Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

Giáo án PTNL địa lý 6 5 hoạt động học kỳ 2 ( bản đẹp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.54 MB, 107 trang )

Tuần…………….. - Ngày soạn: ……………..
PPCT: Tiết ...............

Bài 15: CÁC MỎ KHOÁNG SẢN

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức

- Phân biệt được khoáng sản, mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh.
- Kể tên và nêu được công dụng của một số loại khoáng sản phổ bi ến.
- Miêu tả, đưa ra được quá trình hình thành mỏ nội sinh và ngoại sinh.
- Đánh giá được tiềm năng khoáng sản Việt Nam
2. Kĩ năng
- Nhận biết một số loại khoáng sản qua mẫu vật (hoặc qua ảnh màu) : than,
quặng sắt, quặng đồng, đá vôi, apatit,…
- Xây dựng sơ đồ bài học
3. Thái độ
- Hợp tác tích cực và có trách nhiệm
- Có ý thức tiết kiệm tài nguyên
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực
sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ:
+ Năng lực sử dụng bản đồ
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Máy chiếu, giáo án
- Tài liệu liên quan đến bài học
2. Chuẩn bị của HS


- Chuẩn bị bài trước ở nhà
- Sách, vở
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH
THÀNH
Nội Dung

Nhận

Thông

Vận dụng

Vận dụng cao
Trang 1


1. Các
loại
khoáng
sản

2. Các mỏ
khoáng
sản nội
sinh và
ngoại
sinh

biết
Phát biểu

được khái
niệm
khoáng
sản,
quặng

hiểu
Cách phân
chia các
loại khoáng
sản và công
dụng của
chúng

thấp
Đưa ra
Đánh giá tiềm năng
được những
khoáng sản Việt Nam
công dụng các
loại khoáng
sản trong
cuộc sống

Phân biệt
được mỏ
nội sinh
và ngoại
sinh


Nguồn gốc
hình thành
của các loại
khoáng sản

Thuyết trình về việc
sử dụng khoáng sản
quá mức hiện nay dẫn
đến nhiều loại
khoáng sản cạn kiệt
hoặc gây ô nhiễm môi
trường và những cách
xử lý thông minh sáng
tạo góp phần bảo vệ
môi trường.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Tình huống xuất phát (5 phút)
1. Mục tiêu
- Tạo hứng thú cho bài học
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Trực quan
- Nhóm/cá nhân
3. Phương tiện
- Máy chiếu
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV phát PHT có các đồ vật : Vàng, bạc, trang sức kim cương/ đá quý,
sắt thép.. kết hợp hình ảnh màn hình hoặc tranh ảnh minh h ọa với các thẻ
kiến thức là tên vật dụng
- Bước 2: HS quan sát, gắn tên thẻ với hình ảnh phù hợp trong 1 phút


Trang 2


Nhẫn vàng

Kim cương

Dây đồng

Nồi gang

Cát xây dựng

Than đá

Mâm nhôm

Bình gốm

Phân bón

- Bước 3: GV chiếu hình ảnh quặng sắt, quặng đồng,… có th ể cho ch ạy trên
màn hình + nhạc để tăng tính thi đua. Sau 1 phút, GV g ọi ng ẫu nhiên 2 HS lên
thực hiện trên bảng.
- Bước 4 : HS chấm sản phẩm và báo điểm

Trang 3



- Bước 5 : GV tổng kết, nhấn mạnh : Đây đều là những khoáng vật và đá có ích
được con người khai thác và sử dụng, được gọi chung là khoáng sản. Vậy đ ể
tìm hiểu thêm về khoáng sản chúng ta đi vào bài học ngày hôm nay.
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về CÁC LOẠI KHOÁNG SẢN (20 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được các khái niệm: khoáng sản, quặng
- Phân loại được các loại khoáng sản theo công dụng
- Phát triển khả năng thuyết trình của HS, sử dụng ngôn ngữ hi ệu quả
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- PP đàm thoại gợi mở
- PP thảo luận nhóm
3. Phương tiện
- Máy chiếu, PHT
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Hỏi đáp (10p)
GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức trong (SGK) và dựa vào phần vào bài đầu gi ờ của
cô, nhắc lại:
+ Khoáng sản là gì?
+ Dựa vào đâu người ta phân loại khoáng sản ra làm 3 nhóm chính ?
+ Có bạn nào có cách chia khác không ?
- Bước 2: GV cung cấp bản đồ khoáng sản Thế giới và Atlat Địa lí VN (ho ặc đ ịa
phương mình nếu có) và yêu cầu HS:
+ Xác định các tỉnh nước ta có khoáng sản tương ứng
+ Xác định các quốc gia có có khoáng sản tương ứng

Trang 4


Trang 5



HS điền thông tin vào PHT
Khoáng sản Việt Nam
- Bước 2: Hoạt động nhóm: (10p)
GV chia lớp thành 2 đội : mỗi nhóm của đội tìm hiểu theo yêu cầu:
Nhóm lẻ : Khoáng sản thế giới
Nhóm chẵn : Khoáng sản Việt Nam
Phiếu học tập
Phân bố
Nhóm
Tên loại
Công dụng
khoáng sản
Thế giới
Việt Nam
Năng lượng
Kim loại
Phi kim
- Bước 3: HS làm việc, thảo luận, hoàn thành bảng trong 3 phút

Trang 6


- Bước 4: Thực hiện kĩ thuật cặp đôi, HS nhóm
lẻ phải tìm 1 HS nhóm chẵn chia sẻ kết quả, chỉ dẫn
trên bản đồ để các HS khác được hiểu và ghi nhận
thông tin. Thời gian hoàn thành 4 phút
- Bước 4: Trò chơi, ai nhanh hơn
+ GV kẻ bảng

+ HS xếp hàng, cầm phấn/bút bảng
+ HS thi xem đội nào liệt kê được nhiều hơn vào
ô trống trong thời gian 3 phút
+ HS dùng PHT của mình đối chiếu, bổ sung
- Bước 5: Tổng kết, đánh giá. GV chiếu một số
hình ảnh minh họa, nhấn mạnh một số loại KS có ý nghĩa chiến l ược đối v ới
sự phát triển như năng lượng, quặng sắt, uranium, đất hiếm…
Nội dung phần 1
1. Các loại khoáng sản:
a. Khoáng sản: Là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích đ ược
con người khai thác sử dụng.
b. Các loại khoáng sản phổ biến:
+ Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu): than, dầu mỏ, khí đốt.
+ Khoáng sản kim loại: sắt, mangan, đồng, chì, kẽm...
+ Khoáng sản phi kim loại: muối mỏ, apatit, đá vôi...

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về CÁC MỎ KHOÁNG SẢN
NỘI SINH VÀ NGOẠI SINH (10 phút)
1. Mục tiêu
- Phân biệt được mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh
- Giáo dục ý thức tiết kiệm tài nguyên
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- PP đàm thoại gợi mở
- Dạy học nêu vấn đề
3. Phương tiện
- Máy chiếu
Trang 7


4. Tiến trình hoạt động

- Bước 1: Cả lớp đọc SGK và cho biết
+ Khái niệm mỏ khoáng sản
+ Phân biệt 2 loại mỏ khoáng sản bằng cách điền vào bảng
Lập bảng phân biệt.
Loại mỏ
Nguồn gốc

Ví dụ

Nội sinh
Ngoại sinh
- Bước 2: Xem video ví dụ về quá trình hình thành của 1 số loại khoáng sản
quen thuộc có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh : vàng, đá vôi,… và tự hoàn
thành kết quả
/>- Bước 3: Chia sẻ thông tin với thành viên bên cạnh về kết quả làm vi ệc trong
2 phút
- Bước 4: HS trình bày nhanh, GV chốt ý
- Bước 5: GV nêu vấn đề:
+ Khoáng sản có vô tận hay không?
+ Việc khai thác KS hiện nay ở thế giới và VN nh ư th ế nào?
+ Tại sao cần tiết kiệm và khai thác hợp lí khoáng sản?
Xem video về khai thác vàng ảnh hưởng tới môi trường như thế nào ?
/>GV chốt ý và liên hệ đến việc sử dụng khoáng sản quá mức hiện nay dẫn đến
nhiều loại khoáng sản cạn kiệt hoặc gây ô nhiễm môi trường.
GV cho HS liên hệ ở VN và địa phương: Tình trạng hút cát, khai thác m ỏ đá ồ
ạt, không quản lí được
Nội dung phần 2
2. Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh
- Mỏ khoáng sản: là những nơi tập trung khoáng sản.
- Mỏ khoáng sản nội sinh : là các mỏ hình thành do nội lực

Ví dụ: đồng, chì, kẽm,...
- Mỏ khoáng sản ngoại sinh: là các mỏ hình thành do ngoại l ực
Ví dụ : than, cao lanh, đá vôi,…

Trang 8


C. Hoạt động luyện tập (8 phút)
1. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức bài học
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Sử dụng sơ đồ tư duy
3. Phương tiện
- Máy chiếu
4. Tiến trình hoạt động
- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung bài h ọc
- GV kể câu chuyện về quá trình hình thành của kim c ương và than => v ừa
mở rộng kiến thức vừa mang tính giáo dục
D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học (2 phút)
1. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức bài học
- Phát huy năng lực sáng tạo và tự nghiên cứu
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Tự học
3. Phương tiện
- Giấy A4, bút màu, máy tính kết nối Internet
4. Tiến trình hoạt động
- GV nêu yêu cầu: Nghiên cứu về một loại khoáng sản theo mẫu:
+ Tên loại khoáng sản
+ Nơi phân bố chủ yếu ở Thế giới và VN

+ Nguồn gốc
+ Công dụng
+ Tình hình khai thác
+ Định hướng khai thác
Yêu cầu có hình vẽ, hình ảnh minh họa
Thiết kế trên A4
- HS về nhà hoàn thành mindmap
V. RÚT KINH NGHIỆM

Trang 9


Tư liệu:
1/ />2/ />3/ />4/ />
Trang 10


Tuần…………….. - Ngày soạn: ……………..
PPCT: Tiết ...............

Bài 16: THỰC HÀNH
ĐỌC BẢN ĐỒ (HOẶC LƯỢC ĐỒ) ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- Trình bày được ý nghĩa của đường đồng mức và tầm quan trọng của nó
- Phân tích được đặc điểm địa hình dựa trên đường đồng m ức.
2. Kĩ năng
- Tính toán tỉ lệ bản đồ với thực tế - tỉ lệ xích.

- Đo khoảng cách trên bản đồ với thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ.
- Tính được độ cao và các khoảng cách trên thực địa dựa vào bản đồ địa hình
- Đọc được bản đồ địa hình tỉ lệ lớn
3. Thái độ
- Cần chuẩn bị những hành trang đi du lịch leo núi đầy đủ là c ần thi ết.
- Đánh giá được tầm quan trọng của bản đồ
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực
giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ:
+ Năng lực sử dụng bản đồ
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ địa hình tỉnh Sơn La, Lâm Đồng, tranh ảnh ruộng b ậc thang, phi ếu
học tập
2. Chuẩn bị của HS
- Sách, tập, giấy bút thước và máy tính
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH
THÀNH
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Trang 11



Đọc bản đồ
địa hình, lược
đồ địa hình.

Xác định được
sườn núi dốc hay
thoải dựa vào
đường đồng mức

Tính được khoảng
cách giữa các đường
đồng mức là bao
nhiêu, tính khoảng
cách trên bản đồ và
thực tế dựa vào tỉ lệ
bản đồ

Sử dụng kiến
thức có được để
đi du lịch leo núi,
lựa chọn địa điểm
phù hợp ...

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Tình huống xuất phát (5 phút)
1. Mục tiêu
- Học sinh hứng thú trong tiết học, định hướng nội dung
bài học

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Nêu vấn đề
3. Phương tiện
- Câu chuyện
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Giáo viên đưa ra tình huống “Bạn Nam muốn đi du
lịch nhưng lại phân vân không không biết phải mang theo vật
dụng gì để xác định phương hướng và độ cao của địa hình nên
đang đứng tần ngần trước tủ quần áo. Các bạn hãy gợi ý giúp
bạn Nam đưa các dụng cụ cần thiết đi nhé.
- Bước 2: HS thảo luận cặp với nhau và đưa ra ý kiến: La bàn, bản đồ địa hình,
máy ảnh, dây leo núi, điện thoại, giày leo núi, c ẩm nang du l ịch leo núi…
- Bước 3: Giáo viên nêu vấn đề. Vây ở đây những dụng cụ này đặc biệt là bản
đồ địa hình tỉ lệ lớn bạn Nam mang đi nhưng cách sử dụng nh ư thế nào? C ần
có những kĩ năng gì để sử dụng hiệu quả nó. Chúng ta học bài này và đ ưa ra
hướng dẫn cho bạn Nam nhé.
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về ĐƯỜNG ĐỒNG MỨC VÀ TỈ LỆ BẢN ĐỒ (12
phút)
1. Mục tiêu
- Học sinh ôn lại kiến thức về đường đồng mức và tỉ lệ bản đ ồ
Trang 12


- Tính được tỉ lệ bản đồ trên bản đồ so với thực tế.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, đàm thoại/ Hoạt động nhóm
3. Phương tiện
- Phiếu câu hỏi
4. Tiến trình hoạt động

- Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Sau đó giáo viên đ ưa phiếu câu h ỏi
cho trò chơi. Mỗi nhóm 1 tờ và có thời gian là 3 phút để hoàn thành. Sau 3 phút
giải quyết vấn đề giáo viên sẽ gọi 1 nhóm bất kì sẽ đứng lên trình bày ph ần
trả lời của mình.
- Bước 2: Giáo viên yêu cầu các nhóm khác nghe note lại và cùng ph ản biện, ý
nào thống nhất, ý nào cần bổ sung. Không thống nhất ý nào thì có câu h ỏi gì
đặt ra cho nhóm trình bày.
- Bước 3: Giáo viên chốt vấn đề xong cho học sinh tự chấm chéo sản phẩm
của các nhóm. Sai hay sót ý trừ 1 điểm
Câu hỏi
Hình ảnh
● Câu 1: Quan sát hình sau
và cho biết sườn nào dốc
hơn vì sao?

● Câu 2: Quan sát hình sau
đây và cho biết những
chỗ điền dấu hỏi ghi chỉ
số bao nhiêu m từ vòng
ngoài đến vòng trong.

Trang 13


● Câu 3: Theo em khi leo
lên đỉnh núi này ta nên đi
sườn nào, Tây hay đông
vì sao?

● Câu 4: Đưa ra định nghĩa

đường đồng mức là gì?
Và đặc điểm của đường
đồng mức.

Câu 5: Tính khoảng cách ngoài thực tế của các tỉ lệ bản đ ồ sau. T ỉ l ệ b ản đ ồ cho ta
biết điều gì?
Nếu tỉ lệ bản đồ là 1:1.000.000 thì 1cm ứng với bao nhiêu ……. cm ngoài th ực t ế (đ ổi
ra km)
Nếu tỉ lệ bản đồ là 1: 200.000 thì 1cm ứng với bao nhiêu ……… cm ngoài th ực t ế (đ ổi
ra km)
Tỉ lệ bản đồ cho ta biết:
- Bước 4: Giáo viên chốt vấn đề và ghi điểm nhóm cho học sinh.
Nội dung phần 1
1. Đường đồng mức là gì?
- Là đường nối các điểm có cùng 1 độ cao
- Đường đồng mức gần nhau địa hình dốc, đường đồng mức xa nhau đ ịa
hình thoải và thấp.
- Tỉ lệ bản đồ cho ta biết bản đồ được thu nhỏ bao nhiêu lần so v ới th ực
tế.

Trang 14


HOẠT ĐỘNG 2: Thực hành TÍNH TỈ LỆ BẢN ĐỒ VÀ XÁC ĐỊNH ĐỘ CAO
TRÊN LƯỢC ĐỒ ĐỊA HÌNH (20 phút)
1. Mục tiêu
- Học sinh biết tính khoảng cách trên thực tế ở lược đồ hình 44
- Học sinh biết tính độ cao của 1 điểm thông qua đường đ ồng m ức.
- Học sinh biết xác định sườn núi dốc và sườn núi thoải trên bản đ ồ.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học

- Trực quan/Kĩ thuật trạm
3. Phương tiện
- Phiếu học tập ở các trạm.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và làm phiếu học tập ở 4 trạm. Các
nhóm sẽ cầm phiếu học tập đến các trạm để hoàn thành phần yêu cầu trên
phiếu, mỗi cá nhân trong nhóm đều phải tự hoàn thành. S ử d ụng hình 44 SGK

● Trạm 1: Dựa vào hình 44.
- Cho biết khoảng lược đồ có mấy đỉnh núi, khoảng cách giữa hai
đường đồng mức cách nhau bao nhiêu mét.
- Hướng đi từ đỉnh A1 sang A2 là hướng gì?
● Trạm 2: Dựa vào hình 44.
- Tìm độ cao của đỉnh A1 và A2, điểm B1, B2 và B3
● Trạm 3: Dựa vào tỉ lệ lược đồ hình 44.
- Hãy cho biết mỗi cm trên bản đồ bằng bao nhiêu km ngoài th ực tế.
Trang 15


- Tính khoảng cách thực tế theo đường chim bay từ đỉnh A1 đến A2
● Trạm 4: Quan sát hình 44 và cho biết nhìn từ đỉnh A1 sườn núi nào d ốc
hơn. Vì sao em biết điều đó.
- Bước 2: Học sinh có thời gian ở mỗi trạm là 3 phút rồi di chuy ển sang tr ạm
khác.
- Bước 3: Giáo viên cho học sinh các nhóm báo cáo vòng tròn, mỗi nhóm trả l ời
1 câu hỏi. cho hoạt động vừa qua.
- Bước 4: Giáo viên chốt kiến thức và đáp án
Nội dung phần 2
-


Từ A1 sang A2 hướng Đông
Khoảng cách giữa 2 đường đồng mức là 100m
A1 cao 900m
A2 cao 600m
B1 cao 500m
B2 cao 650m
B3 cao 550m
C. Hoạt động luyện tập (5 phút)

1. Mục tiêu
- Củng cố kĩ năng tính khoảng cách thực tế và tính độ cao địa hình.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Luyện tập cá nhân với phiếu bài tập.
3. Phương tiện
- Phiếu bài tập
4. Tiến trình hoạt động
- Giáo viên trở lại vấn đề của bạn Nam đã nói đầu bài. Bây gi ờ các b ạn hãy
viết 1 bài hướng dẫn bạn Nam mang theo những gì và cách s ử d ụng b ản đ ồ đ ịa
hình ra sao nhé.
- Thời gian hoàn thành là 3 phút.
Những dụng cụ bạn Nam mang theo
Cách sử dụng và lời khuyên cho bạn

Trang 16


D. Hoạt động nối tiếp- hướng dẫn học tự học (2 phút)
- Học sinh hoàn thành bài viết hướng dẫn.
- Sưu tầm các bài viết về hiệu ứng nhà kính. Có tranh ảnh và nội dung đi
kèm.

V. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………
……….…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………
Một số hình ảnh đường đồng mức

Trang 17


Trang 18


Tuần…………….. - Ngày soạn: ……………..
PPCT: Tiết ...............
I. MỤC TIÊU

BÀI 17: LỚP VỎ KHÍ

1. Kiến thức
- Trình bày được thành phần của không khí, tỉ lệ của m ỗi thành ph ần
trong lớp vỏ khí.
- Nêu được vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí
- Phân biệt được vị trí, đặc điểm các tầng của lớp vỏ khí: tầng đối l ưu,
tầng bình lưu, các tầng cao.
- So sánh được sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các kh ối khí: nóng,

lạnh, đại dương, lục địa.
- Đưa ra được những biện pháp bảo vệ bầu khí quy ển.
2. Kĩ năng
- Quan sát, nhận xét biểu đồ các thành phần của không khí.
- Phân tích hình vẽ về các tầng của lớp vỏ khí.
3. Thái độ
Có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực
sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực s ử dụng ngôn ng ữ.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
+ Năng lực sử dụng, nhận xét biểu đồ.
+ Năng lực sử dụng, nhận xét tranh ảnh địa lý, video.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Video ngắn về cháy rừng hoặc các nhà máy thải khí vào môi tr ường.
- Sơ đồ các khối khí.
- Tranh vẽ các tầng của lớp khí quyển.
2. Chuẩn bị của HS
- SGK địa lí
- Tranh ảnh, tư liệu
Trang 19


III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC
HÌNH THÀNH
Nội Dung

1.

Thàn
h phần của
không khí

2.
Cấu
tạo của lớp
vỏ khí

3.
Các
khối khí

Nhận
biết
Kể tên
được các
thành
phần của
không khí.

Thông
hiểu
Phân tích
được hình
vẽ để nhận
biết tỉ lệ
của các khí.

Trình bày

được vị
trí, đặc
điểm và
vai trò
của các
tầng khí
quyển.

Phân tích
được hình
vẽ các tầng
khí quyển
để nêu vị
trí, đặc
điểm của
các tầng
khí quyển.
- Phân biệt
- Kể tên
và so sánh
được các được khối
khối khí.
khí nóng,
- Trình bày
lạnh;
được tính - Phân biệt
chất của các và so sánh
khối khí.
được khí
lục địa và

đại dương.

Vận dụng
thấp

Vận
dụng cao

Giải thích được
nguyên nhân
phát sinh khí
CO2

Liên hệ được
con người đang
sinh sống ở
tầng khí quyển
nào và tại đó có
những hiện
tượng thời tiết
gì.

Đưa ra
được
những
biện pháp
để bảo vệ
bầu khí
quyển.


Liên hệ và chỉ
ra vị trí của
một số khối khí
trên bản đồ.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
B. Tình huống xuất phát (5 phút)
1. Mục tiêu
- Liên hệ được kiến thức của bài mới.
- Trình bày được một số tác nhân gây ô nhiễm không khí.
Trang 20


2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Trực quan/Động não, đặt vấn đề
3. Phương tiện
- Máy chiếu, video
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV đặt câu hỏi định
hướng cho HS:
+ Nội dung của video nói về
vấn đề gì?
+ Loại khí gì được thải ra
trong các hoạt động ở video
trên? Khí đó có tốt cho con
người và môi trường hay không?
Link tham khảo: />- Bước 2: GV cho HS coi 1 video ngắn về cháy rừng Amazon gần đây ho ặc
video các nhà máy thải ra khói vào môi trường.
- Bước 3: HS trả lời.
- Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức và dẫn dắt HS vào bài mới.

B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu CÁC THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ
(7 phút)
1. Mục tiêu
- Kể tên được các thành phần của không khí.
- Phân tích được biểu đồ tròn về tỉ lệ các thành ph ần c ủa không khí.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Nhóm/Động não
3. Phương tiện
- Bảng, biểu đồ
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm:
+ Nhóm Oxi
Trang 21


+ Nhóm Nito
+ Nhóm Hơi nước và khí khác.
- Bước 2:
+ GV phát thẻ để HS ghi tên nhóm vào.
+ GV vẽ hình 45: Các thành phần của không khí lên bảng (GV có thể chuẩn bị
sẵn trên giấy A2 để tiết kiệm thời gian), GV chỉ ghi tỉ lệ, không ghi tên khí.
Các thành phần của không khí

78%

21%

1%


+ Yêu cầu các
nhóm suy nghĩ và đoán xem thành phần khí của nhóm mình chiếm tỉ l ệ bao
nhiêu %, rồi dán bảng tên nhóm vào tỉ lệ tương ứng.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ và đại diện lên bảng dán tên khí vào tỉ l ệ
tương ứng.
- Bước 3: Có 2 trường hợp xảy ra:
+ Trường hợp 1: HS dán đúng tỉ lệ. GV dựa vào biểu đồ đó đ ể chu ẩn xác v ề
các thành phần của không khí và nêu vai trò của từng loại khí.
+ Trường hợp 2: HS dán không đúng tỉ lệ. Sẽ có nhóm dán bị ch ồng chéo
nhau. GV tổ chức cho các nhóm dán chồng chéo nhau giải thích lí do t ại sao
lại chọn tỉ lệ đó. Các nhóm tranh luận để bảo vệ quan điểm của nhóm mình.
GV là người nhận xét, chuẩn xác và chốt kiến thức.
Nội dung phần 1 – Thành phần của không khí
-Thành phần của không khí : Khí Nitơ chiếm 78%, khí ô xi chiếm 21%,
hơi nước và các khí khác: 1%.
- Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng nguồn gốc sinh ra các
hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sương mù...

Trang 22


HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về CẤU TẠO CỦA LỚP VỎ KHÍ (16 phút)
1. Mục tiêu
- Phân tích được hình vẽ các tầng khí quyển.
- So sánh được vị trí, đặc điểm và vai trò của các tầng.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
Nhóm, trực quan/ chuyên gia, mảnh ghép.
3. Phương tiện
Hình vẽ các tầng khí quyển

4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV giữ nguyên 3 nhóm cũ. Chỉ thay đổi tên nhóm
thành A,B,C. Giao nhiệm vụ cho các nhóm. Quan sát hình 46:
Các tầng khí quyển.
Vòng 1: (nhóm chuyên gia )
+ Nhóm A: tìm hiểu tầng đối lưu.
+ Nhóm B: tìm hiểu tầng bình lưu.
+ Nhóm C: tìm hiểu các tầng cao.
- Bước 2:
Vòng 2: (nhóm mảnh ghép) Hình thành 3 nhóm mới. Đảm
bảo trong nhóm mới đều có ít nhất 1 thành viên của các
nhóm cũ. Các thành viên ở nhóm mới sẽ cùng chia sẻ nh ững
thông tin đã tìm hiểu được ở nhóm cũ. Sau đó các nhóm
hoàn thành bảng sau:
Tên tầng
Đối lưu

Vị trí

Đặc điểm

Vai trò

Bình lưu
Các tầng cao

- Bước 3: Các nhóm hoàn thành nhiệm vụ, dán sản phẩm lên bảng. GV gọi
từng nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm trình bày 1 tầng.

Trang 23



- Bước 4: GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức. Mở rộng thêm và cho HS xem
hình về cực quang và sao băng.

- Bước 5: GV tiếp tục giao nhiệm vụ cho các nhóm. Giả sử mỗi nhóm là một
quốc gia (Có thể cho mỗi nhóm chọn tên quốc gia, yêu cầu không trùng
nhau), HS trong nhóm là những người lãnh đạo, đại diện cho quốc gia đó sẽ
cùng họp, thảo luận để bàn bạc tìm ra giải pháp bảo vệ bầu khí quy ển c ủa
Trái đất. Mỗi nhóm có ít nhất 3 giải pháp. Thảo luận trong 3 phút.
- Bước 6: Hết thời gian, GV cho đại diện 3 quốc gia chia sẻ tr ước lớp về các
giải pháp của nhóm đã thảo luận. Có thể tranh luận, bổ sung cho nhau.
- Bước 7: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

Trang 24


Nội dung phần 2 - Cấu tạo của lớp vỏ khí
+Tầng đối lưu:
- Sát mặt đất, ở độ cao 0-16km.
- Tập trung 90% không khí.
- Nhiệt độ giảm dần theo độ cao.
- Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
- Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây, mưa,...
+ Tầng bình lưu:
- Phía trên tầng đối lưu, ở độ cao 16-80 km.
- Có lớp ôdôn, lớp này có tác dụng ngăn cản nh ững tia bức xạ có h ại cho
sinh vật và con người.
- Không khí chuyển động theo chiều ngang.
+Các tầng cao của khí quyển:

- Nằm trên tầng bình lưu.
- Không khí cực loãng.
- Không có quan hệ trực tiếp với đời sống của con người.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về CÁC KHỐI KHÍ (10 phút)
1. Mục tiêu
- Kể tên được 4 khối khí chính.
- Phân biệt và so sánh được khối khí nóng, lạnh;
- Phân biệt và so sánh được khí lục địa và đại dương.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Chia cặp, trực quan/ động não.
3. Phương tiện
Hình vẽ các đới khí hậu trên trái đất.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV cho HS quan sát hình ảnh sau (Hoặc có thể vẽ nhanh lên
bảng):
Yêu cầu HS lên xác định đường xích đạo, chí tuyến và vòng cực.

Trang 25


×