Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.33 KB, 14 trang )

LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1- VAI TRÒ CỦA CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
1.1Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh là một đặc tính cơ bản của nền kinh tế thị trường, cạnh
tranh là điều kiện tất yếu, là môi trường hoạt động của nền kinh tế thị trường.
Không có một nền kinh tế thị trường nào không có cạnh tranh và ta cũng chỉ
thấy cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Là một phạm trù rất rộng, được rất nhiều nhà kinh tế học quan tâm nên
cạnh tranh có rất nhiều khái niệm khác nhau.Tuy nhiên tựu chung lại cạnh
tranh được hiểu là:
Theo Marx: “cạnh tranh là sự ganh đua gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm
giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản suất và tiêu thụ hàng hoá để
thu được lợi nhuận siêu ngạch”.
Trong kinh tế học cạnh tranh (Competition) được định nghĩa là sự giành
giật thị trường (khách hàng) để tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp.
Trong từ điển kinh doanh (Anh - Xuất bản 1920), cạnh tranh trong cơ
chế thị trường được định nghĩa là: “Sự kinh doanh ,sự kình địch giữa các nhà
kinh doanh nhằm tranh giành tài nguyên sản suất cùng loại sản phẩm về phía
mình”.
Ngoài ra trên thực tế còn thấy cạnh tranh được hiểu là cuộc đấu tranh
giữa các doanh nghiệp nhằm giành điều kiện thuận lợi trong sản suất, tiêu thụ
hàng hoá, dịch vụ trên thị trường nhưng những cuộc đấu đá này không hề thấy
trong nền kinh tế tập trung mà cạnh tranh theo nghĩa là giành giật thị phần
(khách hàng) thì chỉ có trong nền kinh tế thị trường và có nền kinh tế thị
trường thì đương nhiên có cạnh tranh.
Như vậy các nhà doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường
thì đương nhiên phải đối mặt với cạnh tranh. Họ sẽ không được hậu thuẫn: “lãi
hưởng, lỗ bù” mà họ phải tự vận động để cạnh tranh mà tồn tại. Hơn nữa vấn
đề sống còn của doanh nghiệp là lợi nhuận, lợi nhuận được tạo ra bởi những
lợi thế của doanh nghiệp như mua rẻ, bán đắt, là thu hút được khách hàng


nhiều hơn để tiêu thụ được lượng sản phẩm lớn hơn.
Suy cho cùng vì vấn đề lợi nhuận mà các doanh nghiệp phải làm vừa
lòng khách hàng. Khách hàng sẽ hài lòng với những sản phẩm tốt giá cả phải
chăng mẫu mã đẹp. Theo đó doanh nghiệp phải tìm mọi cách để nâng cao chất
lượng, giảm thiểu giá thành, cải tiến mẫu mã, bao bì để cung ứng ra thị
trường những sản phẩm không những làm thoả mãn khách hàng mà còn có
khả năng cạnh tranh trên thị trường, chính lợi nhuận sẽ đưa các nhà kinh
doanh đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mà xã hội cần nhiều hàng hoá hơn và
từ bỏ những lĩnh vực mà xã hội cần ít hàng hoá hơn.
1.2 Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Hiện nay sự cạnh tranh trên thị trường diễn ra mạnh mẽ ở cả ba cấp độ:
Nhà nước, doanh nghiệp và sản phẩm. Đối với cạnh tranh ở cấp độ doanh
nghiệp quy luật thị trường sẽ sẵn sàng loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém,
không có sức cạnh tranh và tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp có sức đề kháng
cao vượt lên và chiến thắng trong cạnh tranh. Sức đề kháng đó là khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp.
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng, năng lực mà doanh
nghiệp có thể tự duy trì vị trí của nó lâu dài trên thị trường cạnh tranh, đảm
bảo thực hiện ít nhất một mức lợi nhuận bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc thực hiện
cac mục tiêu của doanh nghiệp.
1.2.2 Những biểu hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
• Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm.
Việc xác định sản phẩm và cơ cấu sản phẩm là nội dung trong chính sách sản
phẩm. Khi xây dựng chính sách sản phẩm các doanh nghiệp phải xác định được
các mặt hàng chủ lực, cơ cấu sản phẩm cho hợp lý thích hợp với nhu cầu thị
trường cho phép doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường, tăng
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh những mặt hàng chủ lực thì
các doanh nghiệp phải tiến hành đa dạng hoá sản phẩm.sản phẩm phải luôn
được hoàn thiện về chất lượng, cải tiến bao bì mẫu mã, tăng cường đào sâu

cách biệt ở sức cạnh tranh đối với những mặt hàng mà doanh nghiệp chiếm lợi
thế và duy trì khoảng cách cạnh tranh các sản phẩm của mình. Tuy nhiên đa
dạng hoá sản phẩm không chỉ đảm bảo nhu cầu thị trường mà còn cho phép
doanh nghiệp phân tán rủi ro trong kinh doanh. Khi sự cạnh tranh diễn ra khốc
liệt kéo theo mức độ rủi ro rất cao. Tuỳ theo từng trường hợp nhất định các
doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược khác biệt hoá sản phẩm để có thể thu
hút sức hấp dẫn, tạo ra nét tiêu biểu khác biệt đối với sản phẩm của các đối
thủ cạnh tranh.
Như vậy xác định sản phẩm và có cơ cấu sản phẩm hợp lý là yếu tố đầu
tiên quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
• Yếu tố giá cả.
Là một trong những phương tiện cạnh tranh của doanh nghiệp. Giá cả
phản ánh giá trị của sản phẩm, giá cả có vai trò rất quan trọng đối với quyết
định của khách hàng. Một hàng hoá cỏ chất lượng tốt nhưng giá cả lại quá cao
không phù hợp với khách hàng ít tiền, ngược lại hàng hoá rẻ đôi khi lại bị nghi
ngờ là hàng hoá không tốt. Do đó định giá ngang giá thị trường cho phép
doanh nghiệp giữ được khách hàng, duy trì và phát triển thị trường.
• Chất lượng sản phẩm.
Cùng với giá cả chất lượng sản phẩm cũng là một yếu tố cạnh tranh.
Tuy nhiên hiện nay chất lượng sản phẩm được coi là vấn đề sống còn của
doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam khi họ
phải đối đầu với các doanh nghiệp nước ngoài có trình độ khoa học công nghệ
cao hơn. Một khi chất lượng không được đảm bảo các doanh nghiệp sẽ mất
khách hàng, mất thị trường.
Hiện nay khi nền kinh tế đã phát triển quan niệm chất lượng sản phẩm
đã thay đổi. Không phải sản phẩm có chất lượng tốt, bền đẹp là đã tiêu thụ
được nhiều mà còn phụ thuộc vào khách hàng. Quản lý chất lượng là yếu tố
chủ quan còn sự đánh giá của khách hàng mang tính khách quan.
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào chất
lượng sản phẩm mà chất lượng sản phẩm là kết quả của một quá trình từ thu

mua, sản xuất , bảo quản đến tiêu thụ hàng hoá …
• Tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Đây là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là giai đoạn
thực hiện bù đắp chi phí và lợi nhuận. Tổ chức têu thụ sản phẩm chính là hình
thức cạnh tranh phi giá cả gây ra sự chú ý và thu hút khách hàng. Việc lựa
chọn các kênh phân phối giúp tiếp cận nhanh nhất với khách hàng, nhanh
chóng giải phóng nguồn hàng để bù đắp chi phí và thu hồi vốn. Ngoài ra doanh
nghiệp cần đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ bán hàng như quảng cáo, khuyến
mãi và dịch vụ sau bán hàng.
• Nguồn nhân lực.
Là những người quyết định phương thức sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, trực tiếp tạo ra sản phẩm. Trình độ tay nghề cao và tinh thần
hăng say lao động cùng với trách nhiệm của họ là cơ sở đảm bảo chất lượng,
năng suất lao động. Nguồn nhân lực giỏi, chất lượng cao là tiền đề, thế mạnh
cụ thể để doanh nghiệp có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.
• Cở sở vật chất khoa học kỹ thuật.
Một hệ thống khoa học hiện đại cùng với công nghệ tiên tiến phù hợp với
quy mô sản xuất của doanh nghiệp chắc chắn sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp lên rủi rất nhiều. Cùng với chất lượng nguồn nhân lực tốt,
khoa học công nghệ hiện đại là yếu tố trực tiếp sản xuất ra sản phẩm có chất
lượng cao với giá cả phải chăng là một sự kết hợp hài hoà tạo bước đột phá
cho doanh nghiệp trên thương trường. Tuy nhiên để có thể giải quyết được
những vấn đề đó nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thì
yếu tố đầu tiên là khả năng tài chính.
• Khả năng tài chính.
Nếu như tất cả những biểu hiện trên mà doanh nghiệp không có khả
năng tài chính để trang trải thì mọi chuyện đều không thể thành hiện thực. Một
doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh, có khả năng trang bị những kỹ thuật
hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động thì khả
năng cạnh tranh của họ đối với những đối thủ là rất cao.

Quy mô lớn hay nhỏ phụ thuộc vào vấn đề tài chính. Các hoạt động đầu
tư trang thiết bị, tổ chức mạng lưới tiêu thụ, quảng cáo đề phải tính toán dựa
vào khả năng tài chính của doanh nghiệp. Các hình thức cạnh tranh, các mục
tiêu mà oanh nghiệp đeo đuổi cũng bị chi phối rất nhiều vào khả năng tài chính
của họ.
1.2.3 Một số tiêu thức đánh giá khả năng cạnh tranh:
Thị phần là chỉ tiêu phản ánh phần trăm thị trường chiếm được của
doanh nghiệp. Thị phần có thể tính:
Doanh thu
Thị phần của doanh nghiệp = x100
Tổng doanh thu trên thị trường.

Lượng bán

×