Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Một số thông tin về kinh tế VN 2009 và 4 tháng đầu năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.85 KB, 4 trang )

1
1. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước và tình hình thu –
chi ngân sách.
1.1. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước.
Tính chung cả năm 2009, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước
(GDP) đạt 5,32% và theo xu hướng phục hồi dần sau cuộc đại suy thoái kinh tế
toàn cầu 2008. Quý I năm 2009 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm
gần đây (chỉ đạt 3,14%), sau đó tốc độ tăng dần trong các quý II, III, IV lần lượt
là 4,46%; 6,04% và 6,9%.
1
Quý I năm 2010, GDP tăng 5,83% so với cùng kỳ năm 2009
2
, tuy con số
này thấp hơn quý III và IV năm 2009, nhưng theo kết quả thống kê nhiều năm,
GDP các quý đầu năm thường thấp hơn GDP các quý cuối năm, do đó chúng ta
vẫn có thể hy vọng một khả năng phục hồi tương đối nhanh của kinh tế Việt
Nam trong năm 2010.
1.2. Thu – chi ngân sách
Năm 2009, tính đến 30/11, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 390.650 tỷ
đồng (bằng 23,3% GDP) và tổng chi ngân sách là 533.000 tỷ đồng. Hai con số này
đều vượt dự toán năm, trong đó thu vượt 0,2% và chi vượt 8,5%
3
, như vậy năm
2009, bội chi ngân sách Nhà nước là 142.350 tỷ đồng (tương đương 8,49% GDP).
Dự toán thu chi ngân sách Nhà nước năm 2010 được Quốc hội thông qua
tại phiên họp ngày 11/11/2009 cho phép mức bội chi ngân sách Nhà nước năm
2010 là 6,2% GDP, theo đó tổng thu cân đối dự toán ngân sách Nhà nước là
462.500 tỷ đồng, tổng số chi cân đối dự toán là 582.200 tỷ đồng.
4

Tính đến 15/4/2010, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 135.050 tỷ


đồng (bằng 29,2% dự toán năm), trong khi đó tổng chi ngân sách Nhà nước ước
tính là 150.208 tỷ đồng (bằng 25,8% dự toán năm).
5
2. Giá cả tiêu dùng, thu nhập và đời sống dân cư
2.1. Giá cả tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2010 tăng 0,14% so với tháng trước và tăng
9,23% so với cùng kỳ năm 2009, tăng 4,27% so với thời điểm cuối tháng
1
Nguồn: Tổng cục Thống kê
2
Theo VN Economy, “GDP quý I/2010 tăng 5,83%”, Thứ Sáu, 26/3/2010, 10:02 (GMT + 7)
3
Theo eFinance, “Thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2009 đều vượt dự toán”, Cập nhật lúc 2:45pm, 30/11/2009
4
Theo VN Economy, “Bội chi ngân sách Nhà nước 2010: 6,2% GDP ”, Thứ Tư, 11/11/2009, 11:32 (GMT + 7)
5
Nguồn: Tổng cục Thống kê
2
12/2009. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng đầu năm tăng 8,69% so với
cùng kỳ năm 2009, và tăng trung bình 1,07% một tháng. Như vậy để đạt mục
tiêu chỉ số giá tiêu dung cả năm 2010 tăng không quá 7%, thì trong các tháng
còn lại, chỉ số giá tiêu dùng bình quân phải thấp hơn 0,34% trên tháng
6
và đó là
việc không dễ vì nếu CP cố tình đưa ra một chính sách tài khóa và chính sách
tiền tệ thắt chặt, tốc độ phục hồi kinh tế sẽ giảm.
2.2. Thu nhập và đời sống dân cư
Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 của Việt Nam tính theo giá thực
tế là 19.180.000 VND, tương đương 1059 USD/người/năm
7

, và cùng với việc
thu nhập bình quân đầu người tăng thì khoảng cách giàu – nghèo trong nước
cũng ngày càng gia tăng, nhất là ở các thành phố lớn. Theo kết quả nghiên cứu
của Viện nghiên cứu phát triển TP. HCM, thu nhập bình quân đầu người năm
2009 là 2500 USD/người/năm và khoảng cách giữa nhóm người có thu nhập
cao nhất so với nhóm người có thu nhập thấp nhất là 6,9 lần.
Theo báo cáo của các địa phương, năm 2009, cả nước có 676.500 hộ gia
đình với 2.973.300 nhân khẩu thiếu đói
8
, trong khi nhóm người có thu nhập cao
vẫn không ngừng gia tăng mức tiêu dùng. Không kể số ôtô nhập khẩu, tính
chung cả năm 2009, các doanh nghiệp thành viên trong Hiệp hội các nhà sản
xuất ôtô Việt Nam đã bán ra 119.460 xe các loại, tăng 7% so với năm 2008,
đáng chú ý là số xe du lịch tăng 47%, xe đa dụng chỉ tăng 3% và số xe phục vụ
thương mại giảm 7%.
9
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2009 đã
có 79% dân số cả nước được sử dụng nước sạch
10
. Tuy nhiên, con số này mâu
thuẫn với thông tin do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cung cấp, theo đó chỉ có
11,7% dân số nông thôn sử dụng nước máy, 33,1% sử dụng nước giếng khoan,
còn lại 55,2% sử dụng nước giếng đào, nước mưa, nước suối, nước ao, hồ, …
11
(dân nông thôn chiếm khoảng 70% dân số cả nước).
6
Nguồn: Tổng cục Thống kê
7
Tính theo tổng sản phẩm trong nước cả năm 2009 và tổng dân số VN vào thời điểm 0h ngày 01/4/2009 và tỷ
giá bình quân năm 2009 là 18.104 VND/USD

8
Nguồn: Tổng cục Thống kê
9
Theo Báo Pháp luật TP. HCM, “Năm 2009, bán ra gần 120.000 ôtô “nội” các loại”, cập nhật lúc 02:49 pm,
ngày 11/01/2010
10
Theo Báo Phụ nữ Việt Nam, số 9 ra ngày 20/01/2010
11
Theo VOV news, “Chỉ 11,7% dân số nông thôn sử dụng nước máy”, cập nhật lúc 7:11 am, ngày 23/3/2010
3
Tính đến cuối tháng 4/2010, cả nước có 143,8 triệu thuê bao điện thoại,
tăng 56,2% so với cùng kỳ năm 2009
12
, như vậy số thuê bao điện thoại gấp 1,67
lần dân số cả nước. Số người sử dụng Internet của Việt Nam cũng cao hơn mức
trung bình của thế giới và khu vực. Tính đến tháng 10/2009, Việt Nam có gần 3
triệu thuê bao Internet băng thông rộng với 22.214.615 người sử dụng Internet,
chiếm 25,89% dân số cả nước, con số này cao gần gấp đôi tỷ lệ chung của khu
vực ASEAN (15,54%), cao hơn nhiều so với Thái Lan, Philippines, Indonesia,
… cao hơn mức trung bình của châu Á (17,26%) và thế giới (21,88%)
13
. Tuy
nhiên, trong số người sử dụng Internet của Việt Nam thì cộng đồng games thủ
chiếm quá nửa (khoảng 12 triệu người)
14
3. Hoạt động kinh tế đối ngoại
3.1. Đầu tư nước ngoài
Tính đến 20/4/2010 tổng vồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 5,9 tỷ
USD, bằng 74,3% cùng kỳ năm 2009. Trong đó, vốn đăng ký của 263 dự án mới
được cấp phép đạt 5,6 tỷ USD (so với cùng kỳ năm 2009, giảm 19,6% về số dự

án và tăng 58,5% về số vốn đầu tư), vốn đăng ký bổ sung của 92 lượt dự án được
cấp phép từ những năm trước đạt 325 triệu USD. Quảng Ninh là tỉnh thu hút vốn
đầu tư nước ngoài nhiều nhất (2. 147 triệu USD bằng 38,3% cả nước), tiếp đó là
Nghệ An (1.003 triệu USD bằng 17,9%), Bà Rịa – Vũng Tàu (902,6 triệu USD
bằng 16,1%) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trong 4 tháng đầu năm
2010 ước đạt 3,4 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2009.
15

Theo thông tin từ Bộ Công thương, tính đến tháng 10 năm 2009, tổng số
vốn các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đạt 6,6 tỷ USD, với 410
dự án, chủ yếu tại Lào (161 dự án với số vốn 2,6 tỷ USD), Nga (19 dự án, với
1,2 tỷ USD)
16
3.2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2009 ước đạt 56,6 tỷ USD,
giảm 9,7% so với cùng kỳ 2008. Tính trong 4 tháng đầu năm 2010, kim ngạch
12
Nguồn: Tổng cục Thống kê
13
Theo Tin nhanh Việt Nam, “Internet không phải là trò chơi trực tuyến”, cập nhật lúc 08:30, ngày 04/12/2009
14
Theo Nhịp sống số, “Hơn 50% người dùng Internet của Việt Nam là games thủ”, cập nhật lúc 05:47, ngày
29/11/2009
15
Nguồn: Tổng cục Thống kê
16
Theo Tiền phong, “Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 6,6 tỷ USD”, cập nhật lúc 14:45, ngày
07/10/2009
4
xuất khẩu hàng hóa nước ta đạt 20,2 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm

2009, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 8,9 tỷ USD, khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài đạt 11,3 tỷ USD (gồm cả giá trị xuất khẩu dầu thô). Một số mặt
hàng xuất khẩu chủ yếu là: dệt may (3 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ
2009), giày dép (1,4 tỷ USD, tăng 5,7%), Thủy sản (1,3 tỷ USD, tăng 20,2%),
gỗ và sản phẩm từ gỗ (trên 1 tỷ USD, tăng 31,6%), kế đó là hàng điện tử, máy
tính và linh kiện, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng và phương tiện vận tải, …
Các thị trường chủ yếu của hàng xuất khẩu Việt Nam trong quý I/2010 là: Mỹ
(2,8 tỷ USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ 2009), ASEAN (2,6 tỷ USD, tăng
3,4%), EU (2,3 tỷ, tăng 3,6%), Nhật Bản (1,6 tỷ USD, tăng 28%), Trung Quốc
(1,4 tỷ USD, tăng 52%)
17
Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 68,83 tỷ USD, giảm 14,7% so
với cùng kỳ năm 2008. Tính đến cuối tháng 4 năm 2010, kim ngạch nhập khẩu
hàng hóa 4 tháng đầu năm đạt 24,8 tỷ USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ năm
2009. Trong đó, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: máy móc, thiết bị, dụng cụ,
phụ tùng (4 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2009), xăng dầu (2,2 tỷ
USD, tăng 19,6%), vải vóc (1,5 tỷ USD, tăng 19%), sắt thép (1,6 tỷ USD, tăng
33,9%), điện tử, máy tính, linh kiện (1,4 tỷ USD, tăng 43,7%), …
18
Như vậy, cân đối hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, năm 2009 chúng
ta nhập siêu 12,46 tỷ USD, thấp hơn mức nhập siêu 2008 (18,029 tỷ USD) và
cao hơn mức dự kiến năm 2009 (12,2 tỷ UUSD). Tuy nhiên, nhiều ý kiến đánh
giá mức nhập siêu như vậy là phù hợp với một quốc gia đang đẩy mạnh
CNH,HĐH, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là TLSX, việc khấu hao giá trị cần
có khi lên tới hàng chục năm.
17
Nguồn: Tổng cục Thống kê
18
Nguồn: Tổng cục Thống kê

×