Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Tăng cường huy động vốn tín dụng nhà nước cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.98 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

HOÀNG ANH GIAO

TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC
CHO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CHO
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – LƯU THÔNG TIỀN TỆ VÀ TÍN DỤNG

MÃ SỐ : 5.02.09

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ DIỄM CHÂU

TP.Hồ Chí Minh 2002
1


Mục Lục
Lời mở đầu ......................................................................................................... Trang
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC
1. BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC ........................
1.1. Bản chất của TDNN .................................................................................. 1
1.2. Chức năng của TDNN ..................................................................................
2. CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC .......................
2.1. Huy động vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA .........................................
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, và phân loại ....................................................
+ Khái niệm ODA ..............................................................................


+ Đặc điểm ODA ................................................................................
+ Phân loại ODA ................................................................................
2.1.2. Tác dụng của ODA .............................................................................
+ Mặt ưu điểm ....................................................................................
+ Mặt hạn chế ....................................................................................
2.2. Huy động vốn trong nước bằng hình thức trái phiếu chính phủ ....................
2.2.1. Đònh nghóa trái phiếu chính phủ (TPCP) ...........................................
2.2.2. Phân loại TPCP ...................................................................................
2.2.3. Nguyên tắc huy động TPCP ................................................................
2.2.4. Phương thức phát hành TPCP .............................................................
2.2.5. Lãi suất và phương thức thanh toán TPCP .........................................
2.2.6. Giá bán trái phiếu và số tiền được thanh toán khi đến hạn ...............
2.3. Huy động vốn nước ngoài bằng trái phiếu quốc tế ......................................
2.3.1. Khái quát về trái phiếu quốc tế ..........................................................
2.3.2. Ưu điểm của việc phát hành TPCP ra thò trường vốn quốc tế ............

2


3. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TDNN Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ
GIỚI
.............................................................................................................
3.1. Hoạt động TDNN ở một số nước Châu Á trong việc huy động vốn từ
nguốn vốn ODA
3.2. Hoạt động TDNN ở Mỹ trong việc huy động vốn bằng TPCP .....................
3.3. Hoạt động TDNN ở Trung Quốc trong việc huy động vốn bằng TPCP .......
3.4. Những bài học kinh nghiệm rút ra về huy động vốn bằng TPCP ở các
quốc gia trên.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TDNN Ở VIỆT NAM THỜI
GIAN QUA

1. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TDNN TỪ 1990 ĐẾN NAY .........................
2.1. Huy động vốn ODA ......................................................................................
* Ưu điểm và nhược điểm trong huy động vốn ODA
2.2. Huy động vốn trong nước bằng TPCP ..........................................................
* Giai đoạn 1990 – 1995................................................................................
* Giai đoạn 1996 – 2000 ..............................................................................
2.3. Những thành tựu và hạn chế trong việc phát hành TPCP thời gian qua.......
* Những thành tựu ........................................................................................
* Những hạn chế ...........................................................................................
2.4. Huy động vốn nước ngoài bằng trái phiếu quốc tế .......................................
CHƯƠNG III : NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TDNN
CHO NSNN & CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2010 ...
1. HUY ĐỘNG VỐN ODA
1.1. Một số kiến nghò đối với Trung Ương ………………………………………
1.2. Thành lập một cơ quan Nhà nước chuyên trách về công tác ODA .............
1.3. Mở rộng phân cấp về quản lý tiếp nhận và sử dụng ODA ..........................
1.4. Xây dựng chiến lược tài chính quốc gia .......................................................
1.5. Gia tăng tốc độ giải ngân ODA và sử dụng tốt hơn nguồn vốn ODA .........
2. HUY ĐỘNG VỐN TRONG NƯỚC BẰNG TPCP ...............................................
2.1. Mục tiêu huy động vốn ................................................................................
3


2.2. Về hình thức và thời hạn TPCP ....................................................................
2.3. Về phương thức phát hành TPCP .................................................................
2.4. Về lãi suất TPCP ..........................................................................................
2.5. Về môi trường pháp lý và các tổ chức tài chính trung gian .........................
2.6. Về đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất ............................................................
3. HUY ĐỘNG VỐN NƯỚC NGOÀI BẰNG PHÁT HÀNH TPCP RA THỊ
TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ ........................................................................................

3.1. Về khía cạnh pháp lý ...................................................................................
3.2. Về khía cạnh hệ số tín nhiệm ......................................................................
3.3. Về chiến lược tiếp cận và duy trì thò trường ................................................
3.4. Về thò trường phát hành ...............................................................................
3.5. Về thời hạn và lãi suất trái phiếu ................................................................
3.6. Về mức phát hành
KẾT LUẬN

.............................................................................................................

4


Lời Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài :
Để trở thành một quốc gia công nghiệp vào năm 2020 và đáp ứng mục tiêu
kinh tế trước mắt là giá trò GDP năm 2010 tăng gấp đôi năm 2000, đòi hỏi Việt
Nam phải giữ vững nhòp độ tăng trưởng kinh tế cao. Muốn đạt được điều đó, chúng
ta phải huy động mọi nguồn lực cho phát triển, trong đó huy động nguồn vốn
TDNN là một vấn đề quan trọng.
Từ 01/4/1990, với việc Kho bạc Nhà nước chính thức đi vào hoạt động và từ
1993 các quốc gia và các đònh chế tài chính quốc tế nối lại viện trợ phát triển chính
thức cho Việt Nam. Công tác huy động vốn TDNN đã đạt được những thành tựu rất
đáng khích lệ như : từ năm 1992 đã chấm dứt việc phát hành tiền để bù đắp thiếu
hụt ngân sách, góp phần vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, gia tăng tiềm lực tài chính
quốc gia, ổn đònh tiền tệ, kiềm chế lạm phát. Bên cạnh những kết qủa đạt được,
hoạt động huy động vốn TDNN còn bộc lộ một số hạn chế như : tỷ lệ vốn trong
nước huy động thông qua phát hành TPCP còn rất thấp chỉ khoảng 2% GDP, việc
huy động vốn nước ngoài bằng phát hành trái phiếu ra thò trường vốn quốc tế vẫn
chưa được tổ chức thực hiện, hiệu quả công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA

còn chưa cao, tốc độ giải ngân ODA còn chậm. Thực trạng này đặt ra vấn đề là cần
phải có được những giải pháp để tăng cường huy động vốn TDNN cho NSNN và
cho đầu tư phát triển.
Từ những lý do trên, tác giả luận án mạnh dạn chọn đề tài “Tăng cường huy
động vốn tín dụng Nhà nước cho ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển ở
Việt Nam ”
2. Mục đích nghiên cứu :
Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua cơ sở lý luận về TDNN và thực
trạng huy động vốn TDNN thời gian qua từ đó nêu ra giải pháp tăng cường huy
động vốn TDNN cho NSNN và cho đầu tư phát triển.

5


3. Phạm vi nghiên cứu :
Tác giả chỉ nghiên cứu về thực trạng huy động vốn ở Việt Nam thời gian qua
trên 3 lónh vực : huy động nguồn vốn phát triển chính thức ODA, huy động vốn
trong nước bằng TPCP và huy động vốn nước ngoài bằng phát hành TPCP ra thò
trường vốn quốc tế.
4. Phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong luận án này là : phương pháp
duy vật biện chứng, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phân tích ...
Ngoài ra để nhằm làm tăng tính thuyết phục của luận án, tác giả luận án còn
sử dụng các kinh nghiệm từ các công trình trong và ngoài nước cũng như các số
liệu do các cơ quan và báo chí cung cấp.
5. Kết cấu nội dung
Nội dung của luận án ngoài phần mở đầu và kết luận, được thể hiện ở 3
chương :
* Chương I : Lý luận chung về tín dụng Nhà nước
* Chương II : Thực trạng huy động vốn tín dụng Nhà nước ở Việt Nam thời

gian qua.
* Chương III : Những giải pháp tăng cường huy động vốn tín dụng Nhà nước
cho NSNN và cho đầu tư phát triển.

6


CHƯƠNG I :
LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC
1. BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC
1.1. Bản chất của tín dụng Nhà nước
Tín dụng là một phạm trù kinh tế đã tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế – xã
hội. Nó gắn liền với sự ra đời và phát triển của các quan hệ hàng hóa – tiền tệ. Tín
dụng phản ánh các quan hệ vay mượn, sử dụng vốn lẫn nhau dựa trên nguyên tắc
hoàn trả, nó thể hiện ra bên ngoài như là sự vay mượn tạm thời một vật hay một số
vốn tiền tệ trong đó hai chủ thể người đi vay và cho vay sẽ thỏa thuận một thời hạn
nợ và mức lãi cụ thể. Nếu xét trên một nghóa rộng hơn tín dụng là sự vận động của
các nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. Mặt khác tín dụng còn thể hiện niềm tin
của người cho vay hướng về người đi vay sau một thời gian nhất đònh sẽ hoàn trả
vốn vay. Do vậy quan hệ tín dụng không chỉ là quan hệ kinh tế mà còn là quan hệ
xã hội. Như vậy có thể khái niệm tổng quát về tín dụng : Tín dụng là một quan hệ
vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả (cả vốn và lãi) sau một thời hạn nhất
đònh.
Trong thực tế hoạt động của tín dụng rất phong phú đa dạng như : tín dụng
nặng lãi, tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, TDNN. Các quan hệ tín dụng có
sự khác nhau về tính chất, đặc điểm nhưng tất cả đều dựa trên nguyên tắc hoàn trả
cả vốn và lãi khi đến thời hạn đã thỏa thuận. Sự vận động mang tính chất hoàn trả
này của tín dụng là đặc trưng biểu hiện sự khác biệt giữa quan hệ tín dụng và các
mối quan hệ kinh tế khác.
TDNN là loại tín dụng gắn liền với Nhà nước – Một chủ thể trong quan hệ

tín dụng. TDNN ra đời rất sớm, nó gắn liền với sự ra đời của nhà nước. TDNN thể
hiện quan niệm tín dụng giữa nhà nước và các chủ thể trong và ngoài nước bằng
việc vay nợ của chính phủ dưới các hình thức phát hành công trái, tín phiếu, trái
phiếu kho bạc, chứng chỉ đầu tư, ký kết hiệp đònh vay nợ với các chính phủ và các
tổ chức tài chính – tiền tệ theo nguyên tắc có thời hạn và có lãi.
7


Do TDNN cũng là một hình thức của phạm trù tín dụng nên nó cũng có
những đặc điểm cơ bản :
+ Quan hệ tín dụng chỉ thay đổi quyền sử dụng vốn tín dụng mà không thay
đổi quyền sở hữu vốn tín dụng. Vò trí của hai chủ thể trong quan hệ tín dụng về cơ
bản khác nhau : Người đi vay không phải là chủ sở hữu vốn vay mà chỉ là người có
quyền sử dụng tạm thời vốn vay đó vào mục đích của mình, còn người cho vay mới
là người sở hữu vốn vay đó.
+ Thời hạn tín dụng được xác đònh do thỏa thuận giữa người cho vay và
người đi vay, nghóa là sau một thời gian nhất đònh người đi vay phải hoàn trả vốn
vay và lãi vay. Đây là dấu hiệu phân biệt phạm trù tín dụng với những phạm trù
kinh tế khác. Sự hoàn trả này nhằm thỏa mãn lợi ích cả hai chủ thể, người đi vay
được thỏa mãn lợi ích cho quyền sử dụng vốn vay mang lại, còn người sở hữu vốn
(người cho vay) ngoài việc nhận lại vốn vay còn nhận được một phần thu nhập dưới
hình thức lợi tức (lãi vay) sau một thời gian nhất đònh.
Ngoài ra TDNN còn có những đặc trưng riêng của mình, những đặc trưng
này xuất phát từ quyền lực chính trò, chức năng nhiệm vụ quản lý kinh tế – xã hội
của nhà nước, đó là :
+ TDNN là một hoạt động thuộc lãnh vực tài chính tiền tệ, gắn liền với hoạt
động NSNN, nó thể hiện nhà nước vừa là người đi vay để đài thọ các khoản chi của
NSNN, vừa là người cho vay để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý kinh tế –
xã hội, phát triển kinh tế đối ngoại của nhà nước.
+ Khác với loại tín dụng dựa trên cơ sở thỏa thuận, theo cơ chế thò trường và

mang tính lợi ích kinh tế, TDNN vừa mang tính lợi ích kinh tế vừa mang tính tự
nguyện, vừa mang tính cưỡng chế, tính chính trò xã hội. Tính cưỡng chế của TDNN
thể hiện bằng việc nhà nước qui đònh nghóa vụ đóng góp dưới các hình thức huy
động của TDNN đối với các đối tượng, các tầng lớp ở các mức độ huy động khác
nhau. Tính chính trò của TDNN thể hiện lòng tin của nhân dân vào nhà nước, mối
quan hệ chính trò, ngoại giao giữa hai chính phủ với nhau, thể hiện trách nhiệm, sự
8


quan tâm của chính phủ đối với nhân dân trong nước qua các hình thức cho vay tài
trợ lãi suất thấp, hoặc không lãi suất, cho vay xóa đói giảm nghèo, cho vay giải
quyết việc làm...
+ TDNN có phạm vi huy động vốn rộng, hình thức huy động đa dạng vì các
chủ thể tham gia trong quan hệ TDNN rất phong phú : Chính quyền nhà nước trung
ương, đòa phương, các tổ chức kinh tế, tài chính, xã hội, dân cư trong và ngoài nước.
+ Việc huy động vốn và sử dụng vốn của TDNN thường có sự kết hợp giữa
các nguyên tắc tín dụng và các chính sách tài chính nhà nước. Với một chính sách
TDNN hợp lý, một chiến lược vốn gắn với yêu cầu sử dụng hợp lý và có hiệu quả
nguồn vốn sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Như vậy TDNN cũng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng – đó là
quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian
nhất đònh – nhưng chủ thể trong mối quan hệ này là nhà nước đối với nhà nước
khác hoặc với tất cả đối tượng khác kể cả trong và ngoài nước.
1.2. Chức năng của TDNN
Do là một hình thức của phạm trù tín dụng nên TDNN có các chức năng sau
:
a. Chức năng tập trung và phân phối lại các nguồn tài chính tạm thời nhàn
rỗi trong xã hội dựa trên nguyên tắc có hoàn trả.
Tín dụng là sự vận động của vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ chủ thể này
sang chủ thể khác. TDNN phản ánh sự vận động vốn nhàn rỗi từ các đối tượng

trong và ngoài nước vào NSNN và thông qua NSNN thực hiện hoạt động cho vay
đối với các chủ thể khác. Nhờ vào TDNN, nhà nước có thể huy động mọi nguồn
vốn nhàn rỗi trong cũng như ngoài nước, nhận được một phần nguồn lực để thực
hiện đầu tư phát triển, đồng thời phân phối lại một nguồn nhân lực của xã hội
nhằm thỏa mãn nhu cầu đầu tư phát triển hay tiêu dùng. Khác với việc phân phối
các khoản thu chi thường xuyên mang tính cấp phát của NSNN là phân phối không
hoàn lại, chức năng phân phối của TDNN là phân phối có hoàn lại. Nhà nước thực
9


hiện TDNN như là một biện pháp hỗ trợ tài chính của nhà nước cho các mục tiêu,
chương trình dự án được nhà nước phê duyệt, là một giải pháp cung cấp, hỗ trợ vốn
cho các chủ thể nhằm thỏa mãn nhu cầu đầu tư hoặc tiêu dùng của họ, tạo điều
kiện thúc đẩy lưu thông hàng hóa phát triển, mở rộng và phát triển sản xuất, tạo
công ăn việc làm và thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn. Mặt khác TDNN là biện pháp
để nhà nước tổ chức quản lý, sử dụng quỹ tiền tệ của nhà nước một cách có hiệu
quả nhất, từ đó là đòn bẩy kinh tế quan trọng để điều tiết tỉ lệ giữa tích lũy và tiêu
dùng.
b. Chức năng bù đắp thiếu hụt NSNN.
Đây là chức năng căn bản nhất của TDNN để phân biệt với các loại hình tín
dụng khác. Trong quá trình thực hiện NSNN thường phát sinh những khoản thâm
hụt, vì vậy nhà nước sử dụng chức năng phân phối lại các nguồn tài chính của
TDNN để bù đắp cho các khoản chi bằng cách huy động vốn qua hình thức phát
hành công trái, tín phiếu, trái phiếu Kho bạc Nhà nước (KBNN). Đây là biện pháp
quan trọng để Nhà nước có vốn để đầu tư phát triển, thậm chí biện pháp này vẫn
được các quốc gia có tiềm năng kinh tế cao, NSNN bội thu áp dụng. Ban đầu
TDNN được áp dụng là để bù đắp thiếu hụt NSNN, các khoản chi thường xuyên
cho tiêu dùng chứ không tham gia vào chu trình tái sản xuất của nền kinh tế quốc
dân. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người và công tác quản lý kinh tế – xã
hội của nhà nước ngày càng nâng cao, việc bù đắp ở đây đã mang một ý nghóa tích

cực hơn đó là bù đắp cho các khoản chi cho đầu tư phát triển từ đó nhà nước có thể
mở rộng hơn nguồn lực tài chính tạo điều kiện cho việc thực hiện các chính sách
quản lý điều hành vó mô nền kinh tế và mở rộng hợp tác kinh tế đối ngoại.
c. Chức năng kiểm soát các hoạt động kinh tế
Thông qua quá trình tập trung và phân phối lại vốn tiền lệ, TDNN đã phản
ánh mức độ phát triển của nền kinh tế về các mặt như : khối lượng tiền nhàn rỗi
trong nền kinh tế, nhu cầu bù đắp thiếu hụt NSNN, nhu cầu cho vay đầu tư phát
triển kinh tế ... Hơn thế nữa qua nghiệp vụ cho vay tài trợ, đầu tư vốn phát triển
10


kinh tế theo các chương trình mục tiêu nhà nước có thể nhận biết một cách tổng
quát cấu trúc, tình hình tài chính của các chủ thể nhận vốn từ đó có thể kiểm soát,
chấn chỉnh kòp thời những vi phạm. Mặt khác với chức năng tổ chức và quản lý
toàn bộ nền kinh tế quốc dân, Nhà nước sử dụng TDNN như một công cụ quản lý
toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhà nước sử dụng TDNN như một công cụ kiểm soát
các mặt hoạt động của nền kinh tế, các quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm
xã hội từ đó đảm bảo cho công tác đầu tư của TDNN đạt được hiệu quả cao.
2. CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC
2.1. Huy động vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, và phân loại ODA
* Khái niệm ODA
Nghò đònh 87/CP của Chính phủ Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 20/8/1997
đònh nghóa ODA (theo chương trình phảt triển của Liên Hiệp Quốc) : ODA là viện
trợ không hoàn lại hoặc là cho vay ưu đãi của các tổ chức nước ngoài, với phần
viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25% giá trò của khoản vốn vay.
* Đặc điểm ODA
- Do chính phủ của các nước hoặc các tổ chức tài chính – tiền tệ quốc tế cấp
cho một nước.
- Không cấp cho những chương trình, dự án mang tính chất thương mại, mà

chỉ nhằm mục đích nhân đạo, nâng cao lợi ích kinh tế – xã hội của nước nhận viện
trợ.
- Tính ưu đãi chiến trên 25% giá trò của khoản vốn vay.
* Phân loại ODA
Tùy tào tiêu thức phân loại, ODA có thể phân loại như sau :
a. Căn cứ vào phương thức hoàn trả
a.1. Viện trợ không hoàn lại : bên nước ngoài cung cấp viện trợ (mà bên
nhận không phải hoàn lại) để bên nhận thực hiện các chương trình, dự án theo sự
thỏa thuận trước giữa các bên; có thể coi viện trợ không hoàn lại như một nguồn
11


thu của ngân sách nhà nước, được sử dụng theo hình thức nhà nước cấp phát lại cho
các nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Viện trợ không hoàn lại thường chiếm 25% trong tổng vốn ODA trên thế
giới. Tùy theo hàon cảnh của mỗi nước nhận viện trợ mà hình thức ODA không
hoàn lại có sự thay đổi: có thể đối với nước này viện trợ không hoàn lại chiếm tỷ lệ
cao trong tổng vốn ODA nhưng ở các nước khác tỷ lệ này lại thấp.
Viện trợ không hoàn lại được thực hiện dưới các dạng
Hỗ trợ kỹ thuật : các tổ chức tài trợ thực hiện việc chuyển giao công nghệ,
hoặc truyền đạt những kinh nghiệm xử lý, bí quyết kỹ thuật ... (thông qua các
chuyên gia quốc tế) cho nước nhận ODA (dó nhiên các chuyên gia này sẽ đưỡc
hưởng mức lương rất cao).
Viện trợ nhân đạo bằng hiện vật : Các nước tiếp nhận ODA dưới hình thức
hiện vật – nhưng được tính với giá khá cao – như lương thực, thuốc chữa bệnh, có
khi là vật tư cho không . Những khoản viện trợ này nếu không được yêu cầu từ phía
tiếp nhận thò trường là những vật phẩm được đóng góp tự nguyện từ dân chúng
hoặc từ các tổ chức từ thiện của bên cung cấp.
a.2. Viện trợ có hoàn lại (tín dụng ưu đãi) : Chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn
vốn ODA và thường được sử dụng để ưu tiên đầu tư cho các chương trình quốc gia,

đặc biệt là các dự án và chương trình xây dựng hoặc cải tạo cơ sở hạ tầng kinh tế –
xã hội, từ đó làm nền cho ổn đònh và tăng trưởng kinh tế. Những điều kiện ưu đãi
bao gồm : lãi suất thấp, thời hạn vay nợ dài, có thời gian không trả lãi hoặc hoãn
trả nợ, vì vậy nó chỉ được sử dụng dưới hình thức tín dụng đầu tư cho các mục đích
có khả năng thu hồi vốn, hoàn trả lại cho nhà nước cả vốn và lãi để trả nợ nứơc
ngoài.
Những điều kiện ưu đãi thường là
Lãi suất thấp (tuỳ thuộc vào mục tiêu vay và nước vay)
Thời hạn vay nợ dài (từ 20-30 năm) nhằm giảm gánh nặng trả nợ cho các
nước trong thời gian đầu còn gặp khó khăn.
12


Có thời gian không trả lãi hoặc hoãn trả nợ (còn gọi là thời gian ân hạnh) từ
10 – 12 năm để các nước tiếp nhận có đủ thời gian phát huy hiệu quả sử dụng
nguồn vốn vay, tạo nguồn để trả nợ cho sau này.
Thông thường vốn ODA cho vay theo dự án với những điều kiện do hai bên
đàm phán, thỏa thuận trước.
a.3. ODA cho vay hỗn hợp : là các khoản ODA kết hợp trong một phần ODA
không hoàn lại và một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của tổ chức
hợp tác kinh tế và Phát triển; thậm chí có loại ODA vốn vay kết hợp tới 3 loại hình
gồm một phần ODA không hoàn lại, một phần vốn ưu đãi và một phần tín dụng
thương mại .
b. Căn cứ vào nguồn cung cấp :
b.1. ODA đa phương : Là viện trợ phát triển chính thức của một tổ chức quốc
tế (Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển
Châu Á (ADB)...) hay tổ chức khu vực (OPEC, EU, ...) hoặc của chính phủ một
nước dành cho một nước nào đó nhưng được thực hiện thông qua các tổ chức đa
phương như : Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Quỹ nhi đồng Liên
Hiệp Quốc (UNICEF), ... thường là viện trợ nhân đạo nhằm nâng cao phúc lợi xã

hội của người dân ở các nước đang gặp khó khăn. Ví dụ :
Tổ chức Lương – Nông thế giới (FAO – Food and Agriculture Organization).
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) : Thành lập năm 1948 nhằm hợp tác với các
chính phủ trong việc tăng cường các dòch vụ y tế như hỗ trợ công tác chống dòch
bệnh; cải thiện dinh dưỡng, nhà ở, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường...
Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) : có văn phòng thường
trú và liên lạc tại 137 nước và cung cấp viện trợ cho 174 quốc gia và lãnh thổ.
UNDP nhằm vào trọng tâm phát triển con người bền vững và quan tâm đến việc
xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội.
Ngoài hai nguồn cung cấp trên, chúng ta không thể kể đến sự đóng góp tích
cực của các tổ chức chính phủ (NGO – Non Government Organizations) trong việc
13


cung cấp ODA trên thế giới. Các tổ chức này xuất hiện ngày càng nhiều, theo
OEDC : số lượng các tổ chức này tăng 58,6% trong 10 năm
b.2. ODA song phương : Là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến
nước kia thông qua hiện đònh được ký kết giữa hai chính phủ và khoản viện trợ này
thường có những ràng buộc về điều kiện cho vay.
c. Căn cứ vào mục tiêu sử dụng :
c.1. ODA hỗ trợ cán cân thanh toán : là các khoản ODA hỗ trợ ngân sách
của chính phủ nhận viện , được thực hiện thông qua các dạng : chuyển giao tiền tệ
trực tiếp cho nước nhận( loại hình này ít gặp), hỗ trợ nhập khẩu (chính phủ tiếp
nhận một lượng hàng hóa tương đương với khoản viện trợ, bán cho thò trường nội
đòa để thu nội tệ).
c.2. ODA tín dụng thương mại : tương tự viện trợ hàng hóa nhưng kèm các
điều kiện ràng buộc Chẳng hạn nước cung cấp ODA theo yêu cầu nước nhận phải
dùng phần lớn hoặc hầu hết vốn viện trợ để mua hàng ở nước cung cấp.
c.3. ODA viện trợ chương trình : là khoản viện trợ không xác đònh chính xác
mục đích sử dụng. Nước viện trợ và nước nhận viện trợ ký hiệp đònh cho một mục

đích tổng quát mà không cần xác đònh chính xác về khoản viện trợ sẽ được sử dụng
như thế nào; chẳng hạn tài trợ cho nhập khẩu một số loại hàng hóa nào đó hoặc tài
trợ cho sự phát triển chung của giáo dục.
c.4. ODA viện trợ theo dự án : là khoản viện trợ đòi hỏi phải có dự án cụ
thể, chi tiết về các hạng mục sử dụng ODA, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn
thực hiện ODA, có 2 loại là : viện trợ cơ bản và viện trợ kỹ thuật.
d.Quá trình tiếp nhận ODA:
Để được cung cấp ODA, bên tiếp nhận phải lần lượt đi qua các giai đoạn :
d.1. Tổ chức và tham dự Hội nghò những nhà tài trợ chính, tại đây đại biểu
của nước xin viện trợ sẽ nêu những yêu cầu về viện trợ của nước mình, đồng thời
cam kết một số vấn đề theo yêu cầu của bên tài trợ.
d.2. Ký kết các hiệp đònh cấp chính phủ về viện trợ.
14


d.3. Ký hiệp đònh khung về chi tiết (nguồn cung cấp, hình thức viện trợ, vốn
đối ứng trong nước ...)
d.4. Lập dự án : có thể bên nhận viện trợ lập dự án, nhưng thường các nhà
tài trợ muốn quản lý nguồn vốn cho vay nên sẽ tự lập dự án hoặc tư vấn cho bên
nhận viện trợ lập dự án.
d.5. Thẩm đònh dự án : quá trình thẩm đònh dự án có khi do phía nhận viện
trợ thực hiện, nhưng cũng có khi cả hai bên cung cấp và tiếp nhận cùng phối hợp
thẩm đònh.
d.6. Xét thầu xây lắp va ømua sắm thiết bò.
d.7. Báo cáo tiến độ thực hiện dự án và rút vốn.
d.8. Thanh toán và nghiệm thu công trình.
Để có được cam kết hỗ trợ cho cán cân thanh toán, hỗ trợ theo chương trình,
hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ theo dự án, hai bên đối tác phải có quá trình tìm hiểu,
xem xét, phân tích và đánh giá các yêu cầu và khả năng; trong đó có khả năng có
hay không phần vốn đối ứng của nước nhận, khả năng hoàn trả (hoặc không hoàn

trả) của bên được hỗ trợ. Quá trình này cũng phải được thực hiện theo những bước
đàm phán, ký kết theo quy đònh của Chính phủ, theo luật trong nước và các cam kết
theo thông lệ quốc tế.
2.1.2. Tác dụng của ODA
* Mặt ưu điểm :
- ODA mang lại nguồn lực cho đất nước thông qua những tác động tích cực
của nó đối với sự phát triển kinh tế – xã hội như : đáp ứng những nhu cầu cấp bách
về cân đối NSNN, cán cân xuất nhập khẩu, thanh toán các khoản nợ đến hạn, có
nguồn gốc để đầu tư cho phát triển.
- ODA là nguồn vốn quan trọng giúp các quốc gia lâm vào khủng hoảng có
thể phục hồi giá trò đồng nội tệ, điển hình gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài
chính tiền tệ tại các nước Châu Á năm 1997.

15


- Thông qua hỗ trợ kỹ thuật nước nhận viện trợ có thể tiếp cận những thành
tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới.
- Lượng vốn ODA nhận đường càng cao càng chứng tỏ độ tin cậy của cộng
đồng quốc tế đối với quốc gia tiếp nhận viện trợ.
- Thông qua hỗ trợ tri thức, ODA giúp các quốc gia tiếp nhận đào tạo cán bộ
khoa học kỹ thuật trong nhiều lãnh vực.
- ODA mang lại nguồn lực cho đất nước thông qua những tác động tích cực
của nó đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở những nước chậm và đang phát triển.
Đối với người nghèo, thông qua chính phủ tiếp nhận, ODA sẽ là những khoản tài
trợ giúp cho họ thoát khỏi cảnh đói nghèo; chẳng hạn : những chương trình viện trợ
cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam, do các nhà tài trợ quốc tế thực
hiện, đã tham gia vào việc “giúp Việt Nam giảm tỷ kệ đói nghèo tử 58% (năm
1993) xuống còn 37% (năm 1998). (Báo cáo của WB ngày 3/12/1999 chuẩn bò cho
Hội Nghò các nhà tài trợ cho VN lần thứ 7 ngày 14-15/12/1999 tại Hà Nội).

- Đối với những dự án phát triển hạ tầng cơ sở, ODA giúp nước nhận viện
trợ có điều kiện tốt hơn để xây dựng những công trình đòi hỏi vốn lớn, mức sinh lời
thâp như đường xá, cầu, cảng, sân bay ... nhưng lại là những dự án mang lại lợi ích
kinh tế – xã hội lớn, đặt nền móng cho sự phát triển về lâu dài thông qua lónh vực
đầu tư chính là xây dựng – nâng cấp CSHT kinh tế; tạo ra sức hấp dẫn mạnh đối
với các nhà đầu tư nước ngoài, nhằm thu hút cùng một lúc cả hai nguồn vốn FDI và
ODA cho công cuộc phát triển kinh tế.
- ODA giúp các quốc gia tiếp nhận có thể cải cách thủ tục hành chính kinh
tế thông qua các chương trình viện trợ dự án, làm cho cơ chế quản lý kinh tế của
những nước này tiến tới tiếp cận những chuẩn mực quốc tế.
- Theo các nhà kinh tế, việc sử dụng viện trợ ở các nước đang phát triển
nhằm loại bỏ sự thiếu vốn và ngoại tệ, tăng đầu tư đến điểm mà ở đó sự tăng
trưởng kinh tế tạo điều kiện cho các nước này đạt được đến quá trình duy trì và
phát triển.
16


- Ở các nước mới phát triển, tình trạng tồn đọng nợ do những khoản vay từ
nước trước đã tới hạn hoàn trả nhưng chính phủ chưa có đủ khả năng chi trả sẽ
được ODA giúp đỡ, tạo điều kiện để các nước này có thể vay thêm vốn của các tổ
chức quốc tế, thực hiện việc thanh toán nợ tới hạn.
- ODA tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của các đòa
phương và vùng lãnh thổ, đặc biệt là ở các thành phố lớn : nguồn vốn này trực tiếp
giúp cải thiện điều kiện về vệ sinh, y tế, cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường.
* Mặt hạn chế
- Hạn chế rõ nhất của viện trợ phát triển chính thức ODA là các nước nếu
muốn nhận được nguồn vốn này cần phải đáp ứng các yêu cầu của bên cấp viện
trợ. Mức độ đáp ứng càng cao thì viện trợ càng nhiều.
- Thông thường các nước cấp viện trợ cả song phương lẫn đa phương đều sử
dụng viện trợ như là một công cụ để buộc các nước đang phát triển thay đổi chính

sách kinh tế – xã hội, chính sách đối ngoại sao cho phù hợp với lợi ích của bên
cung cấp. Các điều kiện viện trợ bò coi là những trói buộc.
- Điều nguy hiểm nhất có thể xảy ra, của viện trợ ODA, là nước cung cấp
không nhằm cải tạo nền kinh tế – xã hội của nùc đang phát triển mà nhằm vào
mục đích quân sự.
- Nguồn ODA đa phương mặc dù cũng có ưu điểm giúp các nước tiếp cận
khôi phục và phát triển kinh tế, nhưng nó cũng có mặt tiêu cực ở chỗ dễ tạo ra nạn
tham nhũng trong các quan chức Chính phủ hoặc phân hóa giàu nghèo trong các
tầng lớp dân chúng.
- Tình trạng tập trung ODA vào các thành phố trọng điểm cũng tạo nên sự
mất cân đối trong cơ cấu kinh tế – xã hội của các quốc gia đó, làm cho hố ngăn
cách giàu nghèo giữa thành thò và nông thôn càng trở nên cách biệt.

17


2..2 Huy động vốn trong nước bằng hình thức trái phiếu chính phủ (TPCP)
2.2.1. Đònh nghóa TPCP
Trái phiếu chính phủ là một loại chứng khoán, do Bộ Tài chính phát hành,
có thời hạn, có mệnh giá, có lãi, xác nhận nghóa vụ trả nợ của Chính phủ đối với
người sở hữu trái phiếu.
TPCP là một loại chứng khoán nợ có thể giao dòch trên thò trường chứng
khoán, xác nhận nghóa vụ trả nợ của Chính phủ khi đến hạn và được bảo đảm thanh
toán bằng NSNN. Đây chính là yếu tố khẳng đònh tính an toàn của TPCP.
2.2.2. Phân loại trái phiếu chính phủ
* Căn cứ vào mục đích huy động vốn, TPCP bao gồm :
+ Tín phiếu kho bạc : là loại TPCP có thời hạn dưới 1 năm, phát hành với
mục đích bù đắp thiếu hụt tạm thời của NSNN và tạo thêm công cụ cho thò trường
tiền tệ.
+ Trái phiếu kho bạc : là loại TPCP có thời hạn từ 1 năm trở lên được phát

hành với mục đích huy động vốn theo kế hoạch NSNN đã được Quốc hội phê
duyệt.
+ Trái phiếu đầu tư : Là loại TPCP có thời hạn từ một năm trở lên, bao gồm
các loại sau :
- Trái phiếu huy động vốn cho từng công trình cụ thể thuộc diện NSNN đầu
tư, nằm trong kế hoạch đầu tư đã được chính phủ phê duyệt nhưng chưa được ngân
sách bố trí vốn trong năm kế hoạch.
-Trái phiếu huy động vốn cho Quỹ hỗ trợ phát triển theo kế hoạch tín dụng
đầu tư phát triển hàng năm được chính phủ phê duyệt.
* Căn cứ vào theo thời hạn trái phiếu :
+ Trái phiếu có thời hạn : là loại có qui đònh thời hạn cụ thể, 1 năm, 2 năm,
3 năm, 5 năm, 10 năm, ...

18


+ Trái phiếu vónh viễn : là loại không có qui đònh thời hạn phải thanh toán
mà chỉ hứa hẹn trả một số tiền cố đònh hàng năm và có thời hạn, loại trái phiếu này
mang tính nghóa vụ đóng góp hơn là lợi ích kinh tế của người mua trái phiếu.
* Căn cứ vào phạm vi phát hành :
+ Trái phiếu quốc nội : Là trái phiếu phát hành trong nước do chính quyền
trung ương hay đòa phương phát hành để huy động trong nước.
+ Trái phiếu quốc tế : Là chứng chỉ nhận nợ do chính phủ phát hành ra nước
ngoài để huy động vốn.
* Căn cứ vào hình thức phát hành :
+ Trái phiếu ký danh : là loại trái phiếu có ghi tên người mua trên trái phiếu.
+ Trái phiếu vô danh : là loại trái phiếu không ghi tên người mua trên trái
phiếu, loại trái phiếu này thường được chuyển nhượng tự do trên thò trường.
* Căn cứ vào mức thu nhập :
+ Trái phiếu có lãi suất cố đònh : là loại trái phiếu ấn đònh mức lãi suất cố

đònh ghi trên phiếu trong suốt thời hạn của trái phiếu.
+ Trái phiếu có lãi suất không cố đònh hoặc lãi suất theo chỉ số : là loại trái
phiếu mà lãi suất được nhà nước điều chỉnh hàng năm theo sự biến động giá cả và
lãi suất trên thò trường tiền tệ nhằm bảo đảm lợi ích người sở hữu trái phiếu trong
điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động.
* Căn cứ vào giá phát hành :
+ Trái phiếu chiết khấu : là loại trái phiếu có giá phát hành thấp hơn mệnh
giá và khi đến hạn được thanh toán một khoản tiền đúng bằng mệnh giá trái phiếu.
+ Trái phiếu ngang mệnh giá : là loại trái phiếu có giá phát hành bằng đúng
mệnh giá.
2.2.3. Nguyên tắc huy động TPCP
- Khối lượng vốn huy động hằng năm phải nằm trong dự toán NSNN được
Quốc hội phê duyệt, nhằm vào mục đích bù đắp thiếu hụt NSNN và bổ sung nguồn

19


vốn đầu tư phát triển kinh tế. Đảm bảo tính cân đối của NSNN trong năm kế hoạch
và nguồn để thanh toán trái phiếu trong các năm tài chính tiếp theo.
- Nguồn vốn huy động phải được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và
có hiệu quả, điều này có ý nghóa rất quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, đảm bảo lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia và sự quản lý có h iệu quả
nền kinh tế của nhà nước.
- NSNN phải đảm bảo thanh toán kòp thời, đầy đủ khi TPCP đến hạn (cả gốc
và lãi)
2.2.4. Phương thức phát hành TPCP
Việc phát hành TPCP trong nền kinh tế thò trường được tiến hành thông qua
các phương thức chủ yếu sau :
- Phương thức đấu thầu : Đây là phương thức được áp dụng khá phổ biến
trên thế giới, và là phương thức tiêu thụ của thò trường sơ cấp. Người đấu thầu phải

thỏa mãn các qui đònh của Bộ Tài chính, cơ quan đứng ra tổ chức đấu thầu phải
thỏa mãn các qui đònh của Bộ Tài chính, cơ quan đứng ra tổ chức đấu thầu và khi
trúng thầu phải nộp tiền vào kho bạc để nhận trái phiếu tiêu thụ. Mức lãi suất
trúng thầu theo phương thức này là mức lãi suất đặt thầu thấp nhất. Phương thức
này giúp TPCP tiêu thụ nhanh, chi phí phát hành giảm và nhà nước sớm thu được
tiền. Việc tổ chức đấu thầu diễn ra tại Sở Giao dòch Chứng khoán đối với TPCP có
thời hạn từ 1 năm trở lên và tại Ngân hàng Nhà nước đối với tín phiếu kho bạc có
thời hạn dưới 1 năm. TPCP đấu thầu qua thò trường giao dòch chứng khoán tập trung
được bán theo các hình thức : chiết khấu, bằng mệnh giá, cao hơn mệnh giá hoặc
thấp hơn mệnh giá dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ.
- Phương thức bảo lãnh phát hành : là việc tổ chức bảo lãnh giúp Bộ Tài
chính thực hiện các thủ tục trước khi phát hành TPCP ra thò trường, nhận mua TPCP
để bán lại hoặc mua số TPCP còn lại chưa được phân phối hết. Phương thức này
giúp đảm bảo phân phối hết số TPCP dự kiến phát hành, ngoài ra nó còn có mục
đích là đảm bảo các điều kiện kỹ thuật để niêm yết. Chủ thể bảo lãnh phát hành có
20


thể là các công ty chứng khoán, công ty tài chính, các tổ chức ngân hàng hoạt động
theo Luật các tổ chức tín dụng được Bộ Tài chính công nhận là thành viên tham gia
bảo lãnh. Việc bảo lãnh có thể duy nhất một tổ chức đứng ra bảo lãnh hoặc tổ hợp
bảo lãnh phát hành (là một nhóm các tổ chức bảo lãnh). TPCP phát hành theo
phương thức này dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ.
- Phương pháp đại lý phát hành : là việc các tổ chức được phép làm đại lý
phát hành TPCP thỏa thuận với Bộ Tài chính nhận bán TPCP. Trường hợp không
bán hết, tổ chức đại lý được trả lại cho Bộ Tài chính số trái phiếu còn lại. Về mặt
kỹ thuật phương thức này gần giống như phương thức bán lẻ qua kho bạc, tuy nhiên
TPCP được bán thông qua các tổ chức đại lý được hưởng hoa hồng như : công ty
chứng khoán, các công ty tài chính, các ngân hàng thương mại.
- Phương thức bán lẻ qua hệ thống kho bạc (phát hành trực tiếp) : là việc các

đơn vò Kho bạc Nhà nước bán TPCP trực tiếp cho người mua theo phương thức
chiết khấu hoặc ngang mệnh giá.
2.2.5. Lãi suất và phương thức thanh toán TPCP
a. Lãi suất TPCP
Lãi suất TPCP do Bộ Tài chính công bố cho từng đợt phát hành theo một
trong các phương thức sau :
- Lãi suất cố đònh áp dụng cho cả kỳ hạn trái phiếu.
- Lãi suất linh hoạt, phụ thuộc vào sự biến động của thò trường vốn. Mức lãi
suất chính thức được công bố theo từng thời gian hoặc vào các thời điểm đến hạn
thanh toán lãi trái phiếu.
- Lãi suất chỉ đạo để tổ chức đấu thầu chọn lãi suất phát hành : Là mức lãi
suất tối đa mà đơn vò tham gia đấu thầu có thể trúng thầu. Tùy tình hình thò trường.
Bộ tài chính có thể qui đònmh hoặc không qui đònh mức lãi suất chỉ đạo chọn lãi
suất phát hành.

21


b. Căn cứ xác đònh lãi suất TPCP :
- Chỉ số biến động giá bình quân trên thò trường do Tổng cục Thống kê
công bố.
- Lãi suất huy động vốn của các tổ chức tín dụng.
- Thời hạn trái phiếu.
- Nhu cầu huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư.
- Khả năng cung ứng vốn của thò trường trong từng thời kỳ.
c. Phương thức thanh toán TPCP
Bộ tài chính qui đònh cụ thể cách thức thanh toán tiền gốc, lãi của TPCP :
- Tiền gốc trái phiếu được thanh toán một lần khi đến hạn, và tiền lãi được
thanh toán như sau :
+ Thanh toán một lần khi đến hạn cùng với tiền gốc trái phiếu.

+ Thanh toán theo đònh kỳ 6, 12 tháng
+ Thanh toán ngay khi phát hành.
2.2.6. Giá bán trái phiếu và số tiền được thanh toán khi đến hạn
a. Đối với trái phiếu kho bạc trong phương thức đấu thầu
a.1. Bán trái phiếu theo hình thức chiết khấu :
- Giá bán được xác đònh theo công thức sau :
G=

MG
(1 + Ls ) n

Trong đó :
G

: Giá bán trái phiếu

MG

: Mệnh giá trái phiếu

Ls

: Lãi suất trái phiếu trúng thầu (%/năm)

n

: Kỳ hạn trái phiếu (năm)

- Khi đến hạn được thanh toán bằng mệnh giá trái phiếu.
a.2. Bán trái phiếu theo hình thức ngang mệnh giá.

a.2.1. Đối với trái phiếu thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn :
22


- Giá bán trái phiếu bằng 100% mệnh giá.
- Số tiền thanh toán trái phiếu khi đến hạn được tính theo công thức :
T = MG x (1 + Ls)n
T

: Tổng số tiền (gốc, lãi) được thanh toán

MG

: Mệnh giá trái phiếu

Ls

: Lãi suất trái phiếu trúng thầu (%/năm)

n

: Kỳ hạn trái phiếu (năm)

a.2.2. Đối với trái phiếu thanh toán lãi đònh kỳ
- Giá bán trái phiếu bằng 100% mệnh giá
- Tiền lãi đònh kỳ được tính theo công thức sau :
L = MG.

Ls
k


Trong đó :
L

: Số tiền lãi thanh toán đònh kỳ.

MG

: Mệnh giá trái phiếu

Ls

: Lãi suất trái phiếu trúng thầu (%/năm)

k

: Số lần thanh toán lãi trong năm

- Khi đến hạn, người sở hữu trái phiếu nhận số tiền gốc bằng mệnh giá trái
phiếu và số tiền lãi của kỳ lãnh lãi cuối cùng.
a.3. Bán theo hình thức cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá.
a.3.1. Bộ Tài chính qui đònh lãi suất thanh toán đònh kỳ; đồng thời thông qua
đấu thầu xác đònh lãi suất phát hành và giá bán trái phiếu.
- Nếu lãi suất phát hành cao hơn lãi suất do Bộ Tài chính qui đònh : giá bán
trái phiếu sẽ thấp hơn mệnh giá trái phiếu.
- Nếu lãi suất phát hành thấp hơn lãi suất do Bộ tài chính qui đònh : giá bán
trái phiếu sẽ cao hơn mệnh giá trái phiếu.
a.3.2. Giá bán trái phiếu được xác đònh theo công thức sau :

23



G=

Đặt r =

L
Ls ⎞

⎜1 +

k ⎠


1

+

L
Ls ⎞

⎜1 +

k ⎠


+ ... +

2


L
Ls ⎞

⎜1 +

k ⎠


t

+

MG
Ls ⎞

⎜1 +

k ⎠


t

Ls
công thức tính giá bán trái phiếu được rút gọn như sau :
k

1 ⎤
L.⎢1 −

⎢⎣ (1 + r ) t ⎥⎦

MG
G=
+
r
(1 + r ) t

Trong đó :
G

: Giá bán trái phiếu

L

: Số tiền lãi thanh toán đònh kỳ

MG

: Mệnh giá trái phiếu

Ls

: Lãi suất trúng thầu (%/năm)

k

: Số lần thanh toán lãi trong năm

t

: Số kỳ trả lãi trong cả kỳ hạn trái phiếu


a.3.3. Số tiền lãi thanh toán đònh kỳ được tính theo công thức sau :
L = MG.

Lt
k

Trong đó :
L

: Số tiền lãi thanh toán đònh kỳ

MG

: Mệnh giá trái phiếu

Lt

: Lãi suất thanh toán đònh kỳ (%/năm)

k

: Số lần thanh toán lãi trong năm

a.3.4. Khi đến hạn, người sở hữu trái phiếu được thanh toán số tiền gốc bằng
mệnh giá trái phiếu và số tiền lãi của kỳ lãnh lại cuối cùng.
b. Đối với trái phiếu kho bạc phát hành qua đại lý và bảo lãnh phát hành
Giá bán trái phiếu và số tiền thanh toán khi đến hạn, công thức tính cũng
giống như phương thức đấu thầu gồm bán theo hình thức chiết khấu và hình thức
ngang mệnh giá duy chỉ có lãi suất trúng thầu (Ls) được thay bằng lãi suất do Bộ

Tài chính qui đònh.
24


c. Đối với trái phiếu kho bạc phát hành theo phương thức bán lẻ
c.1. Bán trái phiếu theo hình thức ngang mệnh giá
Áp dụng trong trường hợp trái phiếu phát hành liên tục trong năm hoặc từng
đợt kéo dài, không xác đònh trước thời điểm dừng phát hành.
Giá bán trái phiếu đúng bằng mệnh giá trái phiếu và số tiền thanh toán khi
đến hạn là lãi và gốc.
c.2. Bán trái phiếu theo hình thức chiết khấu
- Áp dụng cho trường hợp trái phiếu được phát hành từng đợt, thời gian phát
hành mỗi đợt không quá 2 tháng, có xác đònh trước thời điểm phát hành và thời
điểm kết thúc.
- Các trái phiếu trong đợt có cùng ngày phát hành và ngày đến hạn thanh
toán.
- Giá bán trái phiếu là số tiền người mua phải nộp cho Kho bạc Nhà nước và
được xác đònh theo một trong hai phương pháp sau :
+ Phương pháp 1 : Ngày phát hành được xác đònh là ngày đầu tiên của đợt
phát hành. Công thức tính giá bán trái phiếu như sau :
G = MG +

( MG.Ls.n)
365

Trong đó :
G

: Giá bán trái phiếu


MG

: Mệnh giá trái phiếu

Ls

: Lãi suất trái phiếu (%/năm)

n

: Số ngày tính từ ngày phát hành đến ngày mua thực tế.

+ Phương pháp 2 : Ngày phát hành được xác đònh là ngày cuối cùng của đợt
phát hành trái phiếu. Công thức tính giá bán trái phiếu như sau :
G = MG −

( MG.Ls.n)
365

Trong đó :
G

: Giá bán trái phiếu
25


×