Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Chứng minh trong vụ án hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ TUẤN HẢI

CHỨNG MINH TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
ĐỐI VỚI CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ
TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG THEO QUY ĐỊNH CỦA
BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội, 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ TUẤN HẢI

CHỨNG MINH TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
ĐỐI VỚI CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ
TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG THEO QUY ĐỊNH CỦA
BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ



Hà Nội, 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
mới thuộc phần nghiên cứu của tôi đã nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ, nguồn thông tin được tham khảo và
trích dẫn trong Luận văn đảm bảo sử dụng từ nguồn thông tin đã được tổng kết, có độ
tin cậy và tính trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất
cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này, đề nghị Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
xem xét và cho phép tôi được bảo vệ Luận văn theo quy định.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo Khoa Luật - Đại học Quốc gia
Hà Nội./.

NGƯỜI CAM ĐOAN

Lê Tuấn Hải

i


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG MINH TRONG VỤ ÁN
HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ TRONG
LĨNH VỰC NG ÂN HÀNG............................................................................................... 7
1.1. Khái niệm chứng minh trong vụ án hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự quản
lý trong lĩnh vực ngân hàng ................................................................................................ 7
1.1.1. Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự
quản lý trong lĩnh vực ngân hàng ....................................................................................... 7
1.1.2. Chủ thể chứng minh, nghĩa vụ chứng minh trong vụ án hình sự đối với các tội
xâm phạm trật tự quản lý trong lĩnh vực ngân hàng ....................................................... 16
1.1.3. Quá trình chứng minh trong vụ án hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự
quản lý trong lĩnh vực ngân hàng ...................................................................................... 19
1.2. Đặc điểm của quá trình chứng minh trong vụ án hình sự đối với các tội xâm
phạm trật tự quản lý trong lĩnh vực ngân hàng................................................................ 24
1.2.1.Thu thập chứng cứ ..................................................................................................... 24
1.2.1.Kiểm tra chứng cứ ..................................................................................................... 30
1.2.3. Đánh giá chứng cứ.................................................................................................... 33
1.3.Ý nghĩa của việc chứng minh trong vụ án hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự
quản lý trong lĩnh vực ngân hàng ...................................................................................... 35
1.3.1. Bảo đảm cho việc giải quyết vụ án một cách khách quan công bằng ................ 35
1.3.2. Bảo đảm quyền con người ....................................................................................... 37
1.3.3. Đối với sự phát triển kinh tế xã hội ........................................................................ 39

ii


CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VỀ TỘI PHẠM VÀ CHỨNG MINH TỘI PHẠM
THỰC TIỄN CHỨNG MINH TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ XÂM PHẠM TRẬT
TỰ QUẢN LÝ TRONG LĨNH VỰC NG ÂN HÀNG ................................................ 41
2.1.Pháp luật về tội phạm xâm phạm trật tự quản lý trong lĩnh vực ngân hàng theo
quy định của BLHS năm 2015........................................................................................... 41

2.1.1.Đặc điểm của tội phạm xâm phạm trật tự quản lý trong lĩnh vực ngân
hàng: .................................................................................................................................... 41
2.1.2.Cấu thành tội phạm của tội phạm xâm phạm trật tự quản lý trong lĩnh vực ngân
hàng ....................................................................................................................................... 42
2.2.Pháp luật về chứng minh trong vụ án hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự
quản lý trong lĩnh vực ngân hàng. ..................................................................................... 59
2.2.1.Pháp luật tố tụng hình sự trước BLTTHS năm 2015 về chứng minh trong vụ án
hình sự đối với các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý trong lĩnh vực ngân hàng. . 59
2.2.2.Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về chứng minh trong vụ án hình
sự đối với các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý trong lĩnh vực ngân hàng ............. 64
2.3. Thực tiễn chứng minh trong vụ án hình sự đối với các tội phạm xâm phạm trật tự
quản lý trong lĩnh vực ngân hàng. ..................................................................................... 76
2.4. Một số Vụ án điển hình về các tội phạm xâm hại hoạt động tín dụng ngân hàng
tại Việt Nam từ sau khi áp dụng pháp luật từ 1997 (trước khi Bộ luật hình sự 1999 áp
dụng) đến nay (2018) còn có những quan điểm khác biệt giữa các Cơ quan tiến hành
tố tụng (Điều tra, Truy tố, Xét Xử) với Luật sư bào chữa, Luật sư bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp trong quá trình thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ và chứng minh áp
dụng pháp luật: .................................................................................................................... 83
2.5. Một số quan điểm chưa thống nhất có liên quan đến chứng minh tội phạm khi các
cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng pháp luật đối với một số vụ án điển hình về xâm
hại trật tự quản lý trong lĩnh vực ngân hàng nêu trên ..................................................... 89
CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CHỨNG MINH TRONG VỤ ÁN

HÌNH SỰ XÂM PHẠM TRẬT TỰ

QUẢN LÝ TRONG LĨNH VỰC NG ÂN HÀNG ........................................................ 97
iii



3.1.Nhận định về tình hình tội phạm xâm phạm trật tự quản lý trong lĩnh vực ngân
hàng hiện tại và trong những năm tiếp theo ..................................................................... 97
3.2. Hoàn thiện chính sách và pháp luật của nhà nước ................................................... 97
3.2.1. Hoàn thiện chính sách của Đảng, Nhà nước về pháp luật hình sự, tố tụng hình
sự ......................................................................................................................................... 100
3.2.2. Hoàn thiện pháp luật chứng minh trong vụ án hình sự để nâng cao hoạt động
tranh tụng trong tố tụng hình sự ...................................................................................... 101
3.2.3.Hoàn thiện quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng ..... 105
3.3.Các giải pháp nâng cao hiệu quả chứng minh tội phạm trong vụ án hình sự xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng................................................. 108
3.3.1.Trang bị cơ sở vật chất và không ngừng nâng cao công tác đào tạo, năng lực
trình độ chuyên môn của Cơ quan tiến hành tố tụng, Người tiến hành tố tụng ........ 108
3.3.2.Nâng cao năng lực, trình độ của Luật sư và những người tham gia tố tụng .... 112
3.3.3.Tăng cường và mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế ..................................... 112
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 116

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT Cụm từ viết tắt

Cụm từ dầy đủ

1

BLTTHS


Bộ luật tố tụng hình sự

2

BLHS

Bộ luật hình sự

3

CQTHTT

Cơ quan tiến hành tố tụng

4

CQĐT

Cơ quan điều tra

5

HĐXX

Hội đồng xét xử

6

TTHS


Tố tụng hình sự

7

THTT

Tiến hành tố tụng

8

VAHS

Vụ án hình sự

9

TNHSCTTP

Trách nhiệm hình sự Cấu thành tội phạm

10

TA

Tòa án

11

TAND


Tòa án nhân dân

12

TCTD

Tổ chức tín dụng

13

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê xét xử hình sự sơ thẩm về các tội phạm trong lĩnh vực .............. 80
ngân hàng trong giai đoạn 10 năm (2009 - 2018) ........................................................... 80
Bảng 2.2: Thống kê cơ cấu từng loại tội phạm trong nhóm các tội phạm xâm phạm
trật tự quản lý trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
Việt Nam trong giai đoạn 10 năm (2009 - 2018) ............................................................ 81

vi


MỞ ĐẦU

1.Tính tất yếu của Đề tài

Chứng minh là chức năng và thẩm quyền của các cơ quan, người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự theo qui định của
pháp luật (quy định của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017; Bộ luật tố tụng
hình sự 2015 và các văn bản pháp luật, văn bản khác có liên quan).
Đối với các vụ án hình sự nói chung, hoạt động chứng minh là việc thu thập
chứng cứ, kiểm tra chứng cứ và đánh giá chứng cứ của các cơ quan có thẩm quyền
theo đúng quy định của pháp luật hình sự. Qua đó có các căn cứ theo quy định của
pháp luật để các cơ quan có thẩm quyền ra các Quyết định tố tụng hình sự về việc có
hay không có tội phạm xâm phạm đã xảy ra; Xác định được chủ thể nào đã thực hiện
tội phạm và chủ thể đó phải gánh chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đã thực hiện;
Tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi nguy hiểm đã thực hiện; Hậu quả thiệt
hại do tội phạm đã gây ra; Tính chất đồng phạm, tội phạm có tổ chức; Các tình tiết
tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình
sự; Miễn trách nhiệm hình sự; Áp dụng hình phạt, …vv.
Tuy nhiên, các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý (được hiểu là các tội phạm
xâm phạm trật tự quản lý kinh tế) trong lĩnh vực ngân hàng lại có những đặc điểm
riêng biệt nên việc chứng minh của các chủ thể chứng minh đòi hỏi ngoài quy định
chung của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và pháp luật có liên quan thì cần phải
căn cứ vào đặc điểm cấu thành riêng của loại tội phạm này, từ đó để làm rõ các vi
phạm đó là các vi phạm quy định pháp luật hình sự về Ngân hàng và vi phạm các quy
định của pháp luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng đến mức phải truy cứu trách
nhiệm hình sự như vi phạm các quy định của: Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam;
Luật các tổ chức tín dụng; Các Nghị định về tín dụng ngân hàng, cho thuê tài chính;
Nghị định về giao dịch bảo đảm; Các thông tư hướng dẫn, quy định trong hoạt động
kinh doanh của các tổ chức tín dụng ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng,…;
Các Quy định, Quy chế, Quy trình nghiệp vụ ngân hàng như (Quy chế cho vay của
1


các Tổ chức tín dụng; Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử

lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng,…; Các quy định về bảo
lãnh tín dụng, bảo lãnh thanh toán; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Các quy trình
nghiệp vụ (ISO) riêng của từng Hệ thống tổ chức tín dụng ngân hàng đã quy định và
ban hành, áp dụng có tính bắt buộc phải tuân thủ đúng và thực hiện đầy đủ quy trình
nghiệp vụ trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam.
Trong thực tiễn đấu tranh, phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng cho
thấy từ sau khi nước ta đổi mới nền kinh tế từ kinh tế tập trung, chỉ có các thành phần
kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể (Hợp tác xã) sang nền kinh tế kinh tế thị trường,
đa sở hữu, với việc đổi mới phát triển doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân, hoạt động
cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước một cách mạnh mẽ thì bên cạnh những thành tựu
đã đạt được của nền kinh tế thị trường là đã tạo ra các doanh nghiệp lớn mạnh về số
và chất lượng, thuộc nhiều thành phần sở hữu, nhiều thành phần kinh tế với quy mô
nhỏ, vừa, lớn rất phong phú và phát triển rực rỡ, đóng góp quan trọng vào công cuộc
xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Việc nhà nước đã sớm xây dựng và ban hành các chế định pháp lý tạo môi
trường pháp lý, kinh tế và định hướng phát triển doanh nghiệp như: Luật doanh
nghiệp, Luật đầu tư, Luật ngân hàng nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng
khoán và các văn bản pháp luật quy định về cho thuê tài chính tại Việt Nam ngay sau
khi đổi mới kinh tế. Theo đó, lần đầu tiên nhà nước đã cấp phép để cho thành lập
nhiều định chế là các Tổ chức tín dụng ngân hàng, Tổ chức tín dụng phi ngân hàng,
Công ty tài chính với nhiều hình thức và thành phần kinh tế ngoài kinh tế nhà nước ra
đời và phát triển. Đến nay tại Việt Nam có 02 Ngân hàng chính sách; 04 Ngân hàng
do nhà nước sở hữu 100% vốn (do nhà nước thành lập và mua lại); 31 Ngân hàng
TMCP; 61 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoặc Chi nhánh, Văn phòng đại diện tại
Việt Nam (trong đó có 09 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động); 02 Ngân
hàng Liên doanh tại Việt Nam; 16 Công ty tài chính; 10 Công ty cho thuê tài chính;
01 Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân nay là Ngân hàng Hợp tác xã (Nguồn: Web của
Ngân hàng nhà nước Việt Nam: sbv.gov.vn).
2



Tuy nhiên cùng với sự phát triển các Tổ chức tín dụng ngân hàng, Tổ chức tín
dụng phi ngân hàng, Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính có thể nói rất lớn
cả về quy mô và số lượng tổ chức tín dụng như trên, thì ngay từ những năm
1998,1999 cũng đã bắt đầu xuất hiện một số vụ án hình sự lớn xâm phạm hoạt động
ngân hàng và gây thiệt hại nhiều nghìn tỷ đồng và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
hoạt động của ngành ngân hàng như các vụ án Epco Minh Phụng, Ngân hàng Việt
Hoa,…vv.
Trong những năm trở lại đây, qua những diễn biến phức tạp của các Vụ án
hình sự rất lớn về tội phạm xâm phạm quy định về hoạt động ngân hàng diễn ra như
các Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (Vietinbank); Hà Văn Thắm (Oceanbank); Phạm
Công Danh, Trầm Bê (VNCB),… hay gần đây nhất là việc Cơ quan Cảnh sát điều tra
Bộ Công an (C03) đang điều tra vụ án hình sự "Vi phạm quy định về hoạt động ngân
hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" xảy ra tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và một số Chi nhánh
thuộc BIDV …vv với hậu quả ban đầu được xác định có thiệt hại rất lớn (thậm chí
được xác định là gây thiệt hại đặc biệt lớn về tài sản cũng như con người của ngành
ngân hàng). Quá trình điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm về ngân hàng từ những vụ
án nêu trên đã cho thấy việc xác định đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự trên
thực tế rất phức tạp và gặp nhiều khó khăn, ranh giới giữa tội phạm với vi phạm khác
khó xác định (như vi phạm hành chính, vi phạm kỷ luật, dân sự, kinh doanh thương
mại). Đặc biệt việc thu thập chứng cứ đối với các tội phạm này thường rất phức tạp,
do liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các hoạt động ngân hàng qua
nhiều năm, nhiều thời kỳ. Mặt khác tội phạm thường là những đối tượng được đào
tạo, lại nắm vững các quy trình, nghiệp vụ ngân hàng, có trình độ công nghệ cao,
thường cố ý làm trái, có tính cấu kết, có tính tổ chức cao, hành vi thường là cố ý làm
trái rất tinh vi và do vậy hậu quả chiếm đoạt, làm thất thoát tài sản của các Tổ chức
tín dụng có giá trị rất lớn.
Quá trình chứng minh tội phạm, việc định giá tài sản nhằm xác định thiệt hại
do tội phạm gây ra cũng là một trong những trở ngại trong quá trình giải quyết vụ án

hình sự, nhiều trường hợp do không định giá được hoặc định giá thiếu chính xác về
3


giá trị tài sản do người vi phạm gây ra đã làm cho việc giải quyết vụ án kéo dài, quá
thời hạn tố tụng hoặc không chứng minh được tội phạm. Như vây, có thể khẳng định
là quá trình thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong trong các vụ án hình sự về tội
phạm xâm phạm hoạt động ngân hàng hiện nay gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng
được yêu cầu: “phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm
tội” theo đúng quy định của pháp luật (Điều 2, Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
Từ những lý do nêu trên, học viên đã quyết định lựa chọn Đề tài “Chứng
minh trong vụ án hình sự dối với các tội xâm phạm trật tự quản lý trong lĩnh vực
ngân hàng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015” làm Luận văn tốt
nghiệp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chứng minh trong vụ án về các tội xâm hại
trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng.
2.Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về Chứng minh trong vụ án hình sự
đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu
quả chứng minh trong đấu tranh phòng chống tội phạm đối với các vụ án về tội phạm
xâm phạm trật tự quản lý trong lĩnh vực ngân hàng.
3.Nhiệm vụ
- Làm rõ những vấn đề lý luận: khái niệm chứng minh, chứng cứ, các thuộc tính
của chứng cứ, mối liên hệ giữa chứng cứ với chứng minh trong vụ án hình sự. Phân tích
các quy định mới của pháp luật Việt Nam về chứng cứ, những vấn đề cần chứng minh
trong tố tụng hình sự, có sự so sánh với pháp luật tố tụng hình sự theo quy định của Bộ luật
tố tụng hình sự 2015.
- Phân tích, đánh giá những quy định mới của Bộ luật tố tụng hình sự Việt
Nam về chứng minh, chứng cứ để làm rõ ý nghĩa của những quy định mới về chứng
cứ nói chung cũng như chứng cứ trong giải quyết vụ án hình sự đối với các tội xâm

phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác có liên quan đến hoạt động
ngân hàng.
- Đánh giá thực tiễn áp dụng những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam
về chứng cứ và những vấn đề cần phải chứng minh đối với các tội xâm phạm quy định
4


về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng. Làm
rõ những điểm mới, hạn chế trong những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam
năm 2015 về chứng cứ so với Bộ luật tố tụng năm 2003. Qua đó, đề nghị một số giải
pháp nâng cao hiệu quả của các quy định về những vấn đề cần chứng minh, chứng cứ
đối với các tội xâm phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác có liên
quan đến hoạt động ngân hàng trong tố tụng hình sự, từ đó góp phần nâng cao chất
lượng giải quyết các vụ án hình sự.
- Đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật tố tụng hình sự về
nguồn chứng cứ và một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng chứng cứ trong
thực tiễn áp dụng trong thời gian dài phù hợp với tình hình hội nhập Quốc tế và diễn biến
đấu tranh phòng ngừa tội phạm ngân hàng ở Việt Nam.
4.Đối tượng nghiên cứu
Luận văn có đối tượng nghiên cứu sau:
- Một số vấn đề lý luận về chứng minh trong TTHS đối với các tội xâm phạm
hoạt động ngân hàng theo quy định của luật hình sự Việt Nam;
- Quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý trong lĩnh
vực ngân hàng theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017
(sau đây gọi là Bộ luật hình sự năm 2015); Quy định của pháp luật tố tụng hình sự
Việt Nam về chứng minh trong vụ án hình sự (Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015);
- Thực tiễn chứng minh đối với các tội xâm phạm quy định về các tội xâm
phạm hoạt động ngân hàng theo quy định của luật hình sự Việt Nam.
5.Phạm vi nghiên cứu
Từ đối tượng nghiên cứu nêu trên, Luận văn xác định phạm vi nghiên cứu như sau:

- Lý luận chung và pháp luật về chứng minh liên quan đến vụ án là các tội xâm
phạm trật tự quản lý trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2015 (trong phạm vi Quy định tại Điều 206 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017).
- Thực tiễn tổng kết khảo sát 10 năm trở lại đây có đề cập đến những vụ án đã
xảy ra có liên quan đến các tội xâm phạm hoạt động ngân hàng.
6. Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu
5


- Phương pháp luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về
xây dựng Nhà nước pháp quyền, về chính sách hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp
được thể hiện trong các Văn bản, quy định của pháp luật, Nghị quyết của Đảng,…vv
trong giai đoạn hiện nay.
- Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả Luận
văn còn sử dụng và kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương
pháp: Thống kê, Hệ thống; Logic; Phân tích; Tổng hợp; So sánh; Khảo sát thực tế để
chọn lựa tri thức khoa học, kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến chứng cứ, chứng minh
trong tố tụng hình sự Việt Nam để làm rõ trong các phần Chương, Mục của Luận văn về
chứng minh đối với các tội xâm phạm quy định trong hoạt động ngân hàng.
7. Kết cấu Luận văn
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn
viết được trình bày trong 3 Chương:
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG MINH TRONG
VỤ ÁN HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN
LÝ TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ TỘI PHẠM, CHỨNG MINH VÀ THỰC
TIỄN CHỨNG MINH TRONG VỤ ÁN


HÌNH SỰ XÂM PHẠM TRẬT TỰ

QUẢN LÝ TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CHỨNG MINH TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ XÂM PHẠM TRẬT
TỰ QUẢN LÝ TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

6


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG MINH
TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ
QUẢN LÝ TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG
1.1. Khái niệm chứng minh trong vụ án hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự
quản lý trong lĩnh vực ngân hàng
1.1.1. Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự
quản lý trong lĩnh vực ngân hàng
1.1.1.1.Khái quát về nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý trong lĩnh vực ngân hàng
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện.
Khái niệm tội phạm luôn là vấn đề trung tâm của pháp luật hình sự. Trong lịch sử, có
những quan niệm khác nhau về khái niệm tội phạm. Việc đưa ra khái niệm này có ý
nghĩa quan trọng trong việc phân biệt hành vi nào là tội phạm, hành vi nào không
phải là tội phạm. Khái niệm tội phạm có nhiều quan điểm:
- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái PLHS, do người có năng lực
TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện một cách có lỗi (cố ý hoặc vô ý)” [9, Tr 119]
- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định trong luật
hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện và phải chịu hình phạt”)
[30, Tr 57]

- Tội phạm gồm: 05 Đặc diểm (dấu hiệu) cơ bản: là hành vi hoặc bất tác vi
(bằng hành động hoặc không hành động) nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong
pháp luật hình sự hay còn gọi là do pháp luật hình sự quy định, do người (thể nhân)
có năng lực TNHS hoặc và pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
tức có lỗi và phải bị xử lý hình sự [10, Tr12].
- Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (Bộ luật
hình sự năm 2015): Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong
Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương
7


mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa,
quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm
phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh
vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải
bị xử lý hình sự.
Trên cơ sở các định nghĩa và quy định của pháp luật về tội phạm đã phân tích
ở trên, có thể khái quát tội phạm nói chung và các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý
(được hiểu là các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế) trong lĩnh vực ngân
hàng có những đặc điểm chung như sau:
Thứ nhất: theo quy định của luật hình sự, các tội phạm xâm phạm trật tự quản
lý kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng đều có đặc điểm của tội phạm nói chung, đó là:
tính nguy hiểm cho xã hội; tính có lỗi (cố ý hoặc vô ý); tính trái pháp luật hình sự;
tính có năng lực TNHS; tính phải chịu hình phạt.
Thứ hai: các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực ngân
hàng cũng có những đặc điểm và có tính đặc trưng riêng của loại tội phạm này. Đó là
đặc điểm về hành vi vi phạm phải được xác định là đã vi phạm các quy định trong
luật hình sự và vi phạm của quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động của Ngân
hàng, được luật hình sự bảo vệ như: Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam; Luật các tổ

chức tín dụng; các Nghị định về tín dụng ngân hàng, cho thuê tài chính; Nghị định về
giao dịch bảo đảm; các thông tư hướng dẫn, quy định trong hoạt động kinh doanh của
các tổ chức tín dụng ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng,…; các Quy định,
quy chế nghiệp vụ ngân hàng như (Quy chế cho vay của các Tổ chức tín dụng; Quy
định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động
ngân hàng của các tổ chức tín dụng,…; các quy định về bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh
thanh toán; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; các quy trình nghiệp vụ (ISO) riêng của
từng Hệ thống tổ chức tín dụng ngân hàng đã quy định và ban hành, áp dụng có tính
bắt buộc phải tuân thủ đúng và đầy đủ trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam.
Như vậy các tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng được hiểu theo những quan
điểm khác nhau, nếu tiếp cận theo phạm vi rộng thì các tội phạm này bao gồm:
8


+ Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng được quy
định trong Chương XVIII, Mục 1,2 BLHS 2015: Tội vận chuyển trái phép, hàng hoá,
tiền tệ qua biên giới (Điều 189 BLHS 2015), Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân
hàng, hoạt động khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng (Điều 206 BLHS 2015),
Tội làm, tang trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả (Điều 207 BLHS 2015);
+ Những tội phạm lấy hoạt động ngân hàng làm công cụ, phương tiện phạm tội
như: Tội rửa tiền (Điều 324 BLHS 2015);
+ Các tội phạm khác liên quan đến hoạt động ngân hàng như: các tội lấy hoạt
động ngân hàng làm đối tượng phạm tội như: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều
174 BLHS 2015), Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS 2015).
Nếu theo phạm vi hẹp, khái niệm về tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng chỉ
giới hạn trong phạm vi đối tượng chứng minh đối với các tội phạm xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng, sẽ chỉ bao gồm các tội phạm được quy định
trong Chương XVIII, Mục 2 BLHS 2015 (Điều 206 BLHS 2015).
Theo quan điểm của tác giả, có thể khái quát tội phạm xâm phạm trật tự quản
lý kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng là: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, đã xâm

phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng, hoặc hoạt động khác có liên
quan đến lĩnh vực ngân hàng, gây hậu quả nghiêm trọng được quy định trong luật
hình sự và các văn bản pháp luật ngân hàng, các văn bản khác có liên quan đến hoạt
động ngân hàng, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, theo quy định
của pháp luật là tội phạm và phải gánh chịu hình phạ t.
1.1.1.2.Chứng minh, đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự đối với các tội xâm
phạm trật tự quản lý trong lĩnh vực ngân hàng
Việc chứng minh tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực
ngân hàng cũng có nhiều đặc thù. Chứng minh trong tố tụng hình sự là quá trình nhận
thức chân lý khách quan vụ án, là đòi hỏi của yêu cầu đấu tranh, xử lí tội phạm cũng
như bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự. Khi tội phạm xảy ra, để giải quyết
vụ án đúng đắn, khách quan các cơ quan tiến hành tố tụng, hoặc các chủ thể tham gia
tố tụng khác theo quy định của pháp luật sẽ tiến hành hoạt động chứng minh làm sáng
9


tỏ về sự việc phạm tội cũng như hành vi phạm tội và những tình tiết khác có liên quan
đến vụ án.
Để làm sáng tỏ khái niệm về Chứng minh trong tố tụng hình sự, một số tài liệu
đã đưa ra khái niệm chứng minh như sau:
Chứng minh trong tố tụng hình sự: là quá trình các chủ thể của tố tụng hình sự
trên cơ sở quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành các hoạt động phát hiện,
thu thập, kiểm tra, đánh giá tài liệu thu thập được làm phương tiện, căn cứ (chứng cứ)
làm rõ về tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội cũng như tất cả những vấn đề
liên quan đến vụ án [5].
Chứng minh: là việc sử dụng các chứng cứ để làm sáng tỏ bản chất và các tình
tiết của vụ án [4, Tr 150]
Chứng minh trong tố tụng hình sự: là nhận thức về vụ án đã được thực hiện
trong thực tế, Nó bao gồm cả hoạt động tư duy logic và hoạt động thực tiễn, được
điều chỉnh bằng các quy luật nhận thức khách quan và các quy định về thủ tục của

BLTTHS [30, Tr 523].
Các quan điểm chứng minh trên chưa cụ thể rõ ràng cần loại bỏ các biểu hiện
cụ thể của luật thực định về quá trình chứng minh thì khi xét khái niệm “chứng minh
trong TTHS” cần có những nội hàm (đặc điểm) sau:
Thứ nhất: chứng minh trong TTHS là quá trình xác định, đi tìm sự thật khách
quan của vụ án, nói cách khác đó là quá trình nhận thức chân lý khách quan tồn tại
trong vụ án hình sự;
Thứ hai: chứng minh trong TTHS do các chủ thể TTHS tiến hành theo quy
định của pháp luật mỗi quốc gia. Tùy thuộc vào quan điểm, cách thức, phương pháp
giải quyết vụ án hình sự, mỗi quốc gia sẽ quy định trách nhiệm chứng minh trong
TTHS để giải quyết mục đích của TTHS đặt ra. Ở những nước theo mô hình tố tụng
tranh tụng thì trách nhiệm chứng minh thuộc về chủ thể buộc tội và chủ thể gỡ tội
trên cơ sở công bằng trong việc thu thập chứng cứ và đưa ra lí lẽ, lập luận trong quá
trình giải quyết vụ án. Những nước theo mô hình tranh tụng thẩm vấn thì việc chứng
minh thường được quy định là nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng,
họ không những thu thập chứng cứ buộc tội mà còn phải thu thập cả chứng cứ gỡ tội
10


trong quá trình giải quyết vụ án.
Chứng minh trong TTHS phải giải quyết hàng loạt vấn đề đặt ra của vụ án
hành sự như: Đối tượng, phạm vi chứng minh, chủ thể chứng minh, căn cứ, thủ tục
chứng minh, các bước tiến hành trong quá trình chứng minh… Tất cả những vấn đề
này đều phải được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự.
Từ những đặc điểm nêu trên, có thể hiểu, chứng minh trong TTHS là quá trình
các chủ thể của TTHS trên cơ sở quy định của pháp luật TTHS tiến hành các hoạt
động phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá tài liệu thu thập được làm phương tiện,
căn cứ (chứng cứ) làm rõ về tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội cũng như
tất cả những vấn đề liên quan đến vụ án”.
Như vậy, về bản chất Chứng minh trong vụ án hình sự: Là hoạt động nhận thức,

tư duy và thực tiễn của con người có mục đích nhất định, xác định sự tồn tại hay không
tồn tại hoặc xác định đúng, sai của một sự vật, sự việc, hiện tượng trên cơ sở những
chứng cứ, căn cứ cụ thể, đòi hỏi của yêu cầu đấu tranh, xử lí tội phạm cũng như bảo vệ
quyền con người trong tố tụng hình sự. Khi tội phạm xảy ra, để giải quyết vụ án đúng
đắn, khách quan các cơ quan tiến hành tố tụng, hoặc các chủ thể tham gia tố tụng
khác theo quy định của pháp luật sẽ tiến hành hoạt động chứng minh làm sáng tỏ về
sự việc phạm tội cũng như hành vi phạm tội và những tình tiết khác có liên quan đến
vụ án.
Ngân hàng tại Niệt Nam là hệ thống các cơ quan, bao gồm ngân hàng nhà
nước và các tổ chức tín dụng ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, ngân hàng
là công cụ quan trọng giúp Chính phủ điều hành nền kinh tế, huy động vốn cho các
dự án, là trung tâm thanh toán và thực thi chính sách tiền tệ, là nơi tập trung khối
lượng tiền nội tệ, ngoại tệ, các giấy tờ có giá và nơi dự trữ, giao dịch các tài sản kim
loại quý, đá quý. Đặc biệt hơn cả là việc thực hiện vai trò, chức năng của trung tâm
tín dụng, cấp chủ yếu phần lớn lượng tín dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp, kinh tế
hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần của nền kinh tế quốc dân. Do đó, tội phạm
thường có xu hướng để thực hiện hành vi cấu kết, chiếm đoạt tài sản. Hiện nay, chưa
có một khái niệm chính thống và cũng chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào
11


quy định về tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng. Do đó, việc nhận diện đúng tội phạm
trong lĩnh vực ngân hàng cũng như các tình tiết liên quan có ý nghĩa rất quan trọng về
mặt lý luận cũng như về mặt thực tiễn trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội
phạm.
Hoạt động chứng minh trong TTHS được tiến hành thông qua các bước: Phát
hiện, thu thập chứng cứ: kiểm tra; đánh giá và sử dụng chứng cứ nhằm làm rõ các vấn
đề cần phải chứng minh trong vụ án. Hàng loạt vấn đề của quá trình chứng minh cần
được giải quyết, như: Đối tượng chứng minh (những vấn đề cần phải chứng minh
trong vụ án hình sự), Chủ thể chứng minh, Căn cứ chứng minh (chứng cứ), Trình tự

thủ tục trong quá trình chứng minh…. Tất cả những vấn đề này đều phải được pháp
luật quy định và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên trong lịch sử hoạt
động tư pháp hình sự, ở những giai đoạn lịch sử nhất định, tùy thuộc vào trình tự tố
tụng được tiến hành theo các mô hình tố tụng khác nhau thì pháp luật ở từng giai
đoạn lịch sử khác nhau của các nước khác nhau lại có những quy định khác nhau.
Bộ luật TTHS năm 2003, Bộ luật TTHS năm 2015 và các văn bản pháp luật
liên quan chưa có định nghĩa cụ thể về chứng minh, cũng như quá trình chứng minh
trong vụ án hình sự với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực ngân
hàng. Khi giải quyết các vụ án án hình sự với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
trong lĩnh vực ngân hàng, người tiến hành tố tụng cần phải chứng minh những sự việc
có liên quan đến hành vi phạm tội để khẳng định chính xác hành vi phạm tội, người
phạm tội và mức độ phạm tội. Để đạt được mục tiêu này, các cơ quan điều tra về tội
phạm phải dựa vào các chứng cứ để chứng minh rõ tội phạm đã xảy ra, xác định lỗi
của bị can, bị cáo, tức là chứng minh người thực hiện hành vi phạm tội và họ phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi phạm tội đó.
1.1.1.3. Đối tượng chứng minh trong vụ án xâm phạm trật tự quản lý trong lĩnh vực
ngân hàng
Về bản chất, đối tượng của quá trình nhận thức mang tính lịch sử xã hội,
không đồng nhất với toàn bộ hiện thực khách quan mà chỉ là một bộ phận của
hiện thực khách quan mà thôi. Hoạt động chứng minh trong giải quyết VAHS
12


cũng như vậy, đó là phải xác định được những sự vật, hiện tượng đã xảy ra để
làm sáng tỏ được bản chất của VAHS hay nói cách khác là phải xác định được
đối tượng chứng minh trong VAHS.
Đối tượng chứng minh trong VAHS nói chung và vụ án xâm phạm trật tự quản
lý kinh tế lĩnh vực ngân hàng nói riêng bao gồm những sự kiện và tình tiết khác nhau,
mà mỗi sự kiện, tình tiết nói riêng và tổng thể của chúng nói chung, đều phải được
nghiên cứu, làm sáng tỏ một cách khách quan, toàn diện và chính xác. Nội dung chủ

yếu của đối tượng chứng minh trong VAHS trước hết là cấu thành tội phạm. Chính
cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự xác định ranh giới những
sự kiện, tình tiết chủ yếu phải chứng minh của vụ án hình sự.
Để chứng minh tội phạm trong tố tụng hình sự thì đối với bất cứ một tội phạm
nào, các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng đều phải chứng minh
được những vấn đề sau:
i.Dấu hiệu hành vi thuộc yếu tố mặt khách quan của tội phạm.
ii.Dấu hiệu lỗi thuộc yếu tố mặt chủ quan của tội phạm.
iii.Dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi thuộc yếu tố chủ thể của
tội phạm.
Theo quy định tại Điều 85 bộ luật TTHS năm 2015 – Những vấn đề phải
chứng minh trong vụ án hình sự: “Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh:
1.

Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình

tiết khác của hành vi phạm tội;
2.

Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý

hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;
3.

Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị

cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
4.


Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;

5.

Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;

6.

Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự,
13


miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.”
So với Điều 63 của BLTTHS năm 2003, những vấn đề cần phải chứng minh
trong điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự theo quy định của Điều 85 BLTTHS
năm 2015 có quy định thêm khoản 5 và 6, tuy đây là vấn đề không mới so với
BLTTHS năm 2003 nhưng đã được các nhà làm luật đưa vào ở một điều luật cụ thể
và khoa học hơn.
Trong VAHS, những vấn đề phải chứng minh có vị trí, vai trò khác nhau. Vì
vậy, phân loại những vấn đề phải chứng minh thành các nhóm khác nhau theo một
trật tự nhất định là để nghiên cứu chúng từ các góc độ khác nhau. Có thể hiểu phân
loại những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự là việc chia các chứng cứ
thành các nhóm khác nhau dựa trên cơ sở những căn cứ xác định, nhằm giải quyết
những mục đích nhất định.
Để đạt được mục đích chứng minh trong vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh
tế lĩnh vực ngân hàng đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xác
định được những vấn đề phải chứng minh trong vụ án đã được quy định cụ thể tại
Điều 85 Bộ luật TTHS năm 2015 và gắn với những quy định về tội phạm xâm phạm
trật tự quản lý kinh tế lĩnh vực ngân hàng đã được quy định tại BLHS năm 2015, sửa
đổi bổ sung 2017.

Cụ thể:
(1).Về mặt khách quan, phải chứng minh người đã có hành vi phạm tội đã vi
phạm và gây hậu quả đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thoả mãn quy định
tại Điều 206 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017;
(2).Hành vi của tội phạm đã vi phạm các quy định pháp luật về Ngân hàng,
gồm các quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật của nhà nước đang điều chỉnh hoạt
động ngân hàng hiện nay như:
a..Đối với kinh doanh tiền tệ ngân hàng:
- Luật ngân hàng nhà nước Luật số: 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010;
- Luật các Tổ chức tín dụng Luật số: 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010;
- Thông tư 39 /2016/TT-NHNN, ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho
vay của tổ chức tín dụng (trước đây là các Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày
14


31/12/2001 về ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng;
Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005; Quyết định số 738/2005/QĐNHNN ngày 31/05/2005 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN);
- Thông tư 02 /2013/TT-NHNN, ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài
sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để
xử lý rủi ro trong hoạt động đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài;
b.Đối với việc thực hiện giao dịch bảo đảm có liên quan đến hoạt động ngân hàng:
- Bộ Luật dân sự 2015 và các Nghị định: Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao
dịch bảo đảm, ngày 19/12/2006; Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
điều Nghị định 163/2006/NĐ-CP, ngày 22/02/2012; Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy
định về biện pháp đăng ký bảo đảm, ngày 01/09/2017 (trước đây là các Nghị định
83/2010/NĐ-CP, Nghị định 05/2012/NĐ-CP); Thông tư 08/2018/TT-BTP, ngày
20/6/2018 hướng dẫn về đăng ký giao dịch bảo đảm; Thông tư Liên tịch
Số: 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT, ngày 23/06/2016 Hướng dẫn việc đắng ký thế
chấp QSD đất và tài sản gắn liền với đất;

- Luật công chứng số: 53/2014/QH13 ngày 20/6/2014 và các văn bản quy
định, hướng dẫn có liên quan;
- Luật đất đai số: 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 và các văn bản quy định,
hướng dẫn có liên quan;
- Luật nhà ở số: 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014 và các văn bản quy định,
hướng dẫn có liên quan;
c.Đối với hoạt động bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo
lãnh dự thầu liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng:
-Thông tư 07/2015/TT-NHNN, ngày 25/6/2015 quy định về bảo lãnh ngân
hàng; Thông tư 13/2017/TT-NHNN, ngày 29/9/2017 sửa đổi, bổ sung Thông tư
07/2015/TT-NHNN;
d.Đối với kinh doanh tiền tệ phi ngân hàng:
- Nghị định 39/2014/NĐ-CP về hoạt động của công ty tài chính, công ty cho thuê
15


tài chính, ngày 07/05/2014 2014 và các văn bản quy định, hướng dẫn có liên quan;
e..Đối với kinh doanh vàng, ngoại hối:
- Căn cứ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP, ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính
phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng; Thông tư 02/VBHN-NHNN, ngày
15/06/2017 về việc hợp nhất các Thông tư hướng dẫn Nghị định số 24/2012/NĐ-CP
về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;
- Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11, của Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội; Văn bản hợp nhất Pháp lệnh Ngoại hối số 07/VBHN-VPQH ngày
11/07/2013 và các văn bản quy định, hướng dẫn có liên quan;
- Thông tư 32/2013/TT-NHNN, ngày 26/12/2013 hướng dẫn thực hiện các
quy định về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam; Thông tư
03/2019/TT-NHNN, ngày 29/03/2019 sửa đổi, bổ sung Thông tư 32/2013/TTNHNN;
(3). Hành vi của tội phạm đã vi phạm các quy định nội bộ của Tổ chức tín dụng:
- Các quy trình nghiệp vụ (ISO) nội bộ trong từng Hệ thống tổ chức tín dụng

(đặc biệt là các tổ chức tín dụng có vốn nhà nước) như: Quy trình tín dụng ngắn hạn;
Quy trình tín dụng trung, dài hạn; Quy trình bảo lãnh; Quy trình thẩm định; Quy trình
thanh toán trong nước; Quy trình thanh toán quốc tế; Quy chế cho thuê tài chính (kèm
theo đó là các Quy trình ISO).
- Các quy định nội bộ khác (đặc biệt là các tổ chức tín dụng có vốn nhà nước)
như: Giới hạn phân cấp ủy quyền tín dụng trong cho vay; Quyết định phân cấp ủy
quyền trong hoạt động cho vay; Các quy định về bảo mật; Quản lý ấn chỉ quan trọng,
…vv.
1.1.2. Chủ thể chứng minh, nghĩa vụ chứng minh trong vụ án hình sự đối với các
tội xâm phạm trật tự quản lý trong lĩnh vực ngân hàng
Chứng minh là hoạt động nhận thức chân lý khách quan của con người nên
phương diện chung nhất con người là chủ thể của hoạt động chứng minh. Nhưng hoạt
động chứng minh được tiến hàng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội mà trong từng
lĩnh vực chứng minh khác nhau có một phạm vi những cá nhân con người cụ thể nhất
16


định tham gia vào hoạt động chứng minh đó tức là hoạt động chứng minh trong mỗi lĩnh
vực khác nhau có chủ thể cụ thể khác nhau tiến hành hoạt động chứng minh đó.
Hoạt động chứng minh trong TTHS là hoạt động có mục đích làm sáng tỏ nội
dung của vụ án và những tình tiết này có liên quan đến vụ án nên những người tham
gia vào hoạt động này là những chủ thể chứng minh trong TTHS. Tuy nhiên tùy
thuộc vào chức năng, nhiệm vụ hoặc tùy thuộc vào quyền và lợi ích … của các chủ
thế có sự khác nhau nên mức độ tham gia cũng như giai đoạn tham gia vào hoạt động
chứng minh của từng chủ thể có sự khác nhau.
Thông thường thì chủ thể chứng minh trong TTHS chủ yếu là các CQTHTT và
người THTT. Theo luật TTHS Việt Nam thì đó là các CQTHTT và người THTT như
cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều
tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh
án, Phó Chánh án tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân,… nhóm chủ thể này giữ

vai trò chính trong hoạt động chứng minh toàn bộ nội dung của vụ án và những tình
tiết có liên quan đến nội dung của vụ án và kết quả chúng minh của họ mang tính
pháp lý cao. Tuy nhiên, do chức năng, nhiệm vụ của từng chủ thể có sự khác nhau
nên giai đoạn tham gia chứng minh cũng như phạm vi, mức độ chứng minh của họ
cũng có sự khác nhau nhất định.
Theo quy định tại Điều 15 BLTTHS năm 2015 – Xác định sự thật của vụ án thì:
“Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một
cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ
xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của
người bị buộc tội”.
Theo quy định trên thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng bao gồm Cơ quan điều tra, truy tố và xét xử. Ngoài ra, một số cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định tại Điều
35 BLTTHS năm 2015. Quy định “… Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc
17


×