Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân tích kế hoạch bài dạy minh hoạ môn địa THPT Modun 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.55 KB, 6 trang )

Câu 1: Sau khi học xong bài học, học sinh làm được gì để tiếp nhận (chiếm
lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
- Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.
- Chứng minh được các thế mạnh để phát triển kinh tế của vùng về khoáng sản và
thuỷ điện, cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (cây công nghiệp, rau quả),
chăn nuôi gia súc lớn và về kinh tế biển.
- Trình bày được việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng và nêu
được hướng phát triển.
- Nêu được ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với quốc phòng an ninh.
- Sử dụng được Atlat địa lí Việt Nam, bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế
mạnh và việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng.
Câu 2: Học sinh sẽ thực hiện các “Hoạt động học” nào trong bài học?
1. Hoạt động khởi động
- HS kết nối giữa các điều đã biết và chưa biết liên quan đến bài học thông qua một
số câu hỏi khái quát. HS trả lời câu hỏi và nêu ý kiến cá nhân về vấn đề được hỏi.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.
- HS thảo luận theo cặp, dựa vào Atlat địa lí VN và bảng số liệu dân số diện tích để
trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và quy mô dân số và đánh giá ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng của vùng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về việc khai thác các thế mạnh của vùng Trung du và miền
núi Bắc Bộ
- HS thảo luận theo nhóm, đọc tư liệu học tập để tìm ra các thế mạnh nổi bật của
vùng, tìm dẫn chứng để chứng tỏ các thế mạnh của vùng đang ngày càng được phát
huy và trình bày kết quả thảo luận trên giấy A0 dưới dạng bảng hoặc sơ đồ tư duy
để chứng minh được các thế mạnh để phát triển kinh tế của vùng về khoáng sản và


thuỷ điện, cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (cây công nghiệp, rau quả),
chăn nuôi gia súc lớn, kinh tế biển và hướng phát triển.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về ý nghĩa của việc phát triển kinh tế - xã hội đối với quốc


phòng an ninh của vùng
- HS đưa ra, trình bày các ý kiến cá nhân về các được ý nghĩa của việc phát triển
kinh tế - xã hội đối với quốc phòng an ninh của vùng
3. Hoạt động củng cố
- HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm để xác định xem HS đã đạt được mục tiêu bài
học hay chưa và khắc sâu thêm nội dung của bài học
4. Hoạt động vận dụng
- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết vấn đề, giải quyết tình
huống GV gợi ý.
Câu 3: Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện những “biểu hiện cụ thể”
của những phẩm chất năng lực nào hình thành phát triển cho học sinh?
Năng lực:
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: HS thực hiện theo yêu cầu của GV để thực hiện chiếm



lĩnh kiến thức.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS trình bày được vị trí địa lí, phạm



vi lãnh thổ và dân số của vùng; Chứng minh được các thế mạnh để phát triển
kinh tế của vùng về khoáng sản và thuỷ điện, cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt
và ôn đới (cây công nghiệp, rau quả), chăn nuôi gia súc lớn và về kinh tế biển;
Trình bày được việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng và nêu
được hướng phát triển; Nêu được ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với
quốc phòng an ninh; Giải quyết được vấn đề, tình huống thực tiễn mà GV gợi
ý.



Năng lực giao tiếp và hợp tác: Giao tiếp trong cặp, nhóm và hợp tác với các



thành viên trong nhóm, trình bày được ý kiến cá nhân, thuyết phục được tập thể
khi giải quyết vấn đề, tình huống thực tiễn.
Năng lực đặc thù:
Năng lực khoa học, lịch sử, địa lí: Nhận biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và



đánh giá quy mô dân số của vùng.
Năng lực tìm hiểu lịch sử, địa lí: Biết tìm kiếm thông tin, trình bày ý kiến,



kết quả làm việc.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chứng minh được các thế mạnh để



phát triển kinh tế, nêu được hướng phát triển, ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã
hội đối với quốc phòng an ninh của vùng. Giải quyết được vấn đề, tình huống
thực tiễn
Phẩm chất: Phẩm chất yêu nước, có ý thức, trách nhiệm và hành động cụ thể trong
việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; rèn luyện sự tự
tin, trung thực, khách quan trong giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng
tạo.
Câu 4: Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học,

học sinh được sử dụng những thiết bị dạy học / học liệu nào?
Học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu:


Atlat địa lí Việt Nam



SGK (đọc và tìm kiếm thông tin)



Bảng số liệu về diện tích và dân số của các vùng ở nước ta



Văn bản thông tin về các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng Trung du
và miền núi Bắc Bộ


Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu nào về (đọc/nghe/nhìn/làm)
để hình thành kiến thức mới?
HS quan sát theo cặp, nhóm, đọc tìm hiểu thông tin cá nhân (nhóm), thống kê kiến
thức nhóm, giấy A4, A0, bút viết, vẽ… bảng phụ, một số câu hỏi trắc nghiệm, tranh
ảnh, clip…

-Atlat địa lí Việt Nam
-Bảng số liệu về diện tích và dân số của các vùng ở nước ta
-Văn bản thông tin về các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng Trung du
và miền núi Bắc Bộ (tư liệu học tập).

Câu 6: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để
hình thành kiến thức mới là gì?
Sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành: Kết quả học sinh báo cáo (cá nhân, cặp,
nhóm), Đáp án các câu trắc nghiệm, định hướng vận dụng, Sản phẩm học tập (bảng
A0 hoặc sơ đồ tư duy)…
Câu 7: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện các
hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?


GV đặt câu hỏi, gợi ý, đánh giá câu trả lời; quan sát hoạt động của HS, động
viên, hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời trong quá trình thảo luận của HS.



Nhận xét. đánh giá thông qua sản phẩm hoặc phần trình bày của HS, nhóm.



GV tổng hợp, chốt kiến thức, chuẩn hoá kiến thức và tuyên dương, khích lệ
HS.

Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập vận dụng kiến thức mới trong bài
học học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học nào?




Bản đồ phóng to từ Atlat (nếu có).




Atlat địa lí Việt Nam



Bảng số liệu về diện tích và dân số của các vùng ở nước ta



Văn bản thông tin về các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng Trung du
và miền núi Bắc Bộ.



Hệ thống câu hỏi gợi ý, vấn đề, tình huống cần giải quyết.

Câu 9: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để
luyện tập/vận dụng kiến thức mới.


HS dựa vào bản đồ, Atlat địa lí Việt Nam xác định vị trí địa lí, phạm vi lãnh
thổ và dân số của vùng. Qua đó chứng minh được các thế mạnh để phát triển
kinh tế, đánh giá được việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế và nêu
được hướng phát triển, ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với quốc
phòng an ninh của vùng; Giải quyết được vấn đề, tình huống thực tiễn mà GV
gợi ý



Học sinh hoàn thành sản phẩm cá nhân/ nhóm: đáp án câu trắc nghiệm, bảng

A0 hoặc sơ đồ tư duy, minh chứng thuyết minh giải quyết vấn đề, tình huống
thực tiễn.

Câu 10: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động rèn
luyện/ vận dụng kiến thức mới là gì?


Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng. Qua đó chứng minh
được các thế mạnh để phát triển kinh tế, đánh giá được việc khai thác các thế
mạnh phát triển kinh tế và nêu được hướng phát triển, ý nghĩa của phát triển
kinh tế - xã hội đối với quốc phòng an ninh của vùng; Giải quyết được vấn đề,
tình huống thực tiễn




Đáp án câu trắc nghiệm, bảng A0 hoặc sơ đồ tư duy , minh chứng thuyết
minh giải quyết vấn đề, tình huống thực tiễn.

Câu 11: Giáo viên cần nhận xét đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện
hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?


GV quan sát hoạt động thảo luận, động viên, hướng dẫn kịp thời.



Đánh giá thông qua phần trình bày nhóm.




GV nhận xét, chốt kiến thức, tuyên dương, khích lệ.



×