Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN ứng dựng sơ đồ tư duy nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.84 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LAI CHÂU
TRƯỜNG THPT THAN UYÊN

THUYẾT MINH SÁNG KIẾN
Giải pháp vận dụng sơ đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPTQG
cho học sinh lớp 12 trường THPT Than Uyên,
huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu

Tác giả/đồng tác giả: Trần Thị Sim
Chu Thị Phương
Hoàng Thị Quyên
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Ngữ văn
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: trường THPT Than Uyên

Than Uyên, tháng 04 năm 2019
1


I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: "Giải pháp vận dụng sơ đồ tư duy nhằm nâng cao
hiệu quả ôn thi THPT QG cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Than Uyên,
huyện Than Uyên, Tỉnh Lai Châu.
Họ và tên: Trần Thị Sim
Năm sinh: 1984
Nơi thường trú: Khu 6 , thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Ngữ văn
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường Trung học phổ thông Than Uyên
Điện thoại: 0906176260
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 40%


Họ và tên: Hoàng Thị Quyên
Năm sinh: 1989
Nơi thường trú: Khu 6, thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Văn - GDCD
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường Trung học phổ thông Than Uyên
Điện thoại: 0943236503
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30%
Họ và tên: Chu Thị Phương
Năm sinh: 1976
Nơi thường trú: Thôn Giao Thông, Xã Mường Cang, huyện Than Uyên, tỉnh Lai
Châu
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Ngữ văn
Chức vụ công tác: Phó hiệu trưởng
Nơi làm việc: Trường Trung học phổ thông Than Uyên
Điện thoại:
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30%
2


2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 01 tháng 09 năm 2017 đến
ngày 05 tháng 04 năm 2019
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Trung học phổ thông Than Uyên
Địa chỉ: Khu 6 TT Than Uyên, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu
Điện thoại: 02313 784 826
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
1.1. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến

Những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học được xem là một
phương châm quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là trong quá
trình ôn thi THPTQG. Chính vì vậy mà nhiều rất nhiều giải pháp dạy học mới
được xuất hiện... Một vấn đề đặt ra hiện nay là một số giáo viên dạy Văn kết
hợp nhiều phương pháp dạy học nhưng chưa linh hoạt và hiệu quả, khối lượng
kiến thức đưa vào tiết ôn tập chưa hợp lý, kết quả là học sinh thiếu kỹ năng thực
hành, chưa đáp ứng được yêu cầu bài thi THPTQG, tiết dạy ôn tập chưa đạt
hiệu quả như mong muốn. Vậy để ôn thi THPTQG môn Ngữ văn có hiệu quả
giáo viên nên chọn phương pháp và khối lượng kiến thức phù hợp đưa vào tiết
ôn tập. Từ thực tế trên, nhóm thực hiện sáng kiến chúng tôi đã áp dụng giải pháp
vận dụng sơ đồ tư duy trong các tiết ôn thi THPTQG môn Ngữ văn.
Đối với học sinh trung học phổ thông nói chung và học sinh lớp 12 nói
riêng thì sơ đồ tư duy được sử dụng trong ôn tập là một phương pháp hữu ích,
không thể thiếu.Việc vận dụng sơ đồ tư duy trong các tiết học môn Văn ở THPT
đặc biệt là các tiết ôn thi THPTQG sẽ làm giảm bớt không khí căng thẳng trong
các giờ học, tăng thêm hứng thú, học sinh sẽ chú ý, chủ động hơn trong tái hiện,
tổng hợp kiến thức, mạnh dạn trong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy
sáng tạo… Hứng thú và chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm
bắt kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách ở học sinh qua bộ môn
Văn.
3


Qua thực tế nhiều năm dạy học và ôn thi THPTQG, nhóm thực hiện sáng
kiến chúng tôi luôn trăn trở làm thế nào để tiết ôn thi THPTQG đạt hiệu quả cao.
Thông qua thực tế giảng dạy, dự giờ học hỏi ở đồng nghiệp chúng tôi
mạnh dạn áp dụng giải pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ dạy, giờ ôn thi
THPTQG môn Văn trong hai năm học liên tiếp và nhận thấy hiệu quả rõ rệt:
Không khí của mỗi tiết học sôi nổi hơn, học sinh trong lớp hoạt động tích cực và
đồng đều, các em mạnh dạn trình bày ý kiến, nêu thắc mắc… từ đó các em tự

chiếm lĩnh kiến thức và ghi nhớ một cách bền vững hơn. Do đó hiệu quả tiết
dạy, tiết ôn tâp, kết quả thi THPTQG cũng được nâng cao. Vì vậy, chúng tôi
chọn và nghiên cứu đề tài: “Giải pháp vận dụng sơ đồ tư duy nhằm nâng cao
hiệu quả ôn thi THPTQG cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Than Uyên,
huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu".
1.2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến “Giải pháp vận dụng sơ đồ
tư duy nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPTQG cho học sinh lớp 12 ở
trường THPT Than Uyên, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu".
Nhóm thực hiện sáng kiến chọn đề tài “Giải pháp vận dụng sơ đồ tư duy
nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPTQG cho học sinh lớp 12 ở trường
THPT Than Uyên, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu" để nghiên cứu nhằm tìm
ra hướng đi cho các tiết dạy học, đặc biệt với tiết ôn thi THPTQG cho học sinh
lớp 12 nhằm tạo hứng thú, phát triển tư duy, phát triển năng lực tổng hợp và phân
tích cho học sinh lớp 12 trong nhà trường. Đây là nhiệm vụ then chốt nâng cao
chất lượng tốt nghiệp môn Ngữ Văn trong nhà trường, cũng như giúp các em yêu
thích môn học, là hành trang không thể thiếu trong hành trình trở thành công dân
tương lai của đất nước.
2. Phạm vi triển khai thực hiện sáng kiến
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi môn Ngữ văn lớp 12 (năm học 20172018 đến năm học 2018 - 2019) ở trường Trung học phổ thông Than Uyên,
huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.
3. Mô tả sáng kiến
3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
* Thực trạng học môn Ngữ Văn trong trường THPT Than Uyên
4


Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Ngữ văn được đánh giá là
một trong những môn học rất riêng biệt và quan trọng. Môn học này riêng biệt
bởi được phân chia thành nhiều phân môn khác nhau. Đặc thù bộ môn liên quan
đến nhiều lĩnh vực khác nhau như khoa học nghệ thuật. Vì vậy việc phát huy

tính chủ động, sáng tạo trong quá trình học là vô cùng cần thiết. Hơn nữa chức
năng của văn học không chỉ cung cấp nhận thức mà còn giáo dục con người, bồi
đắp tâm hồn, nhân cách cho học sinh hướng con người vươn tới chân, thiện, mỹ
bằng con đường tự nhận thức. Văn học giáo dục con người bằng con đường đi từ
nhận thức đến cảm xúc nên văn học có sức tác động sâu sắc và lâu dài. Đặc biệt
trong kỳ thi THPT Quốc gia, Ngữ văn là một môn thi bắt buộc từ xưa tới nay, nó
quyết định một phần không nhỏ tới việc đỗ hay trượt tốt nghiệp của học sinh lớp
12. Mặc dù có vị trí, chức năng quan trọng đặc biệt như vậy nhưng hiện nay
đang xuất hiện tình trạng nhiều học sinh không mấy hứng thú khi học môn học
này. Nhiều em học sinh, đặc biệt các em cảm thấy áp lực, gặp khó khăn khi học
môn Ngữ văn, còn thụ động, chưa tích cực trong lĩnh hội kiến thức. Phần lớn các
em học sinh không hứng thú với bộ môn cho rằng môn Văn là không cần thiết,
nhàm chán.
Vậy do đâu mà có tình trạng trên?
Trước hết là do chính bản thân học sinh lười học, lười đọc sách báo, thiếu
ý thức rèn luyện nên không có hứng thú với bộ môn. Đặc biệt bản thân các em
bị rỗng kiến thức nên mang tâm lí ngại ngần, không tích cực. Học sinh thụ động
trong việc tiếp nhận và tổng hợp kiến thức.
Mặt khác, do phương pháp dạy của một số thầy cô giáo chưa thu hút được
học trò yêu thích đối với bộ môn của mình giảng dạy. Thực tế cho thấy phương
pháp giảng dạy và ôn tập của một bộ phận giáo viên Văn còn bộc lộ nhiều hạn
chế, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy môn Văn chưa thực
sự phổ biến, bên cạnh đó trong mỗi tiết học vẫn còn một số giáo viên còn sa vào
“độc thoại”, “độc diễn” trên bục giảng. Các biện pháp hỗ trợ như: thảo luận
nhóm, nêu tình huống có vấn đề, sử dụng tư liệu, sử dụng sơ đồ tư duy vào tiết
ôn tập lại càng hiếm hoi hơn. Những điều đó khiến tiết học trở nên đơn điệu,
5


căng thẳng dẫn đến việc nhận thức, tiếp thu trong khi ôn thi THPTQG của học

sinh bị hạn chế.
Một nguyên nhân cũng cần đề cập tới là do cơ sở vật chất, tài liệu minh
hoạ, đồ dùng dạy học để phục vụ giảng dạy và bổ sung kiến thức cho học tập
môn văn còn nghèo, đơn điệu. Lượng kiến thức quá nhiều, quá nặng dẫn đến các
em mệt mỏi, giảm hứng thú.
* Thực trạng ôn thi THPTQG môn Ngữ văn của học sinh trường Trung
học phổ thông Than Uyên.
Trong quá trình ôn tập THPTQG môn Ngữ văn thầy, trò Trường THPT
Than Uyên gặp khó khăn chung như thực trạng trên, khó khăn hơn nữa là 70%
học sinh nhà trường là học sinh người dân tộc thiểu số. Vậy làm thế nào chất
lượng ôn thi THPTQG qua mỗi tiết dạy để đạt hiệu quả. Đây là thách thức lớn
đối với các em cũng như đội ngũ giáo viên Văn nhà trường, trong đó có nhóm
nghiên cứu chúng tôi. Dưới đây là một số giải pháp đã từng áp từng áp dụng:
3.1.1. Giải pháp 1
Xây dựng kế hoạch ôn tập, tiến hành ôn tập theo phương pháp giảng giải,
học sinh thực hành tái hiện kiến thức qua luyện đề.
Với giải pháp trên, giáo viên chủ động kiến thức ôn tập, học sinh được rèn
kỹ năng quan luyện đề.
3.2.2. Giải pháp 2
Học sinh chuẩn bị nội dung kiến thức ôn tập ở nhà, thực hành thuyết trình,
tái hiện kiến thức trên lớp.
Giải pháp mang đến sự tích cực chủ động cho học sinh ngay từ khâu
chuẩn bị bài, rèn kỹ năng thuyết trình, tái hiện kiến thức.
* Ưu điểm của các giải pháp trên
Các giải pháp được áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, cơ bản phát huy
được tính tích cực, năng động của người học, học sinh chiếm lĩnh được kiến
thức.
* Tồn tại, hạn chế
Các giải pháp này bám vào trật tự thường thấy trong giáo án, sách giáo
khoa, chưa phát huy hết khả năng, chưa gây hứng thú cho học sinh trong từng

6


tiết học, đặc biệt khả năng tư duy của học sinh lớp 12 trong tiết ôn tập
THPTQG.
Học sinh ghi nhớ kiến thức thụ động, học thuộc lòng, dễ quên sau khi học,
sau thời gian ôn tập kiến thức lĩnh hội được cũng sẽ quên đi rất nhiều làm giảm
hiệu quả của công tác ôn thi.
Để có thêm cơ sở thực tiễn khi triển khai đề tài, nhóm nghiên cứu tiến
hành khảo sát thực tế tiết học của học sinh lớp 12A1, 12A2, 12A5 bằng phiếu
khảo sát với 4 câu hỏi (tổng số 74 học sinh ):

Câu hỏi

Đáp án

1. Anh/ chị cho biết A. Quan trọng
B. Bình thường
vai trò môn Ngữ văn
C. Không quan trọng
THPT?
D. Ý kiến khác
2. Anh/ chị có cảm A. Hứng thú
B. Bình thường
thấy hứng thú với
C. Không hứng thú
các tiết ôn thi

Kết quả
Số HS chọn Tỷ lệ %

21
10,8
45
60,8
8
28,4
0
0
8
10,8
50
67,5
16
21,7

THPTQG môn Ngữ
văn hay không?
3. Anh/ chị có hay A. Phát biểu nhiều.
B. Thỉnh thoảng
phát biểu ý kiến
C. Rất ít
trong các tiết ôn tập
hay không?
4. Nếu giáo viên sử A. Rất hứng thú
B. Bình thường
dụng sơ đồ tư duy
C. Chưa rõ lắm về hình
anh/ chị có hứng
thức này.
thú không?

D. Không hứng thú
5. Kết quả khảo sát A. Giỏi
B. Khá
đầu năm của học
C. Trung bình
sinh.
D. Yếu

7

12
50
12

16,2
67,6
16,2

55
5
14

74,3
6,8
18,9

0
0
8
46

20

0
0
10,8
62,1
27,1


Kết quả trên cho thấy số học sinh hiểu rõ tầm quan trọng của các tiết ôn
thi và thường xuyên phát biểu trong các tiết học đó không nhiều (khoảng 10%)
còn lại là các em bình thường, không thích. Điều đó cũng có nghĩa là các em
không hứng thú với môn Văn nói chung và đặc biệt trong các tiết ôn tập nói
chung. Thực tế trên là nỗi trăn trở của nhóm nghiên cứu chúng tôi. Sau khi trao
đổi nhóm chúng tôi đã quyết tâm nghiên cứu, đưa sáng kiến “Giải pháp vận
dụng sơ đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG cho các lớp 12 ở
trường THPT Than Uyên, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu” áp dụng vào
thực tiễn nhà trường trong hai năm học 2017-2018 và 2018-2019.
3.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
3.2.1. Tính mới của sáng kiến, sự khác biệt của giải pháp mới so với
giải pháp cũ.
* Tính mới
Một là, giải pháp giúp học sinh có khả năng tự lĩnh hội kiến thức qua các sơ
đồ tư duy, trên cơ sở đó có thể sử dụng kiến thức một các có hiệu quả vào quá trình
làm bài. Giải pháp giúp giáo viên và học sinh phát huy vai trò của mình trong mỗi
tiết học theo đúng phương châm của đổi mới phương pháp dạy học: Thầy chỉ đạo,
trò chủ động tiếp cận kiến thức. Phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, rèn khả
năng tư duy, bồi dưỡng lòng yêu thích văn chương.
Hai là, giải pháp coi trọng vị trí hoạt động và vai trò của người học làm
trung tâm, nhằm rèn luyện để học sinh tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động

đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình đáp
ứng yêu cầu về kiến thức trong kỳ thi THPTQG. Qua đó, học sinh tìm tòi phát
hiện, khai thác và xử lý thông tin, biến kiến thức được phát hiện, truyền đạt
thành kiến thức của chính mình có thể tự hình thành hiểu biết, kĩ năng và phẩm
chất cho bản thân.
Ba là, giải pháp chú trọng hình thành cho học sinh các năng lực ghi nhớ.
Sơ đồ tư duy không chỉ giúp học sinh ghi nhớ nhờ sự lô gic trong kiến thức được
sắp xếp mà
được củng cố qua hình ảnh, qua hình thức của sơ đồ tư duy mà học sinh
suy nghĩ để trình bày, sắp xếp. Học sinh có thể phát huy sở trường của mình để
8


học môn Ngữ văn, tăng thêm lòng yêu thích bộ môn, giúp đạt kết quả cao cho
quá trình ôn thi THPTQG, nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn trong
nhà trường.
* Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ

Giải pháp cũ
Giải pháp mới
- Giáo viên cung cấp kiến thức thông - Sơ đồ tư duy mang lại hiệu quả cao
qua các phương pháp: phương pháp trong quá trình ôn thi. Trong khoảng
giảng giải, vấn đáp, Phương pháp giải thời gian ngắn có thể hệ thống bài học
quyết vấn đề qua tự ôn tập... nhưng một cách hoàn chỉnh, liền mạch.
học sinh chưa thực sự sôi nổi, hứng - Sơ đồ tư duy có rất nhiều hình ảnh để
thú, phát huy sự sáng tạo.

học sinh hình dung kiến thức cần nhớ.

- Học sinh có thể ngay lập tức ghi nhớ Thay cho những từ ngữ tẻ nhạt, đơn

kiến thức trong quá trình học và thời điệu, sơ đồ tư duy cho phép học sinh
gian ngắn ngay sau đó, nhưng sẽ hạn làm nổi bật các ý trọng tâm bằng việc
chế khả năng tái hiện kiến thức và vận sử dụng những màu sắc, kích cỡ, hình
dụng kiến thức trong quá trình học sinh ảnh đa dạng. Tạo ra một bức tranh
đi thi dễ rơi vào tình trạng thiếu ý, sót mang lí luận, liên kết chặt chẽ những gì
ý, viết dài lan man mà không có ý

đã học.

- Quá trình tự ôn tập diễn ra nhàm chán - Giáo viên cung cấp kiến thức cho học
do phải ghi nhớ một lượng đơn vị từ sinh nhưng không áp đặt mà học sinh
ngữ quá lớn

có có thể chủ động lĩnh hội thông qua
sơ đồ tư duy tự tạo lập. Qua các kiểu
sơ đồ, hình ảnh kèm theo giúp học sinh
hình thành các năng lực sáng tạo, tư
duy, hợp tác... tạo sức sống lâu bền
kiến thức trong lòng người học
- Học sinh có khả năng ghi nhớ kiến
thức lâu dài. Sơ đồ tư duy giúp tiết
kiệm thời gian vì nó chỉ tận dụng các
từ khóa cùng những hình ảnh sáng tạo.
Một khối lượng lớn kiến thức có thể
9


ghi chú hết sức cô đọng trong một
trang giấy, mà không bỏ sót bất kỳ một
thông tin quan trọng nào. Hơn nữa, sơ

đồ tư tuy giúp học sinh có thể huy
động kiến thức cần thiết một cách linh
hoạt và nhanh nhất không để bỏ sót ý
vào trong quá trình vận dụng tùy theo
đề ra khi đi thi.
3.2.2. Triển khai giải pháp của sáng kiến
3.2.2.1. Nguyên tắc áp dụng sơ đồ tư duy
Mỗi phương pháp dạy học đều có mặt tích cực và hạn chế riêng, phù hợp
với từng loại bài và đòi hỏi những điều kiện thực hiện riêng. Vì vậy, giáo viên
không nên phủ định hoặc lạm dụng phương pháp nào. Điều quan trọng là căn cứ
vào nội dung, tính chất của từng bài, căn cứ vào trình độ nhận thức của học sinh
và năng lực, sở trường của giáo viên, căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của
lớp, của trường mà lựa chọn và sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học một
cách hợp lý. Trong dạy học môn Ngữ văn có thể vận dụng sơ đồ tư duy nhằm hệ
thống tri thức và rèn luyện tư duy.
Giáo viên cần chú ý đến đặc thù của bộ môn; lưu ý cách thức thực hiện
với hệ thống câu hỏi; vận dụng linh hoạt, hợp lí, đúng mức và phải phù hợp với
nội dung, mục tiêu cần đạt, không vận dụng cho tất cả các tiết học hay các tiết
ôn tập.
3.2.2.2. Lựa chọn thời gian vận dụng sơ đồ tư duy
Khi áp dụng giải pháp sử dụng sơ đồ tư duy vào giờ học, nhóm nghiên cứu
chúng tôi xác định thời điểm, nội dung bài cần áp dụng cho thích hợp, cụ thể:
Với các tiết ôn thi THPTQG ở Trường THPT Than Uyên, sơ đồ tư duy có
thể sử dụng một cách linh hoạt tùy mục đích của giáo viên mà sử dụng ở đầu,
giữa hay cuối tiết học. Sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết ôn THPTQG chủ yếu
để rèn luyện kỹ năng, tổ chức trên cơ sở vận dụng những tri thức của bài vừa
học. Từ đó, giúp học sinh hình thành được những kỹ năng, cách giải quyết khi
gặp những câu hỏi cần lựa chọn đơn vị kiến thức phù hợp. Sử dụng sơ đồ tư duy
10



còn nhằm củng cố tri thức, hình thành thái độ để học sinh thâu tóm được nội
dung bài học, giúp khắc sâu, nhớ rõ hơn nội dung vừa học xong, từ đó có kỹ
năng thực hành linh hoạt trong bài viết.
3.2.2.3. Lên kế hoạch, phân phối chương trình cụ thể từ đầu năm cho
các tiết áp dụng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học
Để áp dụng có hiệu quả giải pháp sơ đồ tư duy trong các tiết ôn tập THPT
QG, ngay từ đầu năm học nhóm nghiên cứu chúng tôi đã thống nhất lên kế
hoạch lựa chọn các tiết trong phân phối chương trình có thể vận dụng phương
pháp này. Khi Bộ giáo dục và đào tạo đưa ra đề thi minh họa cho kỳ thi
THPTQG môn Ngữ Văn thì chúng tôi cũng đã tập trung trọng tâm của sáng kiến
hướng đến các tác phẩm lớp 12. Cụ thể như sau:
Tên bài
Tây Tiến - Quang Dũng
Việt Bắc - Tố Hữu
Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
Đọc hiểu văn bản

Thời gian áp dụng
Cuối tiết
Cuối tiết
Giữa và cuối tiết học
Cuối tiết học
Đầu tiết học

- Phương thức biểu đạt
- Thao tác lập luận
- Biện pháp tu từ
Tây Tiến - Quang Dũng

Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
Vợ nhặt - Kim Lân
Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi
Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ
Kiểu đề văn so sánh

Đầu và giữa tiết ôn
Đầu và giữa tiết ôn
Đầu và giữa tiết ôn
Đầu và giữa tiết ôn
Đầu và giữa tiết ôn
Đầu tiết ôn

Dựa vào kế hoạch chung các thành viên trong nhóm nghiên cứu chúng tôi sẽ
lựa chọn các tiết áp dụng phù hợp với đối tượng học sinh lớp giảng dạy.
3.2.2.4. Chọn cách sử dụng sơ đồ tư duy có hiệu quả
Sơ đồ tư duy có thể sử dụng theo các bước sau:
Phần 1: Cách vẽ sơ đồ tư duy
Vẽ sơ đồ tư duy có thể vẽ bằng tay hoặc bằng máy tính (có thể sử dụng phần
mềm Blue mind khi vẽ trên máy tính)
* Hướng dẫn học sinh vẽ bằng tay
11


- Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm
+ Cần phải vẽ chủ đề ở trung tâm, để từ đó phát triển ra các ý khác.
+ Có thể sử dụng tự do những màu sắc ta thích
+ Không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề cần
được làm nổi bật, dễ nhớ.
- Bước 2: Vẽ tiêu đề phụ

+ Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh
+ Nên được vẽ gắn liền với trung tâm
+ Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc (không vẽ nằm ngang), để
nhiều nhánh phụ khác có thể vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.
- Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm các ý chính và các ý bổ trợ
+ Nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh.
- Bước 4: Hãy để trí tượng tượng bay bổng bằng cách thêm nhiều hình ảnh giúp
các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu vào trí nhớ tốt hơn.
* Hướng dẫn học sinh vẽ trên máy tính (với những học sinh có máy tính)
Bước 1. Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Một hình ảnh có thể diễn
đạt được cả ngàn từ và giúp HS sử dụng trí tưởng tượng của mình.
Bước 2. Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não
như hình ảnh
Bước 3. Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh
nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp
hai,.... bằng các đường kẻ. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng
được tô đậm hơn, dày hơn. Khi chúng ta nối các đường với nhau, bạn sẽ hiểu và
nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do bộ não của chúng ta làm việc bằng sự liên tưởng.
Bước 4. Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ
Bước 5. Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,...)
Bước 6. Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường
cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều.
Bước 7. Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm
Bước 8. Các phím tắt hay dùng khi vẽ SĐTD trên máy tính (Blue mind):
Tạo sơ đồ mơi - Ctrl N
12


Mở sơ đồ có sẵn - Ctrl O
Ghi lại sơ đồ đang mở - Ctrl S

Ghi lại sơ đồ với tên khác - Ctrl A
In ấn - Ctrl P
Đóng sơ đồ hiện hành - Ctrl W
Thoát chương trình - Ctrl Q
Quay về sơ đồ trước - Ctrl LEFT
Sơ đồ tiếp theo - Ctrl RIGHT
Xuất sơ đồ hiện thời sang HTML - Ctrl E
Xuất sang tệp tin MM với tên mới - Alt A
Mở tệp tin đầu tiên lưu trong lịch sử mở
tập tin - Ctrl Shift W
Thêm cùng 1 cấp dưới cấp hiện thời -ENTER
Thêm cấp nhỏ hơn cấp hiện thời - INSERT
Thêm cùng 1 cấp trên cấp hiện thời - Shift
ENTER
Chỉnh sửa nội dung - F2
Bật cửa sổ chỉnh sửa - Alt ENTER
Bật/đóng cấp - SPACE
Chèn liên kết file - Ctrl Shift K
Chèn link ảnh - Alt K
Chép đơn - Ctrl Y
Dán - Ctrl V
Chế độ MindMap - Alt 1
Chế độ duyệt Browse - Alt 2
Chế độ tệp tin File - Alt 3
Nghiêng - Ctrl I
Đậm- Ctrl B
Đám mây bao phủ vùng được chọn - Ctrl
Shift B
Chuyển màu nút- Alt C
13



Trộn màu, mờ đi - Alt B
Thay đổi màu chính xác - Alt E
Về gốc sơ đồ - ESCAPE
Lên trên - UP
Xuống dưới - DOWN
Sang trái - LEFT
Sang phải - RIGHT
Bật 1 cấp sơ đồ - Alt UP
Đóng 1 cấp sơ đồ - Alt DOWN
Phần 2 : Khai thác sơ đồ tư duy
* Sử dụng sơ đồ tư duy khi khai thác bài mới và khi tổng hợp kiến thức.
- Dùng sơ đồ tư duy để dạy bài mới: Giáo viên đưa ra một từ khoá để nêu kiến
thức của bài mới rồi yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy bằng cách đặt câu hỏi, gợi
ý cho các em để các em tìm ra các tự liên quan đến từ khoá đó và hoàn thiện sơ
đồ tư duy. Qua sơ đồ tư duy đó học sinh sẽ nắm được kiến thức bài học một cách
dễ dàng.
- Dùng sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức: sau mỗi tiết học và hệ thống kiến
thức sau mỗi chương, phần. Sau mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học
sinh tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng cách
vẽ sơ đồ tư duy. Mỗi bài học được vẽ kiến thức trên một trang giấy rời rồi kẹp
lại thành tập. Việc làm này sẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần
một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Thông thường khi sử dụng và tạo sơ đồ tư duy giáo viên cho học sinh hoạt
động nhóm nên sau khi phân nhóm, giao nhiệm vụ thì các nhóm hoạt động trong
thời gian từ 4-6 phút (phụ thuộc vào nội dung yêu cầu) học sinh sẽ trình bày sản
phẩm của nhóm mình và nhận xét bổ sung cho các nhóm khác. Cuối cùng giáo
viên sẽ nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm và đưa ra sơ đồ tư
duy hợp lý nhất.

sơ đồ tư duy
3.2.2.5. Tổ chức các hoạt động dạy học môn Ngữ văn bằng sơ đồ tư duy
trong tiết ôn THPTQG:
14


3.2.2.5.1. Sử dụng sơ đồ tư duy đầu tiết học ôn THPTQG.
Cách thức tiến hành
- Bước 1: Giáo viên nêu nhiệm vụ cần thực hiện: Lập sơ đồ tư duy hệ thống
kiến thức cần ôn tập và phân công học sinh thực hiện (có thể theo nhóm hoặc
theo cặp tùy đơn vị kiến thức, hoặc đã giao cho học sinh thực hiện ở nhà.
- Bước 2: Học sinh lên thuyết trình và nhận xét bổ xung cho sơ đồ tư duy
đã tạo lập được trình bày.
- Bước 3: Giáo viên nhận xét, chốt ý và đưa ra sơ đồ tư duy.
Ví dụ 1: Sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức ôn tập đọc hiểu
- Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm và phân công nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Các biện pháp tu từ và tác dụng.
+ Nhóm 2: Các phương thức biểu đạt và các dấu hiệu nhận biết
+ Nhóm 3: Các phong cách ngôn ngữ và các dấu hiệu nhận diện
-Bước 2: Học sinh các nhóm hoạt động trong 4 phút hình thành sơ đồ tư duy và
cử đại diện lên trình bày. Học sinh các nhóm cùng nhiệm vụ nhận xét, bổ xung
(hình ảnh kèm theo)
- Bước 3: Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm chốt ý, thống nhất
sơ đồ sử dụng

Hình 1: Sơ đồ tư duy các phương thức biểu đạt.
15


Hình 2 : Sơ đồ tư duy các biện pháp tu từ .


PHONG CÁCH NGÔN NGỮ

PCNN
Sinh
hoạt (thư
, nhật
ký…)

PCNN
Nghệ
thuật
(thơ,
truyện;
hình
tượng
có tính
nghệ
thuật)

PCNN
Chính
luận
( nêu
quan
điểm về
1 vấn đề
chính
trị...


PCNN
Báo chí
(thông
tin, nóng
hổi, cập
nhật)

PCNN
Khoa
học ( vấn
đề
nghiên
cứu
thuộc
lĩnh vực
khoa học

Hình 3 : Sơ đồ tư duy các phong cách ngôn ngữ.
Ví dụ 2: Sơ đồ tư duy kiểu bài so sánh nhân vật Việt và Chiến.
16

PCNN
Hành
chính
(sử dụng
trong
lĩnh vực
hành
chínhcông vụ



Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm và phân công nhiệm vụ: tìm điểm chung và
khác nhau giữa hai nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong
gia đình của Nguyễn Thi.
Bước 2: Học sinh các nhóm hoạt động trong 4 phút hình thành sơ đồ tư duy và
cử đại diện lên trình bày.
Bước 3: Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm chốt ý, thống nhất
sơ đồ sử dụng để ôn tập

Hình 4 : Sơ đồ tư duy bài Những đứa con trong gia đình.
3.2.2.5.2. Sử dụng sơ đồ tư duy giữa và cuối tiết học ôn THPT quốc gia
Cách thức tiến hành
- Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập những kiến thức trọng tâm trong
một tác phẩm bằng nhiều phương pháp khác nhau: hỏi đáp, thuyết trình
- Bước 2: Yêu cầu HS sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống lại một phần hoặc toàn bộ
kiến thức tác phẩm
- Bước 3: HS nhận xét sơ đồ tư duy với ưu điểm, nhược điểm
- Bước 4: Giáo viên nhận xét, đưa ra sơ đồ tối ưu để học sinh ôn tập có hiệu quả
Ví dụ 1: Sơ đồ tư duy ôn tập tác phẩm Tây Tiến - Quang Dũng.
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập các kiến thức cơ bản cần nắm
bằng phương pháp hỏi đáp
1. Tác giả Quang Dũng: Người nghệ sỹ đa tài
Phong cách thơ: hồn hậu, lãng mạn, tài hoa
17


2. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm:
3. Nội dung và nghệ thuật của các đoạn thơ:
- Đoạn 1 (từ đầu – Mai Châu mùa em thơm nếp xôi): Những cuộc hành quân
gian khổ và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội.

- Đoạn 2 (tiếp – Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa): Những kỉ niệm đẹp về tình
quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.
- Đoạn 3 (tiếp – Sông Mã gầm lên khúc độc hành): Chân dung người lính Tây
Tiến.
- Đoạn 4 (còn lại): Khúc vĩ thanh (Lời thề gắn bó với đoàn quân và miền Tây)
Bước 2: Yêu cầu HS sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống lại toàn bộ kiến thức tác
phẩm
- Chia lớp thành 4 nhóm, học sinh hoạt động trong 7 phút hình thành sơ đồ tư
duy theo nội dung yêu cầu
+ Nhóm 2, 4: Thiên nhiên Tây Bắc hiện lên qua nỗi nhớ
+ Nhóm 1, 3: Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến hiện lên qua nỗi nhớ.
Bước 3: Học sinh thuyết trình về sản phẩm của nhóm và nhận xét bổ sung sơ đồ
tư duy của nhóm cùng nhiệm vụ. (Sơ đồ kèm theo)
Bước 4: Giáo viên nhận xét, đưa ra sơ đồ tối ưu để học sinh ôn tập có hiệu quả

18


Hình 5 : Sơ đồ tư duy bài Tây tiến.
Ví dụ 2: Sơ đồ tư duy ôn tập tác phẩm Sóng – Xuân Quỳnh
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập các kiến thức cơ bản cần nắm
bằng phương pháp hỏi đáp:
1. Tác giả Xuân Quỳnh: - Người phụ nữ đa tài, cuộc đời gặp nhiều bất hạnh
19


- Tiếng thơ của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn vừa
hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm, luôn da diết với khát vọng về
hạnh phúc đời thường
2. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm:

3. Nội dung và nghệ thuật của các đoạn thơ:
* Nội dung:
- Phần 1: Sóng và em - những nét tương đồng
.) Cung bậc phong phú, trạng thái đối cực phức tạp, đầy bí ẩn và nghịch lý.
.) Khát vọng vươn xa thoát khỏi những gì nhỏ hẹp, chật chội và tầm thường.
.) Đầy bí ẩn
.) Luôn trăn trở, nhớ nhung và bao giờ cũng thủy chung son sắt.
- Phần 2: Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời và khát vọng tình yêu
.) Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời, ý thức được sự hữu hạn của đời
người, sự mong manh của hạnh phúc
.) Khát vọng sống hết mình trong tình yêu: khát vọng hóa thân thành sóng để bất
tử hóa tình yêu.
* Nghệ thuật: Thể thơ năm chữ truyền thống, cách ngắt nhịp linh hoạt, gieo vần
độc đáo, giàu sức liên tưởng. Xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết.
Bước 2: Yêu cầu HS sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức theo yêu cầu
- Chia lớp thành 4 nhóm, học sinh hoạt động trong 7 phút hình thành sơ đồ tư
duy theo nội dung yêu cầu:
+ Nhóm 1, 3: vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ trong tình yêu
+ Nhóm 2, 4: vẻ đẹp hiện đại của người phụ nữ trong tình yêu
Bước 3: HS thuyết trình về sản phẩm của nhóm và nhận xét bổ sung sơ đồ tư
duy của nhóm cùng nhiệm vụ. (Sơ đồ kèm theo)
Bước 4: Giáo viên nhận xét, đưa ra sơ đồ tối ưu để học sinh ôn tập có hiệu quả

20


Hình 6 : Sơ đồ tư duy bài Sóng
Ví dụ 3: Sơ đồ tư duy ôn tập tác phẩm Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập các kiến thức cơ bản cần nắm
bằng phương pháp hỏi đáp ( như trong ví dụ 1,2)

1. Tác giả Nguyễn Trung Thành
2. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm:
3. Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:
* Nội dung:
- Hình tượng cây xà nu.
- Hình tượng T'nu.
- Mối quan hệ giữa 2 hình tượng xà nu và T'nu.
* Nghệ thuật:
- Không khí màu sắc đậm chất Tây Nguyên.
- Xây dựng thành công các nhân vật.
- Khắc họa thành công hình tượng xà nu – tạo nên màu sắc sử thi và sự bay bổng
lãng mạn cho thiên truyện.
21


- Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thăng trầm, khi tha thiết, trang
nghiêm.
Bước 2: Yêu cầu HS sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức theo yêu cầu
- Chia lớp thành 4 nhóm, học sinh hoạt động trong 7 phút hình thành sơ đồ tư
duy theo nội dung yêu cầu:
+ Nhóm 1, 3: Hình tượng cây xà nu
+ Nhóm 2, 4: Hình tượng T'nu
Bước 3: HS thuyết trình về sản phẩm của nhóm và nhận xét bổ sung sơ đồ tư
duy của nhóm cùng nhiệm vụ. (Sơ đồ kèm theo)
Bước 4: Giáo viên nhận xét, đưa ra sơ đồ tối ưu để học sinh ôn tập có hiệu quả
Giáo viên đưa ra sơ đồ tư duy ôn tập tác phẩm Rừng xà nu – Nguyễn Trung
Thành.

Hình 7 : Sơ đồ tư duy Rừng xà nu. (Hình tượng cây xà nu)
4. Hiệu quả của sáng kiến

4.1. Hiệu quả kinh tế
Sáng kiến “Giải pháp vận dụng sơ đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả
22


ôn thi THPT QG cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Than Uyên huyện Than
Uyên, tỉnh Lai Châu” cách tổ chức thực hiện khá đơn giản, không tốn nhiều chi
phí, không đòi hỏi đầu tư nhiều cho đồ dùng và giáo cụ đắt tiền. Sáng kiến còn
giúp cho học sinh có lượng kiến thức khá đầy đủ, ghi nhớ kiến thức nhanh, tiết
kiệm thời gian. Mặt khác giải pháp giúp học sinh có thể tự tin tham dự kỳ thi
THPTQG đạt kết quả khá cao.
4.2. Hiệu quả kỹ thuật
Sử dụng sơ đồ tư duy trong ôn thi THPTQG môn Ngữ văn nói riêng và
trong các tiết học nói chung tạo ra cho giờ học sự sinh động, hấp dẫn có thể áp
dụng cho giáo viên, học sinh trường THPT.
Áp dụng sáng kiến giúp học sinh có kiến thức bộ môn, có khả năng tư
duy, đặc biệt phần viết bài văn nghị luận văn học, học sinh có thể nhanh chóng
huy động kiến thức, không bỏ sót ý khi làm bài.
So sánh kết quả trước và sau khi áp dụng sáng kiến.

Lớp
12A5
Lớp
12A5
12A1
12A2

Lớp
12A5
Lớp

12A5
12A1
12A2

Trước khi áp dụng sáng kiến:
Năm học 2017- 2018 (Điểm khảo sát đầu năm)
Sĩ Số
Điểm 9,10 Điểm 7,8 Điểm 5,6
25
0
0
10
Năm học 2018- 2019 (Điểm khảo sát đầu năm)
Sĩ Số
Điểm 8
Điểm 7
Điểm 5,6
25
0
0
8
25
0
1
12
24
0
1
14
Sau khi áp dụng sáng kiến:

Năm học 2017- 2018 (Điểm thi THPTQG)
Sĩ Số
Điểm 9,10 Điểm 7,8 Điểm 5,6
25
0
0
19
Năm học 2018- 2019 (Điểm thi học kỳ I)
Sĩ Số
Điểm 8
Điểm 7
Điểm 5,6
25
0
0
20
25
1
7
15
24
2
5
15
4.3. Hiệu quả xã hội

Điểm 3,4
13

Điểm 1,2

2

Điểm 3,4
15
12
7

Điểm 1,2
2
0
0

Điểm 3,4
6

Điểm 1,2
0

Điểm 3,4
5
2
2

Điểm 1,2
0
0
0

Sáng kiến khi được áp dụng đã đưa tới những hiệu ứng xã hội tích cực
trong nâng cao chất lượng ôn thi và kết quả kỳ thi THPTQG.

Đối với giáo viên:
23


Xây dựng được sơ đồ tư duy giúp tiết học môn Ngữ văn trở nên sinh
động, hấp dẫn, không còn đơn điệu. Giáo viên đã tạo được hứng thú cho học
sinh nhờ vậy nâng cao chất lượng của tiết học.
Thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục một cách sáng tạo và hiệu quả,
phát huy tích cực tính chủ động của học sinh
Đối với học sinh:
Giúp các em rèn luyện tư duy, có kỹ năng huy động và lựa chọn kiến
thức, kỹ năng hợp tác trong hoạt động nhóm.
Học sinh có thể ghi nhớ lượng kiến thức trong một tác phẩm mà tiết kiệm
được rất nhiều thời gian. Học sinh sẽ hứng thú với tiết học, cảm nhận được cái
hay cái đẹp của văn chương cũng như sự logic trong môn học
5. Về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
Sáng kiến có khả năng áp dụng cao vào thực tế dạy học và ôn thi
THPTQG môn Ngữ văn tại các trường THPT, đặc biệt là đối với các trường
vùng khó khăn. Những giải pháp người viết áp dụng trong quá trình dạy học
không chỉ phù hợp với đối tượng học sinh học yếu mà còn có thể sử dụng rộng
rãi cho học sinh các lớp khác trong nhà trường THPT.
Các biện pháp được nêu ra trong đề tài này nhằm mục đích giúp học sinh
cảm thấy hứng thú và yêu thích hơn đối với bộ môn và để đạt đến đích đề ra là
nâng cao hiệu quả ôn thi THPTQG môn Ngữ văn thể hiện qua kết quả thi của
học sinh trong kỳ thi THPTQG.
6. Các thông tin cần được bảo mật: Không
7. Kiến nghị, đề xuất: Không
8. Tài liệu kèm: Ảnh dạy thực tế và sản phẩm sơ đồ tư duy của học sinh
trong ôn thi THPT quốc gia môn Ngữ văn
Trên đây là nội dung, hiệu quả của sáng kiến do chính chúng tôi thực hiện,

không sao chép, không vi phạm bản quyền./.
XÁC NHẬN TRƯỜNG THPT THAN UYÊN

24

NHÓM TÁC GIẢ SÁNG KIẾN


Hoàng Thị Quyên
Trần Thị Sim
Chu Thị Phương

25


×