Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Đánh giá tác động hỗ trợ tài chính đối với công tác phòng chống lây nhiễm HIV trong cộng đồng: nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THÁI VÂN

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HỖ TRỢ TÀI CHÍNH
ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG LÂY NHIỄM
HIV/AIDS TRONG CỘNG ĐỒNG: NGHIÊN CỨU
TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THÁI VÂN

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HỖ TRỢ TÀI CHÍNH
ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG LÂY NHIỄM
HIV/AIDS TRONG CỘNG ĐỒNG: NGHIÊN CỨU
TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG THÁP

Chuyên ngành: Tài chính công
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:


TS. PHẠM QUỐC HÙNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài “Đánh giá tác động hỗ trợ tài chính đối với công tác
phòng chống lây nhiễm HIV trong cộng đồng: Nghiên cứu trường hợp tỉnh
Đồng Tháp” là nghiên cứu của chính tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Quốc
Hùng. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Ngày 20 tháng 06 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thái Vân

viii


MỤC LỤC
TRANG BÌA
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................... xii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... xiii
TÓM TẮT ........................................................................................................................ 1
ABSTRACT .................................................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 1
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu........................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2

1.2.1. Mục tiêu chung .............................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.6. Bố cục của luận văn .................................................................................................. 4
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................. 5
2.1. Tổng quan về HIV, AIDS và chương trình phòng chống HIV, AIDS ở Việt Nam . 5
2.1.1. Khái niệm HIV, AIDS ................................................................................... 5
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng ......................... 5
2.1.3. Chính sách tài chính đối với phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam ............... 9
2.2. Vai trò của tài chính công đối với phòng chống HIV/AIDS .................................. 10
2.2.1. Vai trò của tài chính công trong phòng chống HIV/AIDS trên thế giới ........ 10
2.2.2. Vai trò của tài chính công trong phòng chống HIV/AIDS tại Hoa Kỳ .......... 13
2.2.3. Vai trò của tài chính công trong phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam ....... 15
2.3. Các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài ......................................................... 17
2.3.1. Lược khảo các nghiên cứu trước .................................................................. 17
ix


2.3.2. Đánh giá tổng quan các tài liệu .................................................................... 21
Tóm tắt Chương 2 .......................................................................................................... 21
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 22
3.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................................ 22
3.1.1. Khung phân tích........................................................................................... 22
3.1.2. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 22
3.1.3. Các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu ................................................. 22
3.2. Thu thập dữ liệu nghiên cứu ................................................................................... 24
3.2.1. Nguồn dữ liệu .............................................................................................. 24
3.2.2. Chọn địa bàn điều tra ................................................................................... 24

3.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu ...................................................................................... 24
3.2.4. Cách thức thu thập dữ liệu ........................................................................... 24
3.3. Kiểm tra, làm sạch dữ liệu ...................................................................................... 25
3.4. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................................ 25
Tóm tắt chương 3 ........................................................................................................... 26
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 28
4.1. Tổng quan chương trình phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp ............................................................................................................................... 28
4.1.1. Tình hình nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ...................................... 29
4.1.2. Các chương trình hỗ trợ giảm thiểu tác hại của HIV/AIDS .......................... 32
4.2. Đánh giá tác động của hỗ trợ tài chính đối với công tác phòng chống lây nhiễm
HIV trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ....................................................... 33
4.2.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ..................................... 33
4.2.2. Kiểm định sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng trên địa
bàn tỉnh Đồng Tháp ............................................................................................... 34
4.2.3. Phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong
cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ................................................................. 34
4.3. Thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân khó khăn của hỗ trợ tài chính đối với công tác
phòng chống lây nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ........................................... 36
x


4.3.1. Thuận lợi ..................................................................................................... 37
4.3.2. Khó khăn và nguyên nhân khó khăn ............................................................ 38
4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................................. 39
Tóm tắt chương 4 ........................................................................................................... 41
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .............................. 42
5.1. Kết luận ................................................................................................................... 42
5.2. Mục tiêu chương trình phòng chống HIV/AID tại Việt Nam ................................ 42
5.2.1. Quan điểm phòng chống HIV/AIDS ............................................................ 43

5.2.2. Mục tiêu ...................................................................................................... 43
5.3. Khuyến nghị chính sách.......................................................................................... 44
5.3.1. Về huy động nguồn tài chính cho phòng chống HIV/AIDS .......................... 44
5.3.2. Về phân bổ, sử dụng nguồn tài chính cho phòng chống HIV/AIDS .............. 46
5.3.3. Về cơ chế, chính sách phòng chống HIV/AIDS ........................................... 48
5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
PHỤ LỤC 2: DÀN BÀI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA

xi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (Acquired Immuno
Deficiency Syndrome)

BHYT

Bảo hiểm y tế

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

GDP


Tổng sản phẩm quốc nội

GDĐT

Giáo dục đào tạo

HĐND

Hội đồng nhân dân

HIV

Virus suy giảm miễn dịch ở người (Human Immuno Deficiency
Virus)

NSNN

Ngân sách nhà nước

OLS

Phương pháp ước lượng bình phương bé nhất

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân


VIF

Độ phóng đại phương sai

xii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Các biến độc lập sử dụng trong mô hình nghiên cứu .............................. 23
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ............................... 34
Bảng 4.2: Kiểm định khác biệt về tỷ lệ nhiễm HIV giữa 2008 và 2017 .................. 34
Bảng 4.3: Hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm HIV............................... 35
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm HIV với vòng lặp
robustness.............................................................................................................. 36

xiii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Các yếu tố nguy cơ của HIV ở người trẻ tuổi ......................................... 18
Hình 3.1: Khung phân tích của đề tài ..................................................................... 22
Hình 4.1: Vị trí địa lý của tỉnh Đồng Tháp............................................................. 28
Hình 4.2: Số trường hợp HIV/AIDS, tử vong tại Đồng Tháp năm 2008 - 2017 ...... 29
Hình 4.3: Phân bố các trường hợp nhiễm HIV theo nhóm tuổi 2008 - 2017 ........... 30
Hình 4.4: Nguồn tài chính cho phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2008 - 2017 ..... 32
Hình 4.5: Cơ cấu quỹ tài chính phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2008 - 2017 .... 33

xiv



TÓM TẮT
Tên đề tài: Đánh giá tác động hỗ trợ tài chính đối với công tác phòng chống
lây nhiễm HIV trong cộng đồng: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Tháp.
Lý do chọn đề tài: Dịch HIV đã xảy ra rộng trên toàn quốc, Riêng tại tỉnh
Đồng Tháp, đến hết năm 2017, số lượng người mắc HIV/AIDS là 5.999 người,
chiếm 0,35% dân số của tỉnh (Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp, 2018).
Vấn đề: Mặc dù đã có những cam kết của chính phủ trong việc đầu tư kinh
phí cho chương trình phòng chống HIV/AIDS, nhưng vấn đề đầu tư bền vững là
một thách thức lớn ở Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so
sánh, phương pháp hồi quy bội.
Kết quả nghiên cứu: Chi tiêu cho phòng ngừa HIV/AIDS có ảnh hưởng tích
cực, làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng. Trung bình nếu số tiền chi cho
phòng ngừa HIV/AIDS tăng thêm 1 tỷ đồng/huyện thì tỷ lệ nhiễm HIV giảm đi
1,393‰. Các yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng
được tìm thấy qua nghiên cứu gồm: Tỷ lệ dân số trong độ tuổi 25 đến 49 tuổi, Thu
nhập bình quân đầu người, Tỷ lệ hộ nghèo
Kết luận và khuyến nghị: Đề tài đề xuất các khuyến nghị chính sách gồm:
Tăng cường huy động nguồn tài chính cho HIV/AIDS; Phân bổ, sử dụng hiệu quả
nguồn vốn phòng chống HIV/AIDS; Hoàn thiện chính sách phòng chống
HIV/AIDS.
Từ khóa: Hỗ trợ tài chính, phòng chống HIV/AIDS, tỉnh Đồng Tháp.


ABSTRACT
Title: Assess the impact of financial support on HIV prevention in the
community: A case study of DongThap Province.
Reason for writing: The HIV epidemic has spread across the country,
Particularly in Dong Thap province, by the end of 2017, the number of people

infected with HIV / AIDS was 5,999 , accounting for 0, 35% of the province's
population (Dong Thap Department of Health, 2018).
Problem: Despite the VietNam Government’s commitment to funding the
HIV/AIDS program, the issue of sustainable investment is a major challenge in
VietNam in general and Dong Thap in particular.
Methods: Methods were used include: descriptive statistics, comparative
method, multiple regression method.
Results: Spending on HIV/AIDS prevention has a positive effect, reducing
HIV prevalence in the community. On average, if the amount spent on HIV/AIDS
prevention increases by 1 billion VND per district of DongThap Province, the rate
of HIV infection decreases by 1,393‰ . The other factors may also affect the rate of
HIV infection in the community are: percentage of the population aged 25 to 49
years, per capita income, percentage of poor households.
Conclusions and implications: Proposes policy recommendations including:
Strengthening mobilization of financial resources for HIV/AIDS; To allocate and
effectively use capital sources for HIV/AIDS prevention; Complete the HIV/AIDS
prevention policy.
Keywords: Financial support, HIV/AIDS prevention, DongThap Province.


1

Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Hiện nay đại dịch vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) và hội chứng
suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa
đối với tính mạng, sức khỏe, con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các
dân tộc trên toàn cầu. Nó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển về kinh tế, văn hóa,
an ninh trật tự và an toàn xã hội đe dọa sự phát triển bền vững của tất cả các quốc
gia trên thế giới. Đáng lo ngại hơn là HIV/AIDS đang lan tràn mạnh mẽ ở khắp các

vùng miền từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến hải đảo xa xôi của đất nước
cũng như ở khắp nơi trên thế giới (Chính phủ, 2012).
Nhận thức rõ sự nguy hiểm của đại dịch HIV/AIDS, Chính phủ Việt Nam đã
ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng nhằm khống chế sự gia tăng của dịch
HIV/AIDS. Một trong những văn bản tiêu biểu phải kể đến là “Chiến lược Quốc gia
phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” được ban hành kèm theo
Quyết định số Ban hành kèm theo Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 của
Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu chung là khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng
đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2020, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội.
Chương trình hành động quốc gia can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây
nhiễm HIV đặt ra mục tiêu khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma
tuý xuống dưới 20% và nhóm người bán dâm dưới 3%, làm giảm tỷ lệ lây nhiễm
HIV trong nhóm có hành vi nguy cơ cao và từ nhóm có hành vi nguy cơ cao ra cộng
đồng, là giải pháp quan trọng để thực hiện thành công Chiến lược Quốc gia phòng
chống HIV/AIDS ở Việt Nam.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến cuối năm 2012, ước tính tỷ lệ
nhiễm HIV trong nhóm nam tiêm chích ma túy ở Việt Nam là 11%, nhưng ở một
vài thành phố lớn có đến hơn một nửa số nam giới tiêm chích ma túy là người
nhiễm HIV. Tỷ lệ nhiễm HIV trung bình trên toàn quốc trong nhóm phụ nữ bán


2

dâm là 2,7%.
Theo Cục phòng chống HIV/AIDS (2013), tính đến ngày 17/4/2013 trên cả
nước có 210.612 trường hợp nhiễm HIV/AIDS. Trong đó có 54.361 trường hợp đã
chuyển sang giai đoạn AIDS và đã có 54.485 người tử vong. Tình hình dịch
HIV/AIDS tại VN vẫn diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. Dịch HIV đã xảy ra rộng
trên toàn quốc, Riêng tại tỉnh Đồng Tháp, đến hết năm 2017, số lượng người mắc

HIV/AIDS là 5.999 người, chiếm 0,35% dân số của tỉnh (Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp,
2018).
HIV là nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật, tử vong và ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội. Mặc dù đã có những cam kết của chính phủ
trong việc đầu tư kinh phí cho chương trình phòng chống HIV/AIDS, nhưng vấn đề
đầu tư bền vững là một thách thức lớn ở Việt Nam (Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phát
triển cộng đồng, 2014). Tăng cường quản lý, giám sát và sử dụng có hiệu quả các
nguồn kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm của Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm
2020 và tầm nhìn 2030 (Chính phủ, 2012).
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lực tài chính trong việc giảm tác
hại của dịch HIV đối với cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, tác giả quyết định
chọn đề tài “Đánh giá tác động hỗ trợ tài chính đối với công tác phòng chống lây
nhiễm HIV trong cộng đồng: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Tháp” để làm
luận văn thạc sĩ.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tác động của hỗ trợ tài chính đối với công tác phòng chống lây
nhiễm HIV trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Từ đó, đưa ra các hàm ý
chính sách nhằm cải thiện các hoạt động hỗ trợ tài chính đối với công tác phòng
chống lây nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau:


3

Mục tiêu 1: Đánh giá tác động của hỗ trợ tài chính đối với công tác phòng
chống lây nhiễm HIV trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Mục tiêu 2: Tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của khó
khăn, vướng mắc của hỗ trợ tài chính đối với công tác phòng chống lây nhiễm HIV
trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Mục tiêu 3: Hàm ý chính sách nhằm cải thiện ảnh hưởng tích cực của hoạt
động hỗ trợ tài chính đối với công tác phòng chống lây nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh
Đồng Tháp.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Hỗ trợ tài chính ảnh hưởng như thế nào đến công tác phòng chống lây nhiễm
HIV trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp?
Những khó khăn, vướng mắc của hỗ trợ tài chính đối với công tác phòng
chống lây nhiễm HIV trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp là gì? Và
nguyên nhân của khó khăn, vướng mắc này là gì?
Cần có những chính sách gì để tăng cường hoạt động hỗ trợ tài chính đối với
công tác phòng chống lây nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là chương trình hỗ
trợ tài chính đối với công tác phòng chống lây nhiễm HIV trong cộng đồng.
Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung phân tích ảnh hưởng của chương trình
hỗ trợ tài chính đến việc khống chế tỷ lệ lây nhiễm HIV trong cộng đồng trên địa
bàn tỉnh Đồng Tháp. Các tác động khác của chương trình hỗ trợ tài chính đối với
sức khỏe, kỹ thuật điều trị không thuộc nội dung nghiên cứu trong đề tài.
Về thời gian của dữ liệu: Các số liệu thứ cấp phân tích trong nghiên cứu được
thu thập trong 10 năm, từ năm 2009 đến năm 2018.

1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp định lượng kết hợp với định tính. Phương pháp
định lượng sử dụng là phương pháp hồi quy đa biến OLS để đánh giá ảnh hưởng
của chương trình hỗ trợ tài chính đến tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng trên địa bàn



4

tỉnh Đồng Tháp. Phương pháp định tính sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu để giải
thích rõ hơn nguyên nhân của kết quả nghiên cứu định lượng.

1.6. Bố cục của luận văn
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu. Giới thiệu sự cần thiết nghiên cứu; Mục
tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Trình bày các khái niệm có liên quan đến nghiên
cứu; Phương pháp đánh giá tác động chính sách; Tổng quan chính sách can thiệp dự
phòng giảm tác hại của dịch HIV; Các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan
đến đề tài.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Trình bày khung nghiên cứu, mô hình
nghiên cứu; Mô tả dữ liệu, thu thập và phân tích dữ liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Giới thiệu chương trình hỗ trợ tài
chính đối với phòng ngừa HIV/AIDS tại Đồng Tháp; Phân tích ảnh hưởng của hỗ
trợ tài chính đến phòng chống lây nhiễm HIV trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh
Đồng Tháp; Những khó khăn, vướng mắc của hỗ trợ tài chính đối với công tác
phòng chống lây nhiễm HIV trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và
nguyên nhân. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và các khuyến nghị. Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu;
Hàm ý chính sách nhằm cải thiện ảnh hưởng tích cực của hoạt động hỗ trợ tài chính
đối với công tác phòng chống lây nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Đồng
thời, chỉ ra những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


5


Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan về HIV, AIDS và chương trình phòng chống HIV, AIDS
ở Việt Nam
2.1.1. Khái niệm HIV, AIDS
HIV là một chữ viết tắt của loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người. HIV
gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không còn khả
năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người. Có 3 con đường lây
truyền HIV: Tình dục, đường máu, mẹ truyền sang con (Tổ chức Y tế thế giới,
1991).
AIDS là chữ viết tắt của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.
AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Trong giai đoạn này, hệ thống
miễn dịch của cơ thể bị suy yếu nên người bệnh dễ mắc các bệnh bệnh nhiễm trùng
cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong (Tổ
chức Y tế thế giới, 1991).
Thời gian từ khi nhiễm HIV đến biến chuyển thành bệnh AIDS tùy thuộc vào
hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người nhưng tựu chung lại trong khoảng
thời gian trung bình là 5 năm (Chương trình kiểm soát HIV AIDS, Bộ Y tế Việt
Nam, 2005).
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng
Đến nay, HIV/AIDS là đại dịch. Ngoài các yếu tố hành vi thuộc về cá nhân
như quan hệ tình dục không an toàn, tiêm chích ma túy và truyền máu bị nhiễm
HIV gây ra mối đe dọa trực tiếp đến nhiễm HIV cho các cá nhân liên quan thì
những các yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng quyết định để tỷ lệ nhiễm HIV ở cấp
độ cộng đồng gồm có nghèo đói, thu nhập quốc dân, phát triển, di cư, trình độ học
vấn, tiếp cận các dịch vụ y tế, tiếp cận thông tin và quản lý của nhà nước.
2.1.2.1. Yếu tố hành vi
Ở các nước phát triển, đại dịch lần đầu tiên xuất hiện và bị giới hạn trong quần
thể người đồng tính và tiêm chích ma túy và đây chính là lý do tại sao các chính



6

sách phòng ngừa chỉ dựa trên hành vi an toàn. Định hướng này được duy trì trong
các chính sách phòng chống HIV/AIDS. Jha và cộng sự (2001) minh họa tác động
của việc phòng ngừa HIV đối với việc sử dụng bao cao su ở người bán dâm giúp
giảm tỷ lệ nhiễm HIV.
2.1.2.2. Giới tính
Giới tính là một trong những yếu tố hàng đầu có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm
HIV. Phụ nữ bị nhiễm HIV nhiều hơn nam giới và thường họ bị nhiễm bệnh ở độ
tuổi sớm (ECA, 2009). Phụ nữ trẻ ở độ tuổi 15 - 24 đặc biệt dễ bị nhiễm bệnh vì lý
do sinh học và cũng do các yếu tố kinh tế xã hội. Ở Châu Phi, 76% thanh niên trong
độ tuổi từ 15 đến 24 nhiễm HIV là nữ (ECA, 2009). Gần một nửa số người nhiễm
HIV trên thế giới là phụ nữ (UNIFEM, 2008).
Phụ nữ bán dâm là một nhóm dân số có nguy cơ mắc HIV cao hơn so với các
nhóm khác trong dân số. Phụ nữ trẻ tuổi 15 tuổi 24 nhiều hơn có khả năng bị nhiễm
bệnh cao gấp ba lần so với nam thanh niên (UNAIDS, 2006).
2.1.2.3. Nghèo đói
Có một mối quan hệ rõ ràng giữa nghèo đói và sự lây lan của các bệnh truyền
nhiễm và HIV, AIDS không phải là một ngoại lệ. Các hộ nghèo thường có ít tài
chính hoặc tài sản khác và thường bị thiệt thòi về mặt chính trị và xã hội. Vì vậy, họ
có xu hướng thiếu thông tin đầy đủ. Stillwaggon (2002) đã lưu ý, mọi người
cũng về mặt sinh học dễ bị nhiễm HIV hơn khi con người bị suy dinh dưỡng
và/hoặc bị nhiễm ký sinh trùng (làm suy yếu hệ thống miễn dịch), hai đặc điểm phổ
biến hơn ở những người nghèo.
2.1.2.4. Thu nhập quốc dân
Các trường hợp nhiễm HIV, AIDS đầu tiên đã được phát hiện ở các nước phát
triển, nhưng dịch lan truyền nhanh nhất ở các nước nghèo. Lý do là các nước phát
triển thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc cho người bệnh, do đó
làm giảm sự lây nhiễm của họ và số ca nhiễm mới. Trên toàn cầu, 90% các trường
hợp nhiễm HIV mới xảy ra ở các nước nghèo (Lukas 2008).

Mối liên hệ ngược chiều giữa thu nhập và tỷ lệ nhiễm HIV ở cấp quốc gia


7

phản ánh vai trò của cơ sở hạ tầng tốt hơn, tiếp cận các dịch vụ y tế và dinh dưỡng
dường như đóng vai trò trong sự lây lan của căn bệnh này. Ngoài ra, trong điều kiện
nguồn lực tài chính có hạn, chính phủ các nước buộc phải lựa chọn giữa việc phòng
ngừa HIV, AIDS hay các chương trình ưu tiên khác như là an ninh, giáo dục, môi
trường (Ainsworth và Teokul, 1997).
Khi kinh tế xã hội dễ bị tổn thương, khiến mọi người thực hiện các hành vi
nguy cơ cao. Trong rất nhiều trường hợp, nghèo đói buộc phụ nữ tham gia buôn bán
tình dục (UNIFEM, 2009). Bloom và cộng sự (2001) đã chứng minh rằng những
khu vực nghèo nhất trong xã hội có ít kiến thức về cách lây truyền và phòng chống
AIDS. Nghèo đói cũng tác động đến lây truyền HIV thông qua việc tiếp cận ít hơn
với các dịch vụ y tế (Stillwaggon, 2002).
2.1.2.5. Tăng trưởng kinh tế
Mặc dù giảm nghèo có thể được cho là làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV AIDS,
nhưng trong một số trường hợp, quá trình tăng trưởng kinh tế có thể dẫn đến làm
gia tăng dịch bệnh. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển cơ sở hạ tầng, đô thị
hóa, tăng thu nhập khả dụng và tăng di cư. Hơn nữa, sự bất bình đẳng thường xuất
hiện trong giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh tế (Deaton và Lubotsky, 2001), tạo ra
sự di cư. Công nhân di cư đến các trung tâm thành phố lớn nơi có thu nhập cao và
nhiều cơ hội việc làm. Đó là một yếu tố rủi ro đáng kể: đàn ông đi làm xa nhà,
nhưng thỉnh thoảng trở về gia đình ở làng quê gốc.
Do đó, sự tăng trưởng kinh tế có khả năng mang lại cơ hội lớn hơn cho các
hoạt động mại dâm, tình dục không an toàn. Cuối cùng, sự bất bình đẳng có thể tạo
ra những thay đổi trong quan hệ giới có thể tạo điều kiện cho sự lây lan của các
bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó có HIV AIDS (Farmer, 1999).
2.1.2.6. Đô thị hóa

Khi người lao động nhập cư di chuyển từ khu vực nông thôn (có tỷ lệ nhiễm
HIV thấp) đến các trung tâm đô thị, nơi tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn nhiều và các hành
vi rủi ro thường xuyên hơn. Khi đô thị hóa tăng lên, cơ sở hạ tầng ở các thành phố
cần phải chào đón một dân số quan trọng hơn nhiều. Môi trường không lành mạnh


8

(chỗ ở, không được tiếp cận với nước an toàn và vệ sinh kém) cùng với hệ thống y
tế quá tải làm giảm thiểu vai trò ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm.
Một bộ phận những người trẻ tuổi ở nông thôn đến các thành phố lớn có thể tham
gia hoạt động mại dâm như một chiến lược sinh tồn nếu thất nghiệp trong thời gian
dài.
Hajizadeh và cộng sự (2010) khi nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm HIV ở Kenya,
Lesentine Uganda và Zambia cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV ở thành thị cao hơn so với
nông thôn.
HIV và di cư không có mối quan hệ tuyến tính nhưng được liên kết ngang,
HIV là biểu hiện của sự bất bình đẳng và thiếu thốn mà người di cư phải đối mặt.
Môi trường sống phức tạp và cô đơn, tách khỏi gia đình, thiếu tiếp cận thông tin,
dịch vụ và hệ thống hỗ trợ xã hội có thể dẫn đến các hành vi không an toàn (tình
dục không an toàn, tiêm chích ma túy) khiến họ dễ bị phơi nhiễm HIV hơn. Tuy
nhiên, có thể lưu ý rằng bản thân việc di cư không phải là yếu tố dễ bị tổn thương
đối với HIV, nhưng chính quá trình di chuyển không an toàn sẽ tạo ra các điều kiện
dễ bị tổn thương (UNDP, 2006).
2.1.2.7. Giáo dục
Một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm là
giáo dục. Lachaud (2007), khi nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm HIV ở Burkina-Faso đã
nhận thấy, những người có học vấn sẽ bị ảnh hưởng bởi HIV ít hơn so với phần còn
lại của dân số. Điều này có thể do nhiều lý do: đầu tiên, những người có học thức
được thông báo tốt hơn về các biện pháp phòng ngừa. Giống như tiếp cận với chăm

sóc sức khỏe, tiếp cận giáo dục là một phương tiện được thông báo về các phương
pháp phòng ngừa, đặc biệt là nếu các chương trình giáo dục bao gồm giáo dục tình
dục (Lachaud, 2007)
Parker (1997) đã kết luận rằng 3/4 số người mới được chẩn đoán nhiễm HIV
vào đầu những năm 1980 ở Brazil có một giáo dục trung học hoặc đại học, nhưng
đến đầu những năm 1990, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 1/3. Kavita Singh và cộng
sự (2013) cho rằng giáo dục và bình đẳng giới đang được thúc đẩy như là chiến


9

lược để chống lại dịch HIV tại Châu Phi và nhiều quốc gia đang phát triển trên thế
giới.
2.1.2.8. Quản trị công
Ảnh hưởng của quản trị công đối với dịch bệnh HIV/AIDS thể hiện thông qua
chính phủ ưu tiên dành nguồn lực cho phòng chống HIV/AIDS như một vấn đề sức
khỏe cộng đồng thực sự. Ở nước châu Phi, tình hình kinh tế thảm khốc được gây ra
bởi quản trị tồi tệ, những người ra quyết định không thể đầu tư đủ vào các hoạt
động phòng chống HIV/AIDS. Theo cách đó, quản trị công tốt sẽ là một yếu tố làm
cho dịch bệnh lây lan chậm lại. Bonnel (2000), cho rằng môi trường pháp lý chính
trị, quyết định chi tiêu y tế, các chính sách tài chính hỗ trợ từ Chính phủ và các tổ
chức phi chính phủ là một trong những yếu tố quan trọng để chống lại dịch HIV.
Vai trò của quản trị công trong việc kiểm soát dịch bệnh HIV/AIDS còn thể
hiện thông qua việc thực hiện các chương trình quốc gia về phòng chống và làm
giảm tác hại của HIV/AIDS.
2.1.3. Chính sách tài chính đối với phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam
Việt Nam đã phê duyệt Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS giai đoạn 2013 - 2020” theo Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày
16/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Các nội dung chính gồm có:
2.1.3.1. Mục tiêu

Mục tiêu chung: Bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho việc thực hiện thành
công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020
và tầm nhìn 2030.
Mục tiêu cụ thể: Bảo đảm tỷ lệ tăng NSNN ở trung ương thông qua Chương
trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS tăng dần qua các năm đến năm
2020; Tăng dần tỷ lệ chi tiêu cho phòng, chống HIV/AIDS từ ngân sách nhà nước ở
địa phương, đơn vị. Tiến tới ngân sách nhà nước ở địa phương, đơn vị (bao gồm cả
nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước ở trung ương thông qua các chương trình mục
tiêu quốc gia) bảo đảm được nhu cầu kinh phí cho hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS tại địa phương, đơn vị; Huy động nguồn viện trợ quốc tế đạt tỷ lệ tối


10

thiểu 50% tổng chi phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào năm 2015,
25% vào năm 2020; Bảo đảm 80% doanh nghiệp chủ động bố trí kinh phí để triển
khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại doanh nghiệp; Bảo đảm 80% số
người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế được chi trả theo quy định vào năm 2015 và
đạt 100% vào năm 2020; Tăng nguồn thu từ một số dịch vụ phòng, chống
HIV/AIDS để tự cân đối thu - chi cho các hoạt động của các dịch vụ này; Bảo đảm
quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí huy động được theo các quy định
hiện hành.
2.1.3.2. Định hướng các giải pháp chủ yếu
Nhóm giải pháp về huy động kinh phí: Tăng cường đầu tư NSNN ở trung
ương cho các hoạt động thiết yếu, có hiệu quả để bảo đảm tính bền vững của các
hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; Phát huy vai trò chủ động và trách nhiệm của
địa phương, đơn vị trong đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS ở địa phương, đơn vị;
Huy động sự tham gia đóng góp kinh phí của các doanh nghiệp cho các hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS; Tăng cường chi trả các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS
bằng nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụ chăm sóc, điều trị HIV/AIDS

Nhóm giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí: Hoàn thiện cơ
chế điều phối, phân bổ nhằm kiểm soát hiệu quả nguồn kinh phí huy động được;
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí; Thực
hiện các giải pháp quản lý chương trình nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn
lực.

2.2. Vai trò của tài chính công đối với phòng chống HIV/AIDS
2.2.1. Vai trò của tài chính công trong phòng chống HIV/AIDS trên thế
giới
Trong giai đoạn 2001 - 2011, các quốc gia trên thế giới đã mở rộng quy mô tài
trợ để chống lại HIV. Chi tiêu toàn cầu cho HIV đã tăng 11% trong năm 2011 so
với năm 2010 ở mức 16,8 tỷ USD. Chi tiêu công của một quốc gia cho HIV là số
tiền tài trợ từ các nguồn tài nguyên quốc gia của nước đó cho các hoạt động cụ thể
của HIV, con người nguồn và cơ sở hạ tầng (UNAIDS, 2009). Khi tỷ lệ nhiễm HIV


11

ở một quốc gia tăng, chi tiêu công cho HIV cũng tăng (Carlos va cộng sự, 2013).
Các nước thu nhập thấp và trung bình đã chi tiêu tổng cộng 43,5 tỷ USD từ
các nguồn công cộng trong nước từ năm 2000 đến năm 2010. Trong đó, 35% đã
được chi tiêu ở châu Phi cận Sahara (12,9 tỷ USD), 32,8% ở Mỹ Latinh (12,1 tỷ
USD), 12,0% ở Đông Nam Á (4,42 tỷ USD) và 9,5% tại Đông Âu và Trung Á (3,52
tỷ USD). Toàn bộ chi tiêu trong nước ở các nước thu nhập thấp và trung bình cho
thấy một sự gia tăng tương đối của 314% trong 10 năm (Kates cộng sự, 2012).
Nhìn chung, chi tiêu trung bình cho đầu người HIV từ các nguồn trong nước
tăng từ 0,31 đô la Mỹ năm 2000 lên 1,11 đô la Mỹ năm 2010. Các nước nghèo có
chi tiêu trong nước thấp cho HIV những nước này đặc biệt dễ bị tổn thương và
nhiều khả năng không thể đầu tư đủ các nguồn để kiểm soát sự lây lan của HIV.
Zimbabwe, Kenya, Uganda và Malawi là những trường hợp điển hình của chi tiêu

trong nước thấp cho HIV, gánh nặng HIV cao và năng lực kinh tế thấp (Carlos va
cộng sự, 2013).
Kiểm soát dịch HIV đòi hỏi một lượng lớn tài chính, đặc biệt là ở các quốc gia
có tỷ lệ mắc bệnh HIV/AIDS cao. Sự gia tăng mạnh mẽ tài trợ cho HIV/AIDS kể từ
những năm 1990 đã cho phép tăng cường nhiều quốc gia đối phó với dịch bệnh và
giảm đáng kể tỷ lệ mắc và tử vong do dịch bệnh (Karima và cộng sự, 2018). Tuy
nhiên, bất chấp thành công đáng kể trong việc kiềm chế dịch HIV ở nhiều quốc gia,
cần duy trì nỗ lực này và tiếp tục mở rộng phạm vi bảo hiểm theo chương trình HIV
/AIDS trong nhiều năm tới sẽ cần tiếp tục cam kết tài chính.
Nhu cầu tài trợ HIV/AIDS trong tương lai tại 12 quốc gia châu Phi cận Sahara
với mức chi phí trung bình là 480 USD mỗi năm cho mỗi trường hợp nhiễm HIV.
và chỉ những quốc gia có thu nhập trung bình cao mới có khả năng tự lực trong việc
tài trợ chương trình HIV; hầu hết các quốc gia có thu nhập thấp không có khả năng
huy động đủ nguồn lực trong nước để đáp ứng nhu cầu tài trợ, do vậy tỷ lệ lớn được
tài trợ bằng nguồn lực bên ngoài hoặc tư nhân (Resch và cộng sự, 2015).
Haacker (2015) cho thấy tỷ lệ tài trợ bên ngoài cho chi tiêu HIV/AIDS trong
các quốc gia thu nhập thấp là 76%. Ở nhiều nước châu Phi cận Sahara, tài trợ từ bên


12

ngoài chiếm tới 80 - 100% tổng chi tiêu cho HIV/AIDS ở nước này, với một số
quốc gia chia sẻ gánh nặng tài trợ thông qua các nguồn tài chính công và tư trong
nước. Tỷ lệ tài chính bên ngoài đã thay đổi tùy theo GDP bình quân đầu người,
nhưng không thay đổi nhiều tùy thuộc vào tỷ lệ nhiễm HIV (Haacker, 2015).
Ở những nước có tỷ lệ nhiễm HIV cao, gần một nửa của tất cả các chi tiêu y tế
có thể hướng tới kiểm soát HIV. Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng chi tiêu đối
với HIV/AIDS thường tỷ lệ thuận với tỷ lê nhiễm HIV. Mặc dù chi tiêu cho HIV/
AIDS có liên quan đến tỷ lệ nhiễm HIV, phân bổ tài chính bên ngoài cho
HIV/AIDS có liên quan đến GDP bình quân đầu người (Amico và cộng sự, 2010;

Haacker, 2015).
Ngân hàng Thế giới (2014) đã phát triển một khung đánh giá tính bền vững
của tài chính HIV/AIDS, bao gồm các bước sau: (1) Hiểu hồ sơ bệnh HIV/AIDS,
hiện tại và dự kiến; (2) Đánh giá các mô hình chi tiêu hiện tại và phân bổ của nó;
(3) Đánh giá khoảng cách bảo hiểm hiện tại. Đánh giá chi tiêu tối ưu hiện tại và
tương lai; (4) Phân tích bối cảnh kinh tế vĩ mô và tài chính và môi trường; (5) Xác
định chế độ ưu tiên của chính phủ để tài trợ cho HIV/AIDS; (6) Tăng doanh thu bổ
sung cho ngành y tế và các chương trình HIV/AIDS; (7) Tập hợp các quỹ và quản
trị; (8) Xác định các lựa chọn để cải thiện hiệu quả và giá trị đồng tiền; (9) Đánh giá
khả năng tích hợp và tăng cường các vấn đề hệ thống y tế; (10) Phân tích các vấn đề
hệ thống khác để tăng cường và nắm bắt các khoản tiết kiệm và hiệu quả; (11) Thực
hiện khuôn khổ bền vững tài chính HIV/AIDS.
UNAIDS (2015) trong Báo cáo tại Hội nghị AIDS Quốc tế lần thứ 21 tổ chức
tại Durban, Nam Phi vào năm 2015 đã cho thấy, tài trợ từ các chính phủ cho HIV
giảm trong năm 2015, hơn 1 tỷ USD, so với năm 2014 (7,53 tỷ đô la Mỹ trong năm
2015 so với 8,62 tỷ đô la Mỹ trong năm 2014), giảm 13%. Có đến 13 trong số 14
quốc gia giảm chi tiêu chính phủ cho HIV. Nếu tính luôn cả thời giá, tỷ giá hối đoái
thì số tiền giảm còn lớn hơn 1 tỷ USD. Năm 2015 đã đánh dấu sự suy giảm đầu tiên
trong tài trợ của chính phủ tài trợ để giải quyết HIV.
Đối với nguồn tài trợ đa phương, Hoa Kỳ vẫn là nhà tài trợ lớn nhất cho HIV.


13

Trong năm 2015, Hoa Kỳ chiếm hai phần ba (66,4%) nhà tài trợ chính phủ giải
ngân cho HIV. Vương quốc Anh là nhà tài trợ lớn thứ hai (13,0%), theo sau là Pháp
(3,5%), Đức (2,7%) và Hà Lan (2,3%).
2.2.2. Vai trò của tài chính công trong phòng chống HIV/AIDS tại Hoa Kỳ
Chiến lược quốc gia về HIV/AIDS ở Hoa Kỳ kêu gọi sự phối hợp chặt chẽ
hơn của các chương trình HIV trên toàn Liên bang và giữa các cơ quan Liên bang

với chính quyền địa phương. Ước tính mức hỗ trợ của liên bang được ngân sách
dành cho HIV/AIDS năm 2010 là 19,4 tỷ đô la nhưng các ước tính cụ thể của tiểu
bang về chi tiêu công cho HIV/AIDS thì không xác định được. Những ước tính như
vậy là cực kỳ quan trọng, tuy nhiên, bởi vì các tiểu bang và địa phương đóng một
vai trò quan trọng trong việc quản lý sự hỗ trợ của liên bang đối với HIV/AIDS,
xuất phát từ một nhiều cơ quan, bao gồm Cơ quan Quản lý Tài nguyên và Dịch vụ
Y tế (HRSA), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), Lạm dụng
Chất và Sức khỏe Tâm thần Quản trị Dịch vụ (SAMHSA) và Bộ Cựu chiến binh
(VA). Việc phân bổ nguồn thu quỹ chung của tiểu bang cho việc điều trị, hỗ trợ và
phòng chống HIV/AIDS. Ở cấp tiểu bang, một số yếu tố gây khó khăn cho việc xác
định hỗ trợ tài chính công cho HIV/AIDS.
Đầu tiên, các tiểu bang nhận được một số lượng lớn các nguồn tài trợ công
cộng cho HIV/AIDS. Một số tài trợ của Liên bang cho HIV/AIDS được cung cấp
trực tiếp cho các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề. Một số tiểu bang hỗ trợ các dịch vụ
HIV/AIDS trực tiếp từ Quỹ chung của họ. Bổ sung kinh phí có thể được chỉ định
bởi các bộ phận cấp nhà nước khác, chẳng hạn như các Sở Sửa chữa, Dịch vụ xã hội
hoặc Sức khỏe Tâm thần cho các dịch vụ dành riêng cho HIV.
Thứ hai, một phần lớn tài trợ liên bang cho HIV/AIDS (12,1 tỷ đô la trong
năm tài khóa 2010) là được cung cấp bởi các chương trình quyền lợi, chẳng hạn như
Medicare và An sinh xã hội, nơi lợi ích là truy cập trực tiếp bởi cá nhân, và không
dễ dàng theo dõi bởi các quốc gia (Kaiser Family Foundation, 2010).
Thứ ba, sự phức tạp của việc điều trị HIV có nghĩa là những người nhiễm
HIV/AIDS có thể nhận dịch vụ ở nhiều địa điểm từ các nhà cung cấp khác nhau,


14

được hỗ trợ bởi dòng tài trợ khác nhau, với các tiêu chí đủ điều kiện và yêu cầu báo
cáo khác nhau.
Cuối cùng, các dòng tài trợ có thể thay đổi trong quá trình của bệnh. Nhiều

nguồn thanh toán này gây khó khăn cho các nhà hoạch định chăm sóc sức khỏe của
tiểu bang và các nhà hoạch định chính sách để có được dữ liệu cần thiết cho bức
tranh toàn diện về tài chính của HIV/AIDS.
Năm 2007, các nhà lãnh đạo California trong chính sách HIV/AIDS, cung cấp
dịch vụ và nghiên cứu đã tìm cách thông báo tốt hơn về lập kế hoạch và ra quyết
định cho các dịch vụ HIV/AIDS bằng cách biên soạn dữ liệu toàn diện về hỗ trợ của
các chương trình HIV/AIDS của liên bang và tiểu bang. Leibowitz và cộng sự
(2011) đã ước tính rằng các nguồn tài trợ công chiếm khoảng 1,92 tỷ đô la các dịch
vụ cho HIV/AIDS trong năm 2008. Trong đó chi phí điều trị chiếm 90,4% (42,3%
cho chăm sóc y tế và 48,1% cho dược phẩm), trong khi 6,4% được chi cho các dịch
vụ phòng ngừa, 2,6% cho các dịch vụ hỗ trợ và dưới 1% cho các dịch vụ khác.
Tài trợ cho chi phí điều trị (chăm sóc y tế và dược phẩm): Hai chương trình
bảo hiểm công cộng Medicare và Trợ cấp y tế cho phần lớn tài trợ cho điều trị
HIV/AIDS ở California. Medicare bảo hiểm hơn 20.000 người nhiễm HIV/AIDS
trong năm 2007 với chi phí 625,8 triệu đô la, tương đương 30.911 đô la cho mỗi
người. Phục vụ y tế
gần 33.100 người nhiễm HIV/AIDS ở California trong năm 2008 với tổng chi phí là
493,5 triệu đô la. Trung bình chi phí cho mỗi người có bảo hiểm Medicare là 14.916
đô la, những người không có có bảo hiểm Medicare là 19.779 đô la.
Tài trợ phòng ngừa: Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) cung
cấp phần lớn tài trợ phòng ngừa được hỗ trợ công khai ở California. CDC đã cung
cấp trực tiếp 62 triệu đô la cho các khu vực pháp lý y tế khác nhau ở California,
chiếm 50,4% tổng kinh phí dự phòng cho năm 2008. Phần còn lại là được cung cấp
bởi Văn phòng Hội cựu chiến binh của AIDS, Quỹ Ryan White.
Các dịch vụ dự phòng chiếm khoảng 6% tổng kinh phí công cho HIV/AIDS ở
bang California vào năm 2008. Mặc dù một tỷ lệ tương đối nhỏ đã được chi cho


×