Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài tham luận tổng kết dự án trẻ khó khăn huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.28 KB, 3 trang )

UBND HUYỆN HOÀ BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GD&ĐT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BĐH DATKK HUYỆN
Hòa Bình, ngày 22 tháng 9 năm 2010
BÁO CÁO THAM LUẬN
(Tổng kết Dự án GD trẻ em có hoàn cảnh khó khăn)
Đối với lĩnh vực dạy và học, tập trung vào đánh giá hiệu quả hoạt động
phát triển chuyên môn của giáo viên, đặc biệt là các chương trình tập huấn giáo
viên.
Được sự phân công của BTC, thay mặt Phòng GD&ĐT Hòa BÌnh, tôi xin
trình bày nội dung tham luận trên.
I. Đối với việc dạy và học:
1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học:
a. Xây dựng kế hoạch năm học:
- Để cho việc dạy và học đạt kết quả tốt trước hết cần phải xây dựng được
một kế hoạch cụ thể, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế ở địa phương.
- Sau khi có kết quả kiểm kê, khảo sát, thu thập dữ liệu, căn cứ vào kết
quả thực hiện nhiệm vụ giảng dạy năm học trước, với tình hình thực tế địa
phương, BĐH DATKK huyện tiến hành chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch
năm học và kế hoạch trường TH đạt MCLTT có sự tham gia của các bộ phận
trong nhà trường, Ban ĐD CMHS,… có sự thống nhất và xác nhận của chính
quyền địa phương.
- Các trường triển khai kế hoạch, thực hiện lồng ghép với kế hoạch năm
học của chương trình giáo dục phổ thông hàng năm.
b. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học:
- Chỉ đạo các trường tiểu học căn cứ vào các chỉ tiêu, chỉ số, tiêu chí của
các tiêu chuẩn cần đạt và nâng cao tỉ lệ đạt MCLTT, mà có biện pháp tổ chức
thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, để đạt được chất lượng
dạy học và hiệu quả giáo dục cao nhất.
- Trong quá trình thực hiện có sự kiểm tra, đối chiếu so sánh chỉ tiêu,
nhiệm vụ cụ thể,… để có hướng điều chỉnh, nhằm đảm bảo hoàn thành tốt kế


hoạch đã đề ra. Góp phần nâng cao tỉ lệ trường TH đạt MCLTT hàng năm.
- Tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ, mở các chuyên đề, thao giảng.
giám sát tham dự các buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ, chỉ đạo tổ chức các
hoạt động chuyên môn như thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi, thi ĐDDH tự làm,
v.v…
2. Hoạt động dạy và học:
a. Hoạt động dạy:
- Đảm bảo tốt công tác sọan giảng có lồng ghép dạy hòa nhập cho đối
tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giáo viên soạn giáo án trước 01 tuần, Tổ
ký duyệt hàng tuần, BGH ký duyệt hàng tháng, có kiểm tra quá trình thực hiện
theo phiếu báo giảng hàng tuần. Qui định xét giáo viên miễn soạn giáo án và
soạn giáo án trên máy vi tính theo hướng dẫn của Sở.
- Giao cho trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nội dung
chương trình, miễn sao đảm bảo theo khung thời gian qui định và có sự thống
nhất phương án thực hiện theo từng đơn vị, không được cắt xén chương trình.
- Chỉ đạo các BGH trường sắp xếp thời gian tham dự sinh hoạt chuyên
môn cùng với các Tổ, Khối, Bộ phận. Qui định các Tổ trước khi tổ chức sinh
hoạt chuyên môn, cần phải chuẩn bị xây dựng được dự kiến nội dung SHCM
hàng tuần, nhất là nội dung dành cho đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn,
có ký duyệt của BGH trước khi triển khai.
- Nội dung sinh hoạt chuyên môn cần tập trung vào nghiên cứu nội dung
chương trình, vận dụng kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy nhiều năm, căn cứ vào
tình hình thực tế về cơ sở vật chất, tâm sinh lý của học sinh, khả năng nhận thức
của từng lớp, từng nhóm học sinh, từng cá nhân học sinh,… Trong nội dung sinh
hoạt chuyên môn định kỳ Tổ cần đưa ra những bài học có nội dung dài, kiến
thức khó, hình thức mới,… và lớp học có nhiều học sinh yếu, học sinh hòa nhập
(khuyết tật, dân tộc,…) thì sẽ thống nhất có thể tăng (ngược lại thì giảm) thời
lượng hoặc giảm nhẹ nội dung sao cho vẫn đảm bảo kiến thức cơ bản, tối thiểu
mà học sinh dễ dàng nhận thức được kiến thức mới. Từ đó, sẽ có kế hoạch sinh
hoạt phù hợp, giúp cho mọi giáo viên thấy được sự cần thiết phải tham gia sinh

hoạt chuyên môn theo định kỳ.
b. Hoạt động học:
- Chỉ đạo các trường tổ chức vận động hết trẻ trong độ tuổi đến trường,
nhất là những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, dân tộc, khuyết tật. Vận động,
hỗ trợ các em về vật chất, phương tiện tạo mọi điều kiện thuận lợi để các em này
được đến trường học tập và học tập tiến bộ.
- Thông thường các em có hoàn cảnh khó khăn, dân tộc đặc biệt là các em
khuyết tật có năng lực học tập hết sức hạn chế, vì vậy các trường chỉ đạo cho các
Thầy cô giáo có biện pháp tích cực, phương án kèm cặp hợp lý (học sinh giỏi
kèm học sinh yếu kém,…), hình thức học tập linh hoạt phù hợp để giúp các em
này dễ gần gũi, hòa nhập với các bạn, tránh mặc cảm để vươn lên.
- Khi đánh giá kết quả học tập của các em này, Thầy cô giáo phải có xem
xét phần nhiều đến sự tiến bộ của các em, tập trung vào hai môn học chính
(Tiếng việt, Toán) không đánh giá kết quả học tập như các em học sinh bình
thường khác.
II. Đánh giá hiệu quả hoạt động phát triển chuyên môn của giáo viên:
1. Đội ngũ giáo viên:
- Đội ngũ giáo viên tuổi học huyện Hòa Bình, cơ bản đảm bảo đủ giáo
viên để triển khai, thực hiện nội dung chương trình đã qui định.
- Hầu hết giáo viên có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, tinh thần trách nhiệm
cao, tích cực tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt, bồi dưỡng chuyên môn, các lớp
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chấp hành tốt mọi sự phân công của
lãnh đạo, của tổ chức.
- Đối với giáo viên dạy môn, hiện tại còn khá nhiều giáo viên không qua
trường lớp đào tạo chuyên ngành (Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục), nên cũng hạn
chế trong việc giáo dục toàn diện học sinh.
- Hầu hết các giáo viên hàng năm đều được đánh giá, xếp loại từ Trung
bình trở lên, theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
2. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
- Phòng GD&ĐT đã cử giáo viên tham gia các lớp chuẩn hóa đạt 100% và

khuyến khích giáo viên tham gia học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ hàng năm trong các kỳ nghỉ hè.
- Tổ chức công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho tất cả CBQL,
giáo viên trong các hè, góp phần nâng cao trình độ tay nghề, nhằm nâng cao chất
lượng dạy học, hiệu quả giáo dục.
3. Chương trình tập huấn giáo viên của dự án:
- Dự án GDTH cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đã tổ chức nhiều đợt
tập huấn cho giáo viên, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học cho học
sinh bình thường nói chung, đặc biệt dành cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
nói riêng.
- Ban điều hành DATKK huyện đã tổ chức tập huấn (và chỉ đạo cho các
đơn vị tổ chức tập huấn cấp trường) cho giáo viên theo kế hoạch hướng dẫn của
Sở GD&ĐT, với nhiều lần và nhiều lượt CBQL, giáo viên tham gia, các chuyên
đề tập huấn như, “Nâng cao năng lực cho giáo viên vùng khó khăn” lớp 1,
“Tăng cường Tiếng Việt và Toán lớp 2”, “ Xây dựng môi trường học tập hòa
nhập – thân thiện”, “Dạy học hòa nhập lấy học sinh làm trung tâm”, “ Một số kỹ
năng dạy trẻ khuyết tật trong lớp học hòa nhập”, “Một số kỹ năng dạy học đặc
thù trong lớp học hòa nhập”, “Tăng cường Tiếng Việt”, … các giáo viên được
tập huấn đã vận dụng khá hiệu quả các phương pháp, hình thức tổ chức vào thực
tiễn giảng dạy và đã giúp các em tích cực tham gia học tập và học tập có tiến bộ.
- Đối với các em học sinh học hòa nhập, không có nhân viên hỗ trợ giáo
viên nên việc dạy học cũng còn có những khó khăn nhất định.
Nhìn chung, qua các chương trình tập huấn của Dự án đã nâng cao nhận
thức cho đội ngũ CBQL, giáo viên góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý,
giảng dạy, giáo dục của mình, đồng thời nâng cao chất lượng dạy học cho học
sinh đại trà nói chung, cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nói riêng.
Khi DA TKK triển khai thực hiện thì các trường, địa phương đã hưởng lợi
rất nhiều từ nguồn hỗ trợ của Dự án, ngoài việc hỗ trợ các văn phòng phẩm, bộ
dụng cụ học tập cho học sinh, quĩ hỗ trợ điểm trường, xây dựng cơ sở vật
chất, ... còn có hưởng lợi rất lớn từ các chương trình tập huấn từ Trung ương đến

địa phương, đã giúp cho các Ban điều hành Dự án các cấp hoàn thành tốt nhiệm
vụ được vụ được giao.
TRƯỞNG BAN ĐH DATKK HUYỆN
TRƯỞNG PHÒNG
Tăng Văn Chiến

×