Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Các nhân tố tác động đến thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam : Luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
----------------

LÊ NGUYỄN TÚ ANH

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI
Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
----------------

LÊ NGUYỄN TÚ ANH

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI
Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành

: Tài chính – Ngân hàng

Mã số

: 60340201



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố tác động đến thâm hụt tài
khoản vãng lai ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của chính tôi.
Ngoài những tài liệu tham khảo đã được trích dẫn trong luận văn,
tôi cam đoan rằng mọi số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn này
chưa từng được công bố hoặc được sử dụng dưới bất cứ hình thức nào.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 12 năm 2013
Tác giả

Lê Nguyễn Tú Anh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
TÓM LƯỢC ...................................................................................................... 1
1. GIỚI THIỆU CHUNG ................................................................................ 2

2. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ....... 6
2.1. Khung lý thuyết .....................................................................................6
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm: ................................................................9
3. CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ...................... 19
3.1. Cơ sở dữ liệu....................................................................................... 19
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 24
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 31
4.1. Kiểm định tính dừng:.......................................................................... 31
4.2. Kiểm tra độ trễ phù hợp...................................................................... 32
4.3. Kiểm định phần dư ............................................................................. 32
4.4. Kiểm định đồng liên kết ..................................................................... 33
4.5. Phân tích nhân quả.............................................................................. 40
4.6. Kiểm định tính dừng các phần dư của VECM ................................... 43
5. KẾT LUẬN ............................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 51


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GMM

: Mô hình moment tổng quát

VECM

: Mô hình Vector hiệu chỉnh sai số

OLS

: Phương pháp bình phương bé nhất


IRF

: Hàm phản ứng đẩy

VAR

: Vector tự hồi quy

ADF

: Kiểm định gia tăng Dickey Fuller

DF

: Kiểm định Dickey Fuller

PP

: Phillips-Perron

ADB

: Ngân hàng phát triển châu Á

IMF

: Quỹ tiền tệ quốc tế

WB


: Ngân hàng thế giới

CA

: Tài khoản vãng lai

TB

: Cán cân thương mại

FD

: Thâm hụt ngân sách

PS

: Tiết kiệm tư nhân

ED

: Nợ nước ngoài

NEER

: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Thống kê mô tả dữ liệu ................................................................... 19

Bảng 4.1. Kiểm định tính dừng ....................................................................... 31
Bảng 4.2. Lựa chọn độ trễ phù hợp ................................................................. 32
Bảng 4.3. Kiểm định nghiệm đơn vị cho phần dư .......................................... 33
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen ..................................... 34
Bảng 4.5a. Kết quả mô hình VECM ............................................................... 35
Bảng 4.5b. Kết quả của mô hình VECM ........................................................ 39
Bảng 4.6. Kết quả kiểm tra nhân quả Granger ................................................ 41
Bảng 4.7. Tổng hợp quan hệ nhân quả dài hạn và ngắn hạn dựa trên VECM 42
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định tính dừng phần dư của VECM ......................... 43

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Tài khoản vãng lai Việt Nam giai đoạn 1983 – 2012 ....................... 3
Hình 3.1. Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư so với GDP của Việt Nam ...................... 24
Hình 4.1. Thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại Việt Nam ................ 37
Hình 4.2. Đồ thị phần dư của mô hình VECM ............................................... 44


1

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÂM
HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI Ở VIỆT NAM

Tóm lược
Bài luận văn này nghiên cứu mối quan hệ giữa thâm hụt tài khoản vãng lai
và năm biến kinh tế vĩ mô, cụ thể là, tỷ giá hối đoái danh nghĩa, nợ nước ngoài,
thâm hụt tài khóa, cán cân thương mại và tiết kiệm tư nhân bằng cách sử dụng dữ
liệu chuỗi thời gian giai đoạn từ năm 1983 đến năm 2012. Sử dụng phương pháp
Johansen – Juselius để kiểm định đồng liên kết và mô hình tự hiệu chỉnh sai số
(VECM) để xác định mối quan hệ dài hạn và cả trong ngắn hạn giữa tài khoản
vãng lai và các biến kinh tế vĩ mô được nêu trên. Kết quả đồng liên kết và VECM

cho thấy mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê giữa thâm hụt tài khoản
vãng lai với tỷ giá danh nghĩa và thâm hụt ngân sách, trong khi đó có mối quan hệ
ngược chiều với tiết kiệm tư nhân và nợ nước ngoài. Phân tích nhân quả Granger
cho thấy chỉ có mối quan hệ một chiều trong ngắn hạn giữa thâm hụt tài khoản
vãng lai với thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài.

Từ khóa: VECM, Tài khoản vãng lai, Thâm hụt ngân sách, Nợ nước ngoài,
Tỷ giá danh nghĩa, Cán cân thương mại, Tiết kiệm tư nhân


2
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Thâm hụt tài khoản vãng lai trong một khoảng thời gian dài ở các nước đang
phát triển là một trong những vấn đề kích thích sự quan tâm đáng kể giữa những
nhà kinh tế và những người làm chính sách. Vì nó bắt buộc họ phải hiểu rõ vai trò
và tầm quan trọng của thâm hụt tài khoản vãng lai đối với sản lượng của nền kinh
tế. Trung tâm của các cuộc tranh luận có những câu hỏi về cách xác định các nhân
tố tác động đến thâm hụt tài khoản vãng lai của một quốc gia và liệu sự thâm hụt
này có thể được xem như một cấu trúc thông thường và bền vững hay cần thay đổi
chính sách cơ bản để tránh khủng hoảng tài chính.
Kể từ năm 1989, khi nền kinh tế bắt đầu có những chuyển đổi quan trọng,
tình trạng thâm hụt cán cân tài khoãn vãng lai của Việt Nam giảm nhanh. Sau năm
1993, Việt Nam bắt đầu tìm kiếm các nguồn tài trợ từ nhiều nước và cán cân vãng
lai bắt đầu thâm hụt trở lại với mức độ ngày càng lớn. Mức thâm hụt được co hẹp
trở lại trong hai năm 1997 - 1998 và đạt thặng dư trong năm 1999. Nguyên nhân
của biến động này: (1) là do nỗ lực của Chính phủ nhằm kiểm soát nhập khẩu; (2)
là do cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến
dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI vào Việt Nam dẫn đến số lượng và mức giải
ngân các dự án FDI mới giảm mạnh sau năm 1998, kéo theo máy móc, thiết bị
nhập khẩu thuộc khối FDI cũng giảm theo. Như vậy, sau một thời gian dài trạng

thái cán cân vãng lai luôn ở trong tình trạng thâm hụt. Năm 1999, lần đầu tiên cán
cân này chuyển sang trạng thái thặng dư; và trong những năm tiếp theo, tốc độ
tăng nhập khẩu cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu nên thặng dư cán cân vãng lai dần
thu hẹp lại và chuyển sang trạng thái thâm hụt ngày càng lớn. Từ năm 2002 trở đi,
tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai lại tiếp tục tiếp diễn; tuy nhiên, mức thâm hụt
có xu hướng giảm dần và ở mức không đáng kể cho đến năm 2006. Đáng chú ý,
trong 3 năm (2007 – 2009), khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền
kinh tế thế giới, thâm hụt cán cân vãng lai tăng đột biến, đạt mức kỉ lục là 11,95%
năm 2008. Đây là mức thâm hụt cao nhất trong hơn 10 năm trở lại đây, được coi


3
là đáng báo động vì theo chuẩn mực quốc tế (khả năng chịu đựng của cán cân
vãng lai nằm trong khoảng 5% GDP). Tương tự, cán cân thương mại Việt Nam
trong thời gian qua cũng ở mức 14 – 15% so với GDP trong khi mức chuẩn mực
quốc tế là 10%. Thâm hụt lớn về thương mại và cán cân vãng lai trong những năm
gần đây chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tính bền vững của nền kinh tế, đặc biệt sẽ tạo
nên áp lực giảm giá đồng nội tệ.
Hình 1.1. Tài khoản vãng lai Việt Nam giai đoạn 1983 – 2012

Diễn biến tài khoản vãng lai của
Việt Nam từ 1983 - 2012
0.1

% GDP

0.05

0
CA

-0.05

-0.1

-0.15

Nguồn: ADB’s Statistical Database System Online.

Diễn biến của tài khoản vãng lai truyền đạt thông tin quan trọng về hiệu quả
của nền kinh tế vĩ mô và cũng cung cấp các kiến nghị chính sách vĩ mô có giá trị.
Hiểu được các nhân tố tác động đến tài khoản vãng lai cả trong ngắn hạn và dài
hạn có thể có những hàm ý chính sách quan trọng. Có một số mô hình lý thuyết
trong các tài liệu cố gắng giải thích hành vi của tài khoản vãng lai; mỗi mô hình
đưa ra các nhân tố khác nhau tác động đến tài khoản vãng lai và nó có thể giúp
chúng ta phân biệt sự khác nhau giữa các lý thuyết.


4
Mục tiêu chính của luận văn này là cung cấp phân tích thực nghiệm tác động
của các nhân tố vĩ mô đến tài khoản vãng lai để có thể giúp giải thích biến động
của tài khoản vãng lai ở Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn. Hơn nữa, bài
luận văn còn xem xét mối tương quan giữa các biến có liên quan, bài viết sẽ phân
tích tương tác năng động giữa những biến này.
Để thực hiện mục tiêu này tôi sử dụng mô hình tự hiệu chỉnh sai số (VECM)
để nghiên cứu mối quan hệ dài hạn cũng như tác động trong ngắn hạn của các
biến kinh tế vĩ mô lên thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam. Kết quả nghiên
cứu cho thấy có mối quan hệ dài hạn giữa các biến kinh tế vĩ mô và thâm hụt tài
khoản vãng lai ở Việt Nam. Trong dài hạn, tỷ giá danh nghĩa và thâm hụt tài khóa
tác động cùng chiều lên thâm hụt tài khoản vãng lai, trong khi đó tiết kiệm tư
nhân và nợ nước ngoài tác động ngược chiều. Phân tích nhân quả Granger cho

thấy chỉ có mối quan hệ một chiều trong ngắn hạn giữa thâm hụt tài khoản vãng
lai với thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài.
Từ mục đích trên, một số câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:
1. Có tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến nghiên cứu hay không?
2. Các nhân tố nào trong ngắn hạn tác động đến tài khoản vãng lai?
3. Có mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tài khoản vãng lai và các biến
kinh tế vĩ mô ở Việt Nam hay không?
Bài luận văn này gồm các phần sau:
Phần 1, trình bày tổng quan về tình hình cán cân tài khoản vãng lai của Việt
Nam giai đoạn 1983 – 2012.
Phần 2, sẽ trình bày khung lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về các
nhân tố tác động đến thâm hụt tài khoản vãng lai.


5
Phần 3, sẽ thảo luận về phương pháp. Trong bài luận văn này tôi sử dụng mô
hình VECM để nghiên cứu các nhân tố tác động đến thâm hụt tài khoản vãng lai
trong ngắn hạn và dài hạn.
Phần 4, là kết quả nghiên cứu thực nghiệm.
Phần 5, là kết luận và kiến nghị chính sách.


6
2. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1. Khung lý thuyết
Về mặt lý thuyết, có ba mô hình lý thuyết căn bản được áp dụng để giải thích
các nhân tố tác động đến tài khoản vãng lai, bao gồm: phương pháp tiếp cận hệ số
co giãn (elasticity approach), phương pháp tiếp cận chi tiêu/cân bằng tiết kiệm đầu
tư (the absorption/ saving investment balance approach) và phương pháp tiếp cận
các nhân tố ngắn hạn (the intertemporal approach).

Phương pháp tiếp cận hệ số co giãn dựa trên việc phân tích hệ số co giãn nhu
cầu để xét sự thay đổi nhu cầu hàng hóa theo giá. Theo phương pháp tiếp cận này
CA là khoảng cách giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Số lượng nhập khẩu (QI) và xuất
khẩu (QX) được xác định tương ứng như sau:
QI = f(Y, EP*/P),

f1 > 0, f2 < 0

QX = g(Y*, EP*/P), g1 > 0, g2 > 0
Trong đó: E là tỷ giá hối đoái danh nghĩa
P là giá hàng hóa trong nước
P* là giá hàng hóa nước ngoài
Số lượng hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu được xác định bởi hai yếu tố: (1)
biến thu nhập, trong nước hoặc nước ngoài; (2) tỷ giá hối đoái thực. Nếu chúng ta
xem P như là giá xuất khẩu và P* (hoặc EP* đồng nội tệ) như là giá nhập khẩu,
chúng ta có:
CA = PQX – (EP*)QI
Phương pháp này được áp dụng rộng rãi để đánh giá tác động của tiền tệ, vai
trò của tỷ giá và dòng chảy thương mại lên tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, điểm
yếu của phương pháp này là nó chỉ xem xét thị trường hàng hóa thương mại mà
bỏ qua sự tương tác của các thị trường khác trong toàn bộ nền kinh tế.


7
Trong khi đó theo phương pháp tiếp cận chi tiêu, tài khoản vãng lai là sự
chênh lệch giữa thu nhập quốc dân và chi tiêu. Từ đồng nhất thức của tài khoản
thu nhập quốc dân:
Y=C+I+G+X–M
Trong đó:


(2.1)

Y: Thu nhập
C: Tiêu dùng tư nhân
I: Đầu tư tư nhân
G: Chi tiêu chính phủ
X: Xuất khẩu
M: Nhập khẩu

C + I + G thường được gọi là “nhu cầu nội địa”. Nhưng ở đây, chúng ta sử
dụng thuật ngữ kỹ thuật “hấp thụ” hay là “A”.
A=C+I+G

(2.2)

Cán cân tài khoản vãng lai CA = X – M (bỏ qua các thành phần khác của tài
khoản vãng lai như viện trợ, kiều hối…).
Từ phương trình (2.1) và (2.2), ta có:
X – M = Y – A hoặc đơn giản CA = Y – A

(2.3)

Từ phương trình (2.3) ta thấy, tài khoản vãng lai là sự dư thừa sản lượng
quốc gia (thu nhập Y) so với sự hấp thụ (nhu cầu nội địa). Y là những gì mà quốc
gia sản xuất và A là những gì nó chi tiêu (cho tiêu dùng và đầu tư) và khoảng cách
giữa Y và A là CA. Cách tiếp cận này cho rằng nền kinh tế có thâm hụt tài khoản
vãng lai nếu nền kinh tế chi tiêu nhiều hơn so với thu nhập, nó phải nhập khẩu từ
các quốc gia khác do tiêu dùng và chi tiêu quá mức. Ngược lại, tài khoản vãng lai
sẽ thặng dư nếu nền kinh tế chi tiêu ít hơn thu nhập. Do vậy để điều tiết cán cân
vãng lai thì cần điều tiết mức thu nhập và chi tiêu.



8
Phương pháp tiếp cận Tiết kiệm – Đầu tư cũng tương tự như phương pháp
tiếp cận hấp thụ nên hai phương pháp này thường được xem là một. Từ đồng nhất
thức thu nhập quốc gia
Y=C+I+G+X–M

(2.1)

Với thu nhập quốc gia được sử dụng cho mục đích tiêu dùng, tiết kiệm và
nộp thuế vào ngân sách nhà nước
Y=C+S+T

(2.4)

Trong đó, S: Tiết kiệm tư nhân
T: Thuế
Từ phương trình (2.1) và (2.4), ta có:
X – M = (S – I) + (T – G)

(2.5)

Từ phương trình (2.5), tài khoản vãng lai bằng tiết kiệm ròng của khu vực tư
nhân cộng với tiết kiệm ròng của khu vực chính phủ. Tài khoản vãng lai là tiết
kiệm ròng của hai khu vực này kết hợp. Theo quan điểm này, thâm hụt tài khoản
vãng lai có nghĩa hoặc khu vực tư nhân hoặc khu vực chính phủ hoặc cả hai có tiết
kiệm âm. Vì vậy, theo quan điểm này có hai cách để giảm thâm hụt tài khoản
vãng lai là: tăng tiết kiệm ròng của khu vực tư nhân hoặc tăng tiết kiệm ròng của
khu vực chính phủ

Mất cân đối trên tài khoản vãng lai phản ánh sự mất cân đối giữa đầu tư và
tiết kiệm, cán cân tài khoản vãng lai là hiệu số giữa tiết kiệm và đầu tư. Điều này
có nghĩa bất cứ sự sụt giảm nào trong tổng tiết kiệm quốc gia sẽ dẫn đến sự sụt
giảm trong tổng đầu tư quốc gia. Trong khi đó tổng tiết kiệm quốc gia là bao gồm
tiết kiệm khu vực tư nhân và tiết kiệm của khu vực công (thâm hụt hoặc thặng dư
ngân sách). Nên bất cứ một sự gia tăng nào trong thâm hụt ngân sách sẽ dẫn đến
sự sụt giảm trong tổng tiết kiệm quốc gia nếu không có sự bù đắp bằng gia tăng
trong tiết kiệm khu vực tư nhân. Do đó bất cứ một sự gia tăng nào trong thâm hụt
ngân sách mà không được bù đắp bằng mức tiết kiệm khu vực tư nhân cao hơn thì


9
sẽ dẫn đến đầu tư khu vực tư nhân sụt giảm. Sự sụt giảm trong tiết kiệm thường
được bù đắp bằng vay nợ từ nước ngoài hoặc từ các dòng vốn nước ngoài đưa vào
nền kinh tế.
Phương pháp tiếp cận các nhân tố ngắn hạn dựa trên kinh tế vi mô. Theo
cách tiếp cận này, tài khoản vãng lai được xác định bởi cho vay và đi vay. Một
quốc gia thặng dư tài khoản vãng lai có nghĩa là thu nhập nhiều hơn chi tiêu, xuất
khẩu nhiều hơn nhập khẩu, vì vậy quốc gia này là người cho vay ròng đối với các
nước khác. Ngược lại, thâm hụt tài khoản vãng lai có nghĩa chi tiêu vượt quá thu
nhập, nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu, vì vậy quốc gia này phải đi vay từ các nước
khác.
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm:
Nợ nước ngoài (External debt hoặc Foreign debt): Là một phần của tổng nợ
quốc gia được vay mượn từ các quốc gia khác. Người vay mượn có thể là chính
phủ, công ty hoặc các hộ tư nhân. Các khoản nợ bao gồm nợ đối với ngân hàng
thương mại, các chính phủ khác, hoặc các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ tiền
tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới.
Nợ nước ngoài tác động đến tài khoản vãng lai một cách gián tiếp thông qua
tiết kiệm, tiêu dùng tư nhân và chi tiêu chính phủ. Khoản vay này là khoản bù đắp

trực tiếp cho chênh lệch tiết kiệm đầu tư của nền kinh tế. Những khoản vay này
được sử dụng như những khoản đầu tư tư nhân và chi tiêu của chính phủ trong
nền kinh tế, tác động của những khoản vay này lên nhập siêu theo đó cũng tương
ứng với tác động tùy thuộc vào cách sử dụng chúng. Nếu các khoản vay này được
cơ cấu một cách hợp lý và sử dụng một cách hiệu quả, tức là được sử dụng để đầu
tư tư nhân và chi tiêu chính phủ một cách hiệu quả, thì sẽ hỗ trợ phát triển kinh tế,
gia tăng sản xuất và tạo nguồn cung ngoại tệ trả các khoản nợ. Tuy nhiên nếu các
khoản vay này lại là vay thương mại trong ngắn hạn, hoặc các khoản vay đi vào
các kênh tài sản hoặc đầu tư kém hiệu quả thì cũng như tác động của FDI và đầu


10
tư tư nhân, hoặc tác động của chi tiêu và đầu tư công kém hiệu quả làm thâm hụt
ngân sách, trở thành yếu tố gia tăng nhập khẩu và tạo nên vòng xoáy vay nợ cao
hơn, tăng mức lãi suất đi vay, gây khó khăn hơn trong việc tìm nguồn tài trợ cho
thâm hụt thương mại, đe dọa đến sự bền vững của cán cân thanh toán và sự ổn
định của nền kinh tế.
Theo Levent Bulut (2011) đã nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài ròng
lên cán cân tài khoản vãng lai trong trung hạn. Bài nghiên cứu này tìm thấy bằng
chứng ở các nước đang phát triển cho thấy nợ nước ngoài ròng gián tiếp làm giảm
thâm hụt tài khoản vãng lai, do đó, làm tăng sự tương quan giữa tỷ lệ tiết kiệm và
đầu tư.
Jawaid and Raza (2013) điều tra các nhân tố tác động đến thâm hụt tài khoản
vãng lai ở Pakistan, cũng cho thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa tài khoản vãng
lai và nợ nước ngoài.
Kwalingana và Nkuna (2009) sử dụng phân tích đồng liên kết để xác định
các nhân tố tác động thâm hụt tài khoản vãng lai ở Malawi cả trong ngắn hạn và
dài hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều trong dài hạn giữa
thâm hụt tài khoản vãng lai và nợ nước ngoài, điều này có nghĩa việc tích lũy nợ
theo thời gian dẫn đến sự xấu đi của tài khoản vãng lai.

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa về mặt lý thuyết, khi tỷ giá hối đoái tăng cho
thấy sự mất giá của đồng nội tệ so với trước nên hàng hóa nhập khẩu từ nước
ngoài có xu hướng đắt hơn hàng hóa trong nước dẫn đến nhu cầu nhập khẩu giảm
và xuất khẩu có xu hướng tăng làm giảm thâm hụt của tài khoản vãng lai; hay nói
cách khác tỷ giá hối đoái tác động ngược chiều lên tài khoản vãng lai.
Ang và Sek (2011) đã tiến hành nghiên cứu so sánh các nhân tố quyết định
thặng dư và thâm hụt tài khoản vãng lai giữa nhóm các quốc gia thặng dư tài
khoản vãng lai và nhóm các quốc gia thâm hụt tài khoản vãng lai giai đoạn từ năm
1973 – 2010. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy một sự gia tăng trong tỷ giá hối


11
đoái danh nghĩa có nghĩa đồng nội tệ tăng giá điều này sẽ dẫn đến xuất khẩu giảm
bởi vì giá hàng hóa trong nước cao hơn giá hàng hóa nước ngoài, điều này sẽ làm
tài khoản vãng lai xấu đi.
Jawaid and Raza (2013) nghiên cứu các nhân tố tác động đến thâm hụt tài
khoản vãng lai ở Pakistan cho thấy tỷ giá có mối quan hệ cùng chiều với thâm hụt
tài khoản vãng lai.
Kwalingana và Nkuna (2009) nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự mất
cân bằng của tài khoản vãng lai ở Malawi cũng cho thấy tỷ giá hối đoái tác động
cùng chiều lên thâm hụt tài khoản vãng lai. Những phát hiện này cho rằng chính
phủ có thể trực tiếp kiểm soát biến động của tài khoản vãng lai thông qua chính
sách tỷ giá do đó nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách tỷ giá trong việc giảm
thâm hụt tài khoản vãng lai.
Calderon, Chong, Loayza (2002) kiểm tra mối liên kết giữa thâm hụt tài
khoản vãng lai và một tập hợp các biến kinh tế vĩ mô cũng cho thấy một sự gia
tăng trong tỷ giá hối đoái sẽ làm gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai ở các nước
đang phát triển.
Thâm hụt ngân sách theo phương pháp tiếp cận Tiết kiệm – Đầu tư tài
khoản vãng lai sẽ thặng dư khi tiết kiệm ròng của khu vực tư nhân thặng dư hay

ngân sách chính phủ thặng dư và ngược lại. Tài khoản vãng lai sẽ thâm hụt khi tiết
kiệm ròng khu vực tư nhân thâm hụt hay ngân sách chính phủ bị thâm hụt.
Hanan Morsy (2009) nghiên cứu các nhân tố tác động đến tài khoản vãng lai
trong trung hạn, sử dụng dữ liệu của 28 nước xuất khẩu dầu giai đoạn từ năm
1970 – 2006. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy cán cân ngân sách và tài khoản
vãng lai có mối quan hệ cùng chiều và cán cân ngân sách tác động đáng kể đến tài
khoản vãng lai cả trong ngắn hạn và dài hạn.


12
Chinn và Prasad (2003) cung cấp nghiên cứu thực nghiệm về việc xác định
các nhân tố tác động đến tài khoản vãng lai trong trung hạn ở 18 nước công
nghiệp và 71 nước đang phát triển giai đoạn từ năm 1971 – 1995. Kết quả bài
nghiên cứu này cũng cho thấy cán cân ngân sách tác động cùng chiều lên cán cân
tài khoản vãng lai.
Misztal (2012) phân tích lý thuyết và thực nghiệm mối quan hệ nhân quả
giữa cán cân ngân sách và tài khoản vãng lai ở các nước Baltic (Latvia, Lithuania
và Estonia) giai đoạn 1999 – 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan
hệ nghịch chiều giữa cán cân ngân sách và tài khoản vãng lai ở các nước được
phân tích.
Chinn và Prasad (2003) nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố tác động đến tài
khoản vãng lai trong trung hạn ở các nước phát triển và đang phát triển. Kết quả
bài nghiên cứu này cũng cho thấy tài khoản vãng lai có mối tương quan cùng
chiều với cán cân ngân sách.
Debelle và Faruqee (1996) xem xét các nhân tố tác động đến tài khoản vãng
lai. Bài nghiên cứu này tìm thấy chính sách tài khóa tác động đến tài khoản vãng
lai cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Udah (2011) nghiên cứu thực nghiệm kinh tế vĩ mô, kết cấu và các nhân tố
bên ngoài tác động đến biến động tài khoản vãng lai ở Nigeria. Kết quả bài nghiên
cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tài khoản vãng lai và

thâm hụt tài khóa ở Nigeria. Và tác giả Chete (2001) cũng nghiên cứu các biến tác
động đến tài khoản vãng lai ở Nigeria, kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan
hệ cùng chiều giữa thâm hụt ngân sách với tài khoản vãng lai.
Natalya và Idil (2010) xem xét các nhân tố tác động đến tài khoản vãng lai ở
các nước thành viên mới của Liên minh châu Âu. Bài nghiên cứu này tìm thấy
bằng chứng cho thấy tồn tại thâm hụt kép ở các nước Czech Republic, Latvia,


13
Lithuania, Slovenia và Slovakia, cú sốc thâm hụt ngân sách sẽ làm tài khoản vãng
lai xấu đi.
Tiết kiệm tư nhân theo phương pháp tiếp cận Tiết kiệm – Đầu tư tài khoản
vãng lai được định nghĩa là sự chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư; vì vậy, sự gia
tăng trong tiết kiệm tư nhân sẽ làm giảm thâm hụt tài khoản vãng lai.
Calderon, Chong, Loayza (2002) kiểm tra mối liên kết giữa thâm hụt tài
khoản vãng lai và một tập hợp các biến kinh tế vĩ mô, sử dụng dữ liệu của 44
nước đang phát triển giai đoạn từ năm 1966 – 1995. Kết quả bài nghiên cứu này
cho thấy một sự gia tăng trong tỷ lệ tiết kiệm tư nhân sẽ làm giảm thâm hụt tài
khoản vãng lai ở các nước đang phát triển.
Milesi – Ferretti và Razin (1996) nghiên cứu sự khác nhau giữa thâm hụt tài
khoản vãng lai những năm cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18 và những năm đầu thế kỷ
19 ở 3 nước châu Mỹ Latinh và 3 nước châu Á giai đoạn 1970 – 1995. Sự thâm
hụt tài khoản vãng lai những năm đầu thế kỷ 19 phản ánh sự mất cân bằng giữa
tiết kiệm và đầu tư. Tiết kiệm và mức độ mở cửa cao là những nhân tố quan trọng
trong việc xác định sự dai dẳng trong thâm hụt tài khoản vãng lai ở các nước
nghiên cứu.
Jawaid and Raza (2013) tiết kiệm tư nhân có tác động ngược chiều lên thâm
hụt tài khoản vãng lai ở Pakistan. Ở Pakistan tỷ lệ tiết kiệm tư nhân luôn thấp hơn
đầu tư và điều đó luôn tạo ra khoảng cách đầu tư trong nền kinh tế, dẫn đến sự
thâm hụt trong tài khoản vãng lai.

Cán cân thương mại: Trong nghiên cứu của Jawaid and Raza (2013) cán
cân thương mại tác động cùng chiều đến thâm hụt tài khoản vãng lai ở Pakistan.
Nền kinh tế bị thâm hụt cán cân thương mại khi nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu
mà cán cân thương mại là một phần của tài khoản vãng lai nên khi cán cân thương
mại thâm hụt sẽ dẫn đến tài khoản vãng lai bị thâm hụt.
Các phương pháp được sử dụng ở các nghiên cứu trước:


14
Lucun Yang (2011) phân tích thực nghiệm các nhân tố tác động đến tài
khoản vãng lai ở các nước châu Á có nền kinh mới nổi, sử dụng phương pháp
Johansen – Juselius để kiểm định đồng liên kết và xác định mối quan hệ dài hạn
giữa các biến, sau đó tác giả sử dụng mô hình Vector Error Correction Model
(VECM) để nghiên cứu động thái trong ngắn hạn giữa các biến.
Jawaid and Raza (2013) sử dụng kiểm định đồng liên kết và mô hình VECM
để xác định các nhân tố tác động đến thâm hụt tài khoản vãng lai ở Pakistan trong
ngắn hạn và dài hạn. Chete (2001) điều tra các biến tác động đến tài khoản vãng
lai ở Nigeria bằng cách sử dụng kiểm định đồng liên kết, phân tích nhân quả
Granger và Error Correction Model (ECM).
Kwalingana và Nkuna (2009) và Ang & Sek (2011) tiến hành nghiên cứu so
sánh các nhân tố quyết định đến thặng dư và thâm hụt tài khoản vãng lai giữa các
nước bị thâm hụt và các nước thặng dư tài khoản vãng lai, các tác giả sử dụng
phương pháp Generalized Method of Moments (GMM) để phân tích.
Calderon, Chong, Loayza (2002) cũng sử dụng phương pháp Generalized
Method of Moments để ước lượng mô hình năng động của dữ liệu bảng và kiểm
tra mối liên kết giữa thâm hụt tài khoản vãng lai và một tập hợp các biến kinh tế
vĩ mô ở các nước đang phát triển.
Hanan Morsy (2009) nghiên cứu các nhân tố tác động đến tài khoản vãng lai
trong trung hạn ở các nước xuất khẩu dầu, tác giả sử dụng các phương pháp
Pooled, Fixed effects và Generalized Method of Moments để phân tích.

Misztal (2012) phân tích lý thuyết và thực nghiệm mối quan hệ nhân quả
giữa cán cân ngân sách và tài khoản vãng lai ở các nước Baltic, tác giả sử dụng
phương pháp Vector Autoregressive Model – VAR để phân tích.
Udah (2011) sử dụng kiểm định đồng liên kết, phân tích nhân quả Granger
và VAR để điều tra khu vực tài chính, chính sách vĩ mô và phi chính sách ảnh
hưởng đến diễn biến của tài khoản vãng lai ở Nigeria.


15
Phương pháp Moment tổng quát (GMM)
Phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS) là phương pháp được
dùng rất phổ biến trong lĩnh vực kinh tế lượng. Ưu điểm của phương pháp này
không quá phức tạp nhưng lại rất hiệu quả. Với một số giả thiết ban đầu, phương
pháp này sẽ dễ dàng xác định các giá trị ước lượng hiệu quả, không chệch và
vững. Chúng ta thu được các ước lượng với những đặc điểm trên khi:
 Ước lượng OLS là vững khi các biến là ngoại sinh và không có đa cộng
tuyến;
 Ước lượng OLS là không chệch khi phần dư có phương sai không đổi
(homoscedastic) và không tự tương quan (no autocorrelation).
Tuy nhiên, khi nghiên cứu về chuỗi dữ liệu thời gian, có nhiều chuỗi vi phạm
một hoặc một số giả định của OLS. Khi đó, các ước lượng thu được sẽ bị bóp méo
và sẽ là sai lầm nếu sử dụng chúng để phân tích. Một trong những dạng vi phạm
giả định phổ biến nhất là hiện tượng nội sinh tức là hệ số ước lượng (hoặc biến)
tương quan với phần dư. Phương pháp cơ bản trong trường hợp các biến ở vế phải
phương trình tương quan với phần dư là ước lượng một phương trình có dùng các
biến công cụ (Instrumental Variables – hồi quy IV). Ý tưởng của phương pháp hồi
quy này là tìm một bộ biến, được gọi là biến công cụ, thõa mãn cả hai điều kiện:
(1) Tương quan với các biến giải thích trong phương trình;
(2) Không tương quan với phần dư. Những biến công cụ như vậy được dùng
để loại bỏ sự tương quan giữa các biến giải thích và phần dư.

Khi số lượng mẫu phù hợp giá trị ước lượng được sẽ vững, khi đó giá trị ước
lượng được sẽ càng gần với giá trị thực của nó. Ước lượng GMM sẽ cho ra các giá
trị ước lượng tuân theo phân phối chuẩn, đây là thuộc tính rất quan trọng vì đó là
cơ sở để chúng ta xây dựng giá trị dự đoán ở các độ tin cậy (confidence bands) và
thực hiện các kiểm định khác. Phương pháp GMM cũng cho ra kết quả là các giá
trị ước lượng hiệu quả, nghĩa là giá trị phương sai trong mô hình ước lượng là nhỏ


16
nhất. Tóm lại, phương pháp GMM cho ra các hệ số ước lượng vững, phân phối
chuẩn và hiệu quả. Một cách tổng quan, GMM là phương pháp tổng quát của rất
nhiều phương pháp ước lượng phổ biến như phương pháp bình phương bé nhất
(OLS), Generalized Least Square (GLS), Maximum Likelihood Estimation
(MLE).
Mô hình VAR:
Không cần xác định biến nào là biến nội sinh và biến nào là biến ngoại sinh.
Tất cả các biến trong VAR đều là biến nội sinh;
Dự báo, đặc biệt là dự báo trung hạn và dài hạn;
Phân tích cơ chế truyền tải cú sốc, nghĩa là xem xét tác động của một cú sốc
trên một biến phụ thuộc lên các biến phụ thuộc khác trong hệ thống.
Tuy nhiên mô hình VAR còn vướng phải một số hạn chế:
Do trọng tâm mô hình được đặt vào dự báo nên VAR ít phù hợp cho phân
tích chính sách;
Khi xét đến mô hình VAR ta còn phải xét đến tính dừng của các biến trong
mô hình. Yêu cầu đặt ra khi ta ước lượng mô hình VAR là tất cả các biến phải
dừng, nếu trong trường hợp các biến này chưa dừng thì ta phải lấy sai phân để
đảm bảo chuỗi dừng. Càng khó khăn hơn nữa nếu một hỗn hợp chứa các biến có
tính dừng và các biến không có tính dừng thì việc biến đổi dữ liệu không phải là
việc dễ dàng;
Khi xây dựng mô hình VAR dạng cơ bản, các biến thường phải được xử lý

để trở thành các chuỗi dừng, và do đó trong một số trường hợp có thể bỏ mất đi
các thông tin quan trọng về mối quan hệ giữa các biến số, chẳng hạn về xu hướng
biến đổi dưới dạng không dừng giữa các biến số;
Thách thức thực nghiệm lớn nhất trong phương pháp xây dựng mô hình
VAR là khó khăn trong việc lựa chọn khoảng trễ thích hợp. Giả sử mô hình VAR


17
bạn đang xét có ba biến và mỗi biến sẽ có 8 trễ đưa vào từng phương trình. Như
vậy sẽ có 24 tham số trễ trong mỗi phương trình cộng với số hạng không đổi, và
như vậy có tất cả 25 tham số. Và nếu ta tăng số biến và số trễ đưa vào mỗi phương
trình thì số hệ số mà ta phải ước lượng sẽ khá lớn. Ngoài ra, khó khăn trong việc
lựa chọn khoảng trễ còn được thể hiện ở chỗ nếu ta tăng độ dài của trễ sẽ làm cho
bậc tự do giảm, do vậy mà ảnh hưởng đến chất lượng các ước lượng;
Do các hệ số đơn lẻ trong mô hình VAR ước lượng thường khó giải thích,
những người áp dụng kỹ thuật này trên thực tế thường ước lượng cái gọi là hàm
phản ứng đẩy (Impulse Response Function, IRF). IRF phát hiện phản ứng của
biến phụ thuộc trong hệ VAR đối với các cú sốc của các số hạng sai số. Mặc dù
giá trị sử dụng của phân tích IRF bị nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ, nhưng nó là
trọng tâm của phân tích VAR;
Nếu các biến có mối quan hệ đồng liên kết, chúng sẽ di chuyển cùng nhau
trong dài hạn. Trong trường hợp này, VAR chỉ cho thấy mối quan hệ trong ngắn
hạn, nó không chỉ ra xu hướng trong dài hạn.
Mô hình VECM
Khái niệm VAR có thể được mở rộng đối với mô hình vector tự hiệu chỉnh
sai số (VECM), mà nó cho thấy mối quan hệ đồng liên kết giữa hai hay nhiều
biến. Mô hình này được sử dụng trong trường hợp các chuỗi dữ liệu không dừng
và chứa đựng mối quan hệ đồng liên kết. VECM rất hữu ích trong việc thể hiện
không chỉ mối quan hệ dài hạn giữa các biến số mà còn thể hiện được động thái
trong ngắn hạn trong quan hệ giữa các biến số trong việc giữ cho hệ thống quy về

mối quan hệ trong dài hạn.
Các chuỗi dữ liệu trong bài luận văn này là không dừng ở chuỗi dữ liệu ban
đầu nhưng đều dừng sau khi lấy sai phân bậc 1 và kết hợp tuyến tính của các
chuỗi dữ liệu không dừng này là một chuỗi dừng nên chúng có mối quan hệ đồng
liên kết nghĩa là có mối quan hệ dài hạn. Vì thế tôi sẽ sử dụng mô hình VECM


18
trong bài luận văn này để nghiên cứu các nhân tố tác động đến thâm hụt tài khoản
vãng lai ở Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn.


19
3. CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
3.1. Cơ sở dữ liệu
Bài luận văn này sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian theo năm giai đoạn từ năm
1983 đến năm 2012 để phân tích các nhân tố tác động đến tài khoản vãng lai ở
Việt Nam. Các dữ liệu được thu thập từ IMF’s International Financial Statistics
(IFS) databank, Worldbank (WB), ADB và Thomson Reuters.
Dựa vào các lý thuyết đã được thảo luận và các công trình nghiên cứu thực
nghiệm, tôi xác định được các nhân tố tác động đến thâm hụt tài khoản vãng lai ở
Việt Nam gồm: nợ nước ngoài, thâm hụt ngân sách, tiết kiệm tư nhân, tỷ giá hối
đoái và cán cân thương mại. Bảng thống kê mô tả dữ liệu được thể hiện trong
Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thống kê mô tả dữ liệu
Thời gian mẫu từ năm 1983 đến năm 2012
Biến
CA

ED


FD

ER

TB

PS

Tên
Tài khoản
vãng lai
Nợ nước
ngoài
Thâm hụt
ngân sách
Tỷ giá danh
nghĩa
Cán cân
thương mại
Tiết kiệm tư
nhân

ĐVT

Mean

Min

Max


%

-4.19

-13.06

7.44

%

87.78

0.11%

359.56

%

-3.92

-10.12

1.33

VND/USD

11319.52

1.29


20828

%

-7.54

-17.79

1.45

%

22.71

0.068

36.54


×