Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Tương tác giữa các bên liên quan trong quản trị nhà nước dưới ảnh hưởng của Facebook : Phân tích một số tình huống điển hình tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

HUỲNH NGỌC CHƯƠNG

TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG QUẢN
TRỊ NHÀ NƯỚC DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA FACEBOOK:
PHÂN TÍCH MỘT SỐ TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH TẠI
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

HUỲNH NGỌC CHƯƠNG

TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG QUẢN
TRỊ NHÀ NƯỚC DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA FACEBOOK:
PHÂN TÍCH MỘT SỐ TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH TẠI
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60340402

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. PHẠM DUY NGHĨA
ThS. HUỲNH TRUNG DŨNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số
liệu được sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong
phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường
Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

Tác giả luận văn

Huỳnh Ngọc Chương


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn hai thầy hướng dẫn Phạm Duy Nghĩa và thầy Huỳnh
Trung Dũng. Hai thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi ngay từ những ngày đầu thực hiện đề tài,
tận tình truyền đạt kiến thức, định hướng, đưa ra những ý kiến quý báu cho việc hoàn thành
bản luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô của Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright đã giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong học tập, nghiên cứu tại Trường.
Cảm ơn các anh chị trong lớp MPP7, những người đã cùng tôi đi hết một đoạn
đường 2 năm, đầy ắp những kỷ niệm đáng nhớ của cuộc đời tại FETP.
Huỳnh Ngọc Chương



i
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................................................. iv
DANH MỤC HỘP ......................................................................................................................... iv
TÓM TẮT ....................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................................................. 2
1.1 Bối cảnh nghiên cứu ............................................................................................................. 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................. 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................... 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................... 3
1.5 Dữ liệu .................................................................................................................................. 3
1.6 Cấu trúc bài viết .................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................... 4
2.1 Các định nghĩa nền tảng ........................................................................................................ 4
2.1.1 Các bên liên quan ........................................................................................................... 4
2.1.2 Chính sách công ............................................................................................................. 4
2.1.3 Mạng xã hội .................................................................................................................... 5
2.2 Các lý thuyết nền tảng........................................................................................................... 5
2.2.1 Lý thuyết về các bên liên quan trong chính sách công ................................................... 5
2.2.2 Các bên liên quan trong quản trị nhà nước ..................................................................... 6
2.2.3 Các bên liên quan trong quản trị nhà nước tại Việt Nam ............................................... 7
2.3 Lược khảo các nghiên cứu đi trước về ảnh hưởng của mạng xã hội lên các bên liên quan
trong quản trị nhà nước ............................................................................................................... 8


ii
2.3.1 Nghiên cứu về ảnh hưởng của Internet lên môi trường chính sách và quản trị nhà nước

................................................................................................................................................ 8
2.3.2 Mạng xã hội và mối quan hệ tương tác giữa người dân với chính quyền ...................... 9
2.3.3 Mạng xã hội, các tổ chức xã hội dân sự và doanh nghiệp ............................................ 11
2.3.4 Mạng xã hội và sự tương tác người dân – cộng đồng và truyền thông ........................ 12
2.4 Khe hở trong nghiên cứu .................................................................................................... 13
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 15
3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................................... 15
3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................................... 16
3.3 Phương pháp nghiên cứu tình huống .................................................................................. 17
3.3.1 Định nghĩa .................................................................................................................... 17
3.3.2 Thiết kế nghiên cứu tình huống .................................................................................... 18
3.3.3 Các bước phân tích tình huống trong luận văn ............................................................. 19
CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 20
4.1 Lựa chọn nghiên cứu tình huống điển hình ........................................................................ 20
4.2 Tình huống cây xanh Hà Nội .............................................................................................. 20
4.2.1 Câu chuyện ................................................................................................................... 20
4.2.2 Quá trình tương tác của các bên liên quan trong tình huống........................................ 22
4.2.3 Sơ kết mối quan hệ tương tác trong tình huống dưới ảnh hưởng Facebook ................ 31
4.3 Tình huống ngôi nhà Việt Nam .......................................................................................... 32
4.3.1 Câu chuyện ................................................................................................................... 32
4.3.2 Quá trình tương tác ....................................................................................................... 34
4.3.3 Sơ kết mối quan hệ tương tác dưới ảnh hưởng Facebook ............................................ 37
4.4 Các đặc trưng trong thảo luận chính sách công trên Facebook tại Việt Nam ..................... 38
4.5 Tương tác của các bên liên quan trên mạng xã hội Facebook ............................................ 40


iii
4.5.1 Cá nhân và cộng đồng trong tương tác với các bên liên quan ...................................... 40
4.5.2 Báo chí và truyền thông................................................................................................ 42
4.5.3 NGOs và xã hội dân sự................................................................................................. 45

4.5.4 Doanh nghiệp ............................................................................................................... 46
4.5.5 Chính quyền và phản ứng chính sách công .................................................................. 48
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................................... 52
5.1 Kết luận ............................................................................................................................... 52
5.2 Khuyến nghị chính sách ...................................................................................................... 53
5.3 Hạn chế đề tài và khả năng phát triển tiếp theo .................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................ 55
PHỤ LỤC...................................................................................................................................... 60
Phụ lục 1: Tình huống cây xanh Hà Nội ................................................................................... 60
Bối cảnh Hà Nội năm 2015 ................................................................................................... 60
Câu chuyện chặt cây xanh ..................................................................................................... 60
Các hình thức thể hiện của các nghệ sĩ nổi tiếng. ................................................................. 62
Sự hình thành của nhóm 6700 người vì 6700 cây ................................................................. 63
Phụ lục 2: Các tình huống thảo luận chính sách công đã diễn ra trên mạng xã hội Facebook . 65
Phụ lục 3: Facebook trở thành kênh truyền thông cá nhân ....................................................... 67
Bà Nguyễn Thị Oanh ............................................................................................................. 67
Ông Nguyễn Đức Thành ....................................................................................................... 67
Phụ lục 4: Chính quyền chặn Facebook .................................................................................... 68
Phụ lục 5: Sự tương tác của các bên liên quan trong quản trị nhà nước tại Việt Nam ............ 69


iv
DANH MỤC HÌNH VẼ
Danh sách Hình vẽ

Trang

Hình 2.1: Mối quan hệ tương tác giữa các bên liên quan trong quản trị nhà nước ................. 6
Hình 2.2: Mô hình tương tác dưới ảnh hưởng của Internet ..................................................... 9
Hình 2.3: Mô hình ảnh hưởng của mạng xã hội đối với việc thảo luận chính sách công ..... 10

Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................................. 17
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................................. 15
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................................. 17
Hình 3.3: Các bước phân tích tình huống.............................................................................. 19
Hình 4.1: Thống kê tương tác trên Facebook nhóm “6700 người vì 6700 cây xanh” .......... 27
Hình 4.2: Hình ảnh các cuộc diễu hành................................................................................. 28
Hình 4.3: Tương tác của các bên liên quan trong tình huống “cây xanh Hà Nội” ................ 32
Hình 4.4: Tương tác của các bên liên quan trong tình huống “ngôi nhà Việt Nam” ............ 38
Hình 4.5: Quá trình mở rộng tương tác của báo Tuổi trẻ trên Facebook .............................. 44
DANH MỤC HỘP
Danh sách Hộp

Trang

Hộp 4.1 Những trí thức ảnh hưởng đến thảo luận vấn đề cây xanh Hà Nội ......................... 25
Hộp 4.2: Truyền thông Việt Nam ngày càng gắn chặt vào Facebook ................................... 43
Hộp 4.3: Tình huống lấp sông Đồng Nai .............................................................................. 47
Hộp 4.4: Nền quản trị quốc gia của các nước đã ứng xử với Internet và mạng xã hội như thế
nào? ...................................................................................................................................... 50


1

TÓM TẮT
Internet và Facebook ngày càng mở rộng và phổ cập trong xã hội Việt Nam. Sự phát triển và
mở rộng của nó đã giúp người dùng có thể chia sẻ và lan tỏa tin tức đồng thời tham gia bình
luận các vấn đề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến họ mà còn đến các vấn đề chung của xã hội.
Xu thế này có ành hưởng như thế nào lên chính sách công?
Dựa trên nền tảng lý thuyết về các bên liên quan trong quản trị nhà nước trên thế giới và Việt
Nam, tác giả khảo lược các nghiên cứu đi trước và xác định các khe hở trong nghiên cứu, qua

đó, tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính bằng tiếp cận phân tích hai tình huống
điển hình: “cây xanh Hà Nội” và “ngôi nhà Việt Nam”.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả xác định rằng mạng xã hội Facebook tại Việt Nam đang và sẽ
tiếp tục trở thành một môi trường tương tác mới giữa các bên liên quan trong quản trị nhà nước
và xu hướng thảo luận chính sách công trên mạng xã hội là không thể đảo ngược. Trong đó, tác
giả nhấn mạnh về tầm quan trọng của các nhân tố như: truyền thông, các chuyên gia cùng sự
phát triển của các tổ chức xã hội dân sự khi tạo ra các hiệu ứng lan truyền và dẫn dắt trong mỗi
chủ đề chính sách công được thảo luận. Dù rằng, cho đến nay, chính quyền không thừa nhận
Facebook nhưng đã tham gia vào Facebook và ngày càng phản ứng nhanh chóng trong mỗi vấn
đề chính sách công được thảo luận.
Do đó, về mặt quan điểm, chính quyền cần chấp nhận các hoạt động thảo luận chính sách công
trên mạng xã hội, hơn thế nữa, chính quyền có thể thúc đẩy hiệu quả hoạt động quản trị nhà
nước từ xu hướng này. Đồng thời cần tăng cường năng lực truyền thông hai chiều để chủ động
đưa ra các thông tin đầy đủ và nhanh chóng tránh sự dồn nén gây ra những đổ vỡ không cần
thiết trong xã hội. Trên khía cạnh pháp lý, chính quyền nên thực hiện các điều chỉnh cần thiết
để chấp nhận các trang mạng xã hội như Facebook hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Tác giả cho rằng, chính quyền vẫn là nhân tố có đầy đủ sức mạnh, khả năng và điều kiện thuận
lợi để tận dụng những mặt tích cực của sự phát triển mạng xã hội cũng như từ các cuộc thảo
luận chính sách công trên mạng xã hội, trên cơ sở đó, chính quyền có thể gia tăng sự tin cậy của
người dân vào chính quyền cũng như hiệu quả hoạt động của nhà nước.


2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
Theo nghiên cứu cho thấy, Internet ngày càng mở rộng và phổ cập trong xã hội Việt Nam. Sự
phát triển và kết nối mạnh mẽ giữa các nhóm dân cư trở nên dễ dàng hơn với hơn 61% thanh
niên truy cập Internet (UNDP, 2011). Theo báo cáo từ WeAreSocial1 tính tới tháng 3/2015 Việt
Nam có đến 45% dân số dùng Internet, tức 41 triệu người. Trong đó, có khoảng 30 triệu2 người

có tài khoản mạng xã hội (chủ yếu là Facebook) và sử dụng trung bình khoảng 2 giờ mỗi ngày.
Trong vài năm gần đây, ở Việt Nam, các tình huống chính sách phải thay đổi hoặc hủy bỏ dưới
áp lực của các nhóm lợi ích được tập hợp trên các mạng xã hội, đặc biệt là Facebook như: tình
huống chặt cây xanh Hà Nội, tình huống lấp sông ở Đồng Nai, tình huống cáp treo Sơn Đoong.
Đây là các tình huống chưa hề có tiền lệ khi các chính quyền địa phương và trung ương phải
thay đổi chính sách hoặc xem xét lại các quyết định dưới áp lực và sự lan rộng phản đối từ mạng
xã hội. Điều này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội và Internet làm thay đổi cách
thức tương tác và quản trị nhà nước truyền thống lâu nay ở Việt Nam.
Do đó, để làm sáng tỏ vấn đề mạng xã hội cũng như ảnh hưởng của nó đến quản trị nhà nước ở
Việt Nam, tôi thực hiện nghiên cứu chủ đề: “Tương tác giữa các bên liên quan trong quản trị
nhà nước dưới ảnh hưởng của Facebook: phân tích một số tình huống điển hình tại Việt Nam”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của bài nghiên cứu này là làm rõ ảnh hưởng mạng xã hội Facebook đến chính sách
công tại Việt Nam thông qua việc phân tích mối quan hệ tương tác của các bên liên quan trong
quản trị nhà nước dưới ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook tại Việt Nam.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, bài nghiên cứu này dự kiến sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau:

Báo cáo về Người dùng Internet Việt Nam 2015, truy cập vào ngày 25/05/2015, địa chỉ truy cập
/>2
Cách tính này là định danh, nghĩa là 1 người dùng 2 tài khoản Facebook, Twitter sẽ được tính là 2 người.
1


3

RQ1: Các thảo luận chính sách công trên mạng xã hội Facebook tại Việt Nam hiện nay có những
đặc trưng gì?
RQ2: Đặc trưng tương tác trên mạng xã hội của các bên liên quan trong các vấn đề chính sách
công tại Việt Nam là gì?

RQ3: Phản ứng chính sách công tại Việt Nam dưới ảnh hưởng của các cuộc thảo luận trên
Facebook như thế nào?
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với tiếp cận phân tích tình
huống.
1.5 Dữ liệu
Các dữ liệu trong nghiên cứu này dự kiến được thu thập thông qua các báo chí chính thống, các
thông tin từ nghiên cứu đi trước, các trang Facebook cá nhân và cộng đồng, …
1.6 Cấu trúc bài viết
Bài viết gồm 5 chương
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị


4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong chương 2, tác giả thực hiện khảo lược các lý thuyết nền tảng cùng các nghiên cứu đi
trước nhằm đưa ra một bức tranh về lý thuyết và thực tiễn trong chủ đề nghiên cứu. Từ đó, tác
giả chỉ ra những khe hở trong nghiên cứu để làm nền tảng cho việc thực hiện nghiên cứu này.
2.1 Các định nghĩa nền tảng
2.1.1 Các bên liên quan
Theo Mitroff (1983) các bên liên quan (stakeholders) là tất cả những cá nhân, tổ chức, nhóm có
lợi ích liên quan bao hàm cả bên trong và bên ngoài của tổ chức. Nói cách khác, tất cả các đối
tượng ảnh hưởng hay chịu ảnh hưởng từ các hành vi, trạng thái và chính sách của tổ chức.
Theo nghiên cứu của Freeman (1984) về quản trị chiến lược của một doanh nghiệp, các bên liên
quan là bất kỳ tổ chức và cá nhân ảnh hưởng hay chịu ảnh hưởng từ những mục tiêu của tổ chức

đó. Từ đây, các nghiên cứu sử dụng cụm từ “stakeholders” đã được mở rộng phổ biến trong
nghiên cứu cho cả trong khu vực tư và công (Shannon, 2014).
Trong nghiên cứu của Bryson (2003) xác định, các bên có liên quan là bất kỳ cá nhân, nhóm, tổ
chức mà có liên quan đến mối quan tâm của tổ chức đó hoặc nguồn lực hay đầu ra hay chịu ảnh
hưởng bởi các đầu ra của tổ chức.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng định nghĩa của Bryson (2003) về các bên liên quan bao
gồm bất kỳ cá nhân, tổ chức có mối quan tâm, lợi ích hay liên quan đến các chính sách của khu
vực nhà nước.
2.1.2 Chính sách công
Chính sách công là hành động (hoặc không hành động) của chính quyền, cơ quan nhà nước đối
với các vấn đề trong xã hội được giới hạn trong phạm vi ảnh hưởng của chính quyền hay quốc
gia đó (Nguyễn Xuân Thành, 2015).
Vấn đề chính sách công là các nhu cầu, giá trị và cơ hội cải thiện mà chưa được thực hiện đang
xảy ra trong thực tế (Dunn, 1994). Theo đó, các vấn đề này khi xuất hiện hay tồn tại đòi hỏi phải
có sự can thiệp của nhà nước theo các hướng: can thiệp vào thị trường, loại bỏ can thiệp vào thị


5

trường, không làm gì để tự thị trường điều chỉnh. Dù như thế nào đi nữa thì mỗi khi xảy ra một
vấn đề chính sách công luôn đòi hỏi quyết định của nhà nước để giúp tối ưu phúc lợi của toàn
xã hội.
Hiệu quả chính sách là cụm từ được hiểu dưới góc độ của công dân trong một quốc gia. Theo
Craig, Niemi, & Silver (1990), hiệu quả chính sách được phân tách thành hai thành phân riêng
biệt: hiệu lực nội tại và hiệu lực ngoại lai. Trong đó, hiệu lực nội tại là niềm tin của các cá nhân
về hiểu biết các vấn đề chính sách; hiệu lực ngoại lai là niềm tin về hành động của chính quyền
đáp ứng được các nhu cầu của công dân.
Phản ứng chính sách công là các hành động của khu vực công trước các vấn đề chính sách công
như: phát ngôn (xác nhận hay bác bỏ, ...), đề ra chính sách, văn bản hay thực thi trên thực tế các
hành động của chính quyền và khu vực công.

2.1.3 Mạng xã hội
Mạng xã hội là một kiểu website cho phép các cá nhân kết nối và chia sẻ thông tin với nhau.
Theo đó, dựa trên một cấu trúc mà mỗi cá nhân có thể công khai hay bán công khai các thông
tin của bản thân, đồng thời có thể xem hay lướt qua các thông tin của các cá nhân khác thông
qua hệ thống kết nối giữa các cá nhân (Boyd & Ellison, 2007). Hơn thế nữa, Tredinnick (2006)
định nghĩa rằng mạng xã hội là những trang web có sự tham gia dẫn dắt của người dùng và các
nội dung được người dùng tạo ra.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cụm từ ‘thảo luận trên mạng xã hội” để biểu thị cho các
hành vi đọc (xem và like trên Facebook), thảo luận, chia sẻ, trao đổi ý kiến giữa các cá nhân
trên mạng xã hội Facebook.
2.2 Các lý thuyết nền tảng
2.2.1 Lý thuyết về các bên liên quan trong chính sách công
Lý thuyết về các bên liên quan được Freeman (1984) phát triển từ khái niệm về “ các bên liên
quan” trong phân tích về chiến lược quản trị của doanh nghiệp. Theo Heath & Norman (2004),
có ít nhất 9 lý thuyết phân nhánh từ lý thuyết về các bên liên quan áp dụng để phân tích, giải
thích cho từng lĩnh vực khác nhau trong quản trị doanh nghiệp.


6

Từ nghiên cứu trong quản trị chiến lược doanh nghiệp, lý thuyết các bên liên quan mở rộng sang
lĩnh vực chính sách công và quản trị nhà nước. Theo đó, việc áp dụng lý thuyết về các bên liên
quan để phân tích, giải thích nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau trong các vấn đề chính sách
công. Theo Vining & Weimer (2010), chính sách công được phân tích theo xu hướng phân tích
các bên liên quan bao hàm cả những người ra quyết định, các nhóm lợi ích liên quan, nhóm
hưởng lợi, những người phải chi trả và cả các thế hệ tương lai chịu ảnh hưởng.
2.2.2 Các bên liên quan trong quản trị nhà nước
Lý thuyết các bên liên quan trong quản trị nhà nước tập trung vào việc xác định và phân tích
các mối liên hệ giữa các cá nhân, tổ chức ảnh hưởng đến quản trị nhà nước trong một quốc gia.
Theo đó, đối với các vấn đề chính sách công có 8 nhân tố chính tương tác với nhau trong quản

trị nhà nước (hình 2.1) bao gồm: các cá nhân (công dân), các tổ chức cộng đồng và tương tự,
các tổ chức phi lợi nhuận (NGOs), giới kinh doanh, truyền thông, các cấp chính quyền (public
agencies), các chính khách được bầu cử, các tổ chức thương mại. Các bên liên quan này được
chia là 3 nhóm chủ yếu: nhà nước, thị trường và xã hội dân sự (Bovaird & Löffler, 2009).
Hình 2.1: Mối quan hệ tương tác giữa các bên liên quan trong quản trị nhà nước
Chính
quyền
Tổ chức
thương mại

Truyền
thông

Vấn đề

NGOs

chính sách

Đại biểu
dân cử

công
Giới kinh
doanh

Cộng đồng
Công dân

Nguồn: Tác giả tổng hợp, sửa đổi từ Bovaird & Löffler (2009)



7

Có 3 mối quan hệ chính định hướng mối liên hệ, tương tác lẫn nhau không chỉ bao gồm việc
hợp tác mà còn là cạnh tranh và xung đột giữa các bên liên quan. Các mối quan hệ trong mạng
lưới này thông thường được tổ chức theo 3 dạng: thứ bậc, thị trường và cộng đồng. Trong đó,
các bên liên quan thuộc khu vực nhà nước được tổ chức theo dạng thứ bậc, các doanh nghiệp
và khu vực kinh doanh thường hoạt động ở thị trường và các cộng đồng được tổ chức rất đa
dạng.
Mỗi một bên liên quan trong mạng lưới quản trị nhà nước đều tương tác với nhau trong các vấn
đề công, không thể có một nhân tố nào đủ quyền lực và khả năng đạt đến mục tiêu trong các vấn
đề đó. Theo hàm ý đó, mỗi một vấn đề công đều được giải quyết thông qua quá trình tương tác,
phân phối quyền lực, khả năng và sự tương tác của các bên liên quan trong mạng lưới.
2.2.3 Các bên liên quan trong quản trị nhà nước tại Việt Nam
Theo Phạm Duy Nghĩa (2015), các bên liên quan trong quản trị nhà nước bao gồm: người dân,
chính quyền, các cơ quan dân cử, truyền thông, xã hội dân sự, hiệp hội và các bên liên quan
khác. Trong đó, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân và được nhân dân ủy quyền cho các cơ
quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Chính vì vậy, người dân có thể thông qua sự tương tác
với các cơ quan này đi cùng với các bên liên quan khác để thực hiện các quyền lực của mình.
Cụ thể:
Thứ nhất, thông qua bầu cử, người dân lựa chọn các đại biểu vào các cơ quan dân cử,
điều này giúp phản ánh các quan điểm, nguyện vọng của mình đối với các chính sách công đưa
ra. Đối với các nền dân chủ có sự cạnh tranh giữa các chính trị gia thì đây được coi là một công
cụ quan trọng thể hiện tốt nhất quyền lực của người dân trong việc thiết kế, thực thi các chính
sách công.
Thứ hai, thông qua các buổi tiếp xúc cử tri, người dân trực tiếp đưa ra các kiến nghị hay
phản ánh các vấn đề đến các đại biểu dân cử.
Thứ ba, thông qua các cơ quan truyền thông, báo chí tạo nên áp lực buộc các cơ quan
phải điều chỉnh, thay đổi hay hủy bỏ chính sách cũng như tạo sức mạnh truyền thông để ủng hộ

các chính sách phù hợp.


8

Thứ tư, bằng các hình thức tập hợp lực lượng để biểu tình, kiến nghị tạo ra các dư luận
xã hội nhằm tác động lên các cơ quan hành pháp và áp lực để thay đổi hay điều chỉnh các chính
sách không phù hợp.
Cuối cùng, người dân có thể thông qua các tòa án dân sự hay tòa án hành chính để bảo
vệ các lợi ích hợp pháp của công dân và duy trì công lý trong xã hội.
2.3 Lược khảo các nghiên cứu đi trước về ảnh hưởng của mạng xã hội lên các bên liên
quan trong quản trị nhà nước
2.3.1 Nghiên cứu về ảnh hưởng của Internet lên môi trường chính sách và quản trị nhà nước
Kenski & Stroud (2006) sử dụng cơ sở dữ liệu từ cuộc khảo sát bầu cử quốc gia Mỹ3 năm 2000
để tìm hiểu mối quan hệ của việc tiếp cận internet và các xu hướng thông tin trên mạng về cuộc
bầu cử đến sự tham gia của người dân, hiểu quả chính sách và kiến thức của người dân đối với
các vấn đề chính sách. Bằng kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả khẳng định, Internet đã trở thành
một kênh thông tin tiếp cận và tạo áp lực lên các chính sách của chính quyền giúp tăng cường
hiệu quả chính sách, kiến thức và sự tham gia của người dân vào chính sách công.
Hơn thế nữa, mô hình của Fung, Russon Gilman & Shkabatur (2013) về ảnh hưởng và tương
tác của các cá nhân đến các chính sách công khẳng định rằng Internet ra đời làm thay đổi cách
thức tương tác của người dân trong việc tham gia vào các vấn đề chính sách công từ việc được
cập nhật thông tin, tham gia thảo luận, phản hồi, tập hợp các nhóm tổ chức có cùng mối quan
tâm và đi đến các hành động trên thực tế. Các nhà nghiên cứu đưa ra 6 mô hình, mỗi mô hình là
một hình thức ảnh hưởng của Internet đến các vấn đề công thông qua việc thông tin được thu
thập tạo lập nên các sự kiện gây chú ý, các hình thức kết nối mạng lưới thông qua các ý kiến,
chia sẻ của công dân hoặc các cơ quan truyền thông tạo nên áp lực lớn đối với các bên liên quan
khác trong mạng lưới hình thành nên những thay đổi trong chính sách công.

Chi tiết dữ liệu khảo sát có thể được truy cập tại địa chỉ: />3



9

Hình 2.2: Mô hình tương tác dưới ảnh hưởng của Internet
Các tổ chức

Luật và chính

truyền thống

sách
Chính khách và

Công dân

các cơ quan công

Chủ đề công cộng

Hành động

và ý kiến công dân

công

Nguồn: Fung, Russon Gilman, & Shkabatur (2013)
2.3.2 Mạng xã hội và mối quan hệ tương tác giữa người dân với chính quyền
Mou, Atkin, Fu, Lin, & Lau (2013) đã thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của mạng xã hội và
Internet đối với với các cuộc thảo luận chính sách tại Trung Quốc. Trong nghiên cứu này, các

tác giả tập trung vào các câu hỏi nghiên cứu chính về mối liên hệ giữa việc sử dụng mạng xã
hội và việc thảo luận các vấn đề chính sách tại Trung Quốc. Do phần lớn sinh viên là những
người sử dụng Internet, các tác giả thực hiện khảo sát với mẫu là 181 sinh viên tại các trường
đại học để thực hiện nhiều mô hình hồi quy khác nhau và mô hình Path tổng hợp. Kết quả cho
thấy, với thời gian dành trên mạng Internet cao có mối tương quan chặt đến việc sử dụng các
diễn đàn trên mạng cũng như các đặc tính cá nhân sẽ thúc đẩy các cuộc thảo luận chính sách gia
tăng và các cuộc thảo luận chính sách sách trên mạng xã hội cũng tác động thúc đẩy hiệu quả
chính sách nội tác, cụ thể là làm gia tăng sự hiểu biết của người dân đối với chính sách công.


10

Hình 2.3: Mô hình ảnh hưởng của mạng xã hội đối với việc thảo luận chính sách công

Nguồn: Mou, Atkin, Fu, Lin, & Lau (2013)
Nghiên cứu về ảnh hưởng của các mạng xã hội đối với hành vi và thái độ đối với chính sách tại
Mỹ dựa trên dữ liệu khảo sát trong năm 2008 của Zhang, Johnson, Seltzer, & Bichard (2009) đã
khẳng định tác động tích cực của mạng xã hội đối với việc thúc đẩy quá trình thảo luận chính
sách công của người dân. Đồng thời, thông qua việc thảo luận trên mạng xã hội, niềm tin của
người dân đối với chính phủ cũng gia tăng đáng kể. Điều này hàm ý rằng việc gia tăng các cuộc
thảo luận trên mạng có ảnh hưởng tích cực đến lòng tin của người dân đối với chính phủ.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc sử dụng Facebook và việc tham gia vào chính sách công
của người trẻ ở Mỹ và người lớn ở Trung Quốc, Chan & Guo (2013) đã xác nhận xu hướng tập
hợp, thảo luận với những người có cùng”lập trường” trên mạng xã hội. Trong đó, các tác giả đã
xác nhận việc dùng các mạng xã hội ảnh hưởng tích cực đến việc tham gia của người dân đặc
biệt là người trẻ trong các vấn đề chính sách công.
Trong nghiên cứu của Lee (2006) về mối quan hệ giữa việc sử dụng Internet dưới các hình thức
khác nhau (lấy thông tin, giải trí và kết nối với người khác) và hai hình thức hiệu quả của chính
sách (nội tác và ngoại tác) đối với các sinh viên ở Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử
dụng Internet cho việc nhận thông tin và tương tác với người khác có thể thúc đẩy gia tăng kiến

thức về chính sách công của sinh viên. Hơn thế nữa, qua nghiên cứu này các tác giả cũng xác


11

nhận mối quan hệ giữa việc tiếp cận các trang thông tin về chính sách trên mạng có thể ảnh
hưởng tiêu cực đến niềm tin của sinh viên về hiệu quả hoạt động của chính quyền trong việc
đáp ứng nhu cầu của người dân. Ngoài ra nghiên cứu này cũng xác nhận các kênh thông tin trên
mạng hiện nay đã trở thành kênh tin tức chính mà các sinh viên tiếp cận.
2.3.3 Mạng xã hội, các tổ chức xã hội dân sự và doanh nghiệp
Waters, Burnett, Lamm, & Lucas (2009) nhấn mạnh rằng các trang mạng xã hội như Facebook
và Myspace đang đóng một vai trò là công cụ marketing quan trọng đối với các tổ chức phi lợi
nhuận cũng như vì lợi nhuận (doanh nghiệp) trong việc thu hút các thành viên sử dụng mạng xã
hội. Các trang mạng xã hội trở thành nền tảng tiếp cận, tương tác quan trọng trong chiến lược
quan hệ công chúng của mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Việc tương tác với công chúng qua
Facebook và mạng xã hội hỗ trợ cho việc đưa ra các sản phẩm mới của tổ chức tiếp cận với công
chúng, hơn thế nữa, mạng xã hội giúp gia tăng sự tồn tại thương hiệu của tổ chức đối với công
chúng.
Từ kết quả phân tích 275 tổ chức phi lợi nhuận (NGOs) trên Facebook, bằng phương pháp tiếp
cận phân tích nội dung, Waters, Burnett, Lamm, & Lucas (2009) khẳng định rằng các tổ chức
phi lợi nhuận đã tận dụng lợi thế của mạng xã hội để thực hiện các sứ mạng của họ. Nghiên cứu
chỉ ra rằng, các tổ chức phi lợi nhuận không thể gia tăng hiệu quả hoạt động của họ nếu không
phát triển mối quan hệ tương tác trên mạng xã hội với các bên liên quan của tổ chức đó. Dù rằng
các tổ chức phi lợi nhuận đã có sử dụng chủ yếu các công cụ mạng xã hội để mở rộng tầm ảnh
hưởng của tổ chức nhưng phần lớn sự tương tác giữa các tổ chức này là truyền thông một chiều.
Điều này làm giới hạn sự tương tác và tham gia của tổ chức và các bên liên quan của nó (Waters
& Jamal, 2011).
Không chỉ hướng đến đối tượng là các cá nhân, đối với các doanh nghiệp, theo Michaelidou
(2011) thì việc sử dụng các trang mạng xã hội cũng giúp xây dựng hình ảnh giữa doanh nghiệp
và các đối tác cũng như các bên liên quan của nó. Từ kết quả nghiên cứu của Michaelidou (2011)

cho thấy, xấp xỉ một nửa các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng mạng xã hội để tăng cường hoạt
động marketing trên các kênh này nhằm thu hút sự chú ý của các đối tác.


12

Tại Việt Nam, Lê Quang Bình và cộng sự (2016) đã thực hiện một chuyên khảo về không gian
xã hội dân sự Việt Nam thông qua khảo sát 152 cá nhân làm trong các tổ chức phi lợi nhuận tại
Việt Nam. Kết quả cho thấy, không gian xã hội dân sự ở Việt Nam đang ngày càng mở rộng và
nguyên nhân chủ yếu đến từ sự phổ biến của internet và mạng xã hội. Tuy vậy, nghiên cứu này
chưa đủ tính tin cậy về mặt phân tích định lượng khi việc thu thập mẫu với số lượng ít và bị
thiên lệch, đồng thời, một số mô hình chưa đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định phù hợp.
2.3.4 Mạng xã hội và sự tương tác người dân – cộng đồng và truyền thông
Trước khi có Internet, các cơ quan truyền thông như báo giấy, tivi và phát thanh là các kênh
truyền tin trong xã hội. Đồng thời, các cơ quan này cũng là những người nắm lấy độc quyền
trong nguồn tin với các lực lượng “săn” tin chuyên nghiệp. Kết quả nghiên cứu của Kenski &
Stroud (2006) khẳng định rằng các cơ quan truyền thông, xu hướng chính trị hay các bên liên
quan nhân khẩu học có ảnh hưởng đáng kể đến sự tham gia của người dân vào chính sách công.
Từ kết quả nghiên cứu của Hong (2012) cho thấy, các tổ chức truyền thông, báo chí đã nhận ra
tiềm năng của mạng xã hội như là một công cụ để “săn” tin và là kênh marketing hiệu quả để
thu hút người đọc. Từ bằng chứng thực nghiệm, ông khẳng định rằng việc hoạt động trên các
kênh mạng xã hội giúp thu hút các độc giả đối với cơ quan truyền thông và gia tăng lượng khách
hàng.
Broersma & Graham (2012) khi nghiên cứu về các cuộc bầu cử ở Anh và Hà Lan đã cho thấy
những kết quả quan trọng: báo chí đang nằm trong một xu hướng khủng hoảng về nguồn lực và
thời gian để “săn” các tin tức. Các phóng viên dựa trên công cụ mạng xã hội để bắt kịp với các
xu hướng thảo luận cũng như tập hợp các thông tin trên mạng để sản xuất các tin tức cho báo
chí. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Hermida (2009) khi chỉ ra rằng, báo chí từ giai
đoạn truyền thống chủ yếu tập trung vào các nguồn tin chính thống dịch chuyển sang các xu
hướng thảo luận, truyền thông trên mạng xã hội.

Tuy vậy, việc phân biệt đơn vị truyền thông theo truyền thống và mạng xã hội trở nên khó khăn
do sự gắn kết chặt chẽ giữa 2 bên. Giờ đây, các báo có xu hướng chuyển từ báo in sang báo điện
tử, ngay cả tờ báo lớn của Anh Independent cũng đã chuyển hoàn toàn sang hoạt động báo điện


13

tử4 nơi có nền tảng tích hợp chặt chẽ với các trang mạng xã hội. Ngoài ra, các trang mạng xã
hội như Facebook giờ đây có riêng các công cụ để tích hợp với các đơn vị báo chí để phát hành
các tin tức hay truyền hình trực tiếp.
2.4 Khe hở trong nghiên cứu
Thông qua lý thuyết nền tảng các bên liên quan trong quản trị nhà nước, tác giả tóm lược các
nghiên cứu đi trước về chủ đề nghiên cứu. Cụ thể:
Thứ nhất, về phương pháp phân tích: các nghiên cứu đi trước sử dụng nhiều phương pháp tiếp
cận khác nhau từ định tính đến định lượng.
Các nghiên cứu định lượng sử dụng dữ liệu điều tra, khảo sát để thực hiện kiểm định các mối
quan hệ khác nhau. Mặc dù đây là hướng tiếp cận rõ ràng và dễ kiểm định nhưng nó chứa đựng
nhiều hạn chế khi áp dụng trong chủ đề nghiên cứu này. Đầu tiên là xác suất bị thiên lệch hay
khả năng dữ liệu không mang tính đại diện cho tổng thể là rất cao, với lượng mẫu đại diện của
các nghiên cứu tự khảo sát thấp (như Mou, Atkin, Fu, Lin, & Lau (2013) hay Lee (2006)). Đối
với các nghiên cứu thực hiện dựa trên các dữ liệu khảo sát mang tầm quốc gia như Kenski &
Stroud (2006) có thể khắc phục được vấn đề thiếu tính đại diện của mẫu nhưng vẫn gặp khó
khăn khi nhà nghiên cứu không chủ động trong thiết kế các nghiên cứu và bảng hỏi phù hợp với
mục tiêu nghiên cứu.
So với các nghiên cứu định lượng, các nghiên cứu định tính đa dạng và phổ biến hơn. Từ các
nghiên cứu dựa trên nội dung chia sẻ, nghiên cứu tình huống hay dựa trên tập hợp các nghiên
cứu khác tùy theo từng khía cạnh nghiên cứu của các tác giả khác nhau.
Thứ hai, về phạm vi nghiên cứu: không gian nghiên cứu của các nghiên cứu đi trước chủ yếu
được thực hiện ở Mỹ, một số nghiên cứu khác được thực hiện ở Trung Quốc và các quốc gia
khác. Vì sự đa dạng trong bối cảnh của các nước nên các nghiên cứu ở các không gian nghiên

cứu khác nhau có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, một số không gian có môi trường văn hóa tự do
trong tiếp cận Internet và sử dụng nhiều mạng xã hội khác nhau, một số khác thì chính quyền
4

Tờ The Independent của Anh ngừng phát hành báo giấy, link truy cập ngày 1/4/2016, />

14

thực hiện kiểm soát hoạt động cũng như nội dung trên mạng xã hội. Đồng thời, sự khác biệt về
trình độ phát triển, văn hóa cũng tạo ra sự đa dạng có thể mang đến các kết quả khác biệt lớn
giữa các không gian nghiên cứu khác nhau.
Thứ ba, về chủ đề nghiên cứu: các nghiên cứu đi trước đã thực hiện các nghiên cứu từng khía
cạnh tương tác khác nhau giữa các bên dưới ảnh hưởng của mạng xã hội hay từng đối tượng
như sinh viên, người dân, …
Tại Việt Nam, số nghiên cứu về các chủ đề liên quan là hạn chế, theo tác giả tìm hiểu, chưa có
một nghiên cứu nào về ảnh hưởng của mạng xã hội đến quản trị nhà nước hay chính sách công
tại Việt Nam được công bố5. Như vậy, đây là khe hở nghiên cứu cốt lõi thúc đẩy tác giả thực
hiện đề tài này.

Ngoại trừ một cuốn sổ tay báo cáo về phong trào 6700 cây xanh của Viện SIEE, địa chỉ truy cập:
/>5


15

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương 3, tác giả lần lượt đưa ra quy trình nghiên cứu của đề tài. Theo đó, tác giả đưa
ra mô hình nghiên cứu đề xuất và xác định phương pháp nghiên cứu phù hợp. Đồng thời tác giả
thiết kế các nghiên cứu tình huống điển hình và các bước phân tích để giải quyết các vấn đề
nghiên cứu đã đặt ra.

3.1 Quy trình nghiên cứu
Để trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu, bài nghiên cứu được thực hiện thông qua các bước sau:
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Mục tiêu nghiên
cứu

Cơ sở lý thuyết

Các lý thuyết
nền tảng

Mục tiêu
nghiên
cứu

Thu thập dữ liệu và
phân tích

Kết quả

Kết luận

Lựa chọn tình huống
điển hình

Xây dựng mô

Mối quan hệ

hình nghiên


tương tác giữa các

Kết luận và

bên trong quản trị

hàm ý

cứu, lựa chọn
phương pháp
nghiên cứu

Phân tích

nhà nước dưới
ảnh hưởng của

chính sách

Facebook

Khảo
các

lược
nghiên

cứu đi trước
Nguồn: Tác giả tổng hợp



16

3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Dựa trên nền tảng lý thuyết các bên liên quan trong quản trị nhà nước và từ khe hở trong các
nghiên cứu hiện tại, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu trong đề tài với các bên liên quan chính:
chính quyền, người dân – cộng đồng, các tổ chức xã hội dân sự, doanh nghiệp, các đơn vị truyền
thông và mạng xã hội Facebook.
Mô hình nghiên cứu đề xuất được tác giả điều chỉnh từ lý thuyết về các bên liên quan trong quản
trị công của Bovaird & Löffler (2009) dựa trên nền tảng quản trị nhà nước tại Việt Nam của
Phạm Duy Nghĩa (2015) và mục tiêu nghiên cứu của đề tài này. Theo đó, so với nền tảng lý
thuyết của Bovaird & Löffler (2009), tác giả giản lược 2 bên liên quan là: các đại biểu dân cử
và các tổ chức thương mại.
Tại Việt Nam, các đại biểu dân cử không phải là các nghị viên chuyên nghiệp mà phần lớn là
các nhân viên làm việc trong hệ thống đảng, chính quyền6; số lượng đại biểu làm việc ngoài
đảng-chính quyền rất ít và hoạt động mờ nhạt. Do đó, tác giả cho rằng các đại biểu dân cử từ
mô hình của Bovaird & Löffler (2009) có thể được gộp vào nhân tố chính quyền khi nghiên cứu
trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay.
Các tổ chức thương mại cũng như các đại diện tổ chức thương mại là có ảnh hưởng đến các hoạt
động trong quản trị nhà nước bằng các quy định hay các điều khoản tham gia ký kết, điều này
ảnh hưởng trực tiếp lên chính quyền. Tuy vậy, đối với chủ đề nghiên cứu này, tác giả đi sâu vào
phân tích sự tương tác của các bên liên quan dưới ảnh hưởng của mạng xã hội đối với chính
sách công, do đó, các tổ chức thương mại có thể được giản lược trong mô hình nghiên cứu đề
xuất.
Tác giả đưa nhân tố mạng xã hội vào mô hình đề xuất với giả định rằng Facebook là một nền
tảng kết nối, giao tiếp và tương tác giữa các bên trong quản trị nhà nước trong các vấn đề chính

Theo cơ cấu bầu cử Quốc hội dự kiến năm 2016, trong số 500 đại biểu quốc hội chỉ có 35 đại biểu là ngoài đảng
và chỉ 7 người là doanh nhân, thông tin từ báo Tiền phong: />Kết quả bầu cử chính thức: 496 đại biểu trong đó có 95.8% là đảng viên và chỉ 2 người tự ứng cử được bầu vào

Quốc hội khóa mới, địa chỉ truy cập: />6


17

sách công. Điều này hàm ý rằng Facebook trở thành một môi trường chứa đựng các bên liên
quan trong quản trị nhà nước, trong đó, các bên liên quan có thể tương tác với nhau về các vấn
đề chính sách công ở Việt Nam.
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Chính
quyền

Doanh
nghiệp

Vấn đề

Mạng xã hội Facebook

Truyền
thông

chính
sách công
Công dân

Các tổ
chức xã hội
dân sự


Cộng đồng

3.3 Phương pháp nghiên cứu tình huống
3.3.1 Định nghĩa
Theo Dul & Hak (2008), phương pháp nghiên cứu tình huống là phương pháp tập trung vào việc
mô tả, hiểu rõ, dự đoán và/hay kiểm soát các vấn đề riêng biệt (như hộ gia đình, con người, tổ
chức, nhóm, tổ chức, văn hóa,..).
Trong khi đó, theo B. R. K. Yin (1994) một nghiên cứu tình huống là một quá trình thu thập
thông tin thực chứng, điều tra một hiện tượng xảy ra trên thực tế nằm trong bối cảnh đời sống
thực đặc biệt khi hiện tượng và bối cảnh không có bằng chứng rõ ràng. Bên cạnh đó, Zucker
(2009) cho rằng những điểm cốt lõi của một nghiên cứu tình huống là những giá trị thông tin và
bằng chứng khoa học.


×