải liên quan đến hàng
hóa nhập khẩu; (3) Có số liệu khách quan, định lượng được, phù hợp với các chứng từ có
liên quan;
+ Tại điểm g, Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của
Bộ Tài chính thì chi phí vận tải và các chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa
đến cửa khẩu nhập đầu tiên là Khoản phải cộng vào trị giá tính thuế (trừ chi phí bốc, dỡ,
xếp hàng từ phương tiện vận tải xuống cửa khẩu nhập đầu tiên). Theo đó, phí CIC/EIS,
D/O, vệ sinh container liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng các
Điều kiện cộng thì được xem xét là Khoản Điều chỉnh cộng khi xác định trị giá tính thuế
đối với hàng hóa nhập khẩu.
+ Tuy nhiên, ngày 20/9/2018, Tổng cục Hải quan đã có công văn 5475/TCHQTXNK về các chi phí vận tải và các chi phí liên quan đến việc vận chuyển như sau: Đối
18
với chi phí vận tải và các chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa trả cho
những hoạt động phát sinh sau khi hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên (ví dụ:
phí DO, phí vệ sinh container, phí CIC) hoặc không đáp ứng đồng thời các điều kiện quy
định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 39/2015/TT-BTC thì không phải cộng vào trị giá
hải quan nhưng một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố vẫn thực hiện cộng vào trị giá hải
quan.
Như vậy xét theo thông tin về ngày tháng khai hải quan, lô hàng này vẫn phải cộng
thêm phí CIC vào trị giá tính thuế.
Người nộp thuế: “1”: người nộp thuế là người nhập khẩu
Mã xác định thời hạn nộp thuế: “D”: trong trường hợp nộp thuế ngay.
Lưu ý: Nhập mã “D” trong trường hợp khai báo sửa đổi bổ sung để được cấp phép
thông quan sau khi thực hiện quy trình tạm giải phóng hàng.
Phân loại nộp thuế: A: Không sử dụng hạn mức ngân hàng
Trang 2/7
Số đính kèm khai báo điện tử: ETC - 720792266740
Ô 1: Nhập mã phân loại đính kèm khai báo điện tử trong trường hợp sử dụng nghiệp
vụ HYS:
“ETC”: Loại khác
19
“INV”: Hóa đơn
“BOL”: B/L
“AWB”: AWB
“INS”: Bảo hiểm
“CON”: Hợp đồng
“DM”: Định mức nguyên vật liệu
“ALL”: Tất cả hồ sơ
Ô 2: Nhập số đính kèm khai báo điện tử do hệ thống cấp tại nghiệp vụ HYS.
Phần ghi chú: Hàng có C/O form AK số: C030-17-0009072 ngày 06/11/2017
Để được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định thương mại ASEAN - Hàn
Quốc.
Số quản lý người sử dụng: 00010
Xuất ra dãy số (5 chữ số) quản lý người sử dụng trong 1 năm
Trang 3/7 (Trang 4, 5 tương tự)
Số của mục khai khoản điều chỉnh: 1
Nhập số thứ tự của khoản điều chỉnh đã khai báo tại mục “Các khoản điều chỉnh”.
Thuế suất: A - 10%
A: Thuế suất thuế NK ưu đãi
20
Hệ thống tự động xác định mức thuế suất nhập khẩu tương ứng với mã số hàng hóa
và mã biểu thuế đã nhập. Trường hợp không tự động xác định được thuế suất, người khai
hải quan có thể nhập thủ công mức thuế suất thuế nhập khẩu vào ô này.
* Trường hợp Doanh nghiệp AEO thì không bắt buộc phải khai báo chỉ tiêu này tại
thời điểm thực hiện IDA.
Mã nước xuất xứ: KR - R.KOREA - B01
Nhập mã nước, vùng lãnh thổ nơi hàng hoá được chế tạo (sản xuất) theo bảng mã
UN/LOCODE (căn cứ vào giấy chứng nhận xuất xứ hoặc các tài liệu khác có liên quan
đến lô hàng).
"KR": Hàn Quốc
“B01”: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (thuế suất MFN)
Mã áp dụng thuế suất: V – Thuế Giá trị gia tăng
Trang 6/7 (Trang 7 tương tự)
Thuế suất: C - 5%
C: Thuế suất thuế NK ưu đãi đặc biệt
21
Hệ thống tự động xác định mức thuế suất nhập khẩu tương ứng với mã số hàng hóa
và mã biểu thuế đã nhập. Trường hợp không tự động xác định được thuế suất, người khai
hải quan có thể nhập thủ công mức thuế suất thuế nhập khẩu vào ô này.
* Trường hợp Doanh nghiệp AEO thì không bắt buộc phải khai báo chỉ tiêu này tại
thời điểm thực hiện IDA.
Mã nước xuất xứ: KR - R.KOREA - B06
Nhập mã nước, vùng lãnh thổ nơi hàng hoá được chế tạo (sản xuất) theo bảng mã
UN/LOCODE (căn cứ vào giấy chứng nhận xuất xứ hoặc các tài liệu khác có liên quan
đến lô hàng).
"KR": Hàn Quốc
“B06”: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực
Mậu dịch Tự do ASEAN - Hàn Quốc
Mã áp dụng thuế suất: VB901 – Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với
mức thuế suất 10%
2.2. Hóa đơn thương mại
Khái niệm: Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người bán đòi
hỏi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn.
Mục đích: Là cơ sở để ghi nhận hoạt động mua bán hàng hóa trong doanh nghiệp,
làm chứng từ thanh toán.
22
Nội dung:
-
Ngày lập hóa đơn: 12/10/2017
Số hóa đơn: SSBK12102017
Bên mua:
-
Công ty TNHH Tổng Hợp Dịch Vụ Và Thương Mại Bảo Khanh
Địa chỉ: Số 105 D2, Tổ 79, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Bên bán:
-
Công ty TNHH Thương mại Samsun
Địa chỉ: 1F, 83, Ilsin-RO, Bupueong-gu, Incheon, Hàn Quốc
Điều kiện cơ sở giao hàng: Incoterm 2010: FOB Busan, tức giá không bao gồm chi
phí vận chuyển, bảo hiểm tới điểm đến, người mua phải chịu phí thuê phương tiện chuyên
chở, phí bảo hiểm hàng hoá và các chi phí phát sinh khác trong quá trình chuyên chở.
Phương thức thanh toán: L/C
Ngân hàng phát hành: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Ngày mở L/C: 17/10/2017
Số L/C: 001337101708799
23
Cảng xếp hàng: Cảng Busan, Hàn Quốc
Cảng dỡ hàng: Cảng Hải Phòng, Việt Nam
Tàu chở hàng: SUMIRE 238S
Ngày tàu chạy: 06/11/2017
Danh mục hóa đơn thương mại: Bảng kê danh mục mặt hàng cùng với mã hàng,
số lượng, đơn giá, tổng giá từng mặt hàng và tổng trị giá hóa đơn
* Nhận xét:
- Hóa đơn thương mại đã thể hiện đầy đủ các thông tin cần thiết như: Số và ngày
lập hóa đơn; Tên, địa chỉ người bán và người mua; Thông tin hàng hóa, số lượng, đơn giá,
số tiền thanh toán.
- Đồng tiền ghi trong hóa đơn thương mại và đơn vị trong lượng áp dụng trùng
khớp với hợp đồng.
- Người nhập khẩu cần kiểm tra kỹ lưỡng xem số lượng hàng hóa ghi trên hóa đơn
và số lượng hàng thực giao trong vận đơn có trùng khớp nhau không, tránh tình trạng
tranh cãi về sau.
2.3. Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
Packing List còn được gọi là phiếu đóng gói / bảng kê / phiếu chi tiết hàng hóa danh
sách hàng là một trong những chứng từ không thể thiếu của bộ chứng từ xuất nhập khẩu.
Trên packing list thể hiện rõ người bán đã bán những cái gì cho người mua, qua đó người
mua có thể kiểm tra và đối chiếu lại xem có giống với đơn hàng đã đặt hay không.
Trong rất nhiều trường hợp, phiếu đóng gói hàng hóa và hóa đơn thương mại nhìn
gần giống nhau (vì được tạo ra từ 1 mẫu), và có nhiều thông tin trùng nhau, nhưng có
chức năng khác nhau nên cần những dữ liệu đặc thù riêng.
Phân biệt hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói hàng hóa: Hóa đơn là chứng từ
thiên về chức năng thanh toán, trên đó quan trọng thể hiện hàng hóa bao nhiêu tiền. Còn
phiếu đóng gói lại cần thể hiện quy cách đóng gói hàng hóa, bao nhiêu kiện, trọng lượng
và thể tích bao nhiêu.
Tác dụng của phiếu đóng gói:
Khi nhìn vào phiếu đóng gói, chúng ta có thể biết được những thông tin như:
Trong container đó có số lượng hàng bao nhiêu? Trọng lượng bao nhiêu?
24
– Số kiện, số pallet thế nào? Có bao nhiêu hàng hay kiện nhỏ được đóng trong
thùng, hộp lớn?
– Chúng ta sẽ dỡ hàng bằng tay (công nhân bốc trực tiếp, cần nhiều người) hay dỡ
hàng bằng xe nâng (cần ít người hơn)?
Thời gian dự kiến dỡ hàng là bao lâu và từ đó có thể tính toán được số lượng hàng
có thể dỡ trong 1 ngày (Ví dụ như container có 20 kiện hàng, đóng pallet thì có thể 1 cont
trong vòng 30 phút, 1 giờ, 1 ngày dỡ được 8 cont nhưng nếu như container có 1000 kiện
hàng bốc rời thì có thể mất 1,5 – 2 giờ/container và 1 ngày chỉ dỡ được 4 cont hàng). Điều
này quan trọng cho người mua trong việc bố trí nhân lực xuống hàng và chuẩn bị kho bãi.
– Tìm được sản phẩm đó nằm trong kiện nào, bao nào, pallet nào. Nếu sản phẩm đó
bị lỗi, chúng ta có thể khiếu nại nhà sản xuất và với những thông tin trên, họ có thể truy
lại được ca sản xuất, số máy, người phụ trách và kiểm tra lỗi.
Phân tích phiếu đóng gói thực tế
(1) Shipper/ Exporter (Người bán/ Người xuất khẩu):
- Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Samsun
1F, 83, ILSIN-RO, BUPYEONG-GU, INCHEON, KOREA
Số điện thoại: 82-32-322-8468; Số fax: 82-32-322-0848
Tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax của bên xuất khẩu.
(2) Consignee (Người mua):
25