BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------------------------
LƯU THÁI CHẤN
NGHIÊN CỨU YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
TÌNH TRẠNG BỎ HỌC CỦA SINH VIÊN ĐÀO
TẠO TỪ XA TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số
: 60.34.04.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN SĨ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh sách các từ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU ....................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................ 4
1.4. Giới hạn nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.5. Kết cấu luận văn ................................................................................................. 4
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO TỪ XA ............................................. 6
2.1. Các định nghĩa .................................................................................................... 6
2.1.1 Đào tạo từ xa .................................................................................................... 6
2.1.2 Bỏ học............................................................................................................... 9
2.2. Các mô hình sinh viên bỏ học .......................................................................... 11
2.2.1. Mô hình lý thuyết về đầu tư giáo dục ........................................................... 11
2.2.2 Mô hình hai giai đoạn nhu cầu giáo dục ........................................................ 14
2.3. Các nghiên cứu trước đây................................................................................. 16
2.3.1. Nhiều yếu tố kết hợp ..................................................................................... 19
2.3.2. Yếu tố thời gian ............................................................................................. 20
2.3.3. Lý do cá nhân ................................................................................................ 20
2.3.4. Hỗ trợ nhà trường .......................................................................................... 21
2.3.5. Khoảng cách đi học xa .................................................................................. 21
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VỀ ĐÀO TẠO TỪ XA ........................................ 22
3.1. Thực trạng về Đào tạo từ xa trong hệ thống giáo dục ..................................... 22
3.1.1. Giáo dục từ xa trong hệ thống giáo dục Việt Nam ....................................... 22
3.1.2. Phương thức ĐTTX tại Trường ĐH Mở TPHCM ........................................ 22
3.1.4. Các văn bản pháp lý ..................................................................................... 24
3.2. Thực trạng 10 năm ĐTTX (2004-2013) tại trường ĐH Mở TP HCM ............ 24
3.2.1. Thống kê theo khu vực .................................................................................. 24
3.2.2. Thống kê theo ngành học .............................................................................. 28
3.2.3. Thống kê về tuyển sinh và bỏ học từ 2010 – 2013 ....................................... 29
3.3. Những giải pháp chính hạn chế tình trạng bỏ học của trường ĐH Mở TP.
HCM đã thực hiện ................................................................................................... 29
CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................ 32
4.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 32
4.1.1. Mô hình phân tích ......................................................................................... 32
4.1.2. Phương pháp thống kê mô tả......................................................................... 33
4.1.3. Phương pháp định lượng ............................................................................... 34
4.2. Cơ sở dữ liệu .................................................................................................... 34
4.3. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu........................................ 35
4.4. Giải thích các biến ............................................................................................ 38
4.5. Phân tích kết quả nghiên cứu ........................................................................... 39
4.5.1. Mô tả và phân tích số liệu thống kê .............................................................. 39
4.5.1.1. Theo giới tính ............................................................................................. 40
4.5.1.2. Theo độ tuổi ............................................................................................... 42
4.5.1.3. Theo ngành học .......................................................................................... 44
4.5.1.4. Theo năng lực học tập ................................................................................ 47
4.5.2. Kết quả phân tích hồi quy Binary Logistic ................................................... 48
4.5.2.1. Kết quả hồi quy .......................................................................................... 48
4.5.2.2. Kiểm định tổng quát mô hình nghiên cứu.................................................. 49
4.5.2.3. Kiểm định mức độ dự báo chính xác của mô hình .................................... 50
4.5.2.4. Giải thích các biến trong mô hình hồi quy ................................................ 51
4.5.2.5. Phân tích mức độ tác động đến tình trạng bỏ học của từng yếu tố ........... 53
CHƯƠNG V : GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG BỎ HỌC......................... 56
5.1. Định hình phát triển đào tạo từ xa của Đại học Mở TP. HCM ........................ 56
5.2. Giải pháp chính hạn chế tình trạng bỏ học của nhà trường ............................. 59
5.3. Gợi ý từ phân tích mô hình .............................................................................. 60
5.3.1. Giải pháp có liên quan đến học lực ............................................................... 61
5.3.2. Giải pháp có liên quan đến hỗ trợ học tập .................................................... 62
5.3.3. Giải pháp có liên quan đến tư vấn và quản lý sinh viên ............................... 62
5.3.4: Giải pháp tin học hóa quản lý đào tạo........................................................... 62
Kết luận ................................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: TỔNG HỢP TUYỂN SINH ĐTTX 10 NĂM TỪ 2004 ĐẾN 2013...... 25
Bảng 3.2: BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG ĐĂNG KÝ THEO NGÀNH HỌC
TỪ NĂM 2004 ĐẾN 2013 ...................................................................................... 28
Bảng 3.3: BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG SINH VIÊN TỪ XA ĐĂNG KÝ
VÀ BỎ HỌC TỪ NĂM 2010 ĐẾN 2013 ............................................................... 29
Bảng 4.1: BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT KẾT QUẢ THĂM DÒ........................ 36
Bảng 4.2: BẢNG TỔNG HỢP SINH VIÊN ĐTTX BỎ HỌC PHÂN THEO GIỚI
TÍNH ....................................................................................................................... 40
Bảng 4.3: BẢNG TỔNG HỢP SINH VIÊN ĐTTX BỎ HỌC PHÂN THEO ĐỘ
TUỔI ....................................................................................................................... 42
Bảng 4.4: BẢNG TỔNG HỢP TỈ LỆ SINH VIÊN ĐTTX BỎ HỌC PHÂN
THEO ĐỘ TUỔI ..................................................................................................... 43
Bảng 4.5: BẢNG TỔNG HỢP SINH VIÊN ĐTTX BỎ HỌC PHÂN THEO
NGÀNH HỌC ......................................................................................................... 44
Bảng 4.6: BẢNG TỔNG HỢP SINH VIÊN ĐTTX BỎ HỌC PHÂN THEO
NGÀNH HỌC VÀ GIỚI TÍNH .............................................................................. 46
Bảng 4.7: BẢNG TỔNG HỢP SINH VIÊN ĐTTX BỎ HỌC PHÂN THEO
NĂNG LỰC HỌC TẬP .......................................................................................... 47
Bảng 4.8: BẢNG KẾT QUẢ HỒI QUY ................................................................ 49
Bảng 4.9: BẢNG TỈ LỆ DỰ BÁO ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA MÔ HÌNH ............... 50
Bảng 4.10: BẢNG PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA TỪNG YẾU TỐ
TRONG MÔ HÌNH ................................................................................................. 53
***********
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: MÔ HÌNH CỦA TINO (1987) VỀ HÒA NHẬP CỦA SINH VIÊN
Phụ lục 2: MÔ HÌNH CỦA BEAN VÀ METZER (1985) VỀ SINH VIÊN
BỎ HỌC
Phụ lục 3: MÔ HÌNH TỔNG HỢP CỦA ROVAI (2003)
Phụ lục 4: MÔ HÌNH TỔNG HỢP CỦA PART VÀ HEE JUN (2009)
Phụ lục 5: QUY MÔ ĐẠI HỌC MỞ VÀ TỪ XA MỘT SỐ QUỐC GIA
Phụ lục 6: THỐNG KÊ SỐ LIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÓ ĐÀO TẠO TỪ XA
Phụ lục 7: PHIẾU PHỎNG VẤN SINH VIÊN ĐÀO TẠO TỪ XA BỎ HỌC
Phụ lục 8: TỔNG HỢP TUYỂN SINH ĐTTX TỪ NĂM 2004 ĐẾN 2013
Phụ lục 9: BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG ĐĂNG KÝ THEO NGÀNH HỌC
TỪ NĂM 2004 - 2013
Phụ lục 10: HỢP SINH VIÊN ĐTTX NGHỈ HỌC TỪ 2010 - 2013
Phụ lục 11: BẢNG TỔNG HỢP SINH VIÊN ĐTTX NGHỈ HỌC
PHÂN THEO ĐỘ TUỔI NĂM 2010 – 2013
Phụ lục 12: BẢNG TỔNG HỢP SINH VIÊN ĐTTX NGHỈ HỌC
PHÂN THEO NGÀNH HỌC NĂM 2010 – 2013
*********
1
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU
Hòa trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang tham gia mạnh
mẽ tiến trình hòa nhập khu vực, tiến tới việc hình thành Cộng đồng ASEAN vào
năm 2015, nhiều hiệp định tự do thương mại khác cùng với việc nâng cao năng
lực cạnh tranh trở thành vấn đề sống còn của quốc gia, đây cũng là những trăn
trở hiện nay của các nhà làm chính sách. Theo đó, con đường phát triển của Việt
Nam cũng có những đặc điểm riêng trong xu thế phát triển chung của thời đại,
và thực hiện bằng cách áp dụng các chính sách làm thúc đẩy nhanh quá trình
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nhằm đuổi kịp các quốc gia tiên tiến trong khu
vực và trên thế giới. Muốn được như thế, một trong những biện pháp hữu hiệu
nhất là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bởi vì đầu tư nhiều vốn cho
máy móc, thiết bị không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả phù hợp theo tỉ lệ
do đầu tư, mà ngược lại nó sẽ làm sụt giảm tăng trưởng khi quy mô tăng đến
một chừng mực nào đó. Hiện nay, theo các nhà kinh tế hàng đầu trên thế giới thì
việc đầu tư cho nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố quyết định tối ưu
cho sự tăng trưởng nhanh chóng và có tính chất ổn định lâu dài. Sự thành công
của các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Ấn Độ…đã là sự minh
chứng hữu hiệu về sự rút ngắn quá trình công nghiệp hóa đất nước trong thời đại
ngày nay mà nước ta cần học hỏi.
Muốn thực hiện thành công mục tiêu đó, điều trước tiên là phải giải quyết
những mâu thuẫn phát sinh nội tại như:
- Mâu thuẫn giữa chênh lệch trình độ phát triển về nguồn nhân lực chất
lượng cao của nước ta so với các nước tiên tiến.
- Mâu thuẫn giữa nguồn ngân sách quốc gia hạn hẹp và việc đầu tư cho
giáo dục đào tạo trải rộng.
2
- Mâu thuẫn về sự chênh lệch vùng, miền do điều kiện địa lý nước ta, đó
là sự phân chia khá rõ nét về điều kiện kinh tế, đời sống, văn hóa, xã hội… giữa
các đô thị, thành phố lớn và các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…
- Mâu thuẫn giữa quỹ thời gian dành cho công việc, lao động và thời gian
dành cho việc học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp…
Giải quyết những mâu thuẫn nêu trên cũng là giải quyết được bài toán đã
đặt ra là giải quyết nguồn nhân lực cho phát triển đất nước theo yêu cầu trước
mắt mà công cụ hữu hiệu để đáp ứng được yêu cầu trên chính là phát triển đào
tạo từ xa bởi vì hình thức đào tạo từ xa là một loại hình đào tạo mới và tiên tiến
đã được áp dụng thành công ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
1.1. Lý do chọn đề tài:
Khi bàn về đào tạo từ xa, có rất nhiều thuật ngữ liên quan và tương tự. Ở
một số nước, người ta đã sử dụng các khái niệm như: Giáo dục từ xa (Distance
education), đào tạo mở (Open learning), đào tạo lấy người học làm trung tâm
(Student-centred learning), đào tạo trực tuyến (E-learning hay online –
learning)... để phân biệt phương pháp sư phạm mới này với phương pháp giảng
dạy truyền thống trực tiếp – phương pháp “phấn bảng – trò chuyện”, “mặt đối
mặt” (face to face).
Ở Việt Nam, đào tạo từ xa được hiểu là một quá trình giáo dục, trong đó
phần lớn có sự gián cách giữa người dạy và người học về mặt không gian và
thời gian. Người học theo hình thức đào tạo từ xa chủ yếu là tự học, tự nghiên
cứu qua giáo trình in, băng hình, băng tiếng, CD-ROM, giáo trình điện tử, đa
phương tiện,...Đào tạo từ xa đòi hỏi người học phải tự lực, tự giác, kiên trì và
quyết tâm cao mới có thể hoàn thành chương trình học tập của mình (Nguyễn
Hồng Sơn, 2009).
Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh là một trong hai trường trọng điểm
của quốc gia có chức năng và nhiệm vụ tổ chức, thực hiện phát triển đào tạo từ
xa. Trường được thành lập năm 1990, trải qua hơn 20 năm hình thành và phát
3
triển, đến nay quy mô đã có trên 50 ngàn sinh viên đang học tại trường và 32 cơ
sở liên kết đào tạo ở các tỉnh, thành. Tuy chỉ sau vài năm thành lập, hiệu quả của
loại hình đào tạo từ xa đã chứng minh được định hướng đúng đắn và kết quả là
số lượng sinh viên đăng ký ngày càng tăng, quy mô càng được mở rộng về số
lượng, thúc đẩy nhà trường phải luôn luôn nỗ lực nhiều hơn nhằm mục tiêu phát
triển ổn định và nâng cao chất lượng đào tạo.
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng
với định hướng phát triển nhà trường thì việc tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến
việc bỏ học của sinh viên hình thức đào tạo từ xa tại Trường nói chung là việc
làm hết sức cần thiết và cấp bách vì đây là nguồn sinh viên từ xa chiếm tỉ lệ cao
nhất trong các hình thức đào tạo của Trường. Hơn nữa, nghiên cứu sinh viên bỏ
học là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu giáo dục, tìm ra những
nguyên nhân tác động đến việc bỏ học của sinh viên được xem là hành động tích
cực trong công tác củng cố và nâng cao chất lượng đào tạo, dựa vào kết quả thu
thập và phân tích, nhà trường mới kịp thời có các biện pháp khắc phục, giúp hạn
chế nguy cơ tiếp tục bỏ học trong thời gian sắp tới, giúp ổn định chất lượng và sỉ
số sinh viên và phát triển quy mô.
Ngoài ra, nghiên cứu này đi sâu vào phân tích các nguyên nhân bỏ học
của sinh viên hình thức đào tạo từ xa bằng phương pháp phân tích thống kê mô
tả và kết hợp phân tích mô hình hồi quy (binary logistic) mà trước nay chưa có
nghiên cứu liên quan.
Mục đích của tác giả trong luận văn này là không có tham vọng nhằm lôi
kéo tất cả sinh viên bỏ học trở lại Trường đầy đủ, bởi vì điều này còn tùy thuộc
vào nhiều nguyên nhân tác động khách quan và chủ quan của môi trường xung
quanh và bản thân người học.
Với ý nghĩa đó, đề tài “Nghiên cứu yếu tố tác động đến tình trạng bỏ
học của sinh viên đào tạo từ xa Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí
Minh” được tác giả chọn làm luận văn thạc sĩ kinh tế.
4
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu này mong muốn tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa, tập
trung vào phân tích các nguyên nhân chính có tác động trực tiếp đến tình trạng
sinh viên bỏ học trong 4 năm (2010-2013) để trả lời hai câu hỏi nêu trên. Ngoài
ra, nghiên cứu thực sự muốn tìm ra các yếu tố tác động thuộc chủ quan hay
khách quan để từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm cải thiện tình hình
trước mắt và phục vụ lâu dài cho mục tiêu chiến lược của Nhà trường.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu:
Nghiên cứu này nhằm mục đích trả lời hai câu hỏi sau:
- Những yếu tố nào có ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của sinh viên?
- Các biện pháp nào để khắc phục làm giảm tỉ lệ bỏ học của sinh viên tại
trường Đại học Mở TP. HCM trong thời gian sắp tới?
1.4. Giới hạn nghiên cứu:
Hiện nay, hình thức đào tạo từ xa đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều
trường, theo thống kê đến nay hiện đã có trên 20 trường được phép đào tạo từ xa
trong cả nước. Nghiên cứu này chỉ tóm gọn trong phạm vi sinh viên bỏ học của
Trường đại học Mở với nội dung như sau:
- Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên bỏ học 3 kỳ liên tiếp gần nhất.
- Phạm vi nghiên cứu: Tại trường Đại học Mở TP. HCM và các đơn vị
liên kết từ Bình Định đến Cà Mau, giai đoạn 2010 - 2013.
1.5. Kết cấu luận văn:
Luận văn được chia thành 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu. Nội dung chương này trình bày cơ sở chọn đề tài,
câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và giới hạn nghiên cứu,
Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Giới thiệu các định nghĩa, các mô hình, tổng
quan học thuật có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
5
Chương 3: Tổng quan và thực trạng về đào tạo từ xa. Trình bày tổng
quan về thực trạng đào tạo từ xa ở Việt Nam cùng với các văn bản pháp lý có
liên quan. Đồng thời thống kê, phân tích chung về tuyển sinh và bỏ học của sinh
viên trong khung phân tích.
Chương 4: Thiết kế nghiên cứu và phân tích dữ liệu. Phân tích kết quả
nghiên cứu. Phân tích, diễn giải các dữ liệu, phân tích kết quả hồi quy Binary
logistic.
Chương 5: Giải pháp hạn chế tình trạng bỏ học. Gợi ý từ kết quả phân
tích hồi quy ở chương 4, từ đó đưa ra một số giải pháp và kết luận.
6
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO TỪ XA
2.1. Các định nghĩa:
2.1.1 Đào tạo từ xa
Theo nhiều học giả trên thế giới thì “Giáo dục từ xa là một quá trình giáo
dục - đào tạo mà trong đó phần lớn hoặc toàn bộ quá trình giáo dục - đào tạo có
sự tách biệt giữa người dạy và người học về mặt không gian và thời gian”
(Wikipedia).
Thực tế không có một định nghĩa chính xác về Đào tạo từ xa. Tuy nhiên
một cách tổng quát có thể hiểu Đào tạo từ xa là hoạt động dạy học diễn ra một
cách gián tiếp giữa người học và người dạy, bao hàm các yếu tố dưới đây:
- Giảng viên và sinh viên ở một khoảng cách xa (tức là có sự ngăn cách
về mặt không gian: khoảng cách này là tương đối, có thể là cùng trường học
nhưng khác phòng học hoặc khác nhau về vị trí địa lý, có thể vài kilomet hoặc
hàng ngàn kilomet).
- Nội dung dạy học trong quá trình dạy học được truyền thụ, phân phối
tới cho sinh viên chủ yếu thông qua các hình thức thể hiện gián tiếp như: văn
bản in, âm thanh, hình ảnh, máy tính, online...
- Sự liên hệ, tương tác giữa giảng viên và sinh viên (nếu có) trong quá
trình dạy học có thể được thực hiện tức thời hoặc trễ sau một khoảng thời gian
nào đó (có sự ngăn cách về mặt thời gian).
Các chương trình ĐTTX ngày càng hoàn thiện, bổ sung kịp thời những
biện pháp nâng cao hiệu quả đào tạo như việc gia tăng và đa dạng hóa các hoạt
động hỗ trợ học tập cho sinh viên. Giảng viên ngày càng được huấn luyện và trở
nên có kinh nghiệm hơn với việc giảng dạy từ xa. Kỹ thuật và công nghệ đã giúp
tạo nên quá trình tương tác giữa thầy và trò như những gì trong lớp học thật vẫn
xảy ra. Sinh viên ngày càng quen với máy tính, internet và học trực tuyến. Tất cả
các yếu tố trên tạo nên việc gia tăng hiệu quả của ĐTTX trong thời gian qua.
7
Mặc dù ĐTTX vẫn dùng để dạy cho học sinh tiểu học hay trung học phổ
thông, nhưng người học từ xa chủ yếu là người lớn theo học các chương trình
đại học. Sinh viên người lớn thường chọn học từ xa để mong có đủ bằng cấp để
làm việc và thăng tiến, cũng như để có thể học tập suốt đời mà vẫn không bị
ràng buộc bởi trách nhiệm của việc học toàn thời gian hay không bị hạn chế bởi
khoảng cách xa với nơi mình cần đến học (Columbaro & Monaghan, 2009).
Tùy theo phương thức phân phối các nội dung dạy học, sự liên hệ, tương
tác giữa giảng viên và sinh viên mà có các hình thức tổ chức, thực hiện khác
nhau. Đào tạo từ xa chia ra: Đào tạo từ xa tương tác và đào tạo từ xa không
tương tác.
- ĐTTX tương tác: Phương thức đào tạo này có sự tương tác theo thời
gian thực, trực tiếp giữa giảng viên và sinh viên trong quá trình dạy học. Trong
ĐTTX tương tác, có một số phương thức tổ chức đào tạo sử dụng công nghệ
điển hình như radio hai chiều, hội nghị trực tuyến bằng âm thanh, cầu truyền
hình. Giá thành của công nghệ này đắt, thường chỉ sử dụng cho nghiên cứu, cho
các hoạt động cần có chất lượng âm thanh và hình ảnh rất cao.
- ĐTTX không tương tác: Phương thức đào tạo này không có sự tương tác
theo thời gian thực, trực tiếp giữa giảng viên và sinh viên trong quá trình dạy
học. Trong ĐTTX không tương tác có các phương thức được sử dụng điển hình
như tài liệu, bài giảng in ấn. Đây là công nghệ cổ điển, truyền thống nhất, dễ
thực hiện nhất và đặc biệt là rẻ tiền nhất. Ngoài ra còn có phương tiện phát
thanh, truyền hình, băng/đĩa hình, băng/đĩa tiếng, các phần mềm dạy học, các
công cụ mô phỏng, mạng, internet. Ưu điểm của phương thức này là cùng một
lúc có thể giảng dạy cho số lượng lớn sinh viên. Khả năng tiếp cận của người
học cũng rất phong phú, tiện lợi.
Lợi ích của ĐTTX ngày càng được xác lập rõ rệt. Thứ nhất, ĐTTX thúc
đẩy sự cởi mở của nền giáo dục quốc dân, tạo cơ hội cho các đối tượng gặp khó
khăn về thời gian, địa điểm, hoàn cảnh kinh tế, tuổi tác, trình độ tiếp cận tri thức.
Hình thức đào tạo mềm dẻo, linh hoạt này tạo điều kiện cho việc học tập suốt
8
đời và giáo dục cho mọi người. Thứ hai, đối với cá nhân người học, ĐTTX giúp
cho sinh viên tiết kiệm thời gian vì họ không cần di chuyển đến trường; sinh
viên được học theo thời gian biểu tự chọn phù hợp với hoàn cảnh của mình.
Ngoài ra, với việc kiến thức và thông tin thay đổi nhanh chóng, các nhà chuyên
môn có thể luôn cập nhật kiến thức mới mà không cần di chuyển xa đến nơi
cung cấp các khóa bồi dưỡng chuyên môn. Với những môn học trên mạng,
giảng viên cũng không cần di chuyển và có thể giảng dạy tại nhà. Lợi ích thứ ba
của hình thức đào tạo này là tiết kiệm chi phí. Chi phí đi lại của sinh viên cũng
như của giảng viên có thể được tiết kiệm. Các cơ sở học khác nhau có thể có
cùng một giảng viên, với những môn học trên mạng giảng viên có thể giảng dạy
cho nhiều người hơn.
Bên cạnh những ưu điểm trên, ĐTTX cũng có những hạn chế nhất định.
Thứ nhất là về chất lượng giảng dạy từ xa. Chất lượng giảng dạy tùy thuộc vào
thái độ quản lý và giảng viên. Thường thái độ của người quản lý xem ĐTTX
như một loại hình đào tạo hạng hai và giảng viên cho rằng chất lượng lớp dạy từ
xa thấp hơn hoặc bằng chất lượng của lớp học truyền thống, nên họ không cố
gắng để điều chỉnh chương trình đào tạo hay bài giảng cho phù hợp với giảng
dạy từ xa và chấp nhận sự dễ dãi trong đào tạo. Bên cạnh đó, khi giảng dạy
giảng viên cũng khó điều chỉnh bài giảng kịp thời tùy vào tình hình do không
tiếp xúc trực tiếp với sinh viên, và điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả học
tập. Chính vì điều không thật sự gắn kết này sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình học
tập của sinh viên (Valentine, 2002).
Thứ hai là vấn đề liên quan đến người học. Không phải tất cả sinh viên
đều phù hợp với loại hình học tập này. Theo Hanny và Newvin (2006), khi học
từ xa sinh viên có thể tiếp nhận khó khăn kiến thức liên quan đến kỹ thuật, khoa
học hay định lượng. Người học từ xa muốn thành công cần có một số tính cách
như khả năng chấp nhận sự mơ hồ, nhu cầu tự chủ và khả năng mềm dẻo, linh
hoạt. So với sinh viên chính quy, học từ xa đòi hỏi người học phải tập trung hơn,
quản lý thời gian tốt hơn, biết sử dụng công nghệ, có khả năng làm việc độc lập
9
và làm việc nhóm. Môi trường học tập độc lập có thể làm người học thiếu tập
trung và ngại học. Việc trao đổi thông tin với thầy, bạn chủ yếu qua mạng, điện
thoại có thể làm cho người học hiểu bài không thấu đáo và có cảm giác buồn
chán. Trạng thái đơn độc này cũng làm cho người học dần trở nên thiếu năng
động, thiếu tự tin và suy giảm động lực học tập (Tạ Thị Hồng Hạnh, 2009).
2.1.2 Bỏ học
Theo định nghĩa của đa số các nhà nghiên cứu thì một học sinh (sinh viên)
gọi là bỏ học khi họ dừng lại không đến các lớp học trước khi họ hoàn thành
khóa học của họ.
Theo Bean (1980), sinh viên bỏ học (drop-out) là sinh viên rời trường
trước khi đạt được mục đích, ở đây có thể hiểu là trước khi tốt nghiệp đại học vì
đối tượng nghiên cứu là những sinh viên theo học các chương trình dẫn đến cấp
bằng cử nhân từ xa.
Theo Quy chế tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả học tập, cấp văn bằng tốt
nghiệp, chứng chỉ, chứng nhận theo hình thức giáo dục từ xa Trường Đại học
Mở TPHCM số 1198/QĐ-ĐHM, ngày 26/11/2010, mỗi học kỳ sinh viên phải
đăng ký khối lượng học tập tối thiểu là một môn học. Trong thời gian đào tạo
chính thức của khóa học, nếu sinh viên không đăng ký môn nào thì nhà trường
xem như sinh viên tự ý nghỉ học tạm thời. Sinh viên chỉ được phép học lại khi
hoàn thành thủ tục đăng ký học lại. Thời gian học tập một khóa đại học được
quy định từ 5-7 năm, và thời gian học tập được kéo dài thêm tối đa là 6 năm.
Như vậy, thời gian tối đa để một sinh viên hoàn thành khóa học là từ 11-13 năm.
Do vậy, nghiên cứu này sử dụng khái niệm sinh viên từ xa đang theo học
là sinh viên có điểm thi cuối học kỳ tối thiểu một môn học. Trong quá trình học,
sinh viên không làm bài tập mà chỉ dự thi kết thúc môn học mà thôi. Như thế chỉ
xác định được sinh viên có chính thức học hay không học vào cuối học kỳ, khi
sinh viên thi kết thúc môn mà thôi.
10
Do quy định thời gian tối đa hoàn thành khóa học từ xa là 11-13 năm, nên
trong vòng thời gian này sinh viên có thể nghỉ học một thời gian dài và trở về
học hoàn tất những môn học cần thiết để tốt nghiệp. Nên sau khi tham khảo thực
tế và kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả chọn đối tượng nghiên cứu sinh viên
bỏ học là sinh viên không học 3 học kỳ liên tiếp gần nhất trong nghiên cứu này,
vì theo kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy thời gian ngưng học càng dài
càng khẳng định thêm quyết định ngừng học tập của sinh viên.
Liên quan đến vấn đề bỏ học, một số nhận định khác lại cho rằng bỏ học
là một sự thất bại của cá nhân người học vì họ đã không vượt qua các thử thách,
trở ngại khó khăn… để đạt đến đích cuối cùng mà họ đã dự tính cho tương lai.
Ngược lại, một số nhà nghiên cứu cũng đã có cái nhìn tích cực khi cho rằng bỏ
học lại là một điều tốt, bởi vì việc từ bỏ một khóa học không chỉ là “ quyết định
trong một đêm “, mà là cả quá trình cân nhắc các yếu tố thuộc chủ quan và
khách quan của người học, họ cân nhắc tính hiệu quả giữa công việc, thời gian,
thu nhập… trong hiện tại và lợi ích của việc học mang lại cho họ trong tương
lai. Nếu buộc phải bỏ học thì đây là một quyết định rất khó khăn do điều này đi
ngược lại những ước muốn và suy nghĩ của họ, làm họ cảm thấy thất vọng khi
phải quyết định bỏ học.
Ngoài ra, còn các nghiên cứu khác xung quanh vấn đề sinh viên bỏ học:
- Nghiên cứu sinh viên bỏ học là mối quan tâm lớn đối với các nhà
nghiên cứu giáo dục từ xa, bởi vì sinh viên bỏ học cao là một trong những chỉ số
về chất lượng giảng dạy (Dest, 2005).
- Trường hợp khác, bỏ học có thể được xem như là một hành động tích
cực. Nghiên cứu tại Đại học Mở của Anh cho thấy sinh viên sử dụng nghiên cứu
ở Đại học Mở của họ để bổ sung kiến thức cho khóa học toàn thời gian ở trường
khác (Ashby, 2004).
- Hầu hết mọi người nghĩ rằng bỏ học là xấu. Đây là một quan niệm sai
lầm rất phổ biến…,bỏ học thực sự là một điều khá thông minh để làm vì bạn có
thể ngăn chặn lãng phí thời gian đi học (Urban dictionary).
11
2.2. Các mô hình sinh viên bỏ học:
2.2.1. Mô hình lý thuyết về đầu tư giáo dục:
Trong mô hình này, chủ hộ được xem là yếu tố “nhất thể” xác định việc
con cái đi học và quyết định cấp bậc học mà con của họ có thể đạt được. Cha mẹ
được xem như sống trong hai giai đoạn. Trong đó, tổng số lợi ích và chi tiêu bao
gồm tổng số chi phí của họ trong giai đoạn đầu và giai đoạn thứ hai. Trong giai
đoạn đầu tiên, họ kiếm được tiền để chi tiêu thức ăn cho con cái của họ và chi
tiêu cho con cái họ đi học. Do đó, chi tiêu trong giai đoạn này bao gồm chi tiêu
cá nhân và thức ăn cho con cái của họ, nó sẽ được tính bằng tổng thu nhập trong
giai đoạn đầu tiên loại bỏ chi tiêu của họ cho con đi học. Tổng chi phí trong giai
đoạn thứ hai sẽ phụ thuộc vào chuyển thu nhập cho người con. Mặt khác,
chuyển thu nhập cho con cái phụ thuộc vào việc đầu tư trở lại cho giáo dục của
người con. Chi tiêu ở hiện tại của phụ huynh giảm so với mức chi tiêu trong
tương lai của họ và sự giàu có của con họ.
Hộ gia đình được xem là “nhất thể” bao gồm cha mẹ, số N trẻ em (bao
gồm cả n bé trai và m bé gái). Hữu dụng của cha mẹ được tính bởi công thức
hữu dụng như sau:
U=U (C1, C2, Yd1, ..., Ydm, Ys1, ..., Ysn)
Trong đó, C1, C2 biểu diễn tương ứng với mức chi tiêu của cha mẹ trong
giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Ydi với i=1,…, m biểu diễn thu nhập của người con
trong giai đoạn 2.
Như vậy, mô hình này có thể được viết lại như sau:
U = F (C1) +G (C2, Yd,1…. Yd,m, Ys,1….. Ys,m)
Giả định rằng, trong giai đoạn 1 cha mẹ muốn con của họ được đi học. Họ
gửi con họ đi học mà không phân biệt trình độ, (hoặc cấp bậc học) và không có
sự phân biệt giữa con trai và con gái. Thu nhập của người con được chuyển từ
cha mẹ sẽ là khác nhau. Chúng ta có biểu thức:
12
G G
Yl Yk
và
2G
2G
Yl Yl Yk k
Giả định rằng chi tiêu của cha mẹ trong giai đoạn thứ hai có thể tỷ lệ
thuận với mức độ giàu có và thu nhập của con cái.
Và giả sử rằng sự hiệu quả của việc giáo dục và tỷ lệ thừa hưởng từ cha
mẹ là ngang nhau giữa con trai và con gái. Thu nhập và sự giàu có của người
con không chỉ phụ thuộc vào trình độ học vấn trong giai đoạn đầu tiên mà còn
phụ thuộc các yếu tố khác như giới tính, dư lượng, và khu vực, dân tộc ... Chúng
ta có thể biểu diễn tiêu dùng giai đoạn thứ hai của cha mẹ như sau:
C2 iYdi
Với i là tỷ lệ chuyển thu nhập của đơn vị của người con thứ ith
Thu nhập của người con phụ thuộc vào trình độ học vấn trong giai đoạn
đầu tiên cũng như khả năng đặc biệt của người con và do đó, nó có thể được viết
lại như sau:
Ydi bi S di
Trong đó Sdi với i = 1...m; b là lãi suất thu được khi đầu tư vào người con.
Sự đầu tư trở lại vào việc học cũng có thể ảnh hưởng từ các biến khác của học
sinh.
Nó cũng được chỉ ra rằng trong giai đoạn đầu tiên, cha mẹ dành tổng thời
gian của họ để kiếm trong khi trẻ em sử dụng thời gian của họ để làm việc và
học tập. Chúng ta có biểu thức diễn đạt thu nhập đầy đủ của gia đình như sau:
V TmWm T f W f (Tdi t di )Wdi C1 Pt di
Trong đó V biểu hiện cho thu nhập khác như là thừa kế, Tm, Tf là tổng
thời gian làm việc của mẹ và cha tương ứng. Tdi là tổng thời gian của người con,
tdi là thời gian mà các em dành cho việc học, do đó (Tdi - tdi) là thời gian mà họ
dành cho các hoạt động tạo thu nhập. Wm, Wf, Sdi là mức lương của cha, mẹ,
13
người con thứ i tương ứng. C1 là tổng mức chi tiêu của cha mẹ trong giai đoạn
đầu tiên. P là chi phí giáo dục trực tiếp như học phí, lệ phí, v.v…
V TmWm T f W f TdiWdi C1 Pt di t diWdi
Trong phương trình này, nó được cho thấy rằng chi phí của giáo dục bao
gồm hai thành phần: đầu tiên là chi phí trực tiếp (P) và thứ hai là chi phí gián
tiếp rằng trẻ em đã bị bỏ khi đi học (tdi*Wdi).
Cha mẹ chọn tdi để tối đa hóa hữu dụng của họ với thu nhập hiện có và
hạn chế tiêu dùng dành cho việc học của con cái.
MaxU f V Tm wm T f w f Tdi wd* ( P wd* )sdi
G{( i bi S di b1S d 1 , b2 S d 2 ....bm S dm , g 2 S s1 , g 2 S s 2 ......g n S sn}
Giải quyết vấn đề tối đa hữu dụng này trong một phương trình giản đơn
cho thấy nhu cầu về số lượng học sinh như sau:
Sdi = Sdi(wm,wf,V,P,Sm,Sf,Zdi, H)
Theo các phương trình, nó cho thấy rằng việc đi học của trẻ em không chỉ
phụ thuộc vào đặc điểm gia đình mà còn phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân của trẻ
em, và các yếu tố khác.
2.2.2. Mô hình hai giai đoạn nhu cầu giáo dục :
Các chi phí và lợi ích có thể được phân tích theo những cách tương tự
được tính toán cho các dự án loại khác. Trong giáo dục, chi phí xảy ra trong quá
trình đi học, và lợi ích thu được chỉ khi họ tốt nghiệp.
Hơn nữa, ở hầu hết các nước, học sinh tiểu học có không đặt nặng việc
kiếm tiền trong suốt thời gian đi học (Psacharopoulos G.1995). Vì vậy, sau khi
hoàn thành tiểu học, họ tiếp tục đi học hoặc dừng lại và bắt đầu làm việc.
Theo lý thuyết vốn con người, chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa thu
nhập và vốn nguồn nhân lực thể hiện ở mối quan hệ giữa lương và học.
14
Theo hai mô hình hai giai đoạn, trong giai đoạn đầu ở trẻ em được đầu tư
vào giáo dục với thời gian t và vốn nguồn nhân lực sẽ tăng lên thời gian theo
thời gian. Trong giai đoạn thứ hai, thu nhập của họ sẽ tăng lên vì vốn nguồn
nhân lực là kết quả của đầu tư trong giai đoạn đầu tiên .
Theo Psacharopoulos G.(1995), để đưa ra quyết định liệu cha mẹ nên đầu
tư vào giáo dục cho con em mình? Họ sẽ so sánh giữa chi phí với lợi ích. Các
chi phí phát sinh của cá nhân là thu nhập của họ bị bỏ qua trong khi học tập,
cộng với phí giáo dục hoặc chi phí phát sinh cá nhân phải gánh chịu trong thời
gian đi học (c). Lợi ích bao gồm lợi ích cá nhân và xã hội. Tỉ lệ đầu tư vào cá
nhân ở một cấp học nhất định trong trường hợp này có thể được ước tính bằng
cách tìm các suất chiết khấu làm quân bình các dòng lợi ích giảm đi cho các chi
phí tại một điểm nhất định trong tương lai.
(Wu Wl ) t
t
(
W
C
)(
1
r
)
(1 r )t l u
Với (Wu-Wl) là thu nhập khác nhau giữa việc hoàn thành các lớp học cao
hơn và các lớp thấp hơn. Cu đại diện cho chi phí trực tiếp và gián tiếp khi các em
đi học, bao gồm học phí, lệ phí, sách ... và Wl biểu thị thu nhập khi các em học
xong các lớp thấp hơn, Wu có nghĩa thu nhập khi trẻ em học xong các lớp cao
hơn. Lợi ích xã hội bao gồm các hiệu quả không để tính bằng tiền hay các hiệu
quả khác của giáo dục.
15
Thu nhập
Cấp bậc học cao
Lợi ích
Cấp bậc học thấp
Chi phí
Thời gian học
Chi phí trực tiếp
Tìm hiểu về mối quan hệ này, Kooreman và Wunderink (1977) đã nghiên
cứu mối quan hệ giữa mức lương và vốn nguồn nhân lực. Họ nhận ra rằng
những đứa trẻ đã trải qua hai giai đoạn: giai đoạn đầu tiên, họ đã học được và
nguồn nhân lực sẽ tăng thời gian theo thời gian. Ở giai đoạn thứ hai, thu nhập
của họ sẽ tăng, vì vốn nguồn nhân lực do đầu tư vào giáo dục trong giai đoạn
đầu tiên. Các bậc cha mẹ kỳ vọng con cái của họ sẽ tăng thu nhập khi con cái
của họ học càng cao.
Hơn nữa, Kooreman và Wunderink khám phá vốn con người (HC) và
mức lương ở giai đoạn thứ hai (W):
HC2 = (1-δ) HC1 + Δ HC (t,A) (1)
W2= w2(t,HC1, δ, A)
(2)
Trong đó
- HC1 là vốn con người khi trẻ em không học lên cao.
- t: thời gian đi học
- A: Khả năng của trẻ em
- δ: giảm vốn nhân lực
Từ phương trình (1) và (2), chúng tôi có mối quan hệ giữa mức lương và
thời gian học, khả năng là:
16
W2 = h (t, A)
Mô hình hai giai đoạn về nhu cầu giáo dục cho thấy rằng càng đầu tư vào
giáo dục, thì càng kỳ vọng về thu nhập cao trong tương lai. Cha mẹ kết hợp với
các mô hình lý thuyết về đầu tư giáo dục và mô hình hai giai đoạn, sẽ đưa ra
quyết định liệu họ có nên gửi con cái của họ đi học hay không.
BẢNG SO SÁNH CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SINH VIÊN
ĐÀO TẠO TỪ XA BỎ HỌC
Tác giả
Bean và Metzner
Tinto
Rovai
Part và Hee Jun
Năm
Nội dung
1985
Các yếu tố tác động đến quyết định bỏ học: Yếu
tố thuộc về đặc điểm cá nhân, các yếu tố liên quan
đến học thuật và các yếu tố thuộc về môi trường.
1987
Sự hòa nhập của sinh viên trong môi trường học
tập là sự kết hợp của yếu tố: tính chất cá nhân được
hình thành trên nền tảng gia đình, tố chất cá nhân
và trãi nghiệm học tập cùng với sự gắn kết nhà
trường có tác động đến sự hòa nhập và hoàn thành
khóa học của sinh viên.
2003
Trình bày về việc bỏ học của sinh viên đào tạo từ
xa, đặc biệt là học trực tuyến trên cơ sở tổng hợp 2
mô hình của Tinto và Bean – Metzner.
2009
Các yếu tố tác động đến việc bỏ học, mô hình
được hình thành trên cơ sở mô hình Rovai (2003),
vẫn bao gồm đặc điểm người học, yếu tố nội tại và
yếu tố bên ngoài nhưng có điều chỉnh.
2.3. Các nghiên cứu trước đây:
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỉ lệ bỏ học của sinh viên ĐTTX thường cao
hơn so với tỉ lệ bỏ học của sinh viên trong thông thường, mặt đối mặt hình thức
giáo dục đại học (Barefoot, 2004; Kember, 1995; Wojciechowski & Palmer,
2005).
17
Nghiên cứu sinh viên bỏ học là mối quan tâm lớn đối với các nhà nghiên
cứu giáo dục từ xa, bởi vì sinh viên bỏ học cao là một trong những chỉ số về chất
lượng giảng dạy (Dest, 2005).
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sinh viên bỏ học có thể được xem
như là một hành động tích cực. Nghiên cứu tiến hành tại Đại học Mở của Anh
cho thấy sinh viên sử dụng nghiên cứu Đại học Mở của họ để nhập học toàn thời
gian ở nơi khác (Ashby, 2004). Cũng trong nghiên cứu này, mục tiêu quan trọng
của chương trình cử nhân là cung cấp các cơ hội giáo dục cao hơn cho những
người có thể đã bỏ lỡ giáo dục chính thức (ví dụ: người làm việc, người dân
sống ở khu vực nông thôn hoặc vùng xa, các bà nội trợ, và những người có hoàn
cảnh khó khăn khác…).
Tiến hành nghiên cứu tìm hiểu các nguyên nhân bỏ học từ nhiều quốc gia
trên thế giới : Một số tổ chức ĐTTX đã tiến hành nghiên cứu sinh viên bỏ học.
Một số nghiên cứu đáng chú ý đã được thực hiện bởi trường Đại học British
Open (Ashby, 2004; Kennedy & Powell, 1976; Tresman, 2002; Woodley, 2004);
Đại học Athabasca của Canada (Powell, 1991); Đại học Mở quốc gia Hàn Quốc
(Shin & Kin, 1999); và Đại học Deakin (Brown, 1996) của Úc. Nhiều mô hình
khác nhau đã được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu mô tả các yếu tố có ảnh
hưởng đến thành tích sinh viên, tỉ lệ hoàn thành khóa học, cùng với các mối
quan hệ giữa các yếu tố biến. Các nhà nghiên cứu Mỹ đã đi đầu trong việc phát
triển một loạt các mô hình để cố gắng tìm hiểu và giải thích những yếu tố quan
trọng góp phần hướng tới gọi học lại từ sinh viên giáo dục đại học (Tinto, 1975,
1993; Bean, 1980, 1983; Bean & Metzner, 1985; Astin, 1977, 1985; Braxton,
2000). Một nhà nghiên cứu người Anh, Woodley (2004), cũng đã thảo luận
những điểm mạnh và điểm yếu của một số mô hình quan trọng như mô hình
Tinto (Tinto, 1975), mô hình của Sweet (Sweet, 1983), và mô hình của Kember
(Kember, 1995). Các mô hình được sử dụng rộng rãi bởi các nhà nghiên cứu
ĐTTX để dự đoán đó sinh viên có nhiều khả năng bỏ học, và xác định các biện
pháp can thiệp nhằm giảm tỉ lệ bỏ học của sinh viên (Bernard & Amundsen,
18
1989). Phương pháp tiếp cận lý thuyết như vậy có những hạn chế, đặc biệt là khi
áp dụng cho hoàn cảnh và các tình huống khác nhau (Woodley, 2004; Woodley,
Delange, & Tanewski năm 2001; Yorke, 2004).
Theo Woodley (2004), nghiên cứu hầu hết về sinh viên bỏ học đều rơi vào
một trong hai loại: khảo sát tìm kiếm để tìm hiểu lý do của sinh viên bỏ học
(Davies & Elias, 2003; Woodley & Parlett, 1983; Yorke, 1999), hoặc nghiên
cứu xem xét tiến bộ của sinh viên liên quan đến các biến dự đoán khả năng của
sinh viên bỏ học (Johnes & Taylor, 1989).
Các mô hình phổ biến nhất được trích dẫn của các nghiên cứu sinh viên
bỏ học là một trong những phát triển bởi Tinto (1975). Theo Tinto, quá trình gọi
học lại phụ thuộc vào cách sinh viên tương tác với môi trường xã hội và học tập
của nhà trường.
Nhiều nghiên cứu tìm hiểu các nguyên nhân bỏ học từ nhiều quốc gia trên
thế giới như: trường Đại học British Open (Ashby, 2004; Kennedy & Powell,
1976; Tresman, 2002; Woodley, 2004); Đại học Athabasca của Canada (Powell,
1991); Đại học Mở quốc gia Hàn Quốc (Shin & Kin, 1999); và Đại học Deakin
(Brown, 1996) của Úc.
Các nghiên cứu mô tả những yếu tố ảnh hưởng đến thành tích sinh viên, tỉ
lệ hoàn thành khóa học, giảm thiểu trình trạng bỏ học, cùng với các mối quan hệ
giữa các biến yếu tố, đi đầu là nước Mỹ (Tinto, 1975, 1993; Bean, 1980, 1983;
Bean & Metzner, 1985; Astin, 1977, 1985; Braxton, 2000).
Khảo sát sinh viên lý do bỏ học (Woodley, 2004).
Sinh viên từ xa bỏ học các khóa học được nghiên cứu tập trung vào 4 lý
do chính: do công việc, gia đình, thiếu tài chính, thiếu kỹ năng cơ bản (Ostman
& Wagner, 1987; Thompson, 1997).
Vấn đề bỏ học trong giáo dục từ xa được công nhận rộng rãi và đã được
xem là đối tượng nghiên cứu (Garrison, 1987; Cookson, 1989; Kember, 1989;
Zajkowski, 1992).
19
So sánh tỉ lệ bỏ học của các khóa học giáo dục từ xa thường cao hơn so
với các khóa học khác (Kember, 1995).
Đề tài có nghiên cứu và kế thừa các nghiên cứu trước đây về sinh viên bỏ
học, trong đó các nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bỏ học,
để rút gọn có thể tạm chia ra thành các nhóm nguyên nhân chính:
2.3.1. Nhiều yếu tố kết hợp:
- Sinh viên có thể lựa chọn học theo hình thức ĐTTX, bởi vì họ nghĩ rằng
những chương trình/khóa học sẽ được dễ dàng hơn (Carnevale, 2000); Tuy
nhiên, đây không phải là trường hợp như mong đợi, sinh viên bị vỡ mộng khi
họ nhận ra rằng chương trình/khóa học đòi hỏi những nỗ lực tương tự như các
khóa học truyền thống, nếu không nói là kéo dài hơn chương trình/khóa học
truyền thống (Fozdar & Kumar, 2006).
- Các nhà nghiên cứu có xu hướng nhấn mạnh thêm về sự ảnh hưởng của
môi trường bên ngoài, chẳng hạn như nghề nghiệp và hỗ trợ từ gia đình của sinh
viên (Kember, 1995).
- Sinh viên ghi danh trong ĐTTX thường là người lớn tuổi, tham gia bán
thời gian, công chức toàn thời gian và tất cả đều đang có trách nhiệm gánh vác
gia đình (McGivney, 2004). Đối với sinh viên như vậy, các yếu tố như “không
có thời gian”, “thiếu thông tin phản hồi về bài tập”, “quản lý thời gian “, “ kỳ
vọng không thực tế”… tất cả đều là những nguyên nhân góp phần bỏ học
(Garland, 1993; Ostman & Wagner, 1987). Các yếu tố khác bao gồm “thiếu
hướng dẫn và thông tin trước khi đăng ký và ghi danh “, “ thiếu sự hỗ trợ của
giảng viên, và khó khăn liên hệ với giảng viên” (Brown, 1996; Cookson, 1989;
Pierrkeas, Xenos, Panagiiotakopoulos, & Vergidis, 2004; Tresman, 2002).
- Utley (2002), …chỉ có vài sinh viên tham dự các lớp học lý thuyết mặt
đối mặt và tham dự là không bắt buộc. Do vậy, sinh viên cảm thấy bị cô lập và
quyết định bỏ học giữa chừng do thiếu thông tin về lịch trình của buổi học từ các
trường đại học và khoảng cách của Trung tâm nghiên cứu từ nơi cư trú của họ.