Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAY ĐỔI VỐN CHỦ S HU ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN  VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2008-2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------------------------

HUỲNH MINH NHẬT

TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAY ĐỔI VỐN CHỦ SỞ
HỮU ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI MỘT
SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2008-2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------------------------

HUỲNH MINH NHẬT
TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAY ĐỔI VỐN CHỦ SỞ
HỮU ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI MỘT SỐ
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT
NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2008-2017

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG (HƯỚNG ỨNG DỤNG)
MÃ SỐ: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGUỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHÙNG ĐỨC NAM

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Huỳnh Minh Nhật, học viên lớp Cao học khóa K27, chuyên ngành
Tài Chính, trường Đại Học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi cam đoan rằng luận văn “Tác động của sự thay đổi vốn chủ sở hữu đến
hiệu quả hoạt động tại một số ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam trong giai
đoạn 2008-2017” là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng
dẫn là TS. Phùng Đức Nam.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Những dữ liệu nghiên cứu
trong các bảng biểu được tác giả ghi nguồn gốc rõ ràng. Nếu có gian dối tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm.


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ............................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4 Nguồn dữ liệu........................................................................................................................... 3
1.5 Kết cấu đề tài............................................................................................................................ 3
CHƯƠNG 2: KHUÔN KHỔ LÝ THUYẾT .................................................................................. 5
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng ................................................................ 5
2.2 Mối quan hệ giữa Vốn và Lợi nhuận ..................................................................................... 12
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU, CÁC BIẾN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU....................................... 14
3.1 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm .......................................................................................... 14
3.2 Các biến trong mô hình .......................................................................................................... 15
3.3 Thống kê mô tả ...................................................................................................................... 19
3.3.1 Tỷ suất sinh lợi tài sản bình quân .................................................................................... 19
3.3.2 Quy mô tổng tài sản ........................................................................................................ 20
3.3.3 Vốn và tỉ lệ an toàn vốn .................................................................................................. 21
3.3.4 Chi phí hoạt động ............................................................................................................ 21
3.3.5 Nợ xấu và trích lập dự phòng .......................................................................................... 23
3.3.6 Mức độ tập trung thị trường của ngành ngân hàng ......................................................... 24
3.3.7 Tốc độ tăng trưởng GDP và tỉ lệ lạm phát ...................................................................... 25
3.3.8 Thống kê mô tả và ma trận hệ số tương quan ................................................................. 26
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ................................................................................. 28
4.1 Kết quả hồi quy của phương trình (1) .................................................................................... 28
4.2 Kết quả hồi quy với phương trình (2) .................................................................................... 33
4.3 So sánh hai mô hình hồi quy .................................................................................................. 35
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN .......................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tổng kết các yếu tố tác động đến lợi nhuận ngân hàng (nguồn: tác giả tổng
hợp từ lý thuyết) ........................................................................................................10


Bảng 3.1 Thống kê mô tả các biến quan sát ..............................................................26
Bảng 3.2 Ma trận hệ số tương quan ..........................................................................27

Bảng 4.1 Kết quả hồi quy mô hình tác động cố định và tác động ngẫu nhiên cho
phương trình (1) ........................................................................................................28
Bảng 4.2 Kết quả kiểm định Hausman cho mô hình (1) ...........................................29
Bảng 4.3 Chuẩn đoán đa cộng tuyến Collin cho các biến phương trình (1) .............30
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy mô hình sai số chuẩn mạnh đối với phương trình (1) .....31
Bảng 4. 5 Chuẩn đoán đa cộng tuyến Collin cho các biến phương trình (2) ............33
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy mô hình sai số chuẩn mạnh cho phương trình (2) ..........34
Bảng 4.7 So sánh kết quả hồi quy 2 mô hình ............................................................35


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Tỷ suất sinh lợi tài sản bình quân và Tỷ lệ thu nhập lãi thuần tính trung
bình năm của các NHTM từ năm 2008-2017............................................................19
Hình 3.2 Phân bố tỷ lệ ROAA của các NHTM trong 10 năm ..................................20
Hình 3.3 Thay đổi tổng tài sản các NHTM trong giai đoạn 2008-2017. ..................20
Hình 3.4 Vốn và tỉ lệ an toàn vốn trung bình hàng năm trong vòng 10 năm 20082017 ...........................................................................................................................21
Hình 3.5 Mối quan hệ giữa Chi phí hoạt động và Tỷ suất sinh lợi ...........................22
Hình 3.6 Mối tương quan giữa tỷ lệ nợ xấu, trích lập dự phòng và ROAA .............23
Hình 3.7 Chỉ số ROAA so với thay đổi chỉ số tập trung thị trường HerfindahlHirschman (HHI) ......................................................................................................24
Hình 3.8 So sánh tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP với ROAA .....................25


TÓM TẮT
Bài nghiên cứu xem xét sự tác động của yếu tố Vốn chủ sở hữu đối với hiệu quả hoạt
động của các NHTM cổ phần tại Việt Nam nhằm mục đích xác định được những ngân
hàng nào hoạt động có hoạt động hiệu quả hơn sau khi các quy định về an toàn vốn
có hiệu lực. Tác giả tiếp cận vấn đề nghiên cứu bằng cách tổng hợp các yếu tố ảnh

hưởng để lợi nhuận ngân hàng để xây dựng mô hình hồi quy, sử dụng các mô hình
hồi quy gộp để lựa chọn mô hình ước lượng phù hợp. Kết quả ước lượng cho thấy tỷ
lệ vốn chủ sở hữu tác động tích cực đến lợi nhuận trong khi tỷ lệ an toàn vốn biểu
hiện điều ngược lại. Bài nghiên cứu chưa đầy đủ về các biến giải thích cũng như số
lượng ngân hàng được khảo sát, nhưng có thể giúp tác giả nhận diện được yếu tố nào
là quan trọng khi xem xét đầu tư vào các chứng kho+án ngành ngân hàng.
Từ khóa: Vốn chủ sở hữu, Lợi nhuận ngân hàng, Tỷ lệ an toàn vốn.


ABSTRACT
The paper examines the impact of capital factor on the performance of joint-stock
commercial banks in Vietnam in order to determine which banks operate more
effectively after the effective capital safety regulations. The author approaches the
research problem by synthesizing the influencing factors for bank profits to build
regression models, using lumped regression models to select the appropriate
estimation model. The estimation results show that equity ratio has a positive impact
on profitability while capital adequacy ratio indicates the opposite. The paper is
incomplete about the explanatory variables as well as the number of banks surveyed,
but can help the author identify which factors are important when considering
investment in banking stocks.
Keywords: Equity, Bank profitability, Capital adequacy ratio.


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Năm 2018 là khoảng thời gian ngành ngân hàng Việt Nam trải qua nhiều biến
động lớn. Từ những tác động của Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi

nhánh ngân hàng nước ngoài có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 đã tạo những áp lực tăng
vốn đáng kể lên toàn bộ hệ thống. Thông tư 41 định hướng theo những quy định về
an toàn vốn của Ủy ban Basel trong các tài liệu về Basel II. Theo đó đảm bảo hoạt
động của các ngân hàng với lượng vốn an toàn hơn đủ để phòng ngừa các rủi ro chính
bao gồm rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và rủi ro tín dụng.
Quy định về tỷ lệ an toàn vốn được áp dụng cho các NHTM tại Việt Nam đã
được triển khai từ năm 1999 tại Quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN ngày 25/8/1999
theo tiêu chuẩn của Basel I. Từ đó đã được sửa đổi nhiều lần qua các quyết định của
Ngân hàng nhà nước. Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 quy định
tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% được thực hiện kéo dài trong 3 năm. Sau cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2007-2008, Ngân hàng nhà nước đã quyết định
nâng tỷ lệ an toàn vốn lên 9% qua Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010.
Đến 20/11/2014, Ngân hàng nhà nước đã ban hành bổ sung Thông tư 36/2014/TTNHNN với nhiều cách tiếp cận tiệm cận với những điều khoản mà Basel II quy định.
Cụ thể Thông tư này điều chỉnh chỉ số CAR xuống trở lại 8% nhưng yêu cầu vốn cho
rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động, những điểm mới trong Basel II.
Trở lại với Thông tư 41/2016/TT-NHNN, khi Thông tư này được đưa vào áp
dụng vào ngày 01/01/2020, tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng bị sụt giảm đáng kể
do Tổng tài sản nhạy cảm với rủi ro, phần mẫu số trong công thức tính CAR, phải
bao gồm tất cả các tài sản nhạy cảm với rủi ro, đặc biệt là rủi ro hoạt động. Từ đó, để


2

đáp ứng được hệ số an toàn vốn, buộc các NHTM, mà trước tiên là 10 ngân hàng thí
điểm phải đạt được mức vốn tối thiểu cao hơn bằng nhiều cách.
Từ những lập luận trên, tác giả đặt giả thuyết liệu khi Thông tư 41 được áp
dụng, đồng loạt các ngân hàng bằng mọi cách phải tăng hệ số an toàn vốn. Theo cách
thông thường, điều đầu tiên mà các NHTM nghĩ đến tăng vốn cổ phần thường bằng
cách phát hành thêm cổ phiếu. Vấn đề đặt ra là liệu tăng vốn, hay rộng hơn là tăng tỷ
lệ an toàn vốn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động của NHTM?

1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Để đánh giá được tác động của một chính sách vĩ mô, cụ thể là Thông tư 41
đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng là một đề tài phức tạp, yêu cầu nghiên cứu
nhiều khía cạnh khác nhau.
Nghiên cứu này được thực hiện chỉ nhằm mục tiêu đánh giá tác động của sự
thay đổi vốn chủ sở hữu đến hiệu quả hoạt động tại các NHTM cổ phần ở Việt
Nam trong giai đoạn 2008-2017. Từ đó định hướng và cung cấp thêm thông tin cho
các quyết định đầu tư vào các cổ phiếu ngành ngân hàng trong tương lai.
Với mục tiêu trên, nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Thứ nhất, việc tăng vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả
hoạt động, cụ thể là lợi nhuận của NHTM.
- Thứ hai, thay đổi tỷ lệ vốn chủ sở hữu và thay đổi tỷ lệ an toàn vốn có tác
động như thế nào đối với lợi nhuận.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này dựa vào dữ liệu của hệ thống các NHTM cổ phần trong nước,
bao gồm 31 ngân hàng theo thống kê tại website của Ngân hàng nhà nước Việt Nam


3

vào ngày 31/12/20181 . Tuy nhiên, vì lý do dữ liệu một số ngân hàng không có sẵn
để thu thập nên dữ liệu thống kê chỉ còn 26 ngân hàng theo danh sách tại Phụ lục 1.
Việc ra đời và áp dụng Basel II của các NHTM xuất phát từ cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu năm 2007-2008. Khi đó, các quy định của Basel I đã không dự báo
được cuộc khủng hoảng. Do đó, phạm vi nghiên cứu của đề tài này được bắt đầu từ
năm 2008 đến năm 2017.
1.4 Nguồn dữ liệu
Nguồn dữ liệu phục vụ cho các biến làm thước đo cho đặc điểm ngân hàng
được thống kê từ các báo cáo tài chính qua các năm công bố tại website thông tin tài
chính VietstockFinance2 và nguồn dữ liệu mua từ CTCP Dữ Liệu Kinh Tế Việt NamVietdata 3.

Các dữ liệu đại diện cho biến vĩ mô được thu thập từ nguồn dữ liệu Các chỉ số
phát triển của Ngân hàng thế giới 4.
1.5 Kết cấu đề tài
Các nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến lợi nhuận được trình bày
ở Chương 2. Cũng tại chương này, tác giả tìm hiểu về mối quan hệ giữa Vốn và Lợi
nhuận của ngân hàng trên phương diện lý thuyết. Từ những khuôn khổ lý thuyết, trình
bày về dữ liệu và mô hình nghiên cứu được thực hiện trong Chương 3. Kết quả nghiên
cứu được trình bày ở Chương 4 và thảo luận trong Chương 5.

1

/>7227577#%40%3F_afrLoop%3D15137328807227577%26centerWidth%3D80%2525%26leftWidth%3D20%2
525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrlstate%3D11l673kwue_4
2
/>3
/>4
/>

4

Bài nghiên cứu này kỳ vọng nhận diện được mối quan hệ giữa Vốn chủ sở
hữu, Tỷ lệ an toàn vốn và hiệu quả hoạt động với quy mô mẫu là các NHTM tại Việt
Nam.


5

CHƯƠNG 2: KHUÔN KHỔ LÝ THUYẾT

2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng

Lợi nhuận của các NHTM bị tác động như thế nào từ các yếu tố trong hoạt
động kinh doanh của ngân hàng cũng như các tác động từ nền kinh tế trong nước và
thế giới? Vấn đề này là một chủ đề được rất nhiều nhà nghiên cứu kinh tế trên thế
giới quan tâm. Có rất nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân
hàng, một số nghiên cứu tại các ngân hàng trong phạm vi một quốc gia cụ thể, một
số tập hợp các dữ liệu chéo trên nhiều quốc gia như châu Âu, các nước thuộc Đông
Nam Á, hay dữ liệu từ các nền kinh tế mới nổi. Bourke (1989) sử dụng phương pháp
chuỗi thời gian gộp để ước lượng phương trình tuyến tính, hồi quy các thước đo hiệu
quả hoạt động dựa trên nhiều yếu tố nội bộ (tỷ lệ vốn chủ sở hữu, chi phí nhân viên,
tính thanh khoản) và các yếu tố bên ngoài (tỷ lệ tập trung, sở hữu chính phủ, lãi suất,
tăng trưởng thị trường và lạm phát) để ước lượng lợi nhuận ngân hàng.
Để kết luận được các yếu tố tác động đến lợi nhuận ngân hàng, Short (1979)
đã phát triển nhiều mô hình dưới dạng các hàm khác nhau và đi đến kết luận rằng
hàm tuyến tính là lựa chọn phù hợp để ước lượng. Mô hình tuyến tính đi đến kết luận
có ba nhóm yếu tố có ảnh hưởng đến lợi nhuận. Thứ nhất là biến giả đại diện cho
mức độ sở hữu của chính phủ, đại diện cho yếu tố ảnh hưởng từ chính sách nhà nước.
Thứ hai là mức độ tập trung thị trường ngân hàng tại 12 nước trong nghiên cứu này.
Biến thứ ba, Short (1979) xác định là sự thay đổi của dòng vốn được đại diện là lãi
suất chiết khấu và lãi suất trái phiếu chính phủ dài hạn. Nghiên cứu kết luận về sự
biến động tài sản không có ít nghĩa thống kê trong mô hình của Short (1979). Ba
nhóm yếu tố này đã tạo tiền đề cho các nghiên cứu sau này. Các yếu tố tác động đến
lợi nhuận trong mô hình của Short (1979) đã được phát triển trong những nghiên cứu
về sau. Bourke (1989) mở rộng các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng bao
gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài.


6

Molyneux và Thornton (1992) kế thừa mô hình của Bourke (1989) xem xét
các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng gồm các yếu tố bên trong: lương nhân

viên, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tính thanh khoản và các yếu tố bên ngoài gồm: tỷ lệ tập
trung, sở hữu chính phủ, lãi suất, tốc độ tăng trưởng và lạm phát. Nghiên cứu của
Molyneux và Thornton (1992) có một số kết luận trái ngược với những phát hiện của
Short (1979) nhưng lại phù hợp với kết luận của Bourke (1989), đặc biệt là mối tương
quan giữa lợi nhuận và sở hữu chính phủ. Molyneux và Thornton (1992) cũng đã phát
hiện rằng tỉ lệ vốn chủ sở hữu tác động thuận chiều đối với lợi nhuận, mặc dù mối
quan hệ này bị giới hạn chỉ đối với những ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước. Ngoài
ra, Molyneux (1993) cũng nhận thấy mối quan hệ tương quan đồng biến giữa chi phí
tiền lương và lợi nhuận. Điểm cần chú ý trong nghiên cứu này là khi quan sát các
biến về vốn cần chú ý đến ngân hàng sở hữu chính phủ vì các ngân hàng này có xu
hướng duy trì tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn khu vực tư nhân.
Quy mô tài sản quan hệ nghịch biến với hai biến số khác: tỷ lệ lợi nhuận trên
tài sản và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản (Boyd và Runkle, 1993). Quy mô tài sản
ngân hàng lớn có xu hướng lợi nhuận trên tổng tài sản cao do tận dụng được lợi thế
quy mô cũng như các gói bảo hiểm của chính phủ lớn hơn để tránh bị phá sản. Tương
tự, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản có tỷ lệ cao đối với các ngân hàng này. Boyd và
Runkle (1993) lập luận rằng những khoản nợ xấu không thể hiện trên báo cáo tài
chính nên sử dụng giá trị thị trường của cổ phẩn để ước tính tài sản. Tuy nhiên, các
khoản nợ phải trả thường là ngắn hạn nên có thể dùng giá trị sổ sách. Từ đó ước lượng
tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thông qua giá trị thị trường của cổ phiếu và cổ tức.
Berger (1995) phân tích mối quan hệ giữa tỷ lệ lợi nhuận trên vốn tự có và tỷ
lệ an toàn vốn ở một số ngân hàng Mỹ từ năm 1983-1992 nhận thấy mối quan hệ
đồng biến không đổi trong những năm 1980 nhưng thay đổi từ những năm đầu thập
niên 1990.
Demirgüç¸-Kunt và Huizinga (1999) xem xét dữ liệu của 80 quốc gia từ năm
1988-1995 để nghiên cứu các yếu tố quyết định đến biên lãi ròng và lợi nhuận ngân


7


hàng. Các yếu tố tác động gồm: đặc điểm ngân hàng, điều kiện kinh tế vĩ mô, thuế
(bao gồm cả thuế “ngầm”), quy định bảo hiểm tiền gửi, cấu trúc tài chính và chính
sách nhà nước. Thu nhập hoạt động trước thuế được dùng làm thước đo hiệu quả, chỉ
số này bao gồm lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất cộng với lợi nhuận từ tài sản không
sinh lãi trừ đi chi phí và các khoản trích lập dự phòng. Kết quả hồi quy cho thấy yếu
tố cơ bản về đặc điểm ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, có mối quan
hệ đồng biến với lợi nhuận ngân hàng và biên lãi ròng.
Chiuri, Feeri và Majnoni (2002) kiểm tra một bảng dữ liệu cho 572 ngân hàng
ở 15 quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu này tìm thấy bằng chứng giống nhau rằng
việc áp dụng quy định tỷ lệ an toàn vốn đã gây ra giảm nguồn cung cho vay và do đó,
trong tổng vốn vay ở các quốc gia này. Tuy nhiên, các yêu cầu về vốn lại không ảnh
hưởng đáng kể đến lợi nhuận ngân hàng. Các yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến
lợi nhuận là quy mô ngân hàng và hiệu quả trong quản lý chi phí hoạt động.
Nhưng với bất kỳ áp lực tăng tỷ lệ an toàn vốn phần nào đồng nghĩa với việc
vốn chủ sở hữu tăng lên, và do đó tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sỡ hữu (ROE)
lại giảm, cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa vốn chủ sở hữu và ROE. Berger
(1995) đã tranh luận điều ngược lại rằng lợi nhuận của NHTM có thể đạt hiệu quả
tích cực nếu ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu bằng lợi nhuận giữ lại thay vì phát hành
cổ phần mới. Đối tượng nghiên cứu là các ngân hàng ở Mỹ vào cuối thập niên 1980.
Nghiên cứu của Demirgüç-Kunt và cộng sự (2003) phân tích tác động của các
quy định ngân hàng cũng như các yếu tố quyết định nội bộ khác, bao gồm sự tập trung
và thể chế, đối với tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng. Nghiên cứu phân tích dữ liệu từ
các ngân hàng trên 72 quốc gia đồng thời kiểm soát một loạt các đặc điểm kinh tế vĩ
mô, tài chính và của từng ngân hàng cụ thể.
Doliente (2005) điều tra các yếu tố quyết định tỷ suất lợi nhuận ròng của các
ngân hàng ở bốn quốc gia Đông Nam Á. Biên lãi ròng được giải thích bởi các yếu tố


8


đặc thù ngân hàng, cụ thể là chi phí hoạt động, chất lượng cho vay vốn, tài sản thế
chấp và tài sản lưu động.
Barth, Caprio và Levine (2004) sử dụng cơ sở dữ liệu mới dựa trên các quy
định và giám sát của ngân hàng tại 107 quốc gia để đánh giá mối quan hệ giữa thực
tiễn quản lý và giám sát cụ thể và phát triển, hiệu quả và sự mong manh của ngành
ngân hàng. Kết quả đưa ra một nhận định thận trọng liên quan đến các chính sách của
chính phủ phụ thuộc quá mức vào sự giám sát và điều tiết trực tiếp của chính phủ đối
với các hoạt động của ngân hàng.
Những quy định về hệ số an toàn vốn có tác dụng tích cực, đóng vai trò là biện
pháp thận trọng giúp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của những khủng hoảng kinh tế
trong tương lai đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng và cả kinh tế vĩ mô. Mặt khác,
các quy định quá mức có thể làm tăng chi phí trung gian và làm giảm lợi nhuận của
ngành ngân hàng. Đồng thời, khi các ngân hàng trở nên hạn chế hơn, khả năng mở
rộng tín dụng và đóng góp cho tăng trưởng kinh tế sẽ bị cản trở trong điều kiện nền
kinh tế bình thường. Naceur và Kandil (2009) phân tích ảnh hưởng của an toàn vốn
đối với hai chỉ số hiệu suất cụ thể: chi phí trung gian và lợi nhuận. Nghiên cứu cho
thấy rằng việc tăng vốn chủ sở hữu làm tăng chi phí trung gian và dẫn đến khả năng
sinh lợi cao hơn của tài sản và vốn với những tác động không bền vững trong dài hạn.
Mô hình của Witowschi và Luca (2016) dựa trên số liệu của 68 NHTM tại
Châu Âu trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2011 đã chỉ ra có mối quan
hệ đồng biến giữa vốn chủ sở hữu và hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu này cũng chỉ
ra mối quan hệ giữa tỷ lệ an toàn vốn và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ngoài
nghiên cứu các biến về vốn chủ sở hữu và hiệu quả hoạt động, bài nghiên cứu còn tập
trung vào tác động của vốn đến rủi ro, cũng như các tài sản nhạy cảm với rủi ro ở các
ngân hàng có trụ sở tại các nước châu Âu.
Brahmaiah và Ranajee (2018) nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
của các ngân hàng tại Ấn Độ. Mô hình nghiên cứu xem xét 10 biến số đại diện cho


9


đặc điểm ngân hàng gồm: quy mô, vốn chủ sở hữu, chi phí hoạt động, năng suất lao
động, trích lập dự phòng, chi phí huy động vốn, thu nhập từ lãi, tỷ lệ nợ xấu, chủ sở
hữu và tỷ lệ các khoản cho vay ưu tiên áp dụng đối với các ngân hàng Ấn Độ. Kết
quả nghiên cứu cho thấy vốn chủ sở hữu là yếu tố quan trọng nhất tác động đến lợi
nhuận. Trong khi đó, do mức độ canh tranh cao tại Ấn Độ nên mối quan hệ giữa quy
mô và lợi nhuận không đáng kể.


10

Bảng 2.1 Tổng kết các yếu tố tác động đến lợi nhuận ngân hàng (nguồn: tác giả tổng hợp từ lý thuyết)

ROA

ROA

ROAA

ROA

ROA

ROE

ROA

Các biến độc lập đại diện đặc điểm từng ngân hàng
Vốn chủ sở hữu


+

+

+

-

-

+

Quy mô tài sản
Thu nhập lãi thuần

+

+

Chi phí hoạt động

+

-

Năng suất lao động
Chi phí huy động vốn

-


-

+

+

-

-

-

+

+

+

+

Tỷ lệ nợ xấu

-

-

-

-


Trích lập dự phòng

-

-

-

-

+

+

+

+

-

-

-

+

+

-


-

+

Dư nợ cho vay

Tiền gửi khách hàng

-

-

+

-

-

+

+

+

+

-

-


-

+

-

-

-

+

Short (1979)

ROE

Molyneux và Thornton
(1992)

NIM

Demirguç-Kunt và
Huizinga (1999)

ROEA

Naceur (2003)

ROAA


Pasiouras và Kosmidou
(2007)

ROEA

Athanasoglou và cộng
sự (2008)

ROAA

Alexiou và Sofoklis
(2009)

ROAA

Dietrich và Wanzenried
(2011)

ROE

Trujillo-Ponce (2013)

ROA

Witowschi và Luca
(2016)

Brahmaiah và Ranajee
(2018)


Biến phụ thuộc

ROA


11

Molyneux và Thornton
(1992)

Short (1979)

Demirguç-Kunt và
Huizinga (1999)
Naceur (2003)

-

+
+
+
+

Pasiouras và Kosmidou
(2007)

+

Athanasoglou và cộng
sự (2008)


+

Alexiou và Sofoklis
(2009)

Dietrich và Wanzenried
(2011)
+
-

Trujillo-Ponce (2013)

+
Lạm phát

Thuế suất

+

+

+
-

Witowschi và Luca
(2016)
Brahmaiah và Ranajee
(2018)


Các biến độc lập đại diện yếu tố vĩ mô

+
Tăng trưởng GDP

-

+
+
+

+
+
+

+
+
Tập trung thị trường

Lãi suất

+
Giá trị vốn hóa

+
+
+

+
+

Tổng tiền gửi

+

+
Các biến độc lập đại diện đặc điểm ngành ngân hàng


12

2.2 Mối quan hệ giữa Vốn chủ sở hữu và Lợi nhuận
Molyneux (1993) kết luận rằng với một Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản thấp
hơn cho thấy một vị thế rủi ro, cổ đông sẽ mong đợi một phần lợi nhuận cao hơn
tương ứng với rủi ro cao, tức là mối tương quan nghịch giữa 2 biến này. Mặc dù vậy,
trong trường hợp mức vốn chủ sở hữu cao cho thấy chi phí của vốn tương đối rẻ và
do đó biến này có thể có tác động tích cực đến lợi nhuận. Vốn chủ sở hữu được kết
luận có mối quan hệ đồng biến với lợi nhuận (Berger, 1995; Jacques và Nigro, 1997;
Demirgüç-Kunt và Huizinga, 2000; Rime, 2001; và Iannotta và cộng sự, 2007).
Vốn chủ sở hữu được xem là một nguồn lực không tốn chi phí trung gian,
Revell (1980) ghi nhận mối quan hệ nghịch đảo giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và chi phí
trung gian. Theo Athanasoglou và cộng sự (2008), ngân hàng có vị thế vốn tốt sẽ thu
hút được nhiều cơ hội kinh doanh hơn và có nhiều thời gian cũng như linh hoạt trong
việc xử lý các khoản thua lỗ không mong đợi. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao cũng giảm
chi phí phá sản, từ đó giảm chi phí huy động vốn tạo lợi nhuận tốt hơn (Pasiouras và
Kosmidou, 2007).
Ngược lại, Altunbas và cộng sự (2007) thấy rằng các ngân hàng châu Âu kém
hiệu quả dường như nắm giữ nhiều vốn chủ sở hữu hơn. Goddard và cộng sự (2004)
chứng minh rằng mối quan hệ giữa tỷ lệ tài sản vốn và lợi nhuận là cùng chiều trong
sáu khu vực ngân hàng lớn của châu Âu trong giai đoạn 1992-1998. Tuy nhiên,
Goddard và cộng sự (2013) khám phá rằng mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ vốn

trên và lợi nhuận phản ánh quá trình tiêu chuẩn hóa các nguyên tắc đánh đổi rủi ro và
lợi nhuận của tám quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu từ năm 1992 đến 2007.
Delis và Staikouras (2011) cũng cho rằng các quy định về giám sát ngân hàng là cơ
chế quan trọng trong việc giảm rủi ro cho ngân hàng, thay vì chỉ yêu cầu tỷ lệ vốn tối
thiểu, tỷ lệ an toàn vốn đã được chứng minh là khá vô ích trong việc kiểm soát rủi ro.
Nghiên cứu trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới của Dietrich và
Wanzenried (2011) nhận thấy rằng vốn chủ sở hữu không có tác động có ý nghĩa đến


13

lợi nhuận trong khoảng thời gian trước khủng hoảng. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu có
ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận ngân hàng theo hướng bất lợi trong thời kỳ khủng
hoảng. Giải thích việc này, Dietrich và Wanzenried (2011) lập luận rằng khi ngân
hàng càng an toàn về vốn càng thu hút lượng tiền gửi trong thời kỳ khủng hoảng.
Hầu hết các nghiên cứu đều cho ra kết quả nghịch biến giữa lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu với tỷ lệ vốn chủ sở hữu. Điều này là hợp lý vì vốn chủ sở hữu càng cao
càng làm giảm tỷ lệ đòn bẫy. Đồng thời, với nguồn vốn vay thấp không tận dụng
được lá chắn thuế khi tính trên lợi nhuận sau thuế.


14

CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU, CÁC BIẾN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm
Một trong những vấn đề chính trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng lợi
nhuận của ngân hàng là đặc tính nội sinh tiềm tàng của các yếu tố quyết định nhất
định. Ví dụ, các ngân hàng có lợi nhuận cao hơn có thể có nhiều nguồn lực hơn để
tăng vốn chủ sở hữu của họ; họ cũng có thể thấy dễ dàng hơn để tăng cơ sở khách

hàng của mình thông qua ngân sách nhiều hơn cho quảng cáo và do đó nâng cao lợi
nhuận. Mối quan hệ nhân quả thậm chí có thể theo hướng ngược lại; ví dụ: lợi nhuận
ngân hàng cao hơn có thể cần đến nhiều nhân viên hơn và hiệu quả thấp hơn (GarcíaHerrero và cộng sự, 2009). Ngoài ra, một số đặc điểm của các ngân hàng ảnh hưởng
đến lợi nhuận của họ rất khó đo lường hoặc xác định trong một phương trình. Nếu
các đặc điểm đó không được tính đến, có thể dẫn đến tự tương quan giữa một số hệ
số của các biến giải thích và các lỗi làm sai lệch các hệ số này.
Theo nghiên cứu của Brahmaiah và Ranajee (2018), Witowschi và Luca
(2016), Trujillo-Ponce (2013), Pasiouras và Kosmidou (2007) và Short (1979), tác
giả tổng hợp và sử dụng 2 mô hình sau để ước lượng:
ROAAit = α + β1CARit + β2lnAssetit + β3NIMit + β4CIRit + β5LLPit + β6NPLit +
β7GDPt + β8INFt + β9HHIt + εit

(1)

ROAAit = α’ + β’1EAit + β’2lnAssetit + β’3NIMit + β’4CIRit + β’5LLPit + β’6NPLit +
β’7GDPt + β’8INFt + β’9HHIt + εit

(2)

Đề tài sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng để ước lượng các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của 26 NHTM. Mục đích tác giả đưa ra cả hai mô hình
để phân tích và so sánh tác động của 2 biến độc lập EA và CAR tương ứng với từng
phương trình lên biến phụ thuộc ROAA. Điều này nhằm tạo cơ sở để trả lời cho câu
hỏi nghiên cứu thứ hai: thay đổi tỷ lệ vốn chủ sở hữu và thay đổi tỷ lệ an toàn vốn có
tác động như thế nào đối với lợi nhuận.


15

3.2 Các biến trong mô hình

Biến phụ thuộc: Các nghiên cứu trước đây đều đo lường khả năng sinh lời
bằng cách sử dụng tỷ lệ hoàn vốn của tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
(ROE). ROA phản ánh khả năng quản lý của ngân hàng tạo ra lợi nhuận từ tổng tài
sản, trong khi chỉ số ROE chỉ ra lợi nhuận cho cổ đông trên vốn chủ sở hữu và bằng
ROA nhân với tỷ lệ tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu. ROE bỏ qua các rủi ro liên quan
đến đòn bẩy cao và các quy định về tỷ lệ dự trữ. Witowschi và Luca (2016), TrujilloPonce (2013), Dietrich và Wanzenried (2011) và Pasiouras và Kosmidou (2007) xem
xét tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân để đo lường hiệu quả hoạt động. Nghiên
cứu dựa vào giá trị tài sản trung bình để hiểu được những thay đổi về quy mô tài sản
trong năm tài chính. Như Golin (2013) chỉ ra rằng ROAA là một chỉ số quan trọng
để để đánh giá lợi nhuận của ngân hàng và trở thành thước đo phổ biến nhất về lợi
nhuận của ngân hàng trong tài liệu nghiên cứu. Do dó, bài nghiên cứu này sử dụng tỷ
suất sinh lợi tài sản bình quân ROAA là đại diện cho lợi nhuận ngân hàng. Biến
ROAA được đo lường bằng tỷ số giữa Lợi nhuận sau thuế chia cho Tổng tài sản bình
quân (trung bình cộng giữa số liệu ghi nhận tài sản đầu năm và cuối năm).
Biến độc lập:
1. Vốn. Yếu tố này được chú ý nhất từ mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu.
Do đó, tác giả sử dụng 2 chỉ tiêu để tính vốn để trả lời cho các câu hỏi
nghiên cứu.
a. Thứ nhất, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EA) để đánh giá
những thay đổi về vốn ảnh hưởng thế nào đến ROAA. Các nghiên
cứu của Molyneux và Thornton (1992); Demirguç-Kunt và
Huizinga (1999); và Naceur (2003) đều cho kết quả tỷ lệ thuận giữa
vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA. Dấu kỳ
vọng của biến này đối với biến phụ thuộc là dấu dương.
b. Thứ hai, tỷ lệ an toàn vốn CAR. Mối quan hệ thuận chiều giữa vốn
và lợi nhuận không phải là một phát hiện mới bởi suy cho cùng vốn


16


có thể tăng lên cũng do bởi lợi nhuận tăng lên từ hoạt động kinh
doanh. Tuy nhiên, vấn đề ở đây chính là việc tăng vốn là yêu cầu
bắt buộc về quy định tỷ lệ an toàn vốn. Witowschi và Luca (2016)
phát hiện ra rằng trong các điều kiện thị trường khác nhau, quy định
an toàn vốn là một công cụ giám sát hiệu quả, nghiên cứu xác nhận
rằng sự gia tăng nhu cầu vốn dường như làm giảm rủi ro của các
ngân hàng, nên có khả năng hạn chế phần nào lợi nhuận từ mang lại
từ những tài sản rủi ro cao.
2. Tác giả sử dụng giá trị tổng tài sản dưới dạng lnAsset để kiểm soát yếu tố
quy mô. Ảnh hưởng của quy mô đối với lợi nhuận đã được phân tích từ
những nghiên cứu của Alexiou và Sofoklis (2009), Pasiouras và Kosmidou
(2007) và Demirguç-Kunt và Huizinga (1999). Đối với các ngân hàng trở
nên cực kỳ lớn, ảnh hưởng của quy mô có thể là tiêu cực do quan liêu và
các lý do khác. Hiệu quả không rõ ràng. Một mặt, các ngân hàng với quy
mô lớn hơn có thể giảm chi phí từ các nền kinh tế có quy mô và phạm vi.
Mặt khác, một số ý kiến cho rằng các ngân hàng nhỏ có thể đạt được quy
mô kinh tế bằng cách tăng quy mô của họ đến một điểm nhất định trong đó
việc tăng thêm quy mô sẽ dẫn đến sự không hiệu quả về quy mô. Vì vậy,
không có kỳ vọng trước về tác động của biến này đến lợi nhuận của ngân
hàng.
3. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM): cho biết khả năng của một ngân hàng trong
việc trang trải các chi phí trung gian. Biên độ thấp có thể phản ánh chi phí
cao với lãi suất do phụ thuộc vào các khoản nợ ngắn hạn và thái độ thận
trọng của ngân hàng dẫn đến thu nhập lãi thấp hơn. Giá trị cao của chỉ số
này có thể là kết quả nếu có sự chênh lệch lãi suất đáng kể giữa lãi suất
thưởng của các nguồn vốn và lãi cho các khoản vay. Ngoài ra, tỷ lệ thu
nhập lãi thuần cao có thể là kết quả của việc tăng khối lượng cho vay, được
phản ánh trong phần thu nhập lãi cao hơn. Trong trường hợp này, chúng ta
có thể giả định rằng các ngân hàng áp dụng một hành vi rủi ro. 3. Tỷ


lệ


17

thu nhập lãi thuần (NIM) được đo lường bằng tỷ số giữa Thu nhập lãi thuần
chia cho Tổng tài sản có sinh lời bình quân. Tác giả kỳ vọng biến NIM có
mối quan hệ thuận chiều với biến ROAA.
4. Tỷ lệ chi phí hoạt động so với thu nhập hoạt động (CIR) cho biết khả năng
của các ngân hàng trong việc kiểm soát chi phí hoạt động. Giá trị của CIR
càng thấp, lợi nhuận được tạo ra càng cao, kỳ vọng biến CIR có hệ số âm.
Biến CIR được tính bằng tỷ lệ phần trăm so sánh giữa Chi phí hoạt động
và Thu nhập từ hoạt động.
5. Dự phòng rủi ro tín dụng (LLP) Bản chất của chi phí trích lập dự phòng
rủi ro (trong đó, phần lớn là trích lập dự phòng rủi ro tín dụng) là một chi
phí không chi bằng tiền mặt của ngân hàng và chỉ đơn thuần được tạo lập
bởi một nghiệp vụ kế toán. Vì thế dòng tiền của ngân hàng không bị ảnh
hưởng bởi chi phí này. Mục tiêu của các khoản dự phòng là để bù đắp rủi
ro của các khoản vay có xu hướng không thu hồi được. Một ưu điểm khác
của khoản dự phòng này là nó được khấu trừ khởi thu nhập của năm hiện
tại giúp giảm một phần thuế thu nhập doanh nghiệp. Tỷ lệ LLP là tỷ lệ
phần trăm giữa khoản Dự phòng rủi ro tín dụng so với Tổng dự nợ. Tỷ lệ
này được quy định dành cho các khoản nợ xấu, nợ thuộc nhóm 3, 4, và 5.
6. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (NPL) phản ánh chất lượng các khoản nợ hay
có thể nói là chất lượng tài sản ngân hàng vì cho vay là hoạt động chính.
Tỷ lệ này thấp cho thấy ngân hàng phân phối rủi ro của các khoản cho vay
tốt, đảm bảo được các khoản lợi nhuận trong tương lai. Biến NPL và LLP
là hai biến đại diện cho thước đo rủi ro. Tác giả kỳ vọng lợi nhuận tỷ lệ nợ
xấu càng thấp tạo nên lợi nhuận cao, hệ số mang dấu âm.
7. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP). Tăng trưởng kinh tế, thể hiện qua tăng

trưởng GDP, có nhiều tác động đối với các chủ thể trong nền kinh tế. Các
doanh nghiệp này đều là khách hàng của hệ thống các tổ chức tín dụng.
Khi nhu cầu vay và gửi tiền cao, hoạt động của các ngân hàng trở nên tấp
nập hơn. Các nhà nghiên cứu cho rằng nó có tác động tích cực đến lợi


×