Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đánh giá thực hiện cải cách hành chính tại quận 1 TPHCM: So sánh 2 phường Bến Thành và Bến Nghé

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 97 trang )

-i-

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện . Các đoạn trích dẫn và số liệu sử
dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu
biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh
tế TP. Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright./.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 3 năm 2015

Nguyễn Thành Nhân


-ii-

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i
MỤC LỤC ............................................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT.................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ............................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HỘP ..................................................................................................... vi
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................... vii
TÓM TẮT ..........................................................................................................................viii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................................... 1
1.1. Bối cảnh chính sách .................................................................................................... 1
1.1.1. Quá trình cải cách tại Việt Nam ........................................................................... 1
1.1.2. Những nhược điểm của cải cách hành chính trong thời gian qua ........................ 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 4
1.4. Khung phân tích .......................................................................................................... 4


1.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐÁNH GIÁ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
VÀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ KHU VỰC CÔNG................................................................. 6
2.1. Một số khái niệm ........................................................................................................ 6
2.2. Xu hướng cải cách hành chính trên thế giới ............................................................... 6
2.2.1. Tại Pháp: .............................................................................................................. 7
2.2.2. Tại Mỹ: ................................................................................................................ 8
2.2.3. Tại Singapore: ...................................................................................................... 9
2.2.4. Tại Hàn Quốc: ...................................................................................................... 9
2.3. Khung lý thuyết ........................................................................................................ 10
2.3.1. Sơ đồ DACUM liên quan đến mô tả công việc ................................................. 10
2.3.2. Sử dụng 5 tiêu chí của ADB “Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh
..................................................................................................................................... 13
2.3.3. Sử dụng lực kéo và lực đẩy của quá trình cải cách hành chính và ngược lại . ... 13
2.4. Chỉ số PAR INDEX của Bộ Nội vụ .......................................................................... 14


-iii-

CHƯƠNG 3. TRỌNG TÂM CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP QUẬN HUYỆN:
NGHIÊN CỨU TẠI QUẬN 1 ........................................................................................... 15
3.1. Xác định trọng tâm các nội dung cải cách hành chính tại cấp quận, huyện. ............ 16
3.2. Trọng tâm cải cách hành chính tại Quận 1 ............................................................... 17
3.3. Kết quả nỗ lực hiện đại hóa nền hành chính tại Quận 1. .......................................... 18
3.4. Kết quả xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức viên chức ......... 20
3.5. Vai trò giám sát của đoàn thể, mặt trận tổ quốc Quận .............................................. 21
CHƯƠNG 4. SO SÁNH KẾT QUẢ 2 PHƯỜNG: BẾN THÀNH VÀ BẾN NGHÉ.... 23
4.1. Chỉ đạo của UBND Quận 1 đối với các phường về Cải cách hành chính ................ 23
4.2. Kết quả cải cách hành chính phường Bến Thành ..................................................... 24
4.2.1. Các công việc định kỳ ........................................................................................ 24

4.2.2. Hiện đại hóa nền hành chính .............................................................................. 25
4.2.2.1. Giải pháp về phần mềm .............................................................................. 25
4.2.2.2. Đánh giá hiệu quả của phần mềm ............................................................... 28
4.3. Kết quả cải cách hành chính phường Bến Nghé ....................................................... 28
4.3.1. Các công việc định kỳ ........................................................................................ 28
4.3.2. Hiện đại hóa hành chính .................................................................................... 29
4.3.2.1. Ứng dụng CNTT trong hoạt động ............................................................... 29
4.3.2.2. Áp dụng hệ thống ISO ................................................................................ 29
4.4. Đánh giá dưới góc nhìn của lãnh đạo Quận, phường ............................................... 30
4.5. Đánh giá cải cách hành chính tại 2 phường theo khảo sát của tác giả ...................... 30
4.5.1. Theo đánh giá của cán bộ phường Bến Thành ................................................... 30
4.5.2. Theo đánh giá của khách hàng đến làm thủ tục tại phường Bến Thành ............ 31
4.5.3. Theo đánh giá của cán bộ phường Bến Nghé .................................................... 31
4.5.4. Theo đánh giá của khách hành đến làm thủ tục tại phường Bến Nghé.............. 32
4.5.5. So sánh kết quả khảo sát cán bộ của hai phường ............................................... 32
4.5.6. So sánh kết quả khảo sát người dân tại hai phường ........................................... 33
4.6. Trục trặc trong quá trình thực hiện tại cấp phường xã .............................................. 35
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 37
5.1. Đối với cấp phường .................................................................................................. 37
5.2. Đối với cấp quận ....................................................................................................... 37
5.3. Đối với thành phố ..................................................................................................... 38


-iv-

5.4. Đối với cấp trung ương ............................................................................................. 39
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 41
PHỤ LỤC............................................................................................................................ 43



-v-

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

CCHC

Cải cách hành chính

CNTT

Công nghệ thông tin

CSDL

Cơ sở dữ liệu

DACUM

Developing a Curriculum

Mặt trận tổ quốc

MTTQ
PAR


Sơ đồ mô tả công việc

Public Administration Reform

Cải cách hành chính công

QLNN

Quản lý nhà nước

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban Nhân dân


-vi-

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Số liệu thống kê dân số, cán bộ 3 năm 2012, 2013, 2014 tại Phường Bến Thành,
Bến Nghé ............................................................................................................................. 33
Bảng 4.2: Bảng so sánh khách hàng làm thủ tục tại hai phường Bến Thành – Bến Nghé .. 34


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Sơ đồ DACUM .................................................................................................... 11
Hình 4.2. Mô hình Cổng thông tin một cửa ......................................................................... 27
Hình 4.3. Mô hình các phân hệ quản lý ............................................................................... 27

DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 1. Quyền được đào tạo bồi dưỡng của công chức Pháp ................................................. 7
Hộp 2. Quy trình đề bạt thông qua thi tuyển của công chức Mỹ ........................................... 8
Hộp 3. Hiện đại hóa cơ sở vật chất tại UBND Quận 1 ........................................................ 19
Hộp 4. Lý do sử dụng và không sử dụng công nghệ sinh trắc ............................................. 32


-vii-

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa , TS. Rainer Asse đã hướng dẫn tôi
thực hiện luận văn này. Trong quá trình thực hiện luận văn, bản thân tôi học được nhiều bài
học quý giá về những nhận định, đánh giá và có thêm góc nhìn đa chiều về cải cách hành
chính tại Việt Nam.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả các thầy cô

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã

mang lại cho tôi những kiến thức mới, lạ và những kinh nghiệm sống thật quý báu để tôi sử
dụng trong công việc của tôi hiện nay và sau này.
Xin trân trọng cảm ơn lãnh

đạo UBND Quận 1; lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ,


Quận 1; Trung tâm Ứng dụng Công nghệ thông tin của quận; cảm ơn l ãnh đạo UBND
phường Bến Thành , phường Bến Nghé đã tạo điều kiện thuận tiện cho tôi tiếp cận thông
tin, số liệu và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu cho tôi hoàn thành luận văn này.
Trân trọng!
Tác giả
Nguyễn Thành Nhân


-viii-

TÓM TẮT
Cải cách hành chính tại TP. Hồ Chí Minh nói chung, tại quận 1 nói riêng tạo nên nhiều dấu
ấn tốt đẹp không chỉ với người dân mà ngay cả với doanh nghiệp và

người nước ngoài

sống trên địa bàn . Quận 1 đã biết chọn nội dung trọng tâm , phát huy thế mạnh trong sáu
nội dung cải cách hành chính mà trung ương và thành phố chỉ đạo thực hiện. Có thể nói, tại
cấp quận, không thể nào thực hiện cải cách thể chế ; cải cách tài chính công ; cải cách bộ
máy. Quận 1 chọn hai nội dung khá gần gũi và phát huy lợi thế tại địa phương đó là Hiện
đại hóa nền hành chính công và Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công
chức, viên chức.
Nhưng khi xem xét tại cấp phường, vẫn còn rất nhiều bất cập, khó khăn. Quá trình hiện đại
hóa nền hành chính cấp phường mỗi nơi một kiểu tùy vào quyết tâm “chính trị”

của các

lãnh đạo. Tuy nhiên phải nhìn nhận thái độ công chức tại quận 1, nhất là cấp phường phản
ánh một xu hướng m ới trong hoạt động của nền hành chính nhà nước: từ chức năng “cai
trị” chuyển dần sang chức năng “phục vụ”. Đây cũng là nét mới “hiện đại hóa” nền hành

chính công.
Một khó khăn cần phải giả i quyết đối với c ải cách hành chính tại c ấp phường là vấn đề
nhân sự. Nếu như nhân sự thực hiện nhiệm vụ tại cấp quận khá thuận tiện , được đào tạo
chính quy, thông qua quy trình tuyển dụng bài bản thì nhân sự tại cấp ph ường (trừ cán bộ
chủ chốt ) vẫn là bài toán khó . Các bạn trẻ tốt nghiệp đại học chính

quy hiếm khi về

phường công tác. Cho nên việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ,
viên chức tại phường để thực hiện các nội dung cải cách hành chính là rất khó. Rõ ràng đây
là vấn đề cần giải quyết nếu muốn thực hiện thành công Đề án cải cách hành chính.
Nhìn ở góc độ xã phường, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập dù ngay tại một quận trung tâm: đó
là thiếu cơ chế để tạo nguồn lực ; thiếu thống nhất trong chỉ đạo ; năng lực cán bộ tại
phường còn hạn chế; không có kinh phí cho nội dung thực hiện cải cách hành chính kể cả
hiện đại hóa nền hành chính công.


-ix-

Một khía cạnh khác cho thấy hiện đại hóa nền hành chính

đang gặp khó khăn tại

cấp

phường xã đó là con người. Nếu tại cấp quận có Trung tâm công nghệ thông tin với một bộ
máy khá hoàn chỉnh, bao gồm các kỹ sư CNTT, còn tại phường không có biên chế này.
Đó là lý do tại sao tôi chọn phân tích đề tài này . Từ đó cho thấy rằng ngay trong một quận
được đánh giá cải cách hành chính khá thành công thì cấp phường vẫn đang gặp nhiều khó
khăn và không ít điều cần phải thực hiện ngay.



-1-

CHƯƠNG 1.
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Bối cảnh chính sách
1.1.1. Quá trình cải cách tại Việt Nam
Kể từ khi Đảng và Nhà nước ta tiến hành công cuộc đổi mới vào năm 1986, có thể chia
CCHC nhà nước thành bốn giai đoạn chủ yếu sau:
Giai đoạn 1986 – 1995: Đây là giai đoạn xây dựng nền tảng cho cải cách hành chính
(CCHC). Hoạt động CCHC được Đảng và nhà nước quan tâm nhưng vẫn chưa được xác
định là một lĩnh vực cải cách độc lập mà vẫn nằm trong khuôn khổ của những cải cách nhà
nước nói chung để phục vụ cho quá trình bắt đầu chuyển dịch nền kinh tế.
Giai đoạn 1995 – 2001: Cùng với Hội nghị Trung ương 8 khóa VII năm 1995, vai trò của
CCHC đã được khẳng định: với vị trí trọng tâm của hoạt động CCHC nhà nước, CCHC đã
giành được sự quan tâm mạnh mẽ của mọi cấp, mọi ngành và những hoạt động CCHC
ngày càng đi vào chiều sâu, tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội, trở thành động lực
thúc đẩy tiến trình đổi mới.
Giai đoạn 2001- 2010: Để cụ thể hóa định hướng CCHC của Đảng và Nhà nước, ngày
17/9/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 136/2001/QĐ-TTg ban hành Chương
trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010. Chương trình này đã
xác lập khung pháp lý cơ bản cho các hoạt động CCHC của mọi cấp, mọi ngành trong giai
đoạn 2001- 2010. Việc thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 2001 – 2010 đã mang lại những kết quả to lớn, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ
máy hành chính nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được, nền hành
chính vẫn còn bộc lộ nhiều nhược điểm, chưa đáp ứng các yêu cầu của tiến trình đổi mới
đang đi vào chiều sâu.
Giai đoạn 2010 đến nay: Trên cơ sở đánh giá khách quan và nghiêm túc những thành tựu
đạt được và những bất cập còn tồn tại trong quá trình thực hiện CCHC giai đoạn 20012010, Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn



-2-

2010 – 2020, xác định khung pháp lý cho chiến lược CCHC trong giai đoạn đẩy mạnh
công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
TP. Hồ Chí Minh là đơn vị đầu tiên trong cả nước thực hiện CCHC. Ngay từ những năm
1986 - 1990 TP đã tiến hành sắp xếp các đơn vị , tách rời giữa QLNN và kinh doanh ; thực
hiện giao quyền tự chủ cho DNNN kể cả vốn, lẫn nhân sự, thí điểm thành lập các công ty
cổ phần. Những bước thực hiện sáng tạo của TP tạ o tiền đề thúc đẩy CCHC trên toàn quốc.
Từ năm 1990 đến 1995 TP sắp xếp lại phòng ban UBND các quận huyện . Từ năm 1995
đến nay thực hiện theo chủ trương CCHC chung của Chính phủ . Tuy nhiên trong từng thời
điểm đều xác định trọng tâm, xây dựng các đề án quan trọng để đảm bảo hiệu quả CCHC.
Đối với các quận huyện thực hiện theo chỉ đạo của Sở Nội vụ hoặc Văn phòng Ủy ban để
đảm bảo các nội dung CCHC thông suốt. Từ một cửa một dấu, cho đến một cửa liên thông;
hiện đại hóa nền hành chính… là động lực để các quận nâng cao nền hành chính mang tính
phục vụ. Sau khi Bộ Nội vụ ban hành PAR INDEX (năm 2012) để đánh giá các bộ ngành ,
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì từ năm 2013, TP đã chỉ đạo Sở N ội vụ đánh giá
thi đua và xếp hạng các quận theo thang điểm đã được ban hành . Đây cũng là cơ sở thúc
đẩy nhanh việc thực hiện CCHC tại các quận huyện, phường xã.
1.1.2. Những nhược điểm của cải cách hành chính trong thời gian qua
Cho tới nay, mặc dù đã có nhiều nỗ lực cải cách nhưng nền hành chính nhà nước còn nhiều
biểu hiện tiêu cực, chưa đáp ứng được những yêu cầu của cơ chế quản lý mới cũng như
nhu cầu của nhân dân; hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao, thể hiện trên các mặt:
Hệ thống thể chế hành chính chưa được ban hành đầy đủ, chưa đồng bộ, còn chồng chéo
và thiếu thống nhất. Thủ tục hành chính mặc dù đã được quan tâm cải cách trong nhiều
năm qua nhưng trên nhiều lĩnh vực vẫn còn rườm rà, phức tạp, gây nhiều phiền hà và bức
xúc cho người dân và doanh nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc; phương thức quản lý hành chính vừa tập
trung quan liêu lại vừa phân tán, chưa thông suốt; chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan

trong bộ máy hành chính chưa được xác định thật rõ ràng và phù hợp, vẫn còn có sự chồng
chéo về chức năng và nhiệm vụ; sự phân công và phân cấp giữa các cấp và các đơn vị hành


-3-

chính chưa thật rành mạch; cơ chế, chính sách tài chính của các cơ quan hành chính, đơn vị
sự nghiệp, tổ chức làm dịch vụ công chưa được phân định rõ ràng.
Đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều điểm yếu về phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, năng
lực chuyên môn, kỹ năng hành chính; phong cách làm việc chậm đổi mới; tệ quan liêu,
tham nhũng, sách nhiễu nhân dân còn diễn ra khá phổ biến trong một bộ phận cán bộ, công
chức.
Chế độ quản lý tài chính công chưa phù hợp với cơ chế thị trường. Việc sử dụng và quản lý
nguồn tài chính công chưa chặt chẽ, lãng phí và kém hiệu quả.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị vẫn còn thiếu và lạc hậu cũng có ảnh hưởng tới chất lượng
hoạt động công vụ.
Đứng góc độ cấp quận , phường nếu thực hiện đúng 6 mảng chỉ đạo cải cách hành chính từ
Trung ương sẽ không thực hiện được . Vì những mảng cải cách thể chế , tài chính công, cải
cách bộ máy… không thuộc thẩm quyền của mình. Theo chỉ số đánh giá công tác CCHC
của UBND TP đối với sở ngành và quận huyện khá chi tiết gồm 2 mục và 10 điều, nhưng
tập trung vào công tác QLNN hơn là thúc đẩy sự tận tâm , chuyên nghiệp của CBCC , thiếu
đo lường định lượng. Tại UBND cấp quận kinh phí thực hiện đề án CCHC tương đối thuận
lợi, nhưng đến cấp phường xã sẽ rất khó . Tuy nhiên, khó khăn nhất khi thực hiện các nội
dung hiện đại hóa nền hành chính và tuyển dụng , xây dựng nân g cao chất lượng đội ngũ
cán bộ tại cấp phường xã là thiếu cơ chế, thiếu nguồn lực.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu này tập trung vào việc giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất phân tích đánh giá khả năng thực hiện 6 nội dung của Đề án cải cách hành chính
của Chính p hủ đối với cấp quận , huyện (vì 6 nội dung chung cho các cấp, chưa rõ trọng
tâm từng cấp, đây là điểm mới của bài này).



-4-

Thứ hai điều tra, phân tích để phát hiện những thuận lợ i và khó khăn trong việc lựa chọn
nội dung thực hiện Đề án CCHC tại quận, huyện và lựa chọn nội dung chỉ đạo cấp phường
xã.
Thứ ba đánh giá hiệu quả CCHC cấp phường xã trên chỉ đạo chung của quận, huyện.
Thứ tư: đề xuất để nâng cao hiệu quả và chất lượng CCHC tại quận, huyện.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này tập trung trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Trọng tâm của cải cách hành chính tại quận, huyện là gì?
Câu hỏi 2: Quận, huyện đã thực hiện cải cách hành chính như thế nào?
Câu hỏi 3: Những bất cập trong thực hiện chỉ đạo

của cấp quận đối với cải cách hành

chính tại cấp phường, xã là gì?
1.4. Khung phân tích
Khung phân tích dựa trên lý thuyết quản t

rị nhân sự khu vực công , trên cơ sở sử dụng

phương pháp phân tích DACUM trong đề án “Phân tích công việc chủ tịch phường và cán
bộ UBND phường thuộc quận 1” 1; kết hợp lý thuyết quản trị công theo mô hình quản trị
của Úc. Cải cách dịch vụ dân sự có tính chất trọng tâm hơn trong phong trào cải cách của
Úc, đặc biệt chú trọng đến việc “phát triển nguồn lực chính của dịch vụ công, là con người.
Thái độ tích cực mạnh mẽ và sự tận tâm mà các công chức nhà nước phải có vì một nền
Dịch vụ Công tốt hơn cần được đưa lên hàng đầu và làm cơ sở cho văn hoá hoàn thiện liên
tục.” 2

Sử dụng 5 tiêu chí của ADB “Cải thiện hành chính công trong một th ế giới cạnh tranh” bao
gồm minh bạch, thích hợp, có tính kinh tế, đầy đủ, có thể giám sát được. Điều này được cụ
thể qua Quyết định 3923/QĐ-UBND ngày 19/7/2013 quy định các tiêu chí đánh giá các
1
2

UBND quận 1 (2009).
Hội đồng dịch vụ công Úc, 1995, tr. 1, trích trong Kettl, 1997.


-5-

đơn vị trực thuộc thành phố . Trong đó hai tiêu chí có số điểm cao nhất là Công tác tuyển
dụng, xây dựng và nâng ca o chất lượng đội ngũ cán bộ , công chức, viên chức và Hiện
đại hóa nền hành chính.
Sử dụng lực kéo và lực đẩy của quá trình cải cách hành chính và ngược lại .
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghi ên cứu định tính: phương pháp so sánh, nghiên cứu tài
liệu, phân tích tình huống ; phỏng vấn các chuyên gia thực hiện CCHC tại quận 1; phỏng
vấn lãnh đạo; công chức và người dân.
Nguồn thông tin về khung phân tích: thu thập từ kiến thức đã học, kinh nghiệm cá nhân;
các bài viết, tài liệu, kết quả nghiên cứu của cán bộ QLNN, chuyên gia, nhà nghiên cứu.
Thông tin thực tiễn: sử dụng nguồn tài liệu của UBND thành phố Hồ Chí Minh ; Ban cải
cách hành chính thành phố
MTTQVN Quận 1.

; UBND quận 1; UBND phường Bến

Nghé, Bến Thành ,



-6-

CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐÁNH GIÁ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ
QUẢN TRỊ NHÂN SỰ KHU VỰC CÔNG

2.1. Một số khái niệm
Theo cách hiểu chung nhất, CCHC là những thay đổi lâu dài và có mục đích làm cho một
hệ thống hoạt động tốt hơn. CCHC như vậy được hiểu là những thay đổi có tính hệ thống
và có mục đích làm cho hệ thống hành chính nhà nước hoạt động tốt hơn, thực hiện tốt hơn
các chức năng nhiệm vụ quản lý xã hội của mình. 3
Vì bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận không thể tách rời khỏi bộ máy nhà nước
nói riêng và hệ thống chính trị của một quốc gia nói chung nên nó chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ của yếu tố chính trị, kinh tế - xã hội, cũng như các yếu tố mang tính chất đặc trưng
khác của mỗi quốc gia như truyền thống văn hóa, lịch sử hình thành và phát triển… CCHC
ở các nước khác nhau, vì vậy, cũng mang những sắc thái riêng, được tiến hành trên những
cấp độ khác nhau, ở những nội dung khác nhau. Ở Việt Nam, CCHC được xác định là một
bộ phận quan trọng của công cuộc đổi mới, là trọng điểm của tiến trình cải cách Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 4
2.2. Xu hướng cải cách hành chính trên thế giới
Tùy từng điều kiện phát triển của mỗi quốc gia, mà việc CCHC tập trung vảo những nội
dung nhất định. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng gia
tăng, áp lực ngân sách ngày càng nặng nề, những đòi hỏi từ phía nhân dân và xã hội ngày
càng mạnh mẽ. Có thể nhận thấy một trong những xu hướng chung của CCHC trên thế giới
hiện nay là hướng tới xây dựng một nền hành chính gọn nhẹ, đơn giản để có thể vận động
một cách nhanh nhạy hơn và hiệu quả hơn nhằm tăng năng lực cạnh tranh của quốc gia. Xu
hướng này ở các nước phát triển thường được thể hiện qua thuật ngữ “Quản lý công mới”
tập trung thực hiện tốt quản trị nhân sự trong khu vực công
3

4

Chính phủ (2011).
Tạ Ngọc Tấn (2014).

. Những cải cách theo hướng


-7-

này không chỉ mang ý nghĩa của một cuộc thay đổi nội bộ mà còn phản ánh một xu hướ ng
mới trong hoạt động của Nhà nước: nền hành chính không chỉ làm chức năng “cai trị” mà
chuyển dần sang chức năng “phục vụ”, nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ công cho
xã hội.
Những nội dung chủ yếu của CCHC ở các nước này bao gồm:
-

Tăng cường tư nhân hóa.

-

Điều chỉnh mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương.

-

Đưa cạnh tranh vào hoạt động của Nhà nước.

-

Phi quy chế hóa.


-

Tăng cường vận dụng phương pháp quản lý của doanh nghiệp vào hoạt động của tổ
chức trong khu vực công.

2.2.1. Tại Pháp 5:
Nền hành chính của Pháp là một nền hành
chính truyền thống, theo mô hình tập trung,
một nền hành chính trung thành, công bằng
và trong sạch (trung thành với Nhà nước,
công bằng trong phục vụ nhân dân và trong
sạch trong tài chính). Tôn trọng những đặc
điểm riêng, khác nhau và thống nhất những
cái chung, vì thế Pháp không thể chỉ nhấn
mạnh đến hệ thống ngạch, bậc mà còn chú ý
đến quá trình quản lý công chức như ở các
nước khác.
Pháp đang tiến hành hiện đại hoá nền hành

Hộp 1. Quyền được đào tạo bồi dưỡng của

công chức Pháp

Ngay từ những năm 1960, Pháp đã coi
trọng việc đào tạo nghiệp vụ cho công chức.
Các hình thức đào tạo công chức gồm: đào
tạo ban đầu cho người mới được tuyển
dụng, đào tạo thi nâng ngạch và đào tạo
thường xuyên. Điểm đáng lưu ý là công

chức trong 03 năm không được đào tạo, bồi
dưỡng, thì có quyền đề nghị được đi đào
tạo, bồi dưỡng và có quyền khiếu nại đề
nghị giải thích vì sao không được đi đào tạo
sau 03 năm làm việc. Ngoài ra, để được bổ
nhiệm vào vị trí lãnh đạo trong công vụ
công chức cũng phải qua thi tuyển, phải vào
học trường hành chính và chỉ được bổ
nhiệm vào chức vụ sau khi hoàn thành khóa
học.

chính và tiến hành cải cách tổ chức và nhân sự với những nội dung cơ bản là: Cải cách việc
tuyển dụng công chức và đa dạng hoá công tác quản lý nhân sự, hình thức thi tuyển. Để trở
thành công chức và làm việc suốt đời cho Nhà nước thì phải qua thi tuyển. Công chức làm

5

Ministère du Budge, des Compes Publíc et de la Fonction Publicque (2008).


-8-

việc không chỉ có pháp quy về chuyên môn mà còn được bảo đảm về pháp luật từ địa vị xã
hội, vị trí, đến quyền lợi và nghĩa vụ. Chế độ tuyển dụng công chức của nước Pháp dựa
trên hai nguyên tắc: nguyên tắc bình đẳng không phân biệt nam, nữ, thành phần xuất thân,
khuynh hướng chính trị, tôn giáo, văn hoá; nguyên tắc tuyển chọn loại ưu qua thi cử. Thi
cử được tiến hành công khai, với hình thức thi viết và thi vấn đáp. Cơ quan tư pháp kiểm
tra toàn bộ quá trình thi và tuyển dụng.
2.2.2. Tại Mỹ 6:
Tuyệt đại đa số công chức đều phải thông

qua thi tuyển cạnh tranh công khai để chọn
lựa những người ưu tú phù hợp, trừ các
chức danh sau không qua thi tuyển: quan
chức Chính phủ, quan chức Quốc hội, nhân
viên chuyên gia kỹ thuật, các quan chức
hành chính cao cấp từ bậc 16 đến bậc 18,
các nhân viên có học vị tiến sĩ và các nhân
viên ngoại lệ như nhân viên cơ mật, nhân
viên thời

vụ và những nhân viên khác

không thích hợp với việc tuyển dụng bằng

Hộp 2. Quy trình đề bạt thông qua thi

tuyển của công chức Mỹ

Việc đề bạt cũng phải qua thi tuyển. Nâng
chức có 02 loại: nâng chức nội bộ và nâng
chức bên ngoài. Nâng chức nội bộ tức là
công chức được đề bạt chỉ được lựa chọn
trong nội bộ ngành đó, những người khác
không được tham gia thi. Nâng chức bên
ngoài tức là cho phép công chức các ngành
khác tham gia thi. Về chế độ loại bỏ khỏi
chức vụ so với các nước, quy định loại bỏ
khỏi chức vụ ở Mỹ rất nghiêm ngặt và được
quy định cụ thể như say rượu, gây rối loạn;
không phục tùng sự chỉ đạo của thủ trưởng;

vắng mặt không lý do hoặc không đến họp…

phương pháp thi cử. Sau khi thi tuyển, Cục nhân sự sẽ đưa ra 07 nhân viên có thành tích tốt
nhất trong thi cử để đơn vị lựa chọn 01 người trong số đó bằng cách điều tra và nói chuyện
trực tiếp. Sau đó, thời gian thử việc là 01 đến 03 năm tùy theo chức danh.
Bên cạnh đó Chính phủ Mỹ cũng rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cho công
chức; phối hợp chặt chẽ với các trường đào tạo về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và hầu hết
các trường đều có giáo trình quản lý hành chính.
Tất cả mọi công chức bất luận đảng tịch, chủng tộc, tôn giáo... về mặt quản lý nhân sự đều
được đối đãi công bằng. Kết quả như nhau thì được đãi ngộ như nhau, người có thành tích
cao được khen thưởng thoả đáng, tạo điều kiện bình đẳng cho công dân có cơ hội thi tuyển
để có thể trở thành công chức. Nhờ đó, Chính phủ Mỹ đã chọn được đội ngũ công chức
6

J. Edward Kellough and Lloyd G. Nigro (2006).


-9-

thực sự có tài. Đồng thời, tạo ra được sự ổn định của đội ngũ công chức, công việc của
công chức không bị ảnh hưởng trước những biến động của hành chính có tính chính trị
định kỳ.
2.2.3. Tại Singapore 7:
Singapore là một quốc gia luôn quan niệm “nhân tài là men ủ cho sự trỗi dậy của đất
nước”. Với quan điểm đó, Singapore đã thực hiện việc cấp học bổng Tổng thống để đào
tạo cho những cá nhân xuất sắc với quy chế ràng buộc trở về làm việc cho khu vực nhà
nước 4-6 năm. Singapore đã áp dụng tiêu chuẩn thị trường trong xác định mức lương cho
đội ngũ công chức. Việc trả lương cao cho đội ngũ công chức, đặc biệt là công chức cao
cấp đã giúp Singapore trở thành quốc gia tiêu biểu trong việc thu hút người tài về làm
trong khu vực công. Bên cạnh đó, Singapore sử dụng chính sách trọng dụng người tài để

giữ chân họ lâu dài trong khu vực nhà nước.
2.2.4. Tại Hàn Quốc 8:
Kinh tế Hàn Quốc những năm gần đây liên tục tăng trưởng ở tốc độ cao. Nguyên nhân của
sự thành công này là Hàn Quốc đã áp dụng chiến lược phát triển hướng ngoại với xuất
khẩu là động lực và thực hiện chính sách xây dựng bộ máy hành chính gọn nhẹ, hữu hiệu.
Hệ thống công vụ của Hàn Quốc dựa trên quan niệm về "công quyền" và gắn chặt vào
nguyên tắc “công trạng”, tức là tạo lập cho công chức các quyền hạn để thực thi nhiệm vụ
và được đánh giá, đãi ngộ qua “công trạng”, loại bỏ dần chế độ bổng lộc, thực thi chế độ
nghiêm ngặt, theo dõi và ghi lại quá trình công tác của công chức trong từng giai đoạn, coi
đó là một chứng chỉ nghề nghiệp. Mặt khác, Hàn Quốc rất coi trọng công tác đào tạo công
chức. Việc đào tạo công chức không chỉ nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng
quản lý mà còn đặc biệt đề cao việc bồi dưỡng nhân cách; nâng cao tinh thần trách nhiệm
trong công vụ. Tất cả công chức Hàn Quốc đều được động viên tham gia một hình thức
đào tạo nhân cách và tính tích cực để phát triển toàn diện, nhằm đề cao trách nhiệm và
nhiệm vụ của họ với tư cách là một thành viên công vụ.

7
8

Ballatore Benedetto Francesco (2013).
Pan Suk Kim (2000).


-10-

Bài học rút ra từ kinh nghiệm các nước
Con người được đặt lên hàng đầu trong thực hiện CCHC . Động lực thúc đẩy chủ yếu nền
kinh tế - xã hội phát triển của các nước chính là sự đầu tư về nguồn lực con người, trong đó
có đội ngũ công chức hành chính nhà nước. Mỗi quốc gia đều có sự quản lý công chức
khác nhau, nếu biết tận dụng những bài học làm nên sự thành công của các nước trong việc

quản lý công chức sẽ là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành
chính nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Hiện đại hóa nền hành chính từ các nước cho thấy không chỉ là cơ sở vật chất mà con
người phải biết sử dụng nguồn lực một cách tốt ; bố trí luân chuyể n hợp lý . Việc đào tạo ,
tập huấn là một phần không thể tách rời

trong việc nâng cao chất lượng của đội ngũ

CBCC. Đánh giá kết quả nghiêm túc , theo dõi nghiêm ngặt ; có chế độ đãi ngộ xứng đáng
cũng là những yếu tố quan trọng trong nền hành chính hiện đại.
Tại quận 1, các bài học về theo dõi cán bộ khi thi hành công vụ khá tốt thông qua các màn
hình đánh giá kết quả , và ngay lập tức được phản ánh đến lãnh đạo . Tổ chức tập huấn
thường xuyên cho cán bộ cấp quận, huyện để nâng cao kỹ năng làm việc . Nâng cao thái độ
phục vụ và trách nhiệm của công chức thông qua mô tả công việc cụ thể và có phản hồi từ
khách hàng sau thực thi công việc . Điều này góp phầ n chuyển nền hành chính “cai trị”
sang nền hành chính “phục vụ” đúng nghĩa.
2.3. Khung lý thuyết
2.3.1. Sơ đồ DACUM liên quan đến mô tả công việc
Để nâng cao hiệu quả công việc, hiệu năng giải quyết thủ tục hành chính tốt , lãnh đạo quận
1 đã làm việc với các chuyên gia DACUM và các

chuyên gia giỏi công tác tại quận ,

phường, tiến hành xây dựng quy trình làm vi ệc cụ thể của từng bộ phậ
phường. Cụ thể như sau:

n tại quận và


-11-


Hình 2.1. Sơ đồ DACUM


-12-

Nguồn: UBND Quận 1, các chuyên gia thực hiện DACUM 2008.


-13-

Như vậy theo biểu đồ DACUM phân tích nhiệm vụ của UBND phường, để phát huy hiệu
quả công việc tốt thì mỗi cá nhân phải được bố trí hợp lý

với chuyê n môn và có thẩm

quyền giải quyết công việc của mình.
Cải cách dịch vụ dân sự có tính chất trọng tâm hơn trong phong trào cải cách của Úc, đặc
biệt chú trọng đến việc “phát triển nguồn lực chính của dịch vụ công, là con người. Thái độ
tích cực mạnh mẽ và sự tận tâm mà các công chức nhà nước phải có vì một nền Dịch vụ
Công tốt hơn cần được đưa lên hàng đầu và làm cơ sở cho văn hoá hoàn thiện liên tục”. Hệ
thống tìm cách “tập trung vào việc thực hiện cá nhân và làm gia tăng giá trị trong những
điều họ thực hiện, qua đó giúp mọi người đạt được các mục tiêu của tổ chức và liên tục
hoàn thiện việc thực hiện của cơ quan”. 9
2.3.2. Sử dụng 5 tiêu chí của ADB “Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh
tranh” bao gồm m inh bạch, thích hợp, có tính kinh tế , đầy đủ , có thể giám sát được . Cụ
thể đánh giá qua Quyết định 3923/QĐ-UBND ngày 19/7/2013 quy định các tiêu chí đánh
giá các đơn vị trực thuộc thành phố . Trong đó hai tiêu chí có số điểm cao nhất là Công tác
tuyển dụng , xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ


, công chức , viên chức và

Hiện đại hóa nền hành chính. (Đính kèm quyết định 3923 và các tiêu chí)
2.3.3. Sử dụng lực kéo và lực đẩy của quá trình cải cách hành chính và ngược lại
Lực kéo: Tiến bộ của kỷ nguyên công nghệ thông tin ; hiệu quả của các nền hành chính tiên
tiến trên thế giới ; kênh thông tin đa chiều của báo chí về nền hành chính công đã tạo nên
một lực kéo khá mạnh đối với nền hành chính tại quận 1 nói riêng và cả nước nói chung.
Lực đẩy: Yêu cầu thay đổi cấp bách của xã hội nhất là bức xúc của người dân và doanh
nghiệp; vai trò của quận trung tâm; tốc độ cải cách và ứng dụng nhanh của các quận, huyện
trên địa bàn thành phố ; trình độ dân trí cao là những lực đẩy để
phía trước; song hành cùng phát triển kinh tế.

9

Hội đồng dịch vụ công Úc, 1995, tr. 1, trích trong Kettl, 1997.

CCHC phải luôn tiến về


-14-

2.4. Chỉ số PAR INDEX của Bộ Nội vụ
Chỉ số CCHC gọi tắt là PAR INDEX được xác định là công cụ quản lý mới triển khai trong
chương trình cải cách tổng thể nhà nước giai đoạn 2011 – 2020, khắc phục được tính chủ
quan, định tính, trong việc theo dõi đánh giá CCHC giai đoạn 10 năm trước; bảo đảm việc
theo dõi đánh giá một cách khoa học , hệ thống, định lượng và dựa trên kết quả , tác động
của CCHC một cách thực chất, khách quan.
Hơn nữa qua xác định PAR INDEX sẽ thúc đẩy việc nâng cao chất lượng độ i ngũ cán bộ
công chức, viên chức đi vào chuyên nghiệp hơn ; góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả của
bộ máy QLNN, góp phần phục vụ nhân dân.



-15-

CHƯƠNG 3.
TRỌNG TÂM CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP QUẬN HUYỆN:
NGHIÊN CỨU TẠI QUẬN 1
Trong giai đoạn 2011 – 2020, Chính phủ xác định trọng tâm của CCHC là cải cách thể chế
hành chính nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính và nâng cao chất
lượng cung cấp dịch vụ công. Để đạt mục tiêu trên, CCHC ở nước ta đã và đang tập trung
vào sáu nội dung chủ yếu sau đây:
Nội dung 1: Cải cách thể chế hành chính nhà nước
Cải cách thể chế hành chính nhà nước nhằm tạo ra hệ thống hành lang pháp lý cho hoạt
động hành chính nhà nước đầy đủ, chính xác, rõ ràng, trong đó tập trung vào hoàn thiện hệ
thống pháp luật quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và các quy định quản lý
nội bộ nền hành chính nhà nước theo định hướng tăng cường hiệu lực và hiệu quả.
Nội dung 2: Cải cách thủ tục hành chính
Cải cách thủ tục hành chính nhằm giải quyết mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với
nhau và cơ quan nhà nước với công dân và tổ chức xã hội theo hướng đơn giản, gọn nhẹ và
công khai, minh bạch. Cải cách thủ tục hành chính một cách hiệu quả sẽ giảm bớt khó
khăn, phiền hà của công dân và tổ chức khi đến giao dịch, thực hiện các yêu cầu của nền
kinh tế. Qua đó góp phần tạo niềm tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước.
Nội dung 3: Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Lĩnh vực cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước hướng tới xây dựng một bộ máy
hành chính đơn giản, gọn nhẹ, vận hành thông suốt từ trung ương tới cơ sở với chức năng,
nhiệm vụ giữa các cơ quan hành chính nhà nước và các cấp hành chính không chồng chéo,
trùng lắp; giảm nhẹ gánh nặng chi ngân sách của Nhà nước và nâng cao hiệu quả cung ứng
dịch vụ công.



-16-

Nội dung 4: Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
Xác định rõ mọi kết quả đạt được của cải cách, xét cho cùng, đều phụ thuộc vào hoạt động
của con người nên cải cách nhân sự luôn được xác định là một trong những nội dung cải
cách hành chính ngay từ những ngày đầu cải cách. Những cải cách trong lĩnh vực nhân sự
hành chính nhà nước hướng tới mục tiêu xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức trong
sạch, vững mạnh, đủ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức để duy trì trật tự xã hội,
phục vụ Nhân dân và bảo đảm sự phát triển xã hội bền vững.
Nội dung 5: Cải cách tài chính công
Cải cách tài chính công cần tập trung vào huy động, phân phối và sử dụng hiệu quả mọi
nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhằm mục tiêu phát triển đất nước. Lĩnh vực cải
cách tài chính công giành được sự quan tâm và chính thức trở thành một bộ phận không
thể tách rời của cải cách hành chính từ khi Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước được ban hành.
Nội dung 6: Hiện đại hóa hành chính
Hiện đại hóa nền hành chính nhà nước hướng tới việc cung cấp đầy đủ và nâng cao chất
lượng của các công cụ, phương tiện giúp cho việc hoàn thành nhiệm vụ của bộ máy hành
chính nhà nước được tốt hơn. Những nhiệm vụ chủ yếu của hiện đại hoá hành chính trong
giai đoạn tới tập trung vào đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ (trước
hết là công nghệ thông tin truyền thông) hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước thực
hiện hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng, hiện đại hoá công sở, trang thiết bị phục vụ cho
hoạt động hành chính đồng thời hiện đại hoá phương thức, phong cách làm việc của đội
ngũ cán bộ, công chức.
3.1. Xác định trọng tâm các nội dung cải cách hành chính tại cấp quận, huyện
Theo chỉ đạo của UBND thành phố các cơ quan công quyền trên địa bàn vẫn phải đảm bảo
thực hiện sáu nội dung giốn g như thành phố và trung ương . Tuy nhiên các nội dung Cải
cách thể chế ; cải cách tài chính công ; cải cách tổ chứ c bộ máy hành chính nhà nước chắc
chắn cấp quận , huyện không thể thực hiện được vì không đúng thẩm quyền . Việc thay đổi



×