Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Ứng dụng mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả - Nâng cao khả năng thanh khoản ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
----------

ĐỖ NGỌC LÂN

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ VÀ THỬ
NGHIỆM KHẢ NĂNG CHI TRẢ - NÂNG
CAO KHẢ NĂNG THANH KHOẢN NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI
VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
----------

ĐỖ NGỌC LÂN

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ VÀ THỬ
NGHIỆM KHẢ NĂNG CHI TRẢ - NÂNG
CAO KHẢ NĂNG THANH KHOẢN NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS BÙI KIM YẾN

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là nghiên cứu của tôi, có sự
hướng dẫn của PGS TS. Bùi Kim Yến. Các nội dung và kết quả trong nghiên
cứu này là trung thực và hợp lý.
Học viên

Đỗ Ngọc Lân


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại Học Kinh Tế
Thành Phố Hồ Chí Minh, Khoa Ngân Hàng và Phòng Quản Lý Đào Tạo Sau Đại
Học.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng và sâu sắc nhất đến PGS TS. Bùi Kim
Yến, cô đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực
hiện luận văn này.
Quá trình học tập, triển khai nghiên cứu đề tài và kết quả đạt được hôm nay
là do công lao giảng dạy và hướng dẫn của các thầy, các cô trường Đại Học Kinh
Tế Thành Phố Hồ Chí Minh.
Dù đã có rất nhiều cố gắng, song luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự chia sẻ và những ý kiến đóng
góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2013

Đỗ Ngọc Lân


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
1.Giới thiệu nghiên cứu ...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu đề tài ................................................................................................................ 1
3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................... 1
4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 2
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 2
6. Kết cấu luận văn ............................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ KHẢ NĂNG THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI ................................................................................................................ 3
1.1 Khả năng thanh khoản của Ngân hàng thương mại ................................................ 3
1.2 Rủi ro thanh khoản của Ngân hàng thương mại ..................................................... 4
1.2.1 Khái niệm rủi ro thanh khoản .................................................................................... 4
1.2.2 Nguyên nhân rủi ro thanh khoản................................................................................ 4
1.2.2.1 Nguyên nhân tiền đề ............................................................................................... 4
1.2.2.2 Nguyên nhân hoạt động .......................................................................................... 5
1.3 Phương pháp đo lường và tiêu chí đánh giá khả năng thanh khoản NHTM ........ 6
1.3.1 Phương pháp cung cầu thanh khoản .......................................................................... 6
1.3.2 Phương pháp khe hở tài trợ ........................................................................................ 8
1.3.3 Phương pháp cấu trúc nguồn vốn .............................................................................. 9
1.3.4 Phương pháp thang đến hạn ....................................................................................... 11
1.3.5 Phương pháp chỉ số thanh khoản ............................................................................... 13
1.3.6 Các tiêu chí đánh giá khả năng thanh khoản ............................................................. 14
1.4 Giá trị rủi ro (VAR) ứng dụng cho mô hình kiểm tra độ căng thẳng thanh khoản
trong lĩnh vực NH ............................................................................................................ 16
1.4.1 Phương pháp tiếp cận tỷ trọng bằng nhau về trung bình thay đổi ............................. 17
1.4.2 Phương pháp tiếp cận tỷ trọng theo cấp số nhân trung bình thay đổi ........................ 19

1.4.3 Phương pháp tiếp cận mô phỏng lịch sử ................................................................... 21
1.5 Ý nghĩa ứng dụng mô hình kiểm tra độ căng thẳng Stress Test ............................ 22
1.5.1 Các kịch bản (Scenarios) và phương pháp phân tích ................................................. 23


1.5.1.1 Ba kịch bản ............................................................................................................ 23
1.5.1.2 Các phương pháp phân tích ................................................................................ 24
1.5.2 Các khoản mục tài sản nợ và tài sản có, tác động bởi các sự kiện căng thẳng

(Stress Events) .................................................................................................................. 25
1.5.2.1 Tài sản..................................................................................................................... 25
1.5.2.2 Nguồn vốn ............................................................................................................... 25
1.5.3 Các yếu tố chi phối .................................................................................................... 25
1.5.3.1 Phân tích thống kê sử dụng dữ liệu quá khứ .......................................................... 26
1.5.3.2 Thiết lập tính hợp lý riêng rẽ cho từng sản phẩm/ đặc tính của nhà đầu tư .......... 26
1.5.3.3 Tính một tỷ lệ cố định ............................................................................................. 26
1.5.4 Kế hoạch đối phó với những sự kiện bất ngờ xảy ra ................................................. 27
1.5.4.1 Nguyên tắc chung.................................................................................................... 27
1.5.4.2 Các khoản mục cụ thể ............................................................................................. 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................... 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TẠI VIỆT NAM ............................................................................................................... 30
2.1 Thực trạng hoạt động và khả năng thanh khoản của NHTM Việt Nam ............... 30
2.1.1 Quy mô hoạt động của hệ thống ngân hàng............................................................... 30
2.1.2 Thực trạng rủi ro trong hệ thống ngân hàng .............................................................. 33
2.1.3 Thực trạng thanh khoản các NHTM tại Việt Nam .................................................... 36
2.1.3.1 Vấn đề tồn tại về khả năng thanh khoản của các NHTMCP .................................. 36
2.1.3.2 Khả năng thanh khoản của Chi nhánh NH nước ngoài tại Việt Nam ................... 40
2.1.3.3 Áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế (Basel II) tại Việt Nam ..................... 42
2.2 Nghiên cứu ứng dụng thực nghiệm Stress Test tại Việt Nam và trên thế giới ...... 43

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................................. 46
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH KIỂM TRA ĐỘ CĂNG THẲNG THANH KHOẢN CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM ......................................................... 47
3.1 Áp dụng mô hình phân tích bảng cân đối tài sản tác động bởi các sự kiện căng
thẳng NHTM tại Việt Nam ............................................................................................. 47


3.1.1 Stress Testing độ căng thẳng thanh khoản tại Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài
Tokyo Mitsubishi UFJ Ltd. Việt Nam ................................................................................ 47
3.1.2 Stress Testing độ căng thẳng thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương
(Vietcombank) .................................................................................................................... 53
3.2 Biện pháp quản lý thanh khoản đối với NHTM ...................................................... 60
3.2.1 Phương pháp quản lý tài sản nợ ................................................................................. 60
3.2.2 Phương pháp quản lý tài sản có ................................................................................. 60
3.2.3 Một số quy tắc quản lý thanh khoản .......................................................................... 61
3.3 Chiến lược quản lý thanh khoản với tài sản nợ trong các NHTM ......................... 62
3.3.1 Chiến lược phát triển thị trường bán lẻ ...................................................................... 63
3.3.2 Chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn ........................................................................... 64
3.3.3 Chiến lược tăng nguồn vốn dài hạn có lãi suất cố định ............................................. 64
3.4 Một số giải pháp, khuyến nghị đối với hệ thống NHTM tại Việt Nam ................. 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................................... 67
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 69
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ADB

: Ngân hàng Phát triển châu Á (Asian Development Bank)


FED

: Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Federal Reserve System)

BIS

: Ngân hàng thanh toán quốc tế

GDP

: Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)

IMF

: Quỹ tiền tệ quốc tế (Internatonal Monetary Fund)

NH

: Ngân hàng

NHNN

: Ngân hàng nhà nước

NHTW

: Ngân hàng trung ương

NHTM


: Ngân hàng thương mại

NHTMCP

: Ngân hàng thương mại cổ phần

UBGSTCQG : Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia
NPL

: Nợ xấu (Non-performing loan)

SBV

: NHNN (The State Bank of Viet Nam)

TCTD

: Tổ chức tín dụng

ST

: Stress Testing

TGKH

: Tiền gửi khách hàng

TGKKH


: Tiền gửi không kỳ hạn

HĐTD

: Hợp đồng tín dụng

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

VAR

: value-at-risk (giá trị rủi ro)

CSTT

: Chính sách tiền tệ

DN

: Doanh nghiệp

NH TMU

: Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ Ltd.

VCB

: Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Cung và cầu thanh khoản ......................................................................... 6
Bảng 1.2 Nhu cầu tài trợ của Ngân hàng ................................................................ 9
Bảng 1.3 Xác định thanh khoản ròng theo mô hình thang đến hạn ........................ 11
Bảng 1.4 Trạng thái thanh khoản ròng một ngày .................................................... 12
Bảng 1.5 Phân tích bảng cân đối tài sản ................................................................. 24
Bảng 1.6 Các yếu tố làm sụt giảm tài sản / nguồn vốn ........................................... 27
Bảng 2.1 Quy mô tổng TS, vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam năm 2012 ................ 30
Bảng 3.1 Kịch bản 1 NH TMU Ltd. ........................................................................ 47
Bảng 3.2 Kịch bản 2 NH TMU Ltd. ........................................................................ 49
Bảng 3.3 Kịch bản 3 NH TMU Ltd. ........................................................................ 51
Bảng 3.4 Kịch bản 1 NH VCB ................................................................................. 53
Bảng 3.5 Kịch bản 2 NH VCB ................................................................................. 55
Bảng 3.6 Kịch bản 3 NH VCB ................................................................................. 57


DANH MỤC CÁC HÌNH
Đồ thị Chart 1 Equally Weighted Moving Average Approaches ........................... 19
Đồ thị Chart 2 Exponentially Weighted Moving Averagre Approaches ................ 21
Đồ thị Chart 3 Historical Simulation Approaches .................................................. 22
Hình 2.1 Tăng trưởng huy động và tín dụng hệ thống Ngân hàng ......................... 34
Hình 2.2 Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng Việt Nam ......................................... 35
Đồ thị 4: Sự đánh đổi giữa chi phí và rủi ro thanh khoản ....................................... 63


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu nghiên cứu

Hiện nay, hòa nhập vào nền kinh tế tài chính thế giới đã trở thành hiện thực
với các cơ hội lẫn thách thức hiện ra trước mắt. Việt Nam cũng không nằm ngoài
quỹ đạo của cơn bão tài chính toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng
không nhỏ, các chỉ số vĩ mô không được khả quan. Hệ thống ngân hàng giữ vị trí
then chốt, đảm bảo mạch tuần hoàn luôn thông suốt. Những rủi ro thuộc về hệ thống
ngân hàng như rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá, rủi ro hoạt động … đe
dọa đến khả năng thanh toán cuối cùng của ngân hàng. Trong đó rủi ro thanh khoản
là một vấn đề xảy ra thường nhật hơn, đòi hỏi tính cấp thiết cần phải có sự chuẩn bị,
kế hoạch thật tốt.
Stress Testing với các kịch bản tình huống (Scenario) về trạng thái căng
thẳng thanh khoản sẽ giúp ngân hàng chủ động hơn, đề ra các kế hoạch đối phó với
những khó khăn bên trong lẫn bên ngoài tác động ảnh hưởng đến khả năng chi trả,
thanh khoản của ngân hàng nếu những bất lợi trên có xảy ra, từ đó có các kế hoạch
cải thiện và xây dựng chiến lược quản lý thanh khoản ngày càng được nâng cao.
2. Mục tiêu đề tài
Hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản về rủi ro thanh khoản, quản lý rủi ro thanh
khoản. Thực trạng hoạt động và khả năng thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam
Qua đó nghiên cứu ứng dụng mô hình, phân tích các tình huống kịch bản giả
định (scenario analysis) về tình trạng căng thẳng thanh khoản, tìm hiểu về sức chịu
đựng của hệ thống ngân hàng khi bản thân nội tại ngân hàng gặp khó khăn, hoặc thị
trường gặp khó khăn, hoặc cả hai tình huống cùng xảy đến…
Các ngân hàng sẽ vượt qua trạng thái thiếu thanh khoản qua từng kết quả
kiểm tra, thử nghiệm (testing) này bằng các đối sách như thế nào, từ đó có các biện
pháp để cải thiện tính thanh khoản cho NHTM.
3. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình kinh tế vĩ mô biến động ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng,


2


tình hình nợ xấu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, các rủi ro gặp phải gây khó
khăn đến khả năng thanh khoản của NHTM. Từ đó, các khoản mục tài sản nợ, tài
sản có trên bảng cân đối tài sản có khả năng bị ảnh hưởng bởi các nhân tố tạo ra
trạng thái căng thẳng về thanh khoản của ngân hàng.
Kết quả kiểm tra các tình huống căng thẳng thanh khoản giả định với các
biện pháp khắc phục tạm thời (countermeasure) sẽ giúp NHTM có kế hoạch xây
dựng chiến lược quản lý thanh khoản tốt hơn trong dài hạn.
4. Phạm vi nghiên cứu
Kiểm định mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản
(Stress Testing) điển hình tại Ngân hàng thương mại cổ phần Vietcombank và Chi
nhánh ngân hàng nước ngoài TMU Ltd. dựa trên bảng cân đối tài sản cuối tháng
12/2012.
Nguồn dữ liệu: từ các nguồn thuộc NHTMCP, Chi nhánh ngân hàng nước
ngoài, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Tổng cục thống kê, Ủy ban chứng khoán nhà
nước, IMF, WB, ADB.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng nhiều phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, phương pháp quy
nạp, diễn dịch từ đó xây dựng các mô hình, kịch bản tình huống dẫn đến trạng thái
khó khăn về thanh khoản. Từ đó có các các biện pháp quản lý thanh khoản, khắc
phục khó khăn trước mắt, vạch ra các kế hoạch quản lý thanh khoản lâu dài.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn được kết cấu thành 3 chương
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ KHẢ NĂNG THANH KHOẢN CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI TẠI VIỆT NAM
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH KIỂM TRA ĐỘ CĂNG THẲNG THANH KHOẢN CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM



3

CHƯƠNG 1
LÝ THUYẾT VỀ KHẢ NĂNG THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1 Khả năng thanh khoản của Ngân hàng thương mại
Thanh khoản là khả năng Ngân hàng đáp ứng kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ
tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh như chi trả tiền gửi, cho
vay, giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết, thanh toán và các giao dịch tài chính
khác. Như vậy, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng
cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng
đủ nhưng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường
hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra
tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh
toán.
Cung thanh khoản (luồng tiền vào) là số tiền có sẵn hoặc có thể có trong thời
gian ngắn để Ngân hàng sử dụng bao gồm: tiền gửi bổ sung của khách hàng, doanh
thu từ các dịch vụ, tín dụng được trả, bán tài sản và vay từ thị trường tiền tệ.
Cầu thanh khoản (luồng tiền ra) là số tiền Ngân hàng có nhu cầu chi trả ngay
lập tức hay trong một thời gian ngắn bao gồm: khách hàng rút tiền gửi, cấp tín dụng
cho khách hàng, hoàn trả các khoản đi vay, chi phí thuế, chi trả cổ tức bằng tiền.
Trạng thái thanh khoản ròng (Net Liquidity Position – NLP) là chênh lệch
giữa tổng cung và tổng cầu thanh khoản tại một thời điểm. Trạng thái thanh khoản
ròng bằng Tổng cung thanh khoản trừ Tổng cầu thanh khoản. Nếu NLP>0 Ngân
hàng có thặng dư thanh khoản. Nếu NLP<0 Ngân hàng phải đối mặt thâm hụt thanh
khoản tức thiếu hụt tiền mặt để chi trả, Ngân hàng sẽ cần xác định bổ sung thanh
khoản từ nguồn nào, ở đâu và chi phí thế nào?



4

1.2 Rủi ro thanh khoản của Ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không đáp ứng được các nghĩa vụ
tài chính một cách tức thời hoặc phải bán tài sản với giá thấp. Rủi ro thanh khoản
xảy ra khiến cho ngân hàng phải đình trệ hoạt động, gây thua lỗ, mất uy tín và nếu
nghiêm trọng có thể dẫn đến phá sản.
1.2.2 Nguyên nhân rủi ro thanh khoản
1.2.2.1 Nguyên nhân tiền đề: Có ba nguyên nhân chính khiến cho ngân hàng phải
đối mặt với rủi ro thanh khoản thường xuyên là:
Thứ nhất: ngân hàng huy động và đi vay vốn thời hạn ngắn, sau đó cứ tuần
hoàn chúng để cho vay thời hạn dài hơn. Do đó, nhiều NH phải đối mặt với sự
không trùng khớp về kỳ hạn đến hạn giữa tài sản có và tài sản nợ. Thật hiếm khi
luồng tiền ròng bên tài sản có lại vừa khít để trang trải luồng tiền ròng bên tài sản
nợ. Trong thực tế NH luôn có một tỷ lệ đáng kể tài sản nợ phải được hoàn trả tức
thời, như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn có thể rút trước hạn, tài khoản
NOW, do đó, ngân hành phải luôn sẵn sàng thanh khoản.
Thứ hai: sự nhạy cảm của tài sản tài chính với thay đổi lãi suất. Khi lãi suất
tăng, nhiều người gửi tiền sẽ rút tiền ra tìm kiếm nơi gửi khác có mức lãi suất cao
hơn. Những người có nhu cầu tín dụng sẽ hoãn lại, hoặc rút hết số dư hạn mức tín
dụng với lãi suất thấp đã thỏa thuận. Như vậy, thay đổi lãi suất ảnh hưởng đồng thời
đến luồng tiền gửi cũng như luồng tiền vay, và cuối cùng là đến thanh khoản của
ngân hàng. Ngoài ra, lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng đến thị giá của các tài sản mà
NH đem bán để tăng thanh khoản và trực tiếp làm tăng chi phí đi vay trên thị trường
tiền tệ.
Thứ ba: Ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản một cách hoàn
hảo. Những trục trặc về thanh khoản sẽ làm xói mòn niềm tin của dân chúng vào
NH. Chúng ta hãy hình dung những gì sẽ xảy với ngân hàng nếu như vào một buổi
sáng các quầy chi trả tiền hay các máy ATM của ngân hàng đóng cửa với lý do là

thiếu tiền mặt tạm thời, và không thể thanh toán các tờ séc chuyển đến cũng như
những khoản tiền gửi đến hạn? Một trong những công việc quan trọng đối với nhà


5

quản lý ngân hàng là luôn liên hệ chặt chẽ với những khách hàng có số dư tiền gửi
lớn và những khách hàng đang còn hạn mức tín dụng lớn chưa sử dụng để biết được
kế hoạch của họ khi nào thì rút tiền và rút bao nhiêu để có phương án thanh khoản
thích hợp.
1.2.2.2 Nguyên nhân hoạt động: Rủi ro thanh khoản có thể phát sinh từ hoạt động
bên tài sản nợ hay bên tài sản có của ngân hàng.
Nguyên nhân bên tài sản nợ: Rủi ro thanh khoản có thể phát sinh bất cứ khi
nào khi những người gửi tiền thực hiện rút tiền ngay lập tức. Khi những người gửi
tiền rút tiền đột ngột, buộc NH phải đi vay bổ sung hoặc phải bán bớt tài sản
(chuyển hóa tài sản có thành dạng tiền mặt) để đáp ứng khả năng thanh khoản.
Trong tất cả các nhóm thuộc tài sản có, thì tiền mặt có mức độ thanh khoản cao
nhất, chính vì vậy NH sử dụng tiền mặt là phương tiện đầu tiên và trực tiếp để đáp
ứng nhu cầu thanh khoản. Nhưng điều đáng tiếc là tiền mặt không mang lại thu
nhập lãi suất, do đó các ngân hàng luôn có xu hướng giảm thiểu tài sản có ở dạng
tiền mặt. Để thu được lãi suất, các NH phải đầu tư tư tiền vào các tài sản ít thanh
khoản hơn hoặc vào những tài sản có thời hạn dài. Cho dù cuối cùng thì hầu hết các
tài sản khác nhau cũng có thể chuyển hóa thành tiền, nhưng chi phí để chuyển hóa
thành tiền ngay lập tức đối với các tài sản khác nhau thì rất khác nhau. Khi phải bán
một tài sản ngay lập tức thì giá của nó có thể thấp hơn rất nhiều so với trường hợp
có thời gian để tìm kiếm người mua và thương lượng về giá. Kết quả là, một số tài
sản chỉ có thể chuyển hóa thành tiền ngay lập tức tại mức giá bán hóa giá rất thấp
(fire-sale prices), do đó có thể đe dọa đến khả năng thanh toán cuối cùng của ngân
hàng. Ngoài thanh lý tài sản, NH có thể tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung thông qua
việc đi vay trên thị trường tiền tệ.

Nguyên nhân bên tài sản có: Rủi ro thanh khoản phát sinh liên quan đến các
cam kết tín dụng. Một cam kết tín dụng cho phép người vay tiến hành rút tiền vay
bất cứ lúc nào trong thời hạn của nó. Khi một cam kết tín dụng được người vay thực
hiện, thì NH phải bảo đảm có đủ tiền ngay tức thời để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng, nếu không NH phải đối mặt với rủi ro thanh khoản. Tương tự như bên tài sản
nợ, để đáp ứng nhu cầu thanh khoản bên tài sản có, NH có thể giảm số dư tiền mặt,


6

chuyển hóa các tài sản có khác thành tiền, hoặc đi vay các nguồn vốn bổ sung trên
thị trường tiền tệ.
1.3 Phương pháp đo lường và tiêu chí đánh giá khả năng thanh khoản NHTM
1.3.1 Phương pháp cung cầu thanh khoản
Một cách tổng quát, thanh khoản ngân hàng có thể phân tích trong khuôn khổ
cung cầu, nghĩa là xác định những nhu cầu chi trả và những nguồn thu của ngân
hàng tại một thời điểm nhất định; trong đó, những nhu cầu chi trả tại thời điểm t gọi
là “cầu thanh khoản – ký hiệu là Dt” và những nguồn thu tại thời điểm t gọi là
“cung thanh khoản – ký hiệu là St”.
Bảng 1.1: Cung và cầu thanh khoản
Cung thanh khoản - St

Cầu thanh khoản - Dt

1. Tiền gửi bổ sung của khách hàng

1. Khách hàng rút tiền gửi

2. Khách hàng hoàn trả tín dụng


2. Nhu cầu tín dụng của khách hàng

3. Đi vay trên thị trường tiền tệ

3. Hoàn trả nợ vay

4. Thu nhập từ cung cấp dịch vụ

4. Chi phí hoạt động và trả thuế

5. Thu nhập từ bán tài sản

5. Thanh toán cổ tức cho cổ đông

+ Cầu thanh khoản – Dt
1. Khách hàng rút tiền gửi: Đây là nhu cầu thanh khoản chủ yếu có tính
thường xuyên, tức thời và vô điều kiện; bao gồm tất cả các loại tiền gửi không kỳ
hạn, tiền gửi phát hành séc, tiền gửi có kỳ hạn có thể rút trước hạn, tiền gửi có kỳ
hạn thanh toán khi đến hạn, thanh toán kỳ phiếu và trái phiếu đến hạn.
2. Nhu cầu tín dụng của khách hàng chất lượng: đây là các quan hệ tín dụng
mà ngân hàng muốn duy trì và đáp ứng. Bao gồm nhu cầu cấp tín dụng mới, gia hạn
khi khoản vay đến hạn, sử dụng hạn mức tín dụng hay thực hiện cam kết tín dụng.
3. Hoàn trả nợ vay: đây là quan hệ tín dụng trên thị trường tiền tệ bao gồm
hoàn trả tiền vay cho các ngân hàng khác, cho NHTW và các thỏa thuận mua lại.


7

4. Chi phí hoạt động và trả thuế: bao gồm các chi phí liên quan đến hoạt
động, như chi tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, công tác phí, mua sắm tài

sản, chi sử dụng dịch vụ của các đơn vị khác, chi trả thuế các loại.
5. Thanh toán cổ tức cho cổ đông: bao gồm chi cổ tức bằng tiền cho tất cả
các loại cổ phiếu do ngân hàng phát hành.
+ Cung thanh khoản -St
1. Tiền gửi bổ sung của khách hàng: đây được xem là nguồn cung thanh
khoản quan trọng nhất đối với ngân hàng để duy trì nhu cầu thanh khoản thường
xuyên. Bao gồm tất cả các loại tiền gửi mới, tiền gửi bổ sung hay kéo dài thời hạn
tiền gửi.
2. Khách hàng hoàn trả tín dụng: đây được xem là nguồn cung thanh khoản
quan trọng thứ hai. Vì hoạt động tín dụng là hoạt động chính, mang lại nguồn thu
lớn nhất cho ngân hàng, nhưng cũng chứa đựng rủi ro mất vốn cao, ảnh hưởng đến
khả năng thanh toán cuối cùng của ngân hàng.
3. Đi vay trên thị trường tiền tệ: phản ánh năng lực của NH có thể đi vay tức
thời trên thị trường tiền tệ. Bao gồm các khoản vay mới, gia hạn và tuần hoàn nợ
vay, ký kết hạn mức tín dụng hay bằng các hợp đồng mua lại. Quan hệ tiền vay của
ngân hàng có thể là với các ngân hàng khác hay với NHTW.
4. Thu nhập từ bán tài sản: nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản, NH có thể
chuyển hóa một phần tài sản có thanh khoản thành tiền mặt tức thời. Tài sản có
thanh khoản của ngân hàng chủ yếu bao gồm trái phiếu, tín phiếu kho bạc; ngoài ra,
có thể kể đến các trái phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu của các ngân hàng và các công ty có
hệ số tín nhiệm cao.
5. Thu nhập từ cung cấp dịch vụ: bao gồm thu nhập chủ yếu từ các dịch vụ
ngoại bảng như mở và thông báo L/C, bảo lãnh ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ, tư
vấn….
Nếu gọi trạng thái thanh khoản ròng tại thời điểm t là NLPt, ta có:
NLPt = St - Dt
- Nếu NLP < 0, nghĩa là tổng cung nhỏ hơn tổng cầu thanh khoản và được
gọi là “thâm hụt thanh khoản - liquidity deficit”. Nếu ngân hàng có trạng thái thâm



8

hụt thanh khoản, thì nhà quản lý phải quyết định xem khi nào và ở đâu có thể tăng
được nguồn cung thanh khoản bổ sung.
- Nếu NLP > 0, nghĩa là tổng cung lớn hơn tổng cầu thanh khoản và được gọi
là “thặng dư thanh khoản – liquidity surplus”. Nếu ngân hàng có trạng thái thặng dư
thanh khoản, thì nhà quản lý phải quyết định xem khi nào và vào đâu để đầu tư sinh
lãi khoản tiền thặng dư.
1.3.2 Phương pháp khe hở tài trợ
Nhiều khoản tiền gửi không kỳ hạn thường lưu tại NH một thời gian khá dài,
do đó, trong quản lý, NH thường quan tâm đến số dư tiền gửi trung bình (bao gồm
cả tiền gửi không kỳ hạn) như là nguồn thường xuyên để tài trợ cho dư nợ tín dụng
trung bình trong hầu hết các thời gian. Chúng ta định nghĩa khe hở tài trợ như sau:
Khe hở tài trợ = Dư nợ tín dụng trung bình - Số dư tiền gửi trung bình
Nếu khe hở tài trợ là dương, thì NH phải tài trợ phần tín dụng phụ trội bằng
cách giảm số dư tiền mặt dự trữ và các tài sản thanh khoản, hay đi vay bổ sung trên
thị trường tiền tệ. Do đó có thể viết:
Khe hở tài trợ = - Tài sản có thanh khoản + Tiền vay bổ sung
(Khe hở tài trợ + Tài sản có thanh khoản = Nhu cầu tài trợ)
Trong đó: Nhu cầu tài trợ = Tiền vay bổ sung
Với cách biểu diễn này, thì thanh khoản và những ngụ ý của nhà quản lý về
nhu cầu tài trợ là: nhu cầu đi vay bổ sung của NH được xác định bởi số dư tiền gửi
thường xuyên, số dư tín dụng thường xuyên, số dư tài sản có thanh khoản.
Đặc biệt, đối với một NH có khe hở tài trợ lớn, nhưng muốn duy trì nhiều tài
sản có thanh khoản, thì nhu cầu đi vay bổ sung trên thị trường tiền tệ sẽ càng lớn, và
cách quản lý này của NH bộc lộ rủi ro thanh khoản là rất cao.


9


Bảng 1.2: Nhu cầu tài trợ của ngân hàng (triệu USD).
Tài sản có
Tín dụng

Tài sản nợ

$25

Tiền gửi thường xuyên

$20

Tài sản có thanh khoản

$5

Nhu cầu tài trợ (vay bổ sung) $10

Tổng số

$30

Tổng số

$30

Khe hở tài trợ

$5


Một sự tăng lên của khe hở tài trợ là dấu hiệu cảnh báo về rủi ro thanh khoản
trong tương lai đối với NH, biểu hiện bằng việc ngưởi gửi tiền đến NH rút tiền tăng
lên (tiền gửi thường xuyên giảm xuống dướng 20 triệu USD) và dư nợ tín dụng
cũng tăng lên do người vay tìm cách thực hiện các cam kết tín dụng (dư nợ tín dụng
tăng lên trên mức 25 triệu USD). Nếu NH không giảm số dư tài sản có thanh khoản
(vẫn duy trì ở mức 5 triệu USD), thì nhà quản lý phải sử dụng đến phương sách là đi
vay bổ sung trên thị trường tiền tệ. Khi đi vay nhiều, sẽ được những nhà cho vay
kinh nghiệm chú ý đến hệ số tín nhiệm của NH đi vay. Ngân hàng cho vay có thể áp
dụng phí tín dụng cao (do đã chấp nhận rủi ro) hay áp dụng hạn mức tín dụng ngặt
nghèo và không cho phép tuần hoàn tín dụng. Nếu nhu cầu tài trợ của NH vượt quá
hạn mức tín dụng được phép, thì NH sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
1.3.3 Phương pháp cấu trúc nguồn vốn
Phương pháp cấu trúc nguồn vốn đề cập đến việc xác định Cầu thanh khoản
của NH là như thế nào. Phương pháp này dựa vào việc phân chia nguồn vốn theo
khả năng có thể bị rút ra khỏi NH và được thể hiện qua các bước:
Bước 1: tổng nguồn vốn của ngân hàng được chia thành nhiều nhóm dựa
trên khả năng vốn bị rút ra khỏi NH. Thông thường tổng nguồn vốn được chia thành
3 nhóm chủ yếu sau:
Nhóm 1: nguồn vốn nóng (hot money). Bao gồm vốn đi vay và tiền gửi nhạy
cảm với lãi suất hoặc được dự tính sẽ rút ra khỏi NH trong kỳ kế hoạch.


10

Nhóm 2: nguồn vốn kém ổn định. Bao gồm các khoản tiền gửi của khách
hàng trong đó một phần đáng kể có thể bị rút ra khỏi ngân hàng tại một thời điểm
nào đó trong kỳ kế hoạch.
Nhóm 3: nguồn vốn ổn định (core or base deposits). Bao gồm các khoản vốn
mà NH tin tưởng là ít có khả năng bị rút ra khỏi NH. Nguồn vốn này còn được gọi
tiền gửi cơ sở hay vốn cơ của NH.

Bước 2: Xác định nhu cầu dự trữ thanh khoản cho từng nguồn vốn.
Tùy theo những nguyên tắc quản trị, NH sẽ dành riêng phần vốn thanh khoản
cho mỗi nguồn vốn trên nhằm đáp ứng nhu cầu rút ra khỏi NH. Thông thường tỷ lệ
dự trữ thanh khoản được lựa chọn như sau:
-

Nhóm 1: 95%; Nhóm 2: 30%; Nhóm 3: 15%

Sau khi xác định được tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ cho từng nhóm, ta
xây dựng công thức tính dự trữ thanh khoản vốn như sau:
Dự trữ thanh khoản vốn = 0,95 (nguồn vốn nóng – DTBB) + 0,30 (nguồn
vốn kém ổn định – DTBB) + 0,15 (nguồn vốn ổn định – DTBB)
Bước 3: Xác định nhu cầu thanh khoản đáp ứng các khoản vay chất lượng.
Chất lượng kinh doanh ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng các
khoản cho vay, chính vì vậy NH thường xây dựng một chính sách tín dụng nhằm
thỏa mãn tối đa các khoản cho vay có chất lượng cao. Khi các khoản vay chất lượng
được cấp, ngân hàng sẽ kỳ vọng nhiều vào việc thiết lập quan hệ khách hàng lâu
dài, truyền thống, trên cơ sở mở rộng cung cấp dịch vụ và tạo cơ sở tiền gửi vững
chắc. Với quan điểm như vậy, NH cần dự tính nhu cầu vay tối đa tiềm năng và phải
có dự trữ thanh khoản cho các khoản vay chất lượng cao, thường bằng 100% chênh
lệch giữa tổng cho vay tối đa tiềm năng và dư nợ thực tế hiện tại.
Bước 4: Xác định tổng nhu cầu thanh khoản. Tổng nhu cầu thanh khoản của
NH được xác định bằng tổng nhu cầu dự trữ thanh khoản vốn và nhu cầu thanh
khoản cho vay.
Dự trữ thanh khoản cho vay = Quy mô cho vay tối đa – Tổng dư nợ hiện tại
Tổng dự trữ thanh khoản = Dự trữ thanh khoản vốn+Dự trữ thanh khoản cho vay


11


Tổng dự trữ thanh khoản = 0,95 (nguồn vốn nóng – DTBB) + 0,30 (nguồn vốn
kém ổn định – DTBB) + 0,15 (nguồn vốn ổn định – DTBB) +1,00 (quy mô cho vay
tối đa - tổng dư nợ hiện tại)
1.3.4 Phương pháp thang đến hạn (Maturity Ladder Method)
Vào tháng 2 năm 2000, Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) đã xây dựng
phương pháp “thang đến hạn” để đo lường thanh khoản của các NHTM, mà thực
chất là xác định nhu cầu tài trợ ròng. Khả năng thanh khoản liên quan đến việc đánh
giá tất cả các luồng tiền vào và các luồng tiền ra, như được mô tả tại bảng dưới đây.
Bảng 1.3: Xác định thanh khoản ròng theo mô hình thang đến hạn.
Đơn vị: Tỷ VND
1 ngày

1 tháng

6 tháng

Luồng tiền vào
Tài sản có đến hạn

10

150

1.500

Bán các tài sản có chưa đến hạn

12

250


4.000

Nhận tiền gửi mới

15

200

2.000

Vay mới

12

100

750

Các khoản thu khác (lãi cho vay, phí dịch vụ…)

5

50

400

54

750


8.650

Tài sản nợ đến hạn

30

490

4.500

Giải ngân các HĐTD và các cam kết ngoại bảng

10

250

2.600

Chi trả tiền lãi, tiền lương và chi nghiệp vụ

6

50

360

Luồng tiền ra khác (không dự tính)

4


10

40

50

800

7.500

Trạng thái thanh khoản ròng (nhu cầu tài trợ)

4

(50)

1.150

Trạng thái thanh khoản tích lũy (cộng dồn)

4

(46)

1.104

Tổng luồng tiền vào
Luồng tiền ra


Tổng luồng tiền ra

Phương pháp thang đến hạn cho phép so sánh các luồng tiền vào và các
luồng tiền ra trong mỗi ngày hay cho một thời kỳ nhất định, qua đó xác định được


12

các trạng thái thanh khoản ròng (nhu cầu tài trợ ròng) mỗi ngày và trạng thái thanh
khoản tích lũy cho một thời kỳ.
Bảng trên cho thấy, ngân hàng có thặng dư thanh khoản là 4 tỷ VND trong
ngày, nhưng lại thâm hụt thanh khoản tích lũy trong tháng tiếp theo là 46 tỷ USD.
Ngân hàng phải ngay lập tức có kế hoạch tăng nguồn vốn bổ sung để bù đắp thiếu
hụt thanh khoản trong tháng. Trong khi đó, với kỳ hạn 6 tháng, NH có thặng dư
thanh khoản tích lũy là 1.104 tỷ VND, NH ngay từ bây giờ phải nỗ lực tìm kiếm các
dự án đầu tư để sử dụng hiệu quả thặng dư thanh khoản này.
Để xây dựng thang đến hạn, NH xác định các luồng tiền vào và ra cho những
kỳ hạn khác nhau. Các luồng tiền vào có thể được xếp thứ tự theo ngày mà các tài
sản có đến hạn hoặc căn cứ vào ước tính về luồng tiền vào trên cơ sở sử dụng hạn
mức tín dụng của NH khác. Tương tự, các luồng tiền ra có thể được xếp thứ tự theo
ngày mà các tài sản Nợ đến hạn, hay cho một thời hạn nhất định và ước tính các nhu
cầu vay đột xuất cũng như rút tiền gửi trước hạn. Mức chênh lệch giữa tổng luồng
tiền vào và tổng luồng tiền ra trong mỗi thời kỳ trở thành cơ sở để đo lường mức dư
thừa hay thiếu hụt thanh khoản tại các thời điểm khác nhau.
Bảng 1.4: Trạng thái thanh khoản ròng một (01) ngày.
Đơn vị: Tỷ VND
Bình

NH khó


Thị trường

thường

khăn

khó khăn

Tài sản có đến hạn

20

18

16

Bán các tài sản có chưa đến hạn

16

10

9

Nhận tiền gửi mới

10

5


4

Thu lãi cho vay, phí dịch vụ…

7

7

4

Thu từ các nghiệp vụ khác

1

0

0

54

40

32

30

30

30


Luồng tiền vào

Tổng luồng tiền vào
Luồng tiền ra
Tài sản nợ đến hạn


13

Giải ngân các HĐTD và các cam kết ngoại bảng

10

14

20

Chi trả tiền lãi

6

6

6

Các khoản chi bất ngờ khác (rút trước hạn)

4

20


10

50

70

66

4

(30)

(34)

Tổng luồng tiền ra
Trạng thái thanh khoản ròng (nhu cầu tài trợ)

BIS cũng xây dựng phương pháp dự báo các luồng tiền có thể phát sinh cho
các kịch bản khác nhau trong các điều kiện bình thường, điều kiện bản thân ngân
hàng gặp khó khăn (chủ quan) và điền kiện thị trường gặp khó khăn (khách quan).
Điều kiện bình thường giả định rằng tất cả các hoạt động của NH cũng như của nền
kinh tế diễn ra bình thường theo đúng dự kiến. Điều kiện bản thân ngân hàng gặp
khó khăn giả định rằng NH phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng hạn, thậm chí
là có nhiều khoản tiền gửi rút trước hạn…Điều kiện nền kinh tế gặp khó khăn giả
định rằng chất lượng tín dụng tổng thể giảm, các NH gặp khó khăn trong việc huy
động mới. Bảng 1.4 là ví dụ mô tả về kịch bản cho 3 tình huống.
1.3.5 Phương pháp chỉ số thanh khoản
Phương pháp chỉ số thanh khoản (liquidity index) được phát triển với Jim
Pierce tại Fed. Chỉ số này đo lường khoản lỗ tiềm năng khi NH phải bán tháo các tài

sản của mình đế đáp ứng nhu cầu thanh khoản với giá thấp hơn giá thị trường trong
điều kiện bình thường. Nếu bán theo các điều kiện thị trường bình thường thì có thể
được giá cao hơn nhưng phải mất một thời gian dài nhất định, bởi vì NH phải
nghiên cứu thị trường và trải qua quá trình đấu giá…nên không đáp ứng được nhu
cầu thanh khoản ngay, buộc NH phải bán tháo tài sản cho dù giá thấp hơn, tức chấp
nhận khoản lỗ. Chênh lệch giữa giá bán tháo (Pi) và giá thị trường hợp lý (P*i) càng
lớn, thì danh mục tài sản của NH càng kém thanh khoản. Gọi I là chỉ số thanh
khoản, ta có:


I=


i 1

Wi

Pi
Pi *

Ví dụ: Giả sử, NH XYZ có hai tài sản: 50% tín phiếu kho bạc và 50% cho
vay bất động sản. Nếu NH phải bán tín phiếu ngày hôm nay (thời hạn còn lại 1


14

tháng), sẽ nhận được (P1) 99 VND trên 100 VND mệnh giá; nếu NH đợi sau một
tháng (khi đến hạn) mới bán sẽ nhận được (P*1) 100 VND trên 100 mệnh giá. Nếu
NH phải bán khoản cho vay bất động sản ngày hôm nay, NH nhận được (P2)
85VND trên dư nợ 100 VND, nhưng nếu bán sau 1 tháng thì nhận được (P*2)

92VND trên dư nợ 100 VND. Vậy chỉ số thanh khoản 1 tháng của NH sẽ là:
I = 0,5

0,99
0,85
+ 0,5
= 0,495+0,462 = 0,967
0,92
1,00

Giả sử, tình huống xảy ra thị trường bất động sản chững lại nên giá bán
khoản cho vay bất động sản chỉ thu được 65 VND trên dư nợ 100 VND. Như vậy,
chỉ số thanh khoản 1 tháng của NH sẽ chỉ là:
I = 0,5

0,99
0,65
+ 0,5
= 0,495+0,353 = 0,848
0,92
1,00

1.3.6 Các tiêu chí đánh giá khả năng thanh khoản
Các tiêu chí đánh giá khả năng thanh khoản được đo lường bằng cách lượng
hoá và so sánh các hệ số, chỉ số tài chính dựa trên bảng cân đối tài sản giữa các
ngân hàng có quy mô hoạt động ngang nhau và trên cùng địa bàn, các hệ số này bao
gồm:
1. Hệ số giới hạn huy động vốn H1:
H1 =


Vốn tự có

x 100%

Vốn huy động
Hệ số này đưa ra nhằm mục đích giới hạn mức huy động vốn của NH để
tránh tình trạng khi NH huy động vốn quá nhiều vượt quá mức bảo vệ của vốn tự
có làm cho NH có thể mất khả năng chi trả.
2. Hệ tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng tài sản có H2:
H2 =

Vốn tự có

x 100%

Tổng tài sản “có”
Hệ số này đưa ra để đánh giá mức độ rủi ro của tổng tài sản có của một NH.
Thông thường NH nào gặp phải sự sụt giảm về tài sản (do rủi ro xuất hiện) càng lớn


15

thì lợi nhuận của NH đó càng thấp. Vì vậy hệ số này cho phép tài sản của NH sụt
giảm ở một mức độ nhất định so với vốn tự có của NH.
3. Chỉ số trạng thái tiền mặt H3:
H3 = Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD

x 100%

Tổng tài sản “có”

hoặc
H3* = Tiền mặt +TGTT tại NHNN+TGKKH tại các TCTD

x 100%

Tổng tài sản “có”
Hệ số này đo lường trạng thái tiền mặt của NH. Tiền mặt và các khoản tiền
gửi là những tài sản có tính lỏng cao, chỉ số này càng lớn chứng tỏ thanh khoản của
NH càng tốt.
4. Chỉ số năng lực cho vay H4:
H4 =

Dư nợ

x 100%

Tổng tài sản “có”
Chỉ số cho biết phần trăm các khoản cho vay tín dụng trong mức tài sản có
của NH. Đây là chỉ số thanh khoản âm vì cho vay là tài sản có mức thanh khoản
thấp nhất mà NH nắm giữ. Chỉ số này càng cao thể hiện thanh khoản của NH càng
kém.
5. Chỉ số “tín dụng/ tiền gửi” H5:
H5 =

Dư nợ

x 100%

Tiền gửi khách hàng
Chỉ số này cho biết tỉ lệ dư nợ cho vay trên tổng số tiền gửi huy động được

của ngân hàng. Tỉ lệ này càng cao thì khả năng thanh khoản của NH càng thấp, H5
có thể lớn hơn 100% khi NH đi vay từ các nguồn khác ngoài TGKH để thực hiện
nghiệp vụ cho vay.
6. Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6:
H6 = Chứng khoản kinh doanh + chứng khoán sẵn sàng để bán
Tổng tài sản “có”

x 100%


×