Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2018​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRỊNH THU LOAN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP, ĐẤT NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ QUẢNG YÊN,
TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2015 - 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRỊNH THU LOAN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP, ĐẤT NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ QUẢNG YÊN,
TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2015 - 2018
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 8 85 01 03


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lương Văn Hinh

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn đã
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn đã chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày … tháng …. năm 2019
Tác giả luận văn

Trịnh Thu Loan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện luận văn tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý

báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS. Lương Văn Hinh - Giảng viên Đại
học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo khoa
Quản lý tài nguyên, Phòng đào tạo - Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ủy
ban nhân dân Thị xã Quảng Yên, tập thể Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục thống kê, cấp ủy, chính quyền và bà
con nhân dân các xã, thị trấn trong Thị xã Quảng Yên đã giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài trên địa bàn. Tôi xin cảm ơn đến gia đình, người thân, các cán bộ
đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong qua trình thực hiện đề tài này.
Do hạn chế về mặt thời gian và điều kiện nghiên cứu, nên luận văn này của tôi
chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận
văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày .... tháng ..... năm 2019
Tác giả luận văn

Trịnh Thu Loan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................2
2.3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ..............................................................................2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phân loại hiệu quả sử dụng đất ................3
1.1.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng đất ........................................................................3
1.1.2. Phân loại hiệu quả sử dụng đất .........................................................................4
1.2. Đặc điểm, phương pháp, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ................7
1.2.1. Đất nông nghiệp và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp .................................7
1.2.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ..................................................................11
1.3. Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả về sử dụng đất trên Thế giới và
Việt Nam .......................................................................................................... 17
1.3.1. Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới ............................17
1.3.2. Những nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
ở Việt Nam ................................................................................................... 22
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....29
2.1. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu .....................................................29
2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................29
2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sử dụng
đất nông nghiệp Thị xã Quảng Yên ..........................................................................29
2.2.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ................................................29
2.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp Thị xã Quảng Yên

theo các tiêu chí .........................................................................................................29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iv
2.2.4. Lựa chọn các LUT có hiệu quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp của Thị xã Quảng Yên ............................................29
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................30
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................30
2.3.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn nông hộ ......................................................30
2.3.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu ...............................................................31
2.3.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .............................31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................33
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Thị xã Quảng Yên .......................................33
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .................................................33
3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội ..................................................................................36
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng
đến sản xuất nông nghiệp thị xã Quảng Yên ............................................................41
3.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp củathị xã Quảng Yên ................41
3.2.1. Biến động quỹ đất nông nghiệp thị xã Quảng Yên .........................................42
3.2.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của thị xã Quảng Yên ...........................44
3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ......................................................46
3.3.1. Đặc điểm các loại hình sử dụng đất của thị xã Quảng Yên ............................46
3.3.2. Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của thị xã Quảng Yên ...............50
3.4. Lựa chọn các LUT có hiệu quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu
quả sử dụng đất .........................................................................................................74
3.4.1. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả ........................74
3.4.2. Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo các tiểu vùng của thị xã Quảng Yên................ 75

3.4.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thị xã Quảng Yên............. 82
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................86
1. Kết luận .................................................................................................................86
2. Đề nghị ..................................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................88

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

17

Chữ viết tắt
BVTV
CNNN
CNXH
CPTG
DT
GTSX
GTNC
HQĐV

LUT
LX – LM
SL
STT
SXNN
TB
TNHH
NTTS

Chữ viết đầy đủ
Bảo vệ thực vật
Cây công nghiệp ngắn ngày
Chủ nghĩa xã hội
Chi phí trung gian
Diện tích
Giá trị sản xuất
Giá trị ngày công
Hiệu quả đồng vốn

Lao động
Loại hình sử dụng đất
Lúa xuân - lúa mùa
Sản lượng
Số thứ tự
Sản xuất nông nghiệp
Trung bình
Thu nhập hỗn hợp
Nuôi trồng thủy sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Biến động quỹ đất của Thị xã Quảng Yên giai đoạn năm 2015 - 2018 ...42
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất Thị xã Quảng Yên năm 2018 ..............................43
Bảng 3.3. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp Thị xã Quảng Yên
năm 2018 ...............................................................................................44
Bảng 3.4. Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2015 – 2018 ...................45
Bảng 3.5. Một số loại hình sử dụng đất chính tiểu vùng 1 Thị xã Quảng Yên .........47
Bảng 3.6. Một số loại hình sử dụng đất chính tiểu vùng 2 Thị xã Quảng Yên........48
Bảng 3.7. Một số loại hình sử dụng đất chính tiểu vùng 3 Thị xã Quảng Yên .........49
Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính tiểu vùng 1 Thị xã Quảng Yên ......51
Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính tiểu vùng 2 Thị xã Quảng Yên ......52
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính tiểu vùng 3 Thị xã Quảng Yên ....53
Bảng 3.11. Hiệu quả kinh tế các LUT tiểu vùng 1 Thị xã Quảng Yên .....................54
Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế các LUT tiểu vùng 2 Thị xã Quảng Yên .....................56

Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế các LUT tiểu vùng 3 Thị xã Quảng Yên .....................58
Bảng 3.15. Tổng hợp hiệu quả kinh tế các LUT của Thị xã Quảng Yên..................59
Bảng 3.16. Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tại tiểu vùng 1 ......................62
Bảng 3.17. Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tại tiểu vùng 2 ......................63
Bảng 3.18. Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tại tiểu vùng 3 ......................64
Bảng 3.19: Tổng hợp hiệu quả xã hội các LUT của Thị xã Quảng Yên ...................65
Bảng 3.20. Mức độ chấp nhận của người dân với loại hình sử dụng đất hiện tại .....67
Bảng 3.21. So sánh mức đầu tư phân bón thực tế tại địa phương với tiêu chuẩn
bón phân cân đối và hợp lý ....................................................................69
Bảng 3.22. Mức độ sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật ................................72
Bảng 3.23. Định hướng các kiểu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020
của tiểu vùng 1 .......................................................................................76
Bảng 3.24. Định hướng các kiểu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020
của tiểu vùng 2 ..................................................................................

79

Bảng 3.25. Định hướng các kiểu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 của
tiểu vùng 3 ..............................................................................................81
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế trong sản
xuất nông nghiệp. Việc quản lý, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và thực sự có hiệu
quả kinh tế đã trở thành chiến lược quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã

hội bởi nhiều nguyên nhân: Tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít
ỏi, áp lực dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng kỹ thuật;
do điều kiện tự nhiên và hoạt động tiêu cực của con người dẫn tới đất bị ô nhiễm,
thoái hoá, mất khả năng canh tác, trong khi đó để phục hồi độ phì nhiêu cần thiết
cho canh tác nông nghiệp phải trải qua hàng trăm năm.
Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài người, hầu
hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển
nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp cho việc phát
triển các ngành khác. Vì vậy, tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất hợp lý, có hiệu
quả cao theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề
mang tính toàn cầu. Mục đích của việc sử dụng đất là làm thế nào để bắt nguồn tư
liệu có hạn này mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả sinh thái, hiệu quả xã hội cao
nhất, đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài. Nói cách khác, mục tiêu hiện nay của
loài người là phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện về kinh tế, xã hội,
môi trường một cách bền vững.
Đối với Việt Nam, là quốc gia đất chật, người đông, đời sống của đại bộ phận
nhân dân dựa vào sản xuất nông nghiệp (SXNN), thì đất đai lại càng quý giá hơn.
Việc sử dụng, khai thác có hiệu quả các loại quỹ đất hiện có là việc làm hết sức có ý
nghĩa, bởi Việt Nam đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) từ một nước nông
nghiệp, lạc hậu nghèo nàn, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, tiềm năng chính của
Việt Nam chủ yếu dựa vào lao động và đất đai.
Quảng Yên là một thị xã trung du ven biển nằm ở phía Tây Nam tỉnh Quảng
Ninh. Thị xã Quảng Yên nằm giữa tam giác 3 thành phố Hạ Long, Uông Bí, Hải
Phòng. Do nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, trong những năm tới, quỹ đất của thị
xã sẽ có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng một bộ phận diện tích đất nông
nghiệp sẽ chuyển cho các nhu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, giao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





2
thông, mạng lưới cơ sở hạ tầng, phát triển các khu đô thị mới và cấp đất ở cho
người dân.
Do quỹ đất nông nghiệp lớn, Quảng Yên trở thành vùng trọng điểm phát triển
về phía Tây Nam của Thành phố Hạ Long. Nhiều chương trình, dự án lớn sẽ được
đầu tư phát triển trên địa bàn thị xã trong tương lai. Việc thu hồi đất sản xuất nông
nghiệp để chuyển sang đất làm công nghiệp, khu đô thị diễn ra quá nhanh khiến
diện tích đất nông nghiệp của thị xã càng bị thu hẹp nhanh chóng. Chính vì vậy cần
tìm ra những hạn chế trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiện nay ở Quảng
Yên để có những giải pháp sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao, bền vững là yêu cầu
cấp thiết của thực tế sản xuất .
Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả
sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã
Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015- 2018”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản
của một số loại hình sử dụng đất theo 3 tiêu chí: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu
quả môi trường.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phải sát thực
với điều kiện cụ thể ở địa phương và có tính khả thi cao.
3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
- Củng cố kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường và những kiến thức thực tế
cho học viên trong quá trình nghiên cứu.
- Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá hiệu đất đai từ đó đề xuất được những giải pháp
sử dụng đất đạt hiệu quả cao cho địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phân loại hiệu quả sử dụng đất
1.1.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng đất
Sử dụng các nguồn tài nguyên có hiệu quả cao trong sản xuất để đảm bảo phát
triển một nền nông nghiệp bền vững là xu thế tất yếu đối với các nước trên thế giới.
Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu
cây trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề được chú ý hiện nay của hầu hết các
nước trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà
hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong muốn của
nông dân, những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp (Đào
Châu Thu, 1999) [26].
Sử dụng đất đai có hiệu quả là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan
hệ người – đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môi trường. Căn cứ vào nhu
cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trên cơ sở lựa chọn các
sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên cứu áp dụng công nghệ mới nhằm
làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đảm bảo sự thống nhất giữa các ngành, đó là
một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển nền nông nghiệp hướng về xuất
khẩu có tính ổn định và bền vững, đồng thời phát huy tối đa công dụng của đất nhằm
đạt tới hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao nhất (Nguyễn Đình Hợi, 1993) [13].
Các nội dung sử dụng đất có hiệu quả được thể hiện ở các mặt sau:
- Sử dụng hợp lý về không gian để hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử
dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất được sử dụng, hình thành cơ
cấu kinh tế sử dụng đất.
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp hình thành quy mô kinh tế sử
dụng đất.

- Giữ mật độ sử dụng đất thích hợp hình thành việc sử dụng đất một cách kinh tế,
tập trung thâm canh. Việc sử dụng đất phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố liên quan. Vì
vậy, việc xác định bản chất khái niệm hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm
triết học của Mác và những nhận thức lý luận của lý thuyết hệ thống nghĩa là hiệu quả
phải được xem xét trên 3 mặt: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường
(Nguyễn Thị Vòng và cs., 2001) [31].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4
- Phải xem xét đến lợi ích trước mắt và lâu dài.
- Phải xem xét cả lợi ích riêng của người sử dụng đất và lợi ích của cả cộng đồng.
- Phải xem xét giữa hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác.
- Đảm bảo sự phát triển thống nhất giữa các ngành.
1.1.2. Phân loại hiệu quả sử dụng đất
Khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất người ta thường đánh giá trên 3 khía cạnh: Hiệu
quả về mặt kinh tế sử dụng đất, hiệu quả về mặt xã hội và hiệu quả về mặt môi trường.
1.1.2.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một tiêu chí trong đánh giá tính bền vững quản lý sử dụng đất.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh về mặt chất lượng của các hoạt
động sản xuất kinh doanh. Trong khi các nguồn lực sản xuất có hạn, nhu cầu về hàng
hóa và dịch vụ của xã hội ngày càng gia tăng và đa dạng thì nâng cao hiệu quả kinh tế
là một xu thế khách quan và bức xúc của sản xuất xã hội.
Bản chất của hiệu quả kinh tế có thể được hiểu như sau:
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan nhưng nó không phải là
mục đích cuối cùng của sản xuất.
- Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh, đo lường cụ thể quá trình sử dụng các yếu
tố sản xuất (đất đai, vốn, lao động, khoa học kỹ thuật, tiến bộ quản lý…) để tạo ra khối

lượng sản phẩm lớn hơn với chất lượng cao hơn.
- Hiệu quả kinh tế phải được gắn liền với kết quả của những hoạt động sản xuất
cụ thể trong các doanh nghiệp, nông hộ và nền sản xuất xã hội ở những điều kiện xác
định về thời gian và hoàn cảnh kinh tế xã hội.
- Hiệu quả kinh tế phải lượng hóa được cụ thể việc sử dụng các yếu tố đầu vào
(chi phí) và các yếu tố đầu ra (kết quả) trong quá trình sản xuất ở từng đơn vị, ngành,
nền sản xuất xã hội trong từng thời kỳ nhất định các doanh nghiệp với mục đích là tiết
kiệm lợi nhuận tối đa trên cơ sở khối lượng sản phẩm hàng hóa nhiều nhất với các chi
phí tài nguyên và lao động thấp nhất. Do đó hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến yếu
tố đầu vào và yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới sản xuất nông
nghiệp và với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Vì thế hiệu quả kinh tế
phải đáp ứng được ba vấn đề:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5
Một là: Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật “tiết kiệm thời
gian”, nó là động lực phát triển của lực lượng sản xuất, là điều kiện quyết định phát
triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống con người qua mọi thời đại.
Hai là: Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ
thống. Quan điểm của lý thuyết hệ thống cho rằng nền sản xuất xã hội là một hệ thống
các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con người
trong quá trình sản xuất... Hệ thống là một tập hợp các phần tử có quan hệ với nhau tạo
nên một chỉnh thể thống nhất và luôn vận động. Theo nguyên lý đó, khi nhiều phần tử
kết hợp thành một hệ thống sẽ phát sinh nhiều tính chất mới mà từng phần tử đều
không có, tạo ra hiệu quả lớn hơn tổng hiệu quả các phần tử riêng lẻ. Do vậy việc tận
dụng khai thác các điều kiện sẵn có, hay giải quyết các mối quan hệ phù hợp giữa các

bộ phận của một hệ thống với yếu tố môi trường bên ngoài để đạt được khối lượng sản
phẩm tối đa là mục tiêu của từng hệ thống. Đó chính là mục tiêu đặt ra đối với mỗi
vùng kinh tế, mỗi chủ thể sản xuất trong mọi xã hội.
Ba là: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của
con người. Do những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng, vì thế nâng cao
hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội.
Các nhà sản xuất và quản lý kinh tế cần phải nâng cao chất lượng các hoạt
động kinh tế nhằm đạt mục tiêu với một lượng tài nguyên nhất định tạo ra một
khối lượng sản phẩm lớn nhất hoặc tạo ra một khối lượng sản phẩm nhất định
với chi phí tài nguyên ít nhất.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là
phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các
nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương
đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Một phương án
đúng hoặc một giải pháp kinh tế kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là đạt được tương
quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí nguồn lực đầu tư (Phạm Vân Đình và
cs.,1998) [8].
Vì vậy, bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là: Với một diện tích đất đai
nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng đầu tư
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6
chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật
chất của xã hội.
1.1.2.2. Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể
hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người, việc lượng hóa các chỉ tiêu biểu hiện
hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang
tính chất định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động, xóa đói giảm nghèo, định
canh, định cư, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân.
Trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả về mặt xã hội chủ yếu được xác định
bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp mà chỉ tiêu quan trọng
nhất là giá trị của sản phẩm nông nghiệp đạt cao nhất trên một đơn vị diện tích
(Nguyễn Duy Tính, 1995)[28]. Hiện nay, việc đánh giá hiệu quả xã hội của các loại
hình sử dụng đất nông nghiệp là vấn đề đang được nhiều nhà khoa học quan tâm.
Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất hiện nay chủ yếu được xác định bằng khả
năng thu hút lao động, đảm bảo đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát
triển, nội lực và nguồn lực của địa phương được phát huy, đáp ứng nhu cầu của hộ
nông dân về ăn, mặc, và nhu cầu sống khác. Sử dụng đất phù hợp với tập quán, nền
văn hoá của địa phương.
1.1.2.3. Hiệu quả môi trường
Hiện nay, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp và theo nhiều
chiều hướng khác nhau. Cây trồng được phát triển tốt khi phát triển phù hợp với đặc
tính, tính chất của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác động của các hoạt
động sản xuất, quản lý của con người hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng
rất khác nhau đến môi trường.
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính lâu dài,
vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến tương lai, nó gắn chặt
với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái (Đỗ
Nguyên Hải, 1999) [10].
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hoá học môi trường được đánh giá thông
qua mức độ sử dụng các chất hoá học trong nông nghiệp. Đó là việc sử dụng phân bón
và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và
phát triển tốt, cho năng suất cao và không gây ô nhiễm môi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





7
Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại giữa cây
trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại nhằm giảm thiểu việc sử dụng hoá
chưa lê
Thanh long ruột đỏ
Na
Cây dược liệu
Thiên môn
Nuôi trồng thủy sản
Cá nước ngọt

Định hướng (2020)
Diện Tích
(ha)
4.937,13
1.168,06
1.168,06
199,55
35,7
50,3
40,6
32,9
40,05

115.6
20,1

25,8
15,6
10,3
25,1
18,7
62,3
23,5
15,7
23,1
400
55,4
40,7
200,3
103,6
19,9
19,9
2441,08
2441,08

Tỷ Lệ
(%)
100,00
23,66
23,66
4,04
0,72
1,02
0,82
0,67
0,81


2,34
0,41
0,52
0,32
0,21
0,51
0,38
1,26
0,48
0,32
0,47
8,10
1,12
0,82
4,06
2,10
0,40
0,40
49,44
49,44

Kiểu sử dụng đất
I
1
II
2
3
4
5

III
6
7
8
9
IV
10
11
V
12
13
14
15
VI
16
VII
17

Tổng diện tích
Chuyên Lúa
LX – LM
2 Lúa - 1 màu
LX - LM – ngô đông
LX - LM – khoai sọ
LX - LM - khoai lang
LX - LM – lạc
Chuyên màu - Cây CNNN
Lạc - Ngô Mùa - Ngô đông
Khoai lang - Mía
Sắn - Rau các loại - Mía

Khoai sọ - Rau các loại
Hoa Cây Cảnh
Hoa lan hồ điệp
Hoa ly ly
Cây Ăn Quả
Dưa hấu
Dưa lê
Thanh long ruột đỏ
Na
Cây dược liêu
Ba kích
Nuôi trồng thủy sản
Cá nước ngọt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



Diện Tích
(ha)
4.937,13
1158,06
1658,06
209,55
45,7
63,2
50,6
50,05
105.6
20,6

23,3
37,5
24,2
72,3

Tỷ Lệ
(%)
100,00
23,45
4,24

2,14

30,56
41,74
410
35,61
46,92
287,23
168,87
39,9
110,15
2441,08
2441,08

8,30

0,81
0,51
0,12

0,12


77
Số liệu trong bảng 3.23 cho thấy:
Đối với LUT chuyên lúa: Diện tích đề xuất vào năm 2020 là 1158,06 ha,
chiếm 23,45% diện tích đất nông nghiệp, giảm 100 ha so với năm 2018. Diện tích
LUT chuyên lúa giảm do chuyển sang LUT khác như: LUT 2 lúa – màu.
Đối với LUT 2 lúa - màu: Diện tích đề xuất năm 2020 là 209,55 ha, chiếm 4,24%
diện tích đất nông nghiệp, tăng 10 ha so với năm 2018. Đây là loại hình sử dụng đất
cần mở rộng trong tương lai vì LUT này đạt được hiểu quả xã hội, môi trường cao
và giảm từ 5 kiểu sử dụng đất năm 2018 xuống còn 4 kiểu sử dụng đất năm 2020.
Đối với LUT chuyên màu - cây CNNN: Diện tích đề xuất năm 2020 là 105,6
ha, chiếm 2,14% diện tích đất nông nghiệp, giảm 10 ha so với năm 2018. Diện tích
LUT chuyên màu - cây CNNN giảm mạnh do chuyển sang LUT khác như: LUT cây
lâm nghiệp và giảm từ 6 kiểu sử dụng đất năm 2018 xuống còn 4 kiểu sử dụng đất
năm 2020.
Đối với LUT hoa cây cảnh: Diện tích đề xuất năm 2020 là 72,3 ha, chiếm
1,46% diện tích đất nông nghiệp, tăng 10 ha so với năm 2018. Đây là loại hình sử
dụng đất cần mở rộng trong tương lai vì LUT này đạt được hiểu quả kinh tế cao.
Đối với LUT cây ăn quả: Diện tích đề xuất năm 2020 là 410 ha, chiếm 8,30%
diện tích đất nông nghiệp, tăng 10 ha so với năm 2018. Đây là loại hình sử dụng đất
cần mở rộng trong tương lai vì LUT này đạt được hiểu quả kinh tế, xã hội cao, môi
trường cao.
Đối với LUT cây dược liệu: Diện tích đề xuất năm 2020 là 39,9 ha, chiếm
0,81% diện tích đất nông nghiệp, tăng 20 ha so với năm 2018. Đây là loại hình sử
dụng đất cần mở rộng trong tương lai vì LUT này đạt được hiểu quả kinh tế, xã hội
cao, môi trường cao.
Đối với LUT nuôi trồng thủy sản: Diện tích đề xuất năm 2020 là giữ nguyên
diện tích năm 2018 là 2441,08 ha.

Như vậy tiểu vùng 1 năm 2018 có 21 kiểu sử dụng đất dự kiến đến năm 2020
còn 17 kiểu sử dụng đất.
* Tiểu vùng 2
Số liệu trong bảng 3.24 cho thấy:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




78
Đối với LUT chuyên lúa: Diện tích đề xuất vào năm 2020 là 2190,96 ha,
chiếm 29,25% diện tích đất nông nghiệp, giảm 15 ha so với năm 2018. Diện tích
LUT chuyên lúa giảm do chuyển sang các LUT khác như: LUT 2 lúa – màu.
Đối với LUT 2 lúa - màu: Diện tích đề xuất năm 2020 là 46,84 ha, chiếm
0,62% diện tích đất nông nghiệp, tăng 15 ha so với năm 2018. Đây là loại hình sử
dụng đất cần mở rộng trong tương lai vì LUT này đạt được hiểu quả xã hội, môi
trường cao và giảm từ 5 kiểu sử dụng đất năm 2018 xuống còn 4 kiểu sử dụng đất
năm 2020.
Đối với LUT chuyên màu - cây CNNN: Diện tích đề xuất năm 2020 là 40,8
ha, chiếm 0,54% diện tích đất nông nghiệp, giảm 10 ha so với năm 2018. Diện tích
LUT chuyên màu - cây CNNN giảm do chuyển sang các LUT khác như: LUT hoa
cây cảnh, LUT cây ăn quả và giảm từ 7 kiểu sử dụng đất năm 2018 xuống còn 6
kiểu sử dụng đất năm 2020.
Đối với LUT hoa cây cảnh: Diện tích đề xuất năm 2020 là 40,2 ha, chiếm
0,53% diện tích đất nông nghiệp, tăng 10 ha so với năm 2018. Đây là loại hình sử
dụng đất cần mở rộng trong tương lai vì LUT này đạt được hiểu quả kinh tế cao.
Đối với LUT cây ăn quả: Diện tích đề xuất năm 2020 là 66,8 ha, chiếm
0,89% diện tích đất nông nghiệp, tăng 10 ha so với năm 2018. Đây là loại hình sử
dụng đất cần mở rộng trong tương lai vì LUT này đạt được hiểu quả kinh tế, xã hội

cao, môi trường cao.
Đối với LUT nuôi trồng thủy sản: Diện tích đề xuất năm 2020 giữ nguyên
diện tích năm 2018 là 4694,98 ha. LUT nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả xã hội cao
nhưng trong thời gian tới cần có chính sách hộ trợ cho người dân về khoa học kỹ
thuật và đầu ra cho sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Như vậy tiểu vùng 2 năm 2018 có 22 kiểu sử dụng đất dự kiến đến năm 2020
còn 20 kiểu sử dụng đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




79
Bảng 3.24. Định hướng các kiểu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 của tiểu vùng 2
Hiện trạng (2018)
TT
I
1
II
2
3
4
5
6
III
7
8
9
10

11
12
13
IV
14
15
16
17
V
18
19
20
VI
21

Kiểu sử dụng đất
Tổng diện tích
Chuyên lúa
LX – LM
2 lúa – 1 màu
LX - LM – ngô đông
LX - LM - Lạc
LX - LM - khoai lang
LX - LM - Khoai Sọ
LX - LM - Rau các loại
Chuyên màu – Cây CNNN
Ngô xuân - Ngô đông
Lạc - Ngô Đông
Khoai lang – Mía
Sắn - Khoai sọ

Lạc xuân - Ngô Mùa - Ngô đông
Khoai sọ - Rau các loại
Khoai sọ - Ngô Mùa - Rau các loại
Hoa cây cảnh
Hoa huệ
Hoa lan
Hoa Ly ly
Đào đá
Cây ăn quả
Dưa lê
Dưa hấu
Thanh Long ruột đỏ
Nuôi trồng thủy sản
Cá nước lợ

Định hướng (2020)
Diện Tích
(ha)
7489,44
2205,96
2205,96
31,84
5,2
4,8
6,5
9,3
6,04
50,8
4,8
5,6

7,4
3,8
12,6
7,3
9,3
30,2
7,8
3,2
10,6
8,6
56,8
12,7
11,6
32,5
4.694,98
1.585,8

Tỷ Lệ
(%)
100,00
29,45
29,45
0,43
0,07
0,06
0,09
0,12
0,08
0,68
0,06

0,07
0,10
0,05
0,17
0,10
0,12
0,40
0,10
0,04
0,14
0,11
0,76
0,17
0,15
0,43
62,69
21,17

Kiểu sử dụng đất
I
1
II
2
3
4
5
III
6
7
8

9
10
11
IV
12
13
14
15
V
16
17
18
VI
19
20

Tổng diện tích
Chuyên Lúa
LX – LM
2 Lúa - 1 màu
LX - LM – ngô đông
LX - LM - Lạc
LX - LM - khoai lang
LX - LM - Khoai Sọ
Chuyên màu - Cây CNNN
Ngô xuân - Ngô đông
Lạc - Ngô Đông
Sắn - Khoai sọ
Lạc xuân - Ngô Mùa - Ngô đông
Khoai sọ - Rau các loại

Khoai sọ - Ngô Mùa - Rau các loại
Hoa cây cảnh
Hoa huệ
Hoa lan
Hoa Ly
Đào đá
Cây ăn Quả
Dưa lê
Dưa hấu
Thanh Long ruột đỏ
Nuôi trồng thủy sản
Cá nước lợ
Tôm nước lợ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



Diện Tích
(ha)
7489,44
2190,96
2190,96
46,84
10,2
14,8
11,5
10,34
40,8
5,1

4,7
4,0
11,5
6,8
8,7
40,2
9,7
5,9
12,7
11,9
66,8
15,8
13,7
37,3
4.694,98
1.585,8
3.109,18

Tỷ Lệ
(%)
100,00
29,25
0,62

0,54

0,54

0,89


62,69
21,17
41,52


80
Hiện trạng (2018)
Kiểu sử dụng đất

TT
22

Tôm nước lợ

Định hướng (2020)
Diện Tích
(ha)
3.109,18

Tỷ Lệ
(%)
41,52

Kiểu sử dụng đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



Diện Tích

(ha)

Tỷ Lệ
(%)


81
* Tiểu vùng 3:
Bảng 3.25. Định hướng các kiểu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 của tiểu vùng 3
Hiện trạng (2014)
TT

Kiểu sử dụng đất
Tổng diện tích

I
1
II
2
3
4
5
III
6
7
8
9
10
11
IV

12
V
13
VI
14

Chuyên lúa
LX – LM
2 lúa – 1 màu
LX - LM – ngô đông
LX - LM - Lạc
LX - LM - khoai lang
LX - LM -Rau các loại
Chuyên màu – Cây CNNN
Ngô xuân - Ngô đông
Lạc - Ngô Đông
Khoai lang - Rau các loại
Rau các loại - ngô mùa - ngô đông
Lạc - Ngô Mùa - Ngô đông
Lạc - Ngô Mùa - Rau các loại
Cây ăn quả
Na
Cây dược liệu
Thiên môn
Nuôi trồng thủy sản
Tôm nước lợ

Định hướng (2020)
Diện Tích
(ha)

7006,79
1734,77
1734,77
135,55
34,6
30,7
36,4
33,85
213,6
30,9
35,2
40,1
28,7
37,3
41,4
457,3
457,3
98,59
98,59
2249,94
2249,94

Tỷ Lệ
(%)
100,00
24.76
I
24.76
1
1.93

II
0.49
2
0.44
3
0.52
4
0.48
III
3.05
5
0.44
6
0.50
7
0.57
8
0.41
IV
0.53
9
0.59
V
6.53
10
6.53
VI
1.41
1.41
32.11

32.11

Kiểu sử dụng đất
Tổng diện tích
Chuyên Lúa
LX – LM
2 Lúa - 1 màu
LX - LM – ngô đông
LX - LM - Lạc
LX - LM -Rau các loại
Chuyên màu - Cây CNNN
Ngô xuân - Ngô đông
Lạc - Ngô Đông
Khoai lang - Rau các loại
Rau các loại - ngô mùa - ngô đông
Cây ăn Quả
Na
Cây dược liệu
Thiên môn
Nuôi trồng thủy sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



Diện Tích
(ha)
7006,79
1714,77
1714,77

155,55
44,8
50,5
62,25
198,16
47,6
48,4
63,9
38,26
467,3
467,3
113,59
113,59
2249,94
2249,94

Tỷ Lệ
(%)
100,00
24,47
24,47
2,22

2,83

6,67
1,62
32.11
32.11



82
Số liệu trong bảng 3.25 cho thấy:
Đối với LUT chuyên lúa: Diện tích đề xuất vào năm 2020 là 1714,77 ha,
chiếm 24,47% diện tích đất nông nghiệp. giảm 20 ha so với năm 2018. Diện tích
LUT chuyên lúa giảm do chuyển sang LUT khác như: LUT 2 lúa – màu.
Đối với LUT 2 lúa - màu: Diện tích đề xuất năm 2020 là 155,55 ha, chiếm
2,22% diện tích đất nông nghiệp, tăng 20 ha so với năm 2018. Đây là loại hình
sử dụng đất cần mở rộng trong tương lai vì LUT này đạt được hiểu quả xã hội,
môi trường cao và giảm từ 4 kiểu sử dụng đất năm 2018 xuống còn 3 kiểu sử
dụng đất năm 2020.
Đối với LUT Chuyên màu - Cây CNNN: Diện tích đề xuất năm 2020 là
198,16 ha, chiếm 2,83% diện tích đất nông nghiệp, giảm 15 ha so với năm 2018.
Giảm từ 6 kiểu sử dụng đất năm 2018 xuống còn 4 kiểu sử dụng đất năm 2020.
Đối với LUT Cây ăn quả: Diện tích đề xuất năm 2020 là 467,3 ha, chiếm
6,67% diện tích đất nông nghiệp, tăng 10 ha so với năm 2018. Đây là loại hình
sử dụng đất cần mở rộng trong tương lai vì LUT này đạt được hiểu quả kinh tế,
xã hội, môi trường cao.
Đối với LUT Cây dược liệu: Diện tích đề xuất năm 2020 là 113,59 ha,
chiếm 1,62% diện tích đất nông nghiệp, tăng 15 ha so với năm 2018. Đây là loại
hình sử dụng đất cần mở rộng trong tương lai vì LUT này đạt được hiểu quả kinh
tế, xã hội cao, môi trường cao.
Đối với LUT nuôi trồng thủy sản: Diện tích đề xuất năm 2020 giữ nguyên
diện tích năm 2018 là 2249,94 ha. LUT nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả xã hội cao
nhưng trong thời gian tới cần có chính sách hộ trợ cho người dân về khoa học kỹ
thuật và đầu ra cho sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Như vậy tiểu vùng 3 năm 2018 có 14 kiểu sử dụng đất dự kiến đến năm
2020 còn 11 kiểu sử dụng đất.
3.4.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Thị xã Quảng Yên
a) Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản

Qua tìm hiểu thực tế tôi thấy Quảng Yên có thị trường tiêu thụ nông sản
khá rộng lớn đó là thành phố Hạ Long và các vùng lân cận, nhưng hiện tại thị xã
chưa có chợ đầu mối thu mua nông sản, phần lớn sản phẩm nông nghiệp của
người dân bán cho tiểu thương và các chợ nhỏ lẻ nên người nông dân bị ép giá.
Vì vậy, trong thời gian tới hướng tổ chức theo tôi là: Nhanh chóng hình thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




83
chợ đầu mối, các tổ chức hợp tác tiêu thụ, chế biến nông sản trong nông thôn
theo nguyên tắc tự nguyện, hình thành các trung tâm nông nghiệp để từ đó tạo
môi trường cho giao lưu hàng hóa, giúp nông dân có nhiều kênh tiêu thụ sản
phẩm nông sản nhất là các sản phẩm nông sản có tính chất mùa vụ như các loại
rau, củ, quả vụ đông. Mặt khác cung cấp những thông tin về thị trường nông sản
hiện tại, cũng như phải có dự báo trước cho tương lai để người dân mạnh dạn
đầu tư sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao.
b)Giải pháp về môi trường
Vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng người dân vứt bừa bải ra bờ
ruộng và kênh mương, lượng bón phân hóa học không cấn đối giữa N, P, K. Vì
vậy cần có cơ chế quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm giảm dư lượng
thuốc BVTV để đảm bảo môi trường đất, nước, không khí. Xây dựng quy trình
bón phân cân đối N, P, K. Mặt khác cán bộ khuyến nông thường xuyên thăm
đồng kiểm tra dịch bệnh phát hiện kịp thời tình hình sâu bệnh hại để thông báo
trên hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng cho người dân biết và phun
thuốc kip thời, tránh tình trạng như hiện nay là quá lạm dụng thuốc BVTV.
Cán bộ khuyến nông phải bám sát địa bàn, cùng phối hợp với người dân
trong việc bón phân, sử dụng thuốc trừ sâu, phối hợp với người dân giải quyết
những vấn đề vướng mắc trong quá trình sản xuất.

c) Giải pháp về vốn đầu tư
Trong sản xuất nông nghiệp vốn đóng vai trò quan trọng
Qua điều tra phỏng vấn nông hộ cho thấy có khoảng 40 – 45% số hộ nông
dân thiếu vốn sản xuất và có khoảng 70% số hộ có nhu cầu vay vốn để đầu tư
sản xuất nông nghiệp, số lượng vốn các hộ cần vay từ 50 – 150 triệu đồng. Hiện
nay nguồn vốn mà các hộ được vay để đầu tư sản xuất nông nghiệp chủ yếu là tại
ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thị xã Quảng Yên. Một vấn đề
đặt ra là cần tạo điều kiện để cho các hộ được vay vốn sản xuất nông nghiệp đặc
biệt là các hộ nghèo. Vì vậy cần có một số giải pháp sau:
- Đa dạng hoá các hình thức cho vay, huy động vốn nhàn rỗi trong dân,
khuyến khích hình thức quỹ tín dụng trong nông thôn.
- Cần có sự quan tâm hơn nữa và sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, tổ
chức đoàn thể như: Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nông dân... để nông dân
nghèo có điều kiện vay vốn phát triển sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




84
- Cải tiến phương thức cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn để các hộ dân được vay vốn với lãi suất ưu đãi.
- Cần có biên pháp hỗ trợ các hộ nông dân vay vốn với lãi suất thấp và
tăng thời hạn trả lãi suất, điều đó giúp người dân yên tâm trong sản xuất.
d) Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng
Qua tìm hiểu thực tế tại địa phương mặc dù trong thời gian qua đã được
nhà nước quan tâm đầu tư nhiều đường giao thông nội đồng và kiên cố hóa kênh
mương nhưng vẫn còn nhiều đường giao thông nội đồng là đường đất, kênh
mương chưa được bê tông hóa chủ yếu là mương đất. Vì vậy trong thời gian tới
cần đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, trước hết cần tập

trung xây dựng nâng cấp hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng (cải tạo hệ thống
trạm bơm, kiên cố hóa hệ thống kênh mương tưới tiêu...) cải tạo, nâng cấp, mở
rộng các tuyến đường giao thông hiện có để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng
hóa, tiêu thụ nông sản của người dân trong thị xã.
e) Giải pháp nâng cao độ che phủ, hạn chế xói mòn đất
Xác định loại cây trồng phù hợp với loại đất và độ dốc, trồng các loại cây
có tán rộng, nhanh phát triển, có tuổi thọ lâu dài.
Sử dụng đất tổng hợp bằng các giải pháp nông lâm kết hợp và hệ thống
kỹ thuật thâm canh vừa đa dạng hoá cây trồng, đa dạng hoá sản phẩm; vừa nâng
cao được hiệu quả kinh tế xã hội và cả hiệu quả về môi trường sinh thái.
Trồng cây theo đường đồng mức có tác dụng rất lớn trong việc ngăn chăn
lượng đất bị rửa trôi, chống xói mòn và bảo vệ đất.
f) Giải pháp về khoa học công nghệ
Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, nhất là
các kỹ thuật về giống cây, giống con, bảo vệ thực vật, phân bón, thú y vào sản
xuất nông nghiệp. Khuyến khích đầu tư có chiều sâu, đổi mới công nghệ trong
công nghiệp chế biến để tạo sản phẩm có giá trị cao
Gắn sản xuất nông nghiệp với công nghệ sau thu hoạch.
Thường xuyên mở các lớp tập huấn học tập kinh nghiệm sản xuất, tập huấn,
hướng dẫn tiến bộ khoa học mới cho người nông dân với các chủ đề cụ thể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




85
Chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
trong đó tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ
trọng ngành nông nghiệp.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, thâm

canh tăng vụ cải tạo đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất
g) Giải pháp về nhân lực
Hiện tại nguồn lao động nông nghiệp ở địa phương chưa qua đào tạo phần
lớn mới học hết phổ thông do đó việc tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật
gặp nhiều khó khăn. Vì vậy cần mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ cho người
lao động, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong những
năm tới thị xã cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, có chính sách
khuyến khích nguồn lao động có kỹ thuật cao từ nơi khác đến. Vì vậy để nâng
cao trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật và nhạy bén về thị trường cho người dân
thì cán bộ lãnh đạo, các ban ngành cần tổ chức các buổi hội thảo, các lớp tập
huấn cũng như các buổi tổng kết hay thăm quan vùng sản xuất điển hình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




86
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
LUT chuyên lúa tuy hiệu quả kinh tế đem lại thấp (cho TNHH là 52,70 triêu
đồng/ha, thu hút 507 lao động, có GTNC đạt 263.000 đồng/công).
Bên cạnh đó sự luân canh cây trồng của LUT 2 lúa – 1 màu giúp cho việc giảm
bớt lượng sâu bệnh trong đất, giúp đất tơi xốp hơn, góp phần giúp tăng năng suất
cây trồng. Nhưng hiệu quả kinh tế của LUT này chỉ ở mức trung bình (cho
TNHH là 116,81 triệu đồng/ha, thu hút 798 lao động, có GTNC đạt 520.000
đồng/công) nên định hướng trong những năm tới diện tích các LUT này sẽ không
được mở rộng thêm.
LUT Chuyên màu - Cây CNNN có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao do
lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như lượng phân bón được người dân sử dụng cho

LUT này là tương đối nhiều. LUT này cũng cho hiệu quả kinh tế, xã hội, môi
trường ở mức trung bình, đồng thời các loại rau là không thể thiếu trong thực phẩm
của con người, với LUT này cho TNHH là 136,77 triệu đồng/ha, thu hút 699 lao
động, GTNC đạt 526.000 đồng/công.
LUT Hoa cây cảnh có hiệu quả xã hội, môi trường ở mức trung bình nhưng có
hiệu quả kinh tế tương đối (với TNHH là 142,5 triệu đồng/ha, thu hút 421 lao động,
có GTNC đạt 363.000 đồng/công).
LUT cây ăn quả có xã hội, môi trường ở mức trung bình. Nhưng có hiệu quả
kinh tế cao (có TNHH là 253,07 triệu đồng/ha, thu hút 678 lao động, có GTNC đạt
385.000 đồng/công). LUT cây dược liệu có hiệu quả môi trường ở mức trung bình
nhưng có hiệu quả kinh tế, xã hội cao, thị trường tiêu thụ rộng. Do đó, các LUT này
đều được lựa chọn và định hướng sẽ tăng thêm diện tích trong vài năm tới, để phát
triển các loại hình này đòi hỏi mức đầu tư tương đối lớn và áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật cao nên cần có chính sách hỗ trợ cho người dân.
LUT nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường cao
(cho TNHH là 1209,63 triệu đồng/ha, thu hút 1491 lao động và có GTNC đạt
765.000 đồng/công), ở những vùng đất trũng, ngập nước thường xuyên được cải
tạo để thả cá, loại hình sử dụng đất này vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa điều
tiết nguồn nước mặt và điều hòa môi trường sinh thái.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×