Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Phân tích tính tổn thương và khả năng phục hồi đến nền kinh tế các quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------

TRƯƠNG ÁI NGUYỆT

PHÂN TÍCH TÍNH TỔN THƯƠNG
VÀ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI ĐẾN NỀN KINH TẾ CÁC QUỐC GIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------

TRƯƠNG ÁI NGUYỆT

PHÂN TÍCH TÍNH TỔN THƯƠNG
VÀ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI ĐẾN NỀN KINH TẾ CÁC QUỐC GIA

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. TRẦN NGỌC THƠ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2016




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được
sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Trần Ngọc Thơ. Những số liệu, kết luận,
đánh giá phục vụ cho quá trình nghiên cứu được chính tác giả thu thập từ các
nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có
bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận
văn của mình.
TP Hồ Chí Minh, Ngày

Tháng Năm 2016

Trương Ái Nguyệt


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...............................................................1
1.1

Đặt vấn đề ...................................................................................................1

1.2


Tổng quan các nghiên cứu trước đây ..................................................2

1.3

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................5

1.4

Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................5

1.5

Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................6

1.6

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................6

1.7

Cấu trúc của luận văn ..............................................................................7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG ...........
VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..........................................................................9
2.1 Khái niệm .......................................................................................................9
2.1.1. Khái niệm tính dễ tổn thương của nền kinh tế ............................9
2.1.2. Khái niệm khả năng phục hồi nền kinh tế ....................................9
2.2 Cách thức xây dựng chỉ số tổn thương vào chỉ số khả năng phục
hồi của nền kinh tế ...........................................................................................11
2.2.1. Các chỉ số phụ dùng để xây dựng chỉ số dễ tổn thương ........12

2.2.2. Các chỉ số phụ dùng để xây dựng chỉ số khả năng phục hồi
của nền kinh tế ...............................................................................................14
2.3. Mục tiêu và ý nghĩa của việc đo lường chỉ số dễ tổn thương và
khả năng phục hồi nền kinh tế ......................................................................19
2.4 Mối quan hệ giữa tổn thương và khả năng phục hồi nền kinh tế
với hiệu quả của nền kinh tế. ........................................................................24


2.4.1 Mô hình nghiên cứu: ..........................................................................25
2.4.2 Các giả thiết kỳ vọng trong mô hình nghiên cứu: .....................25
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, SỐ LIỆU .......................
VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. .......................................................................28
3.1 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................28
3.2. Thu thập và xử lý số liệu .......................................................................28
3.3. Kết quả nghiên cứu ..................................................................................34
3.3.1 Đo lường chỉ số và phân loại. .........................................................34
3.3.2. Mô hình nghiên cứu ..........................................................................47
3.3.3 Kết quả kiểm định mô hình: ............................................................50
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..........................56
4.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu chính .......................................................56
4.2. Hàm ý chính sách đối với Việt Nam ...................................................57
4.3 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu: ..............................................................59
4.4 Hạn chế và hướng đi tiếp theo của nghiên cứu: ...............................59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Mối quan hệ kỳ vọng giữa các biến trong nhóm khả năng phục hồi (NRI)
với GNI bình quân đầu người ....................................................................................... 26

Bảng 2.2. Mối quan hệ kỳ vọng giữa các biến trong nhóm tính dễ tổn thương với
GNI bình quân đầu người ............................................................................................. 27
Bảng 3.1. Các biến đo lường chỉ số dễ tổn thương (Vulnerability Index) ................... 29
Bảng 3.2. Các biến đo lường chỉ số khả năng phục hồi (resilience index) .................. 30
Bảng 3.3. Kết quả phân loại nhóm 1 - Best case ......................................................... 36
Bảng 3.4. Kết quả phân loại nhóm 2- Worst case ......................................................... 39
Bảng 3.5. Kết quả phân loại nhóm3 - self-made ........................................................... 40
Bảng 3.6. Kết quả phân loại nhóm 4 – Prodigal son ..................................................... 41
Bảng 3.7 Thống kê mô tả biến RI và VI của nhóm Prodigal son ................................. 44
Bảng 3.8. Mã hóa các biến trong nhóm khả năng phục hồi .......................................... 48
Bảng 3.9 Mã hóa các biến trong nhóm tính dễ tổn thương ......................................... 49
Bảng 3.10 Kết quả ước lượng theo GMM sai phân ...................................................... 51
Bảng 3.11 Tổng hợp kết quả các biến có ý nghĩa theo nhóm phân tích ....................... 52


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bốn trường hợp được phân loại từ RI và VI ............................................21
Hình 2.2. Những rủi ro liên quan đến các tác động từ các cú sốc ngoại sinh ..........23
Hình 3.1. Chỉ số tổn thương và khả năng phục hồi kinh tế giai đoạn năm
2003-2013 ...............................................................................................................35
Hình 3.2. Biểu đồ phân bổ RI – VI dựa trên nhóm thu nhập ...................................46


TÓM TẮT
Với mong muốn phân tích tình hình khả năng phục hồi và tính tổn thương của nền
kinh tế các quốc gia, đồng thời xem xét mối quan hệ giữa hai đặc tính này với hiệu
quả hoạt động của nền kinh tế, bài nghiên cứu đã đo lường chỉ số khả năng phục hồi
và chỉ số dễ tổn thương của 134 nền kinh tế trong đó có 48 nền kinh tế có thu nhập
cao, 34 nền kinh tế có thu nhập trên trung bình, 34 nền kinh tế có thu nhập dưới
trung bình và 18 nền kinh tế có thu nhập thấp giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2013.

Tiếp đến, dựa trên kết quả tính toán, bài nghiên cứu phân nhóm các quốc gia theo
từng nhóm rủi ro khác nhau. Và chọn ra nhóm quốc gia chứa Việt Nam để tiếp tục
xem xét đánh giá mối quan hệ giữa hai chỉ số này với GNI bình quân đầu người (đại
diện cho hiệu quả hoạt động của nền kinh tế). Đặc biệt, với mong muốn phân tích
chi tiết hai chỉ số này ở từng khía cạnh khác nhau của nền kinh tế, tác giả đã chạy
mô hình hồi quy với biến độc lập là các biến số phụ đại diện cho các khía cạnh. Kết
quả theo phương pháp ước lượng GMM sai phân cho thấy, Việt Nam và các nền
kinh tế trong cùng nhóm ở hầu hết các khía cạnh đại diện cho khả năng phục hồi
điều có tác động cùng chiều đến GNI bình quân đầu người và tác động của các biến
đại diện cho tính tổn thương là ngược lại. Đặc biệt, kết quả nhấn mạnh tác động
mạnh mẽ của việc tăng hiệu năng quản lý chính phủ ở các nước này và xem xét thận
trọng việc mở cửa ồ ạt đối với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh
tế. Bài nghiên cứu cũng cho thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu về khả năng
phục hồi và chỉ số tồn thương của nền kinh tế ở mỗi quốc gia.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1

Đặt vấn đề

Có thể nói chưa bao giờ quá trình hội nhập, quốc tế hóa lại diễn ra mạnh mẽ
và sâu rộng như hiện nay. Việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế mang lại nhiều
quyền lợi thiết thực, nhiều thay đổi đáng kể về diện mạo của nền kinh tế, sự
phát triển của con người và rộng hơn là vị thế của cả quốc gia trên trường
quốc tế. Tuy nhiên, việc các quốc gia đẩy mạnh hội nhập không chỉ mang
đến những cơ hội và thuận lợi mà cũng sẽ vấp phải rất nhiều thử thách và
khó khăn. Một trong những vấn đề quan trọng đó là khi càng tham gia sâu

rộng vào các mối quan hệ quốc tế thì việc chịu ảnh hưởng ngày một nhanh
và nghiêm trọng từ các cú sốc do các khó khăn, biến cố ở các nền kinh tế
khác mang lại là điều khó thể tránh khỏi. Khi ấy ta nói nền kinh tế là “dễ bị
tổn thương”. Việc dễ tổn thương là điều phải đối mặt, và “khả năng phục
hồi” chính là năng lực giúp những nền kinh tế năng động đứng vững, vượt
qua những cú sốc ấy. Đây là mấu chốt giúp giải thích việc nhiều nền kinh tế
nhỏ, nền kinh tế bị tác động mạnh mẽ bởi các cú sốc (dễ bị tổn thương)
nhưng vẫn vượt qua và tiếp tục phát triển không ngừng và là điều mà tất cả
các quốc gia cần lưu tâm để tăng cường khả năng chống chịu trước các cú
sốc.
Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá cao về phát triển
nhanh và rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế trong những năm gần đây.
Tuy nhiên có rất nhiều nhận định về việc cần xem xét thận trọng hơn các
bước mở rộng quốc tế. Bởi lẻ, nếu chưa kịp chuẩn bị một nội lực vững vàng
trước khi bước vào sân chơi quốc tế thì việc tham gia quá nhanh vào các
cuộc đua toàn cầu hóa có thể sẽ khiến nền kinh tế gặp phải nhiều nguy cơ
hơn là những cơ hội.


2

Từ những nhận định trên, có thể thấy rõ việc nghiên cứu về chỉ số tổn
thương và khả năng phục hồi của nền kinh tế là cần thiết không chỉ đối với
Việt Nam mà còn của tất cả các nền kinh tế trong thời đại toàn cầu hóa.
1.2

Tổng quan các nghiên cứu trước đây

Về nội dung và kết quả nghiên cứu, những bằng chứng thực nghiệm nghiên
cứu về khái niệm tính dễ tổn thương của nền kinh tế lần đầu được công bố

bởi Briguglio (1992, 1993, 1995, 1997), các kết quả tổng kết nghiên cứu của
Ban thư kí Khối Thịnh vượng chung 1 và Crowards (1998 and 1999). Và tất
cả đều xuất phát từ hiện tượng nghiên cứu tại các nền kinh tế nhỏ, quốc đảo.
Các nghiên cứu đều chỉ ra khi nền kinh tế mở rộng giao thương quốc tế, bị
phụ thuộc nhiều vào hoạt động nhập khẩu hoặc xuất khẩu (tính đa dạng hóa
thấp) thì đều dễ bị tác động từ các cú sốc bên ngoài. Và đặt một câu hỏi lớn
về việc mặc dù bị tổn thương nhưng các nền kinh tế ở nhiều quốc đảo vẫn có
chỉ số GDP bình quân đầu người khá cao. Đến năm 2004 khi Briguglio tiếp
tục là người khởi xướng và đã cùng cộng sự kết hợp nghiên cứu chỉ số dễ
tổn thương và chỉ số khả năng phục hồi trong “Economic Vulnerability and
Resilience: Concepts and Measurements”. Nghiên cứu chỉ rõ, chỉ số tổn
thương là do những đặc tính cố hữu, khả năng phục hồi là do những chính
sách hợp lý của chính phủ tạo thành. Và cả hai chỉ số đều tác động đến hiệu
quả của nền kinh tế, tuy nhiên khả năng phục hồi tác động tích cực và mạnh
mẽ hơn, bù đắp được những ảnh hưởng do tính tổn thương bị tác động bởi
các cú sốc bên ngoài. Do đó, đã giúp lý giải rõ nét về việc các quốc đảo, nền
kinh tế nhỏ dễ tổn thương nhưng có khả năng phục hồi cao, vì vậy vẫn đạt
GDP bình quân đầu người cao. Với tầm quan trọng ngày càng được thể hiện
rõ nét, đã có nhiều nghiên cứu xoay quanh chủ đề này, có thể kể đến những
nghiên cứu nổi bật như:
1

Chi tiết thông tin về Khối Thịnh vượng chung và vai trò của tổ chức này, xem tại:
/>

3

Duval và cộng sự (2008), nghiên cứu về vai trò của các chính sách cơ cấu
trong khả năng phục hồi khi đối mặt với các cú sốc của 20 quốc gia OECD2
giai đoạn năm 1982 - 2003, kết luận: Các nền kinh tế khác nhau về tính chất

thị trường lao động, sản xuất và điều tiết thị trường tài chính thì có khả năng
phục hồi khác nhau.
Brook (2006), nghiên cứu về các chính sách giúp cải thiện khả năng phục
hồi của Thổ Nhĩ Kỳ khi đối mặt với cú sốc thị trường tài chính, trong giai
đoạn năm 1999 – 2006: với các khía cạnh của khả năng phục phồi được xem
xét thông qua: chính sách quản lý vĩ mô can thiệp vào nền kinh tế sau khủng
hoảng năm 2001 giúp thu hút dòng vốn FDI đáng kể, còn tình trạng tỷ lệ lạm
phát cao, tỷ lệ nợ công và tỷ lệ nợ nước ngoài của chính phủ lại làm tăng rủi
ro.
Andrés Fuentes và cộng sự (2011), nghiên cứu về khả năng phục hồi của
Thụy sỹ và bài học cho Áo, giai đoạn 1980-2010: Cả hai quốc gia đều thành
công trong việc ít bị tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn
cầu. Thụy Sỹ được lý giải bởi khả năng đa dạng hóa hoạt động giao thương
quốc tế. Còn Áo có thị trường lao động ổn định. Cả hai đều không tồn tại
bong bóng nhà đất trước khủng hoảng giống như hầu hết các quốc gia khác.
Do đó, khi khủng hoảng xảy ra, những chính sách giảm lãi suất, các gói kích
thích kinh tế, giải cứu ngân hàng đã phát huy tác dụng, bảo vệ sự ổn định tài
chính quốc gia.
Nhìn chung, có thể nhận thấy tính dễ tổn thương và khả năng phục hồi có tác
động đến hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, trong đó, vai trò của khả năng
phục hồi được nhấn mạnh hơn hẳn. Và hai chỉ tiêu này được đánh giá thông
qua những biến số, đặt tính từ vĩ mô đến vi mô của nền kinh tế, các đặc điểm
về chính sách quản lý,…
2

OECD là viết tắt của Organisation For Economic Co-operation and Development. Tạm dịch là Tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế. Chi tiết xem tại: />

4


Về phương pháp, với các nghiên cứu đơn lẻ ở từng quốc gia hoặc nhóm nhỏ
một vài quốc gia, phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp thống
kê mô tả, phân tích trường hợp. Với phương pháp này sẽ lấy một cú sốc làm
gốc, sau đó thu thập các số liệu vĩ mô của nền kinh tế cần nghiên cứu vào
thời điểm trước và sau cú sốc, cuối cùng sử dụng phương pháp thống kê mô
tả sự khác biệt của nền kinh tế trước và sau khi xảy ra cú sốc nhằm chỉ ra
khả năng phục hồi cũng như đặc tính dễ tổn thương của nền kinh tế đó. Ưu
điểm nổi bật của phương pháp này là đơn giản, dễ thực hiện, tiếp cận trực
diện đối tượng cần nghiên cứu.Tuy nhiên, vấp phải rất nhiều hạn chế như :
thường chỉ thực hiện trên phạm vi một vài nền kinh tế cụ thể, cho từng cú
sốc đơn lẻ. Không đo lường được khả năng phục hồi hay tính dễ tổn thương
tổng thể của nền kinh tế. Thêm nữa,trong một giai đoạn nhất định, rất khó
tách biệt tác động của một cú sốc, vì còn có rất nhiều yếu tố khác tác động
đến nền kinh tế.
Còn với những mẫu nghiên cứu trên phạm vi rộng nhiều quốc gia, như của
Brigulio tiếp tiếp cận theo phương pháp xây dựng chỉ số tổng hợp mang tên
chỉ số khả năng phục hồi và chỉ số dễ tổn thương . Từ đó đưa ra những so
sánh, nhận xét giữa các nền kinh tế. Phương pháp này đưa ra cái nhìn cụ thể,
định lượng được mức độ khả năng phục hồi hay mức độ dễ tổn thương của
một nền kinh tế. Đồng thời, có thể giúp có dễ dàng so sánh, phân loại trên
diện rộng giữa các nền kinh tế khác nhau, giữa các năm với nhau. Giúp bản
thân mỗi nền kinh tế định vị được khả năng của bản thân và hướng phát triển
phù hợp trong tương lai. Tuy nhiên, nghiên cứu lại gặp phải hạn chế về việc
lựa chọn công cụ kinh tế lượng. Trong bước xem xét mối quan hệ giữa hai
chỉ số và thu nhập bình quân đầu người (GDP), Brigulio đã xây dựng mô
hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS). Bởi lẽ, trong
thành phần phân tích các biến số vĩ mô có đề cập, có rất nhiều chỉ số cấu
thành bởi GDP hoặc liên quan mật thiết đến GDP. Nên việc sử dụng phương



5

pháp OLS sẽ gặp rất nhiều vấn đề không giải quyết được: hiện tượng nội
sinh, tự tương quan, phương sai thay đổi,…
Thêm một vấn đề nữa về thực trạng nghiên cứu là hiện chưa các mẫu nghiên
cứu từ các công trình trên dường như chưa có Việt Nam (trong đó có các bài
của Brigulio) hay nghiên cứu riêng cho nhóm nước có đặc thù rủi ro như của
Việt Nam. Với những lý do trên, tác giả định hướng bài nghiên cứu theo mục
tiêu và phương pháp như những phần tiếp theo dưới đây sẽ trình bày.
1.3

Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá thực trạng về chỉ số khả năng phục hồi và chỉ số dễ tổn thương của
nền kinh tế các nước trong giai đoạn 2003 - 2013
Thông qua việc xem xét mối quan hệ, mức độ tác động của khả năng phục
hồi và đặc tính dễ tốn thương đối với hiệu quả của một nền kinh tế. Kết hợp
với thực trạng hai chỉ số này để phân tích chi tiết nhóm quốc gia có đặc tính
rủi ro cùng nhóm với Việt Nam. Nhằm đưa ra những giải pháp thiết thực,
giảm mức độ rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh t ế cho nhóm
nói chung và chi tiết riêng cho Việt Nam.
1.4

Câu hỏi nghiên cứu

Nhằm đạt được những mục tiêu trên, tác giả sẽ tập trung làm sáng tỏ các câu
hỏi nghiên cứu sau:
Mức độ khả năng phục hồi và dễ tổn thương của nền kinh tế các nước hiện
nay như thế nào?
Khả năng phục hồi và đặc tính dễ tổn thương tác động đến thu nhập quốc

dân (GNI) bình quân đầu người như thế nào tại các nước có cùng nhóm rủi
ro về nền kinh tế với Việt Nam? Đâu là những giải pháp hợp lý cho những
nền kinh tế này, cho Việt Nam trong việc giảm rủi ro, nâng cao hiệu quả
hoạt động?


6

1.5 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Xây dựng chỉ số tổn thương và chỉ số phục hồi của các nền kinh
tế. Qua đó đánh giá thực trạng rủi ro của tổng thể các nền kinh tế trong giai
đoạn 2003 - 2013. Tiếp đến, tác giả sẽ xem xét mối quan hệ tác động của
các biến đại diện cho đặc tính tổn thương và khả năng phục hồi của nền kinh
tế đến GNI bình quân đầu người của Việt Nam và các nước có cùng nhóm
rủi ro. Phân tích, đánh giá và góp phần hoàn thiện những chính sách giúp
giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động cho các nền kinh tế này và
cho Việt Nam.
Không gian:
Giai đoạn 1: Xây dựng chỉ số tổn thương và khả năng phục hồi, bộ dữ liệu
được sử dụng sẽ là 134 nền kinh tế trong đó có: 48 nền kinh tế có thu nhập
cao, 34 nền kinh tế có thu nhập trên trung bình, 34 nền kinh tế có thu nhập
dưới trung bình và 18 nền kinh tế có thu nhập thấp (dựa theo tiêu chí phân
loại của Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF 3). Tổng số biến quan sát là: 1474.
Giai đoạn 2: Từ kết quả tính toán ở giai đoạn 1 , phân loại và chọn ra nhóm
có Việt Nam, bao gồm 66 nền kinh tế và đây cũng là nhóm có số lượng nền
kinh tế chiếm gần 50% mẫu quan sát. Và sẽ là nhóm được sử dụng để kiểm
định mối quan hệ giữa hai đặc tính với GNI bình quân đầu người và đi sâu
vào phân tích đánh giá. Số biến quan sát của giai đoạn này là: 726
Thời gian: Dữ liệu thống kê theo năm từ năm 2003-2013
1.6


Phương pháp nghiên cứu

Với các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, tác giả dựa trên cơ sở nghiên cứu của
Brigulio và cộng sự năm 2008 “Nội dung và đ o lường tính dễ tổn thương và
khả năng phục hồi của nền kinh tế” nhằm xây dựng chỉ số tổn thương và chỉ
3

Sẽ được giải thích chi tiết tiêu chí ở phần thu thập và xử lý số liệu, chương 3


7

số khả năng phục hồi của các nền kinh tế để đưa ra so sánh, đánh giá và
phân loại mức độ rủi ro giữa các nền kinh tế. Với mục tiêu nghiên cứu cụ thể
về Việt Nam, nên bước tiếp theo tác giả sử dụng mẫu có nước được phân
loại cùng nhóm rủi ro với Việt Nam để sử dụng làm mẫu nghiên cứu chính
cho phần tiếp theo của đề tài. Tác giả sẽ tiến hành kiểm định tác động của
tính tổn thương và khả năng phục hồi của nền kinh tế đến hiệu quả nền kinh
tế ở mô hình dữ liệu bảng động thông qua phương pháp ước lượng GMM sai
phân (Difference Generalized method os moments – GMM) của Arellano –
Bond (1991) được đề xuất bởi Holtz – Eakin, Newey và cộng sự (1988) bằng
phần mềm stata 13 với phiên bản xtabond2. Qua đó, phân tích, nhìn nhận và
đưa ra những giải pháp phù hợp cho các nền kinh tế thuộc nhóm này nói
chung và chi tiết ở Việt Nam nói riêng, nhằm nâng cao khả năng chống chọi
trước những cú sốc kinh tế bên ngoài, đảm bảo và nâng tầm hiệu quả hoạt
động của nền kinh tế.
1.7

Cấu trúc của luận văn


Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, cấu trúc bài nghiên cứu được chia
thành 4 chương như sau:
Chương 1 Giới thiệu đề tài: Xác định vai trò của chủ đề nghiên cứu, thông
qua nền tảng các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây, đưa ra những
vấn đề còn tồn đọng, đặt ra mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu.
Chương 2. Cơ sở lý luận, phương pháp đo lường và mô hình nghiên cứu:
Hệ thống tổng quan lý thuyết về chỉ số tổn thương và chỉ số khả năng phục
hồi. Cách thức đo lường hai chỉ số và xây dựng mô hình nghiên cứu về mối
quan hệ giữa chúng với GNI bình quân đầu người.
Chương 3 Kết quả nghiên cứu và số liệu. Ở chương này với dữ liệu nghiên
cứu của bài, sẽ đi trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra ở chương 1. Đưa ra
những nhận định đánh giá về chủ đề nghiên cứu.


8

Chương 4. Kết luận và hàm ý chính sách. Chương 4 sẽ tóm tắt những kết
luận chính của bài nghiên cứu, đồng thời đưa ra những khuyến nghị chính
sách để trả lời cho phần hai câu hỏi số ba trong mục đích nghiên cứu. Cuối
cùng, nhóm tác giả đưa ra hạn chế của đề tài và những đề xuất về hướng
nghiên cứu cho các bài nghiên cứu tiếp theo.


9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG VÀ MÔ
HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Khái niệm

2.1.1. Khái niệm tính dễ tổn thương của nền kinh tế
Thuật ngữ “tính dễ bị tổn thương” (vulnerability) xuất phát từ từ “vết
thương” (wound, vulnus) trong tiếng Latin. Để chỉ về tính chất hoặc tình
trạng dễ bị tác động, bị hại, làm ảnh hưởng 4. Xuất phát từ ý nghĩa này, “Tính
dễ bị tổn thương” của nền kinh tế được định nghĩa là “tính nhạy cảm của một
nền kinh tế với các cú sốc ngoại sinh, phát sinh từ việc mở cửa kinh tế” .
Trong phần định nghĩa của Briguglio (2004) còn nhấn mạnh, tính dễ bị tổn
thương của nền kinh tế được cho là do “các đặc tính cố hữu” và thường trực
của nền kinh tế. Không phụ thuộc vào các chính sách mà chỉ phụ thuộc vào
các yếu tố không thể hoặc rất khó để thay đổi như quy mô của nền kinh tế,
nguồn lực về tài nguyên và khả năng thay thế nhập khẩu,..
2.1.2. Khái niệm khả năng phục hồi nền kinh tế
“Khả năng phục hồi” (Resilience) là thuật ngữ tuy xuất hiện từ khá sớm
nhưng mới chỉ được dùng trong lĩnh vực kinh tế khoảng đầu thế kỷ 21 trở lại
đây. Với ý nghĩa nguyên bản, “khả năng phục hồi” là khả năng bật trở lại,
quay về lại trạng thái ban đầu trước những tác động (chủ yếu đề cập đến các
tác động tiêu cực) 5. Khi gắn liền với ý nghĩa trong nghiên cứu kinh tế vĩ mô,
“khả năng phục hồi của nền kinh tế” theo định nghĩa của IMF (2012) là:
“khả năng duy trì lâu hơn và mạnh hơn khoảng thời gian mở rộng; trải qua
khoảng thời gian suy thoái ngắn hơn và nông hơn; để rồi phục hồi một cách
nhanh chóng”. Trong một số nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề này, các tác
giả cũng cho thấy một số góc nhìn khác về thuật ngữ này. C ó thể điểm qua
như sau:
4
5

Theo định nghĩa của từ điển Oxford
Theo định nghĩa của từ điển Oxford



10

Trong nghiên cứu của Elbourne và cộng sự (2008) cho rằng “thuật ngữ khả
năng phục hồi đề cập tới khả năng một nền kinh tế vẫn có thể phát triển
thịnh vượng kể cả khi phải đối mặt với các cú sốc”. Còn theo Duval và cộng
sự (2008), khả năng phục hồi của nền kinh tế có thể được định nghĩa như
“khả năng duy trì sản lượng ở mức gần với sản lượng tiềm năng kể cả sau
khi trải qua các cú sốc”.
Trong nghiên cứu của Boorman và cộng sự (2013), khả năng phục hồi được
định nghĩa là hàm của rất nhiều yếu tố: hiệu quả hoạt động của chính phủ và
quản trị nói chung; sức mạnh của các tổ chức thể chế, đặc biệt trong hoạch
địch chính sách kinh tế, tài chính; tính bền vững của hệ thống ngân hàng và
tài chính; cấu trúc của nền kinh tế,…
Và cuối cùng, theo một trong những tác giả nghiên cứu đầu tiên và có nhiều
công trình nghiên cứu tiêu biểu nhất về chủ đề này, Briguglio và cộng sự
(2008) đã hoàn thiện khái niệm “khả năng phục hồi của nền kinh tế” rằng:
khả năng phục hồi của nền kinh tế được hiểu là khả năng ứng phó, cho phép
nền kinh tế chống chịu hoặc bật trở lại trước các cú sốc đến từ bên ngoài. Và
ông cũng nhấn mạnh khả năng phục hồi ở đây không phải là một đặc tính tự
nhiên, cố hữu của nền kinh tế mà có thể xây dựng được, phụ thuộc vào chính
sách và quản lý
Có nhiều cách định nghĩa về thuật ngữ này, nhưng nhìn chung, khi nghiên
cứu về khả năng phục hồi, sẽ nghiên cứu 3 đặc trưng, đó là: khả năng phục
hồi nhanh chóng từ cú sốc, khả năng chống chịu được ảnh hưởng của cú sốc
và cuối cùng là khả năng tránh được cú sốc gần như hoàn toàn. Cụ thể:
Khả năng phục hồi nhanh chóng từ cú sốc: điều này liên quan đến khả
năng linh hoạt của nền kinh tế, cho phép mau chóng phục hồi trở lại sau khi
bị tác động bởi các cú sốc. Khả năng này sẽ bị hạn chế nghiêm trọng t rong
một số trường hợp như thâm hụt ngân sách lớn, tỷ lệ thất nghiệp cao, ...Mặc
khác, khả năng nay sẽ được tăng cường khi nền kinh tế sở hữu các công cụ



11

tài chính mạnh, có thể chống lại hiệu quả các tác động tiêu cực từ cú sốc. Ví
dụ, với một vị thế tài chính mạnh, các nhà hoạch định chính sách có thể tùy
ý chi tiêu hoặc cắt giảm thuế để đối phó với những tác động đang gặp phải.
Đây là loại khả năng phục hồi liên quan với khái niệm “sốc kháng cự”.
Khả năng chống chịu được ảnh hưởng của cú sốc: đề cập đến khả năng
các tác động từ cú sốc sẽ bị hấp thụ hoặc vô hiệu hóa, do đó kết quả cuối
cùng là không tác động hoặc tác động không đáng kể. Đây là khả năng xảy
ra khi nền kinh tế có cơ chế nội sinh phản ứng với những cú sốc tiêu cực để
giảm hiệu ứng của chúng. Và khi đó, chúng được gọi là “sốc hấp thụ”. Ví
dụ: Nền kinh tế sở hữu một lực lượng lao động linh hoạt, đa năng, khi bị một
cú sốc tiêu cực làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của một khu vực vực
cụ thể, có thể chuyển nguồn lực lao động từ khu vực bị ảnh hưởng sang khu
vực mới có nhu cầu gia tăng.
Khả năng tránh được cú sốc gần như hoàn toàn: khả năng này được nhận
định như một đặc tính cố hữu của nền kinh tế, và gần như tương ứng với
khái niệm “tính dễ tổn thương” của nền kinh tế.
Vậy nên, bài nghiên cứu với việc xem xét hai thuật ngữ, hai chỉ số như đã đề
cập sẽ chỉ đề cập đến khả năng phục hồi nền kinh tế với hai đặc trưng đầu
tiên. Do đó, khái niệm về “khả năng phục hồi của nền kinh tế” có thể được
hiểu là khả năng chống chịu, thậm chí là hấp thụ và vượt qua các tác động
từ cú sốc.
2.2 Cách thức xây dựng chỉ số tổn thương vào chỉ số khả năng phục hồi
của nền kinh tế
Ý tưởng xây dựng các chỉ số dễ bị tổn thương nảy ra đầu tiên bởi Lino
Briguglio khi ông tham gia trong một cuộc họp được tổ chức tại Malta năm
1985 về phát triển kinh tế của các nước nhỏ, có một số bất lợi đặt thù về tài

nguyên ít, quy mô thị trường nhỏ, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế từ
bên ngoài. Tuy nhiên, cũng tại hội nghị này, bước đầu cho thấy điều ngạc


12

nhiên khi bất chấp các bất lợi, các nền kinh tế này lại có GDP đầu người
tương đối cao. Chỉ số tổn thương thực sự được phát triển và chú trọng khi
diễn ra hội nghị toàn cầu Barbados về phát triển bền vững của quốc đảo nhỏ
đang phát triển 6. Mãi đến năm 2003, khi nghiên cứu đầu tiên của Briguglio
và cộng sự với đề tài “Economic Vulnerability and Resilience: Concepts
and Measurements” được công bố, với sự kết hợp giải thích của chỉ số tổn
thương và chỉ số khả năng phục hồi của nền kinh tế, thì tình huống ở các
quốc đảo nhỏ mới thực sự được giải thích trọn vẹn. Và đây thực sự trở thành
hai công cụ gây sự chú ý của cộng đồng quốc tế.
Để xây dựng hai chỉ số này, cần căn cứ vào đặc trưng của từng chỉ số đã
được đề cập đến ở phần khái niệm. Tiếp đến, khai thác những góc độ kinh tế
vĩ mô, thể hiện những đặc trưng này. Và những góc độ (lĩnh vực) này sẽ là
những chỉ số phụ tạo nên chỉ số chính đang muốn xây dựng. Để tạo nên
những chỉ số phụ chúng ta lại đi từ các biến số kinh tế vĩ mô chi tiết hơn.
Phần tiếp theo sẽ đi chi tiết các chỉ số phụ cũng là các nhân tố được thừa
nhận có liên quan mật thiết đến chỉ số tổn thương và chỉ số khả năng phục
hồi của nền kinh tế.
2.2.1. Các chỉ số phụ dùng để xây dựng chỉ số dễ tổn thương
Với đặc trưng là hướng biểu hiện của một quốc gia với các cú sốc ng oại sinh
bắt nguồn từ một số đặc điểm kinh tế vốn có, khó thay đổi, các nghiên cứu
thực nghiệm về việc xây dựng một chỉ số dễ bị tổn thương kinh tế như của
Briguglio (1995); Briguglio và cộng sự (2003); Farrugia (2004) đã đưa ra ba
chỉ tiêu thể hiện tính dễ tổn thương của nền kinh tế đó là: mức độ mở cửa
kinh tế cao, tập trung xuất khẩu và phụ thuộc vào chiến lược nhập khẩu.



6

Mở cửa kinh tế:

Theo Lino Briguglio và cộng sự (2003). “Updating and augmenting the economic vulnerability
index” Version 4,


13

Mở cửa kinh tế có thể được đo lường bằng tỷ lệ thương mại quốc tế so với
GDP. Một mức độ cao của sự cởi mở kinh tế làm cho một quốc gia dễ bị tác
động bởi các điều kiện kinh tế bên ngoài mà nó không kiểm soát trực tiếp.
Mở cửa kinh tế là nhằm mở rộng đáng kể các thuộc tính của một nền kinh tế,
được xem xét chủ yếu bởi (i) ảnh hưởng quy mô của thị trường nội địa của
quốc gia đến tỷ lệ xuất khẩu so với GDP, và (ii) bằng các nguồn lực sẳn có
của đất nước về tài nguyên và hiệu quả sản xuất một loạt các hàng hóa và
dịch vụ cần thiết để đáp ứng nhu cầu tổng hợp của nó, ảnh hưởng đến tỷ lệ
nhập khẩu so với GDP. Có thể lập luận rằng sự cởi mở đối với thương mại
quốc tế có thể bị ảnh hưởng bởi chính sách và do đó là kết quả của việc nuôi
dưỡng khả năng phục hồi. Tuy nhiên kinh nghiệm thực tế cho thấy chính
sách thương mại có xu hướng ảnh hưởng đến nhiều dòng ngoại thương của
một quốc gia hơn chứ không phải là mức độ cởi mở kinh tế. Các quốc gia có
thị trường nội địa tương đối nhỏ có rất ít lựa chọn nhưng phải cần đến xuất
khẩu, và những nước có tài nguyên thiên nhiên hạn chế, có xu hướng phụ
thuộc nhiều vào nhập khẩu. Có thể tiếp tục lập luận rằng sự cởi mở đối với
thương mại quốc tế có thể là một nguồn sức mạnh, trong đó nó có thể chỉ ra
rằng một quốc gia đang hội nhập thành công trong thị trường quốc tế. Lập

luận này tuy nhiên không làm giảm đi sự thật rằng bằng cách tham gia tích
cực hơn vào thương mại quốc tế, một quốc gia sẽ thể hiện rõ bản thân hơn và
chịu sự tác động lớn hơn từ các cú sốc mà nó tương đối ít có thể kiểm soát.
=> Độ mở của nền kinh tế càng lớn hàm ý rằng nền kinh tế càng dễ bị ảnh
hưởng bởi các biến số kinh tế thế giới.


Mức độ tập trung xuất khẩu:

Sự phụ thuộc vào một phạm vi hẹp (bao gồm cả hàng hóa và thị trường xuất
khẩu) trong xuất khẩu làm phát sinh các rủi ro do sự thiếu đa dạng hóa, và
do đó làm trầm trọng thêm mức độ tổn thương của nền kinh tế liên quan đế n
độ mở cửa của nền kinh tế. Một lần nữa tình trạng này là, đến một mức độ


14

lớn, kết quả của các tính năng vốn có trong cơ sở sản xuất của nền kinh tế và
phản ánh thực tế rằng kích thước nhỏ hạn chế khả năng của một quốc gia đa
dạng hóa xuất khẩu của mình. tập trung xuất khẩu có thể được đo bằng chỉ
số của Diễn đàn thương mại và phát triển liên hiệp quốc (UNCTAD) về
thương mại hàng hóa.


Sự phụ thuộc vào chiến lược nhập khẩu:

Một khía cạnh khác của việc tiếp xúc với nền kinh tế thế giới liên quan đến
sự phụ thuộc vào chiến lược nhập khẩu, trong đó sẽ thể hiện sự sẳn có và chi
phí của một nền kinh tế đối với vấn đề nhập khẩu. Biến này có thể được đo
lường bằng tỷ lệ nhập khẩu năng lượng (nhiên liệu), thực phẩm hoặc vật tư

công nghiệp so với GDP. Và biến số này cũng như hai biến số trên, phản ánh
đặc tính cố hữu của nền kinh tế, phụ thuộc vào quy mô quốc gia, nguồn lực
tài nguyên và khả năng thay thế nhập khẩu.
2.2.2. Các chỉ số phụ dùng để xây dựng chỉ số khả năng phục hồi của nền
kinh tế
Xuất phát từ khái niệm của khả năng phục hồi, để đo lường khả năng này
chúng ta sẽ đánh giá chúng dựa vào những góc độ thể hiện nổi bật phản ứng
liên quan đến các cú sốc kháng cự và sốc hấp thụ. Và theo Lino Brigulio,
khả năng phục hồi của nền kinh tế sẽ được thể hiện ở bốn khía cạnh: Ổn định
kinh tế vĩ mô, hiệu quả thị trường vi mô, hiệu năng quản lý chính phủ và
phát triển xã hội.


Ổn định kinh tế vĩ mô

Ổn định kinh tế vĩ mô liên quan đến sự tương tác giữa tổng cầu của nền kinh
tế và tổng cung. Nếu tổng chi tiêu trong một nền kinh tế di chuyển trong
trạng thái cân bằng với tổng cung, nền kinh tế sẽ được đặc trưng bởi sự cân
bằng nội. Khi ấy nền kinh tế sẽ có biểu hiện ở một vị trí tài chính bền vững,
lạm phát giá cả thấp và tỷ lệ thất nghiệp gần với tốc độ tự nhiên. Đồng thời


15

nếu đạt được trạng thái cân bằng bên ngoài, sẽ phản ánh trong các vị trí tài
khoản vãng lai quốc tế hoặc bằng mức độ nợ nước ngoài.
Đây có thể được coi là những biến số ảnh hưởng bởi chính sách kinh tế và
tác động đẩy mạnh khả năng phục hồi của nền kinh tế kh i đối mặt với những
cú sốc bất lợi.
Các thành phần kinh tế vĩ mô ổn định của chỉ số khả năng phục hồi được sử

dụng trong nghiên cứu này bao gồm ba biến số, cụ thể là (i) Tỷ lệ thâm hụt
ngân sách so với GDP; (ii) Tổng tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát; và (iii) Tỷ lệ
nợ nước ngoài so với GDP. Bởi lẻ:
Thâm hụt ngân sách
Các vị trí ngân sách của chính phủ là phù hợp để đưa vào chỉ số khả năng
phục hồi bởi vì nó là kết quả của chính sách tài khóa, đó là một trong những
công cụ chính có sẵn cho chính phủ, và liên qu an đến khả năng phục hồi ở
khía cạnh chống lại lại động của cú sốc. Điều này là do một vị thế tài chính
lành mạnh sẽ cho phép điều chỉnh chính sách thuế và chi tiêu khi đối mặt với
những cú sốc bất lợi.
Lạm phát và thất nghiệp
Lạm phát và thất nghiệp cũng được coi là chỉ số phù hợp của khả năng phục
hồi và đồng thời chúng có khả năng cung cấp thêm thông tin ẩn chứa trong
biến thâm hụt ngân sách. Điều này là do lạm phát giá cả và tỷ lệ thất nghiệp
đang ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các chính sách kinh tế, bao gồm cả chính sách
tiền tệ và phía cung. Chúng liên kết với khả năng phục hồi, vì nếu một nền
kinh tế đã có mức thất nghiệp cao và lạm phát, có khả năng là để điều chỉnh,
chống lại những tác động của cú sốc tiêu cực phải đánh đổi với những mức
chi phí quá lớn và đôi khi là không khả thi. Mặt khác, nếu nền kinh tế có
mức độ lạm phát và thất nghiệp thấp, sau đó nó có thể chịu được những cú
sốc bất lợi tác động đến các biến vĩ mô mà không cần chi phí điều chỉnh quá
lớn. Với ý nghĩa như vậy, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát có liên quan đến khả


16

năng phục hồi về đặc tính hấp thụ sốc và sẽ là một thành phần trong chỉ số
khả năng phục hồi .
Nợ nước ngoài
Một chính sách đối ngoại phù hợp được thể hiện một phần thông qua tỷ lệ nợ

nước ngoài so với GDP. Đây được coi là một thành phần trong đo lường khả
năng phục hồi bởi lẽ, một đất nước với một mức độ nợ nước ngoài cao có thể
nhận thấy rõ việc gặp khó khăn hơn để huy động các nguồn lực nhằm bù đắp
vào những tác động của các cú sốc bên ngoài 7. Như vậy, biến này sẽ cho
thấy khả năng phục hồi chống lại những cú sốc kháng cự.


Hiệu quả thị trường vi mô

Các nghiên cứu khoa học về kinh tế cho thấy thị trường hoạt động hiệu quả
thông qua cơ chế giá cả là cách tốt nhất để phân bổ nguồn lực trong nền kinh
tế. Nếu thị trường điều chỉnh nhanh chóng để đạt được trạng thái cân bằng
sau một cú sốc bên ngoài thì nguy cơ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một cú sốc
như vậy sẽ thấp hơn trong điều kiện kém linh hoạt. Thật vậy, với thị trường
điều chỉnh rất chậm hoặc không tồn tại cơ chế tự điều chỉnh, tà i nguyên sẽ
không được phân bổ hiệu quả trong nền kinh tế sẽ dẫn đến kết quả hiển
nhiên là nguồn lao động bị thất nghiệp hay những lãng phí hoặc thiếu hụt
trong thị trường hàng hóa.
Qua những phân tích trên có thể thấy để có được sự linh hoạt, cơ chế hoạt
động hiệu quả, việc quyết định là ở các chính sách mà nền kinh tế đó thực
hiện. Vậy nên, để đưa chỉ tiêu hiệu quả thị trường vi mô vào đo lường khả
năng phục hồi, bài nghiên cứu sẽ sử dụng một phần trong bộ chỉ tiêu
“Economic Freedom of the World Index” của Gwartney và cộng sự (2005),
7

Phải công nhận rằng một số quốc gia có thể có nợ nước ngoài không phải vì một khuôn khổ chính
sách yếu kém, nhưng do các hoạt động tài chính quốc tế phát triển cao. Đây là một điểm yếu trong
việc sử dụng các chỉ số này. Tuy nhiên sự bao gồm của các biến khác liên quan đến hiệu quả thị
trường và hiệu năng quản lý chính phủ tốt sẽ giúp cải thiện điểm yếu này. Nếu các biến đó có giá
trị không tốt sẽ càng làm thể hiện rõ nét thêm các tác động của nợ nước ngoài đến khả năng phục

hồi.


17

có tựa đề "quy định về tín dụng, lao động và kinh doanh" và nhằm mục đích
đo mức độ mà các thị trường hoạt động tự do, cạnh tranh và hiệu quả giữa
các nước. Nó được thiết kế để xác định ảnh hưởng của hạn chế quy định và
thủ tục hành chính về cạnh tranh và hoạt động của thị trường. Cụ thể sẽ gồm
ba chỉ số: điều tiết thị trường tín dụng, điều tiết thị trường lao động, điều tiết
về hoạt động kinh doanh. Đây được xem khía cạnh có ý nghĩa quan trọng đối
với khả năng hấp thụ sốc
Về chỉ số điều tiết thị trường tín dụng. Trong thị trường tài chính chỉ số này
đánh giá mức độ mà (i) Hoạt động của hệ thống ngân hàng bị chi phối bởi
các doanh nghiệp tư nhân; (ii) các ngân hàng nước ngoài được phép để cạnh
tranh trên thị trường; (iii) tín dụng được cung cấp cho khu vực tư nhân; và
(iv) điều khiển lãi suất can thiệp vào thị trường tín dụng. Tất cả liên quan
đến mức độ can thiệp của chính phủ vào thị trường tài chính, mà có thể ngăn
cản nền kinh tế phản ứng linh hoạt với các cú sốc.
Xem xét tương tự trong trường hợp của thị trường lao động. Sự can thiệp
quá mức đến lợi ích của người thất nghiệp (có thể làm giảm động lực tìm
việc) như: các quy định miễn nhiệm, áp đặt mức lương tối thiểu, thiết lập
mức lương trung, mở rộng hợp đồng công đoàn đ ể các bên không tham gia
nghĩa vụ quân sự,... Tất cả được xem là có thể loại trừ nỗ lực làm việc, do đó
hạn chế khả năng của một quốc gia để phục hồi từ những cú sốc bất lợi. Một
quốc gia sẽ có thị trường lao động hoạt động hiệu quả hơn nếu nó cho phép
các thành phần tham gia thị trường xác định tiền lương và lập các điều kiện
của việc sa thải, tránh tình trạng thất nghiệp quá nhiều, và tránh việc sử
dụng các nghĩa vụ quân sự.
Kiểm soát quan liêu của các hoạt động kinh doanh cũng được cho là ức chế

hiệu quả của thị trường. Chỉ tiêu này được thiết kế để xác định mức độ mà
các thủ tục quan liêu hạn chế cạnh tranh và hoạt động của thị trường. Đây
cũng là một tiêu chí tác động đến khả năng hấp thụ sốc của nền kinh tế


×