Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing cho dịch vụ FiberVNN tại Công ty Điện thoại Tây thành phố : luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

ĐẶNG KIM QUYÊN

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING
CHO DỊCH VỤ FIBERVNN
TẠI CÔNG TY ĐIỆN THOẠI TÂY THÀNH PHỐ
ĐẾN NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

ĐẶNG KIM QUYÊN

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING
CHO DỊCH VỤ FIBERVNN
TẠI CÔNG TY ĐIỆN THOẠI TÂY THÀNH PHỐ
ĐẾN NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên Ngành: Kinh Doanh Thương Mại
Mã Số: 60340121

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN SƠN



TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing
cho dịch vụ FiberVNN tại công ty Điện thoại Tây Thành phô đến năm 2016” là kết
quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc. Các số liệu
trong luận văn được thu thập từ thực tế có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được xử lý
trung thực và khách quan.
Tác giả: Đặng Kim Quyên


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô trong khoa
Thương Mại – Du Lịch - Marketing của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt những năm học qua.
Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn TS. Nguyễn Văn Sơn - người hướng dẫn
khoa học của luận văn - đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến những anh chị công tác tại Công ty
điện thoại Tây thành phố đã tận tình hỗ trợ, góp ý và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
nghiên cứu.
Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người.
Tác giả: Đặng Kim Quyên


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...........................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ..................................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................2
5. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI: ............................................................................................3
6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI: ...........................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
MARKETING CHO DỊCH VỤ INTERNET CÁP QUANG .................................... 5
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING DỊCH VỤ .............................................5
1.1.1.

Khái niệm marketing dịch vụ ...................................................................5

1.1.2.

Các thành phần của marketing dịch vụ ..................................................5

1.1.3.

Thị trường mục tiêu – Định vị sản phẩm ................................................9

1.2. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VÀ INTERNET CÁP QUANG
....................................................................................................................................10

1.2.1.

Khái quát về dịch vụ viễn thông ............................................................10

1.2.2.

Tổng quan về quá trình phát triển dịch vụ Internet cáp quang ...........10

1.2.3.

Khái quát về đặc điểm sản xuất kinh doanh dịch vụ Internet cáp

quang FiberVNN ...................................................................................................11
1.2.4.

Đặc điểm của dịch vụ FiberVNN...........................................................13

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
MARKETING DỊCH VỤ INTERNET CÁP QUANG .........................................14
1.3.1.

Môi trường vĩ mô ....................................................................................14


1.3.2.

Môi trường vi mô ....................................................................................17

KINH NGHIỆM MARKETING DỊCH VỤ INTERNET CÁP QUANG


1.4

FTTH CỦA VIETTEL, FPT VÀ CMC TI .................................................................21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG LĨNH
VỰC DỊCH VỤ FIBERVNN CỦA WHTC ............................................................... 26
2.1.

TỔNG QUAN VỀ WHTC ............................................................................26

2.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển .......................................................26

2.1.2.

Lĩnh vực hoạt động và thị trường khai thác .........................................26

2.1.3.

Tình hình phát triển của WHTC trong thời gian qua: .........................27

2.2.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH DỊCH VỤ

FIBERVNN TẠI WHTC GIAI ĐOẠN 2010-2012 ................................................28
2.2.1.

Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh tại WHTC ...........................28


2.2.2.

Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh dịch vụ FiberVNN tại WHTC
.................................................................................................................30

2.3.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC MARKETING CHO DỊCH VỤ

FIBERVNN TẠI WHTC .........................................................................................33
2.3.1.

Sản phẩm ................................................................................................33

2.3.2.

Giá cước ..................................................................................................33

2.3.3.

Hệ thống phân phối ................................................................................34

2.3.4.

Chiêu thị..................................................................................................37

2.3.5.

Con người ...............................................................................................41


2.3.6.

Quy trình .................................................................................................43

2.3.7.

Yếu tố vật chất ........................................................................................44

2.4.

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ FIBERVNN CỦA

WHTC THÔNG QUA KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG TẠI TP.HCM ..................45
2.4.1.

Thiết kế mẫu nghiên cứu .......................................................................45

2.4.2.

Kết quả khảo sát .....................................................................................46

2.4.3.

Đánh giá chung hoạt động marketing cho dịch vụ FiberVNN tại

WHTC .................................................................................................................51
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING CHO
DỊCH VỤ FIBERVNN CỦA WHTC ĐẾN NĂM 2016............................................ 54
3.1.


QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ FIBERVNN ....54

3.1.1.

Định hướng phát triển của WHTC........................................................54


3.1.2.
3.2.

Dự báo tình hình phát triển của môi trường kinh doanh FTTH: ......57

MỤC TIÊU ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING CHO DỊCH VỤ

FIBERVNN CỦA WHTC ĐẾN NĂM 2016 ...........................................................59
3.2.1.

Mục tiêu định tính ..................................................................................59

3.2.2.

Mục tiêu định lượng ...............................................................................59

3.3.

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING CHO DỊCH VỤ

FIBERVNN CỦA WHTC TRONG THỜI GIAN TỚI .........................................60
3.3.1.


Chính sách sản phẩm .............................................................................60

3.3.2.

Chính sách giá:.......................................................................................60

3.3.3.

Mở rộng hệ thống kênh phân phối ........................................................61

3.3.4.

Đẩy mạnh hoạt động chiêu thị: .............................................................65

3.3.5.

Nguồn nhân lực: ....................................................................................71

3.3.6.

Đơn giản hóa quy trình ..........................................................................78

3.4.

LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ..............................................79

3.5.

ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG GIẢI PHÁP ĐÃ ĐỀ


XUẤT ........................................................................................................................80
3.5.1.

Về mặt định tính .....................................................................................80

3.5.2.

Về mặt định lượng ..................................................................................80

KIẾN NGHỊ ................................................................................................................. 82
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG BAN
PHỤ LỤC 2: BẢNG GIÁ CƯỚC CHI TIẾT DỊCH VỤ FIBERVNN
PHỤ LỤC 3: CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2012
PHỤ LỤC 4: GÓI CƯỚC TÍCH HỢP ĐỀ XUẤT
PHỤ LỤC 5: CÁC SỐ LIỆU DỰ BÁO CỦA DỊCH VỤ FIBERVNN
PHỤ LỤC 6: BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA Ý KIẾN KHÁCH HÀNG
BIÊN BẢN THẢO LUẬN
DANH SÁCH NHÓM CHUYÊN GIA THAM GIA PHỎNG VẤN
DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRẢ LỜI KHẢO SÁT


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Số
thứ
tự
1
2
3

4
5
6

Từ viết tắt
BCVT-CNTT
BTS
CSKH
DN
FTTH
GPON

7 ICT
8 ISP
9 NGN
10 VMS
11 VNNIC
12 VTTP
13 WHTC

Diễn giải
Bưu chính viễn thông-Công nghệ thông tin
Base Transceiver Station (Trạm thu phát sóng di động)
Chăm sóc khách hàng
Doanh nghiệp
Fiber to the Home
Gigabit Passive Optical Network
Information and Communication Technologies (Công nghệ
thông tin và truyền thông)
Internet Service Provider (Nhà cung cấp dịch vụ internet)

Mạng thế hệ mới
Công ty Thông tin Di động Việt Nam (Vietnam Mobile Telecom Services Company)
Trung tâm Internet Việt Nam
Viễn thông thành phố
Công ty Điện thoại Tây Thành Phố (Western Ho Chi Minh
City Telephone Company)


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG 1.1 - SO SÁNH ADSL VÀ FIBERVNN .......................................................... 12
BẢNG 1.2 - TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2007 – 2012......... 16
BẢNG 2.1. - TÌNH HÌNH DOANH THU 2007 – 2012 ............................................... 28
BẢNG 2.2 - TỈ TRỌNG CÁC DỊCH VỤ TRỌNG YẾU GIAI ĐOẠN 2007 – 2012 .. 29
BẢNG 2.3- MỐI QUAN HỆ GIỮA DOANH THU VÀ CHI PHÍ ............................... 30
BẢNG 2.4. TÌNH HÌNH SẢN LƯỢNG THUÊ BAO FIBERVNN TẠI WHTC TỪ
2010 – 2012 ................................................................................................................... 31
BẢNG 2.5 - TÌNH HÌNH DOANH THU DỊCH VỤ FIBERVNN TẠI WHTC TỪ 2010 –
2012 .......................................................................................................................... 32

BẢNG 2.6 - TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU NĂM 2012 .................................. 32
BẢNG 2.7. GIÁ CƯỚC TRỌN GÓI HIỆN HÀNH CỦA DỊCH VỤ FIBERVNN ..... 34
BẢNG 2.8. SO SÁNH QUY TRÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ FTTH .......................... 44
BẢNG 2.9. MỨC CHI TRẢ HÀNG THÁNG CHO DỊCH VỤ INTERNET .............. 46
BẢNG 2.10. MỨC ĐỘ HÀI LÒNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ INTERNET ĐANG SỬ
DỤNG ............................................................................................................................ 48
BẢNG 2.11. MỨC ĐỘ SẴN SÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ FIBERVNN ................... 48
BẢNG 2.12. MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT DỊCH VỤ FIBERVNN..................................... 48
BẢNG 2.13. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢNG BÁ VÀ CHƯƠNG TRÌNH
MARKETING CỦA FIBERVNN ................................................................................. 50
BẢNG 3.1: PHÂN TÍCH SWOT CHO HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ

FIBERVNN TẠI WHTC ............................................................................................... 55
BẢNG 3.2. TIÊU CHÍ HỘ GIA ĐÌNH CHO ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VIỄN
THÔNG 2015 ................................................................................................................ 58
BẢNG 3.3. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐIỂM GIAO
DỊCH ............................................................................................................................. 63
BẢNG 3.4. KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH “ĐẠI LÝ VNPT THÂN THIẾT” ......... 64
BẢNG 3.5. NHỮNG SỐ LIỆU HẤP DẪN ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN LCD ............. 66
BẢNG 3.6. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GIẢI PHÁP QUẢNG CÁO LCD .................. 68
BẢNG 3.7. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIẢI PHÁP LIÊN QUAN NHÂN SỰ......... 76
BẢNG 3.8. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP............................................. 78


BẢNG 3.9. DỰ BÁO VỀ DOANH THU, CHI PHÍ SO VỚI TRƯỚC KHI THỰC
HIỆN GIẢI PHÁP ......................................................................................................... 80


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Các thành phần của Marketing dịch vụ ........................................................... 5
Hình 1.2: Các bước phân khúc thị trường, xác định thị trường mục tiêu và vị trí ..........9

Hình 1.3: Sợi quang và cấu tạo cáp quang .................................................................... 11
Hình 2.1. Thống kê tỷ trọng đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ FIBERVNN của
công ty trong năm 2012 ................................................................................................. 30
Hình 2.2. Mối tương quan doanh thu/chi phí marketing dịch vụ FIBERVNN qua các
năm. ............................................................................................................................... 32
Hình 2.3. Cơ cấu nhân sự theo giới tính và theo trình độ của WHTC năm 2012 ......... 42
Hình 2.4. Quy trình cung cấp dịch vụ FIBERVNN ...................................................... 44
Hình 2.5. Cuộc bình chọn chất lượng nhà cung cấp dịch vụ FTTH (vn-zoom.com
2011) .............................................................................................................................. 51



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Tình hình thị phần dịch vụ FTTH tại Tp.HCM ........................................ 18
Biểu đồ 2.1. Tình hình phát triển thuê bao phân theo gói cước FiberVNN .................. 34
Biểu đồ 2.2. Doanh thu theo kênh bán hàng của dịch vụ FIBERVNN năm 2012 ....... 37
Biểu đồ 2.2. Nhà cung cấp dịch vụ internet hiện tại của khách hàng............................ 46
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ hình thức nhận biết dịch vụ FIBERVNN........................................ 49
Biểu đồ 2.4. Mức độ hài lòng về các yếu tố của dịch vụ FIBERVNN ......................... 49


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Internet là một trong những thành tựu nổi bật của con người từ trước đến nay, là
công nghệ không thể thiếu cho một xã hội hiện đại, là xương sống cho sự phát triển kinh
tế xã hội trong tương lai. Dịch vụ Internet cũng ngày càng cao cấp hơn, ổn định hơn,
hoàn hảo hơn để có thể đáp ứng nhu cầu của thời đại công nghệ. Theo đó, xu hướng Internet cáp quang dần thay thế cho Dial up và ADSL với các tiện ích về bảo mật, ổn định,
tốc độ đường truyền,…đang dần chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Sự tranh giành khách
hàng trong mảnh đất mới màu mỡ này đang diễn ra hết sức dữ dội.
Nghị định 55/2001/NĐ-CP và thông tư 04/2001/TT-TCBĐ về việc quản lý, cung
cấp và sử dụng Internet góp phần thực hiện lành mạnh quá trình phát triển Internet Việt
Nam. Với quan điểm và phương thức điều hành, kiểm soát không can thiệp sâu vào hoạt
động kinh doanh, nội dung các văn bản trên đã tạo lập được môi trường phát triển Internet ổn định trong các năm qua, đến nay đã chuyển từ mô hình độc quyền doanh nghiệp
sang mô hình cạnh tranh lành mạnh. Do vậy, muốn tồn tại thì ngoài các hoạt động như:
sản xuất, tài chính, quản trị nhân lực…các doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ Internet
nói chung và VNPT nói riêng cần chú ý đến công tác marketing. Hoạt động marketing
ngày càng chiếm giữ vai trò quan trọng, giúp công ty quảng bá hình ảnh thương hiệu,
tiếp cận khách hàng và kích thích sự phát triển thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh,…Vai trò của marketing không còn mới mẻ nữa,

nhưng làm thế nào để đưa ra các giải pháp marketing có hiệu quả lại là mối trăn trở quan
tâm của các nhà kinh doanh.
Hiện nay, dịch vụ Internet cáp quang FiberVNN đang được công ty Điện thoại Tây
Thành Phố (WHTC) chú trọng phát triển, tuy nhiên công tác marketing của công ty vẫn
chưa xứng tầm là đơn vị trực thuộc VNPT - vị thế nhà cung cấp dịch vụ Internet số một.
Hơn nữa công tác marketing của các công ty đối thủ ngày càng năng động và chuyên
nghiệp. Việc đề ra các giải pháp marketing đúng đắn sẽ giúp cho công ty gia tăng tiềm
lực khách hàng để cạnh tranh với những đối thủ nặng ký khác.
Chính vì vậy mà đề tài “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing cho dịch vụ FiberVNN tại công ty Điện thoại Tây Thành phô đến năm 2016” được chọn làm đề tài
nghiên cứu của tác giả.


2

2. Mục tiêu nghiên cứu:
Phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố marketing dịch vụ FiberVNN mà
WHTC đang thực hiện bao gồm: sản phẩm, giá cước, hệ thống phân phối, chiêu thị, con
người, quy trình và cơ sở vật chất nhằm nhận diện rõ những điểm mạnh, yếu, cơ hội và
thách thức trong lĩnh vực marketing dịch vụ FiberVNN của WHTC.
Đề xuất các giải pháp mang tính đồng bộ và khả thi để đẩy mạnh hoạt động marketing cho dịch vụ FiberVNN của WHTC đến năm 2016 với lộ trình cụ thể.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động marketing
nói riêng trong lĩnh vực dịch vụ FiberVNN của WHTC.
Phạm vi nghiên cứu: Không gian thị trường: trên phạm vi địa bàn phía Tây Tp.
Hồ Chí Minh gồm: quận 5, 6, 8, 10, 11, 12, Gò Vấp, Bình Tân, các huyện Bình Chánh,
Hóc Môn, Củ Chi và một phần của:
 Quận 1 (Phường Cầu Kho, Cô Giang, Cầu Ông Lãnh, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn
Cư Trinh và Bến Thành), Quận 3 (Phường 1, 2, 3, 4 và 5)
 Quận Tân Bình (Phường 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 18, 19, 20)
 Quận Tân Phú (Phường Phú Thọ Hòa, Phú Thạnh, Phú Trung, Hòa Thạnh, Hiệp

Tân và Tân Thới Hòa
Thời gian: thời gian phân tích thực trạng tập trung vào giai đoạn 2010–2012, các
mục tiêu phát triển và tầm ứng dụng của các giải pháp được dự tính đến năm 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên căn bản phương pháp luận qui nạp, các phương pháp nghiên cứu được áp
dụng cho đề tài này bao gồm:
 Phương pháp thu thập thông tin:
Phương pháp định tính: áp dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn để thu thập
thông tin thứ cấp từ cơ sở dữ liệu của WHTC, và các nguồn thông tin có liên quan từ
Chuyên trang công nghệ thông tin của báo điện tử Infornet – Bộ thông tin truyền thông,
Trung tâm Nghiên cứu và phân tích dữ liệu tài chính Gafin.vn, tạp chí chuyên ngành và
internet.
Phương pháp chuyên gia: phỏng vấn trực tiếp 10 chuyên gia trong ngành
Phương pháp định lượng: áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phi xác
suất và điều tra khảo sát để thu thập thông tin sơ cấp từ 209 khách hàng có sử dụng dịch


3

vụ internet cáp quang trong khu vực quản lý của WHTC bao gồm 128 khách hàng đơn
vị, tổ chức và 81 khách hàng cá nhân, từ đó hình thành cơ sở đề xuất giải pháp cho hoạt
động marketing của dịch vụ FiberVNN tại WHTC.
 Phương pháp xử lý thông tin: Áp dụng phối hợp các phương pháp thống kê mô
tả, qui nạp, dự báo…
 Công cụ xử lý thông tin: Dữ liệu thu thập trong nghiên cứu được xử lí bằng phần
mềm Excel và SPSS 18.
5. Tính mới của đề tài:
Theo tìm hiểu của tác giả thì đã từng có nhiều nghiên cứu về marketing dịch vụ và
giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing dịch vụ của một đơn vị cụ thể, tuy nhiên
nghiên cứu về hoạt động marketing đối với dịch vụ FiberVNN của WHTC là một

nghiên cứu mới, không trùng lắp với các nghiên cứu trước đó.
Kết quả luận văn giúp nhà quản trị thấy rõ toàn cảnh về tình hình hoạt động marketing hiện tại của DN đối với dịch vụ FiberVNN, vị thế cạnh tranh của DN so với các
đối thủ khác trên thị trường và khả năng ứng phó, cũng như tìm hiểu đánh giá của người
tiêu dùng đối với hoạt động marketing hiện tại của công ty.
Tác giả đã đề xuất và cụ thể hóa các giải pháp nhằm đẩy mạnh và hoàn thiện hoạt
động marketing, làm mới mẻ hơn thông qua các yếu tố định tính như gia tăng khả năng
nhận biết dịch vụ bằng các kênh hiện đại, phù hợp với xu hướng môi trường kinh tế, bên
cạnh đó phát huy được tiềm năng của các kênh truyền thống sẵn có. Các giải pháp về
nhân sự bán hàng trực tiếp – đội ngũ quan trọng nhất của dịch vụ - cũng được đề xuất
nhằm giúp dịch vụ thích ứng với môi trường cạnh tranh tương lai. Các giải pháp về
chiêu thị, PR cũng tạo được hiệu quả nhất định. Hệ thống kênh phân phối và công tác
chăm sóc khách hàng cũng được hướng đến đa dạng, nhiều hình thức hơn, qua đó mong
muốn đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng, gia tăng lượng thuê bao khách hàng trung
thành. Những giải pháp trên góp phần nâng cao hiệu quả marketing lên tầm cao mới và
có thể triển khai chung cho các đơn vị trong ngành.
6. Cấu trúc của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục gồm 3 chương như sau:
 Chương 1: Cơ sở khoa học để đẩy mạnh hoạt động marketing cho DN dịch vụ internet cáp quang


4

 Chương 2: Thực trạng hoạt động marketing trong lĩnh vực dịch vụ FiberVNN của
WHTC giai đoạn 2010 – 2012
 Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing cho dịch vụ FiberVNN của
WHTC đến năm 2016.


5


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING
CHO DỊCH VỤ INTERNET CÁP QUANG
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING DỊCH VỤ
1.1.1.

Khái niệm marketing dịch vụ
“Marketing dịch vụ là sự thích nghi lý thuyết hệ thống vào thị trường dịch vụ,

bao gồm quá trình thu nhận, tìm hiểu, đánh giá và thoả mãn nhu cầu của một thị trường
mục tiêu bằng hệ thống các chính sách, các biện pháp tác động vào toàn bộ quá trình tổ
chức sản xuất cung ứng và tiêu dùng dịch vụ thông qua phân phối nguồn lực của tổ
chức. Marketing được xem xét trong sự năng động của mối quan hệ qua lại giữa các sản
phẩm dịch vụ của công ty với nhu cầu khách hàng cùng với những hoạt động của đối
thủ cạnh tranh trên nền tảng cân bằng lợi ích DN, người tiêu dùng và xã hội” (Lưu Văn
Nghiêm, 2008. Marketing dịch vụ. NXB Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội).
1.1.2.

Các thành phần của marketing dịch vụ
Ngoài bốn thành phần cơ bản của marketing là sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến

thì marketing dịch vụ còn được đặc trưng với ba yếu tố bổ sung là con người, qui trình
và yếu tố vật chất.
Product
Sản phẩm
Promotion
Chiêu thị

People
Con người


Marketing
Price
Giá

Place
Phân phối

dịch vụ

Physical Evidence
Yếu tố vật chất

Process
Quy trình

Hình 1.1: Các thành phần của marketing dịch vụ
1.1.2.1. Sản phẩm dịch vụ
Sản phẩm dịch vụ là một tập hợp gồm các giá trị làm thoả mãn khách hàng. Khi
mua hàng hoá dịch vụ, khách hàng mua những lợi ích và giá trị toàn bộ những gì dịch
vụ mang đến. Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được lợi nhuận thỏa đáng nếu đáp ứng được


6

nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm chính là yếu tố đầu tiên và cốt lõi, cũng là một trong
những chữ P quan trọng nhất của mô hình.
Đối với ngành Viễn Thông, dịch vụ Viễn Thông không phải là một sản phẩm vật
chất cụ thể mà là hiệu quả của quá trình truyền đưa thông tin từ người gửi đến người
nhận. Để tạo ra dịch vụ Viễn Thông cần có sự tham gia của các yếu tố sản xuất Viễn
Thông: lao động (lao động công nghệ, lao động quản lý, lao động bổ trợ), tư liệu lao

động (phương tiện, thiết bị) và đối tượng lao động (tin tức, cuộc đàm thoại,…). Sự
truyền đưa và dịch chuyển đối tượng lao động này chính là kết quả hoạt động của ngành
Viễn Thông. Nếu trong quá trình truyền tải, những tin tức này có bị biến đổi thành tín
hiệu hoặc bị mã hóa để phù hợp với việc truyền đưa thì sau đó cũng sẽ được phục hồi
(giải mã) lại để trở thành thông tin ban đầu, đảm bảo thông tin truyền đi không chịu sự
thay đổi nào ngoài sự thay đổi về không gian.
Dịch vụ Viễn Thông là dịch vụ mang tính vô hình, không thay thế, không bảo
quản lưu trữ được. Ngoài ra, khách hàng tiếp xúc tới nhiều khâu của quá trình sản xuất
Viễn thông, do đó chất lượng của dịch vụ Viễn thông sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khách
hàng, ngược lại trình độ sử dụng dịch vụ của khách hàng cũng ảnh hưởng trực tiếp tới
chất lượng dịch vụ Viễn thông. Các sản phẩm dịch vụ Viễn Thông không đảm bảo chất
lượng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng về vật chất và cả tinh thần. Do đó mà dịch vụ
Viễn Thông được đòi hỏi và yêu cầu rất cao ở chất lượng truyền tải.
1.1.2.2. Giá
Giá cả là số tiền mà khách hàng phải bỏ ra để có được sản phẩm hay dịch vụ, là
giá trị mà người tiêu dùng mất đi để nhận được lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ mang lại.
Giá chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài công ty. Cách định giá của
doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ hài lòng của khách hàng.
Theo Luật Viễn thông của Quốc hội 2010 thì các DN được tự do định giá dịch vụ
Viễn thông, tạo sự cạnh tranh về giá trên thị trường. Tuy nhiên VNPT là doanh nghiệp
nhà nước chiếm thị phần khống chế nên các chỉ thị, quy định về giá sàn chịu một phần
chi phối của Chính phủ và Bộ Truyền thông - Thông tin ban hành, không “thông
thoáng” về giá như các DN khác được.
1.1.2.3. Phân phối
Phân phối là những hoạt động khác nhau của công ty nhằm đưa sản phẩm đến tay
người tiêu dùng. Phân phối phù hợp sẽ tạo sự tiện lợi và giúp khách hàng tiết kiệm


7


nhiều thời gian. Cũng nên nhớ một nguyên tắc đó là vị trí càng gần và thuận tiện cho
khách hàng thì khả năng khách hàng đến sử dụng dịch vụ càng cao. Vì thế khi chọn
kênh phân phối ta cần cân nhắc loại nào di chuyển được sản phẩm đáp ứng nhu cầu
khách hàng một cách kịp thời. Quá trình phân phối còn là quá trình bán sản phẩm, do
vậy phân phối tốt còn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng vốn của
công ty. Việc lựa chọn một chiến lược phân phối còn ảnh hưởng tích cực đến chiến lược
marketing chung: quá trình kinh doanh an toàn, giảm được cạnh tranh
Trong hoạt động Viễn Thông, quá trình sản xuất – phân phối gắn liền với quá
trình tiêu thụ hoặc trùng với quá trình tiêu thụ. Như một cuộc đàm thoại bắt đầu tức là
đã bắt đầu quá trình sản xuất, sau khi đàm thoại xong tức là tiêu dùng xong thì quá trình
sản xuất cũng kết thúc. Ở đâu có con người thì ở đó có nhu cầu truyền tải thông tin. Hơn
nữa, lượng thông tin này có tải trọng không đồng đều về không gian và thời gian. Nhu
cầu về tin tức thường khác nhau giữa các ngày trong tuần, các tháng trong năm, phụ
thuộc vào nhịp độ sinh hoạt của xã hội, các kỳ nghỉ, những giờ hành chính…Tuy nội
dung phân phối của thông tin không chịu sự thay đổi về vị trí không gian, tức là không
phải vị trí càng gần và thuận tiện thì nhu cầu của người tiêu dùng dịch vụ Viễn thông ở
đó lại tăng cao. Tuy nhiên, nhu cầu truyền tin có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ
đâu. Do vậy cần bố trí mạng lưới, phương tiện Viễn thông trên mọi miền của đất nước.
Tất nhiên là khi tổ chức mạng lưới, cần phải dự đoán và bảo đảm được nhu cầu và khả
năng trong hiện tại cũng như trong tương lai.
1.1.2.4. Chiêu thị
Chiêu thị bao gồm tất cả các biện pháp và nghệ thuật mà nhà kinh doanh dùng để
thông tin về thương hiệu, về sản phẩm, tác động, lôi kéo khách hàng về phía mình, tạo
sự nhận biết về dịch vụ cũng như cảm nhận ban đầu của khách hàng về các dịch vụ mà
DN cung cấp: quảng cáo, khuyến mãi, bán hàng trực tiếp, quan hệ công chúng/giao tế,
marketing trực tiếp.
1.1.2.5. Con người
Con người là nhân tố giữ vị trí quan trọng, là nhân tố chính tạo ra và quyết định
chất lượng cung ứng dịch vụ. Để thành công, DN phải phát triển được thói quen suy
nghĩ chính xác những ai sẽ thực hiện từng nhiệm vụ. Trong nhiều trường hợp, DN sẽ

chưa thể tiến lên cho đến khi có thể thu hút và đặt những con người thích hợp vào
những vị trí thích hợp.


8

Trong Viễn thông, quá trình truyền đưa thông tin được đảm bảo bởi hai hay
nhiều đơn vị tham gia. Các đơn vị này có thể ở những vị trí khác nhau, thậm chí ở các
nước khác nhau. Do đó, cần có sự chặt chẽ và kỹ luật cao của cán bộ các bộ phận, thống
nhất về nghiệp vụ để cùng nhau hoàn thành tốt dịch vụ. Ngoài ra, Viễn Thông là một
ngành có nhu cầu của khách hàng xuất hiện 24/24 giờ một ngày. Do đó sẽ tồn tại những
khoảng thời gian mà lao động và phương tiện có mặt chỉ để thường trực. Yếu tố lao
động của dịch vụ Viễn thông đóng vai trò khá quan trọng trong sự hình thành dịch vụ.
1.1.2.6. Quy trình
Quy trình dịch vụ là quá trình mà ở đó dịch vụ được tạo ra và được chuyển tới
khách hàng. Quy trình liên quan tới thủ tục, nhiệm vụ, lịch trình và cơ chế hoạt động
của các khâu. Quy trình dịch vụ chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố như con người,
máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng, kiến trúc…
Đặc tính của dịch vụ là trừu tượng vì vậy quy trình sẽ giúp đảm bảo chất lượng
và nối kết giữa các công đoạn trong quá trình cung ứng dịch vụ.
Khác với sản xuất sản phẩm thường giới hạn trong phạm vi phân xưởng, trong
Viễn thông, quá trình truyền đưa tin tức thường trải dài trên một phần không gian rộng
lớn. Như đã phân tích ở trên, tham gia hoạt động này, sẽ có hai hay nhiều đơn vị, mỗi
đơn vị đảm nhiệm một công đoạn của quy trình. Để đảm bảo chất lượng thông tin
truyền trình quy trình phải chặt chẽ và các đơn vị phải tuân thủ quy trình. Điều này có
thể kéo dài thời gian cung cấp dịch vụ, do đó các DN Viễn thông cần có những biện
pháp linh hoạt, cân đối và rút gọn, tiết kiệm thời gian của quy trình để mang đến sự hài
lòng tối đa cho khách hàng của mình
1.1.2.7. Yếu tố vật chất
Môi trường vật chất của công ty cung ứng dịch vụ là nơi dịch vụ được tạo ra, nơi

khách hàng và người cung ứng dịch vụ giao tiếp, thêm vào đó là những phần tử hữu
hình được sử dụng để hỗ trợ vai trò của dịch vụ. Nó giúp cho việc tạo ra vị thế/ hình ảnh
của công ty và trợ giúp hữu hình cho dịch vụ.
Trong Viễn Thông, khách hàng và nhà cung ứng không trực tiếp tiếp xúc tại nơi
mà dịch vụ được tạo ra, mà chỉ là một địa điểm để làm các thủ tục giấy tờ hoặc giải
quyết các khiếu nại, thắc mắc…Ví dụ, trong dịch vụ Internet thì khách hàng và công ty
sẽ trao đổi các yếu tố liên quan tại điểm giao dịch, hoặc qua tổng đài…vậy những yếu tố
vật chất của dịch vụ này sẽ bao gồm quy mô, mặt bằng điểm giao dịch, cơ sở vật chất,


9

công nghệ trang bị trong quầy giao dịch, tổng đài, thiết bị truyền dẫn hiện đại,…Yếu tố
vật chất được trang bị tốt sẽ tăng mức độ thiện cảm, hài lòng cũng như lòng trung thành
trong quá trình sử dụng dịch vụ.
1.1.3. Thị trường mục tiêu – Định vị sản phẩm
Khi hoạt động trên một thị trường, công ty không thể phục vụ tốt tất cả các khách
hàng trên thị trường đó vì khách hàng quá đông, phân tán và có nhiều yêu cầu, đỏi hỏi
khác nhau. Để thành công, thường doanh nghiệp trải qua các bước sau:

Phân khúc thị
trường
1. Phát hiện các biểu
phân khúc thị trường
và phân khúc thị
trường
2. Xác định đặc
điểm của những
khúc thị trường đã
thu được


Xác định thị
trường mục tiêu
3. Đánh giá mức độ
hấp dẫn của từng
khúc thị trường
4. Lựa chọn khúc thị
trường mục tiêu

Định vị trên thị
trường
5. Phát hiện các quan
điểm xác định vị trí
đối với từng khúc thị
trường mục tiêu
6. Lựa chọn, phát triển
và tuyên truyền quan
điểm xác định vị trí đã
chọn

Hình 1.2: Các bước phân khúc thị trường, xác định thị trường mục tiêu và vị trí
Phân khúc: Các nguồn lực của doanh nghiệp có thể được phân bố một cách có
hiệu quả hơn cho các hoạt động marketing để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của
đoạn thị trường xác định thay vì toàn bộ thị trường rộng lớn.
Lựa chọn: Công ty phải xem các phân khúc nào phù hợp với thị trường, với khả
năng của mình nhất để có thể khai thác thành công các phân khúc thị trường đó.
Định vị sản phẩm: Khách hàng bị chìm ngập trong quảng cáo về các sản phẩm và
dịch vụ. Để đơn giản hóa việc chọn mua, họ đã “Định vị trí các loại sản phẩm, dịch vụ,
các công ty trong tâm trí của họ”. Vị trí của một sản phẩm là tập hợp những ấn tượng,
khái niệm và cảm giác của khách hàng về sản phẩm đó so với các sản phẩm cạnh tranh

cùng loại. Khi một doanh nghiệp tiến hành định vị tức là doanh nghiệp đó thiết kế sản
phẩm, dịch vụ và hình ảnh của mình để thị trường mục tiêu hiểu được và đánh giá cao
những gì doanh nghiệp đại diện so với đối thủ cạnh tranh.
Với dịch vụ Viễn thông, có thể định vị hay tạo sự khác biệt bằng nhiều yếu tố:
chất lượng, độ tin cậy, lắp đặt, tư vấn khách hàng, sửa chữa, nhân sự, hình ảnh…để dịch
vụ có thể chiếm một vị trí nhất định trong tâm trí khách hàng.


10

1.2. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VÀ INTERNET CÁP QUANG
1.2.1. Khái quát về dịch vụ viễn thông
Viễn thông bao gồm những vấn đề liên quan đến việc truyền thông tin (trao đổi
hay quảng bá thông tin) giữa các đối tượng qua một khoảng cách, nghĩa là bao gồm bất
kỳ hoạt động liên quan tới việc phát/ nhận tin tức (âm thanh, hình ảnh, chữ viết, dữ
liệu…) qua các phương tiện truyền thông (hữu tuyến như đường dây kim loại, cáp
quang, hoặc vô tuyến như các hệ thống điện từ khác)
“Dịch vụ Viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hay
một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị
gia tăng” (Quốc Hội, 2009. Luật Viễn Thông. Chương 1, Điều 3)
“Dịch vụ Viễn thông là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm
thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối của mạng Viễn
thông” (Ủy ban thường vụ Quốc Hội, 2002. Pháp lệnh Bưu chính Viễn Thông, Chương
1, Điều 4)
Vậy dịch vụ Viễn thông là dịch vụ cung cấp cho khách hàng khả năng trao đổi
thông tin với nhau hoặc thu nhận thông tin thông qua mạng Viễn thông của các nhà
cung cấp dịch vụ và nhà cung cấp hạ tầng mạng.
1.2.2. Tổng quan về quá trình phát triển dịch vụ Internet cáp quang
Ngày 19/11/1997, dịch vụ Internet chính thức có mặt tại Việt Nam. Hạ tầng ban
đầu có tốc độ 64Kbps khi kết nối quốc tế, dung lượng chỉ đủ cho khoảng 300 người sử

dụng.
Khởi đầu của dịch vụ Internet băng thông rộng (được hiểu là dịch vụ Internet tốc
độ truyền dữ liệu trực tuyến cao) là dịch vụ băng thông có dây công nghệ ADSL, ra đời
vào tháng 5/2003, sau đó phát triển thành công nghệ ADSL 2+, được xem là nền tảng
bùng nổ cuộc cách mạng công nghệ khi mà chỉ sau 5 tháng triển khai, số thuê bao đã lên
tới 71.000 thuê bao, phủ khắp tỉnh thành, cho đến cả nông thôn.
Năm 2009 - 2010, dịch vụ truy nhập Internet qua mạng 3G ra đời và phát triển
mạnh mẽ khiến nhiều người lo ngại 3G sẽ soán ngôi ADSL. Tính đến tháng 9/2012, sau
15 năm, theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), internet Việt Nam
đã đạt được những con số khá ấn tượng: hơn 31 triệu người sử dụng Internet, chiếm
35,49% dân số cả nước, chưa tính cả những người sử dụng Internet trên điện thoại di
động.


11

Theo dự báo của Google, năm 2012 – 2015, thế giới sẽ có thêm 1 tỷ người dùng
Internet mới, trong đó Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia “bùng nổ”
số người dùng Internet.
Nhu cầu sử dụng Internet từ tốc độ download 56Kpbs (trước năm 2000) cho đến
8Mbps (ADSL), 24Mbps (ADSL 2+, năm 2000 trở về sau). Với sự xuất hiện của nhu
cầu Game Online, Voice, Video,…ADSL, ADSL 2+ nhanh chóng trở thành chật hẹp do
những hạn chế của việc truyền tin qua cáp đồng và tốc độ download/upload không bằng
nhau, FTTH ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó.
Ông Nguyễn Đức Thành, Tổng Giám đốc CMC TI, khẳng định “thị trường Internet cáp đồng ADSL sẽ bị “soán ngôi” bởi công nghệ cáp quang FTTH trong thời gian
sắp tới với ưu thế vượt trội hơn cả về tốc độ, tính năng và chất lượng”
Hiện công nghệ FTTH có khoảng 20 triệu kết nối toàn cầu. Châu Á được đánh
giá là thị trường có tiềm năng, cuối năm 2012, riêng châu Á có 54 triệu kết nối FTTH.
Tại Việt Nam, FTTH được cung cấp lần đầu tiên vào năm 2006, đánh dấu sự phát triển
mạnh mẽ của công nghệ này.

Hiện nay, quá trình chuyển đổi sang FTTH đang được thực hiện ở nhiều nước,
gồm Đan Mạch, Pháp, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển, Đài Loan và
Mỹ. Tại Việt Nam, xu hướng chuyển sang sử dụng FTTH đang ngày càng thể hiện rõ,
đặc biệt là nhóm đối tượng là các DN, tổ chức và hộ gia đình có nhu cầu sử dụng đường
truyền

chất

lượng

cao

(Theo

tin

tức

của

VNPT

Bình

Dương

[ 2010, nghiên cứu của thạc sĩ
Hoàng Anh Tuấn - Giám đốc Dự án Điện tử Viễn thông, Công ty TECAPRO, viện
KHCN Quân sự - Bộ Quốc Phòng) 2011, Sài Gòn Tiếp Thị, Việt Press 2013…)
1.2.3. Khái quát về đặc điểm sản xuất kinh doanh dịch vụ Internet cáp quang FiberVNN

1.2.3.1. Công nghệ cáp quang FTTH/FiberVNN

Hình 1.3: Sợi quang và cấu tạo cáp quang
Sợi quang là một loại cáp viễn thông làm bằng thủy tinh hoặc nhựa plastic đã
được tinh chế, có đường kính của một sợi tóc, được sắp xếp lại trong bó, cho phép
truyền đi tối đa và phản xạ tốt các tín hiệu ánh sáng.


12

Sợi cáp quang có cấu tạo như sau:
-

Lõi (core)

-

Lớp phản xạ ánh sáng (cladding): lớp thủy tinh hay plastic - nhằm bảo vệ và

phản xạ ánh sáng cho lớp lõi.
-

Lớp vỏ bảo vệ chính (primary coating): là lớp vỏ nhựa giúp bảo vệ core và

cladding không bị bụi, ẩm, trầy xước.
-

Lớp chịu lực kéo (strength member): lớp chịu nhiệt, chịu kéo căng

-


Lớp vỏ bảo vệ ngoài (buffer): bảo vệ tránh va đập, ẩm ướt.

-

Lớp áo giáp (jacket): chịu va đập, nhiệt và chịu mài mòn, bảo vệ phần bên

trong
FTTx là cụm từ viết tắt của “Fiber to the x”, là kiến trúc mạng sử dụng cáp quang
để kết nối tới 1 điểm x. Điểm đó có thể là tòa nhà: với công nghệ FTTB (Fiber To The
Building), tủ: công nghệ FTTC (Fiber To The Carbinet), điểm: công nghệ FTTN (Fiber
To The Node), hộ gia đình: công nghệ FTTH (Fiber To The Home),…
Trên nền tảng đó, FTTH là công nghệ kết nối viễn thông băng rộng bằng cáp
quang, được nối đến tận nhà thuê bao để cung cấp các dịch vụ kết nối Internet tốc độ
cao và các dịch vụ trên nền băng rộng khác. Công nghệ của đường truyền được thiết lập
trên cơ sở dữ liệu được truyền qua tín hiệu ánh sáng trong sợi cáp quang đến thiết bị đầu
cuối của khách hàng, tín hiệu được biến đổi thành tín hiệu điện, qua cáp mạng đi vào
đường truyền băng rộng (Broadband router). Nhờ đó, khách hàng có thể truy cập Internet bằng thiết bị này qua có dây hoặc không dây.
Năm 2010, Viễn thông thành phố (VTTP) chính thức cung cấp dịch vụ truy nhập
Internet cáp quang qua công nghệ FTTH trên khắp các tỉnh thành cả nước, với tên
thương hiệu của dịch vụ là FiberVNN.
1.2.3.2. Lợi ích của dịch vụ Internet cáp quang FiberVNN
So sánh ADSL và FTTH
Bảng 1.1 - So sánh ADSL và FiberVNN
Tiêu chí
ADSL (Cáp đồng)
FiberVNN (Cáp quang)
Hình dạng, chất liệu Sợi đồng hình trụ.
Sợi quang bằng thủy tinh/
plastic, mỏng như sợi tóc.

Chiều dài cáp
Tối đa 2,5 km để đạt sự ổn định Tối đa tới 20 km.
cần thiết.
Môi trường
Tín hiệu điện.
Tín hiệu ánh sáng.
truyền tín hiệu
Tốc độ truyền dẫn
Upload < Download
Upload = Download


13

Thiết bị sử dụng
Tốc độ cam kết ra
quốc tế
Bảo mật
Ảnh hưởng từ thời
tiết

Chi phí
Độ ổn định, tuổi
thọ.
Khả năng ứng dụng
các dịch vụ đòi hỏi
download và upload
đều cao.
Ứng dụng


Download: 2,5 – 8 Mbps
Upload: 512 - 640 Kbps
Tốc độ tối đa 20Mbps.
Moderm ADSL
Không cung cấp IP tĩnh
Không có cam kết

384Kbps – 100Mbps.
Có thể lên đến 10Gigabit/s

Thấp, có thể bị đánh cắp tín
hiệu trên đường dây.
Có thể dẫn sét, dễ ảnh hưởng
tới máy chủ và hệ thống dữ
liệu.
Có thể cháy khi gặp sét.
< 1.600.000 đồng/tháng

Cao.

Thấp

Không phù hợp vì tốc độ thấp
và chiều upload không thể vượt
quá 01 Mbp. Modem không hỗ
trợ Wireless.
Các nhu cầu cơ bản về Internet:
Xem tin tức, gửi email, nghe
nhạc...
Khách hàng

Quy mô nhỏ
1.2.4. Đặc điểm của dịch vụ FiberVNN

Converter quang, moderm
FTTH IP tĩnh (Static IP)
>= 512Kbps

Không dẫn sét trên đường dây,
an toàn cho dữ liệu. Suy giảm
tín hiệu ít hơn.
Không cháy.
Từ 300.000đ – 30.000.000
đồng/tháng
Cao
Rất phù hợp vì tốc độ rất cao
và có thể tùy biến tốc độc
download và upload
Ứng dụng cơ bản và nâng cao.
Quy mô lớn

Truy cập tới tận phòng máy của khách hàng. Dùng công nghệ Gigabit Passive
Optical Network (GPON) giúp chất lượng đường truyền lên đến 20km. Hỗ trợ đa dịch
vụ (đáp ứng nhu cầu phát sinh như VoIP, IPTV, truyền số liệu…) trên một đường dây
duy nhất với băng thông mỗi thuê bao có thể đạt 2,5Gbps.
Tốc độ truy cập ổn định. Tốc độ upload ngang bằng với tốc độ download, vượt
qua ngưỡng của chuẩn ADSL2+ (1Mbps), lên đến 10 Gigabit/giây.
Do cấu tạo sợi cáp quang chịu va đập, chịu lực, chịu mài mòn, chịu nhiệt, chịu
kéo căng, chống bụi, trầy xướt, ẩm ướt,…do đó đảm bảo an toàn dữ liệu và an toàn cho
thiết bị. Chất lượng truyền dẫn tín hiệu bền bỉ, ổn định, không bị suy hao tín hiệu bởi
nhiễu điện từ, thời tiết hay chiều dài cáp. Không sợ sét đánh lan truyền trên đường dây.

Tốc độ truyền tải cân bằng, có thể phục vụ cùng lúc hàng trăm máy tính với độ
bảo mật cao. Tốc độ xử lý dữ liệu cao gấp 20 - 200 lần so với ADSL.
Tất cả các gói cước FiberVNN đều được cấp IP tĩnh rất phù hợp cho việc triển
khai các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, truyền dữ liệu tốc độ cao. Bên


×