Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Tình hình rủi ro cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng CSXH quận ngũ hành sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.29 KB, 80 trang )

Luận văn tốt nghiệp

GVHD:THs.NCS.Hồ Hữu Tiến

PHẦN I
Một số lý luận cơ bản về rủi ro cho vay đối
với Hộ nghèo
của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội

SVTH: Phan Thị Thuỳ Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:THs.NCS.Hồ Hữu Tiến

1.1 Ngân hàng Chính sách Xã Hội.
1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng Chính sách Xã Hội.
Cuối năm 2002, trước yêu cầu của tiến trình hội nhập, đòi hỏi phải cơ cấu
lại hệ thống ngân hàng, từng bước tách bạch tín dụng chính sách với tín dụng
thương mại, tập trung dần các nguồn vốn và đối tượng cho vay ưu đãi về một đầu
mối để các NHTM có điều kiện nắm giữ thị trường chuẩn bị cho tiến trình hội
nhập thương mại khu vực và quốc tế.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX về chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 2001-2010 đã nêu rõ “Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Phân biệt
chức năng của NHNN và NHTM Nhà nước, chức năng cho vay của Ngân hàng
Chính sách Xã Hội với chức năng kinh doanh tiền tệ của NHTM”.
Vì vậy, việc thiết lập một loại hình Ngân hàng Chính sách Xã Hội cho mục
tiêu xoá đói giảm nghèo là một tất yếu khách quan cho tiến trình phát triển và hội
nhập quốc tế của Việt Nam.
Ngày 04/10/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/NĐ-CP về tín


dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm thực hiện tín
dụng chính sách của Nhà nước là: sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước
huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục
vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội.
Với những kết quả và kinh nghiệm 7 năm hoạt động, trên cơ sở những
vướng mắc và tồn tại về mô hình tổ chức quản lý và cơ sở hoạt động của Ngân
Hàng phục vụ người nghèo để thiết lập Ngân hàng Chính sách xã hội của Chính
phủ dành riêng thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phù hợp với điều kiện và
thực tiễn của Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định
131/2001/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã
hội. Đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thông qua
phương thức tín dụng để tập trung nguồn lực tốt hơn với mục tiêu hỗ trợ tài chính
đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, tạo cho họ có điều kiện tự
cải thiện cuộc sống, từng bước xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.
SVTH: Phan Thị Thuỳ Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:THs.NCS.Hồ Hữu Tiến

“Ngân Hàng CSXH là một tổ chức tài chính Nhà nước, là công cụ thực
hiện vai trò điều tiết, hỗ trợ tài chính của Nhà nước cho mục tiêu xoá đói giảm
nghèo và ổn định xã hội. Ngân Hàng CSXH là một tổ chức tín dụng hoạt động
không vì mục tiêu lợi nhuận, được nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, có bộ
máy quản lý và điều hành thống nhất trên phạm vi cả nước. Là một pháp nhân,
có vốn điều lệ, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch từ Trung ương đến
địa phương. Ngân Hàng CSXH được huy động vốn từ của các tổ chức, cá nhân

trong và ngoài nước, tiếp nhận các nguồn vốn của chính phủ và UBND các cấp
để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ”
Việc thành lập và đi vào hoạt động của ngân hàng Chính sách xã hội là thể
hiện trách nhiệm của Đảng và Nhà nước đối với những người thuộc diện chính
sách xã hội, đối với bộ phận dân nghèo, xã nghèo ở vùng sâu, vùng xa, đối với sự
nghiệp đào tạo nguồn nhân lực có tri thức và tay nghề cao, tạo thêm việc làm để
giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở
nông thôn.
1.1.2 Đặc điểm của Ngân hàng CSXH.
1.1.2.1 Về mục tiêu hoạt động.
NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà mục tiêu hoạt động
chính là phục vụ cho các chính sách xã hội của Nhà nước trên cơ sở bảo tồn vốn
đầu tư.
- Đối với khu vực kinh tế nông thôn: cho vay hỗ trợ kinh tế hộ gia đình
từng bước cải thiện đời sống.
- Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, các cơ sở kinh doanh
của người tàn tật: cho vay để tạo việc làm.
- Đối với các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh thuộc những khu vực
kinh tế kém phát triển vùng sâu, vùng xa: cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản
xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư và phát triển đời sống.
- Đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn: cho vay trang trải các
chi phí học tập.

SVTH: Phan Thị Thuỳ Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:THs.NCS.Hồ Hữu Tiến


1.1.2.2 Về nguồn vốn.
Trong khi hoạt động đặc trưng của các ngân hàng là “đi vay để cho vay”,
hay nói cách khác là đi huy động các nguồn vốn nhàn rỗi để cho vay đáp ứng nhu
cầu vốn cho sự phát triển kinh tế thì nguồn vốn của NHCSXH lại được tạo lập
chủ yếu từ ngân sách Nhà nước như:
- Cấp vốn điều lệ và hàng năm được ngân sách Trung ương, địa phương
cấp để thực hiện các chương trình tín dụng cho các đối tượng chính sách theo
vùng, theo đối tượng.
- Nguồn vốn ODA dành cho chương trình tín dụng chính sách của Chính
phủ.
- Nguồn vốn của Chính phủ vay dưới các hình thức phát hành trái phiếu,
công trái hoặc từ Quỹ tiết kiệm bưu điện của Chính phủ để chỉ định thực hiện
chương trình tín dụng chính sách.
- Nguồn vốn huy động trên thị trường. Tuy nhiên, khối lượng nguồn vốn
huy động phụ thuộc vào khối lượng và kế hoạch cấp bù từ ngân sách Nhà nước.
1.1.2.3 Về sử dụng vốn.
Đối tượng khách hàng chủ yếu là Hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
Đây là những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, dễ bị tổn thương, ít có điều kiện
tiếp cận với dịch vụ tín dụng của NHTM…nên việc sử dụng vốn của NHCSXH
cũng có những đặc thù riêng như:
- Món vay nhỏ, chi phí quản lý cao.
- Vốn tín dụng mang tính rủi ro cao, chẳng hạn các hộ gia đình nghèo thiếu
vốn sản xuất, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi môi trường
thiên nhiên bị tàn phá, thường xuyên xảy ra bão lụt, hạn hán. Mặt khác, bản thân
họ dân trí thấp, thiếu kiến thức làm ăn, trong sản xuất kinh doanh dễ bị thua lỗ. Vì
vậy, việc sử dụng vốn tín dụng dễ gặp rủi ro.
- Các quy trình vay vốn và thủ tục, quy trình về thẩm định dự án, về đảm
bảo tiền vay, quy định về thời hạn vay vốn, mức đầu tư tối đa, quy định về trích
lập và xử lý rủi ro, quy trình xử lý nghiệp vụ có những khác biệt so với các quy
định của NHTM.


SVTH: Phan Thị Thuỳ Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:THs.NCS.Hồ Hữu Tiến

- Vốn vay được ưu đãi về thủ tục, về các điều kiện vay vốn, về lãi suất cho
vay.
- Thường áp dụng phương thức giải ngân uỷ thác qua các tổ chức trung
gian như: các tổ chức tín dụng, các tổ chức chính trị - xã hội.
1.1.3 Vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội.
Mô hình NHCSXH là một loại định chế tài chính đặc biệt có nhiệm vụ
thực hiện các chính sách tín dụng theo chỉ định của Chính phủ nhằm hỗ trợ chính
sách phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia. Do vậy, nó có các vai trò to lớn sau:
Việc ra đời của Ngân hàng CSXH theo nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày
04/10/2002 của Chính phủ là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, hợp lòng dân,
đã góp phần tích cực vào việc đưa các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ
sớm đi vào cuộc sống. Góp công sức trong công cuộc xóa đói giảm nghèo mà
Đảng và Nhà nước đã đề ra, đưa các Hộ nghèo thoát khỏi cảnh khó khăn, vươn
lên trong cuộc sống.
Ngân hàng CSXH ra đời góp phần tích cực vào chương trình xóa đói giảm
nghèo, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt là góp
phần đưa tỷ lệ Hộ nghèo giảm xuống, giúp cho đất nước ngày càng phát triển đi
lên, xóa được cảnh đói nghèo cho đất nước. Đây là Ngân hàng thực hiện các
chính sách ưu đãi của Chính phủ đưa ra.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng đã xác định: Xây dựng đất
nước ta thành một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; trong đó giải quyết vấn
đề giàu nghèo là một trong những nội dung tạo sự công bằng trong xã hội. Do

vậy, Ngân Hàng CSXH đã thực hiện được mục tiêu này, đã góp phần to lớn vào
việc thực hiện mục tiêu XĐGN của Đại hội Đảng đã đề ra. Giúp cho xã hội ổn
định và phát triển cân đối, khắc phục khoảng cách quá xa của sự chênh lệch giàu
nghèo.

1.2 Tín dụng ngân hàng chính sách xã hội.
1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng CSXH.
Tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay ( ngân hàng và các
định chế tài khác) và bên đi vay ( cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác)
trong đó bên đi vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời

SVTH: Phan Thị Thuỳ Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:THs.NCS.Hồ Hữu Tiến

gian nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện
vốn gốc là tài sản ban đầu và một phần lợi tức mà hai bên đã thoả thuận ( được
gọi là lãi ) cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Tín dụng ngân hàng chính sách xã hội (TDNHCSXH) là quan hệ tín dụng
mà chủ thể tham gia gồm một bên là ngân hàng chính sách xã hội và một bên là
phần lớn các Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được Chính phủ quy
định, nhằm giúp cho người nghèo vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo đói, góp phần
thực hiện thành công mục tiêu các chính sách xã hội mà Đảng và Chính phủ đã đề
ra .
1.2.2 Phân loại tín dụng Ngân hàng CSXH.
1.2.2.1 Phân loại theo phân ngành kinh tế.
- Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung

vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và
dịch vụ.
- Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất
như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên
liệu....
1.2.2.2 Phân loại theo thời hạn cho vay.
- Cho vay ngắn hạn: Thời hạn cho vay đến một năm và được sử dụng để bổ
sung, bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhu
cầu chi tiêu ngắn hạn của Hợp tác xã và hộ gia đình.
- Cho vay trung hạn: Thời hạn cho vay từ trên 1 năm đến 5 năm (Theo quy
định của VN) dùng để đầu tư mua sắm TSCĐ, cải tiến đổi mới thiết bị, công
nghệ, mở rộng SXKD, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu
hồi vốn nhanh. Bên cạnh đó, nó còn được dùng đầu tư vào tài sản lưu động
thường xuyên của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp mới thành lập.
- Cho vay dài hạn: Thời hạn tín dụng từ trên 5 năm, tối đa có thể lên đến 20,
30 thậm chí 40 năm. Loại tín dụng này dùng để đáp ứng các nhu cầu đầu tư dài
hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây
dựng các xí nghiệp mới.

SVTH: Phan Thị Thuỳ Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:THs.NCS.Hồ Hữu Tiến

1.2.2.3 Phân loại theo cách thức cho vay.
- Cho vay trực tiếp: Là hình thức cho vay mà Ngân hàng trực tiếp cấp vốn
cho các Hộ vay, trực tiếp kiểm tra không thông qua các Hội đoàn thể. Trước năm
2020, Ngân hàng CSXH trực tiếp cấp vốn cho vay GQVL, cho vay XKLĐ. Từ

năm 2020 trở lại đây thì Ngân Hàng CSXH chỉ thực hiện uỷ thác.
- Cho vay gián tiếp: Là hình thức cho vay mà Ngân hàng thông qua các
Hội đoàn thể để cấp vốn cho các Hộ vay, không trục tiếp câp vốn. Toàn bộ các
chương trình cho vay qua các chính trị xã hội, thực hiện giải ngân trực tiếp hộ gia
đình.
1.2.2.4 Phân loại thông qua Hội đoàn thể nhận uỷ thác.
- Uỷ thác cho vay thông qua Hội liên hiệp phụ nữ.
- Uỷ thác cho vay thông qua Hội Nông dân.
- Uỷ thác cho vay thông qua Hội cựu chiến binh.
1.2.2.5 Phân loại theo chương trình cho vay.
- Chương trình cho vay đối với Hộ nghèo.
- Chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang
học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề.
- Chương trình cho vay để giải quyết việc làm theo Nghị quyết số
120/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính
phủ).
- Chương trình cho vay xuất khẩu lao động.
- Chương trình cho vay làm nhà trả chậm theo quyết định số 204/QT-TTg
ngày 15/08/2005 củ Thủ tướng Chính phủ.
- Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại
các vùng khó khăn.
- Chương trình cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc
thiểu số đặc biệt khó khăn.
- Chương trình cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số di dân thực hiện định
canh định cư.
- Chương trình tín dụng đối với các cơ sỡ sản xuất kinh doanh, dịch vụ và

SVTH: Phan Thị Thuỳ Hương



Luận văn tốt nghiệp

GVHD:THs.NCS.Hồ Hữu Tiến

doanh nghiệp sử dụng người lao động là người sau cai nghiện ma tuý.
- Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, bằng nguồn vốn Tái Thiết Đức.
- Chương trình cho vay tại bốn tỉnh Miền Trung bằng nguồn vốn dự án phát
triển ngành Lâm nghiệp do Ngân hàng thế giới tài trợ.
- Chương trình cho vay dự án OPEC do Quỹ đầu tư quốc tế tài trợ.
- Chương trình cho vay dự án IFAD của Quỹ lương thực thế giới thực hiện
tại tỉnh Tuyên Quang.

1.3 Cho vay của Ngân hàng CSXH đối với Hộ nghèo.
1.3.1 Một số khái niệm về đói nghèo
Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn
những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ
phát triển kinh tế- xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục
ấy được xã hội thừa nhận (theo ESCAP tổ chức vào 9/1993 ở Thái Lan).
Đói nghèo là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của
cộng đồng ( Theo chuyên gia hàng đầu của Tổ chức Lao động quốc tế ông Abapia
Sen).
Theo quan niệm của chính người nghèo ở nước ta cũng như một số quốc
gia khác trên thế giới thì đơn giản hơn: Đói nghèo là gì ư ? là hôm nay con tôi ăn
khoai, ngày mai không biết con tôi ăn gì ? bạn nhìn nhà cửa của tôi thì biết, trong
nhà thì nhìn thấy mặt trời, khi trời mưa thì trong nhà cũng như ngoài sân. Một số
người Hà Tĩnh thì trả lời: Đói nghhèo đồng nghĩa với nhà ở bằng tranh, tre, nứa,
là tạm bợ, xiêu vẹo, dột nát; không đủ đất đai sản xuất, không có trâu bò, không
có tivi, con cái thất học, ốm đau không có tiền đi khám chữa bệnh...
Từ những khái niệm về đói nghèo như vậy. Ngày 08 tháng 7 năm 2005 Thủ

tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn
nghèo áp dụng cho giai đoạn 2018-2010 như sau:
- Khu vực nông thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ
200.000đồng/người/tháng (2.400.000đồng/người/năm) trở xuống thì đây là những
Hộ nghèo.

SVTH: Phan Thị Thuỳ Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:THs.NCS.Hồ Hữu Tiến

- Khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ
260.000đồng/người/tháng (3.120.000đồng/người/năm) trở xuống thì đây là những
Hộ nghèo.
Nhưng chuẩn nghèo là một khái niệm động, nó biến động theo không gian
và thời gian. Về không gian, nó biến động theo trình độ phát triển kinh tế- xã hội
của từng vùng hay từng quốc gia. Về thời gian, nó biến động theo trình độ phát
triển kinh tế xã hội và nhu cầu của con người. Chuẩn nghèo chỉ có ý nghĩa trong
những thời kỳ nhất định. Khi thu nhập bình quân trên đầu người có sự thay đổi thì
chuẩn mực phân loại Hộ nghèo cũng có sự thay đổi theo.
1.3.2 Các đặc trưng cơ bản của Hộ nghèo.
- Đặc trưng cơ bản và dễ nhận diện nhất đối với Hộ nghèo là họ thường
thiếu việc làm, việc làm không ổn định.
- Người nghèo đa phần là những nông dân sống ở các vùng nông thôn, cơ
bản họ vẫn có ruộng đất nhưng họ lại thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm và kiến thức
sản xuất.
- Đa số người nghèo có trình độ học vấn thấp, bị hạn chế về khả năng tiếp
cận kỹ thuật sản xuất tiên tiến, công nghệ thông tin và các kiến thức thị trường. Vì

vậy, hiệu quả sản xuất của họ không cao.
- Các Hộ nghèo thường có đông con, ít lao động và luôn chịu các áp lực
lớn về chi phí y tế, giáo dục. Họ ít có khả năng đến trường và ít được quan tâm
trong việc chăm sóc sức khoẻ.
- Các Hộ nghèo thuộc dân tộc ít người thường phải chịu nhiều bất lợi do bị
tách biệt về mặt địa lý và về mặt xã hội, chịu nhiều tốn kém cho những phong tục
lạc hậu, cuộc sống chịu tác động trực tiếp của thiên nhiên vào quá trình sản xuất.
- Các Hộ nghèo ở nông thôn có một số rơi vào tình trạng không có đất đai
để canh tác do phải cầm cố, cho thuê hoặc bán để chi tiêu vào những lúc khó
khăn, cần thiết trong cuộc sống.
- Các Hộ nghèo ở thành thị thì đa phần là những người thất nghiệp hoặc có
việc làm không ổn định, gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm và tiếp
cận các dịch vụ thông tin công cộng.

SVTH: Phan Thị Thuỳ Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:THs.NCS.Hồ Hữu Tiến

1.3.3 Nguyên nhân đói nghèo và yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo.
Từ những khái niệm về đói nghèo và các đặc trưng cơ bản của Hộ nghèo
thì đói nghèo do những nguyên nhân sau:
- Thiếu vốn sản xuất: Có thể nói rằng đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến
đói nghèo; Thiếu vốn họ không đầu tư được vào sản xuất nên sản xuất kém, làm
không đủ ăn. Không đủ vốn họ không tiếp cận được với các dịch vụ sản xuất tiên
tiến như khuyến nông, khuyến ngư làm cho quá trình sản xuất của họ không có
hiệu quả cao; Thiếu vốn họ chỉ biết sản xuất tự cung tự cấp không tiếp cận được
các phương thức sản xuất tiên tiến, khoa học nên sản xuất kém hiệu quả, thu

hoạch thấp, cuộc sống thiếu thốn.
- Trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định, thiếu kinh
nghiệm và kiến thức làm ăn: Đa số những người nghèo là những người có trình
độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt, ổn định. Theo số liệu thống
kê về trình độ học vấn của người nghèo thì có khoảng 90% số người nghèo có
trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn; Đa số người nghèo thường không có điều
kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, thiếu kinh nghiệm và trình
độ sản xuất kinh doanh dẫn đến năng suất thấp, hiệu quả không cao.
- Do sinh đẻ nhiều, sức khoẻ yếu, không đủ sức làm kinh tế. Nhân khẩu thì
nhiều nhưng lao động thì ít.
- Gặp nhiều rủi ro trong cuộc sống như: Giao thông đi lại khó khăn, điều
kiện kinh tế- xã hội nơi sinh sống không thuận tiện và phát triển; Điều kiện tự
nhiên khắc nghiệt như thiên tai, lũ lụt, hạn hán, đất đai cằn cỗi, dịch bệnh thường
xuyên xảy ra gây tổn hại về con người và tài sản; Ở những vùng có địa hình phức
tạp, thông tin liên lạc khó khăn làm cho nền kinh tế ở đây kém phát triển; Đời
sống thì có nhiều phong tục tập quán tốn kém. Chính những điều này đã làm cho
những hộ đã nghèo nay càng nghèo hơn.
- Một số người thì do nghiện ngập, luời lao động, không làm chủ được bản
thân mắc vào những tệ nạn xã hội, thiếu những kiến thức cơ bản về cuộc sống và
về xã hội.
1.3.4 Sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo.
 Đói, nghèo đang là vấn đề nhức nhối, là thách thức lớn đối với sự phát

SVTH: Phan Thị Thuỳ Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:THs.NCS.Hồ Hữu Tiến


triển của mỗi quốc gia và của toàn cầu.

 Nghèo cũng là sự phản ánh tình trạng của sự bất công, bất bình đẳng trong
xã hội, biểu hiện ra ở phân tầng xã hội, phân hoá giai cấp và phân cực xã hội.

 Đói nghèo liên quan đến an ninh quốc gia: Đói nghèo càng nhiều thì càng
dẫn đến nhiều tệ nạn, nhận thức của họ không đúng đắn, dễ bị lôi kéo, dụ dỗ. Họ
có thể dễ bị các phần tử nổi loạn mua chuộc.

 Công tác xoá đói giảm nghèo được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước.
1.3.5 Vai trò của tín dụng Ngân Hàng CSXH đối với Hộ nghèo.
- Động lực giúp Hộ nghèo vượt qua nghèo đói: Nghèo đói do nhiều nguyên
nhân gây nên nhưng chủ yếu nhất là thiếu vốn để sản xuất. Vì vậy, nhờ có nguồn
vồn của Ngân Hàng CSXH mà các Hộ nghèo có thể vượt qua nghèo đói và vươn
lên để mở rộng sản xuất, cải thiện cuộc sống.
- Góp phần hạn chế cho vay nặng lãi, nên hiệu quả hoạt động kinh tế được
nâng cao hơn cho Hộ nghèo: Các Hộ nghèo thường không đủ điều kiện để vay
vốn các ngân hàng thương mại vì lãi suất quá cao và phải có tài sản đảm bảo. Vì
vậy, nhờ có nguồn vốn của Ngân Hàng CSXH mà các Hộ nghèo tránh được cảnh
phải vay nặng lãi, có nguồn vốn để tổ chức sản xuất kinh doanh.
- Góp phần nâng cao kiến thức, tiếp cận thị trường: Nhờ có nguồn vốn
cung ứng từ Ngân Hàng CSXH thông qua kênh tín dụng thu hồi vốn và lãi đã
buộc cho các Hộ nghèo biết tính toán khi vay vốn, nhờ đó họ biết tiếp thu các tiến
bộ khoa học kỹ thuật để sử dụng nguồn vốn của mình có hiệu quả hơn. Chính vì
vậy, sản phẩm làm ra càng nhiều thì Hộ nghèo càng được tiếp cận kinh tế thị
trường hơn.
- Góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế Nông nghiệp- nông thôn và lao động
xã hội: Nhờ có tín dụng của Ngân Hàng CSXH đối với Hộ nghèo mà họ biết tiếp
thu các biện pháp khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, biết chuyển đổi cơ cấu cây

trồng vật nuôi đem lại năng suất cao hơn. Chính vì nhờ có tín dụng của Ngân
Hàng CSXH đã trực tiếp góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
thông qua việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.

SVTH: Phan Thị Thuỳ Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:THs.NCS.Hồ Hữu Tiến

1.4 Rủi ro cho vay đối với Hộ nghèo của Ngân hàng CSXH.
1.4.1 Khái niệm về rủi ro cho vay đối với hộ nghèo của Ngân Hàng CSXH.
Rủi ro cho vay là rủi ro mà ngân hàng gặp phải khi ngân hàng cho vay mà
không thu được nợ gốc và lãi đầy đủ và đúng hạn.
Rủi ro cho vay là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng do
khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình
theo cam kết.
Rủi ro cho vay đối với Hộ nghèo của Ngân Hàng CSXH: là những rủi ro
mà Ngân Hàng CSXH gặp phải khi cấp một khoản vốn vay cho Hộ nghèo nhưng
không thu hồi được nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn. Hộ nghèo không có khả năng
trả nợ gốc và lãi đúng theo cam kết mà ngân hàng đưa ra, buộc ngân hàng phải
thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro.
1.4.2 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro cho vay đối với Hộ nghèo.
Đây đang là vấn đề mà tất cả các nhà quản trị đều quan tâm. Bởi vì nếu có
các chỉ tiêu đo lường đánh giá được các rủi ro thì việc phòng ngừa, khắc phục sẽ
trở nên dễ dàng hơn và có hiệu quả hơn. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro cho vay như
là: Nợ quá hạn, nợ khó đòi, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ khó đòi, nợ khoanh, xóa nợ,
tỷ lệ nợ khoanh, xóa nợ… Trong đó:
Nợ quá hạn là khoản nợ mà thời gian tồn tại của nó vượt quá thời gian cho

vay theo thoả thuận giữa Ngân hàng và khách hàng và cộng thêm thời gian gia
hạn thêm nếu khách hàng có yêu cầu.
Tỷ lệ nợ quá hạn = ( Tổng nợ quá hạn/ Tổng dư nợ )*100
Tỷ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ được chất lượng tín dụng. Tuy nhiên tỷ lệ
nợ quá hạn giảm chưa phản ánh được thực chất tín dụng như thế nào. Tỷ lệ này
cho biết trong 100 đồng dư nợ có bao nhiêu đồng nợ quá hạn. Thông thường nếu
tỷ lệ này < 5% là tốt.
Tỷ lệ nợ khó đòi = ( Tổng nợ khó đòi/ Tổng nợ quá hạn )*100
Nợ khó đòi là loại nợ xấu nhất trong nợ quá hạn. Là khoản nợ mà người đi
vay rất ít có khả năng trả nợ Ngân hàng, nhiều khả năng Ngân hàng sẽ bị mất vốn.
Tỷ lệ nợ khó đòi cao phản ánh khả năng thu hồi nợ quá hạn thấp và ngược lại. Tỷ
lệ này cho biết trong 100 đồng nợ quá hạn có bao nhiêu đồng nợ khó đòi.

SVTH: Phan Thị Thuỳ Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:THs.NCS.Hồ Hữu Tiến

1.4.3 Nguyên nhân của rủi ro cho vay đối với Hộ nghèo.
- Rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng: Do phần lớn Hộ nghèo thường
sống ở nông thôn và làm nghề nông nên rủi ro về điều kiện tự nhiên, thiên nhiên,
chính sách của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sử dụng nguồn vốn của
họ gây ra rủi ro khi sử dụng khoản vốn được Ngân Hàng CSXH cấp phát như:
+Thiên tai bao gồm: bão, lũ lụt, lũ quét, hạn hán, mất mùa, động đất,
sét đánh, mưa đá, sạt lở đất, lốc xoáy, sóng thần.
+ Địch họa, chiến tranh.
+ Hoả hoạn, cháy rừng.
+ Các dịch bệnh liên quan đến con người, gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản,

động vật nuôi khác và cây trồng.
+ Nhà nước điều chỉnh chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động sản xuất, kinh doanh của khách hàng như không còn nguồn cung cấp
nguyên vật liệu; mặt hàng sản xuất kinh doanh bị cấm, bị hạn chế theo qui định
của pháp luật hoặc Hộ nghèo phải thực hiện việc chuyển đổi sản xuất, kinh doanh
theo quyết định của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Như vậy cũng ảnh
hưởng đến quá trình sử dụng nguồn vốn vay của họ, gây ra rủi ro cho vay đối với
Hộ nghèo của Ngân hàng.
- Rủi ro do người vay trốn, chết, mất tích mà hộ không có khả năng trả nợ.
- Rủi ro do sản xuất kinh doanh thua lỗ.
- Rủi ro do sử dụng vốn sai mục đích, không có vật tư bảo đảm: Hộ nghèo
không có ý thức đối với nguồn vốn được cấp phát, không tập trung vào sản xuất
kinh doanh mà sử dụng với mục đích khác không đem lại hiệu quả từ nguồn vốn
có được.
- Rủi ro do người vay chây ỳ: Một số Hộ nghèo không có ý thức trả nợ, họ
nhận thức không đúng và chây ỳ trong việc trả nợ.
- Một số nguyên nhân khác như: Cho vay sai quy định; thiếu đất sản xuất;
thiếu kinh nghiệm làm ăn...
1.4.4 Hậu quả của rủi ro cho vay.
Rủi ro xảy ra nó tác động trực tiếp đến hoạt động của Ngân hàng. Nó làm
đảo lộn thành quả hoạt động trong nhiều năm của Ngân hàng. Rủi ro cho vay của

SVTH: Phan Thị Thuỳ Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:THs.NCS.Hồ Hữu Tiến

Ngân hàng tùy từng mức độ ảnh hưởng ít nhiều tới bản thân Ngân hàng cũng như

tới nền kinh tế.
Rủi ro cho vay đối với Hộ nghèo của Ngân Hàng CSXH làm cho Ngân
hàng gặp khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu XĐGN của Đảng và Chính phủ
đã đề ra. Làm cho Ngân hàng CSXH không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Gây
mất lòng tin của Đảng và Nhà nước đã giao phó cho Ngân Hàng CSXH.
Ngân Hàng CSXH là một Ngân hàng hoạt động không vì mục tiêu lợi
nhuận, nhưng nếu rủi ro cho vay quá nhiều thì Ngân hàng cũng gây mất lòng tin
đối với Hộ nghèo, làm cho họ không tin vào hoạt động chính sách của Ngân hàng.
Từ đó làm cho hoạt động của Ngân hàng có phần yếu kém. Chính vì vậy Ngân Hàng
CSXH luôn luôn quan tâm tới việc phòng ngừa rủi ro cho vay tại Ngân hàng mình,
đặc biệt là rủi ro cho vay đối với Hộ nghèo của Ngân Hàng CSXH.
Đối với nền kinh tế, hoạt động Ngân hàng là hoạt động mang tính xã hội cao.
Đặc biệt là hoạt động của Ngân Hàng CSXH là Ngân hàng hoạt động vì mục tiêu
người nghèo. Chính vì vậy, khi một Ngân hàng gặp rủi ro thì sẽ ảnh hưởng mạnh đến
các hoạt động của Ngân hàng khác.
1.4.5 Biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro cho vay.

 Biện pháp phòng ngừa, kiểm soát rủi ro.
- Ngân hàng phải luôn luôn kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc sử dụng
vốn của các Hộ nghèo sau khi giải ngân để xem xét nguồn vốn đó có được sử dụng
đúng mục đích hay không
- Ngân hàng phải chú trọng công tác nâng cao tay nghề, mở lớp tập
huấn cho các cán bộ tín dụng, các Hội đoàn thể, các Tổ TK&VV để họ nắm rỏ quy
trình cho vay và nắm rỏ tình hình sử dụng vốn của các Hộ nghèo
- Sau khi thực hiện giải ngân, Ngân hàng phải giám sát chặt chẽ các
khoản nợ để đảm bảo quá trình trả nợ đúng hạn, không làm cho khoản nợ rơi vào
khoản nợ khó đòi.

 Biện pháp xử lý rủi ro.
Sau khi rủi ro xảy ra, để bù đắp thiệt hại, giảm thấp thiệt hại thì Ngân hàng

tài trợ bằng nguồn ngân quỹ dự phòng hoặc trích lập quỹ dự phòng để bù đắp khoản
rủi ro đó.

SVTH: Phan Thị Thuỳ Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:THs.NCS.Hồ Hữu Tiến

Bên cạnh đó, Ngân hàng còn thực hiện các biện pháp như là: Khoanh nợ,
miễn lãi tiền vay, và hơn thế nữa là thực hiện biện pháp xóa nợ.
Miễn lãi tiền vay là biện pháp mà Ngân hàng áp dụng đối với những khách
hàng vay vốn bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, gặp khó khăn về tài chính dẫn
đến chưa trả được nợ cho Ngân hàng nhưng vẫn còn khả năng trả nợ.
Xóa nợ là biện pháp mà Ngân hàng áp dụng đối với những khách hàng vay
vốn đã mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau thường xuyên phải điều trị dài ngày, có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không nơi tương tựa, chết, mất tích hoặc bị tuyên bố là
chết, mất tích mà không có tài sản để trả nợ hoặc không có người thừa kế…., khách
hàng là pháp nhân đã có quyết định giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật
mà không còn vốn để trả nợ cho Ngân hàng.

SVTH: Phan Thị Thuỳ Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:THs.NCS.Hồ Hữu Tiến

PHẦN II

Tình hình rủi ro cho vay đối với Hộ nghèo
tại Ngân Hàng CSXH Quận Ngũ Hành Sơn

SVTH: Phan Thị Thuỳ Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:THs.NCS.Hồ Hữu Tiến

2.1 Giới thiệu chung về Ngân Hàng CSXH Quận Ngũ Hành Sơn.
2.1.1 Lịch sử hình thành.
Chi nhánh Ngân Hàng CSXH thành phố Đà Nẵng được thành lập theo
quyết định số 50/QĐ- HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch hội đồng quản trị
Ngân Hàng CSXH Việt Nam, ngày 26/03/2003 chính thức khai trương và đi vào
hoạt động. Nhiệm vụ chính của chi nhánh là cho vay Hộ nghèo và các đối tượng
chính sách khác trên địa bàn.
Để phục vụ nhu cầu vay vốn của Hộ nghèo và các đối tượng chính sách
khác trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, ngay từ khi thành lập,Chi nhánh Ngân
Hàng CSXH đã thành lập tổ giao dịch NHCSXH chung cho cả 2 đơn vị hành
chính là Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn.
Đến ngày 30/10/2003 tổ giao dịch NHCSXH Sơn Trà chính thức nhận bàn
giao nguồn vốn cho vay Hộ nghèo từ Ngân hàng No&PTNT quận Ngũ Hành Sơn,
Ngày 10 thánh 11 năm 2003 tổ giao dịch Ngân Hàng CSXH Quận Ngũ Hành Sơn
được thành lập và đi vào hoạt động độc lập, trực thuộc chi nhánh NHCSXH thánh
phố Đà Nẵng.
Ngày 08 tháng 12 năm 2003, Chủ tịch HĐQT Ngân Hàng CSXH Việt Nam
có quyết định số 1045/QĐ- HĐQT v/v thành lập Phòng giao dịch Ngân Hàng
CSXH Quận Ngũ Hành Sơn trực thuộc chi nhánh ngân hàng CSXH Chi nhánh Đà
Nẵng.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ.
Theo quyết định của Chính phủ số 131/2002/QĐ- TTg ngày 04/10/2002 về
việc thành lập NHCSXH thì ngân hàng có chức năng sau:
- NHCSXH được huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và
ngoài nước, tiếp cận các nguồn vốn của Chính phủ và Ủy Ban Nhân Dân các cấp
để cho vay xoá đói giảm nghèo và các đối tượng chính sách khác.
- Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được nhà nước
đảm bảo thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm
tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.
- NHCSXH thực hiện các nghiệp vụ: Huy động vốn vay, thanh toán, các
nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối và được nhận vốn uỷ thác

SVTH: Phan Thị Thuỳ Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:THs.NCS.Hồ Hữu Tiến

cho vay ưu đãi của địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội,
chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Bên cạnh đó, trong điều lệ hoạt động của NHCSXH ban hành kèm theo
quyết định 16/2003/QĐ- TTg ngày 22/01/2003 của TT- CP, cụ thể trong chương
IV điều 43 có ghi:
 NHCSXH được sử dụng vốn để cho vay người nghèo và các đối
tượng chính sách khác.
 Đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản theo quy định của
pháp luật.
 Điều động vốn, tài sản trong các đơn vị trong hệ thống.
Điều đặc biệt hơn cả là ngân hàng được tự chủ về tài chính, tự chịu trách

nhiệm về hoạt động, thực hiện nghĩa vụ và các cam kết của mình theo quy định
pháp luật.
2.1.3 Cơ cấu quản lý.

 Ban đại diện hội đồng quản trị Ngân Hàng CSXH quận được chủ
tịch UBND cùng cấp quyết định cơ cấu, thành phần nhân sự và quyết định thành
lập. Điều hành Ban Đại Diện HĐQT do trưởng Ban Đại Diện HĐQT nắm giữ,
không có Phó Ban thường trực và thành viên chuyên trách. Các thành viên Ban
Đại Diện HĐQT làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

 Lãnh đạo có 02 người: Giám đốc và phó giám đốc.
- Giám đốc phòng giao dịch là đại diện pháp nhân của phòng giao dịch
Ngân Hàng CSXH. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Ban Đại Diện HĐQT
và Giám đốc Ngân Hàng CSXH thành phố về tổ chức điều hành và hoạt động của
Ngân Hàng CSXH Quận.
-

Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, được giám đốc phân

công phụ trách, theo dõi chỉ đạo một số lĩnh vực nghiệp vụ; Trực tiếp làm tổ
trưởng tổ nghiệp vụ tín dụng.

 Trưởng kế toán là người được Giám đốc Chi Nhánh NHCSXH thành
phố bổ nhiệm và giúp Giám đốc theo dõi và điều hành tổ Kế toán- Ngân quỹ.

SVTH: Phan Thị Thuỳ Hương


Luận văn tốt nghiệp


GVHD:THs.NCS.Hồ Hữu Tiến

Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các chế độ chính sách, nghiệp vụ hạch toán
kế toán, ngân quỹ, quản lý thu chi nội bộ.

 Có 02 tổ nghiệp vụ: Tổ Kế toán–Ngân quỹ và tổ nghiệp vụ tín dụng.
 Đã thành lập chi bộ, tổ chức Công đoàn và Chi đoàn thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh.
2.1.4 Môi trường hoạt động.
2.1.4.1 Điều kiện tự nhiên.
Quận Ngũ Hành Sơn được thành lập sau khi thành phố Đà Nẵng trực thuộc
Trung ương tháng 1 năm 2019, với tổng diện tích đất tự nhiên là: 3.661 ha. Trong
đó
+ Đất nông nghiệp : 1.366 ha
+ Đất lâm nghiệp : 176 ha
+ Đất chuyên dùng : 812 ha
+ Đất ở

: 492 ha

+ Đất chưa sử dụng : 446 ha
Mật độ dân số bình quân qua các năm tăng một cách đáng kể, nhất là từ
năm 2004 đến nay.
Quận Ngũ Hành Sơn ở vị trí trung lộ của vùng du lịch chính Miền Trung
Huế-Đà Nẵng-Quảng Nam, gần những điểm du lịch nổi tiếng như: phố cổ Hội An,
Tháp Mỹ Sơn, khu du lịch Bà Nà, Sơn trà, Cù lao chàm... Có hệ thống đường giao
thông thuận lợi gắn với 12km bờ biển sạch đẹp, khu danh thắng núi Ngũ Hành
Sơn, những điểm di tích lịch sử, phong cảnh sông nước thích hợp cho việc phát
triển loại hình du lịch đồng quê có làng nghề điêu khắc đá Mỹ nghệ truyền thống
độc đáo. Đặc biệt khí hậu biển là đặc điểm lý tưởng cho loại hình du lịch nghỉ

dưỡng, nghỉ cuối tuần, cuối ngày tạo cho quận Ngũ Hành Sơn một lợi thế so sánh
rất lớn về loại hình du lịch biển gắn với các loại hình du lịch đa dạng khác.
Các phường vừa mới thành lập trên cơ sở từ các xã chuyển thành phường
đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, đất xây dựng còn nhiều, mặt bằng thông
thoáng. Đây là yếu tố, tiền đề để mở mang phát triển thành phố về phía Đông
nam.

SVTH: Phan Thị Thuỳ Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:THs.NCS.Hồ Hữu Tiến

Nói tóm lại, với địa thế tự nhiên thuận lợi như vậy, quận Ngũ Hành Sơn
hiện tại và tương lai sẽ phát triển nhiều dự án nông, lâm, ngư nghiệp tốt. Sẽ tạo ra
nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Tạo điều kiện để phát triển một nền
kinh tế đa dạng và giàu mạnh. Như vậy, đây cũng là điều kiện để Ngân Hàng
CSXH Quận Ngũ Hành Sơn đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho vay
đối với Hộ nghèo trên địa bàn. Cũng là định hướng để Ngân hàng đưa ra các
chương trình vay vốn hợp lý với điều kiện tự nhiên được ban tặng như vậy.
2.1.4.2 Điều kiện kinh tế xã hội.
Quận Ngũ Hành Sơn gồm 04 phường: Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải, Hòa
Quý.
Quận Ngũ Hành Sơn có đa số dân cư sống bằng nghề nông và làm đồ Mỹ
nghệ. Theo số liệu thống kê cho thấy:
+ Lao động nông nghiệp

: 4.591 người


+ Lao động thuỷ sản

: 442 người

+ Lao động trong các ngành công nghiệp

: 5.226 người

+ Lao động trong TM- DV

: 4.539 người

Trong bốn phường hiện có của quận Ngũ Hành Sơn thì phường Hoà Hải và
Hoà Quý có số lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao. Đây cũng là các phường có
số Hộ nghèo nhiều nhất.
Lợi thế của Ngũ Hành Sơn là có làng nghề truyền thống sản xuất đá Mỹ
nghệ, có danh thắng non nước thu hút nhiều khách du lịch; khả năng mở mang
dịch vụ là rất tốt.
Hầu hết người dân ở Quận Ngũ Hành Sơn rất chịu khó và cần cù lao động,
biết tìm cách vươn lên trong cuộc sống. Nhưng bên cạnh đó thì đường sá giao
thông ở đây cũng hơi khó khăn. Chỉ là một con đường một chưa được tu sửa nên
đi lại cũng rất khó khăn và trở ngại. Vì chỉ là một con đường một nên ở đây các
doanh nghiệp tập trung chưa đông, chỉ rải rác một vài doanh nghiệp nhỏ. Việc sản
xuất kinh doanh của các hộ nông dân cũng gặp nhiều khó khăn. Để đưa nền kinh
tế của Quận Ngũ Hành Sơn phát triển đi lên cùng với các quận khác. Vì vậy,
trong chiến lược phát triển kinh tế năm 2005-2010, Hội đồng nhân dân và Thường
trực Uỷ ban Nhân dân Quận Ngũ Hành Sơn đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm

SVTH: Phan Thị Thuỳ Hương



Luận văn tốt nghiệp

GVHD:THs.NCS.Hồ Hữu Tiến

hiện nay là phát triển kinh tế, nhất là đối với cơ cấu Dịch vụ và Công- Nông
nghiệp. Vì vậy, Đảng bộ và Uỷ ban nhân dân đã đề ra mục tiêu phát triển đến năm
2010 như sau:
- Từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn quận theo cơ
cấu “Dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp”cụ thể như sau:
Chỉ tiêu
GDP (%)
- Dịch vụ (%)
- Công nghiệp (%)
- Nông nghiệp (%)

Năm 2015

Năm 2020
100
26,2
67,41
6,39

100
42,72
53,79
3,49

- Phấn đấu đạt mức tăng bình quân tổng sản phẩm trong nước (GDP) hàng

năm đạt 11,5-12% thời kỳ 2001-2005 và 14,5-15% thời kỳ 2018-2010, cả thời kỳ
2001-2010 từ 13-13,5%.
- GDP bình quân đầu người đến năm 2005 phấn đấu đạt 958 USD và đến
năm 2010 là 2.157 USD.
- Kết hợp công tác văn hóa thông tin với tuyên truyền vận động công tác
dân số kế hoạch hóa gia đình. Giảm tỷ lệ sinh 0,4-0,5% hàng năm, từng bước hạ
tỷ lệ tăng tự nhiên về dân số xuống và ổn định vào khoảng 1,3% giai đoạn 20002010.
- Tiếp tục xã hội hóa nền giáo dục-đào tạo, giữ vững và không ngừng nâng
cao chất lượng dạy và học trên diện rộng. Phấn đấu thực hiện phổ cập trung học
phổ thông cho 100% phường của Quận trước năm 2010.
- Thường xuyên làm tốt công tác y tế, ngăn ngừa dịch bệnh, chăm sóc tốt
sức khỏe nhân dân, nâng cao thể lực cho mọi lứa tuổi, nhất là thanh thiếu niên.
Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, làm lành mạnh môi trường
văn hóa và môi trường sống đẩy lùi các tiêu cực và tệ nạn xã hội, đến năm 2010
giảm tỷ lệ Hộ nghèo xuống còn 2%.
- Bảo vệ trật tự xã hội và an ninh chính trị trên địa bàn, lấy phát triển ổn
định xã hội làm cơ sở cho việc nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế và ngược lại.
Làm tốt nhiệm vụ an ninh quốc phòng, cùng Thành phố và cả nước giữ vững định
hướng XHCN trong quá trình phát triển.
SVTH: Phan Thị Thuỳ Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:THs.NCS.Hồ Hữu Tiến

Nói tóm lại, tình hình kinh tế của Quận Ngũ Hành Sơn trong những năm
gần đây đã có những chiều hướng phát triển tích cực trên tất cả các lĩnh vực, đặc
biệt là thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo và việc làm từ khi có sự hỗ trợ
về nguồn vốn tín dụng ưu đãi đối với Hộ nghèo của Chính phủ. Với định hướng

đến năm 2010 như vậy, cũng là điều kiện để Ngân hàng đưa ra các giải pháp để
phòng ngừa rủi ro cho vay đối với Hộ nghèo.
2.1.4.3 Thực trạng đói nghèo của quận Ngũ Hành Sơn.
Theo kết quả điều tra khảo sát vào năm 2018 thì có được các kết quả sau:
 Nhân khẩu và lao động
Tổng số hộ dân cư là : 10.282 hộ, có 44.476 khẩu
Tổng số Hộ nghèo là : 2.306 hộ (chiếm tỷ lệ 22,42% tổng số hộ), có 9.474
khẩu. Trong đó:
Hộ chính sách nghèo 303 hộ có 1.130 khẩu
Hộ xã hội nghèo 2.003 hộ có 8.344 khẩu
Số chủ Hộ nghèo là phụ nữ gồm 1.240 hộ chiếm 53,7% số Hộ nghèo
Trong Hộ nghèo có 5.683 người lao động trong độ tuổi, có 3.133 lao động
là nữ; số lao động thiếu việc làm và thất nghiệp 1.556 người, trong đó có 946 lao
động nữ.
Bảng 1: Tình hình Hộ nghèo ở các phường của quận Ngũ Hành Sơn
năm 2018.
TT
Phường
Tổng số hộ
Tổng số nhân khẩu
Tỷ lệ hộ nghèo
1
Hoà Quý
931
3.434
40,37%
2
Hoà Hải
657
2.785

28,49%
3
Mỹ An
519
2.490
22,51%
5
Khuê Mỹ
199
765
8,63%
Tổng cộng
2.306
9474
22,43%
( Nguồn số liệu:Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện công tác XDDGN giai
đoạn 2018-2010 của UBND Quận Ngũ Hành Sơn)
Dựa vào bảng số liệu thì ta thấy rằng, trong 4 phường của quận Ngũ Hành
Sơn thì phường Hoà Quý là phường có tỷ lệ Hộ nghèo cao nhất và đây cũng là
phường thường xảy ra vấn đề rủi ro cho vay đối với Hộ nghèo nhiều nhất. Ở đây
có đến 90% số hộ làm nghề nông, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao. Đây

SVTH: Phan Thị Thuỳ Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:THs.NCS.Hồ Hữu Tiến

cũng là phường thường gánh chịu hậu quả của các trận lũ lụt nhiều nhất và chịu

nhiều thiệt hại nhất.
 Điều kiện sinh hoạt
+ Nhà ở
-

200 hộ có nhà ở kiên cố.

-

1.808 hộ ở nhà bán kiên cố ( cấp 4), có 165 hộ ở nhà xuống cấp.

-

89 hộ ở nhà mái tôn, vách ván, vách giấy dầu, nền xi măng.

- 209 hộ ở nhà thuê hoặc chung cư.
+ Điện nước sinh hoạt : Hiện có 100% Hộ nghèo sử dụng điện phục vụ
sinh hoạt, trong đó 265 hộ dùng điện nhờ hộ khác; 768 hộ dùng nước máy, 1.313
hộ dùng nước giếng; 286 hộ dùng chung nước máy, nước giếng.
+ Nhà vệ sinh : Trong 2.306 Hộ nghèo, 910 hộ có hố xí hợp vệ sinh;
682 hộ sử dụng hố xí chưa hợp vệ sinh; 249 hộ dùng chung và không có hố xí.
+ Phương tiện thông tin, giao thông : Trong Hộ nghèo có 63,82% hộ có vô
tuyến truyền hình ( 1.472 chiếc/2.306 hộ); 46,4% hộ nghèo có xe máy các loại
( 1.369 chiếc/2.306 hộ).
Qua tình hình điều tra, khảo sát về điều kiện sinh hoạt thì ta thấy rằng:
Điều kiện sinh hoạt của Quận Ngũ Hành Sơn còn gặp nhiều khó khăn và chưa đáp
ứng đủ mức sống của dân cư. Số Hộ nghèo còn sống trong điều kiện sinh hoạt
không tốt, chưa được đảm bảo, mức sinh hoạt còn quá thấp so với các nơi khác.
Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra nhiều rủi ro cho vay đối với Hộ nghèo của
ngân hàng.

 Nguyên nhân nghèo.
Qua kết quả điều tra, khảo sát thì Hộ nghèo xuất phát từ nhiều nguyên
nhân khác nhau:
+ Đông người ăn theo(trẻ em,ngườigià)thiếu lao động:1.154 hộ.chiếm 50%.
+ Thiếu đất sản xuất : 150 hộ chiếm 6,5%.
+ Thiếu vốn : 682 hộ chiếm 29,5%.
+ Thiếu kinh nghiệm làm ăn : 318 hộ chiếm 13,7%.
+ Hộ có người ốm đau tàn tật : 845 hộ chiếm 36,6%.
+ Hộ có người mắc tệ nạn xã hội, lười lao động : 20 hộ chiếm 0,86%.
SVTH: Phan Thị Thuỳ Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:THs.NCS.Hồ Hữu Tiến

+ Thiên tai, rủi ro, mất mùa và nguyên nhân khác : 324 hộ chiếm 14%.
Tóm lại, qua kết quả điều tra ta nhận thấy rằng, Hộ nghèo ở Quận Ngũ
Hành Sơn chịu ảnh hưởng của rất nhiều các nguyên nhân đã làm cho các Hộ
nghèo đã nghèo nay càng nghèo thêm. Nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là các hộ
thiếu lao động sản xuất. Trong nhà chỉ một vài người làm nhưng số người ăn theo
thì rất đông làm cho mức sống bị giảm xuống kéo theo đó là hiệu quả của cuộc
sống không cao. Đây cũng là các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro cho vay đối
với Hộ nghèo của ngân hàng. Và cũng là mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng
để giải quyết được các nguyên nhân này.
2.1.5 Kết quả đạt được của Ngân Hàng CSXH Quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn
2018- 2020.
Ngân Hàng CSXH Quận Ngũ Hành Sơn được thành lập đã góp một phần
công sức trong việc dẫn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến Hộ nghèo và các
đối tượng chính sách khác. Đã góp phần giúp các Hộ nghèo có vốn làm ăn, mở

rộng sản xuất kinh doanh tạo được việc làm, tạo thêm thu nhập để thực hiện
chương trình XĐGN của Đảng và Chính phủ đã đề ra.
Không những vậy, trong những năm qua Ngân Hàng CSXH Quận Ngũ
Hành Sơn đã đưa nguồn vốn đến tận các Hộ nghèo giúp họ tiếp nhận trực tiếp
được với nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, tăng hiệu quả cao trong
cuộc sống. Kết quả hoạt động của Ngân Hàng CSXH Quận Ngũ Hành Sơn được
thể hiện qua các kết quả sau.
2.1.5.1 Tình hình nguồn vốn cho vay.
Vốn là yếu tố hàng đầu của bất kỳ một tổ chức kinh tế nào muốn tồn tại và
phát triển. Nguồn vốn là nhân tố vững chắc góp phần quyết định quy mô hoạt
động kinh doanh. Từ đó quyết định đến hiệu quả hiệu quả kinh doanh. Đối với
Ngân hàng, nguồn vốn là nguồn quan trọng hàng đầu. Và riêng Ngân Hàng
CSXH thì nguồn vốn là nguồn để Ngân hàng thực hiện các mục tiêu vì chính sách
xã hội và thực hiện mục tiêu XĐGN của Đảng và Chính phủ đề ra.
Chính vì vậy, trong những năm qua Ngân Hàng CSXH Quận Ngũ Hành
Sơn luôn quan tâm đến tình hình nguồn vốn cho vay của Ngân hàng mình.

SVTH: Phan Thị Thuỳ Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD:THs.NCS.Hồ Hữu Tiến

Nguồn vốn cho vay của Ngân Hàng CSXH hình thành do Trung ương cấp
theo chỉ tiêu kế hoạch gọi là kế hoạch A (KHA) và nguồn vốn được Ngân sách địa
phương giao hoặc nguồn vốn do các tác nhân khác gửi vào để thực hiện mục tiêu
XĐGN, GQVL với lãi suất thấp gọi là kế hoạch B (KHB).
Bảng 2 : Tình hình thực hiện chỉ tiêu KH của Ngân Hàng CSXH Quận
Ngũ Hành Sơn qua 3 năm 2018 – 2020


ĐVT:Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

2018

2019

2020

Chênh lệch

Chênh lệch

2019/2018
Mức
%

2020/2019
Mức
%

tăng


tăng

Tăng

Tăng

I. Chỉ tiêu KH A

41.085 48.978

giảm giảm giảm
giảm
59.436 7.893 19,21 10.458
21,35

- NV cân đối từ TW

35.585 42.244

51.062

6.659 18,71

8.818

20,87

6.734


8.374

1.234 22,44

1.640

24,35

730
989
41.815 49.968

1.469
60.905

259 35,48
480
8.153 19,50 10.937

48,53
21,89

- NV huy động được TW

5.500

cấp bù
II. Chỉ tiêu KHB
NV nhận uỷ thác ĐP
Tổng NV toàn quận


(Nguồn số liệu: Báo cáo quyết toán thực hiện chi tiêu kế hoạch tín dụng
tháng12 năm 2018, 2019, 2020 của Ngân hàng CSXH Quận Ngũ Hành Sơn)
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng: Chỉ tiêu nguồn vốn KHA trên địa
bàn quận Ngũ Hành Sơn qua mỗi năm đều tăng lên. Năm 2018 là 41.085 triệu
đồng, năm 2019 là 48.978 triệu đồng, năm 2020 là 59.436 triệu đồng. Trong đó,
nguồn vốn từ Trung ương chiếm một tỷ trọng rất lớn. Năm 2018 là 35.585 triệu
đồng, năm 2019 là 42.244 ttriệu đồng, năm 2020 là 51.062 triệu đồng. Chứng tỏ
rằng hàng năm Trung ương cũng luôn chú trọng đến việc cung cấp nguồn vốn cho
Ngân Hàng CSXH Quận Ngũ Hành Sơn. Ngân hàng luôn được đảm bảo có một
nguồn vốn từ Trung ương cấp về, đảm bảo cho quá trình cho vay của Ngân hàng.
Không nhhững vậy, qua mỗi năm Ngân hàng cũng nhận được nguồn vốn uỷ thác
từ địa phương và cứ mỗi năm đều tăng lên đáng kể. Như năm 2018 nhận được
730 triệu đồng, năm 2019 là 989 triệu đồng, thì đến năm 2020 nhận được 1.469

SVTH: Phan Thị Thuỳ Hương


×