Tại sao gọi là FED mà không gọi là Central Bank
Đa phần, Chính phủ các nước trên thế giới sử dụng cụm từ “Central Bank” (Ngân
hàng Trung ương), còn lại sử dụng cụm từ “Federal Reserve” (Dự trữ Liên bang)
như Cục Dự trữ liên bang Mỹ – FED, hay “Reserve Bank” (Ngân hàng dự trữ)
chẳng hạn như: Úc (Reserve Bank of Australia), New Zealand (Reserve Bank of
New Zealand), Ấn Độ (Reserve Bank of India)…
Mặc dù, về cơ bản, chức năng, nhiệm vụ của Central Bank giống như FED hay
Reserve Bank, nhưng giữa Central Bank và FED vẫn có những điểm khác nhau
khá lớn, tùy thuộc vào tính chất “sở hữu về vốn” và sự lựa chọn “mô hình” mà các
quốc gia áp dụng. Bài viết này không đi sâu so sánh bất cứ vấn đề gì giữa Central
Bank và FED hay Reserve Bank, mà chỉ tóm lược một vài sự kiện quan trọng, tạo
nên cái gọi là FED Hoa Kỳ, và các cuộc khủng hoảng tài chính do các thế lực tài
phiệt quốc tế gây ra, để làm căn cứ cho bạn đọc tự so sánh, tìm hiểu.
1. Hội nghị Trà Boston – Giọt nước tràn ly
Như chúng ta đã biết, Hoa Kỳ vốn là thuộc địa của Anh cho đến năm 1774, để
phản đối chính sách thuế của Anh đánh vào Trà (tea tax), một hội nghị trà được
được tổ chức tại Boston (Boston Tea Party). Nhân dịp này, nhiều người Mỹ đóng
giả người da đỏ nhảy lên tàu chở trà của Anh khiêu chiến và ném các thùng trà
xuống biển. Hành động đó đã bị chính quyền cai trị Anh đàn áp. Để chống trả,
phía Mỹ đã thành lập các đội quân chiến đấu chống lại quân đội Anh. Nhân sự
kiện này, vào năm 1774, ông Benjamin Franklin đã đứng ra triệu tập một Hội nghị
ở Philadelphia để đưa ra chính sách về quyền của người Mỹ được đóng thuế.
Trong đó ông Benjamin nhấn mạnh: “Nếu như ngân hàng Anh không tước đoạt
quyền phát hành tiền tệ của xứ thuộc địa (tức nước Mỹ) thì người dân của xứ này
sẽ vui vẻ đóng các khoản thuế trà và các sản phẩm khác… và nó trở thành nguyên
nhân chủ yếu gây ra cuộc chiến tranh độc lập của Mỹ”. Sau đó, với sự chiến thắng
vang dội của đoàn quân Massachusetts, Hội nghị đã cho ra Bản tuyên ngôn độc lập
ngày 4/7/1776 và dưới sự lãnh đạo tài tình của Tướng George Washington, quân
đội Mỹ đánh thắng quân đội Anh vào năm 1781, theo Hiệp ước Versailles, năm
1785 Anh quốc chính thức công nhận độc lập cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Tại
thời điểm này, vai trò và tầm ảnh hưởng của ông Benjamin Franklin được xếp sau
Tướng George Washington. Ông Benjamin được coi là người cha lập quốc của
nước Mỹ, ông là người duy nhất ký tên vào 4 tài liệu chính thức về việc thành lập
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đó là: Tuyên ngôn độc lập, Hiệp ước Paris, Hiệp ước liên
minh với Pháp, Hiến pháp Mỹ.
Quay lại Hội nghị trà Boston, người ta coi Hội nghị tiệc trà Boston như là giọt
nước tràn ly, đưa cuộc cách mạng Mỹ đến thắng lợi, trong đó hệ thống tài chính -
tiền tệ Hoa Kỳ bắt đầu có những bước thay đổi. Cụ thể: dưới thời thuộc địa Anh,
vấn đề điều hành chính sách tiền tệ, in ấn và phát hành tiền do Anh quốc thực
hiện. Sau độc lập, vấn đề điều hành chính sách tiền tệ và in ấn phát hành tiền do
Hoa Kỳ đảm nhận. Tuy nhiên, dưới sức ép của các nhà tài phiệt châu Âu chủ yếu
là Anh, Pháp, Đức, Italia và các nhà tài phiệt Ngân hàng Hoa Kỳ, hệ thống ngân
hàng Mỹ, đặc biệt là vị trí của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ bị các thế lực tài
phiệt biến thể liên tục theo hướng NHTW tư hữu, đúng như mô hình NHTW tư
hữu Anh quốc. Nói đúng hơn là NHTW Hoa Kỳ đã trải qua các cuộc chiến “đẫm
máu” nhằm xác lập tính chất “sở hữu” của NHTW thuộc về ai: Chính phủ hay các
nhà tài phiệt tư nhân. Trong đó, tên gọi (nguồn gốc của FED) diễn biến như sau: từ
1791-1811, có tên gọi là “First
Bank of the United States” (học theo mô hình ngân
hàng Anh quốc) do Tổng thống Washington ký thành lập và có hiệu lực trong
vòng 20 năm. Trong đó, các nhà tài phiệt tư nhân Hoa Kỳ như J.P Morgan,
Rockefeller và Gia tộc Rothschild chiếm 80% cổ phần, Chính phủ Hoa Kỳ chỉ
nắm giữ 20%. Năm 1811-1816, không có Central Bank; năm 1816-1836, là
“Second Bank of the United States”, trong đó, các nhà tài phiệt Hoa Kỳ và Gia tộc
Rothschild tiếp tục nắm giữ 80% cổ phần, còn Chính phủ Hoa Kỳ chỉ nắm giữ
20%. Từ năm 1837-1862, là Free Bank Era; từ 1846-1921, là Independent
Treasury System; từ 1863-1913, là National Banks; từ 1913 - đến nay là Federal
Reserve System, tức FED ngày nay. Như vậy, tên gọi của FED liên tục được thay
đổi qua các thời kỳ, trong đó có những giai đoạn xuất hiện cùng lúc ba loại hình:
Free Bank Era, Independent Treasury System, National Banks… Mãi đến năm
1913, mới chính thức có tên gọi là “Hệ thống dự trữ liên bang” (FED). Tại sao
vậy, câu chuyện bí mật đảo JekyII là một phần của lịch sử FED.
2. Bí mật đảo JekyII – Nơi sản sinh ra Federal Reserve (FED)
Để cải tổ và vực dậy nền tài chính Hoa Kỳ sau cuộc đại khủng hoảng tài chính xảy
ra tại Mỹ năm 1907, năm 1908, Tổng thống Theodore Roosevelt (1901-1909) là vị
Tổng thống thứ 26 của Mỹ quyết định thành lập Ủy ban tiền tệ quốc gia (National
Monetary Commission) để chỉnh đốn và cải cách hệ thống tài chính Mỹ. Chủ tịch
Ủy ban tiền tệ quốc gia lúc bấy giờ là Nghị sỹ Nelson Aldrich (phía bên ngoại của
David Rockefeller). David Rockefeller là ông vua dầu lửa, Chủ tịch tập đoàn dầu
lửa Standard
Oil, được mệnh danh là người giàu nhất nước Mỹ cho đến khi ông
qua đời năm 1937. Trước khi bắt tay vào cải cách, ông Aldrich và các thành viên
trong Ủy ban đã tiến hành chuyến “công du” châu Âu trong vòng 2 năm nhằm
khảo sát và nghiên cứu toàn diện hệ thống tài chính châu Âu. Khi trở về nước, ông
cùng các thành viên và các nhà tài phiệt ngân hàng hàng đầu nước Mỹ lúc bấy giờ
bắt tay vào thực hiện công cuộc cải tổ hệ thống tài chính và ngân hàng Mỹ, đặc
biệt là Ngân hàng Trung ương. Dấu mốc được đặt vào ngày 22/11/1910, tức ngày
mà Nelson Aldrich cùng các nhà tài phiệt ngân hàng quan trọng nhất nước Mỹ lúc
bấy giờ tiến ra hòn đảo JekyII thuộc bang Georgia. Là một hòn đảo nghỉ đông
thuộc sở hữu của những nhân vật giàu có siêu hạng ở Mỹ, trong đó có J.P.Morgan.
Morgan cũng là người thành lập ra câu lạc bộ đi săn trên đảo JekyII. Tại đây,
Nelson Aldrich đã thành lập “The First Name Club”, với tên gọi của câu lạc bộ
như vậy, buộc tất cả những người phục vụ trên đảo JekyII chỉ được xưng tên, tuyệt
đối không được xưng họ đối với những vị khách quan trọng (đến từ đất liền). Tức
người ta tránh không nhắc tới “Last Name” nhằm không cho ai biết, kể cả người
hầu, nghĩa là dù bất cứ ai trên đảo có nghe trộm các cuộc đàm thoại của những
nhân vật chóp bu về tài chính này thì cũng không biết tên họ là ai, để nói lại cho
người ngoài hay báo chí biết về họ. Chính vì vậy, cho đến ngày nay, ít có tài liệu
nhắc đến hoặc viết một cách đầy đủ về The First Name Club. Đó là điều bí mật
gắn liền với hòn đảo JekyII Island, ngoài khơi bang Georgia, được coi là cái nôi
sinh ra FED. Nhóm người do Nelson Aldrich dẫn đầu gồm một số nhân vật được
chọn lọc rất cẩn trọng trong giới tài chính và ngân hàng Hoa Kỳ lúc bấy giờ.
Trong số đó, người đóng vai trò quan trọng nhất là ông Paul Warburg (1868-1932)
người Mỹ gốc Đức, di cư sang Mỹ năm 1904, nhập quốc tịch Mỹ năm 1911. Paul
đến Mỹ và hùn một khoản vốn khổng lồ vào Công ty Kuhn Loeband Company tại
New York. Paul cũng là đại diện của dòng họ Rothschild nổi tiếng ở Đức, Anh,
Pháp, Italia đảm nhận chức Tổng công trình sư của Cục Dự trữ liên bang Mỹ
(FED), kiêm chủ tịch đầu tiên của FED. Paul Warburg có 4 anh em đều là những
nhân vật nổi tiếng trong giới tài phiệt ngân hàng thời bấy giờ, gồm: Max Warburg
- anh trai cả là Cục trưởng Cục tình báo Đức, Paul Warburg là người em thứ hai
giữ chức Chủ tịch FED nhiệm kỳ đầu tiên và là người giữ chức vụ cao nhất về tài
chính Hoa Kỳ thời bấy giờ, Felix Warburg - em trai thứ ba là cổ đông cao cấp của
Công ty Kuhn Loeb, Fritz là em trai thứ tư giữ chức Chủ tịch Sở giao dịch Vàng
Humburg – Đức, là người từng đại diện cho Chính phủ Đức bí mật giảng hòa với
Nga. Cả bốn anh em nhà họ Warburg đều là những nhân vật chóp bu mang trong
mình dòng máu do thái – Người Đức. Xin nhắc lại rằng, mặc dù Gia tộc
Rothschild không có mặt trên đảo JekyII, nhưng toàn bộ định hướng hình thành
FED đều do Gia tộc Rothschild (bài viết sẽ đề cập cụ thể ở phần tiếp theo) điều
khiển đằng sau hậu trường thông qua Paul Warburg nhân vật chính thiết kế ra
FED. Cùng với Paul là các nhân vật tài phiệt như: Nelson Aldrich – thượng nghị
sỹ, Chủ tịch Ủy ban tiền tệ quốc gia; A.Piatt Andrew – Trợ lý Bộ trưởng Tài chính
Mỹ; Frank Vanderlip – Chủ tịch National Bank City; Henry P. Davision – cổ đông
cao cấp của Công ty J.P.Morgan; Charles D.Norton – Chủ tịch First National
Bank; Benjamin Strong – trợ lý của J.P.Morgan. Nhóm làm việc do Nelson
Aldrich chủ trì đã họp trong vòng 9 ngày liên tục, để viết nên một dự luật cải tổ hệ
thống ngân hàng và luật pháp tiền tệ trình lên Quốc hội. Dự luật mới có những đặc
điểm khác với dự luật trước đó, ở chỗ: như đã đề cập ở trên, tên gọi của Ngân
hàng Quốc gia Hoa Kỳ thay đổi liên tục, cho đến năm 1863-1913, mới chính thức
gọi là Ngân hàng Quốc gia Hoa Kỳ (được hiểu là Ngân hàng Trung ương). Sau
khủng hoảng tài chính 1907, những yếu kém của Ngân hàng Quốc gia bộc lộ, niềm
tin dân chúng vào sự điều hành của Ngân hàng Quốc gia suy giảm mạnh, bởi Ngân
hàng Quốc gia là ngân hàng tư nhân, do các nhà tài phiệt ngân hàng tư nhân Hoa
Kỳ và quốc tế lập nên. Chính vì vậy, để phục hồi sức mạnh của Ngân hàng Quốc
gia do tư nhân nắm giữ, điều đặc biệt đầu tiên của dự thảo mới là đổi tên Ngân
hàng Trung ương thành Cục Dự trữ liên bang (Federal Reserve System – FED)
mặc dù bản chất bên trong không thay đổi. Việc đổi tên từ “Ngân hàng” sang “Dự
trữ” nhằm đánh lạc hướng dư luận công chúng, làm cho công chúng tin rằng cơ
quan điều hành này là cơ quan của Chính phủ, do nhân viên Chính phủ điều hành,
chứ không phải là “tư nhân điều hành” (các nhà tài phiệt). Hơn nữa, tên gọi Ngân
hàng Trung ương thường liên quan đến hàng loạt âm mưu đen tối của các nhà tài
phiệt ngân hàng quốc tế Anh quốc, vì thế Paul kiến nghị nên sử dụng tên gọi “Cục
Dự trữ liên bang” (FED) thay cho NHTW để che đậy tai mắt thiên hạ. Bên cạnh
đó, FED của Mỹ được thiết kế theo kiểu tư nhân nắm giữ cổ phần. Khác với Ngân
hàng Thứ nhất (1791-1811 có tên gọi là “First Bank of the United States”) và
Ngân hàng Thứ hai (1816-1836 có tên gọi là “Second Bank of the United States”),
đó là trong cơ cấu cổ phần của FED thì 20% cổ phần vốn có của Chính phủ tại
Ngân hàng Thứ nhất và Thứ hai, nay đã được tư nhân hóa, do đó FED trở thành
một NHTW tư hữu thuần túy. Thứ hai: nhân vật chịu trách nhiệm chủ trì FED phải
là một chuyên gia hàng đầu của Ngân hàng New York. Để nhận được sự ủng hộ
của các nghị sỹ đến từ các bang khác, đặc biệt là các bang thuộc miền Trung tây