Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Văn học nhà văn quá trình sáng tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.09 KB, 17 trang )

VĂN HỌC – NHÀ VĂN – QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC
I. Văn học
1. Khái niệm văn học: Văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của cuộc sống xã
hội và con người.
- Nghĩa rộng: Văn học sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật. Theo nghĩa này thì không chỉ có văn
bản thơ, truyện, kịch, mà các văn bản hịch, cáo, chiếu, biểu, sử kí của thời trung đại hoặc kí, tạp văn của
thời hiện đại ... đều có thể coi là văn học.
- Nghĩa hẹp: các sáng tác có hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng hư cấu (tức là tạo ra những
hình tượng bằng tưởng tượng) như sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, thơ,
phú,...
2. Văn nghệ thuật
- Hình tượng nghệ thuật là gì ?
Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống trong các hiện tượng riêng biệt của nó, hình tượng bao hàm
sự thống nhất biện chứng giữa thuộc tính chung và cá biệt. Nó hiện ra một cách cụ thể, độc đáo, không lặp
lại nhưng chứa đựng những thuộc tính chung của hiện tượng, sự vật, chứa đựng quy luật chung của đời
sống, là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện lại một cách sáng tạo trong những tác phẩm nghệ
thuật. Đó có thể là một đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội được cảm nhận.
- Hình tượng nghệ thuật chuyển tải tư tưởng, tình cảm, thẩm mĩ.
+ Hình tượng nghệ thuật có thể tồn tại qua giá trị vật chất nhưng giá trị của nó bao giờ cũng ở
phương diện tinh thần. Người đọc không chỉ thưởng thức cuộc đời thực trong tác phẩm mà còn cảm nhận
được sự suy tư, lòng trắc ẩn và cả nụ cười ẩn trong cuộc đời ấy. Hình tượng nghệ thuật thể hiện tập trung
các giá trị nhân học và thẩm mĩ nghệ thuật bằng ngôn từ nghệ thuật.
+ Hình tượng nghệ thuật là phương tiện giao tiếp đặc biệt, không chỉ là thế giới đời sống mà còn là
thế giới biết nói. Thông qua các chi tiết, nhân vật, cảnh vật và quan hệ giữa các nhân vật, nhà văn gửi gắm
tình cảm của mình đến với bạn đọc, truyền cho người đọc cách cảm, cách nghĩ về cuộc đời, gợi lên một
cách hiểu, một quan niệm về cuộc sống.
a. Đặc trưng ngôn từ nghệ thuật
- Ngôn từ là chất liệu để tạo nên tác phẩm văn học. “Ngôn từ là yếu tố thứ nhất của văn học”
(M.Gorki). Ngôn ngữ giàu tính hình tượng nhất và giàu sức biểu hiện nhất, được tổ chức một cách đặc
biệt để phản ánh đời sống, thể hiện tư tưởng tình cảm và tác động thẩm mĩ đến người đọc. Cần phân biệt:
+ Nghệ thuật ngôn từ là bàn về đặc trưng cơ bản của văn học với tư cách là một loại hình nghệ thuật


lấy ngôn từ làm chất liệu.
+ Ngôn từ nghệ thuật là kết quả của những biện pháp tu từ cùng những quy tắc tổ chức lời văn nhằm
góp phần bộc lộ những giá trị tư tưởng thẩm mĩ trong một tác phẩm cụ thể.
- Ngôn từ văn học có tính nghệ thuật và thẩm mĩ.
- Ngôn từ văn học dùng để sáng tạo hình tượng, tức là nói tới một thế giới tưởng tượng.
- Ngôn từ văn học mang tính biểu tượng và tính đa nghĩa, tính hình tượng, tính truyền cảm, tính
chính xác và tinh luyện.
1


Ngoài ra còn ngôn từ văn học còn có một số đặc trưng khác như: tính cá thể, tính hệ thống, tính đa
phong cách.
b. Kĩ năng riêng của tính phi vật thể của ngôn ngữ
Tính độc đáo của chất liệu xây dựng nên hình tượng văn chương là ngôn từ đã khiến cho hình tượng
văn chương mang tính phi vật thể.
Do lấy ngôn từ làm chất liệu, văn học chỉ xây dựng được hình tượng “phi vật thể”, có khả năng tác
động vào trí tuệ, vào liên tưởng của con người.
Ngôn từ giúp văn học đạt được tính vạn năng trong việc chiếm lĩnh được tất cả những gì mắt thấy
tai nghe, tái hiện được cả mùi, vị, nắm bắt được những điều mơ hồ, vô hình nhưng có thật trong cảm giác
của con người.
Với chất liệu ngôn ngữ, văn chương cũng tạo ra những hình tượng, bức tranh, những hình tượng
văn chương lấy ngôn từ làm chất liệu chỉ tác động vào trí tuệ, gợi lên liên tưởng và tưởng tượng trong tâm
trí người đọc, do đó mà ít xác định hơn, mơ hồ hơn.
Tính phi vật thể có thể phản ánh quá trình vận động không ngừng của đời sống trong không gian và
thời gian ở bất kì giới hạn nào. Chỉ có ngôn ngữ văn học mới tái hiện cụ thể, sinh động nhất từng hiện
tượng, sự vật – cái mà những loại hình nghệ thuật khác không thể làm được. Cái hữu hình, thơ mộng của
đời sống trong không gian và thời gian làm sao hội hoạ, kiến trúc có thể tái tạo được ? và ta có thể cảm
nhận được bằng cả thị giác, thính giác, xúc giác những âm hưởng ấy.
Tóm lại, với phương tiện ngôn ngữ, văn chương lại hầu như không bị giới hạn về quy mô phản ánh
cuộc sống, cả thời gian lẫn không gian. Sử dụng ngôn ngữ mang tính phi vật thể để tạo dựng hình tượng,

các nhà văn còn có thể đi sâu vào thế giới bên trong của hiện thực, mở ra chân trời tưởng tượng về thế giới
tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của con người. Và hình tượng văn học có sức gợi sâu xa, tạo nên tính đa dạng
trong quá trình cảm thụ, lúc này, người đọc không chỉ là người chiêm ngưỡng, cảm thụ mà còn là người
đồng sáng tạo các hình tượng, tạo nên một thế giới thứ ba trong tâm hồn mình. Đó là những kĩ năng của
tính phi vật thể của ngôn ngữ, là đặc điểm sức mạnh của văn chương.
c. Tính đa nghĩa của ngôn từ nghệ thuật.
- Tính đa nghĩa thực ra là làm cho chúng có nhiều tầng nghĩa.
- Tính biểu tượng làm cho ngôn từ văn học có khả năng biểu đạt rộng và phong phú hơn so với
ngôn từ trong giao tiếp thông thường, vì vậy mà ngôn từ văn học thường có tính đa nghĩa, biểu hiện
những ý ngoài lời, làm cho biên độ nghĩa của từ luôn được mở rộng: nghĩa đen – nghĩa bóng; nghĩa chính
– nghĩa phụ; nghĩa biểu hiện – nghĩa tình thái... Ngôn ngữ văn chương dung chứa cả ý nghĩa bề mặt lẫn bề
sâu, cả những đặc trưng hiển hiện lẫn những đặc trưng ngầm của sự vật, hiện tượng, có lúc nó khai thác sự
phong phú của các sắc thái nghĩa để nói lên nhận thức về cuộc sống và biểu hiện tư tưởng, tình cảm của
con người.
- Tính đa nghĩa của ngôn từ nghệ thuật được tạo nên từ những phương thức nào ? Nhờ các hình thức
của phép chuyển nghĩa được sử dụng như so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, tượng trưng,...mà một từ
vốn chỉ định một sự vật, hiện tượng nào đó có thể chuyển sáng chỉ định một sự vật, hiện tượng khác trong
ngữ cảnh thích hợp. Tác giả thường cố làm cho ngôn từ có sức sống – sức sống trinh nguyên hoặc sức
2


sống mới, không để cho các từ ngữ nằm bẹp trong câu, làm cho chúng tạo được hình khối đồng thời có
sức ngân vang. Chính phép chuyển nghĩa làm cho khả năng vận dụng của một nhà văn trở nên phong phú
hơn, với một số lượng từ hữu hạn, có thể diễn tả những sự vật, hiện tượng vô hạn.
- Tác dụng của tính đa nghĩa
+ Tính đa nghĩa làm cho câu văn, lời thơ không chỉ có nghĩa tường minh mà còn chứa đựng nghĩa
hàm ẩn, do đó lời văn nghệ thuật thường hàm súc, lời ít ý nhiều, “ý tại ngôn ngoại”.
+ Ngôn từ là công trình sáng tạo vĩ đại của con người trải qua hàng ngàn năm lịch sử - tiêu biểu bật
nhất cho bản chất và sức mạnh của con người. Ngôn từ trong văn học không hề là vẻ đẹp của đồ trang sức
hay trò chơi phù phiếm – mà đó là vẻ đẹp toả ra từ tâm hồn và ánh lên từ cuộc sống, qua sự mài giũa và

tinh luyện của tác giả. Dùng ngôn từ làm chất liệu sáng tác, văn chương có những đặc điểm, ưu thế đáp
ứng được yêu cầu phản ánh cuộc sống một cách phong phú đa dạng mà các nghệ thuật khác không có
được. Nói như Pau-tốp-xki: “Thơ ca có một đặc tính kì lạ. Nó trả lại cho chữ cái tươi mát, trinh bạch ban
đầu. Những chữ tả tơi nhất mà chúng ta đã nói đến cạn cùng, đến mất sạch tính chất hình tượng, đối với
chúng ta còn lại chẳng khác gì một cái vỏ chữ, nhưng chữ ấy trong thi ca lại sáng lấp lánh, lại kêu giòn và
toả hương.”
d. Các chức năng, các ý nghĩa và giá trị của văn học:
“Văn học đâu chỉ là chuyện văn chương mà thực chất là cuộc đời”. Từ đời sống mà ra văn học và
trở lại tác động đến đời sống làm cho cuộc sống của chúng ta có thêm ý nghĩa phong phú. Vì thế văn học
giúp con người thấy rõ mục đích cuộc sống của mình, giúp con người trau dồi tư tưởng, tình cảm, đạo đức
ngày một tốt đẹp hơn. Với tầm quan trong như thế thì chức năng, ý nghĩa, giá trị của văn học thật hữu ích
cho chúng ta đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu.
* Chức năng của văn học
Văn học có chức năng quan trọng đối với cuộc sống con người. Con người cần đến văn học vì văn
học làm cho đời sống tinh thần của con người đẹp hơn. Như Tố Hữu viết: “Làm cho con người sống đầy
đủ hơn cuộc sống của mình, biết rõ mình là cái gì, mình là ai, phải sống sao cho phải, biết hết những khả
năng vĩ đại của mình”. Vì vậy văn học là một hoạt động đa chức năng.
- Chức năng nhận thức
+ Văn học thức tỉnh con người trước cái trăm năm, đặt con người đối diện với cái nghìn năm và
giúp con người nhìn lại chính mình.
+ Văn học mở ra cho chúng ta một chân trời mới, đưa ta đến những miền chưa đến, cho ta sống
những gì ta đánh mất, cho ta biết được nhiều cuộc đời, khám phá được thế giới tinh thần của con người.
Đến những chân trời mới mà văn học mở ra đâu chỉ là sống những thời đã qua hay chưa tới mà còn được
sống và biết được nhiều cuộc đời. Văn học góp phần làm phong phú thêm nhãn quan, hình thành thái độ
mỗi con người đối với cuộc sống.
+ Văn học hình thành thái độ của con người đối với chính mình, tự nhận thức về bản thân mình.
Đọc một tác phẩm, soi mình vào trang sách, vào những việc làm hành động của nhân vật, ta tự kiểm soát
bản thân mình, về những hành động suy nghĩ chưa phải của mình. Để rồi tự sửa chữa điều chỉnh theo
3



hướng tích cực. Vì thế văn học có tác dụng hữu ích trong việc rèn luyện đạo đức, nhân phẩm của con
người.
- Chức năng giáo dục
+ Muốn nhận thức một cách đúng đắn thì phải được giáo dục toàn diện. Vì thế chức năng giáo dục
của văn học vô cùng quan trọng trong mọi thời đại. Văn học vừa bồi đắp tư tưởng tình cảm cho con người
vừa thanh lọc tâm hồn con người. Văn học hướng chúng ta đến những tư tưởng cao đẹp, biết đâu là điều
đáng yêu đáng ghét, biết trân trọng cái thiện, cái đẹp, đồng thời biết căm ghét và lên án cái xấu xa, độc ác
vô nhân đạo. Và thanh lọc tâm hồn bởi những suy nghĩ đen tối, những xấu xa, ích kỉ để tâm hồn được
trong sáng, đẹp đẽ, tự nhiên như cây cỏ hoa lá. Việc bồi đắp, thanh lọc của văn học âu cũng là ước mơ,
mong muốn của tác giả: trên thế giới này, tất cả mọi người đều có những hành vi cao cả và đẹp đẽ.
+ Ước mơ đó có khi được thể hiện trực tiếp bởi những lời kêu gọi nhưng cũng có khi được gửi gắm
qua nhân vật, hình tượng nghệ thuật nào đó trong tác phẩm. Lúc ấy chẳng có nên, chớ, đừng, hãy mà tự
dưng mỗi chúng ta cảm thấy đúng, sai, tốt, xấu,... Khi đó là lúc mà văn học phát huy chức năng tự giáo
dục. Thật đúng khi nhà triết học người Đức nói rằng: “văn học không giáo dục ai mà chuẩn bị cho con
người những điều kiện để tự giáo dục”. Tự giáo dục là một nhu cầu rất tự nhiên, không áp đặt mà rất hiệu
quả. Không có ai hiểu mình bằng chính mình, vì thế văn học giúp con người tự xây dựng tâm hồn và tính
cách của mình qua tác phẩm văn học, đặc biệt là hình tượng nghệ thuật. Nhưng có phải mọi tác phẩm văn
học đều có ý nghĩa tích cực ? Bên cạnh những tác phẩm chân chính – những tác phẩm “nằm ngoài mọi
định luật băng hoại của thời gian, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” (Sđrin – Xantưcôp) giúp con
người trở nên người hơn thì có những tác phẩm văn học đồi truỵ, tiêu cực đưa con người trở về với bản
năng của sinh vật. Vì thế nếu chúng ta chọn đúng tác phẩm văn học mà đọc, mà tìm hiểu, khám phá nó thì
khi ấy chức năng giáo dục của văn học càng phát huy cao độ.
- Chức năng thẩm mĩ
+ Mục đích của chức năng giáo dục, nhận thức là nhằm hướng con người đến cái đẹp, cái hay, chân
trời của “Chân – Thiện – Mĩ”. Khi đó văn học có chức năng thẩm mĩ, là chức năng đặc trưng, đóng vai trò
như một hệ thống của các chức năng.
+ Về phía người sáng tác: Khi người nghệ sĩ sáng tạo ra một tác phẩm văn học cũng là lúc họ đang
đi đến cái hay, cái đẹp. Một hành trình vô cùng vất vả và gian khổ nhưng đầy thích thú và say mê. Bởi khi
bắt tay vào viết tác giả phải tìm kiếm ngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật, cách diễn đạt sao cho hay và hợp lí

nhất, để tạo ra một hình tượng nghệ thuật, một tứ thơ độc đáo nhất. Nhưng cũng chính trong quá trình ấy,
văn học đã mang đến một nguồn sinh khí làm xua tan bao nỗi vất vả, đã mang đến một ngọn lửa rực cháy
làm dấy lên trong lòng tác giả những thích thú, say mê, nhiệt huyết,...
+ Về phía người tiếp nhận: Chính niềm thích thú say mê trong quá trình sáng tác mang lại cho độc
giả một sự thích thú thẩm mĩ. Khi đọc một tác phẩm văn học là lúc ta có nhu cầu thưởng thức cái hay cái
đẹp. Bởi cái vẻ đẹp của tác phẩm làm rung động trái tim của bao người như bất cứ sự rung động khác
trước cái đẹp trong cuộc đời. Nhưng độc giả không chỉ có nhu cầu thưởng thức mà còn có nhu cầu sáng
tạo, đồng sáng tạo với tác giả.
- Chức năng giao tiếp
4


Giao tiếp là một nhu cầu không thể thiếu của mỗi con người trong xã hội. Không ai có thể sống mà
không giao tiếp. Bởi giao tiếp chúng ta hiểu biết thêm về những điều đã biết, cung cấp cho chúng ta về
những điều chưa biết, nó giúp cho ta có thể sống hoà hợp với cộng đồng hơn. Cũng chính vì vậy mà giao
tiếp trở thành một chức năng không thể thiếu trong văn học.
Tác phẩm văn học là một nhịp cầu nối trái tim giữa người viết và người đọc. Bởi văn chương là nơi
bộc bạch của trí tuệ và tâm hồn. Mà trong đó các nhà văn dùng ngôn ngữ để phơi bày những dòng cảm
xúc, thái độ, tâm trạng, phản ứng của họ đối với cuộc sống. Đồng thời người đọc có thể giao lưu tiếp xúc
để hiểu thêm những điều mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm ấy. Có những nhận xét, đồng cảm trước thái
độ của tác giả. Như vậy chính tác phẩm văn học làm cho độc giả và tác giả xích lại gần nhau hơn. Như Tố
Hữu đã nói “Viết văn, thơ là một điệu hồn đi tìm hồn điệu”.
Ngôn ngữ của văn học là phương tiện rèn luyện kĩ năng diễn đạt cho độc giả và tác giả được tốt hơn.
Với một tác phẩm văn học, nhờ cách diễn đạt ý nhị, hàm súc, gãy gọn, lựa chọn ngôn ngữ hay, đẹp của tác
giả giúp cho kĩ năng giao tiếp của người đọc thành thục, nhuần nhuyễn hơn, vốn từ phong phú hơn.
Không những thế, đối với tác giả trong quá trình viết cũng là lúc vừa nảy sinh ý tưởng vừa tìm kiếm ngôn
ngữ để diễn đạt. Vì thế vốn từ của tác giả cũng tăng lên và kĩ năng giao tiếp trong đời sống được tốt hơn.
- Chức năng giải trí
Bên cạnh chức năng giao tiếp, văn học còn có chức năng giải trí, nhưng đây không phải là giải trí
thông thường mà là sự giải trí có tính nghệ thuật. Một sự giải trí nhẹ nhàng, thanh cao và trong sáng. Có

nghĩa là sự giải trí trong văn học không những giúp chúng ta giải toả bớt sự căng thẳng, mệt nhọc, đem lại
phút giây thư giãn mà khi đắm mình trong không gian nghệ thuật ấy, văn học thanh lọc tâm hồn chúng ta
thêm trong và cung cấp thêm những hiểu biết về cuộc sống, xã hội, học tập,...Có lẽ văn học đã đem đến
cho nhân loại chúng ta một cách nghỉ ngơi lí thú, như Raun Gamzatốp đã từng nói “Thơ vừa là nơi ngơi
nghỉ, vừa là nơi cho ta dừng chân và vừa là cuộc hành trình khiến ta hứng thú”. Chính vì vậy, giải trí bằng
văn học vừa mang lại niềm vui phấn khích như các hình thức vui khác, vừa làm cho con người trở nên có
văn hoá hơn, hiểu và đáng yêu hơn.
Những chức năng của văn học không tồn tại tách rời mà gắn bó chặt chẽ với nhau, làm tốt chức
năng này thì đồng thời cũng tạo điều kiện để các chức năng khác phát huy tác dụng. Toàn bộ các chức
năng của văn học luôn tác động qua lại với nhau, luôn tồn tại trong mối quan hệ chuyển hoá nhân quả, và
tuỳ theo điều kiện lịch sử cụ thể của sự phát triển văn học ở các thời đại khác nhau, các dân tộc khác nhau,
mối tương quan và trọng tâm của các chức năng cũng thay đổi. Điều đó đòi hỏi khi xem xét chức năng
của văn học phải có quan điểm lịch sử đúng đắn.
* Ý nghĩa của văn học
Văn chương là hình ảnh của muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm ta
không có, luyện những tình cảm sẵn có, đưa ta đến tư tưởng của văn học, ta nghe đâu đó câu nói của Tsécnư-sép-ski cách đây một trăm năm: “Nội dung của tác phẩm văn học tác động đến trí tưởng tưởng và làm
thức dậy người đọc những ý niệm và cảm xúc cao thượng”.
Những tác phẩm có giá trị tư tưởng cao ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần quần chúng,
góp phần giúp họ thêm nghị lực đấu tranh, chống lại chế độ xã hội đương thời bất công và tàn bạo. Văn
5


học giúp ta nhìn lại tư tưởng lỗi thời lạc hậu của chế độ phong kiến để từ đó thấm sâu vào trong ta một tư
tưởng mới tiến bộ của chủ nghĩa xã hội.
e. Giá trị của văn học
* Giá trị thẩm mĩ
Là vẻ đẹp do văn học tạo nên. Bởi con người luôn cần cảm thụ và thưởng thức cái đẹp. Cái đẹp ở
đây chính là vẻ đẹp của cuộc sống thường ngày. Vì thế, văn học tạo nên những bức tranh, những hình
tượng sống động, độc đáo, giàu ý nghĩa, có sức lôi cuốn và lay động tâm hồn con người – những hình
tượng mang tính chất thẩm mĩ mà con người đã và đang thể nghiệm trong cuộc sống. Giá trị thẩm mĩ mà

văn học đem lại không chỉ là cái đẹp, cái cao cả mà còn có cái xấu, cái đen tối, đau khổ trong cuộc đời. Để
từ đó hướng tới cái đẹp toàn diện, đích thực trên cơ sở cái xấu, cái đen tối. Trong thực tế các tính chất ấy
nhiều khi xuất hiện phân tán mờ nhạt, còn trong văn học thì chúng được biểu hiện tập trung đến mức gây
ấn tượng khó phai.
Đặc điểm nổi bật của giá trị thẩm mĩ là nó hấp dẫn con người một cách vô tư, bằng chính sự hứng
thú của hoạt động thưởng thức. Bằng những hình ảnh hư cấu, tưởng tượng, nó giúp con người thoát ra
khỏi thực tại đời sống để sống bằng những tình cảm và mơ ước với nhiều cuộc đời, số phận, hoàn cảnh đa
dạng bất ngờ. Vì thế văn học phát huy tưởng tượng của người đọc, làm cho tinh thần của họ được phong
phú.
* Giá trị nghệ thuật
Toàn bộ những phương thức, phương tiện, kĩ xảo được nhà văn dùng để xây dựng hình tượng nghệ
thuật mang giá trị thẩm mĩ sẽ tạo thành giá trị nghệ thuật cho văn học.
- Trước hết là cách nhà văn sử dụng ngôn ngữ (cách dùng từ, đặt câu, gieo vần, cách ví von, ẩn dụ,
cách trần thuật, cách gọi tên nhân vật,...)
- Thứ hai là cách nhà văn chọn lọc các chi tiết, cách miêu tả nhân vật, tình huống, cách phân tích tâm
lí.
- Cuối cùng là cách kết cấu tác phẩm: mở đầu ở đâu, triển khai như thế nào và kết thúc ra sao thì gây
được ấn tượng thú vị cho người đọc.
Nhà văn thiếu tài năng thì giá trị thẩm mĩ cũng giảm sút.
* Giá trị nhận thức
Thông qua hình tượng nghệ thuật, văn học nâng cao năng lực nhận thức cho con người. Khác với
khoa học là nâng cao nhận thức các quy luật của thế giới khách quan, văn học nâng cao nhận thức sự thật
và ý nghĩa đời sống khách quan. Thông qua các hình tượng nghệ thuật, văn học giúp người đọc nhìn thấy
những sự thật của nhân sinh, nhận biết cái đẹp, cái xấu, cái cao cả và cái thấp hèn,...
Văn học đặc biệt coi trọng sự nhận thức về giá trị con người. Qua lăng kính văn học, người ta nhận
ra những giá trị về nhân cách, những biến đổi tinh vi trong đời sống tâm hồn, những biểu hiện khác nhau
của tội ác, sức mạnh của cái thiện và lẽ công bằng ở đời.
Từ các nhận thức đó, văn học soi rọi cho người đọc ánh sáng lí tưởng, nâng đỡ niềm tin vào cuộc
đời, khơi gợi ở họ tình yêu đối với cuộc sống. Vì thế giá trị nhận thức thấm nhuần tính chất nhân văn.
6



Như vậy, chức năng, giá trị, ý nghĩa của văn học rất to lớn, vô cùng quan trọng trong cuộc sống của
chúng ta. Vì thế, ngay từ bây giờ chúng ta hãy dành thời gian để thưởng thức những tác phẩm văn học có
giá trị cao, lúc đó, chúng ta sẽ cảm nhận hết cái hay cái đẹp, sự hữu ích mà văn học mang đến.
4. Nguyên tắc phân chia các thể loại văn học.
Sự phân chia thể loại văn học, thực chất là phân loại nội dung và hình thức thể loại. Thông thường
có các tiêu chí cơ bản để phân chia các thể loại văn học như sau:
- Tiêu chí hình thức lời văn: được sử dụng để phân biệt thơ văn vần hay thơ văn xuôi; truyện văn
xuôi hay truyện thơ, kịch thơ hay kịch nói,... từ hình thức lời văn phải dẫn đến khái niệm thể văn, tức hình
thức lời văn được tổ chức theo một thể thức nhất định. Ví dụ như thơ lục bát, song thất lục bát,...
- Tiêu chí dung lượng tác phẩm: là căn cứ quan trọng để phân biệt thơ với trường ca, khúc ngâm,
phân biệt truyện vừa, truyện dài, truyện ngắn, kịch ngắn (một hồi) với kịch nhiều hồi,...
- Tiêu chí cảm hứng, tình điệu: tức dựa vào tính chất của cảm xúc để làm cơ sở cho sự phân biệt
giữa bi kịch với hài kịch, chính kịch, ngụ ngôn với truyện cười,...
- Tiêu chí nội dung thể loại: phân loại văn học dựa trên đặc trưng loại hình lặp lại có hệ thống của
đề tài. Theo các học giả Xô – Viết, có ba nhóm nội dung thể loại chủ yếu là:
+ Thể loại lịch sử dân tộc: bao gồm các tác phẩm khái quát và miêu tả các sự kiện lịch sử lớn lao có
liên quan đến vận mệnh quốc gia, dân tộc như I-li-át, Chiến tranh và hoà bình, Đất nước đứng lên,...
+ Thể loại thế sự bao gồm các tác phẩm hướng tới lí giải các phương thức và tính chất sinh hoạt dân
sự, công cộng xã hội với những quan niệm về công lí, đạo đức nhân sinh,...như thơ Nguyễn Bính, Nguyễn
Khuyến, Tú Xương,...đều chan chứa cảm hứng thế sự.
+ Thể loại đời tư là những tác phẩm có ý thức tạo dựng đời sống và số phận của những cá nhân
riêng biệt trong mối quan hệ với môi trường xung quanh.
Các thể loại trên không tồn tại tách biệt nhau mà đan cài, chuyển hoá vào nhau chặt chẽ trong cùng
một tác phẩm.
II. Nhà văn
1. Tư chất nghệ sĩ: Giàu tình cảm, tâm hồn phong phú, nhân cách đẹp.
a. Giàu tình cảm
Trong khoa học, tình cảm nằm ngay trong tiền đề sáng tạo, còn trong văn học tình cảm nằm ngay

trong thành phần sáng tạo. Và tình cảm trong nhà văn được Lê Duẩn phát biểu cụ thể hơn: Nói nghệ thuật
là nói đến quy luật riêng của tình cảm vậy tình cảm chứ không phải yếu tố nào khác, đó là một phần tạo
nên tư chất của nhà văn bởi nó là ngọn nguồn sâu xa nhất của cái đẹp và là nguồn sống của cái đẹp.
Tình cảm của người nghệ sĩ chính là trái tim mãnh liệt và nồng cháy của mình trước cuộc sống và cả
trong sáng tác. Bởi tình cảm trong nhà văn như yêu, ghét, vui, thương mến hay căm giận, hờn dỗi đều đến
độ mãnh liệt... Gặp cái gì hay và đáng yêu thì họ ôm choàng lấy, nếu gặp điều đáng giận thì họ sẽ bác bỏ
(Lỗ Tấn). Ngô Thì Nhậm cũng nói đến tình cảm mãnh liệt, thắm thiết đó ở tình cảm nhà văn: Tình cảm
ấy dồi dào thì thơ nảy sinh, hoặc là tình cảm nam nữ thương nhau, hoặc tình vợ chồng nhớ nhau... Niềm
vui thích của ta ở triều chính thì ta cũa biết trong việc triều chính cũng có tình cảm nam nữ , nỗi nhớ
7


mong của ta là ruộng vườn thì ruộng vườn có cái tình vợ chồng. Và nhà văn là người sáng tạo ra cái đẹp
nghệ thuật cho con người và cuộc đời nên người nghệ sĩ ấy không thể thiếu được một trái tim mãnh liệt,
phong phú và sâu sắc.
Tâm hồn nhạy cảm là sự thể hiện của trái tim giàu tình cảm của nhà văn. Đó là nhà văn thâm nhập
vào đối tượng với một con tim nóng hổi, chuyển hoá cái đối tượng khách quan thành cái chủ quan đến
mức “Tưởng như chính mình sinh ra cái khách quan ấy”. Để từ đó khi viết họ dùng cái vốn bản thân sống
sâu nhất cảm nhận cuộc đời, ví dụ như trong một cái thời có thể gọi như một trận địa giai cấp, người dân
lầm than thì nhà văn không chỉ nhìn mùa vụ dưới hình thức là cảnh mà còn phải biết những ngày này,
người thợ gặt nghĩ gì, nhà chủ nghĩa nghĩ gì, hay dân mót nghĩ gì, làm gì.
Sự mẫn cảm đặc biệt đối với đời như vui buồn hay trăn trở với những điều người khác cho là bình
thường có thể gạt bỏ đi một cách dễ dàng, đó cũng là một trong những cách thể hiện tình cảm của người
nghệ sĩ.
Tình cảm là yếu tố quyết định đến sự sinh thành, giá trị và tầm cỡ của nghệ thuật. Có lẽ ta cũng nhìn
thấu được vấn đề này, trong lĩnh vực văn học thì tình cảm có vai trò quyết định cho một tác phẩm là rất
cao, khi Lê Quý Đôn khẳng định “Thơ phát khởi từ trong lòng người” là có ý nói tình cảm quyết định đến
sự sinh thành của thơ. Ngô Thì Nhậm thì nhấn mạnh: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”
nghĩa là tình cảm quyết định đến chất lượng thơ.
b. Tâm hồn phong phú

Người nghệ sĩ là người tạo ra cái đẹp cho cuộc đời, vì thế chắc chắn sẽ không thể thiếu đi một tâm
hồn phong phú. Tâm hồn phong phú ấy chính là khả năng cảm thông, chia sẻ, đồng cảm với người khác.
Cần phân biệt một tâm hồn phong phú với một tâm hồn nhạy cảm:
Nếu như một tâm hồn phong phú mở ra giới hạn sống cho con người, giúp con người có thể đồng
cảm được với những nông nỗi của người khác, dễ dàng chia sẻ được những buồn – vui, sướng – khổ,
được – mất, thành – bại,...với người khác thì một tâm hồn nhạy cảm lại cho phép ta được sống trong nhiều
nỗi niềm, nhiều cảnh ngộ, nhiều cuộc đời, cho phép ta sống sâu sắc, sống đến tận đáy những điều mà
người khác chỉ diễn ra hời hợt thoáng chốc. Đồng thời đã là nghệ sĩ thì cần phải có cả một tâm hồn nhạy
cảm và phong phú trên nhiều phương diện.
Người nghệ sĩ có một tâm hồn nhạy cảm sẽ là người luôn biết tự tìm hiểu, khám phá, suy
tưởng,...vui buồn với những cái dường như không đâu, trăn trở với những điều mà người khác dửng dưng
hay bỏ qua. Nhờ đó, tác phẩm của họ mới có thể mang những phong cách độc đáo riêng, để lại ấn tượng
khó phai trong lòng độc giả.
Còn với một tâm hồn phong phú, người nghệ sĩ có thể hoá thân thành người trong cuộc, có thể nói
lên kể cả những tiếng nói sâu kín nhất, “sản phẩm” họ tạo ra sẽ mãi là những kiệt tác văn chương, đi sâu
vào trong lòng độc giả.
Có thể khẳng định, tâm hồn phong phú chính là một tư chất không thể thiếu của người nghệ sĩ.
Thiếu đi một tâm hồn phong phú, Nguyễn Du làm sao có thể viết được một “Văn tế thập loại chúng sinh”
khiến ai cũng phải se lòng, làm sao viết được “Độc Tiểu Thanh kí” cảm thông với người phụ nữ tài sắc ở
một xứ sở xa xôi lại sống cách biệt mình với ba thế kỉ, làm sao có thể viết được “Truyện Kiều” với những
8


bi kịch, những nông nỗi, bất hạnh không phải của chính mình, vậy mà đọc lên có thể làm cảm động cả đất
trời (Tiếng thơ ai động đất trời – Nghe như non nước vọng lời ngàn thu).
Vậy là nhờ tâm hồn phong phú mà con người ta có thể sống nhiều cuộc đời, thấy được thực chất
văn là người, văn chương là tiếng đời.
c. Nhân cách đẹp
Như ta đã biết, bản chất của văn học là hướng con người tới vẻ đẹp chân – thiện – mĩ, những đạo lí
tốt đẹp, bồi dưỡng cho tâm hồn con người những ánh sáng thiện tâm lấp lánh vẻ đẹp của trí tuệ và ấm áp

tình người. Vì thế nhà văn mỗi khi cầm bút, tâm thế cũng phải vằng vặc sao khuê mới có thể nhả chữ
châu ngọc cho đời. Nói rõ hơn chính là muốn trở thành nhà văn phải là người có nhân cách.
Vậy thế nào là có nhân cách đẹp ? Nhân cách đẹp ấy chính là tâm hồn của con người, là đối tượng
phản ánh và miêu tả, có khả năng bao quát hết sức rộng rãi đi sâu vào mọi ngóc ngách của cuộc sống.
Nhân cách đẹp là nền tảng của sáng tạo, tại sao ? Điều này đòi hỏi người nghệ sĩ trước khi làm nghệ
thuật phải sống như một con gười, một con người có nhân cách đẹp, hay cụ thể, nói như nhà văn Nam
Cao “Sống đã rồi hãy viết”.Có như thế thì văn chương mới thật sự có sức sống, mới thật sự nảy nở, đâm
chồi và mới có sự đảm bảo.
Sự thể hiện nhân cách đẹp ở nhà văn như thế nào ?
Họ vượt lên những khó khăn vất vả, những biến cố của cuộc đời. Điều này, Nguyễn Đình Chiểu là
một minh chứng sống động. Ông dù bị mù nhưng vẫn làm thầy giáo, thầy thuốc, nhà thơ, đã thế, cụ
không hám danh lợi, không sợ uy vũ, không khuất phục cường quyền. Để làm được điều đó chính là nhờ
thái độ sống có văn hoá, có nhân cách cao đẹp.
Nhà văn – người có nhân cách đẹp, họ kiên quyết, anh dũng hiên ngang chống lại những điều sai
trái ở bất cứ thời kì nào, miễn là ở đó có những bất công, cuộc sống đa chiều với mọi mặt phức tạp và
những hệ luỵ trần luân của kiếp người.
Người nghệ sĩ khi viết một tác phẩm phải trung thành với sự thật. Cuộc sống như thế nào thì nói như
thế ấy, phải trung thực với cuộc sống chứ không phải trung thành với một cá nhân nào khác. Nguyễn
Khuyến trong di chúc từng viết: “Không chỉ trung thực khi thể hiện niềm vui, tinh thần lạc quan mà trung
thực cả khi bộc lộ sự mất mát, đau đớn”.
Nhân cách của nhà văn còn thể hiện ở việc biết nhìn ra được xu thế xã hội, tâm thế của thời đại và
tâm thế của các tầng lớp con người. Nói đến điều này, ta lại gặp một vấn đề khác đặt ra đối với nhân cách
của họ. Đó là, liệu nhân cách của nhà văn có thể mất dần đi trong sự biến động của thời cuộc, trong sự
thay đổi của nền kinh tế thị trường, trong sự va đập của các chuẩn mực xã hội ? Câu trả lời là không nếu
đó là một nhà văn đích thực. Nhân cách đó có thể ẩn sâu dưới những tác phẩm, có thể không lộ diện,
nhưng đó là sức mạnh tinh thần âm thầm vẫn chảy ào ạt trong chính tác phẩm của họ.
Nhân cách đẹp biến nhà văn thành hình tượng đẹp của nhân loại. Nhà văn là một thành tựu, một kết
tinh, một biểu tượng của nhân loại. Vì thế đã là nhà văn thì phải giữ được cái thiêng liêng của nhà văn, đó
là niềm hạnh phúc của nhân loại, nhân loại hạnh phúc vì có nhà văn.
Không phải bất cứi nhà văn nào cũng đầy đủ những tư chất nghệ sĩ nói trên, mặc dù những mặt đó

chưa phải là tất cả và những tư chất ấy không cô lập mà hoà nhập vào nhau, xuyên thấu vào nhau và dựa
9


vào nhau mà phát huy tác dụng. Ta cũng biết những tư chất của một nghệ sĩ như trên thì luôn ẩn chứa bên
trong mỗi con người, như M.Gor-ki đã viết: “Tôi tin chắc rằng mỗi người đều mang trong mình những
năng khiếu của người nghệ sĩ”. Vì có những tư chất ấy mà người nghệ sĩ đã truyền tải vào trong tác phẩm
của mình và tạo được sự đồng cảm, tạo nên nhiều tài năng cho văn học nghệ thuật hay ở đây chính là
những nhà văn xuất chúng.
2. Các tiền đề của tài năng
a. Trực giác
Một phẩm chất đầu tiên, dễ nhận thấy ở tất cả các nhà văn chân chính là một trực giác nhạy bén, một
tâm hồn giàu xúc cảm. Tấm lòng của họ luôn rộng mở đón nhận những âm vang của cuộc sống, quan tâm
thường xuyên và sâu sắc đối với tất cả đối với những gì xảy ra xung quanh mình, vươn tới sự đồng cảm,
sẻ chia với bao cuộc đời khác. Những nhà văn lớn trước hết là những nhà văn chủ nghĩa. Họ vui cái vui
của bao người khác, đau khổ trước nỗi đau khổ của đồng loại, hân hoan sung sướng trước những điều tốt
đẹp, đau khổ và phẫn nộ trước những oan trái bất công.
Tình cảm là một trong những động lực thúc đẩy cảm hứng sáng tạo. Tư tưởng sẽ không thể chuyển
hoá được vào hình tượng một cách nhuần nhuyễn nếu thiếu cảm hứng. Đứng trước đối tượng nghiên cứu,
nhà khoa học cần phải phân tích một cách khách quan, tìm hiểu đúng bản chất sự vật và đúc kết bằng
những định luật khái quát, còn nhà văn thì thâm nhập vào đối tượng với một trạng thái tràn đầy cảm hứng
để “chuyển hoá cái khách quan thành cái chủ quan”. Vì vậy tác phẩm văn học không chỉ là khách thể
được phản ánh mà còn là chủ thể được biểu hiện. Người đọc đến với tác phẩm là đến với cuộc sống được
tái tạo, đồng thời còn đến với tâm hồn nhà văn, đến với tư tưởng, thái độ của nhà văn đối với hiện thực đời
sống.
Sáng tạo nghệ thuật là quá trình phản ánh và tái tạo hiện thực, đồng thời là quá trình tự biểu hiện của
nhà văn giữa cuộc đời. Cho nên một khi tấm lòng của nhà văn đã thờ ơ, nguội lạnh, tâm hồn đã khép kín
trước cuộc đời thì khi ấy tài năng nghệ thuật cũng chấm dứt.
b. Trí tưởng tượng, liên tưởng phong phú, độc đáo.
Trí tưởng tượng sáng tạo là dấu hiệu quan trọng nhất của tài ba nghệ thuật, là một trong những sức

mạnh chủ yếu của quá trình sáng tạo. Nếu bản chất giàu cảm xúc và khả năng quan sát tinh tế đã tạo nên
nguồn cảm hứng và chất liệu sáng tạo tác phẩm thì tưởng tượng và liên tưởng là cơ sở để nhào nặn chất
liệu thành hình tượng nghệ thuật.
Tưởng tượng là ước đoán, là mơ ước, đoán định, trước hết giúp nhà văn hình thành đối tượng một
cách cụ thể, sinh động. Qua óc tưởng tượng, các hình tượng mới được hiện lên một cách cụ thể rõ ràng từ
ngoại hình đến ngôn ngữ, cử chỉ, hành động. Đối với nhà văn giàu sức tưởng tượng, khi hạ bút xuống
trang viết là cả một hệ thống nhân vật hiện lên sống động. Nhà văn ngỡ như sống cùng các nhân vật, nghe
các nhân vật nói chuyện với nhau, cảm nhận được sắc thái cảm xúc của từng nhân vật trong những cảnh
ngộ cụ thể. Nhờ tưởng tượng nhà văn có thể hoá thân vào các nhân vật của mình, sống cuộc đời của hàng
trăm nhân vật do mình tái tạo. Trí tưởng tượng phong phú giúp nhà văn tái hiện được phạm vi đời sống
mà mình quan tâm, là cho đối tượng miêu tả biểu hiện trong tác phẩm một cách chân thực sinh động trong
quá trình vận động của nó.
10


Tưởng tượng là quá trình nhào nặn lại, tái tạo lại hiện thực, đồng thời tưởng tượng còn có khả năng
bù đắp gia tăng những phần không thể quan sát được trong thực tế. Tưởng tượng giúp cho các nhà văn đi
sâu vào thế giới tâm hồn của các nhân vật, biểu hiện quá trình vận động tâm lí theo quy luật nội tại của nó.
Tưởng tượng còn giúp nhà văn miêu tả chiều hướng phát triển của cuộc sống trong tương lai, dự báo
những khả năng và triển vọng của hiện thực.
Trí tưởng tượng còn giúp nhà văn tổ chức toàn bộ tác phẩm với tính toàn vẹn của nó. Trí tưởng
tượng đã tham gia liên kết các chi tiết vào chỉnh thể hình tượng, liên kết các sự kiện trong các mối quan hệ
biện chứng, liên kết không gian, thời gian trong một thể thống nhất. Trong thơ, liên tưởng, tưởng tượng có
vai trò liên kết hình ảnh, triển khai tứ thơ, quy tụ cảm xúc, làm cho toàn bộ các yếu tố đều góp phần bộc lộ
chủ đề tác phẩm.
c. Khả năng quan sát tinh tế rộng rãi
Nhà văn đến với cuộc sống và đến với công việc sáng tạo bằng tâm hồn giàu cảm xúc nhưng cũng
không thể thiếu một khả năng quan sát tinh tế rộng rãi.
Cuộc sống vốn hết sức phong phú, đa dạng, nhà văn phải quan sát kĩ lưỡng và tinh tế mới có thể
phát hiện được ý nghĩa sâu xa tiềm ẩn trong sự vật, hiện tượng. Nhà văn không dừng lại ở mức độ quan

sát như những người bình thường mà phải nhìn thấy được tình trạng tâm hồn con người quyết định hành
vi của họ, tìm ra được chìa khoá để mở vào thế giới nội tâm con người.
Quan sát không những là phương tiện để tìm hiểu bản chất hiện thực mà còn là phương tiện cần
thiết để nhà văn tích luỹ vốn sống. Nhờ quan sát say sưa và bền bỉ, nhà văn ghi nhận vào tâm trí mình
những gương mặt, những nụ cười, những dáng đi, giọng nói để từ đó tổng hợp lại, tái tạo lại trong quá
trình xây dựng hình tượng. Năng lực quan sát cũng là cơ sở quan trọng bồi đắp cho trí tưởng tượng của
nhà văn. Càng tích luỹ được nhiều vốn sống nhà văn càng giàu tưởng tượng.
Năng lực quan sát của nhà văn không những là khả năng tìm hiểu,, tái tạo lại các hiện tượng của đời
sống khách quan mà còn là khả năng lắng nghe, theo dõi những diễn biến tâm lí phong phú, phức tạp của
chính tâm hồn mình. Đặc biệt trong lĩnh vực sáng tạo thi ca, vai trò của việc tự quan sát càng quan trọng.
Bởi vì trong lĩnh vực này, cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của nhà thơ là chất liệu trực tiếp để xây dựng tác
phẩm.
Khả năng quan sát và tự quan sát của nhà văn không phải bao giờ cũng hài hoà cân đối. Có nhàn
văn rất tinh tế trong việc quan sát đời sống hiện thực khách quan nhưng tự quan sát lại hạn chế. Nhà văn
Tô Hoài giàu khả năng hướng ngoại còn Nam Cao thì tinh tế trong khả năng quan sát hướng nội. Năng
lực quan sát và tự quan sát là hai năng lực không hề đối lập nhau mà ngược lại, chúng thống nhất, bổ sung
cho nhau. Chính hai khả năng này đã góp phần tạo nên hình tượng vừa có tính tạo hình vừa có tính biểu
hiện.
d. Giàu trải nghiệm đời sống.
Trải nghiệm là sự chuyển hoá những hiểu biết về đối tượng vào trong bản thân chủ thể. Trải nghiệm
là sự nếm trải cụ thể tác động của các nhân tố bên ngoài để cảm nhận đối tượng: thế nào là nắng chang
chang, cái rét cắt da của mùa đông, cái bao la của vũ trụ mênh mông,...Và thế nào là nỗi đau, là niềm vui
của con người trước cuộc đời... Thể nghiệm là sống thực, sống trực tiếp cuộc sống bên ngoài với tất cả
11


những cảm giác và tình cảm của bản thân mình. Thể nghiệm làm cho mỗi con người chúng ta sống gần
gũi hơn trong cuộc đời. Với các nhà văn, sự thể nghiệm lại càng quan trọng. Không từng nếm trải cuộc
sống giàu sang phú quý và những cay đắng bần hàn của cuộc đời, Nguyễn Du không thể có được những
trang thơ tuyệt bút muôn đời. Dấn thân vào cuộc sống của những con người nghèo khổ mà anh dũng, Tố

Hữu mới có được những vần thơ lay động biết bao thế hệ thanh niên.
Để thể nghiệm cuộc đời qua tác phẩm, có nhà văn nhập vai vào các nhân vật trong cuộc sống,...là để
xây dựng những nhân vật có giá trị chân thực.
e. Tích luỹ vốn sống
Tích luỹ vốn sống là công việc hết sức quan trọng của nhà văn. Tích luỹ vốn sống là điều kiện để
tăng cường tài liệu và nuôi dưỡng nguồn cảm hứng sáng tác. Lê Quý Đôn từng nói: “muốn văn hay phải
hiểu biết và từng trải nhiều, văn chương chữ nghĩa không phải là lời nói suông. Trong bụng không có ba
vạn quyển sách, trong mắt không có núi sông kì lạ của thiên nhiên thì không thể làm văn hay được”.
Tuỳ thuộc vào sở thích và điều kiện, mỗi nhà văn đều tìm cách tích luỹ vốn sống cho mình. Nhà văn
có thể tăng cường vốn sống bằng những chuyến tham quan, du lịch trên nhiều vùng đất nước và nước
ngoài. Các nhà văn lớn thường có những cuộc du lịch như vậy. Xecvantex đã từng sống bảy năm trời ở
khắp các vùng đất nước Italya, M.Gor-ki từ hồi còn trẻ đã chu du khắp đất nước Nga, làm những nghề
nghiệp khác nhau ngoài công việc viết văn cũng là một hình thức tích luỹ vốn sống. Nam Cao viết được
tiểu thuyết “Sống mòn” là nhờ vào sự từng trải của bao năm tháng dạy học ở trường tư.
Nhưng điều quan trọng nhất là nhà văn phải tham gia tiếp vào công cuộc đấu tranh của xã hội.
Nhiều nhà văn Nga ở thế kỉ XIX như Puskin, Tônstôi, Nhêcraxốp, đã tham gia vào cuộc đấu tranh chống
chế độ nông nô. Các nhà văn Xô viết, nhiều người là chiến sĩ cách mạng, nhiều người trực tiếp ở chiến
trường trong thời kì nội chiến và thời kì chống phát xít,...các tác phẩm của họ giàu chất sống, mang hơi
thở ấm nóng của cuộc đời.
Tuy phương pháp làm việc của từng nhà văn có đặc điểm riêng nhưng kinh nghiệm sáng tác chung
của lao động nghệ thuật giúp nhà văn định hướng trong quá trình đi vào con đường văn học. Những nhà
văn có thái độ nghiêm túc với nghề nghiệp sẽ không ngừng trau dồi và tích luỹ kinh nghiệm, học hỏi
những người đi trước để tìm tòi những con đường sáng tạo cho riêng mình. Như M.Gor-ki khuyên các
nhà văn trẻ: “Các bạn hãy học viết ở tất cả các nhà văn có phong cách điêu luyện, nhưng các bạn hãy tìm
lấy nốt nhạc và lời ca của riêng mình”.
III. QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC
1. Cảm hứng sáng tác
Văn học là một loại hình nghệ thuật đặc biệt mà điểm xuất phát cũng như đích đến đều là những vẻ
đẹp của cuộc sống. Văn học luôn hướng con người ta vươn tới chân trời Chân – Thiện – Mĩ, giúp gìn giữ
và bồi dưỡng tâm hồn, tinh thần nhân văn, nhân đạo trong mỗi con người. Vì thế mà văn học phản ánh

khá toàn diện và sâu sắc mọi mặt đời sống bằng ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật thông qua tác phẩm
văn học. Nhưng để có được một tác phẩm đặc sắc thì mỗi nhà văn phải trải qua cả một quá trình sáng tác
hết sức công phu, tỉ mỉ và lâu dài. Con đường sáng tác một tác phẩm tâm đắc đối với mỗi nhà văn thì
12


không giống nhau nhưng trong quá trình ấy, cái chung trước nhất và không thể thiếu chính là nguồn cảm
hứng sáng tạo.
Vậy cảm hứng là gì, khơi nguồn cảm hứng như thế nào, cảm hứng có tầm quan trọng và ý nghĩa gì,
ta có thể chia các loại cảm hứng ra sao ?... Để hiểu rõ bản chất và tương đối toàn diện các khía cạnh của
cảm hứng sáng tạo trong văn học ta cần phải lần lượt trả lời các câu hỏi trên và đi sâu vào tìm hiểu từng
phương diện của nó.
a. Khái niệm
Thông thường, khi nói đến cảm hứng ta hiểu đó là một trạng thái hưng phấn về tinh thần, là những
cảm xúc hay hứng thú nhất thời nảy sinh trong suy nghĩ cũng như hành động của con người. Nhưng trong
văn học, đó lại là một khái niệm hoàn toàn khác. Cảm hứng ở đây là luồng ý nghĩ, tư tưởng có tính chất
sáng tạo, thường đột nhiên nảy sinh trong lòng nhà văn, nhà thơ. Và có thể ví cảm hứng như chất men của
sự sáng tạo. Khi người nghệ sĩ thấy chợt loé lên một tia chớp sáng tạo, thấy mình bỗng nhiên bị cuốn hút
vào một cảm giác, một hình ảnh, một âm điệu, hay một ý nghĩ nào đó và muốn bắt tay vào sáng tác thì
ngay chính lúc đó dòng cảm hứng văn chương đang sục sôi trong con người họ.
Bên cạnh đó, ta cũng phải phân biệt rõ ràng giữa ba khái niệm khác nhau về cảm hứng trong văn
học:
Cảm hứng sáng tác: là tình trạng phấn khích của nhà văn khi cầm bút viết văn. Ở đây, ngay chính
lúc ấy, trạng thái tâm lí của nhà văn đã có sự thay đổi từ bình thường sang hăng say, hào hứng với những
gì mà nguồn cảm hứng đang đem đến cho họ.
Cảm hứng sáng tạo: là một sự thôi thúc, tạo đà cho nhà văn cầm bút viết. Nó là động cơ, nguồn gốc
khởi đầu cũng như mục đích đã vạch ra trong suy nghĩ của nhà văn. Cảm hứng sáng tạo là yếu tố hết sức
quan trọng trong việc hình thành ý đồ cũng như lúc viết văn, nó góp phần tạo ra nhiều cái mới lạ, độc đáo,
nhiều tác phẩm đặc sắc mang cá tính sáng tạo riêng của từng nhà văn.
Cảm hứng chủ đạo: là khuynh hướng nhiệt tình của nhà văn trong mỗi tác phẩm, nó trở thành trạng

thái tâm ốt như dòng chảy xuyên suốt, bao trùm lên trong cả quá trình sáng tạo của nhà văn.
Ban đầu, cảm hứng sáng tác đến với nhà văn chỉ đơn giản là những cảm xúc, những rung động xuất
phát từ trái tim của nhà văn trước thiên nhiên đất nước, trước cuộc đời và số phận con người trong xã hội.
Đời sống tinh thần của người nghệ sĩ luôn luôn bị “giày vò”, “ám ảnh” bởi những chi tiết, hình ảnh thú vị,
lạ lùng và bí ẩn của cuộc sống, hay bởi những dự định sáng tạo còn khá mơ hồ nhưng cũng rất căng thẳng
(nhất là khi nhà văn đang nung nấu một ý đồ sáng tạo nào đó, đang tập trung năng lực để định hình rõ nét
một cảm giác, một ấn tượng đã bất chợt đến với họ trong quá trình tìm tòi, suy nghĩ và phát hiện). Cảm
hứng đến với nhà văn là bất chợt, không thể dự đoán trước được, nó định hình không rõ ràng và cũng chỉ
thoáng chốc lướt qua thật nhanh như khi nó đến. Vì vậy, mỗi khi trong lòng mình vừa mới chớm bất cứ
một cảm xúc, cảm hứng nào thì ngay lập tức nhà văn sẽ phải nhanh chóng ghi lại những gì họ thấy và họ
nghĩ để duy trì cảm hứng, đồng thời phải biết tạo ra cảm hứng mới.
b. Một số quan điểm về “cảm hứng sáng tạo”
Xung quanh việc bàn về cảm hứng sáng tạo, đã có nhiều nhà phê bình, lí luận văn học đưa ra các ý
kiến và quan điểm riêng về nó. Nếu nói nôm na, đơn giản thì cảm hứng sáng tạo trong văn học gần như là
13


một ý tưởng, một chủ đề hay một đề tài nào đó loé lên trong lòng của nhà văn mà khi mới bắt đầu nó khá
mờ nhạt nhưng rồi dần dần cũng hiện hữu rõ ràng, cụ thể. Với Hê-gen, nhà nghiên cứu phê bình văn học
Nga, cảm hứng là sức mạnh tâm hồn của người nghệ sĩ nói chung và nhà văn nói riêng. Ông cho rằng
cảm hứng là biểu hiện rõ nét nhất trong tâm hồn người nghệ sĩ say mê, thâm nhập vào mọi ngóc ngách
của đời sống xã hội và gần như xuyên suốt cả một tác phẩm mà trong đó dòng chảy chính là nguồn cảm
hứng kia và những con suối nhỏ hoà vào dòng sông ấy là những tư tưởng.
Vì là một khái niệm khá trừu tượng, hơn nữa đối với mỗi nhà văn thì cảm hứng đến với họ có thể sẽ
khác nhau và do vậy cách xem xét và nhìn nhận của họ về nó cũng không hoàn toàn giống nhau. Lí giải
theo phương thức duy tâm giả tạo, xem văn nghệ sĩ là công cụ của một sức mạnh huyền bí, Platon xưa kia
cho rằng sáng tác là những giây phút thần linh đột nhập, Béc-xông và Crô-xe thì giải thích cảm hứng sáng
tạo hoàn toàn mang tính chất trực giác. Còn với Phrớt, cảm hứng chỉ bắt nguồn từ bản năng của một con
người mang tính giáo dục. Trong hai thiên sử thi I-li-át và Ô-đi-xê của Hi Lạp, Hô-me-rơ gán cảm hứng
sáng tạo của mình cho thần Dớt và thần Apôlông (vì tư duy con người thời bấy giờ chịu ảnh hưởng chi

phối sâu sắc bởi thế giới thần linh) cho ta thấy rõ tính chất duy tâm ấy.
Ngoài ra, cũng có nhiều quan điểm trái chiều và với suy nghĩ độc lập, khác hẳn trên, một số nhà văn
nhận định cảm hứng sáng tạo là không quan trọng. Có lẽ bởi chính sự mơ hồ, không đáng tin cậy của nó
mà Phlôbe không tin tưởng nhiều vào cảm hứng. Còn Xtăngđan thì đã thấy hối tiếc khi đã quá tin và chờ
đợi mười năm đời mình chỉ để có được nguồn cảm hứng sáng tạo. Với họ cảm hứng có cũng như không,
chỉ cần viết nhiều, hay viết như một thói quen thường ngày (dù cho khi không có hứng) và biết tích luỹ
dần. Nói như Flaubert “cảm hứng là ngồi vào bàn làm việc đúng giờ quy định”. Chỉ có vậy mới tập cho
nhà văn một thói quen viết đều đặn, dù có thể là miễn cưỡng nhưng đó chính là con đường giúp động não,
tích luỹ và rèn luyện cho đến khi thực sự bùng cháy một cảm hứng nào đó trong tâm hồn của họ.
c. Ý nghĩa của “cảm hứng sáng tạo văn học” – Khơi nguồn cảm hứng
Trong văn học, “cảm hứng sáng tạo biến sự nhận thức của trí tuệ về một tư tưởng nào đó trở thành
lòng say mê đối với lí tưởng đó, trở thành năng lượng và khát vọng nồng nhiệt trong tâm hồn nhà văn”
(Bê-lin-ski). Cảm hứng giúp cho con người ta thấy rõ, thấy nhanh nhiều vấn đề theo một hướng tập trung,
phát hiện được nhiều điều mới, thực hiện được công việc một cách thích thú và kết quả cao – với nhà văn,
đó là sáng tác được nhiều tác phẩm hay, đặc sắc và có giá trị về nhiều mặt. Thử hỏi sẽ ra sao nếu một nhà
văn đặt bút viết mà trong đầu hoàn toàn rỗng tuếch, không có chút cảm hứng hay suy nghĩ gì định hình
trước trong đầu ? Có thể chắc chắn một đều rằng làm việc không có cảm hứng sẽ chật vật hơn rất nhiều và
thường thì không thu được những thành công độc đáo, bất ngờ như mong muốn. Chẳng hạn như Đại Thi
hào Nguyễn Du, liệu rằng ông có thể nào viết nên một thiên “Truyện Kiều” đặc sắc lưu truyền qua bao thế
hệ mà chẳng có chút cảm hứng gì về cuộc đời, thân phận của nhân vật hay cụ thể hơn là chân dung Thuý
Kiều.
Cảm hứng như một cái gì đó vô hình luôn luôn tiềm tàng trong đầu óc của nhà văn và có thể bùng
cháy bất cứ lúc nào, ở nơi đâu. Nó đem lại nguồn cảm xúc da diết, tha thiết và chân thực cho họ hình
thành một chủ đề, một tư tưởng khách quan để từ đó có thể chuyển tải tất cả tình cảm của mình vào trong
một tác phẩm tâm huyết. Cảm hứng sáng tạo kích thích, tạo đà, đóng vai trò như tiền đề thiết yếu để làm
14


nên sự thành công nhất định của tác phẩm. Tuy vậy, cảm hứng thường chỉ có tác dụng đặc biệt quan trọng
đối với những tác phẩm có dung lượng nhỏ như một bài thơ, truyện ngắn, tuỳ bút. Còn đối với những tác

phẩm có dung lượng lớn hơn như trường ca, tiểu thuyết thì không thể trông chờ nhiều vào cảm hứng vì
như ta biết, nó là một thứ mơ hồ, đến và đi rất đột ngột nên nhà văn khó mà nhớ trọn vẹn những ý tưởng
đã nảy sinh trước đó.
Nhìn chung, với các nhà văn, cảm hứng chính là kết quả bất ngờ của việc “thai nghén” lâu dài, suy
tư cấu tứ, tưởng tượng trước đó. Như trai-cốp-xki đã nói chí lí rằng: “cảm hứng là vị khách không ưa đến
thăm những kẻ lười biếng”. Thật vậy, mỗi chúng ta muốn viết hay, viết tốt thì phải luôn luôn tích cực, tự
giác làm việc và dần hình thành thói quen viết, rồi chẳng sớm thì muộn, có nhanh hay chậm nhưng nhất
định cảm hứng sẽ đến. Rõ ràng, con người ta, biết cảm hứng sáng tạo không hề đến tự nhiên mà được
chuẩn bị bởi quá trình làm việc căng thẳng của tư tưởng, do tính tích cực của trí tưởng tượng, do sự nung
nấu, dồn nén những ấn tượng quan sát cụ thể, những kinh nghiệm đã có trong tiềm thức nhà văn và đến
một lúc nào đó nó sẽ loé lên như một tia lửa mà Pau-xtốp-xki gọi đó là “tia chớp sáng tạo”.
Cuộc sống là thế giới muôn hình vạn trạng với bao điều mới lạ. Mà văn học lại hầu như phản ánh tất
cả những gì có trong cuộc sông từ ngọn cây lá cỏ cho đến cả thế giới nội tâm phong phú và vô cùng phức
tạp của con người,... Chính vì vậy, cảm hứng sáng tạo thường nẩy sinh trước những vẻ đẹp rất đỗi bình dị
mà gần gũi của cuộc sống. Thiên nhiên đất nước, vẻ đẹp con người luôn là hai đề tài lớn nhất trong sáng
tác thơ văn cũng như trong việc giúp hình thành và khơi nguồn cảm hứng sáng tạo trong suốt quá trình
sáng tạo của nhà văn. Đôi khi cùng với một đối tượng quan sát nhưng cảm hứng trỗi dậy trong lòng mỗi
nhà văn có thể sẽ khác nhau nên từ đó có nhiều cách nhìn nhận không giống nhau. Chẳng hạn như cũng là
hình ảnh lá vàng rơi nhưng khi thì đỏ bầm chết rét khi thì lại xào xạc – con nai vàng ngơ ngác,...Thế mới
thấy, cảm hứng sáng tạo có cách khơi nguồn riêng, rất độc đáo và đặc biệt là nó còn phụ thuộc vào tâm
trạng lúc quan sát, cách nhìn nhận riêng về cá nhân của từng nhà văn.
Cảm hung có thể thoáng qua, không lâu bền. Do đó, cần thiết phải có cách duy trì cảm hứng và
không ngừng tạo ra cảm hứng mới. Con đường hiệu nghiệm để đạt được cảm hứng là biết sống sâu sắc,
tập ttrung, tha thiết với vấn đề đang “ám ảnh” mình và lao động một cách cần mẫn, kiên trì. Không nên
chờ cảm hứng đến mới làm việc mà phải làm việc tập trung thì chắc chắn cảm hứng sẽ đến.
d. Phân loại cảm hứng
Hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất trong việc phân loại cảm hứng sáng tạo. Tuy nhiên, ta có thể
hiểu rằng đấy là những khuynh hướng nhiệt tình của nhà văn mà chúng thường là dòng chảy chính trong
tác phẩm.
- Cảm hứng về thiên nhiên, đất nước và lao động: là những cảm xúc của nhà văn trước một vẻ đẹp

có thể nên thơ, kì vĩ; có thể bình dị, mộc mạc của bức tranh thiên nhiên, lao động hiện ra trước mắt con
người ta. Đây chính là một trong những nguồn cảm hứng dạt dào nhất mà biết bao tác phẩm văn học đã ra
đời.
- Cảm hứng sáng tạo trong văn học Cách mạng: trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mĩ, hầu hết các nhà thơ, nhà văn cũng lao vào chiến đấu và vẫn bền bỉ tiếp tục sự nghiệp sáng tác
văn chương. Họ sáng tác không chỉ vì lòng đam mê nghệ thuật mà còn muốn dùng chính ngòi bút của
15


mình để đóng góp vào mặt trận đấu tranh tư tưởng. Vì vậy mà từng lời thơ, câu văn đều ánh ngời lên tinh
thần thép của con người Việt Nam. Cũng chính từ trong kháng chiến, tận mắt chứng kiến và thậm chí còn
kinh qua mọi việc từ công việc chiến đấu đến tình đồng đội gắn bó,... Tất cả đã gợi cho những nhà văn –
chiến sĩ bao nhiêu cảm hứng vui có, buồn có và ta cũng khó có thể quên những tác phẩm tiêu biểu đã đi
cùng năm tháng.
- Cảm hứng nhân đạo (chủ yếu nói về số phận con người): trong xã hội, nhất là xã hội phong kiến,
có biết bao thân phận con người bị chèn ép, đối xử bất công. Đặc biệt là thân phận người phụ nữ bị chà
đạp, coi rẻ và số phận bần cùng, nghèo khó, lam lũ của người nông dân đã trở thành nguồn cảm hứng vô
tận làm hao tốn không ít giấy mực của nhiều người. Qua việc xây dựng hình tượng nhân vật, tác giả đã thể
hiện được cảm hứng nhân đạo của mình đối với cuộc đời và số phận của nhân vật. Nhắc đến cảm hứng
nhân đạo ta lại nhớ ngay đến chị Dậu ngày xưa một đôi vai gầy gánh vác bao nhiêu thứ thuế hay lão Hạc
tội nghiệp kia vì cái nghèo mà phải chết trong đau đớn vật vả bằng bả chó,... Họ đã phải quằn mình chống
chọi với bao nghiệt ngã của cuộc sống, với lắm nỗi bất công và tàn bạo. Hay ta lại thấy nàng Kiều của
Nguyễn Du “hồng nhan bạc mệnh”, phải hứng chịu bao đau khổ, tủi nhục suốt 15 năm lưu lạc. Khắc hoạ
chân dung Thuý Kiều ta thấy được dòng cảm hứng nhân đạo từ trong ngòi bút chuyển đến giá trị nhân
văn của tác phẩm.
2. Ý đồ sáng tác, lập sơ đồ, viết và sửa chữa
Đối với một nhà văn chuyên nghiệp thì có thể nói suốt cuộc đời là một quá trình chuẩn bị sáng tạo
và sáng tác không ngừng. Trong quá trình sáng tác của các nhà văn có thể chia thành các khâu: hình thành
ý đồ, thiết lập sơ đồ, viết và sửa chữa. Các khâu này không hoàn toàn phân biệt một cách rạch ròi, mà có
thể xen kẽ gối đầu nhau và trong quá trình sáng tác có thể thêm hoặc bớt, tuỳ theo thể loại văn học khác

nhau.
a. Giai đoạn hình thành ý đồ sáng tác
Trước hết, ý đồ được khơi nguồn từ những niềm xúc động trực tiếp trước một con người hoặc một
sự kiện mang ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống, chẳng hạn: Tô Hoài có ý định viết truyện Tây Bắc do xúc
động trước cảnh vợ chồng chị Lý tiễn mình về trong chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1952.
Ý đồ sáng tác có thể bắt nguồn trực tiếp từ những nhiệm vụ giáo dục và đấu tranh tư tưởng. Nhiệm
vụ tư tưởng chính trị được tác giả đặt ra chủ động có ý thức như là một kế hoạch đã vạch sẵn và không
bao giờ là những ý niệm, tín điều trừu tượng.
Ý đồ sáng tác bắt nguồn từ một câu chuyện dân gian, một lí thuyết khoa học, một hồi tưởng hay liên
tưởng nào đó trong cuộc đời. Bất kì ý đồ nào cũng liên quan đến quan niệm và sự hiểu biết về cuộc đời,
lòng quan tâm, ước mơ và lí tưởng của nhà văn. Với các tác phẩm văn học dân gian, văn học viết như một
sự đồng cảm và phản ứng mãnh liệt. Đôi khi ý đồ bùng nổ từ những duyên cớ không đâu nhưng nó gặp
gỡ với nguồn ấn tượng trong kí ức nhà văn.
Ý đồ sáng tác của các nhà văn không đứng yên mà có thể thay đổi và phát triển, nhất là những tác
phẩm tự sự bởi nhà văn phải đối diện với nhiều biến cố trong cuộc sống hằng ngày, vậy nên trong thời
gian khá dài, nhà văn mới có thể cho ra đời một tác phẩm hoàn chỉnh và chính xác nhất.
16


17



×