Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Bài dự thi tìm hiểu lịch sử đảng bộ huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.6 KB, 56 trang )

DANH MỤC TẠI LIỆU THAM KHẢO

- Báo cáo số số 904-BC/HU ngày 23/12/2019 của BTV HU Quỳnh Nhai
- Cổng thông tin điện tử huyện Quỳnh Nhai (quynhnhai.sonla.gov.vn)
- Trang công cụ tìm kiếm Google.com
- Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai (1945 – 2015), xuất bản năm 2018
- Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai khóa XIX, nhiệm kỳ 2010 – 2015
- Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai khóa XX, nhiệm kỳ 2015 - 2020


BÀI DỰ THI
“Tìm hiểu lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai”
Câu 1. Quá trình nhân dân Quỳnh Nhai theo Đảng, khởi nghĩa giành
chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt
trọng đại của dân tộc Việt Nam, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về lý luận,
đường lối và lực lượng lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân
dân ta. Sau khi ra đời, Đảng giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam tiến lên theo con đường cách
mạng vô sản. Phong trào đấu tranh của nhân dân chống thực dân Pháp và tay sai
diễn ra rầm rộ trong cả nước.
Là một huyện miền núi thuộc tỉnh Lai Châu xa xôi, hẻo lánh, bị cách biệt
với miền xuôi, giao thông đi lại cực kỳ khó khăn, hiểm trở lại bị chính quyền
thực dân, phong kiến phong tỏa, nhất là vùng dọc sông Đà, nhằm ngăn chặn mọi
ảnh hưởng của phong trào cách mạng trong nước, nên nhân dân địa phương
chưa tiếp nhận được đường lối của Đảng, chưa đón nhận được ảnh hưởng của
phong trào cách mạng cả nước.
Ngày 1-9-1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan, mở đầu cuộc Chiến tranh thế
giới thứ hai. Ngày 22-6-1940, Pháp ký hiệp ước đầu hàng Đức. Pháp lại trận ở châu
Âu, ngày 22-9-1940, quân đội Nhật chớp thời cơ đã tiến vào Lạng Sơn, đổ bộ vào


Hải Phòng để đánh đuổi thực dân Pháp. Quân đội Pháp chống cự yếu ớt rồi nhanh
chóng đầu hàng, chấp nhận cho Nhật chiếm đóng Đông Dương.
Hèn nhát đầu hàng Nhật, chính quyền thuộc địa thi hành chính sách phát
xít hoá bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của
nhân dân ta; ban bố lệnh tổng động viên, thực hiện chính sách kinh tế thời chiến
nhằm tăng cường vơ vét sức người sức của ở Đông Dương phục vụ cho chiến
tranh đế quốc và cung cấp cho quân đội Nhật. Nhân dân Đông Dương chịu ách
thống trị “một cổ hai tròng” của Pháp và Nhật. Phát xít Nhật khi vào Đông
Dương đã âm mưu độc chiếm vùng Tây Bắc. Nhiều gián điệp Nhật đội lốt nhà
buôn đã đến để tìm hiểu tình hình, xây dựng các cơ sở thân Nhật ở khu vực này.
Trước sự tồn vong của vận mệnh dân tộc, Đảng ta đã đề ra quyết sách
chuyển xoay vận nước: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng trước tiên của
cách mạng Đông Dương. Qua các hội nghị Trung ương lần thứ 6 (tháng 111939), lần thứ 7 (11-1940), đặc biệt là Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chủ trì (tháng 5-1941), đã
khẳng định nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng trong giai đoạn hiện tại là “giải
phóng dân tộc, độc lập cho đất nước”, chủ trương tạm gác nhiệm vụ cách mạng
ruộng đất thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian chia cho
dân cày nghèo, thực hiện giảm tô, giảm tức, thành lập Mặt trận dân tộc thống
2


nhất rộng rãi (Mặt trận Việt Minh ra đời tháng 5-1941); khẳng định khởi nghĩa là
nhiệm vụ trung tâm, xác định phương thức giành chính quyền là đi từ khởi nghĩa
từng phần, mở đường cho cuộc tổng khởi nghĩa giành thắng lợi.
Chủ trương của Đảng đã thổi bùng phong trào đấu tranh đánh thực dân Pháp,
đuổi phát xít Nhật trong cả nước, hướng đến mục tiêu giành chính quyền về tay
nhân dân. Ở Sơn La, sau khi chi bộ Đảng Nhà tù Sơn La được thành lập đã giác
ngộ công chức, binh lính, học sinh và quần chúng theo Đảng làm cách mạng, lập
nên những tổ chức cứu quốc “Mú nóm chất lượng” và “Côn tay chất mương” ở
tỉnh lỵ và Mường Chanh (Mai Sơn), sau đó phong trào lan rộng ra toàn tỉnh. Đầu

năm 1945, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến. Mặt trận Thái Bình Dương,
quân đội Nhật bị thất bại liên tiếp, mâu thuẫn đối kháng giữa Nhật và Pháp ngày
càng gay gắt. Ở Đông Dương, tình thế khốn quẫn của Nhật đã buộc chúng phải làm
cuộc đảo chính lật đổ Pháp, độc chiếm Đông Dương và ngăn ngừa mối hậu họa bị
Pháp đánh sau lưng sau khi quân Đồng minh tiến vào.
Đêm 9-3-1945, Nhật tiến hành đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương.
Quân Pháp chống cự yếu ớt, nhanh chóng đầu hàng, một bộ phận tháo chạy sang
Trung Quốc. Đông Dương từ thuộc địa của Pháp trở thành thuộc địa của phát xít
Nhật. Trong thời gian đó, nhân dân Quỳnh Nhai đã chứng kiến sự tháo chạy của
quân Pháp khỏi sự kiểm soát của Nhật. Bị truy kích, một số tàn quân Pháp chạy
Nhật từ Than Uyên sang Quỳnh Nhai, bắt dân lây thuyền chở chúng ngược sông
Đà lên Lai Châu để chạy trốn sang Vân Nam (Trung Quốc).
Sau ngày đảo chính, Nhật vào chiếm Lai Châu. Được Đèo Văn Mun giúp
sức, chúng đã nhanh chóng xây dựng bộ máy cai trị từ tỉnh đến xã. Về cơ bản, Nhật
vẫn giữ nguyên hệ thống bộ máy cai trị như thời Pháp, chỉ thay đổi tên gọi cũ bằng
các tên gọi mới là tỉnh trưởng, phủ trưởng, xử lý những tên theo Pháp không ăn
cánh với chúng. Phát xít Nhật dựng Đèo Văn Mun làm Tỉnh trưởng Lai Châu.
Châu Quỳnh Nhai sau khi Nhật đảo chính là đơn vị hành chính thuộc tỉnh
Lai Châu, có diện tích 1500 km có các dân tộc Thái, Mông, Dao, Khơ Mú; có 5
xã là Mường Chiên, Pác Ma, Mường Giôn, Phiêng Ta Ma, Phình Sáng và 65
bản, do Đèo Văn Túm làm Tri châu (thay An Văn Pháp), Đèo Văn Khội làm
Bang tá. Lực lượng trấn áp có 7 lính cơ và lính dũng. Ngay sau khi củng cố
bộ máy cai trị, với chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, “lấy chiến
tranh nuôi chiến tranh”, thông qua các sắc thuế từ thời Pháp, phát xít Nhật tăng
cường bóc lột, vơ vét của cải của nhân dân để nuôi quân đội Nhật, bắt nhân dân
đi phu làm đường, cầu cống. Đời sống nhân dân các dân tộc Quỳnh Nhai vốn đã
nghèo khổ, dưới ách thống trị của giặc Nhật, đồng ruộng bị bỏ hoang, của cải bị
vơ vét, sức người bị bóc lột, ngày càng cực khổ, điêu đứng. Mâu thuẫn giữa
nhân dân với phát xít Nhật và phong kiến thân Nhật ngày càng sâu sắc.
Ngay trong đêm Nhật tiến hành đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung

ương Đảng đã họp hội nghị mở rộng, quyết định phát động cao trào “Kháng
Nhật cứu nước”, làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền, đề ra khẩu
hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật” thay cho khẩu hiệu “đánh đuổi Pháp - Nhật”.
3


Tinh thần Hội nghị được thể hiện trong Bản Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và
hành động của chúng ta do Ban Thường vụ Trung ương Đảng ban hành ngày 123-1945. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cao trào kháng Nhật cứu nước lan rộng trên
cả nước. Các phong trào khởi nghĩa từng phần, phá kho thóc giải quyết nạn đói,
chuẩn bị Tổng khởi nghĩa diễn ra khắp Bắc, Trung, Nam. Thời cơ Tổng khởi
nghĩa, giành chính quyền trong toàn quốc đã chín muồi.
Đến tháng 8- 1945, cuộc chiến tranh chống phát xít Nhật của lực lượng
Đồng minh trên Mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương vào giai đoạn bước ngoặt.
Ngày 6 và ngày 8-8-1945, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki,
gây tàn phá kinh hoàng và hậu quả lâu dài cho nhân dân Nhật Bản. Ngày 8-8-1945,
Liên Xô tuyên chiến với Nhật, tấn công Đạo quân Quan Đông trên chiến trường
Đông Bắc Trung Quốc và quần đảo Curin và Xakharin. Ngày 14-8-1945, Nhật
Hoàng chính thức đầu hàng Liên Xô và các nước Đồng minh không điều kiện.
Chớp thời cơ ngàn năm có một, trong ngày 13-8-1945, Ban Thường vụ Trung
ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. 23 giờ
cùng ngày, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban hành Quân lệnh số 1, phát động đồng
bào cả nước vùng dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Làn sóng cách mạng, khí
thế tổng khởi nghĩa giành chính quyền diễn ra sôi nổi, rộng khắp trong toàn quốc dưới
sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh. Ngày 26 -8-1945, Sơn La đã giành được
chính quyền và thành lập Ủy ban cách mạng lâm thời tỉnh.
Trong khi cuộc Tổng khởi nghĩa diễn ra trên cả nước, cũng như các địa
phương khác của tỉnh Lai Châu, Quỳnh Nhai vẫn chưa có cơ sở cách mạng, không
có đảng viên hoạt động, chưa hình thành phong trào cứu quốc. Do tiếp giáp với
Than Uyên (Yên Bái), Mường La, Thuận Châu của tỉnh Sơn La nên cuộc Tổng
khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở các châu và tỉnh lỵ Sơn La đã nhanh

chóng có ảnh hưởng và tác động lớn đến nhân dân các dân tộc Quỳnh Nhai.
Cùng thời điểm này, ông Điêu Chính Chân, quê ở xã Mường Chiên, châu
Quỳnh Nhai, trước làm thừa phái ở Than Uyên, sau chuyển đi Yên Bái, rồi Bắc
Quang (Tuyên Quang) cùng gia đình trở về Quỳnh Nhai, đã thông báo cho họ
hàng, dân bản biết về phong trào Cách mạng Tháng Tám ở Tuyên Quang. Ảnh
hưởng của cuộc Tổng khởi nghĩa ở Sơn La và từ nguồn tin ông Điều Chính
Chân cung cấp, một số quần chúng nhạy bén với thời cuộc đang làm nghề giáo
viên, công chức, những người có quan hệ họ hàng với ông Điều Chính Chân như
các ông Điệu Chính Liêm, Điếu Chính Thu, Điệu Chính Sún, Điêu Chính
Dinh,...đã nắm bắt tình hình và hiểu rõ ý nghĩa của cuộc cách mạng mang lại
độc lập dân tộc, ấm no và hạnh phúc của nhân dân đang diễn ra trên cả nước.
Chính điều đó đã thôi thúc họ quyết định chủ động bí mật hình thành Nhóm hoạt
động có xu hướng tích cực ở Quỳnh Nhai, do ông Điều Chính Chân đứng đầu.
Ngay sau khi thành lập, Nhóm đã cử ông Điều Chính Chân lên Lai Châu
và ông Điêu Chính Liêm đi Sơn La để nắm tình hình. Tại tỉnh lỵ Sơn La, ông
Điều Chính Liêm đã gặp ông Cầm Văn Dung là Chủ tịch Ủy ban cách mạng tỉnh
Sơn La và đồng chí Dương Văn Ty (tức Trần Quý Kiên), Ủy viên Xứ ủy Bắc
4


Kỳ, trưởng đoàn cán bộ do Tổng bộ Việt Minh cử lên giúp hai tỉnh Sơn La, Lai
Châu thành lập và củng cố chính quyền cách mạng. Sau khi nắm được tình hình
Lai Châu và Quỳnh Nhai, đồng chí Dương Văn Ty có ý kiến chỉ dẫn cho ông
Điêu Chính Liêm: “Trước sau Chính phủ cũng sẽ cử người lên để thành lập Uỷ
ban cách mạng như ở Sơn La. Nếu châu Quỳnh Nhai thành lập được chính
quyền Chính phủ rất hoan nghênh”. Đồng chí Dương Văn Ty trao cho ông Điều
Chính Liêm một số báo cách mạng và một lá cờ đỏ sao vàng để làm tài liệu
tuyên truyền cho nhân dân các dân tộc Quỳnh Nhai biết về Mặt trận Việt Minh,
về cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám và vận động nhân dân theo cách mạng,
vùng dậy giành chính quyền.

Về tới Quỳnh Nhai, ông Điều Chính Liêm đã tập hợp các ông Điều Chính
Thu, Điêu Chính Sún, Điếu Chính Dinh, họp tại Mường Chiên để thông báo tình
hình và kết quả chuyến đi Sơn La, những chủ chương mà đồng chí Dương Văn
Ty đã cho ý kiến. Các ông bàn bạc và thống nhất: muốn tiến hành khởi nghĩa
giành chính quyền thắng lợi, trước tiên phải tuyên truyền cho người dân hiểu về
cách mạng và chỉ có chính quyền dân chủ nhân dân mới mang lại quyền lợi cho
người dân; phải đoàn kết toàn dân thành một khối, cùng nhau đứng dậy lật đổ
ách thống trị của đế quốc, phìa tạo, phong kiến tay sai, tìm vũ khí, thành lập lực
lượng vũ trang để giành chính quyền.
- Thực hiện chủ trương đó, các ông đã phân nhau về các địa phương, bí
mật tuyên truyền, vận động nhân dân, trước hết là anh em trong họ hàng đến bà
con nhân dân các xã Mường Chiên, Pắc Ma, một số tạo bản, kỳ mục, xã đoàn và
lính dũng. Hoạt động của các ông được nhiều người tin tưởng, ủng hộ trong đó
có cả lý trưởng hai xã Mường Chiên và Pắc Ma là Điêu Chính Toàn, Điều Chính
Sen và một số tạo bản, kỳ mục, xã đoàn. Tại các vùng cao dân tộc Mông như
Phiêng Ta Ma, Phình Sáng, Xá Nhè, ông Điều Chính Dinh đã tuyên truyền, vận
động lôi kéo được các thống quán, xéo phải? ủng hộ.
- Sau khi từ Lai Châu về, ông Điều Chính Chân cùng các ông Điêu Chính
Liêm, Điêu Chính Sún, Điêu Chính Dinh, Điêu Chính Thu (người mới được tỉnh
trưởng Lai Châu Đèo Văn Mun bổ nhiệm làm Châu đoàn), lợi dụng thế pháp, tổ
chức cuộc họp, gấp rút chuẩn bị lực lượng bằng cách triệu tập tất cả số lính dũng
trong toàn châu về tập trung tại châu lỵ nhận lệnh Châu đoàn mới và luyện tập
quân sự, thực chất là để phục vụ cho việc chuẩn bị giành chính quyền.
Tối ngày 16-10-1945, tại nhà ông Điếu Chính Thu ở bản Nghe Tỏng, châu
Quỳnh Nhai, ông Điều Chính Chân chủ trì cuộc họp gồm có các ông Điều Chính
Liêm, Điêu Chính Sún, Điêu Chính Dinh, Điêu Chính Thu và toàn thể lực lượng
khởi nghĩa để thống nhất chủ trương và kế hoạch hành động, quyết định tiến
hành khởi nghĩa vào 19 giờ, ngày 17-10-1945. Cuộc họp phân công từng người
phụ trách từng mũi, phối hợp hành động như sau:
- Mũi chính do ông Điều Chính Liêm và ông Điều Chính Thủy đảm

nhiệm, có nhiệm vụ đột nhập vào nhà, bắt Tri châu Đèo Văn Túm, bắt hắn phải
đầu hàng, nếu ngoan cố chống cự sẽ dùng vũ lực, không để trốn thoát.
5


- Mũi đánh vào trại lính cơ do ông Điều Chính Sán phụ trách.
- Mũi do ông Điều Chính Dinh phụ trách có nhiệm vụ bắt Bang tá Đèo
Văn Khội.
Cuộc họp dự kiến danh sách Ủy ban lâm thời châu gồm 6 ủy viên: Điệu
Chính Chân, Điệu Chính Liêm, Điệu Chính Sún, Điêu Chính Dinh, Điếu Chính
Thu, Điệu Chính Toàn, thống nhất nội dung, chương trình buổi mít tinh ra mắt
Ủy ban lâm thời châu trước toàn dân vào sáng ngày 18-10-1945.
Theo kế hoạch, đúng 19 giờ ngày 17-10-1945, các mũi được phân công
tiến sát bao vây các mục tiêu. Cánh quân khởi nghĩa do hai ông Điều Chính
Liêm và Điều Chính Thủy chỉ huy bí mật bao vây và đột nhập nhà tri châu. Khi
lực lượng khởi nghĩa do Điều Chính Liêm dẫn đầu tiến vào, Tri châu Đèo Văn
Túm phản ứng quyết liệt. Trước sự cương quyết và áp lực của quân khởi nghĩa,
viên tri châu buộc phải đầu hàng, giao nộp vũ khí, nộp ấn tín, sổ sách; đồng thời
cam kết chấp hành mệnh lệnh của lực lượng khởi nghĩa để được hưởng chính
sách khoan hồng của chính quyền cách mạng. Một cánh quân khác do ông Điều
Chính Sún chỉ huy được trang bị giáo, mác, súng kíp, luôn qua hàng rào, nhanh
chóng đột nhập trại lính cơ. Bị tập kích bất ngờ, 7 lính cơ không kịp chống cự,
đã nộp vũ khí ra hàng. Trong khi đó, cánh quân thứ ba do ông Điếu Chính Dinh
chỉ huy, lùng bắt bang tá Điêu Văn Khội nhưng vốn gian ngoan, thấy động, ngay
tối hôm đó Khội đã trốn lên Lai Châu.
Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng khởi nghĩa đã đánh đổ
chính quyền tay sai phát xít Nhật ở châu Quỳnh Nhai, thu một số vũ khí gồm 37
sung các loại và 5 hòm đạn.
Tám giờ sáng ngày 18-10-1945, cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại sân
vận động châu (trước cửa nhà Đèo Văn Túm). Dưới lá cờ đỏ sao vàng, thay mặt

lực lượng khởi nghĩa, ông Điều Chính Chân tuyên bố xóa bỏ chính quyền cũ,
xóa bỏ mọi đặc quyền đặc lợi, ách áp bức, bóc lột của quan lại, phìa tạo đối với
người dân, nhân dân không phải sống cuộc đời làm cuồng, nhốc mà được làm
chủ cuộc sống của mình. Ủy ban lâm thời châu ra mắt nhân dân, gồm: ông Điều
Chính Chân làm Chủ tịch; ông Điều Chính Sún- Phó Chủ tịch kiêm ủy viên
quân sự; ông Điều Chính Liêm Ủy viên Thư ký; ông Điều Chính Thu- Ủy viên
Hành chính; ông Điệu Chính Toàn- Ủy viên Tài chính. Ủy ban lâm thời châu
kêu gọi nhân dân: Từ nay, đất nước Việt Nam đã độc lập, nhân dân là người làm
chủ, phải ủng hộ chính quyền để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, tuyệt
đối tuân theo sự lãnh đạo của Ủy ban lâm thời châu cho đến khi có bầu cử chính
thức. Sau buổi mít tinh, Ủy ban lâm thời châu họp thông qua kế hoạch củng cố
lực lượng phòng thủ, bảo vệ chính quyền và phân công các thành viên Ủy ban
tiến hành một số công việc khác. Ủy bạn cách mạng lâm thời châu đã nhất trí cử
ông Điều Chính Dinh tham gia làm cố vấn cho chính quyền mới.
* Ý nghĩa lịch sử:

6


Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm
1945 của quần chúng nhân dân ở châu Quỳnh Nhai tuy diễn ra muộn hơn so với
các địa phương khác trong cả nước, song lại có ý nghĩa rất quan trọng.
Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, đã đập tan chế độ cai trị hà khắc hơn 50
năm của thực dân Pháp, phát xít Nhật và phong kiến tay sai, đưa nhân dân lên
địa vị người làm chủ bản mường. Cuộc khởi nghĩa ở Quỳnh Nhai đã thể hiện
sinh động sự thống nhất giữa đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng với sự
sáng tạo và lòng khát khao xóa bỏ áp bức, bất công của nhân dân các dân tộc nơi
đây. Thắng lợi của cuộc nghĩa bắt nguồn từ sức mạnh quật khởi của nhân dân
các dân tộc Quỳnh Nhai dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự lan tỏa, tác động từ
phong trào cách mạng cả nước. Trong đó, thể hiện rõ tinh thần chủ động, sáng

tạo, của nhân dân Quỳnh Nhai, đặc biệt là những người con ưu tú, đã đóng vai
trò quan trọng trong cuộc nổi dậy giành chính quyền thành công nhanh chóng,
không đổ máu của nhân dân Quỳnh Nhai.
Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, chính quyền nhân dân ra đời đã tạo điều kiện, cổ
vũ, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, đứng lên bảo vệ quê hương, cùng
cả nước sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, đầy gian khổ nhưng hết
sức anh dũng chống thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta. Là châu duy nhất
của tỉnh Lai Châu (cũ) giành được chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm
1945, Quỳnh Nhai trở thành một bàn đạp, là cơ sở để lực lượng cách mạng, các cán
bộ của Đảng, Chính phủ tiến vào hoạt động ở tỉnh Lai Châu.
Câu 2. Chi bộ Quỳnh Nhai được thành lập vào ngày, tháng, năm nào?
địa điểm thành lập chi bộ? Khi thành lập chi bộ có bao nhiêu đảng viên? Bí
thư chi bộ là ai ? Chi bộ Đảng đầu tiên ở Quỳnh Nhai ra đời trong hoàn
cảnh như thế nào? Tính đến hết tháng 12 năm 2019, Đảng bộ huyện Quỳnh
Nhai có bao nhiêu chi, đảng bộ trực thuộc huyện ủy. Nêu tên của các chi,
đảng bộ trực thuộc?
Trả lời:
Ngày 01/8/1950 là ngày thành lập Chi bộ Quỳnh Nhai, tại Căn cứ Háng
Tông Tòng (thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo). Với 05 Đảng viên, Bí thư chi
bộ là đồng chí Nguyễn Hữu Chí.
* Hoàn cảnh ra đời: Trên cơ sở số Đảng viên vào hoạt động ở Lai Châu
ngày một tăng, trước đòi hỏi phải có các tổ chức ở các huyện để trực tiếp chỉ đạo
phong trào kháng chiến ở cơ sở, Ngày 01/8/1950, Ban cán sự Đảng Lai Châu
quyết định tác chi bộ Lai Châu thành 4 chi bộ Đảng: Cơ quan, Điện Biên, Tuần
Giáo và chi bộ Quỳnh Nhai. Chi bộ Quỳnh Nhai gồm các đồng chí cán bộ vũ
trang tuyên truyền đang công tác ở Quỳnh Nhai và các đồng chí trong trạm giao
thông của Ban Cán sự tỉnh, do đồng chí Nguyễn Hữu Chí làm Bí Thư. Chi bộ
hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Cán sự Đảng tỉnh Lai Châu.
* Ý nghĩa lịch sử: Chi bộ Quỳnh Nhai ra đời đánh dấu một bước trưởng
thành về tổ chức Đảng, thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của Đảng, thể hiện sự phát

7


triển mạnh mẽ của phong trào kháng chiến trong huyện. Chi bộ Đảng thành lập
cũng thể hiện rõ sự quan tâm lãnh đạo của Trung ương Đảng, Khu ủy liên khu X,
Liên khu ủy Việt Bắc, Ban cán sự Đảng Lai Châu đối với địa bàn trọng yếu Quỳnh
Nhai. Các đội xung phong tuyên truyền lần lượt vào Lai Châu hoạt động, nhiều cán
bộ, Đảng viên của tỉnh khác được tăng cường, điều động cho Lai Châu là những cơ
sở để tổ chức Đảng Lai Châu được thành lập, trực tiếp chỉ đạo phong trào cách
mạng ở địa phương. Sự ra đời của Chi bộ Đảng là cơ sở để phát triển Đảng viên địa
phương, đặt nền móng cho sự ra đời của Đảng bộ huyện, đặc biệt là đưa phong trào
kháng chiến ở Quỳnh Nhai bước vào giai đoạn phát triển mới.
- Tính đến hết tháng 12/2019, Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai có 33 chi, đảng
bộ trực thuộc huyện ủy (trong đó 15 Đảng bộ và 18 chi bộ) bao gồm: Đảng bộ xã
Mường Giàng, Đảng bộ xã Chiềng Bằng, Đảng bộ xã Chiềng Khoang, Đảng bộ xã
Nặm Ét, Đảng bộ xã Mường Sại, Đảng bộ xã Mường Chiên, Đảng bộ xã Chiềng
Ơn, Đảng bộ xã Mường Giôn, Đảng bộ xã Chiềng Khay, Đảng bộ xã Cà Nàng,
Đảng bộ xã Pá Ma Pha Khinh, Đảng bộ Quân sự huyện, Đảng bộ Công An huyện,
Đảng ủy cơ quan khối Đảng đoàn thể, Đảng ủy cơ quan khối chính quyền, Chi bộ
trường THPT Quỳnh Nhai, Chi bộ trường THPT Mường Giôn, Chi bộ trường
THCS & THPT nội trú huyện Quỳnh Nhai, Chi bộ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp
huyện, Chi bộ Trung tâm truyền thông văn hóa, Chi bộ Ban QLDA Di dân tái định
cư thủy điện Sơn La ,Chi bộ BQL Đầu tư xây dựng huyện, Chi bộ hạt kiểm lâm,
Chi bộ chi nhánh đô thị huyện, Chi bộ Tòa án nhân dân huyện, Chi bộ Viện kiểm
sát nhân dân huyện ,Chi bộ Thi hành án, Chi bộ Bưu điện huyện Quỳnh Nhai, Chi
bộ BHXH huyện Quỳnh Nhai, Chi bộ Ngân hàng CSXH huyện Quỳnh Nhai, Chi
bộ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank Quỳnh Nhai, Chi bộ
Bệnh viên đa khoa huyện Quỳnh Nhai, Chi bộ Trung tâm y tế huyện Quỳnh Nhai.
Câu 3. Từ khi thành lập đến tháng 12 năm 2019, Đảng bộ huyện
Quỳnh Nhai đã tiến hành bao nhiêu kì Đại hội? Nêu thời gian tổ chức các kì

Đại hội? Số lượng ủy viên Ban Chấp hành được bầu tại Đại hội; Nêu họ, tên
các đồng chí đồng chí Bí thư, Phó Bí thư thường trực, Phó Bí thư, Chủ tịch
Ủy ban hành chính (Ủy ban nhân dân) qua các thời kì?
Trả lời:
Từ khi thành lập đến tháng 12 năm 2019 Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai đã
tiến hành được 20 kì Đại hội đó là:
* Đại hội Đảng bộ châu Quỳnh Nhai lần thứ I:
- Thời gian, địa điểm: Tháng 5-1960 tại Châu lỵ Quỳnh Nhai
- Bí thư Châu ủy: đồng chí Phạm Thanh
Dự Đại hội có 59 đại biểu đại diện cho toàn thể cán bộ và Đảng viên,
nhân dân các dân tộc trong châu. Đại hội đã bầu 9 ủy viên BCH Châu ủy (2 ủy
viên dự khuyết). Tại phiên họp đầu tiên của BCH Đảng bộ đã bầu Ban Thường
vụ gồm 4 đồng chí; Đồng chí Phạm Thanh được bầu làm Bí thư Châu ủy.
* Đại hội đại biểu Đảng bộ Châu Quỳnh Nhai lần thứ II:
8


- Thời gian, địa điểm: Từ 25-3 - 2/4/1962, tại Châu lỵ Quỳnh Nhai
- Bí thư Châu ủy: đồng chí Phạm Thanh
Đại hội đại biểu Đảng bộ Châu Quỳnh Nhai lần thứ II có 57 đại biểu dự Đại
hội, Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa II, gồm 13 đồng chí, trong đó có 2
ủy viên dự khuyết. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ châu khóa II đã
bầu Ban Thường vụ gồm 5 ủy viên; đồng chí Phạm Thanh được bầu làm Bí thư.
* Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai lần thứ III:
- Thời gian, địa điểm: Tháng 3 – 1963, tại huyện lỵ Quỳnh Nhai
- Bí thư huyện ủy: Đồng chí Vì Lâm
Tháng 3-1963, Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai lần thứ III
được tổ chức trọng thể tại hội trường lớn của huyện ủy. Đến dự Đại hội có 48
đại biểu thay mặt cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong
huyện. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khoá III gồm 13 đồng chí (02 uỷ

viên dự khuyết). Đồng chí Vì Lâm được bầu làm Bí thư khoá III.
* Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai lần thứ IV:
- Thời gian, địa điểm: ngày 21 – 25/10/1964 tại huyện lỵ Quỳnh Nhai
- Bí thư huyện ủy: đồng chí Vì Lâm
- Phó bí thư huyện ủy: đồng chí Hoàng Chiến - Phó Bí thư (Chủ tịch
UBHC huyện); đồng chí Đặng Đăng Ngôn - Phó Bí thư Thường trực huyện ủy
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai lần thứ IV được tổ chức từ
ngày 21 đến 25-10-1964 tại huyện ly Quỳnh Nhai. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành
khóa IV gồm 15 đồng chí (2 dự khuyết). Tại phiên họp BCH Đảng bộ huyện
Quỳnh Nhai lần thứ IV đã bầu Ban Thường vụ gồm 5 ủy viên, đồng chí Vì Lâm
tiếp tục được bầu làm Bí thư; đồng chí Hoàng Chiến làm Phó Bí thư (Chủ tịch
UBHC huyện); đồng chí Đặng Đăng Ngôn - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy;
đồng chí Lù Văn Que - ủy viên Ban Thường vụ (phụ trách công tác tổ chức), đồng
chí Nguyễn Viết Khả - Ủy viên Ban Thường vụ (phụ trách nông nghiệp), đồng chí
Hoàng Thổ - ủy viên Ban Thường vụ (phụ trách chính quyền, nội chính).
* Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai lần thứ V:
- Thời gian, địa điểm: tháng 3-1967, tại huyện lỵ Quỳnh Nhai
- Bí thư huyện ủy: đồng chí Hoàng Kỳ
- Phó Bí thư huyện ủy: đồng chí Nguyễn Duy Ngợi - Phó Bí thư Thường
trực huyện ủy; đồng chí Hoàng Chiến - Phó Bí thư (Chủ tịch UBHC)
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai lần thứ V, họp tháng 31967, được tổ chức trọng thể tại huyện lỵ Quỳnh Nhai, Đại hội đã bầu 15 ủy
viên Ban Chấp hành Đảng bộ khóa V (Gồm các đồng chí: Hoàng Chiến, Hoàng
Đại, Nguyễn Thái Hoan, Hoàng Kỳ, Hoàng Văn Mẩu, Nguyễn Duy Ngợi, Lù
Que, Điêu Chính Quen, Trần Công Quý, Hà Xuân Quyết, Lò Thị San, Nguyễn
9


Thạc, Hoàng Văn Thổ, Nguyễn Ngọc Tùng). Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp
hành Đảng bộ khóa V đã bầu 5 ủy viên Ban Thường vụ. Đồng chí Hoàng Kỳ
được bầu làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Duy Ngợi làm Phó Bí thư Thường trực

Huyện ủy, đồng chí Hoàng Chiến làm Phó Bí thư (Chủ tịch Ủy ban hành chính
huyện); các đồng chí Hà Xuân Quyết - ủy viên Ban Thường vụ (trưởng Ban
Tuyên huấn), Lù Que - Ủy viên Ban Thường vụ (Trưởng Ban tổ chức huyện ủy)
* Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai lần thứ VI:
- Thời gian, địa điểm: ngày 17 - 5 – 1969 tại huyện lỵ Quỳnh Nhai
- Bí thư huyện ủy: đồng chí Hoàng Kỳ
- Phó bí thư huyện ủy: đồng chí Hoàng Chiến (Chủ tịch UBHC) Phó Bí
thư; đồng chí Lù Que - Phó Bí thư Thường trực huyện ủy
Đại hội đại biểu lần Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai thứ VI được tổ chức ngày
17/5/ 1969. Đại hội bầu 15 ủy viên (gồm các đồng chí: Trần Xuân Cẩn, Hoàng
Chiến, Hoàng Đại, Nguyễn Thái Hoan, Hoàng Kỳ, Nguyễn Viết Khả, Hoàng Văn
Mẩu, Nguyễn Gia Mừng, Lò Văn Piếng, Lù Que, Điêu Chính Quen, Tr) vào Ban
Chấp hành khóa VI. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ khóa VI đã bầu
5 ủy viên Ban Thường vụ, gồm các đồng chí: Hoàng Kỳ, Hà Xuân Quyết, Nguyễn
Gia Mừng, Hoàng Chiến, Lù Que. Đồng chí Hoàng Kỳ được bầu chức vụ Bí thư;
đồng chí Hoàng Chiến (Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện) làm Phó Bí thư ; đồng
chí Lù Que làm Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy.
* Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai lần thứ VII:
- Thời gian, địa điểm: ngày 13 -10 – 1970, tại huyện lỵ Quỳnh Nhai
- Bí thư huyện ủy: Đồng chí Hoàng Chiến
- Phó Bí thư huyện ủy: đồng chí Lù Que - Phó Bí thư (Chủ tịch UBHC);
đồng chí Lê Doãn Trọng - Phó Bí thư Thường trực.
Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai lần thứ VII, được tổ chức
ngày 13 -10 – 1970, Đại hội đã bầu 15 ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ khóa
VII (Gồm các đồng chí: Bạc Cầm Bảo, Hoàng Chiến, Hoàng Đại, Nguyễn Thái
Hoan, Lù Văn Khánh, Trần Lân, Hoàng Văn Mẩu, Nguyễn Gia Mừng, Lò Văn
Piếng, Lù Que, Điêu Chính Quen, Trần Công Quý, Lò Thị San, Nguyễn Thạc, Lê
Doãn Trọng). Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ khóa VII đã bầu
Ban Thường vụ và phân công nhiệm vụ cho các ủy viên. Đồng chí Hoàng Chiến
được bầu chức vụ Bí thư, đồng chí Lù Que làm Phó Bí thư, Chủ tịch UBHC;

đồng chí Lê Doãn Trọng làm Phó Bí thư Thường trực.
* Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai lần thứ VIII:
- Thời gian, địa điểm: ngày 25/5/1973, tại huyện lỵ Quỳnh Nhai
- Bí thư huyện ủy: đồng chí Hoàng Chiến
- Phó Bí thư huyện ủy: đồng chí Lù Que, Phó Bí Thư (Chủ tịch UBHC),
đồng chí Lê Doãn Trọng, Phó bí thư Thường trực huyện ủy
10


Đại hội diễn ra vào ngày 25/5/1973, Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Quỳnh
Nhai lần VIII được tổ chức trọng thể tại huyện lỵ Quỳnh Nhai. Đại hội đã bầu ra 15
đồng chí (gồm các đồng chí: Bạc Cầm Bảo, Hoàng Chiến, Điêu Chính Dụng,
Nguyễn Thái Hoan, Lù Văn Khánh, Trần Lân, Hoàng Văn Mẩu, Lò Văn Piếng, Lù
Que, Điêu Chính Quen, Trần Công Quý, Lò Thị San, Vũ Đình Thung, Nguyễn
Thạc, Lễ Doãn Trọng) vào ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa VIII, trong đó có 2
ủy viên dự khuyết. Tại hội nghị lần thứ nhất, đồng chí Hoàng Chiến được bầu tiếp
tục làm Bí thư huyện ủy. Đồng chí Lù Que, Phó Bí Thư, Chủ tịch UBHC huyện,
Đồng chí Lê Doãn Trọng, Phó bí thư Thường trực Huyện ủy.
* Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai lần thứ IX:
- Thời gian, địa điểm: Từ ngày 15 - 19/10/1974, tại huyện lỵ Quỳnh Nhai
- Bí thư huyện ủy: đồng chí Hoàng Chiến
- Phó bí thư huyện ủy: đồng chí Lê Doãn Trọng - Phó bí thư Thường trực
huyện ủy, đồng chí Lù Que - Phó bí thư (chủ tịch UBHC)
Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX được tổ chức tại hội trường Huyện ủy.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa IX gồm 15 đồng chí (gồm các
đồng chí: Bạc Cầm Bảo, Hoàng Chiến, Lừ Chiến, Phùng Văn Hàn, Nguyễn Thái
Hoan, Lù Văn Khánh, Vũ Tiến Lũy, Lò Văn Phúc, Lù Que, Điêu Chính Quen, Trần
Công Quý, Lò Thị San, Nguyễn Mạnh Sinh, Lê Doãn Trọng, Hà Ngọc Thên) trong
đó có 02 đồng chí Ủy viên dự khuyết). Tại Đại hội thứ nhất đã bầu Ban Thường vụ
gồm các đồng chí: Lò Văn Phúc, Bạc Cầm Bảo, Điêu Chính Quen, Lê Doãn Trọng,

Lù Que, Hoàng Chiến. Đồng chí Hoàng Chiến tiếp tục được bầu làm Bí thư, đồng
chí Lê Doãn Trọng được bầu làm Phó bí thư Thường trực huyện ủy, đồng chí Lù
Que được bầu làm Phó bí thư (chủ tịch UBHC huyện)
* Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai lần thứ X:
- Thời gian, địa điểm: tháng 3-1977, tại huyện lỵ Quỳnh Nhai
- Bí thư huyện ủy: đồng chí Hoàng Chiến
- Phó bí thư huyện ủy: đồng chí Bạc Cầm Bảo - Phó bí thư (chủ tịch
UBND), Đồng chí Lê Doãn Trọng - Phó bí thư thường trực huyện ủy
Trung tuần tháng 3-1977, Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai tổ chức Đại hội
đảng bộ lần thứ X tại huyện lỵ Quỳnh Nhai. Đại hội đã bầu 19 ủy viên BCH
(gồm các đồng chí: Hoàng Chiến, Lê Doãn Trọng, Bạc Cầm Bảo, Điêu Chính
Quen, Vũ Tiến Lũy, Điêu Chính thực, Nguyễn Mạnh Sinh, Lò Văn Phúc, Lò Thị
San, Lù Văn Khánh, Vũ Đình Thung, Lừ Văn Chiến, Điêu Chính Dụng, Bùi Đức
Biều, Lò Văn Tín, Phùng Văn Hàn, Đặng Văn Thàng; 02 đồng chí dự khuyết:
đồng chí Lò Văn Lộc, Nguyễn Hoàng Hoan) đảng bộ huyện khóa X (nhiệm kỳ
1977 – 1979). Tại hội nghị lần thứ nhất BCH Đảng bộ huyện đã bầu 7 đồng chí
ủy viên Ban thường vụ gồm các đồng chí: Hoàng Chiến, Lê Doãn Trọng, Bạc
Cầm Bảo, Điêu Chính Quen, Vũ Tiến Lũy, Điêu Chính Thực, Nguyễn Mạnh
Sinh; Đồng chí Hoàng Chiến được bầu làm Bí Thư huyện ủy, đồng chí Bạc Cầm
11


Bảo được bầu làm Phó bí thư (chủ tịch UBND), Đồng chí Lê Doãn Trọng được
bầu làm Phó bí thư thường trực huyện ủy.
* Đại hội đại biểu đảng bộ huyện Quỳnh Nhai lần thứ XI:
- Thời gian, địa điểm: ngày 05/11/1979 tại huyện lỵ Quỳnh Nhai
- Bí thư huyện ủy: đồng chí Lê Nguyên Bắc
- Phó bí thư huyện ủy: đồng chí Nguyễn Mạnh Sinh - Phó bí thư thường
trực, đồng chí Bạc Cầm Bảo - Phó bí thư (chủ tịch UBND)
Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai lần thứ XI tiến hành từ ngày

01 đến ngày 05/11/1979 tại huyện lỵ Quỳnh Nhai. Đại hội đã bầu Ban chấp hành
khóa XI gồm 27 ủy viên (trong đó có các đồng chí: Lê Nguyên Bắc, Bạc Cầm
Bảo, Nguyễn Mạnh Sinh, Điêu Chính Quen, Điêu Chính Thực, Vũ Tiến Lũy,
Quàng Văn Ơn, Vũ Đình Thung, Nguyễn Thái Hoan, Lò Văn Phúc, Lừ Chiến,
Phan Cương, Lò Thị San, Bùi Đức Biều, Phùng Văn Hàn, Điêu Chính Dụng, Lù
Khánh, Trần Hữu Mão, Nguyễn Hữu Danh, Trần Xuân Lạc, Trần Quốc Tích, Lò
Lộc, Hồ Sĩ Hiển, Lò Văn Tín, Lò Thị Hải; 02 ủy viên dự khuyết: Nguyễn Xuân
Ấm, Lò Văn Nhàn), trong đó 25 ủy viên chính thức, hội nghị BCH lần thứ nhất
đã bầu ra Ban thường vụ gồm 7 ủy viên: Điêu Chính Quen, Điêu Chính Thực,
Vũ Tiến Lũy, Quàng Văn Ơn. Đồng chí Lê Nguyên Bắc được bầu làm Bí Thư
huyện ủy, đồng chí Nguyễn Mạnh Sinh được bầu làm Phó bí thư thường trực,
đồng chí Bạc Cầm Bảo được bầu làm Phó bí thư (chủ tịch UBND huyện)
* Đại hội đại biểu đảng bộ huyện Quỳnh Nhai lần thứ XII:
- Thời gian, địa điểm: ngày 10 - 14/12/1982, tại huyện lỵ Quỳnh Nhai
- Bí thư huyện ủy: đồng chí Bạc Cầm Bảo
- Phó bí thư huyện ủy: đồng chí Nguyễn Mạnh Sinh - Phó bí thư Thường trực,
Đồng chí Điêu Chính Thực - UV BTV (Chủ tịch UBND)
Từ ngày 10 đến ngày 14/12/1982, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII
được tiến hành. Đại hội đã bầu 25 ủy viên (trong đó có các đồng chí: Bạc Cầm
Bảo, Điêu Chính Thực, Nguyễn Mạnh Sinh, Điêu Chính Quen, Vũ Đình Thung,
Lò Văn Phúc, Điêu Chính Phín, Lừ Chiến, Điêu Chính Dụng, Lò Thị Hải, Điểu
Văn Láo, Lường Văn Pháp, Lò Văn Chủng, Lò Văn Mến, Hà Hoàng, Điêu
Chính Nguyện, Lù Văn Khánh, Nguyễn Bá Mạch, Nguyễn Hải Sơn, Tòng Văn
Phấng, Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Hồng Hạnh, Lừ Văn Mộ; 02 đồng chí ủy viên
dự khuyết: Mai Văn Thắng, Đặng Đình Phương) trong đó có 23 ủy viên chính
thức BCH đảng bộ huyện khóa XII. Hội nghị lần thứ nhất BCH khóa XII đã bầu
ra 7 ủy viên BTV huyện ủy, đồng chí Bạc Cầm Bảo được bầu làm Bí thư huyện
ủy, đồng chí Nguyễn Mạnh Sinh được bầu làm Phó bí thư Thường trực, Đồng
chí Điêu Chính Thực được bầu UV BTV (Chủ tịch UBND).
* Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai lần thứ XIII:

- Thời gian, địa điểm: ngày 29/9 - 02/10/1986, tại huyện lỵ Quỳnh Nhai
12


- Bí thư huyện ủy: đồng chí Điêu Chính Thực
- Phó bí thư huyện ủy: đồng chí Vũ Đình Thung - Phó bí thư Thường trực,
đồng chí Điêu Chính Nguyện, Phó Bí thư (chủ tịch UBND)
Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai lần thứ XIII diễn ra từ ngày
29/9 đến 02/10/1986. Đại hội đã bầu ra 33 ủy viên, trong đó 27 ủy viên chính
thức (gồm các đồng chí: Điêu Chính Thực, Vũ Đình Thung, Lò Văn Mến, Điêu
Chính Phín, Lò Văn Niện, Hoàng Văn Hạo, Điêu Chính Nguyện, Lò Văn Chủng,
Hoàng Văn Inh, Đặng Đình Phương, Vì Xuân Chương, Lò Thị Hải, Điêu Văn
Láo, Nguyễn Bá Mạch, Phạm Thị Nhuận, Lò Văn Dương, Tòng Duyên Hoãn,
Lường Văn Pháp, Lò Văn Một, Đào Trọng Quý, Lù Văn Hương, Phùng Văn
Hàn, Lừ Văn Chiến, Lừ Hùng, Phan Văn Viện, Mè Văn Ơn, Đỗ Đình Cố; 06 Ủy
viên dự khuyết: Vũ Duy Quang, Lò Văn Đỉnh, Đặng Văn Vịn, Nguyễn Hữu
Khánh, Nguyễn Văn Tịch, Hà Văn Nhiêu) Hội nghị lần thứ nhất BCH đảng bộ
huyện Quỳnh Nhai đã bầu 09 ủy viên BTV: Điêu Chính Thực, Vũ Đình Thung,
Lò Văn Mến, Điêu Chính Phín, Lò Văn Niện, Hoàng Văn Hạo, Điêu Chính
Nguyện, Lò Văn Chủng, Hoàng Văn Inh. Đồng chí Điêu Chính Thực được bầu
làm Bí Thư huyện ủy, Đồng chí Vũ Đình Thung được bầu làm Phó bí thư
Thường trực, đồng chí Điêu Chính Nguyện, Phó Bí thư (chủ tịch UBND).
* Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai lần thứ XIV:
- Thời gian, địa điểm: ngày 10 – 12/01/1989, tại huyện lỵ Quỳnh Nhai
- Bí thư huyện ủy: đồng chí Điêu Chính Thực
- Phó bí thư huyện ủy: Đồng chí Điêu Chính Nguyện - phó Bí thư (chủ tịch
UBND), đồng chí Lừ Văn Chiến - Phó Bí thư Thường trực huyện ủy
Đại hội diễn ra từ ngày 10 – 12/01/1989, tại huyện lỵ Quỳnh Nhai. Đại
hội đã bầu ra 31 Ủy viên, trong đó 27 ủy viên chính thức (gồm các đồng chí:
Điêu Chính Thực, Điêu Chính Nguyện, Lừ Văn Chiến, Hoàng Inh, Lò Văn

Chủng, Lò Văn Mến, Lò Văn Niện, Đặng Đình Phương, Đỗ Đình Cố, Nguyễn
Thanh Bằng, Điêu Văn Láo, Mè Văn Ơn, Lò Văn Dương, Đào Trọng Quý,
Lường Văn Pháp, Lù Văn Hướng, Tòng Duyên Hoán, Lò Văn Một, Lò Văn
Đỉnh, Phạm Xuân Hoan, Trần Đình Xứng, Bạc Thị Hoàn, Hà Văn Thức, Lò Văn
Sợn, Lò Văn Bun, Lò Văn Cói,Hà Văn Nhiêu; 04 Ủy viên dự khuyết: Nguyễn
Đức Khánh, Hoàng Văn Hinh, Điêu Chính Sín, Đỗ Xuân Thử), Hội nghị lần thứ
nhất BCH khóa XIV đã bầu 9 ủy viên Ban Thường vụ; Đồng chí Điêu Chính
Thực được bầu làm Bí thư huyện ủy, Đồng chí Điêu Chính Nguyện phó bí thư
(chủ tịch UBND huyện), đồng chí Lừ Văn Chiến được bầu làm Phó bí thư
Thường trực huyện ủy.
* Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai lần thứ XV:
- Thời gian, địa điểm: ngày 17 – 19/10/1991 tại huyện lỵ Quỳnh Nhai
- Bí thư huyện ủy: đồng chí Điêu Chính Nguyện (kiêm chủ tịch UBND)
- Phó bí thư huyện ủy: Đồng chí Lừ Văn Chiến - Phó bí thư Thường trực huyện ủy
13


Đại hội Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai khóa XV tiến hành từ ngày 17 –
19/10/1991 tại huyện lỵ Quỳnh Nhai. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành khóa XV
gồm 27 đồng chí (gồm các đồng chí: Điêu Chính Nguyện, Lừ Văn Chiến, Điêu
Chính Láo, Vì Xuân Chương, Đặng Đình Phương, Lò Văn Mến, Đỗ Đình Cố, Lò
Văn Chủng, Lò Văn Niện, Bạc Thị Hoàn, Đào Trọng Quý, Hà Văn Thức, Hoàng
Hinh, Bạc Cầm Thụng, Trần Đình Xứng, Lò Văn Đỉnh, Phạm Xuân Hoan, Hoàng
Inh, Đặng Sĩ Tường, Điêu Chính Xín, Lò Văn Xuân, Phạm Chí Thành, Chảo Văn
Ú, Lường Văn Pháp, Lò Văn Sợn, Lò Văn Bun, Lò Văn Một). Hội nghị lần thứ nhất
BCH Đảng bộ khóa XV đã bầu Ban thường vụ gồm 9 đồng chí: Điêu Chính
Nguyện, Lừ Văn Chiến, Điêu Văn Láo, Vì Xuân Chương, Đặng Đình Phương, Lò
Văn Mến, Đỗ Đình Cố, Lò Văn Chủng, Lò Văn Niện; đồng chí Điêu Chính
Nguyện được bầu chức vụ Bí Thư huyện ủy (kiêm chủ tịch UBND); Đồng chí Lừ
Văn Chiến được bầu chức Phó bí thư Thường trực huyện ủy.

* Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai lần thứ XVI:
- Thời gian, địa điểm: ngày 25/3/1996, tại huyện lỵ Quỳnh Nhai
- Bí thư huyện ủy: đồng chí Lừ Văn Chiến (chủ tịch HĐND huyện)
- Phó bí thư huyện ủy: đồng chí Lò Văn Chủng - Phó bí thư (chủ tịch
UBND huyện), đồng chí Trần Đình Yến - Phó bí thư Thường trực huyện ủy
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai khóa XVI (nhiệm kỳ 1996 –
2000) diễn ra vào ngày 25/3/1996, tại huyện lỵ Quỳnh Nhai. Đại hội đã bầu ra
31 ủy viên BCH đảng bộ (gồm các đồng chí: Lừ Văn Chiến, Trần Đình Yến, Lò
Văn Chủng, Lò Văn Mến, Vì Xuân Chương, Đặng Đình Phương, Mè Văn
Thăng, Phạm Chí Thành, Lường Văn Phúc, Đỗ Đình Cố, Hoàng Inh, Bạc Thị
Hoàn, Hoàng Hinh, Trần Đình Xứng, Đào Trọng Quý, Bạc Cầm Thụng, Đặng
Sỹ Tường, Lò Văn Đỉnh, Hà Văn Thức, Điêu Chính Xín, Lò Văn Hặc, Lò Văn
Sợn, Lường Văn Pháp, Lò Văn Bun, Lò Văn Một, Lò Văn Thỏa, Lừ Văn Quỳnh,
Tòng Văn Thơi, Điêu Thị Duy, Trần Thị Sáo, Phạm Xuân Hoan). Hội nghị BCH
đảng bộ lần thứ nhất đã bầu 9 ủy viên Ban Thường vụ gồm các đồng chí: Lừ
Văn Chiến, Trần Đình Yến, Lò Văn Chủng, Lò Văn Mến, Vì Xuân Chương,
Đặng Đình Phương, Mè Văn Thăng, Phạm Chí Thành, Lường Văn Phúc. Đồng
chí Lừ Văn Chiến được bầu làm Bí Thư huyện ủy (chủ tịch HĐND huyện), đồng
chí Lò Văn Chủng được bầu làm Phó bí thư (chủ tịch UBND huyện), đồng chí
Trần Đình Yến được bầu làm Phó bí thư Thường trực huyện ủy.
* Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai lần thứ XVII:
- Thời gian, địa điểm: từ 27-19/11/2000 tại huyện lỵ Quỳnh Nhai
- Bí thư huyện ủy: đồng chí Trần Đình Yến
- Phó bí thư huyện ủy: đồng chí Lù Văn Dũng - Phó bí thư Thường trực;
đồng chí Lò Văn Mến - Phó bí thư (chủ tịch UBND)
Đại hội diễn ra trong 03 ngày, từ 27-19/11/2000 tại huyện lỵ Quỳnh Nhai,
Đại hội đã bầu ra 31 ủy viên BCH Đảng bộ (gồm các đồng chí: Trần Đình Yến,
14



Lù Văn Dũng, Lò Văn Mến, Điêu Chính Duy, Đặng Đình Phương, Vì Xuân
Chương, Lường Văn Phúc, Mè Văn Thăng, Thiều Thái Ngọc, Bùi Thái Sơn,
Trần Thị Sáo, Điêu Văn Láo, Bạc Thị Hoàn, Điêu Anh Châu, Phạm Xuân Hoan,
Lò Văn Phôi, Trần Đình Xứng, Đào Trọng Quý, Phạm Văn Công, Lò Văn Hặc,
Bùi Hồng Hải, Lò Văn Thích, Hoàng Văn Tởn, Hà Văn Thức, Điêu Chính Xín,
Lò Văn Sợn, Lường Văn Pháp, Lò Văn Sơn, Lừ Văn Quỳnh, Tòng Văn Thơi, Lò
Văn Thỏa), Hội nghị lần thứ nhất BCH Đảng bộ khóa XVII đã bầu 9 ủy viên
Ban thường vụ, gồm các đồng chí Trần Đình Yên, Lù Văn Dũng, Lò Văn Mến,
Điêu Thị Duy, Đặng Đình Phương, Vì Xuân Chương, Lường Văn Phúc, Mè Văn
Thăng, Thiều Thái Ngọc; đồng chí Trần Đình Yến, bầu làm Bí thư huyện ủy,
đồng chí Lù Văn Dũng được bầu làm Phó bí thư Thường trực; Đồng chí Lò Văn
Mến (chủ tịch UBND) bầu làm Phó bí thư.
* Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai lần thứ XVIII:
- Thời gian, địa điểm: ngày 23 - 24/9/2005 tại huyện lỵ Quỳnh Nhai
- Bí thư huyện ủy: đồng chí Cầm Ngọc Minh
- Phó bí thư huyện ủy: đồng chí Mè Văn Thăng - Phó bí thư Thường trực
huyện ủy, đồng chí Lò Văn Mến - phó Bí thư (chủ tịch UBND)
Đại hội được tổ chức từ ngày 23-24/9/2005 tại huyện lỵ Quỳnh Nhai. Đại
hội đã bầu ra 33 ủy viên BCH đảng bộ huyện khóa XVIII (gồm các đồng chí:
Cầm Ngọc Minh, Lò Văn Mến, Mè Văn Thăng, Điêu Thị Duy, Phạm Xuân Hoan,
Lường Văn Phúc, Điêu Chính Xuân, Cà Văn Pống, Trần Đức Thái, Bùi Thái
Sơn, Bùi Hồng Hải, Lò Văn Phôi, Nguyễn Sỹ Minh, Lò Văn Hặc, Trần Thị Sáo,
Điêu Văn Láo, Hoàng Văn Tởn, Điêu Anh Châu, Phạm Văn Công, Ngần Văn
Mún, Lừ Văn Quỳnh, Tòng Phương Thơi, Nguyễn Tuấn Anh, Điêu Văn Thưởng,
Đỗ Tiến Dũng, Vũ Thị Thu, Vì Thị Tiến, Đinh Ngọc Vương, Lò Văn Ngọ, La Thị
Yêu, Lò Văn Thỏa, Lò Văn Mớ, Quàng Văn Cấu) Hội nghị lần thứ nhất BCH
Đảng bộ đã bầu 11 ủy viên Ban thường vụ, gồm các đồng chí: Cầm Ngọc Minh,
Lò Văn Mến, Mè Văn Thăng, Điêu Thị Duy, Phạm Xuân Hoan, Lường Văn
Phúc, Điêu Chính Xuân, Cà Văn Pống, Trần Đức Thái, Lò Văn Hặc, Trần Thị
Sao. Đồng chí Cầm Ngọc Minh được bầu làm Bí thư huyện ủy, Đồng chí Mè

Văn Thăng được bầu làm Phó bí thư Thường trực huyện ủy, Đồng chí Lò Văn
Mến được bầu làm phó bí thư (chủ tịch UBND).
* Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai lần thứ XIX:
- Thời gian, địa điểm: ngày 02-4/8/2010 tại huyện Quỳnh Nhai (mới)
- Bí thư huyện ủy: đồng chí Trịnh Thị Oanh
- Phó bí thư huyện ủy: đồng chí Nguyễn Tuấn Anh - Phó bí thư thường trực
huyện ủy, đồng chí Nguyễn Như Cầu – Phó bí thư huyện ủy (chủ tịch UBND)
Diễn ra từ ngày 02-4/8/2010 tại huyện Quỳnh Nhai mới. Đại hội đã bầu
Ủy viên BCH đảng bộ huyện khóa XIX được 37 đồng chí, Hội nghị BCH lần
thứ nhất đã bầu ra Ban Thường vụ huyện ủy được 11 đồng chí: Trịnh Thị Oanh,
15


Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Như Cầu, Cà Văn Pống, Trần Thị Sáo, Bùi Thái
Sơn, Điêu Chính Xuân, Đinh Ngọc Vương, Lừ Văn Quý, Bùi Phương Lan, Vì
Thị Tiến. Đồng chí Trịnh Thị Oanh được bầu giữ chức Bí thư huyện ủy; Đồng
chí Nguyễn Tuấn Anh bầu làm Phó bí thư thường trực huyện ủy, đồng chí
Nguyễn Như Cầu – Phó bí thư huyện ủy (chủ tịch UBND)
* Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai khóa XX:
- Thời gian, địa điểm: ngày 23 – 25/7/2015 tại huyện Quỳnh Nhai (mới)
- Bí thư huyện ủy: đồng chí Trịnh Thị Oanh
- Phó bí thư huyện ủy: đồng chí Cà Văn Pống - Phó bí thư Thường trực
huyện ủy, đồng chí Bùi Minh Tân - Phó bí thư (chủ tịch UBND)
Đại hội diễn ra từ ngày 23 – 25/7/2015, dự đại hội có 246 Đại biểu, đại diện
cho 3922 Đảng bộ của 63 chi, đảng bộ cơ sở trực thuộc. Đại hội đã bầu ra 34 đồng
chí (khuyết 1) tham gia vào BCH Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai khóa XX. Tại hội
nghị BCH lần thứ nhất Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai khóa XX, đã bầu ra 11 đồng
chí UV BTV, đồng chí Trịnh Thị Oanh được bầu tái cử giữ chức Bí thư huyện ủy,
đồng chí Cà Văn Pống được bầu giữ chức Phó bí thư Thường trực huyện ủy, đồng
chí Bùi Minh Tân được bầu giữ chức Phó bí thư (chủ tịch UBND)

Câu 4. Huyện Quỳnh Nhai được giải phóng vào ngày, tháng, năm
nào? Việc huyện Quỳnh Nhai được giải phóng đã thể hiện điều gì? Trong
chiến dịch Tây Bắc, cùng với nhân dân các dân tộc Tây Bắc, nhân dân các
dân tộc Quỳnh Nhai đã có những đóng góp như thế nào?
Trả lời:
- Ngày 24-10-1952, Quỳnh Nhai hoàn toàn giải phóng.
* Ý nghĩa lịch sử:
Đây là mốc son chói lọi đi vào lịch sử cuộc kháng chiến anh dũng của
nhân dân các dân tộc Quỳnh Nhai. Vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, nhân dân
Quỳnh Nhai đã sát cánh bên nhau, một lòng theo Đảng trường kỳ kháng chiến,
kiến quốc, quyết tâm chiến thắng kẻ thù, góp phần vào thắng lợi của nhân dân
Lai Châu nói riêng cũng như nhân dân các dân tộc Tây Bắc nói chung trong
chiến dịch Tây Bắc. Đây cũng là thắng lợi của Ban cán sự Đảng liên huyện
Quỳnh - Hồ và của Chi bộ Đảng trong công tác chỉ đạo phong trào kháng chiến,
cũng như trong lãnh đạo chuẩn bị và phục vụ Chiến dịch Tây Bắc.
Từ đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc Quỳnh Nhai
càng tỏ rõ sự quyết tâm bước vào thời kỳ mới, xây dựng bản mường ổn định,
tăng gia sản xuất, đánh bại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù, góp phần vào thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Trong chiến dịch Tây Bắc, cùng với nhân dân các dân tộc Tây Bắc, mặc
dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng nhân dân các dân tộc huyện Quỳnh
Nhai, đặc biệt là nhân dân ở các xã nơi bộ đội đến đống đã tận tình giúp đỡ bộ
bội như: dẫn đường, thông báo tình hình địch, tiếp tế lương thực, thực phẩm cho
16


bộ đội. Trong chiến dịch, nhân dân huyện Quỳnh Nhai đã đóng góp 30.894 kg
gạo, 8.700kg ngô, 2331 kg thịt, 3 con trâu, 2 con bò, 57 tạ rau, huy động được
800 dân công đi phục vụ chiến dịch trong thời gian 10 đến 15 ngày.
Câu 5. Những thành tựu tiêu biểu về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của Đảng bộ và nhân dân huyện Quỳnh Nhai trong công cuộc xây

dựng và bảo vệ tổ quốc, cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (1975 - 1986)
Trả lời:
Trong thời gian từ năm 1975 – 1986 là năm mà Đảng bộ huyện Quỳnh
Nhai lãnh đạo nhân dân huyện trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc,
cùng cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội, đặc biệt trong giai đoạn này diễn ra Đại
hội Đại biểu Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai khóa X, XI, XII. Đã lãnh đạo nhân dân
đạt được những thành tựu tiêu biểu về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc
phòng, thể hiện qua các giai đoạn sau:
* Giai đoạn (1975 – 1977) lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ khôi
phục và phát triển kinh tế - xã hội
- Về sản xuất nông nghiệp: Đảng bộ lãnh đạo qui hoạch lại ruộng đất, đồi
nương để mỗi hợp tác xã, mỗi đội sản xuất đều có cánh đồng riêng và đồi nương
liền khoảnh, thuận tiện cho sản xuất. Đảng bộ chỉ đạo các hợp tác xã và nhân
dân tiến hành thâm canh, tăng vụ, coi trọng cả lúa và màu. Thực hiện khẩu hiệu
“sạch bản, tốt ruộng”, phong trào làm phân bón được phát động rộng khắp, nhờ
đó mức bón phân tăng rõ rệt. Để tăng năng xuất và thúc đẩy sản xuất, Đảng bộ
và Chính quyền huyện đã chọn một số diện tích trong 210 ha ruộng thuộc năm
xã: Mường Chiên, Pha Khinh, Cà Nàng, Pắc Ma, Mường Giôn để xây dựng mô
hình sản xuất hai vụ và đạt năng suất 5 tấn thóc trở lên trên 1 ha. Đảng bộ cũng
chỉ đạo hình thành hai cụm sản xuất màu tập trung với trên 180 ha ở dọc sông
Đà và vùng trong, là xã Mường Giên và xã Chiềng Khay.
Bằng các biện pháp chỉ đạo tích cực và cụ thể, tiếp đà phát triển của năm
1976, năm 1977, diện tích cây lương thực tiếp tục tăng. Tính cả 2 năm 1976 và
1977, diện tích gieo trồng tăng 12 % và sản lượng lương thực quy thóc tăng gần
15% so với năm 1975. Bình quân lương thực đầu người trong các hợp tác xã nông
nghiệp, sau khi làm nghĩa vụ với Nhà nước, đạt hơn 22 kg/tháng, trong đó thóc là
15,6 kg. Nhằm phá thế độc canh lương thực, mở ra hướng xuất khẩu nông sản theo
kế hoạch của tỉnh Sơn La, Đảng bộ chỉ đạo phát triển vừng đen và đậu tương theo
kế hoạch xuất khẩu của tỉnh. Với gần 100 ha trồng vừng đen và đậu tương Quỳnh
Nhai là huyện dẫn đầu về sản phẩm vừng đen xuất khẩu của tỉnh.

Cùng với trồng trọt, Đảng bộ lãnh đạo đẩy mạnh phát triển chăn nuôi,
theo hai hình thức chăn nuôi tập thể kết hợp với chăn nuôi của hộ xã viên; lấy
chăn nuôi trâu bò và lợn thịt là hướng chính, đồng thời phát triển rộng khắp chăn
nuôi gia cầm. Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện chọn một số nơi có lợi thế về
điều kiện tự nhiên và con giống để chỉ đạo xây dựng các điểm chăn nuôi tập
trung ở Cà Nàng, Nậm Phung, Chiềng Yên, Hát Hố, Phiêng Bay. Dưới sự chỉ
17


đạo của Đảng bộ huyện, với sự nỗ lực phấn đấu của các hợp tác xã và của xã
viên, tốc độ phát triển chăn nuôi đạt khác đàn trâu, bò lên tới hơn 6.000 con,
tăng gần 3%; đàn lợn 2 tháng tuổi trở lên tăng trên 20% so với năm 1975, bình
quân một hộ nông nghiệp đạt 3,5 trâu bò và 4,5 con lợn. Hằng năm, Quỳnh Nhai
thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước là 80 trâu cày kéo và 60 tấn thịt lợn hơi.
Quán triệt Chỉ thị 208, 209 của Trung ương Đảng và Nghị quyết Đại hội
IV Đảng bộ tỉnh về củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất tập thể xã hội chủ
nghĩa, gắn kết với thực hiện nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế, Đảng bộ
huyện đã đề ra chủ trương và chỉ đạo củng cố các hợp Stác xã nông nghiệp trên
cả ba mặt tổ chức, quản lý và xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật. Về mặt tổ
chức, Đảng bộ chỉ đạo vừa phát triển về số lượng, vừa mở rộng một bước về quy
mô. Năm 1977, Quỳnh Nhai có 2.067 hộ tham gia trong 51 hợp tác xã, đạt tỷ lệ
trên 95% tổng số hộ nông dân trong toàn huyện; qui mô bình quân đạt 40 hộ/hợp
tác xã. Về mặt quản lý, Đảng bộ chỉ đạo tiến hành cuộc vận động đưa Điều lệ
hợp tác xã bậc cao vào hợp tác xã, kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý; bồi dưỡng
nghiệp vụ cho trên 120 cán bộ để đáp ứng yêu cầu quản lý theo Điều lệ. Đồng
thời, Đảng bộ chỉ đạo xúc tiến giải quyết dứt điểm các vụ tham ô, nợ nần dây
dưa trong các hợp tác xã, tạo niềm tin cho xã viên.
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Đảng bộ, chính quyền các cấp tập trung xây
dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ, làm đường giao thông, xây dựng nhà kho, sân
phơi, chuồng trại, ao hồ thả cá, khai hoang. Các hợp tác xã hoạt động dựa vào

vốn đóng góp của các hộ nông dân và sự hỗ trợ của ngân hàng thương nghiệp
quốc doanh huyện. Đ Đi đôi với thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh sản xuất, củng cố
quan hệ xuất xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp, Đảng bộ huyện còn chú trọng
phát triển tiểu thủ công nghiệp theo hướng phục vụ nông nghiệp và đáp ứng một
phần nhu cầu đời sống của nhân dân các dân tộc trong huyện. Các lò gạch, vội
được mở ra đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng và phục vụ cải tạo đồng ruộng.
Nghề rèn thủ công, sửa chữa nông cụ và đồ dùng thông thường cũng xuất
hiện nhiều địa bàn. Nghề trồng bông dệt vải được tuyên truyền, vận động tích
cực để các hộ gia đình tự trang trải phần lớn nhu cầu vải mặc và đồ dùng sinh
hoạt trong gia đình. Tổng giá trị sản lượng thủ công nghiệp năm 1977 tăng gần
10% so với năm 1975.
- Về lĩnh vực lưu thông phân phối: dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân
dân trong huyện thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước nhiều mặt đạt và vượt chỉ tiêu
quy định. Lương thực vượt hơn 13%, thực phẩm thịt các loại vượt trên 3%, trâu
cày kéo vượt 31% số con. Thu mua của thương nghiệp huyện hằng năm vượt kế
hoạch từ 10 12% và giá trị hàng hoá bán ra năm 1977 tăng gần 40% so với năm
1975. Thu ngân sách từ nguồn địa phương vượt kế hoạch 14%. Trong hai năm
1976 - 1977, xây dựng cơ bản là nhiệm vụ được chú trọng trong công tác lãnh
đạo và chỉ đạo của Đảng bộ huyện, nên đã thu được những kết quả nổi bật.
Thành tựu có ý nghĩa quan trọng là Đảng bộ, các cấp chính quyền và đoàn thể
quần chúng đã động viên gần 46.000 ngày công phối hợp với các công trường
đào đắp, san ủi gần 150.000 m đất đá, khai thông tuyến đường rải đá cấp phối từ
18


xã Chiềng Khoang (Thuận Châu, nay thuộc huyện Quỳnh Nhai) vào huyện lỵ.
Công trình hoàn thành, Quỳnh Nhai ra khỏi danh sách các huyện không có
đường ô tô đến huyện lỵ. Bên cạnh đó, các công trình thuỷ lợi Phiêng Bầu
(Mường Chiên), hai trạm thuỷ điện Mường Giôn và Mường Chiên, trạm điện
máy nổ, bệnh viện huyện, trụ sở cơ quan huyện do ngân sách tỉnh đầu tư cũng

hoàn thành đã tạo nên một diện mạo mới của Quỳnh Nhai.
- Về giáo dục đào tạo: Hầu hết các bản đã có lớp học, các xã đều có
trường cấp I, huyện có trường cấp II. Năm học 1977- 1978, toàn huyện có 3.253
học sinh phổ thông và 220 học sinh bổ túc văn hoá, bình quân 4 đến 5 người dân
có 1 người đi học.
- Về y tế: Bệnh viện huyện được xây dựng kiên cố hoá một bước và trang
bị thêm y cụ khám chữa bệnh. Các xã đều có trạm y tế đáp ứng một phần nhu
cầu khám, chữa bệnh thông thường của nhân dân. Phong trào vệ sinh phòng
bệnh vẫn được duy trì, kịp thời dập tắt các dịch bệnh.
- Về văn hoá - văn nghệ: quần chúng tiếp tục được các cấp bộ Đảng, Chính
quyền và nhân dân quan tâm, tại các xã, bản đều có đội hoặc hạt nhân văn nghệ dân
tộc. Quỳnh Nhai được công nhận là huyện có phong trào văn hoá - văn nghệ quần
chúng mạnh của tỉnh Sơn La. Tô chiêu phim lưu động của huyện đã hoàn thành tốt
nhiệm vụ phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân ngay tại các, xã bản.
- Về quốc phòng - an ninh: Tất cả các xã, bản và cơ quan huyện đều tổ
chức đơn vị dân quân tự vệ với số lượng chiếm 9,5% dân số toàn huyện.
Chương trình huấn luyện hằng năm đều thực hiện đạt kết quả tốt, do đó, lực
lượng dân quân tự vệ đã thực hiện được vai trò nòng cốt bảo vệ trật tự an ninh ở
địa phương và vai trò xung kích trong sản xuất và công tác. Phong trào quần
chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được duy trì. Việc củng cố về chất lượng chính trị
và bồi dưỡng nghiệp vụ cho công an xã, bản được chú trọng. Do sự quan tâm chỉ
đạo của Đảng bộ, của các cấp chính quyền và nhân dân, nên các tệ nạn xã hội
nguy hiểm hầu như không có; tình đoàn kết các dân tộc trong huyện do đó cũng
ngày càng gắn bó.
- Về Công tác xây dựng Đảng: Bước vào giai đoạn mới với những
chuyển biến của tình hình cả nước, Đảng bộ Quỳnh Nhai chủ trương đẩy mạnh
công tác xây dựng Đảng, củng cố và phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể
quần chúng, xây dựng hệ thống chính trị của huyện có đủ sức mạnh và uy tín để
tập hợp, lãnh đạo nhân dân hoàn thành nhiệm vụ chính trị, phát triển sản xuất,
nâng cao đời sống nhân dân.

Theo phương hướng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV đề ra là:
xây dựng đảng bộ vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
các tổ chức đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thời kỳ mới, lấy xây dựng
tổ chức cơ sở đảng là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu. H Đảng
bộ đã tiến hành sinh hoạt chính trị tập trung quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ IV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV. Mục tiêu đợt
sinh hoạt chính trị nhằm làm cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân
19


tộc trong huyện nhận thức được ý nghĩa của thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước và đường lối, nhiệm vụ cách mạng nước ta trong thời
kỳ mới. Qua sinh hoạt chính trị, Đảng bộ phát huy lòng tự hào, ý chí chiến đấu,
tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đảng bộ cũng tăng cường
công tác tuyên truyền, giáo dục kịp thời các chủ trương lớn của Trung ương và
của Đảng bộ tỉnh, chương trình hành động của Huyện ủy để các cấp bộ Đảng và
chính quyền, đoàn thể quần chúng nắm bắt và khẩn trương triển khai thực hiện.
* Giai đoạn 1978 – 1980 lãnh đạo nhân dân vừa xây dựng, phát triển
kinh tế - văn hóa vừa sẵn sàn chiến đấu bảo vệ tổ quốc
- Trong sản xuất nông nghiệp: Đảng bộ, các cấp chính quyền chỉ đạo tăng tỷ
lệ diện tích lúa xuân lên gần 35%; tăng tỷ lệ diện tích giống lúa mới IR 203 và
Nông nghiệp 8 lên 56,2%. Phong trào cấy thẳng hàng được phát động cùng với
việc bảo đảm cấy đúng mật độ lúa ruộng, đẩy mạnh thâm canh, vừa bón phân
chuồng vừa tăng cường bón phân hoá học, tăng vụ dưới ruộng, mở rộng diện tích
trồng ngô giống mới và lúa nương,... đã đưa sản lượng lương thực quy thóc năm
1980 đạt 7.567 tấn, tăng trên 30% so với năm 1977 và tăng gần 40% so với năm
1976. Bình quân lương thực đầu người đạt trên 365kg. Bên cạnh sản xuất lương
thực, thực hiện kế hoạch phát triển cây công nghiệp, thực phẩm, Quỳnh Nhai đã
sản xuất và cung cấp trên 5 tấn vừng đen và gần 4 tấn cánh kiến đỏ phục vụ xuất
khẩu. Ngoài ra, nhân dân trong huyện còn trồng từ 130 – 150ha bông cỏ, đạt sản

lượng trên dưới 30 tấn, tự giải quyết được một phần đáng kể vải mặc và chăn đệm
- Về lĩnh vực chăn chăn nuôi: trước tình hình dịch bệnh nhiệt thán và lép
tô diễn ra trên diện rộng, Huyện ủy, chính quyền huyện chỉ đạo kiên quyết ngăn
chặn và nhanh chóng dập tắt các ổ dịch, không cho lây lan, hạn chế được thiệt
hại. Mặt khác, Đảng bộ và chính quyền các cấp trong huyện chỉ đạo tổ chức lại
chăn nuôi. Chính quyền huyện tiến hành điều tra cơ bản đàn lợn nái; phân công
các hộ chuyên chăn nuôi lợn sinh sản để cung cấp giống cho các hộ chăn nuôi
lợn thịt; khắc phục tập quán lâu đời chăn nuôi khép kín từng hộ; đối với chăn
nuôi trâu cày kéo vẫn duy trì các điểm chỉ đạo tập trung để tạo ra sản phẩm làm
nghĩa vụ theo kế hoạch thu mua tỉnh giao. Do có sự chỉ đạo sát sao, năm 1980
đàn lợn trên 2 tháng tuổi trở lên tăng gần 6%, đàn trâu bò tăng 10% so với năm
1976; bình quân 1 ha gieo trồng lương thực có 1,1 con trâu bò và 2 con lợn. Các
hộ nông dân và hợp tác xã đã thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước trên 100 trâu cày
kéo và trên 80 tấn thịt lợn hơi.
Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong nông thôn tiếp tục theo hướng tổ
chức lại sản xuất, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, huấn luyện
nâng cao trình độ quản lý của cán bộ các hợp tác xã nông nghiệp. Mô hình sản
xuất nông trường ra đời Chiềng Khay. Hệ thống hợp tác xã tín dụng và hợp tác
xã mua bán tiếp tục phát huy tác dụng tốt.
Trong điều kiện có nhiều khó khăn do chịu tác động của cuộc chiến tranh
bảo vệ Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, sản xuất tiêu thủ công
nghiệp và xây dựng cơ bản vẫn giữ vững được nhịp độ phát triển. Với những sản
20


phẩm chính là xay xát lương thực, khai thác lâm sản, gạch vôi, cung cán bông,
khai thác than, điện điêden, giá trị sản lượng tiểu thủ công nghiệp năm 1980
tăng trên 23% so với năm 1977. Điểm nổi bật là, mặc dù sự hỗ trợ từ cấp trên có
hạn, Đảng bộ huyện đã phát huy sức mạnh của toàn dân, huy động lao động của
đồng bào các dân tộc và cán bộ, công nhân viên tiến hành rải đường cấp phối

tuyến đường huyện lỵ - bến phà Pá Uôn dài trên 20km. Trong tình hình cả nước
cũng như tỉnh gặp khó khăn trên lĩnh vực lưu thông phân phối, hàng tiêu dùng
và thực phẩm rất khó khăn, quán triệt Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị và sự chỉ
đạo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Sơn La, Đảng bộ huyện đã áp dụng tông hợp
các biện pháp để khắc phục. Đảng bộ chỉ đạo: khắc phục bao cấp bình quân chủ
nghĩa, hộ nào bán nhiều hàng hoá và thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước thì
được Nhà nước bán phân phối lại nhiều hàng tiêu dùng hơn; giao mức nghĩa vụ
lương thực và thực phẩm ổn định ba năm cho các hợp tác xã và từng hộ; điều
chỉnh quỹ hàng hoá dành cho thu mua, tổ chức các nguồn hàng thực phẩm và ký
kết hợp đồng thẳng với hộ xã viên; điều tra tổng diện tích lúa nương cá thể để
giao mức thuế cho đúng, kết hợp giáo dục với phát động từng gia đình đăng ký
làm nghĩa vụ lương thực và thực phẩm với Nhà nước; kết hợp phát thẻ đảng viên
với phát huy vai trò gương mẫu thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước; thực hiện chế
độ phân công cấp uỷ viên và cán bộ chính quyền phụ trách địa bàn dồn sức
xuống cơ sở trong những thời điểm huy động nghĩa vụ để chỉ đạo trực tiếp, đồng
thời chỉ đạo phối hợp giữa các ngành lương thực, thương nghiệp, tài chính trong
công tác thu mua. Các biện pháp trên đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong
công tác lưu thông phân phối: nghĩa vụ lương thực hằng năm đều vượt kế hoạch
và năm 1980 tăng hơn 40% so với năm 1977; tổng trị giá hàng mua vào và bán
ra tăng trên 30%; ngân sách thu từ nguồn địa phương vượt 21,5% kế hoạch tỉnh
giao và tăng 41% so với năm 1977; huy động tiền tiết kiệm tăng trên 71%.
- Về sản xuất phát triển và công tác lưu thông phân phối: được cải tiến nên
mức huy động nguồn hàng và nguồn tiền tập trung tăng khá cao để cân đối chung
nhu cầu của toàn huyện. Việc phân phối hàng hoá được Đảng bộ chỉ đạo thực hiện
đúng đối tượng chính sách, đời sống của nhân dân các dân tộc trong huyện mặc dù
còn nhiều khóa khăn, song, cơ bản được ổn định. Mức sống về lương thực và thực
phẩm ở vùng cao và vùng thấp đều cao hơn năm 1977, vải mặc, muối ăn và dầu đốt
cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân. Cán bộ và công nhân viên được bán cung
cấp đầy đủ theo phiếu các mặt hàng thiết yếu, tiền lương được trả đều đặn hằng
tháng, khắc phục được tình trạng trả lương chậm.

- Về công tác giáo dục, chăm lo đời sống tinh thần nhân dân: Bên cạnh hệ
giáo dục phổ thông, trong huyện hình thành trường thanh niên dân tộc với 150
học sinh theo học. Số lượng học sinh niên học 1980 - 1981 tăng trên 20% so với
niên học 1977 - 1978, phong trào thi đua “Hai tốt” (dạy tốt, học tốt) được đẩy
mạnh. Tỷ lệ học sinh lên lớp và lên cấp đều đạt khá cao. Quỳnh Nhai là huyện
liên tục mấy năm liền có tỷ lệ học sinh được tuyển chọn thi học sinh giỏi toàn
quốc cao nhất tỉnh, được Chính quyền tỉnh công nhận là huyện có chất lượng
giáo dục tốt. Các lớp bổ túc văn hoá được mở đều đặn hằng năm đã nâng cao
21


trình độ văn hoá cho hàng trăm cán bộ huyện, xã và công nhân viên. Ngoài ra,
5/7 xã đã có lớp mẫu giáo với gần 400 cháu được dạy dỗ, chăm sóc.
- Về công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân: tiếp tục được bảo đảm.
Bệnh viện huyện được tăng cường thêm trang thiết bị y cụ, số giường bệnh và
cơ chế thuốc vừa bảo đảm chữa bệnh bình thường vừa đáp ứng nhu cầu cứu
chữa thương binh nếu chiến tranh lan tới. Phong trào vệ sinh phòng bệnh trong
nhân dân vẫn được Đảng bộ và các cấp chính quyền quan tâm duy trì.
Từ năm 1978 đến 1980, do chiến tranh biên giới, Đảng bộ huyện đã lãnh
đạo chính quyền và các ngành văn hoá, giáo dục, y tế, xã hội, thể dục, thể thao
nhanh chóng chuyển hướng hoạt động phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình
hình mới. Các hoạt động tuyên truyền gương yêu nước chống ngoại xâm được tổ
chức sôi nổi. Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao trong hoàn cảnh sẵn
sàng chiến đấu càng được đẩy mạnh, tác động tốt đến tinh thần hăng hái và ổn
định tư tưởng trong nhân dân.
Củng cố chính quyền là nhiệm vụ được Đảng bộ huyện quan tâm thường
xuyên. Bộ máy chính quyền huyện được kiện toàn do Trung ương và tỉnh tăng
cường thêm cán bộ, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng lực lượng cho bộ máy tiền
phương và hậu phương để khi tình huống chiến tranh xảy ra sẽ chủ động tác
chiến. Từ năm 1979, Đảng bộ huyện tập trung lãnh đạo các cấp chính quyền

trong huyện học tập và thực hiện Chỉ thị số 33 (24-01-1979) của Bộ Chính trị
Trung ương Đảng về việc bổ sung quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền
cấp huyện, xã trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Việc phân công trong Uỷ ban nhân
dân huyện và các xã được cụ thể hơn gắn với cơ chế công tác, qua đó đã đề cao
được trách nhiệm cá nhân. Phương thức quản lý điều hành có tiến bộ, nhất các
chi tiêu quan trọng, bám sát các chủ trương của Huyện ủy và bám sát cơ sở trọng
điểm. Nhờ vậy, việc thực hiện chuyển hướng nhiệm vụ tuy rất khẩn trương và có
nhiều khó khăn về điều kiện cân đối kế hoạch nhưng vẫn được triển khai đạt kết
quả tốt. Đồng thời, Đảng bộ cũng có sự cải tiến về phương thức lãnh đạo đối với
chính quyền, tránh bao biện làm thay hoặc khoán trắng cho ủy ban, hướng vào
những nhiệm vụ trọng tâm như hoàn thành tổ chức lại sản xuất, nêu cao tinh
thần chủ động, ý thức làm chủ tập thể của nhân dân, vai trò tiên phong gương
mẫu của đoàn viên, hội viên tham gia công tác quản lý xã hội.
- Về công tác của Mặt trận và các đoàn thể huyện: Cùng với tiếp tục củng
cố chính quyền, Đảng bộ huyện xây dựng Mặt trận Tổ quốc huyện và các đoàn
thể quần chúng làm nòng cốt cho các phong trào của nhân dân trong huyện,
thông qua các tổ chức và hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể, Đảng bộ phát
huy vai trò làm chủ của nhân dân, khơi dậy truyền thống yêu nước, nêu cao ý
thức tự lực tự cường, đoàn kết nhất trí sâu rộng xây dựng và bảo vệ quê hương,
bảo vệ biên giới của Tổ quốc. đ Trong thanh niên, nổi bật là phong trào “Ba
xung kích làm chủ tập thể, gần 1.000 lá đơn đăng ký tình nguyện thực hiện
nghĩa vụ quân sự đã góp phần nhanh chóng xây dựng bộ đội địa phương của
huyện. Trong phong trào thi đua sản xuất, thanh niên đã làm được gần 500 tấn
phân bón phục vụ thâm canh và trồng riêng được 14 ha sắn, chế biến bán cho
22


Nhà nước 8 tấn sắn lát, trồng hơn 1.000 m rau ủng hộ bộ đội. Đặc biệt trong
chiến dịch Chi Lăng “mở đường thần tốc” do Huyện ủy phát động và chỉ đạo, tổ
chức Đoàn đã động viên trên 1.000 nam nữ thanh niên các dân tộc đóng góp

23.500 cây tre, nứa, 775 cây gỗ cho Sư đoàn 391, đào đất làm Đường 279 được
gần 800m. Thông qua phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể”, tổ chức Đoàn
đã kết nạp được 296 đoàn viên mới và lựa chọn 76 đoàn viên ưu tú giới thiệu với
Đảng bôi dưỡng kết nạp đảng viên.
Hội Phụ nữ đã động viên đông đảo chị em hưởng ứng phong trào “Người
phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam phát động. Thực hiện phong trào mỗi hội viên trồng 300 hốc sắn do
Hội Phụ nữ huyện phát động, chị em Quỳnh Nhai đã trồng được 647.000 hốc
sắn, chế biến bán cho Nhà nước 270 tấn sắn lát. Hội còn tổ chức các phong trào
thi đua cấy thẳng hàng và cấy đúng mật độ; vận động chị em điều hoà con giống
để phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm với chỉ tiêu mỗi hộ hội viên nuôi từ 3 đến
5 lợn thịt và 5 gà, vịt. Từ việc tích cực tăng gia sản xuất, phụ nữ Quỳnh Nhai đã
bán cho Nhà nước gần 20 tấn thịt lợn hơi. Hội cũng đã vận động hơn 6.000 chị
em viết đơn tình nguyện để chồng, con lên đường nhập ngũ; giúp trên 3.000
ngày công các gia đình thương binh và liệt sĩ, sản xuất 1.000 bao vải đựng gạo
và 112 sải vải, 7 tấn săn khô, gần 300kg gạo và 300kg rau xanh, 200 quả trứng
ủng hộ bộ đội.
Tổ chức Công đoàn huyện đã vận động cán bộ, nhân viên nêu cao kỷ luật
lao động, nâng cao hiệu suất công việc, đặc biệt là thực hiện tốt chủ trương tăng
cường cho cơ sở, vừa tham gia chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, vừa đẩy mạnh tăng
gia sản xuất tự cải thiện đời sống.
Mặt trận Tổ quốc đã phát huy vai trò vận động nhân dân các dân tộc tăng
cường đoàn kết, kiên quyết bảo vệ biên cương Tổ quốc và chống chia rẽ dân tộc,
làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước.
Trong suốt thời gian chuyển hướng thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến
đấu cao, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã đặc biệt coi trọng công tác xây dựng
đảng, nâng cao chất lượng chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Thực hiện chủ trương của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Tuyên huấn
Trung ương, Ban Thường vụ tỉnh ủy Sơn La, ngày 9-1-1978, Trường đảng huyện
Quỳnh Nhai được thành lập, có 7 biên chế (5 cán bộ phụ trách giảng dạy, 2 cán bộ

hành chính). Việc thành lập Trường Đảng huyện đã tạo góp phần quan trọng để
Đảng bộ thực hiện tốt hơn công tác xây dựng Đảng trong tình hình mới.
* Giai đoạn 1981 – 1985 lãnh đạo nhân dân bước đầu chuyển đổi cơ chế
quản lý, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân
- Về nông nghiệp: Đảng bộ và chính quyền huyện bố trí theo các cụm địa
bàn xã; trong từng hợp tác xã bố trí sản xuất theo đội chuyện, chống khuynh
hướng bỏ ruộng chạy lên nương để quảng canh. Sản xuất lương thực vẫn được
xác định là nhiệm vụ hàng đầu và hình thành cụm trọng điểm lương thực của
23


huyện ở những nơi có vai trò quyết định trong việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà
nước. Để bảo đảm sản xuất lương thực, Đảng bộ chỉ đạo mở mang thêm mạng
lưới thuỷ lợi nhỏ; bảo đảm đủ nước cho 100% diện tích vụ mua và nâng số diện
tích ruộng hai vụ được cấp nước lên gần 50%. Việc áp dụng kỹ thuật cấy thẳng
hàng và đúng mật độ được áp dụng khá phổ biến ở nhiều hợp tác xã. Mức bón
phân chuồng và phân hoá học tăng hơn trước.
Quỳnh Nhai cũng hình thành các cụm cây công nghiệp và cây thực phẩm:
trồng mía gắn với chế biến đường thủ công, trồng trâu lấy hạt để xuất khẩu,
trồng đậu xanh, đậu tương và lạc.
Trong chăn nuôi, Đảng bộ, chính quyền đã chỉ đạo và tạo điều kiện cho
200 hộ dân chuyên nuôi lợn sinh sản và 500 hộ chuyên nuôi lợn thịt theo hình
thức hợp đồng với phòng thương nghiệp huyện. Một số xã như Cà Nàng, Chiềng
Khay tiến hành chăn nuôi tập trung trâu cày kéo, làm nghĩa vụ kế hoạch với tỉnh
Sơn La. Toàn huyện dấy lên phong trào mỗi gia đình đều có vườn rau, chăn nuôi
2 - 4 lợn xuất chuồng và 20 gà, vịt, ngỗng lấy thịt và trứng để cải thiện đời sống
và tăng thu nhập. Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, Đảng bộ và chính
quyền huyện áp dụng một số biện pháp khuyến khích, như: hỗ trợ giống mới lúa
ruộng và ngô; ổn định thuê nghĩa vụ, không thu thêm phần tăng năng suất; giao
thêm đất sản xuất cho các hộ xã viên ngoài phần đất sản xuất tập thể; dành quỹ

hàng hoá tiêu dùng bán thưởng cho các hộ nông dân hoàn thành thuế và nghĩa
vụ với Nhà nước.
Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng về củng cố và hoàn thiện
quan hệ sản xuất tập thể, nâng quy mô hợp tác xã lên toàn xã, Đảng bộ huyện đã
căn cứ vào đặc điểm cư trú, tập quán dân cư của địa phương nên chỉ tiến hành
chỉ đạo hợp nhất các hợp tác xã nhỏ thành hợp tác xã toàn xã ở Mường Chiến.
Tuy nhiên, việc quản lý, điều hành hợp tác xã toàn xã gặp nhiều khó khăn.
Thực hiện Chỉ thị số 100 CT/TW “Về cải tiến công tác khoán, mở rộng
khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông
nghiệp”, theo chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Huyện ủy ra Nghị quyết số
06-NQ/HU, ngày 11 - 6-1982, về việc hoàn thiện khoán sản phẩm kết hợp củng
cố hợp tác xã nông nghiệp. Nghị quyết của Huyện ủy đã quán triệt sâu sắc 5
nguyên tắc khoán sản phẩm trong Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư. Ngay sau
đó, Đảng bộ huyện đã mở đợt học tập, quán triệt trong toàn Đảng bộ; các cơ
quan chức năng tập trung hướng dẫn các hợp tác xã tiến hành khoán sản phẩm
đến nhóm lao động và người lao động, kết hợp xây dựng kế hoạch sản xuất của
hợp tác xã và của các hộ xã viên, tổ chức lại lao động theo nhóm chuyên khấu.
Thực hiện Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và việc
áp dụng các biện pháp khuyến khích của địa phương, các cấp đã tạo một sinh
khí mới, động lực mới, thúc đẩy mạnh mẽ các hộ xã viên hăng hái sản xuất.
Phong trào đưa giống mới vào sản xuất, thâm canh lúa ruộng được mở rộng, ý
thức tự giác trong lao động, sản xuất được đề cao, việc chăm sóc đàn trâu, bò
24


được chú trọng hơn. Kết quả là sản xuất nông nghiệp có nhịp độ tăng trưởng cao
trên tất cả các lĩnh vực.
Diện tích gieo trồng, năng suất lúa, màu trong 2 năm 1982 và 1983 luôn
đạt trên 100% chỉ tiêu đề ra. Năm 1984, mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp, điều
kiện vật chất thiếu thốn, tổng diện | tích gieo trồng vẫn đạt 4.242 ha tăng 5% so

với năm 1983, trong đó cây lương thực chiếm 92%, cây công nghiệp chiếm 5%;
tông sản lượng đạt 7.018/7.754 tấn, bằng 90,5% kế hoạch, trong đó thóc đạt
4.916tấn; năng suất lúa trên ruộng tăng sản 6,8 tấn/ha đạt 107,9% kế hoạch.
Đến năm 1985, sản lượng lương thực quy thóc năm 1985 tăng hơn 41%
(so với năm 1980), bình quân đầu người đạt 313,2 kg, riêng thóc là 206,2
kg/người. Diện tích trồng mía đạt 20 ha với sản lượng trên 200 tấn, đậu tương
hạt tăng 14 lần, cây xuất khẩu trồng được 200 ha (trẩu, bồ đề, nghệ vàng). Nhiều
điển hình tiên tiến về tăng năng suất lúa ruộng đạt trên 5 tấn/ha/2 vụ và chăn
nuôi giỏi xuất hiện, nổi bật là các hợp tác xã bản Cà Nàng, bản Phượng, Tung
Tử, Co Đớ, bản Mường Chiên, bản Mán, bản Pắc Ma, Mường Giôn,
Năm 1986, mặc dù thời tiết diễn biến khá phức tạp, cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ cho sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, cũng như việc đào đãi vàng
sa khoáng đã cuốn hút phần lớn số lao động vào việc này gây khó khăn cho sản
xuất và quản lý lao động, nhưng với sự lãnh đạo và chỉ đạo chặt chẽ của đảng bộ
chính quyền các cấp sản xuất nông lâm nghiệp nhìn chung vẫn phát triển. Tổng
diện tích gieo trồng cả năm 4.126,9 ha, trong đó diện tích cây lương thực là
3.859,4 ha vượt 5,1% so với năm 1985; cây công nghiệp và cây thực phẩm
267,5 ha (tụt so với năm 1985 là 90,3ha). Diện tích hoa màu, nhất là diện tích
sắn, tăng so với năm 1985. Tổng sản lượng lương thực quy thóc là 6.163,8 tấn,
đạt 84,55% kế hoạch, trong đó thóc 4.466,3 tấn. Đặc biệt, lần đầu tiên, Quỳnh
Nhai trồng được 26ha nghệ vàng để làm hàng xuất khẩu, đồng thời, đã đưa ngó
xuống chân ruộng 1 vụ được 68,1h”. Tuy nhiên, trong sản xuất cũng nảy sinh
những nhận thức máy móc và hành động không đúng với tinh thần cho sản xuất
bung ra” của Trung ương, việc nhận thức về cách khoán sản phẩm tới nhóm và
người lao động cũng còn những sai lệch, nhiều diện tích rừng bị phá để làm
nương, tình trạng khoán trắng khá phổ biến trong các hợp tác xã, số hợp tác xã
yếu kém vẫn chiếm tỷ lệ cao (hơn 60%).
Trong chăn nuôi, tổng số đàn trâu 2 năm 1982-1983 là 5.133 con (đạt
106,9% chỉ tiêu đề ra), trong đó trâu tập thể có 1.536 con, đạt 94,9% so với chỉ tiêu.
Tông đàn bò có 462 con (đạt 119,6% chỉ tiêu đề ra). Số đầu lợn có 6.129 con (đạt

118,3% chỉ tiêu đề ra). Số gia cầm có 41.108 con (đạt 107% chỉ tiêu đề ra). Năm
1984, công tác chăn nuôi vẫn bảo đảm được đà phát triển: Đàn lợn trên 2 tháng tuổi
có 7.500 con đạt 93,75% kế hoạch; đàn trâu có 4.850 con, đạt 92,4% kế hoạch, đàn
bò có 520 con, đạt 100% kế hoạch (trong đó bò tập thể có 11 con); đàn ngựa có
1.152 con, đạt 100% kế hoạch; Đàn gia cầm vẫn phát triển mạnh ở khu vực gia
đình. Diện tích ao hồ có 19,5 ha đạt 97,8% kế hoạch, bằng 125% so với năm 1983,
trong đó hồ tập thể có 7,5%. Lượng cá hương mang về thả 20 vạn con đạt 133,3%
kế hoạch, bằng 60,42% so với năm 19833. Đến năm 1985, so với năm 1980, đàn,
25


×