Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Mối quan hệ giữa những mong đợi và đánh giá của người tiêu dùng đối với các hoạt động trách nhiệm xã hội: trường hợp Công ty Unilever Việt Nam : luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM
--------------------

TRÌ TÚ MINH

MỐI QUAN HỆ GIỮA NHỮNG MONG ĐỢI VÀ ĐÁNH GIÁ
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI: TRƯỜNG HỢP CÔNG TY
UNILEVER VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM
--------------------

TRÌ TÚ MINH

MỐI QUAN HỆ GIỮA NHỮNG MONG ĐỢI VÀ ĐÁNH GIÁ
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI: TRƯỜNG HỢP CÔNG TY
UNILEVER VIỆT NAM

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số
: 60340102


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN ĐĂNG KHOA

TP.Hồ Chí Minh - Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Trì Tú Minh, tác giả luận văn tốt nghiệp cao học này. Tôi xin cam đoan
luận văn “Mối quan hệ giữa những mong đợi và đánh giá của người tiêu dùng đối với
các hoạt động trách nhiệm xã hội: trường hợp công ty Unilever Việt Nam” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi.
Cơ sở lý luận tham khảo từ các tài liệu được nêu ở phần tài liệu tham khảo, số
liệu và kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực, không sao chép của bất cứ
công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây.
Tp.HCM, ngày 25 tháng 12 năm 2013
Người thực hiện luận văn

Trì Tú Minh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Chương 1. Tổng quan về đề tài


1

1.1 Lý do chọn đề tài

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

4

1.3 Phạm vi nghiên cứu

4

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

4

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

4

1.3.3 Đối tượng khảo sát

4

1.4 Phương pháp nghiên cứu

5


1.5 Cấu trúc luận văn

5

Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
2.1 Cơ sở lý thuyết và các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu

6
6

2.1.1 Cơ sở lý thuyết

6

2.1.2 Các nghiên cứu thực hiện trước đây

7

2.1.3 Sự khác nhau về văn hóa quốc gia ảnh hưởng đến việc
thực hiện CSR của các công ty

9


2.1.4 Sự khác nhau về văn hóa quốc gia giữa Việt Nam
và Indonesia
2.2 Các khái niệm nghiên cứu và quan hệ giữa các khái niệm

11

18

2.2.1 Các khái niệm nghiên cứu

18

2.2.2 Mối quan hệ giữa các khái niệm và giả thuyết nghiên cứu

20

2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất

22

Tóm tắt chương 2

23

Chương 3. Phương pháp nghiên cứu

24

3.1 Thiết kế nghiên cứu

24

3.2 Quy trình nghiên cứu

24


3.3 Xây dựng thang đo sơ bộ

25

3.4 Nghiên cứu sơ bộ định tính và định lượng

30

3.4.1 Nghiên cứu sơ bộ định tính

30

3.4.2 Nghiên cứu sơ bộ định lượng

36

3.5 Nghiên cứu chính thức định lượng

38

3.5.1 Thiết kế mẫu

38

3.5.2 Thu thập dữ liệu

38

3.5.3 Phân tích dữ liệu


39

Tóm tắt chương 3

44

Chương 4. Kết quả nghiên cứu

45

4.1 Mô tả dữ liệu thu thập

45

4.1.1 Thông tin thuộc tính về giới tính

45

4.1.2 Thông tin thuộc tính về độ tuổi

46

4.1.3 Thông tin thuộc tính về trình độ học vấn

47

4.1.4 Thông tin thuộc tính về nghề nghiệp

47


4.1.5 Thông tin thuộc tính về thu nhập

48


4.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ định lượng –
Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo
4.3 Kết quả nghiên cứu chính thức định lượng

49
51

4.3.1 Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo

51

4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

53

4.3.3 Phân tích tương quan và hồi quy

55

Tóm tắt chương 4
Chương 5. Kết luận và Kiến nghị

70
72


5.1 Kết luận

72

5.2 Kiến nghị

73

5.3 Đóng góp chính của nghiên cứu

77

5.3.1 Đóng góp về mặt lý thuyết

77

5.3.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

78

5.4 Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

78


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CSR


: Corprate Social Responsibility – Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

MNC

: Multinational corporations - Công ty đa quốc gia

Tp. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

UNDP

: United Nations Development Programme

HDI

: Human Development Index – Chỉ số phát triển con người

GDP

: Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội

ILO

: International Labour Organization – Tổ chức lao động quốc tế

GNI

: Gross National Income


PPP

: Purchasing Power Parity

ND-CP

: Nghị định – Chính phủ


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Tóm tắt các giai đoạn nghiên cứu

24

Bảng 3.2 Bảng phát biểu thang đo về Kết quả tài chính trong quá khứ
của công ty

32

Bảng 3.3 Bảng phát biểu thang đo về Cam kết về khía cạnh giá trị đạo đức/nhân
đạo của công ty

32

Bảng 3.4 Bảng phát biểu thang đo về hoạt động tuân thủ CSR của công ty

34


Bảng 3.5 Bảng phát biểu thang đo về danh tiếng của công ty

34

Bảng 3.6 Bảng phát biểu thang đo về lòng tin của người tiêu dùng
đối với công ty

35

Bảng 3.7 Bảng phát biểu thang đo về lòng trung thành của người tiêu dùng đối với
công ty

35

Bảng 3.8 Bảng phát biểu thang đo về cảm nhận rủi ro khi mua hàng của người tiêu
dùng

36

Bảng 4.1 Kết quả thu thập dữ liệu

45

Bảng 4.2 Thống kê mẫu theo giới tính

46

Bảng 4.3 Thống kê mẫu theo độ tuổi

46


Bảng 4.4 Thống kê mẫu theo trình độ học vấn

47

Bảng 4.5 Thống kê mẫu theo nghề nghiệp

48

Bảng 4.6 Thống kê mẫu theo thu nhập

48

Bảng 4.7 Kết quả phân tích Cronbach Alpha cho 7 thang đo
của nghiên cứu sơ bộ

49

Bảng 4.8 Kết quả phân tích Cronbach Alpha của thang đo Lòng trung thành của
người tiêu dùng

51

Bảng 4.9 Kết quả phân tích chính thức Cronbach’s Alpha cho 7 khái niệm

51

Bảng 4.10 Bảng liệt kê hệ số tải nhân tố của phân tích EFA lần thứ 2

55



Bảng 4.11 Kết quả phân tích tương quan Pearson của 7 thành phần khái niệm

56

Bảng 4.12 Bảng phân tích hồi quy các hệ số của mô hình hồi quy bội của
TC, CK và TTH

57

Bảng 4.13 Bảng phân tích hồi quy các hệ số của mô hình hồi quy TTH và DT

59

Bảng 4.14 Bảng phân tích hồi quy các hệ số của mô hình hồi quy bội của
TTH, DT và TT

60

Bảng 4.15 Bảng phân tích hồi quy các hệ số của mô hình hồi quy bội của
TTH, TT và LTT

62

Bảng 4.16 Bảng phân tích hồi quy các hệ số của mô hình hồi quy bội của
DT, TT và RR

65


Bảng 4.17 Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết

67


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Mô hình cảm nhận của người tiêu dùng về những tiền đề và kết quả của
việc thực hiện CSR

7

Hình 2.2. Xu hướng HDI của Việt Nam từ năm 1990-2012

17

Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất

23

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu

25

Hình 4.1. Kết quả kiểm định các khái niệm theo mô hình nghiên cứu đề xuất

68


1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
Chương 1 trình bày tính cấp thiết của đề tài, qua đó nêu lên mục tiêu mà đề tài
hướng đến, phạm vi nghiên cứu, đồng thời cũng nêu lên giới hạn của đề tài và giới
thiệu bố cục của nghiên cứu.
1.1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khi môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng cao thì việc thực
hiện các hoạt động về CSR trở thành một trong những chiến lược mà các doanh nghiệp
hướng tới để có thể đạt được thành công trong kinh doanh. Bên cạnh đó, áp lực toàn
cầu về bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giới hạn
cũng tác động đến các doanh nghiệp trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh
của mình mà không làm tổn hại đến các nguồn tài nguyên.
Theo định nghĩa cổ điển của Carroll’s (1979) thì CSR bao gồm bốn loại trách
nhiệm xã hội bao gồm trách nhiệm về kinh tế, trách nhiệm pháp luật, trách nhiệm đạo
đức và trách nhiệm bác ái, từ thiện. Aupperle và cộng sự (1985) cũng nhấn mạnh đến
ba loại trách nhiệm pháp luật, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm bác ái đại diện cho
sự quan tâm của một doanh nghiệp đối với xã hội và cho rằng định hướng xã hội của
một tổ chức có thể được đánh giá hợp lý thông qua tầm quan trọng của ba thành phần
phi kinh tế trên so với thành phần kinh tế. Thật vậy, Balmer và cộng sự (2007) đã xác
định việc công nhận tính đạo đức của một doanh nghiệp thông qua mối quan hệ đối với
các bên có liên quan trong cộng đồng mà doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và giao
tiếp xã hội. Vì vậy, nhận thức về CSR và công nhận tính đạo đức của một doanh
nghiệp phụ thuộc vào mức độ truyền thông hiệu quả đối với các bên hữu quan của
doanh nghiệp. Hơn một thập kỷ qua, ngày càng có nhiều doanh nghiệp xem các hoạt
động CSR là sự đầu tư cần thiết để bảo đảm và bảo vệ cho sự hoạt động bền vững đối
với tương lai. Những doanh nghiệp này cho rằng người tiêu dùng của mình là một
trong những bên hữu quan luôn mong đợi doanh nghiệp hoạt động có trách nhiệm,
cũng như tham gia tích cực trong việc phát triển cộng đồng nơi mà doanh nghiệp đang



2

hoạt động. Những mong đợi của người tiêu dùng được cho là quan trọng trong cảm
nhận của họ hướng đến những hoạt động CSR hiện tại được thực hiện bởi doanh
nghiệp, sẽ có tác động đến thái độ và hành vi của họ đối với sản phẩm và dịch vụ của
doanh nghiệp (Stanaland, Lwin and Murphy, 2011).
Balmer, Fukukawa và Gray (2007) mô tả rằng đạo đức doanh nghiệp và việc
thực hiện CSR tốt hay không được xem xét từ sự cảm nhận của các bên hữu quan. Vì
người tiêu dùng được xem như một bên hữu quan, vì vậy đối với marketing, hoạt động
CSR được xem như tích hợp với quy trình marketing để xây dựng hình ảnh doanh
nghiệp, thương hiệu và truyền thông. Quan điểm này đặc biệt quan trọng với các MNC
được nhận thức bởi người tiêu dùng của họ ở quốc gia mà công ty đang hoạt động. Vì
vậy, CSR cung cấp cho những MNC này phương tiện truyền thông đến quốc gia đầu tư
bằng những đóng góp tích cực cho xã hội, môi trường, chính trị và tài chính của các
bên hữu quan tại quốc gia đầu tư (Caroll, 2004). Hiện nay, hầu hết các công ty đa quốc
gia trên thế giới đều xây dựng chương trình về trách nhiệm xã hội cho công ty mình
trên toàn cầu. Lợi ích đạt được qua những cam kết về CSR đã được ghi nhận (Nguyễn
Đình Cung và Lưu Minh Đức, 2008). Nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này đã được thực
hiện ở nhiều nước trên thế giới trong nhiều lĩnh vực như nghiên cứu mối quan hệ về
cảm nhận của người tiêu dùng và CSR của Stanaland, A.J.S., Lwin., M.O. and
Murphy, P.E. (2011) hay nghiên cứu về mối quan hệ giữa mong đợi và đánh giá của
người tiêu dùng đối với các hoạt động CSR - trường hợp nghiên cứu cho một công ty
đa quốc gia ở Indonesia của Imam Salehudin (2012).
Mặc dù đã có một số nghiên cứu ở Việt Nam về CSR như nghiên cứu của Bùi
Thị Lan Hương (2010) về cảm nhận của người tiêu dùng Việt Nam về CSR hay trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp - nhận thức và phản ứng người tiêu dùng của Nguyễn
Tấn Vũ và Đường Liên Hà (2012). Tuy nhiên, các nghiên cứu nói trên đều chỉ tập
trung nói về thực trạng vi phạm môi trường của các doanh nghiệp và nêu kiến nghị giải
pháp, hầu như chưa có nghiên cứu nào về mối quan hệ giữa những mong đợi và đánh



3

giá cảm nhận của người tiêu dùng đối với CSR nói chung. Thực tiễn cũng đã cho thấy,
trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, CSR đã trở thành một trong những yêu cầu
đối với các công ty Việt Nam, nếu công ty nào đó không tuân thủ CSR sẽ không thể
tiếp cận được với thị trường thế giới. CSR được giới thiệu vào Việt Nam thông qua
hoạt động của các MNC đầu tư vào Việt Nam. Các công ty này thường xây dựng được
các bộ quy tắc ứng xử và chuẩn mực văn hóa kinh doanh có tính phổ quát để có thể áp
dụng trên nhiều địa bàn thị trường khác nhau.
Như vậy, có hay không mối quan hệ giữa những mong đợi về những hoạt động
CSR ảnh hưởng đến thái độ đánh giá của người tiêu dùng tác động đến lòng tin, lòng
trung thành và nhận thức rủi ro đối với công ty ở thị trường Việt Nam? Đặc biệt là các
hoạt động CSR được thực hiện bởi công ty đa quốc gia ở quốc gia được đầu tư. Xuất
phát từ thực tế trên tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu mối quan hệ giữa những mong
đợi và sự đánh giá của người tiêu dùng hướng đến các hoạt động CSR: trường hợp
công ty Unilever Việt Nam”.
Mặt khác, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng văn hóa quốc gia cũng có tác
động đến việc thực hiện các hoạt động CSR của doanh nghiệp (Ho et al., 2011; Yu-shu
Peng, Altan-Uya Dashdeleg & Hsiang Lin Chih, 2012). Hay nghiên cứu về việc khám
phá ra những ảnh hưởng của văn hóa quốc gia về việc thực thi CSR trường hợp nghiên
cứu cho Srilanka (Patsy Perry, 2012).
Vì vậy dựa vào nền tảng của những nghiên cứu trước đây trên thế giới về đề tài
CSR cũng như nghiên cứu tương tự được thực hiện ở Indonesia, là một quốc gia Châu
Á có nền văn hóa quốc gia khác biệt so với Việt Nam để kiểm định lại mô hình nghiên
cứu. Từ đó đưa ra những điều chỉnh cần thiết sao cho phù hợp với điều kiện của Việt
Nam là một vấn đề cần thiết, nhằm giúp các MNC ở Việt Nam nhận thấy được ảnh
hưởng quan trọng của việc thực hiện các hoạt động CSR có tác động đến thái độ của
người tiêu dùng để có thể phát triển CSR như một chiến lược tổng thể của công ty.



4

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này cần giải quyết các vấn đề sau đây:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự mong đợi và đánh giá của người tiêu
dùng về việc thực hiện các hoạt động CSR của công ty Unilever Việt Nam.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên đối với người tiêu dùng Việt
Nam của công ty Unilever Việt Nam.
- Kiểm định mối quan hệ về ảnh hưởng của những mong đợi tác động đến đánh
giá của người tiêu dùng đối với các hoạt động CSR của công ty Unilever Việt Nam dựa
trên mô hình nghiên cứu đề xuất.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số đề xuất, kiến nghị đối với
công tác quản lý của công ty Unilever Việt Nam nói riêng và nói chung cho các doanh
nghiệp về lĩnh vực CSR cũng như các hướng nghiên cứu, phát triển tiếp theo.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến sự mong đợi và
đánh giá của người tiêu dùng hướng đến các hoạt động CSR: trường hợp công ty
Unilever Việt Nam.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Bao gồm phạm vi về không gian và thời gian như sau:
- Phạm vi về không gian: là sản phẩm của công ty ở thị trường Tp. HCM và Hà Nội.
- Phạm vi về thời gian: nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ 1/8/2013
đến 15/10/2013, cụ thể:
+ Khảo sát cho nghiên cứu sơ bộ

: 01/08 – 30/08/2013.

+ Khảo sát cho nghiên cứu chính thức


: 15/09 – 15/10/2013.

1.3.3 Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát là người tiêu dùng có sử dụng sản phẩm của Unilever ở hai
thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và Tp. HCM từ 18 – 60 tuổi.


5

1.4 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp kết hợp định lượng và định
tính, trong đó định lượng là chủ yếu.
 Nghiên cứu định tính (giai đoạn sơ bộ)
Phương pháp nghiên cứu định tính nhằm mục đích hiệu chỉnh và bổ sung các
biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu trong mô hình.
Sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi với: Những người có đã từng mua hàng của công ty
Unilever. Thang đo đã hiệu chỉnh sẽ là cơ sở để phát triển thành bảng câu hỏi khảo sát.
 Nghiên cứu định lượng (giai đoạn sơ bộ và chính thức)
Phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm mục đích đánh giá độ tin cậy và giá
trị của thang đo.
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện thông qua khảo sát, thu thập dữ liệu bằng
việc phát và gửi đi bảng câu hỏi khảo sát.
Phương pháp phân tích dữ liệu: Dữ liệu từ các kết quả khảo sát được sẽ được
phân tích bằng việc sử dụng phần mềm SPSS: đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ
số Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá giá trị của thang đo,
phân tích hồi quy đa biến để kiểm định giả thuyết nghiên cứu.
1.5 Cấu trúc của luận văn
Bố cục luận văn gồm có 5 chương:
Chương 1. Tổng quan về đề tài

Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu
Chương 5. Kết luận và Kiến nghị


6

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết, chứng minh điểm khác biệt về văn hóa quốc
gia ảnh hưởng đến việc thực hiện CSR, chứng minh cụ thể so sánh giữa Việt Nam và
Indonesia. Từ cơ sở lý thuyết, đề xuất các giả thuyết và mô hình nghiên cứu.
2.1 Cơ sở lý thuyết và các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
2.1.1 Cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu của Porter (2006) đã chỉ ra rằng các công ty có bốn động cơ để thực
hiện các hoạt động CSR, đó là: đáp ứng các yêu cầu về đạo đức, xây dựng và duy trì sự
phát triển bền vững, tuân thủ các quy định của chính phủ hay pháp luật và tăng danh
tiếng của công ty hướng đến người tiêu dùng, nhà đầu tư và người lao động. Hơn nữa,
theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc còn cung cấp thêm bảy phương diện của CSR, đó
là: tuân thủ pháp luật, nhân quyền, quan hệ lao động, môi trường, hoạt động kinh
doanh, quan hệ với người tiêu dùng và phát triển cộng đồng.
Những nghiên cứu trước đây cho rằng CSR có ảnh hưởng tích cực đến tính bền
vững trong kinh doanh. Chi và cộng sự (2010) cho rằng có tồn tại ảnh hưởng tích cực
giữa các hoạt động CSR và danh tiếng của công ty mà từ đó có thể cải thiện hình ảnh
của công ty. Một cách gián tiếp, CSR cũng ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của
khách hàng và giá trị thị trường. Mối quan hệ tích cực giữa các hoạt động CSR và việc
tuân thủ về khai báo tài chính cũng được khám phá trong nghiên cứu của Stanaaland,
Lwin và Murphy (2011).
Hơn hết, Stanaaland, Lwin và Murphy (2011) đã kết luận rằng có mối quan hệ
tồn tại giữa nhận thức của người tiêu dùng hướng đến các hoạt động CSR thành công

của một công ty và sự phát triển bền vững của công ty đó. Kết quả của nghiên cứu này
cũng đề cập đến những thông tin tài chính trong quá khứ cũng như các cam kết có tính
nhân đạo có thể ảnh hưởng đến những mong đợi và đánh giá đối với các nổ lực về CSR
trong hiện tại của công ty. Những công ty mà có thực hiện về tài chính và cam kết nhân
đạo tốt hơn có thể thu về doanh thu tốt hơn từ những hoạt động CSR của họ. Hơn nữa,


7

những kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng công ty có thể tăng doanh thu từ các hoạt
động CSR thông qua việc có tiếng tăm, sự tin cậy và lòng trung thành của người tiêu
dùng tốt hơn, trong khi đó việc có tiếng tăm và sự tin cậy của người tiêu dùng cũng có
thể làm giảm đi cảm nhận về rủi ro khi mua sản phẩm hay dịch vụ của công ty. Tổng
hợp lại, những tác động này sẽ duy trì việc kinh doanh bền vững của công ty trong dài
hạn theo hướng phát triển bền vững.
2.1.2 Các nghiên cứu thực hiện trước đây
(1)Nghiên cứu về cảm nhận của người tiêu dùng về những tiền đề và kết quả của
việc thực hiện CSR” của Stanaaland, Lwin và Murphy (2011)
Nghiên cứu khám phá đã xác định những hoạt động CSR từ cảm nhận của người
tiêu dùng, dựa trên những tiền đề là những yếu tố ảnh hưởng và kết quả là những đánh
giá cảm nhận của người tiêu dùng về các hoạt động CSR.

Cảm nhận về
Danh tiếng công
ty

Cảm nhận về
tình hình tài
chính


Cảm nhận rủi ro
Cảm nhận về thực
hiện CSR

Cảm nhận chất
lượng của
những cam kết

Tiền đề

Niềm tin của
người tiêu dùng

Lòng trung thành
của người tiêu dùng

Kết quả

Hình 2.1. Mô hình cảm nhận của người tiêu dùng về những tiền đề và kết quả của việc
thực hiện CSR
Nguồn: Stanaaland, Lwin và Murphy (2011)


8

Các dữ liệu cụ thể về tình hình tài chính, các cam kết có giá trị của công ty đã
ảnh hưởng đến việc cảm nhận CSR của người tiêu dùng, từ đó tác động lại đến cảm
nhận về danh tiếng, niềm tin và lòng trung thành của họ. Nghiên cứu cũng tìm thấy
Lòng tin và lòng trung thành càng cao thì sẽ cảm nhận rủi ro khi mua sản phẩm của
người tiêu dùng sẽ càng giảm.

(2) Nghiên cứu về mối quan hệ giữa mong đợi và đánh giá của người tiêu dùng, cụ
thể cho công ty đa quốc gia tại Indonesia.của Imam Salehudin (2012)
Nghiên cứu này đã sử dụng lại mô hình nghiên cứu của Stanaaland, Lwin và
Murphy (2011) nhưng các thang đo để đo các yếu tố trong mô hình được điều chỉnh lại
sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Indonesia. Kết quả của mô hình đã chỉ ra rằng
đánh giá của người tiêu dùng đối với tình hình tài chính và cam kết trách nhiệm đạo
đức của công ty đa quốc gia có ảnh hưởng cùng chiều đến những mong đợi và đánh giá
của họ về việc thực hiện CSR của công ty và tác động trực tiếp đến danh tiếng của
công ty và từ đó tác động gián tiếp đến niềm tin và lòng trung thành của người tiêu
dùng của công ty. Tuy nhiên, những đánh giá về CSR lại không có tác động trực tiếp
đến niềm tin và lòng trung thành của người tiêu dùng. Danh tiếng và niềm tin của
người tiêu dùng càng cao thì cảm nhận rủi ro về mua hàng của người tiêu dùng càng
giảm.
 Nhận xét chung về các nghiên cứu trước đây:
Từ các lý thuyết mô hình đã được nghiên cứu ở trên. Tác giả đề xuất sử dụng lại
mô hình nghiên cứu của Stanaaland, Lwin và Murphy (2011) có điều chỉnh theo mô
hình nghiên cứu cụ thể cho một MNC tại Indonesia của Imam Salehudin (2012). Tuy
nhiên, những đặc thù về điều kiện kinh tế xã hội khác nhau giữa các quốc gia hay cụ
thể là giữa Indonesia và Việt Nam sẽ có những ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Do
đó, cần thiết phải xem xét có hay không sự khác nhau về văn hóa giữa các quốc gia ảnh
hưởng đến việc thực hiện CSR của các công ty.


9

2.1.3 Sự khác nhau về văn hóa quốc gia ảnh hưởng đến việc thực hiện CSR của
các công ty
Văn hóa bao gồm “các chuẩn mực, giá trị và niềm tin được chia sẻ bởi một
nhóm ảnh hưởng gồm các thành viên của một xã hội có hành vi và hành động theo
cách và cấu trúc có thể dự đoán được trong nhận thức của họ về thế giới”. Văn hóa

quốc gia là một nhân tố quan trọng về sự khác nhau giữa cách thức kinh doanh và mối
quan hệ quản lý giữa người mua - người bán ở các quốc gia khác nhau” (Sanyal và
Guvenli, 2009).
Yu-shu Peng, Altan-Uya Dashdeley và Hsiang Lin Chih (2012) đã có nghiên
cứu về các chiều hướng văn hóa ở các quốc gia khác nhau ảnh hưởng đến việc thực thi
CSR của các công ty. Trong các lý thuyết được xây dựng về kinh doanh quốc tế, văn
hóa quốc gia được xác định như yếu tố cơ bản xác định sự khác nhau không chỉ giữa cá
nhân với nhau mà còn ở cấp độ tổ chức từ hai nền văn hóa khác nhau. Nghiên cứu này
đã khảo sát các công ty từ 25 quốc gia khác nhau được lấy dữ liệu từ sàn chứng khoán
Down Jones Sustainability Index và S&P Global Index năm 2010 cùng với dữ liệu về
điểm số văn hóa ở từng quốc gia và phân cấp quốc gia từ trang CIA World Factbook.
Kết quả là văn hóa có ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội thông qua các
yếu tố phi chính thức như chủ nghĩa cá nhân, tính né tránh, khoảng cách quyền lực và
nam tính (Yu-shu Peng và cộng sự, 2012).
Gần đây, trong đề tài nghiên cứu về “khám phá sự ảnh hưởng của ngữ cảnh văn
hóa quốc gia đối với việc thực thi CSR” (Patsy Perry, 2012) cũng đã chỉ ra rằng văn
hóa địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc xúc tiến thực thi CSR ở cấp độ công
ty. Cụ thể là nghiên cứu được thực hiện tại Sri Lanka, nơi mà triết lý Phật giáo ảnh
hưởng sâu sắc về đạo đức và do đó tạo điều kiện cho các công ty xúc tiến việc thực thi
CSR. Sự hiện diện của chính phủ ban hành các quy định luật pháp chặt chẽ bằng việc
tăng thêm trách nhiệm cho các công ty đã làm giảm đi khả năng vi phạm về CSR của


10

họ. Hơn nữa, mức độ phát triển kinh tế xã hội cũng sẽ ảnh hưởng đến việc thực thi
CSR, do khả năng quản lý sẽ tăng nếu trình độ giáo dục cao hơn (Patsy Perry, 2012).
Theo đó, niềm tin về tôn giáo của cá nhân hay cộng đồng có thể động viên các
hành động bác ái và CSR (Stanaaland, Lwin và Murphy, 2011). Vì vậy, những cộng
đồng mà càng có trách nhiệm với người khác thì sẽ là một nhân tố mạnh mẽ trong việc

thực thi CSR trong quá trình kinh doanh của họ hơn là một cộng đồng có ít trách nhiệm
hơn đối với người khác. Tương tự, nghiên cứu thực tiễn về CSR ở các công ty vừa và
nhỏ ở Nam Á đã tìm thấy một số bằng chứng là giá trị của đạo Hồi về trách nhiệm đối
với cộng đồng là nhân tố đại diện chính cho việc thực hiện CSR. Bên cạnh đó, những
nguyên lý của đạo Phật cũng được tán thành như một cách tiếp cận thích hợp để đạt
được những mục tiêu phát triển bền vững (Yu-shu Peng và cộng sự, 2012).
Mức độ phát triển kinh tế xã hội thông qua trình độ giáo dục và khả năng quản
lý (Patsy Perry, 2012). Việc phát triển kinh tế xã hội có thể được xác định thông qua
chỉ số phát triển loài người HDI của UNDP, sẽ cung cấp một bức tranh tổng thể hơn về
sự phát triển của một quốc gia hơn là chỉ số đơn độc GDP (UNDP, 2010). Sự phát triển
loài người cung cấp sự đo lường về tiêu chuẩn sống của một xã hội không chỉ dựa trên
mức độ thu nhập trung bình mà còn dựa trên khả năng của con người sống cuộc sống
có giá trị: những tiện nghi về bản chất là không có giá trị nhưng lại được xem như là
một phương tiện để nâng cao khả năng về sức khỏe, kiến thức, được tôn trọng và khả
năng tham gia vào xã hội.
Vai trò của một quốc gia mạnh mẽ trong việc cung cấp một môi trường quyền
lực hợp pháp cho CSR được công nhận. Nhân tố chính quyền đóng vai trò cung cấp
một môi trường quyền lực hợp pháp cho CSR bao gồm: tính bắt buộc (về luật pháp); sự
thuận tiện (những hướng dẫn cụ thể); tính hợp tác (cam kết với các bên hữu quan); và
các công cụ điều tiết (công cộng). Những nơi mà các quy định và việc thực thi của
chính phủ yếu kém hoặc không tồn tại, thì chính phủ đó cũng không thể hay không sẵn
sàng để hành động hiệu quả (Patsy Perry, 2012).


11

2.1.4 Sự khác nhau về văn hóa quốc gia giữa Việt Nam và Indonesia
2.1.4.1. Sự hỗ trợ của Chính phủ
Việt Nam
Chính phủ cũng đã thực hiện các chương trình, dự án quốc gia nhằm thúc đẩy

quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp một cách toàn diện. Cụ thể là
Chính phủ Việt Nam đã tái khẳng định cam kết với quốc tế về phát triển bền vững “Kết
hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi
trường”. Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân: giảm các yếu tố nguy cơ
ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, khống chế kịp thời dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc và tử
vong do bệnh; góp phần phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao tuổi thọ, nâng cao chất
lượng cuộc sống. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia: ngăn chặn cơ bản mức độ
gia tăng ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng cao chất lượng môi trường. Chương trình
quốc gia an toàn – vệ sinh lao động về chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô
nhiễm môi trường lao động; ngăn chặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc
sức khỏe người lao động; nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về bảo hộ lao
động. Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm về bảo đảm việc làm và giảm tỷ lệ
thất nghiệp. Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu: được
thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền vững, đảm bảo tính hệ thống, tổng hợp, liên
ngành, liên vùng. Chương trình mục tiêu quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lý, bảo
vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước một cách tổng hợp, toàn diện, bền vững và hiệu
quả cao nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và
nâng cao chất lượng chất lượng cuộc sống của người dân. Về lĩnh vực lao động đã phê
chuẩn 17 công ước quốc tế về vấn đề lao động, trẻ em, bình đẳng giới, an toàn vệ sinh
lao động… (Ngô Vân Hoài, 2011).
Một trong những quy định đầu tiên về pháp luật của Chính phủ Việt Nam trong
việc bảo đảm quyền lợi của người lao động là Bộ Luật Lao động, đã được Chính phủ
ban hành năm 1992 và được sửa đổi bổ sung năm 2002 đã quy định cụ thể đối với các


12

doanh nghiệp về thuê mướn lao động, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tuổi lao động tối
thiểu, tiền lương và phụ cấp, quyền lợi và chế độ của lao động nữ, không phân biệt đối
xử trong môi trường làm việc, yêu cầu an toàn lao động đối với môi trường làm việc.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì mức sống của người dân cũng được tăng lên,
hàng năm Chính phủ điều chỉnh và quy định mức lương tối thiểu được xác định cho
từng vùng, thành thị hay tỉnh lị để làm cơ sở tính tiền lương cho người lao động. Các
doanh nghiệp phải thiết lập Thang Bảng Lương chi tiết, phù hợp gồm mức lương đối
với từng vị trí, chế độ nâng lương, phụ cấp cụ thể cho doanh nghiệp của mình cũng
như phải đăng ký thang bảng lương này cho phòng lao động tại khu vực.
Để gia tăng hơn nữa tính pháp lý nghiêm ngặt về lao động cũng như tăng cao
quyền lợi, phúc lợi của người lao động, tháng 6 năm 2012, Bộ Luật Lao động mới đã
được sửa đổi và có hiệu lực từ tháng 5 năm 2013. Bộ Luật Lao động mới quy định
nghiêm ngặt hơn về thời gian làm việc, tăng ca, nghỉ ngơi của người lao động và người
sử dụng lao động phải bồi thường mức cao hơn nếu yêu cầu người lao động làm tăng
ca. Trong Luật cũng mô tả cụ thể hơn cách thức lấy ý kiến, thành lập Công đoàn cơ sở
hay Đại diện cho người lao động cũng như việc thiết lập Bản Thỏa ước Lao động tập
thể cho những thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động cao hơn Luật
lao động. Để kiểm soát việc các doanh nghiệp sẽ tuân thủ việc thực hiện đúng các quy
định trong Luật Lao Động, Chính phủ yêu cầu mỗi doanh nghiệp phải thiết lập Nội quy
lao động của doanh nghiệp mình dựa trên Luật Lao động và phải được xét duyệt của
Sở Lao động tại khu vực hoạt động.
Bên cạnh Luật Lao Động, Chính phủ cũng tăng cường các phúc lợi về Bảo hiểm
y tế, Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, tăng mức tham gia
đối với người sử dụng lao động. Phúc lợi của lao động nữ cũng được nâng cao, chế độ
nghỉ thai sản tăng đến 6 tháng so với 4 tháng như trước đây. Để kiểm soát việc thực thi
và tuân thủ Luật Lao động, bộ phận Thanh tra lao động sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra
các doanh nghiệp định kỳ hoặc không báo trước.


13

Trong lĩnh vực môi trường, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được ban hành.
Tiếp theo, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều quy định chặt chẽ trong việc giảm thiểu

các tác động môi trường, sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng và theo xu hướng phát
triển bền vững, đưa nội dung bảo vệ môi trường vào thủ tục đầu tư và thể chế hóa công
tác quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng, thu phí nước thải công nghiệp, khai thác
khoáng sản, chất thải rắn…Cụ thể gần đây, Chính phủ ban hành Nghị định
117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong
đó Nghị định nêu chi tiết, cụ thể về các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt và các biện
pháp khắc phục hậu quả. Song song việc ban hành Nghị định thì Bộ Tài Nguyên và
Môi trường cũng ban hành các tiêu chuẩn mới, được cập nhật theo tiêu chuẩn quốc tế
về nguồn nước, khí thải, môi trường lao động. Về bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường có Cục và Chi Cục bảo vệ môi trường, trực thuộc trung ương và các địa
phương. Đáng chú ý là cuối năm 2006, Cục Công An đã thành lập Cục cảnh sát môi
trường (C36) và Phòng cảnh sát môi trường (PC36) ở các tỉnh, thành. Đến nay, cơ quan
này đã điều tra và phát hiện hàng trăm vụ ô nhiễm gây tiếng vang trong dư luận. Ngoài
ra, từ năm 2012, hàng quý các doanh nghiệp phải lập báo cáo giám sát môi trường
trong đó bao gồm các thông tin về quy mô nhà xưởng, công suất sản xuất, lưu lượng
chất thải, nguồn thải, biện pháp giám sát môi trường, kết quả nồng độ thải của các khía
cạnh môi trường so với tiêu chuẩn quy định, báo cáo này phải được nộp về cho Sở Tài
Nguyên môi trường.
Indonesia
Qua nhiều năm mối quan hệ giữa việc kinh doanh và các tiêu liên quan đến
nhân quyền chưa bao giờ tương thích với nhau. Định hướng của kinh doanh là tạo ra
lợi nhuận càng nhiều càng tốt mà không chú ý đến các vấn đề về nhân quyền (Sabela
Gayo, 2012). Những quan niệm và định nghĩa khác nhau về các chương trình CSR cụ
thể ở mỗi quốc gia như Indonesia là không rõ ràng hoặc đôi khi không đạt được những


14

mục tiêu của các chương trình CSR. Một trong những nguyên nhân là không có bất kỳ

quy định hay chiến lược cụ thể nào về CSR. Tranh luận về vấn đề thực hiện CSR là tự
nguyện hay bắt buộc là kết quả của việc thực thi những chương trình CSR không rõ
ràng ở Indonesia. Và sau đó điều đó trở thành một nguồn mới về tham nhũng của
những nhóm lợi ích. CSR ở Indonesia chính thức được công nhận bởi những công ty
sở hữu của nhà nước từ năm 1989 khi lần đầu tiên Bộ trưởng tài chính của Indonesia
ban hành một chính sách cho những công ty có vốn sở hữu nhà nước ủng hộ tài chính
cho những công ty tư nhân vừa và nhỏ có liên quan trong lĩnh vực kinh doanh của họ
thông qua các hoạt động từ thiện như hỗ trợ tài chính cho các tổ chức thiếu niên, học
bổng, xây nhà hay hỗ trợ tiền cho sinh viên. Chính sách nhà nước bắt buộc về CSR thì
hầu như là bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân về môi trường. Chỉ có vài công ty đa
quốc gia cam kết về các vấn đề nhân quyền trên toàn Indonesia (Sabela Gayo, 2012).
Chính phủ Indonesia đã ban hành đạo luật số 40/2007 về nghĩa vụ pháp lý của
các công ty. Đạo luật này chứa những yêu cầu cụ thể ở Điều khoản số 74 quy định
CSR là bắt buộc đối với những công ty sử dụng nguồn tài nguyên tự nhiên hoặc hoạt
động kinh doanh liên quan đến các nguồn tài nguyên tự nhiên. Tiếp theo, Chính phủ
cũng ban hành Quy định Chính phủ số 47/2012 về trách nhiệm xã hội và môi trường
vào tháng 4/2012. Nội dung quy định này yêu cầu các đối tượng là các công ty hoạt
động liên quan đến các nguồn tài nguyền tự nhiên (quản lý hay sử dụng), các công ty
thuộc sở hữu nhà nước, các công ty kinh doanh trong các lĩnh vực lâm nghiệp, dầu khí,
tài nguyên nước, khoáng sản, nhân quyền, bảo vệ người tiêu dùng. Quy định này bắt
buộc các đối tượng phải thực thi các hoạt động CSR thông qua việc thiết lập ngân sách
trong kế hoạch hàng năm dành cho các hoạt động CSR. Tuy nhiên, thất bại của quy
định này là không nêu ra bất kỳ hình thức chế tài nào nếu các công ty này không tuân
thủ (Sabela Gayo, 2012). Luật Lao động của Indonesia cũng được ban hành năm 2003
bao gồm 193 điều khoản quy định về quyền lao động,

lao động trẻ em, trả


15


lương,…Tuy nhiên, nhìn chung các quy định trong Luật lao động chung chung, hiệu
quả thực thi thấp.
2.1.4.2. Niềm tin tôn giáo
Việt Nam
Trong số các tôn giáo ở Việt Nam, Phật giáo có số tín đồ đông đảo nhất. Theo
thống kê dân số năm 2009 thì số tìn đồ Phật Giáo là 6.802.318 người trong đó
2.988.666 tín đồ ở thành thị và 3.813.652 tín đồ ở nông thôn, địa phương tập trung
đông đảo tin đồ Phật giáo nhất là thành phố Hồ Chí Minhvới 1.164.930 tín đồ. Còn
theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nước có gần 45 triệu tín đồ
đã quy y Tam bảo, có 839 đơn vịgia đình Phật tử và khoảng 44.498 tăng ni; hơn 14.775
tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường trong cả nước. Ngoài ra từ 80% đến 90%
dân số Việt Nam mang thiên hướng Phật giáo. Triết lý Phật giáo được biết đến trong
việc thể hiện trong lời ăn tiếng nói, hành động và niềm tin vào thuyết nhân quả. Vì vậy,
văn hóa của quốc gia theo đạo Phật tạo điều kiện cho các công ty thực thi các chương
trình CSR trong hoạt động kinh doanh của họ (Patsy Perry, 2012). Yu-shu Peng và
cộng sự (2012) cũng thảo luận về những ảnh hưởng đạo lý từ truyền thống đạo Phật
đến các tổ chức ở Châu Á, giải thích cho sự cam kết của họ trong việc thực hiện các
chương trình CSR bởi mối quan hệ giữa môi trường và xã hội. Theo như quan niệm
của đạo Phật về cuộc sống thì cuộc sống là một mạng lưới bao la và vì vậy chúng ta
như là những cá thể luôn luôn được thụ hưởng từ sự rộng lượng của những cá thể khác.
Indonesia
Mặc dù không phải là một nước Hồi giáo, Indonesia theo thể chế cộng hòa với
một bộ máy lập pháp và tổng thống do dân bầu. Tuy nhiên, Indonesia là quốc gia có số
dân theo Hồi giáo đông nhất thế giới, chiếm 85.1% dân số theo đạo Hồi theo điều tra
năm 2010. Patsy Perry (2012) cho rằng đạo Hồi cung cấp những hướng dẫn cho cuộc
sống với những quan niệm rõ ràng và chi tiết về đạo đức và cách hành xử trong xã hội
và đó là những đạo lý chủ yếu trong đời sống Hồi giáo bởi việc “Đem cho sự độ



×