Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

tiểu luận nghiệp vụ hải quan quy trình nghiệp vụ hải quan nhập khẩu mặt hàng DESMODUR n 3300 mã loại hình a12 của công ty TNHH AK chemt hồng lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 51 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động thương mại quốc tế có vai trò như một chiếc cầu nối liên kết hoạt
động kinh tế của các quốc gia, biến nền kinh tế thế giới thành một guồng máy
hoạt động có hiệu quả hơn. Trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa như ngày
nay, hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói
riêng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nó đóng vai trò hết sức quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Và thực tế đã cho
thấy, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở nước ta đã và đang từng bước phát
triển không ngừng. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
cũng ngày càng phát triển, mở rộng cả về quy mô lẫn tầm vóc. Điều đó đã góp
phần đẩy mạnh nền kinh tế Việt Nam phát triển và hội nhập với các nước tiên
tiến trong khu vực và trên thế giới.
Trong bài tiểu luận này, chúng em xin phép được phân tích “Quy trình nghiệp vụ
hải quan nhập khẩu mặt hàng DESMODUR N 3300 mã loại hình A12 của công
ty TNHH AK Chemt Hồng Lan”. Chúng em cũng nhận thấy tầm quan trọng của
hoạt động thương mại quốc tế và lựa chọn việc nghiên cứu nghiệp vụ hải quan
để có một cái nhìn rõ ràng và sâu sắc hơn về môn học Nghiệp vụ hải quan, nâng
cao kỹ năng nghiệp vụ, vững bước tiến vào giao thương toàn cầu.
Trong quá trình làm việc, do hạn chế về mặt kiến thức nên chắc hẳn còn nhiều
thiếu sót, chúng em rất mong muốn nhận được những đóng góp ý kiến của cô và
các bạn để bài làm hoàn thiện hơn.

1


I.

KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ CHÍNH SÁCH MẶT
HÀNG
1. Giới thiệu công ty nhập khẩu và công ty xuất khẩu
1.1.


Thông tin người mua.

Công ty TNHH AK Chemt Hồng Lan
Tên giao dịch: AK CHEMT HONG LAN CO,LTD
Mã số đăng ký doanh nghiệp: 010449891
Địa chỉ: Khu Công nghiệp Yên Phong, xã Long Châu, huyện Yên Phong, tỉnh
Bắc Ninh
Số điện thoại: 02223699205
Fax: 02223699201
Đây là công ty chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm sơn cho máy tính và
đồ nhựa, và các sản phẩm khác. Công ty TNHH AK Chemt Hồng Lan không
phải là doanh nghiệp được ưu tiên và là doanh nghiệp tuân thủ hoạt động pháp
luật.
1.2.

Thông tin người bán.

Công ty COVESTRO (HONG KONG) LIMITED
Địa chỉ: 43/F, One Island East, Taikoo Place, 18 West Road, Quarry Bay, Hong
Kong, Chuna.
Đây là công ty phân phối bán buôn các loại hóa chất và các sản phẩm liên quan.
2.

Loại hình nhập khẩu.

Căn cứ vào Bảng mã loại hình Ban hành kèm theo Công văn số 2765/TCHQGSQL ngày 1/4/2015 của Tổng cục Hải quan
2.1. A12 – Nhập kinh doanh sản xuất (hàng hóa làm thủ tục tại Chi cục
Hải quan khác Chi cục Hải quan cửa khẩu)
Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để tiêu dùng, hàng
kinh doanh thương mại đơn thuần; nhập kinh doanh nguyên liệu đầu vào cho

hoạt động sản xuất (trừ GC, SXXK, DNCX và doanh nghiệp trong khu phi thuế
quan); hàng nhập khẩu đầu tư miễn thuế, đầu tư nộp thuế làm thủ tục tại Chi cục
2


Hải quan khác Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập; doanh nghiệp nội địa nhập kinh
doanh hàng hóa từ khu phi thuế quan, DNCX hoặc nhập kinh doanh tại chỗ.
(Lưu ý: Trường hợp nhập theo quyền nhập khẩu của doanh nghiệp đầu tư nước
ngoài sử dụng mã A41)
2.2.

Phân biệt A12 với các loại hình khác.

Hai loại hình dễ nhầm lẫn với A12 nhất là A11 - Nhập kinh doanh tiêu dùng
(hàng hóa làm thủ tục tại Chi cục hải quan cửa khẩu) và A41 - Nhập kinh doanh
của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Sự khác biệt giữa các loại hình này có thể được làm rõ thông qua Công văn số
2563/HQHCM- GSQL tháng 7/2014 về việc Mã loại hình xuất nhập khẩu trên
hệ thống VNACCS. Theo đó:






Trường hợp doanh nghiệp (cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp
đầu tư) nhập khẩu hàng hóa để kinh doanh thương mại đơn thuần
(KHÔNG phải để làm nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất hàng
hóa) thì khai mã A11.
Trường hợp doanh nghiệp (cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp

đầu tư) nhập khẩu hàng hóa là nguyên liệu cho chính công ty để sản xuất
bán tại thị trường Việt Nam thì khai mã A12.
Trường hợp doanh nghiệp đầu tư nhập hàng kinh doanh khác thì khai mã
A41.

Ngoài ra, còn một số loại hình khác dễ nhầm lẫn với A12 được giải thích trong
Công văn số 2563/HQHCM- GSQL như sau:




3.
3.1.




Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa là nguyên liệu để sản xuất
ra sản phẩm xuất khẩu thì khai mã E31.
Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa của dự án dầu khí được
miễn thuế thì khi khai sử dụng mã A12 và đăng ký danh mục miễn thuế.
Trường hợp doanh nghiệp mở tờ khai xuất khẩu trả lại nguyên phụ liệu dư
thừa sau khi thanh khoản hợp đồng gia công thì khai mã B13.”
Mặt hàng nhập khẩu và chính sách mặt hàng.
Mặt hàng nhập khẩu.
Tên hàng hóa: DESMODUR N3300
Loại: Aliphatic polyisocyanate (HDI trimer)
Thành phần chính (95 - 100%): (CH2)6(NCO)2
3



Hình 1: Cấu tạo hóa học của (CH2)6(NCO)2







3.2.

DESMODUR N3300 ở dạng lỏng, không màu, không mùi.
Desmodur N 3300 được sử dụng chủ yếu làm thành phần làm cứng cho
lớp phủ polyurethane hai thành phần có khả năng chống hóa chất và thời
tiết cao, giữ độ bóng rất tốt và tính chất cơ học vượt trội. Các chất đồng
phản ứng với Desmodur N 3300 tốt nhất là polyacryit hoặc polyol
polyester.
Các ứng dụng chính cho các hệ thống dựa trên Desmodur N 3300 là lớp
phủ không khí và sấy khô tự động cho OEM, dùng cho sơn ô tô, sơn cho
gỗ, nhựa, sơn công nghiệp.
Những lưu ý trong lưu trữ bao gồm:
 Để trong thùng kín
 Nhiệt độ từ 0 – 30oC
 Tránh tiếp xúc với khí ẩm, nhiệt và các vật lạ
 Đặc biệt, sản phẩm rất nhạy với không khí ẩm, vì vậy lưu trữ ở
nhiệt độ cao (trong khoảng đề nghị) sẽ làm tăng độ màu và độ nhớt.
Chính sách đối với hàng hóa.

Theo Phụ lục II – Nghị định 187/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại hoạt
động mua bán hàng hóa quốc tế, Desmodur N 3300 thuộc Danh mục: Hóa chất

và sản phẩm có chứa hóa chất (5.a phần B). Vậy nên, giấy phép nhập khẩu sẽ
được thực hiện theo quy định của Luật Hóa chất và các Nghị định quy định chi
tiết thi hành.
Dựa vào Phụ lục kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP, sản phẩm Desmodur N
3300 có thành phần chính (95-100%) là Hexamethylene Diisocyanate
((CH2)6(NCO)2) thuộc Phụ lục II: Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh
doanh trong lĩnh vực Công nghiệp.
Theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày
09/10/2017 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa
chất, có hiệu lực từ ngày 25/11/2017, tổ chức, cá nhân muốn xuất khẩu, nhập
khẩu các loại hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực Công nghiệp
4


phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất hạn chế trong lĩnh
vực công nghiệp do Bộ Công Thương cấp.
Desmodur N 3300 không thuộc hàng hóa bị hạn ngạch nhập khẩu.
Desmodur N 3300 không thuộc trường hợp cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có
điều kiện theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.
Thủ tục và hồ sơ hải quan thực hiện theo Điều 16, Điều 18 Thông tư
38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính về Hồ sơ hải quan và Khai
hải quan.
3.3.

Áp mã cho mặt hàng.

Tên hàng hóa: Desmodur N 3300
Bước 1: Dựa vào quy tắc 1
Phân vào Phần VII: PLASTIC VÀ CÁC SẢN PHẨM BẰNG PLASTIC; CAO

SU VÀ CÁC SẢN PHẨM BẰNG CAO SU

Dựa vào tên hàng, định nghĩa và đặc điểm của hàng hóa, lô hàng được phân vào
chương 39 – PLASTIC VÀ CÁC SẢN PHẨM BẰNG PLASTIC

Bước 2: Tìm phân, nhóm chương phù hợp
Phân chương I: Dạng nguyên sinh. Nhựa nguyên sinh bao gồm một số loại nhựa
như PP, PC, ABS, PS-GPPS, HIPS, POM, PA, PMMA… Đây đều là những loại
nhựa nguyên chất, không pha tạp, không thêm phụ gia.

5


Nhóm 3911: Nhựa từ dầu mỏ, nhựa cumaron-inden, polyterpen, polysulphua,
polysulphon và các sản phẩm khác đã nêu trong Chú giải 3 của Chương này,
chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, dạng nguyên sinh.

Sử dụng quy tắc 1, phân loại hàng hóa vào PHẦN VII, chương 39, phân chương
I, nhóm 3911.
Sản phẩm không phải “Nhựa từ dầu mỏ, nhựa cumaron, nhựa inden hoặc nhựa
cumaron-inden và polyterpen” nên xếp vào nhóm 39119000: Loại khác
4.
4.1.

Chính sách thuế đối với mặt hàng.
Trị giá hải quan.

Trị giá hải quan là giá thực tế mà Người mua (Công ty TNHH AK Chemt Hồng
Lan) phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên - tức là cảng đích ghi trên B/L
(cảng Hải Phòng). Dựa vào Điều 6 khoản 1 Thông tư 39/2015/TT-BTC, trị giá

hải quan của lô hàng được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch, tức là
giá thực tế đã thanh toán cho lô hàng sau khi đã được điều chỉnh. Áp dụng
phương pháp này để tính trị giá hải quan của lô hàng vì thỏa mãn đủ các điều
kiện theo Điều 6 khoản 3 Thông tư 39/2015/TT-BTC, cụ thể:
a) Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi
nhập khẩu
b) Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các
khoản thanh toán mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hóa cần xác
định trị giá hải quan.
c) Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóa nhập khẩu, trừ khoản
phải cộng quy định tại điểm e khoản 2 Điều 13 Thông tư này, người mua không
phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng
hóa nhập khẩu mang lại;

6


d) Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối
quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch theo quy định tại
Điều 7 Thông tư này.
Theo Điều 6 khoản 2, Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng
hóa nhập khẩu là tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh
toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu. Bao
gồm các khoản sau đây:
a) Giá mua ghi trên hóa đơn thương mại;
b) Các khoản điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 và Điều 15 Thông tư này;
c) Các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóa
đơn thương mại, bao gồm:
c.1) Tiền trả trước, tiền ứng trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận
tải, bảo hiểm hàng hóa;

c.2) Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán (ví dụ như: khoản tiền mà
người mua trả cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán; khoản tiền được
thanh toán bằng cách cấn trừ nợ).
Về các khoản điều chỉnh:




Khoản điều chỉnh cộng: Lô hàng không có khoản điều chỉnh cộng nào
được áp dụng theo Điều 13 Thông tư 39/2015/TT-BTC: Các khoản điều
chỉnh cộng. Chi phí vận tải và bảo hiểm để đưa hàng đến cửa khẩu nhập
khẩu đầu tiên đã được bao gồm do điều kiện cơ sở giao hàng là CIF Hải
Phòng nên các chi phí này.
Khoản điều chỉnh trừ: Trong bộ chứng từ, không tìm được tài liệu cụ thể
nào chứng minh người mua đã thanh toán trước như được quy định trong
Điều 15 Khoản 2 Thông tư 39/2015/TT-BTC, nên không có khoản điều
chỉnh trừ nào được áp dụng. Ngoài ra, cũng không có tài liệu nào cho thấy
sự tồn tại của các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính và giá
mua ghi trên Hóa đơn thương mại.

Hợp đồng này được mua bán theo điều kiện CIF Hải Phòng nên giá trị của lô
hàng chính bằng giá trị ghi trên hóa đơn thương mại.
Tổng trị giá hóa đơn: A - CIF - 78.300 USD
Tỷ giá tính thuế: USD - 23.210 VND
7


Vậy, trị giá hải quan của lô hàng theo phương pháp trị giá giao dịch = 78.300
USD
4.2.


Thuế phải nộp.

Trị giá tính thuế: 1.817.343.000 VND
Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp khi nhập khẩu hàng vào Việt Nam là:
a. Thuế nhập khẩu
 Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh
vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi
phương tiện vận tải (tàu thủy, máy bay, phương tiện vận tải đường bộ hay
đường sắt) đến cửa khẩu biên giới (cảng hàng không quốc tế, cảng sông
quốc tế hay cảng biển quốc tế, cửa khẩu biên giới bộ) thì các công chức
hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải
quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính
thuế nhập khẩu đã quy định trước. Về mặt nguyên tắc, thuế nhập khẩu
phải được nộp trước khi thông quan để nhà nhập khẩu có thể đưa mặt
hàng nhập khẩu vào lưu thông trong nội địa, trừ khi có các chính sách ân
hạn thuế hay có bảo lãnh nộp thuế, nên đây có thể coi là một trong những
loại thuế dễ thu nhất, và chi phí để thu thuế nhập khẩu là khá nhỏ.
 Thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt
hàng, gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông
thường.
 Dựa vào Biểu thuế năm 2019, thuế nhập đối với Desmodur N 3300 (mã
HS: 39119000)

Theo quyết định 45/2017/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định
36/2016/QĐ-TTg do Thủ tướng chính phủ ký, thuế nhập khẩu thông
thường: 5%
Thuế nhập khẩu ưu đãi: 3%
Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt gồm ACFTA (Aisa – Trung Quốc; CO
Form E), ATIGA (Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN; CO Form

D), AJCEP (ASEAN – Nhật Bản; CO Form AJ ), VJEPA ( Việt Nam –
8


Nhật Bản; Co Form JV ), AKFTA (ASEAN – Hàn Quốc; CO form
AK), AANZFTA (ASEAN – Australia/New Zealand; CO form
AANZ), AIFTA (ASEAN-Ấn Độ; CO form AI), VKFTA (Việt Nam –
Hàn Quốc; CO form KV), VCFT (Việt Nam – Chile; CO form VC),
VN-EAEU (Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu) đều là 0%.
b. Thuế giá trị gia tăng
 Căn cứ theo Luật Thuế giá trị gia tăng thì Thuế giá trị gia tăng là
thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh
trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
 Đối tượng chịu thuế là Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất,
kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị
gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.
 Theo thông tư số 129/2008/TT-BTC: Hướng dẫn thi hành một số
điều của luật thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành nghị định
số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế
giá trị gia tăng, mặt hàng nhập khẩu của doanh nghiệp không thuộc
nhóm mặt hàng được quy định tại mục II, phần A và Điểm 1, 2 của
mục II, phần B của thông tư này. Vì vậy, mức thuế giá trị gia tăng
áp dụng cho mặt hàng này là 10%.
c. Thuế tiêu thụ đặc biệt
 Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, đánh vào một số
hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của luật
thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa,
dịch vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch
vụ.

 Desmodur N 3300 không nằm trong danh sách các mặt hàng phải
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
d. Tổng hợp
Vậy, doanh nghiệp chỉ phải đóng thuế giá trị gia tăng 10% cho lô hàng
này. Cụ thể, số tiền thuế tương ứng là:
1.817.343.000* 10% = 181.734.300VND
5.






Khái quát giao dịch.
Phương thức vận tải: Vận tải đường biển
Điều kiện giao hàng: CIF Hai Phong Port, Vietnam
Địa điểm lưu kho: Cảng Nam Đình Vũ, Hải Phòng, Việt Nam
Địa điểm dỡ hàng: Cảng Nam Đình Vũ, Hải Phòng, Việt Nam
Địa điểm xếp hàng: Cảng Thượng Hải, Trung Quốc
9




Hình thức khai hải quan: Khai hải quan điện tử.

II. THÔNG QUAN LÔ HÀNG
1. Quy trình thông quan lô hàng
Theo Luật sửa đổi một số điều của Luật Hải quan đã được thông qua, có
hiệu lực thi hành từ ngày 09.06.2018; Thông tư 39/2018/TT-BTC của Bộ tài

chính quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan thay thế cho các quy định
cũ tại Thông tư 38/2015/TT-BTC. Hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra,
giám sát hải quan, giúp người thực hiện thủ tục hải quan có thể dễ dàng tra cứu
và áp dụng các quy định của pháp luật một cách thống nhất.

Hình 2: Quy trình khai và sửa đổi tờ khai

1.1.Khai thông tin nhập khẩu (IDA)
Người khai hải quan thực hiện khai và nộp tờ khai theo hệ thống
VNACCS/VCIS.
Sử dụng mẫu tờ khai hàng hóa nhập khẩu mới theo Thông tư 22/2014/TTBTC ngày 14/02/2014
Người khai hải quan khai các thông tin nhập khẩu bằng nghiệp vụ IDA
trước khi đăng ký tờ khai nhập khẩu. Khi đã khai đầy đủ các chỉ tiêu trên màn
hình IDA (133 chỉ tiêu), người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS.
10


11


12


Hình 3: Màn hình nhập liệu khai thông tin nhập khẩu

Sau khi người khai nhập đầy đủ các thông tin khai báo nhập khẩu tại màn
hình IDA, gửi đến cho hệ thống, hệ thống sẽ phản hồi các thông tin sau:
(1) Trường hợp nhập thông tin bị lỗi:
- Hệ thống sẽ báo lỗi tham chiếu chi tiết tại ‘Danh sách mã kết quả xử lý lỗi’;
- Trường hợp bị lỗi ngoài danh sách trên hệ thống báo lỗi theo mã “00000-00000000” .

(2) Trường hợp nhập thông tin chính xác:
- Hệ thống xuất trả cho người nhập dữ liệu và người khai dự kiến (nếu nhập liệu
tại ô người khai dự kiến) ‘‘Bản xác nhận nội dung tờ khai nhập khẩu’’(màn hình
‘‘thông tin đăng ký tờ khai nhập khẩu IDC’’), giao diện như sau:

13


Hình 4: Màn hình đăng ký mở tờ khai nhập khẩu
Hệ thống sẽ tự động cấp số, tự động xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến
thuế suất, tên tương ứng với các mã nhập vào (ví dụ: tên nước nhập khẩu tương
ứng với mã nước, tên đơn vị nhập khẩu tương ứng với mã số doanh nghiệp…),
tự động tính toán các chỉ tiêu liên quan đến trị giá, thuế… và phản hồi lại cho
người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ khai - IDC.

14


Khi hệ thống cấp số thì bản khai thông tin nhập khẩu IDA được lưu trên
hệ thống VNACCS trong vòng 7 ngày.
1.2.Đăng ký mở tờ khai nhập khẩu (IDC)
Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (IDC) do hệ thống phản hồi,
người khai hải quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ
thống tự động xuất ra, tính toán. Nếu khẳng định các thông tin là chính xác thì
ấn nút "gửi" để đăng ký tờ khai.

15


16



17


Nội dung tổng quan tờ khai hải quan:

 Số tờ khai hải quan: 102617289830
 Số tờ khai hải quan quy định bao gồm 12 chữ số, trong đó 11 chữ số đầu
cố định, số cuối cùng là số lần sửa tờ khai. Tờ khai này có số cuối cùng là“0”
tức là doanh nghiệp đã khai hải quan thành công ở lần đầu tiên.
 Ngày khai báo hải quan: 03/05/2019
Ngày khai báo hải quan muộn hơn ngày lô hàng nhập cảng 2 ngày (theo giấy
thông báo hàng đến ngày 01/05/2019).
 Tên cơ quan hải quan tiếp nhận tờ khai: CCHQKCNYP
Cảng tiếp nhận tờ khai trùng với cảng trong giấy thông báo hàng đến mà bên
nhập khẩu nhận được.





Bên nhập khẩu: Công ty TNHH AK Chemt Hồng Lan, MS: 0104498981
Bên xuất khẩu: COVESTRO (HONG KONG) LIMITED
Phương tiện vận chuyển: Vận tải bằng đường biển (Container).
Tên tàu vận chuyển: 9999 JJ NAGOYA 1917S
18


 Địa điểm lưu kho và dỡ hàng: Cảng Nam Đình Vũ

 Địa điểm xếp hàng : Cảng CHSHA SHANGHAI
 Phương thức thanh toán trên hợp đồng là TTR - Điện chuyển tiền.
Nội dung liên quan đến hàng hóa
 Hàng hóa được thông qua có mã số HS: 39119000
 Mã loại hình: A12 (Nhập kinh doanh sản xuất)

Hàng hóa thuộc :
 chương 39 : Plastic và các sản phẩm làm từ plastic
o Phần VII : Plastic và các sản phẩm làm từ plastic ; Cao su và các
sản phẩm làm bằng cao su
 Nhóm 3911: Nhựa từ dầu mỏ, nhựa cumaron-inden,
polyterpen, polysulphua, polysulphon và các sản phẩm khác
đã nêu trong Chú giải 3 của Chương này, chưa được chi tiết
hoặc ghi ở nơi khác, dạng nguyên sinh.
 Phân nhóm HS 39119000: loại khác
 Mô tả hàng hóa: Các mô tả hàng hóa hoàn toàn khớp với bộ hợp đồng
thương mại.
Nội dung liên quan đến trị giá hải quan





Giá trị hóa đơn: $73.800 (CIF-USD)
Trọng lượng: 9.949,6 KGM (tức 9.949,6 kg)
Số lượng: 40 DR
Số lượng container: 1

Khối lượng, trị giá hóa đơn, đơn giá các mặt hàng khớp với Packing list
và hợp đồng thương mại.

19


Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những
thông tin khai báo không chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ IDB
gọi lại màn hình khai thông tin nhập khẩu (IDA) để sửa các thông tin cần thiết
và thực hiện các công việc như đã hướng dẫn ở trên.
1.3.Kiểm tra điều kiện đăng kí tờ khai
Trước khi cho phép đăng kí tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra Danh
sách doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng kí tờ khai (doanh nghiệp có nợ quá
hạn 90 ngày, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản,…). Nếu
doanh nghiệp thuộc danh sách trên thì không được đăng kí tờ khai và hệ thống
sẽ phản hồi lại cho người khai hải quan biết.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp đủ điều kiện đăng kí tờ khai.
1.4.Phân luồng, kiểm tra thông quan
Khi các bước thực hiện và số liệu sơ bộ hợp lệ, hệ thống sẽ trả về về số tờ
khai hải quan, kết quả phân luồng:

Trong trường hợp này là "luồng vàng": Kiểm tra hồ sơ hải quan chi tiết, miễn
kiểm tra thực tế.

20


a. Người khai hải quan
(1) Nhận phản hồi của hệ thống về kết quả phân luồng.
(2) Nộp hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ.
(3) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí (nếu có).
b. Hệ thống
(1) Xuất ra cho người khai “Tờ khai hải quan” (có nêu rõ kết quả phân

luồng tại chỉ tiêu: Mã phân loại kiểm tra)
(2) Ngay sau khi cơ quan hải quan thực hiện xong nghiệp vụ CEA hệ
thống tự động thực hiện các công việc sau:
 Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông
quan và xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan hàng hóa”.
 Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:
 Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh
(chung, riêng): Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan
đến hạn mức, bảo lãnh, nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc
bằng số thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất ra cho người khai “Chứng từ ghi

21


số thuế phải thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa”. Nếu số tiền hạn
mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi.
 Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ
quan hải quan....): Hệ thống xuất ra cho người khai “Chứng từ ghi số thuế
phải thu". Khi người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ
thống VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế phí, lệ phí thì hệ
thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”.
Sau khi cấp số tờ khai và đã phân luồng thì nhân viên khai Hải quan in tờ khai
với bộ chứng từ cần thiết cho lô hàng và tiến hành làm thủ tục nhận hàng tại cửa
khẩu.
1.5.Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan
(1) Hệ thống cho phép khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan từ sau khi
đăng ký tờ khai đến trước khi thông quan hàng hoá. Để thực hiện khai bổ sung
trong thông quan, người khai hải quan sử dụng nghiệp vụ IDD gọi ra màn hình
khai thông tin sửa đổi bổ sung được hiển thị toàn bộ thông tin tờ khai nhập khẩu
(IDA) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung lần đầu, hoặc hiển thị thông tin

khai nhập khẩu sửa đổi cập nhật nhất (IDA01) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ
sung từ lần thứ 2 trở đi.
(2) Khi đã khai báo xong tại nghiệp vụ IDA01, người khai hải quan gửi
đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ cấp số cho tờ khai sửa đổi và phản hồi lại
các thông tin tờ khai sửa đổi tại màn hình IDE, khi người khai hải quan ấn nút
“gửi” tại màn hình này thì hoàn tất việc đăng ký tờ khai sửa đổi, bổ sung.
(3) Số tờ khai sửa đổi là kí tự cuối cùng của ô số tờ khai, số lần khai báo
sửa đổi, bổ sung trong thông quan tối đa là 9 lần tương ứng với ký tự cuối cùng
của số tờ khai từ 1 đến 9; trường hợp không khai bổ sung trong thông quan thì
ký tự cuối cùng của số tờ khai là 0.
(4) Khi người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung tờ khai, thì tờ khai sửa
đổi, bổ sung chỉ có thể được phân luồng vàng hoặc luồng đỏ (không phân luồng
xanh).
(5) Các chỉ tiêu trên màn hình khai sửa đổi, bổ sung (IDA01) giống các
chỉ tiêu trên màn hình khai thông tin nhập khẩu (IDA). Khác nhau là một số chỉ
tiêu (sẽ nêu cụ thể tại phần hướng dẫn nghiệp vụ IDA01) không nhập được tại
IDA01 do không được sửa đổi hoặc không thuộc đối tượng sửa đổi.
22


1.6.Thanh toán các phí liên quan và thông quan
Nhân viên giao nhận kéo lô hàng ra ngoài và đưa tờ khai để thanh lý cửa
khẩu. Hải quan cửa khẩu xác định hàng đã đã qua khu vực khám sát hải quan.
2. Một số lưu ý trong thông quan hàng hóa
(1) Mỗi tờ khai được khai tối đa 50 mặt hàng, trường hợp một lô hàng
có trên 50 mặt hàng, người khai hải quan sẽ phải thực hiện khai báo trên
nhiều tờ khai, các tờ khai của cùng một lô hàng được liên kết với nhau dựa
trên số nhánh của tờ khai

(2) Trị giá tính thuế

Khai báo trị giá: Ghép các chỉ tiêu của tờ khai trị giá theo phương pháp 1
vào tờ khai nhập khẩu; đối các phương pháp khác, chỉ ghép một số chỉ tiêu kết
quả vào tờ khai nhập khẩu, việc tính toán cụ thể trị giá theo từng phương pháp
phải thực hiện trên tờ khai trị giá riêng.
 Tự động tính toán: Đối với các lô hàng đủ điều kiện áp dụng phương pháp
trị giá giao dịch, người khai hải quan khai báo Tổng trị giá hoá đơn, tổng hệ số
phân bổ trị giá, trị giá hoá đơn của từng dòng hàng, các khoản điều chỉnh, hệ số
phân bổ các khoản điều chỉnh, trên cơ sở đó, hệ thống sẽ tự động phân bổ các
khoản điều chỉnh và tự động tính trị giá tính thuế cho từng dòng hàng.
 Không tự động tính toán: Đối với các lô hàng đủ điều kiện áp dụng
phương pháp trị giá giao dịch nhưng ngoài I và F còn có trên 5 khoản điều chỉnh
khác hoặc việc phân bổ các khoản điều chỉnh không theo tỷ lệ trị giá thì hệ
thống không tự động phân bổ, tính toán trị giá tính thuế; Đối với các trường hợp
này, người khai hải quan khai báo, tính toán trị giá tính thuế của từng dòng hàng
tại tờ khai trị giá riêng, sau đó điền kết quả vào ô “trị giá tính thuế” của từng
dòng hàng.

(3) Tỷ giá tính thuế

23


Khi người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ khai thông tin nhập khẩu
IDA, hệ thống sẽ áp dụng tỷ giá tại ngày thực hiện nghiệp vụ này để tự động
tính thuế:
 Trường hợp người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ khai thông tin nhập
khẩu IDA và đăng ký tờ khai IDC trong cùng một ngày hoặc trong 02 ngày có tỷ
giá giống nhau thì hệ thống tự động giữ nguyên tỷ giá tính thuế;
 Trường hợp người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ đăng ký tờ khai
IDC (được tính là thời điểm người khai hải quan ấn nút “Gửi” tại màn hình IDC)

tại ngày có tỷ giá khác với tỷ giá tại ngày khai thông tin nhập khẩu IDA thì hệ
thống sẽ báo lỗi. Khi đó, người khai hải quan dùng nghiệp vụ IDB gọi bản IDA
để khai báo lại - thực chất là chỉ cần gọi IDA và gửi luôn hệ thống sẽ tự động
cập nhật lại tỷ giá theo ngày đăng ký tờ khai.

(4) Thuế suất
Khi người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ khai thông tin nhập khẩu
IDA, hệ thống sẽ lấy thuế suất tại ngày dự kiến khai báo IDC để tự động điền
vào ô thuế suất.
 Trường hợp thuế suất tại ngày IDC dự kiến khác thuế suất tại ngày IDC,
thì khi người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ đăng ký tờ khai IDC hệ thống sẽ
báo lỗi, khi đó, người khai hải quan dùng nghiệp vụ IDB gọi bản IDA để khai
báo lại - thực chất là chỉ cần gọi IDA và gửi luôn, hệ thống tự động cập nhật lại
thuế suất theo ngày đăng ký tờ khai IDC.
 Trường hợp người khai hải quan nhập mức thuế suất thủ công thì hệ thống
xuất ra chữ “M” bên cạnh ô thuế suất.

(5) Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn/giảm/không chịu thuế
Việc xác định hàng hóa thuộc đối tượng được miễn thuế XK không căn cứ
vào Bảng mã miễn/giảm/không chịu thuế, mà phải thực hiện theo các văn bản
quy định, hướng dẫn liên quan.
Chỉ sau khi đã xác định được hàng hóa thuộc đối tượng được miễn thuế
XK mới áp mã dùng trong VNACCS theo Bảng mã miễn/giảm/không chịu thuế.
24


Nhập mã miễn/giảm/không chịu thuế vào chỉ tiêu tương ứng trên màn
hình đăng ký khai báo nhập khẩu (IDA).
 Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu thuộc diện
phải đăng ký DMMT trên VNACCS (TEA) thì phải nhập đủ cả mã miễn thuế và

số DMMT, số thứ tự dòng hàng trong DMMT đã đăng ký trên VNACCS.
 Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu thuộc diện
phải đăng ký DMMT nhưng đăng ký thủ công ngoài VNACCS thì phải nhập mã
miễn thuế và ghi số DMMT vào phần ghi chú.
(6) Trường hợp hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng
Việc xác định hàng hóa, thuế suất giá trị gia tăng không căn cứ vào Bảng
mã thuế suất thuế giá trị gia tăng; mà phải thực hiện theo các văn bản quy định,
hướng dẫn liên quan.
Chỉ sau khi đã xác định được hàng hóa, thuế suất cụ thể theo các văn bản
quy định, hướng dẫn liên quan mới áp mã dùng trong VNACCS theo Bảng mã
thuế suất thuế giá trị gia tăng.
Nhập mã thuế suất thuế giá trị gia tăng vào chỉ tiêu tương ứng trên màn
hình đăng ký khai báo nhập khẩu (IDA).
(7) Trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (do
có nợ quá hạn quá 90 ngày hoặc Doanh nghiệp giải thể, phá sản, tạm ngừng
kinh doanh,…)
Hệ thống tự động từ chối cấp số tờ khai và báo lỗi cho phía người khai lý
do từ chối tiếp nhận khai báo. Tuy nhiên, nếu hàng nhập khẩu phục vụ trực tiếp
an ninh, quốc phòng, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp, hàng
viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại thì hệ thống vẫn chấp nhận đăng ký tờ
khai dù doanh nghiệp thuộc danh sách nêu trên.

(8) Trường hợp đăng ký bảo lãnh riêng trước khi cấp số tờ khai (bảo
lãnh theo số vận đơn/hóa đơn)
Số vận đơn hoặc số hóa đơn đã đăng ký trong chứng từ bảo lãnh phải
khớp với số vận đơn/số hóa đơn người khai khai báo trên màn hình nhập liệu.
25



×