Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Phân tích lợi ích - Chi phí của dự án hồ chứa nước tàu dầu tại xã Cư An, huyện Đắk Pơ, tỉnh Gia Lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.9 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


TRẦN THỊ HẢI YẾN

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ CỦA DỰ
ÁN HỒ CHỨA NƯỚC TẦU DẦU TẠI XÃ
CƯ AN, HUYỆN ĐĂK PƠ, TỈNH GIA LAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH CÔNG
MÃ SỐ: 60.31.14

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS TRẦN TIẾN KHAI
Ths. NGUYỄN XUÂN THÀNH

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử
dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu
biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh
tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27/04/2012
Học viên

Trần Thị Hải Yến




ii

LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên xin dành cho gia đình, những người bạn thân đã luôn bên cạnh và
động viên tôi, nhất là trong những lúc tôi gặp khó khăn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy cô trong Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tận
tình giảng dạy cho tôi trong suốt năm học vừa qua.
Đặc biệt, tôi vô cùng biết ơn sự hướng dẫn nhiệt tình và chu đáo của thầy Trần Tiến Khai
và thầy Nguyễn Xuân Thành. Xin gửi đến các thầy lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những người bạn học trong Chương trình
Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã giúp đỡ, động viên và cùng tôi bước qua thời gian học tập
vô cùng vất cả nhưng cũng đầy bổ ích.
Xin chân thành cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2012
Học viên

Trần Thị Hải Yến


iii

TÓM TẮT
An ninh lương thực là vấn đề được thế giới đặc biệt quan tâm khi dân số ngày một tăng
cao; diện tích canh tác ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp,
giao thông… Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, bình quân mỗi
năm diện tích đất trồng lúa của cả nước giảm 50 nghìn ha. 1 Mặc dù nước ta đã vươn lên là
nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới nhưng chúng ta vẫn cần nỗ lực hơn nữa để
có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo an ninh lương thực dài hạn.

Một trong những giải pháp nhằm đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững chính là mở
rộng diện tích đất canh tác bằng cách đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi cho các khu
vực có tiềm năng phát triển nông nghiệp nhưng thiếu nguồn nước. Dự án “Hồ chứa nước
Tầu Dầu” tại xã Cư An, huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai là một công trình thủy lợi đáp ứng
được mục tiêu cung cấp nước tưới cho 250 ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang, mở rộng diện
tích canh tác trên địa bàn có tiềm năng về nguồn nước, đất đai, nhân lực. Tuy nhiên, đến
thời điểm này dự án vẫn còn đang trong quá trình đề nghị cấp kinh phí từ nguồn ngân sách
trung ương.
Khả năng dự án có được thực hiện hay không sẽ được làm rõ sau khi tác giả tìm được câu
trả lời cho các câu hỏi: Thứ nhất, dự án có khả thi về mặt kinh tế hay không, xét trên lợi
ích từ thu nhập ròng trồng lúa và các loại cây khác mang lại khi mở rộng được diện tích
canh tác so với chi phí đầu tư và vận hành hồ chứa nước Tầu Dầu?; Thứ hai, dự án sẽ tạo
ra gánh nặng ngân sách như thế nào nếu được đầu tư?
Qua quá trình thu thập số liệu, thực hiện thẩm định tính khả thi về mặt kinh tế của dự án và
đánh giá khả năng tài trợ từ ngân sách, tác giả đi đến kết luận: Thứ nhất, dự án khả thi về
mặt kinh tế xét trên lợi ích từ thu nhập ròng trồng lúa và các loại cây khác mang lại khi mở
rộng được diện tích canh tác so với chi phí đầu tư và vận hành hồ chứa nước Tầu Dầu; Thứ
hai, ngân sách có khả năng tài trợ cho dự án thông qua việc cơ cấu lại nguồn vốn phân bổ
cho đầu tư nông nghiệp, nông thôn. Từ đó, tác giả đưa ra kiến nghị chính phủ nên bố trí
nguồn vốn để dự án có thể được triển khai trong thời gian sớm nhất nhằm góp phần tạo
việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân xã Cư An.
Nhân Dân Điện tử, An ninh lương thực, 16/12/2011,
/>1


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii

TÓM TẮT ...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT .................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................ viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ....................................................................................... ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................ 1
1.1. Bối cảnh chính sách ................................................................................................ 1
1.2. Giới thiệu dự án ....................................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu............................................................................... 3
CHƯƠNG 2: KHUNG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ........................................ 4
2.1. Phân tích kinh tế ...................................................................................................... 4
2.1.1. So sánh kịch bản có và không có dự án ........................................................... 4
2.1.2. Lựa chọn tiêu chí đánh giá tính khả thi của dự án ........................................... 4
2.1.2.1. Giá trị hiện tại ròng (NPV) ....................................................................... 4
2.1.2.2. Suất sinh lợi nội tại (IRR) ......................................................................... 5
2.1.3. Nhận dạng lợi ích và chi phí kinh tế ................................................................ 5
2.1.3.1. Lợi ích kinh tế của dự án .......................................................................... 6
2.1.3.2. Chi phí kinh tế của dự án .......................................................................... 6
2.1.4. Xác định giá kinh tế, chi phí kinh tế ................................................................ 6
2.2. Phân tích tài chính trên quan điểm chủ đầu tư ........................................................ 7
2.2.1. Phân tích dòng ngân lưu ròng .......................................................................... 7
2.2.2. Tiêu chuẩn đánh giá dự án ............................................................................... 8


v

2.2.3. Lợi ích và chi phí tài chính .............................................................................. 8
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG VÀ THÔNG TIN PHÂN TÍCH KINH
TẾ ................................................................................................................................... 9
3.1. Lợi ích kinh tế của dự án ......................................................................................... 9

3.1.1. Doanh thu kinh tế của các loại cây trồng ....................................................... 10
3.1.1.1. Doanh thu từ gạo ..................................................................................... 10
3.1.1.2. Doanh thu từ mì ...................................................................................... 10
3.1.1.3. Doanh thu từ ngô .................................................................................... 11
3.1.1.4. Doanh thu từ mía .................................................................................... 11
3.1.2. Chi phí sản xuất kinh tế ................................................................................. 11
3.1.2.1. Chi phí phân bón ..................................................................................... 11
3.1.2.2. Chi phí kinh tế của lao động tham gia sản xuất ...................................... 11
3.1.2.3. Chi phí sản xuất khác .............................................................................. 12
3.1.2.4. Chi phí chế biến hàng xuất khẩu ............................................................. 13
3.2. Chi phí kinh tế của dự án ....................................................................................... 13
3.2.1. Chi phí đầu tư ................................................................................................ 13
3.2.2. Chi phí quản lý, duy tu................................................................................... 13
3.3. Các thông số khác .................................................................................................. 13
3.3.1. Đơn vị tiền tệ và lạm phát .............................................................................. 13
3.3.2. Vòng đời kinh tế của dự án ............................................................................ 14
3.3.3. Diện tích các loại cây trồng ........................................................................... 14
3.3.4. Năng suất các loại cây trồng .......................................................................... 14
3.3.5. Chi phí vốn kinh tế......................................................................................... 14
3.4. Phân tích kinh tế .................................................................................................... 15
3.4.1. Kết quả phân tích kinh tế ............................................................................... 15
3.4.2. Phân tích độ nhạy và rủi ro ............................................................................ 17


vi

3.4.2.1. Phân tích độ nhạy .................................................................................... 17
3.4.2.2. Phân tích rủi ro ........................................................................................ 18
3.4.3. Phân tích phân phối........................................................................................ 21
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRÊN QUAN ĐIỂM CHỦ ĐẦU TƯ ........ 23

4.1. Kết quả phân tích tài chính trên quan điểm chủ đầu tư ......................................... 23
4.2. Đánh giá khả năng tài trợ nguồn vốn cho dự án từ ngân sách ............................... 24
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH ......................................... 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 29
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 32
Phụ lục 1-1: Bản đồ vị trí dự án ................................................................................... 32
Phụ lục 1-2: Khả năng đáp ứng nguồn nước của dự án................................................ 33
Phụ lục 3-1: Chi phí sản xuất tài chính của các loại cây trồng ..................................... 35
Phụ lục 3-2: Bảng tính hiệu quả kinh tế của dự án ....................................................... 38
Phụ lục 3-3: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2012 ........................ 42
Phụ lục 3-4: Phân tích rủi ro ......................................................................................... 43


vii

DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
CIF (Cost, Insurance and Freight): Giá đã bao gồm giá thành của sản phẩm, cước phí vận
chuyển và phí bảo hiểm.
ECOC (Economic Opportunity Cost of Capital): Suất chiết khấu kinh tế
FIRR (Finance Internal Rate of Return): Suất sinh lợi nội tại tài chính
FOB (Free On Board): Giao hàng trên phương tiện vận chuyển
IRR (Internal Rate of Return): Suất sinh lời nội tại
NPV (Net Present Value): Giá trị hiện tại ròng
NPVf (Finance Net Present Value): Giá trị hiện tại ròng tài chính
ODA (Official Development Assistance): Vốn viện trợ phát triển chính thức
r: Suất chiết khấu
rf: Suất chiết khấu tài chính
TP. Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh
UBND: Ủy ban Nhân dân
WACC (Weighted Average Cost Of Capital): Chi phí vốn bình quân trọng số



viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1: Tổng chi phí đầu tư dự án ..................................................................................... 2
Bảng 3-1: Doanh thu kinh tế của các loại cây trồng ............................................................ 15
Bảng 3-2: Tỷ lệ Thu nhập ròng/Doanh thu .......................................................................... 16
Bảng 3-3: Ngân lưu kinh tế dự án ........................................................................................ 16
Bảng 3-4: Phân tích độ nhạy trong thẩm định tính khả thi về mặt kinh tế của dự án .......... 17
Bảng 3-5: Giá trị hoán chuyển ............................................................................................. 17
Bảng 3-6: Phân tích phân phối ............................................................................................. 21
Bảng 4-1: Ngân lưu tài chính dự án trên quan điểm ngân sách ........................................... 23
Bảng 4-2: Phân tích độ nhạy tài chính ................................................................................. 24


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3-1: Biến động giá xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2004 – 2012 ................... 20
Hình 3-2: Kết quả chạy mô phỏng Monte Carlo ................................................................. 20
Hình 4-1: Đồ thị gánh nặng ngân sách ................................................................................ 23


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Bối cảnh chính sách
Hồ chứa nước Tầu Dầu được đề xuất xây dựng trên địa bàn xã Cư An – một xã nằm ở phía
Đông của huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai, cách trung tâm huyện hơn 7 km theo đường Quốc lộ

19. Huyện Đăk Pơ là một huyện có 8 xã, chưa có thị trấn trong đó có tới 6 xã thuộc vùng
khó khăn. Do đó, địa bàn này được hưởng nhiều chính sách ưu đãi như được miễn thuế thu
nhập từ nông nghiệp, miễn thủy lợi phí, thậm chí những gia đình khó khăn và bị thiệt hại
do bão lũ, thiên tai còn được cấp giống và phân bón.
Xã Cư An có cơ cấu kinh tế phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp: nông nghiệp chiếm 45%,
thương mại – dịch vụ 31%, công nghiệp 24% trong tổng giá trị sản phẩm của xã. Nguồn
thu ngân sách của xã Cư An năm 2010 chỉ vào khoảng 2,7 tỷ đồng, số hộ nghèo và cận
nghèo chiếm gần 28% trong tổng số hộ của xã. 2
Mặc dù số người tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm tới 70% tổng lao động của xã, diện
tích canh tác bình quân 1,16 hecta/hộ nhưng sản lượng lúa sản xuất không đủ đáp ứng nhu
cầu trên địa bàn 3. Sản lượng lúa năm 2010 chỉ đạt 11,79 tấn trong khi dân số toàn xã 6.445
người, tiêu thụ bình quân 180 - 200 kg gạo/người/năm 4 tương đương khoảng 1.160 – 1.289
tấn/năm. Ngoài việc khai thác không hiệu quả diện tích đất canh tác hiện hữu, địa phương
cũng không tận dụng được toàn bộ phần diện tích đất nông nghiệp: diện tích đất nông
nghiệp trên địa bàn xã 2.294,18 hecta nhưng mới chỉ khai thác được 1.749 hecta, chiếm
khoảng 76% tổng diện tích đất nông nghiệp; nguyên nhân do thiếu nguồn nước tưới. 5
Các công trình thủy lợi trên địa bàn xã mới chỉ đáp ứng cho việc tưới tiêu 12 hecta trên
tổng diện tích gieo trồng 1.749 hecta, không đủ đáp ứng nhu cầu nước cho những loại cây
trồng tiềm năng trên địa bàn bao gồm lúa, ngô, mì, mía và rau các loại. 6 Vì vậy, việc đầu tư
các công trình thủy lợi để tăng diện tích đất canh tác được tưới tiêu là vấn đề chính sách
lớn của địa phương.
UBND xã Cư An (2011), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm 2010, phương
hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm 2011.
3
Phòng Lao động Thương binh Xã hội huyện Đăk Pơ (2011), Báo cáo cung cầu lao động.
4
Ngân hàng kiến thức trồng lúa, Vai trò của lúa gạo, 16/12/2011,
/>5
Cục Thống kê tỉnh Gia Lai (2011), Niên giám Thống kê 2011.
6

UBND tỉnh Gia Lai (2010), Bảng thống kê các công trình thủy lợi đã xây dựng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
2


2

1.2. Giới thiệu dự án
Dự án hồ chứa nước Tầu Dầu được đề xuất xây dựng trên địa bàn xã Cư An – Huyện Đăk
Pơ – Tỉnh Gia Lai do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Gia Lai và UBND
huyện Đăk Pơ làm chủ đầu tư.
Phụ lục 1-1 trình bày bản đồ vị trí của dự án.
Mục tiêu của dự án Hồ chứa nước Tầu Dầu là nhằm cung cấp nguồn nước để tăng diện tích
canh tác trên 250 ha đất nông nghiệp hiện bỏ hoang. Dự án Hồ Tầu Dầu nằm trong quy
hoạch hệ thống thủy lợi vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn năm 2007 – 2010,
phù hợp nhu cầu của người dân trên địa bàn cũng như đảm bảo được khả năng đáp ứng
nguồn nước cho diện tích canh tác mở rộng. Dự án có tổng chi phí đầu tư 54,86 tỷ đồng
(giá năm 2009) (Bảng 1-1). 7 Dự án đã được lập xong từ năm 2007, được UBND tỉnh Gia
Lai ra quyết định đầu tư năm 2009 nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai xây dựng.
Bảng 1-1: Tổng chi phí đầu tư dự án
STT

Hạng mục

1 Chi phí xây dựng
2 Chi phí quản lý dự án

Giá trị (triệu đồng)
34.735
581


3 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

4.068

4 Chi phí khác

1.150

5 Chi phí đền bù

7.908

6 Chi phí dò, tìm xử lý bom, mìn

2.190

7 Chi phí dự phòng

4.227

Tổng chi phí

54.862

Nguồn: UBND tỉnh Gia Lai (2009), Quyết định số 1032/QĐ-UBND V/v phê duyệt dự án đầu tư xây
dựng công trình Hồ chứa nước Tầu Dầu, xã Cư An, huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai.

Phụ lục 1-2 trình bày số liệu tính toán kỹ thuật của dự án do Công ty Cổ phần Tư vấn Xây
dựng Nông Lâm nghiệp Gia Lai thực hiện. Dựa vào kết quả này, dự án khả thi về mặt kỹ
thuật trong việc đáp ứng nhu cầu cấp nước cho 250 ha đất canh tác nông nghiệp.

Trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp, nhu cầu chi tiêu ngân sách lớn thì một dự án chỉ có thể
UBND tỉnh Gia Lai (2009), Quyết định số 1032/QĐ-UBND V/v phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình
Hồ chứa nước Tầu Dầu, xã Cư An, huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai. Trong tổng chi phí đầu tư, khoản mục chi
phí tư vấn đầu tư xây dựng đã được bỏ ra và trở thành chi phí chìm.
7


3

được cấp vốn khi nó thực sự đem lại hiệu quả kinh tế. Thế nhưng Thuyết minh dự án đầu
tư công trình Hồ chứa nước Tầu Dầu do Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Nông Lâm
nghiệp Gia Lai lập chưa xác định được lợi ích và chi phí kinh tế của dự án.
Theo đề xuất ban đầu, nguồn vốn trái phiếu chính phủ sẽ được sử dụng để tài trợ cho dự
án. Đây là dự án tự tưới nên trong giai đoạn vận hành chỉ tốn chi phí quản lý, duy tu. Bên
cạnh đó, dự án được xây dựng trên địa bàn hưởng chính sách ưu đãi về thủy lợi phí và thuế
thu nhập từ nông nghiệp nên dự án không có nguồn thu. Về mặt tài chính, dự án chưa xác
định được cơ chế tài trợ khả thi để làm cơ sở thuyết phục Trung ương cung ứng vốn.
Đây chính là những vấn đề mà tác giả muốn hướng đến giải quyết trong luận văn “Phân
tích lợi ích – chi phí của Dự án Hồ chứa nước Tầu Dầu”.
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là thẩm định tính khả thi về mặt kinh tế và tài chính của
dự án dựa trên khung phân tích lợi ích – chi phí. Cụ thể, tác giả tập trung trả lời hai câu hỏi
chính sách:
-

Thứ nhất, dự án có khả thi về mặt kinh tế hay không xét trên lợi ích từ thu nhập
ròng trồng lúa và các loại cây khác mang lại khi mở rộng được diện tích canh tác so
với chi phí đầu tư và vận hành hồ chứa nước Tầu Dầu?

-


Thứ hai, xét về mặt tài chính, do nông dân sản xuất tại địa bàn khó khăn được miễn
thủy lợi phí, thì dự án sẽ tạo ra gánh nặng ngân sách như thế nào nếu được đầu tư?


4

CHƯƠNG 2: KHUNG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ
Tác giả sử dụng lý thuyết lợi ích – chi phí (kinh tế và tài chính) nhưng xây dựng khung
phân tích cụ thể cho một dự án thủy lợi phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
2.1. Phân tích kinh tế
2.1.1. So sánh kịch bản có và không có dự án
Để khẳng định một dự án có đem lại hiệu quả kinh tế hay không, người phân tích không
phải dựa vào những thành quả trước và sau khi có dự án mà phải dựa vào những khác biệt
giữa tình trạng có và không có dự án để làm cơ sở đánh giá chi phí và lợi ích gia tăng của
dự án. Hay nói cách khác, kết luận đi đến khẳng định lợi ích do dự án mang lại phải dựa
trên thành quả ròng tăng thêm của dự án. Ở đây, vì dự án phục vụ cho diện tích trồng mới
250 hecta đất canh tác nên thành quả ròng tăng thêm do dự án mang lại cũng chính bằng
lợi ích có được sau khi có dự án.
2.1.2. Lựa chọn tiêu chí đánh giá tính khả thi của dự án
2.1.2.1. Giá trị hiện tại ròng (NPV)
Giá trị hiện tại ròng (NPV) là một tiêu chí thích hợp để đánh giá mức độ chấp nhận được
của dự án thông qua việc so sánh những lợi ích thu được với chi phí bỏ ra trong khuôn khổ
những lợi ích do dự án mang lại và những chi phí phát sinh từ dự án có thể đo lường được
bằng tiền. NPV là giá trị hiện tại của ngân lưu vào trừ đi giá trị hiện tại của ngân lưu ra
theo một suất chiết khấu thích hợp hay nói cách khác, NPV là giá trị hiện tại của ngân lưu
ròng.
NPV của dự án tạo ra chuỗi lợi ích (ngân lưu vào) Bo, B1, …, Bn và chuỗi chi phí (ngân lưu
ra) Co, C1, …, Cn trong vòng đời của mình từ năm 0 đến năm n, suất chiết khấu r bằng:


NPV = B0 − Co +

n
B1 − C1 B2 − C2
Bn − Cn
Bi − Ci
...
+
+
+
=

n
i
2
(1 + r ) (1 + r )
(1 + r )
i = 0 (1 + r )

Suất chiết khấu được sử dụng khi tính NPV kinh tế là chi phí cơ hội kinh tế của vốn – chi
phí bỏ ra để có được nguồn lực sử dụng để tạo ra lợi ích cho toàn nền kinh tế. Dự án được
chấp thuận khi NPV hội đủ 2 điều kiện NPV của dự án không âm và NPV cao hơn NPV
của một phương án thay thế loại trừ hoàn toàn dự án đang thẩm định. Tuy nhiên, dự án tác
giả đang đề cập nằm trong quy hoạch hệ thống thủy lợi vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia


5

Lai giai đoạn 2007 – 2010, được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên thực hiện nên không thuộc
diện dự án phải xem xét lại tính cạnh tranh hay loại trừ lẫn nhau với các dự án khác. Do đó,

tiêu chí NPV dự án không âm đã đảm bảo đủ điều kiện để dự án được chấp thuận.
2.1.2.2. Suất sinh lợi nội tại (IRR)
Suất sinh lợi nội tại (IRR) của dự án là suất chiết khấu làm cho giá trị hiện tại ròng của dự
án bằng 0.

Bo − Co +

n
B1 − C1
B − C2
Bn − Cn
Bi − Ci
+ 2
+
...
+
=
=0

2
n
i
(1 + IRR) (1 + IRR)
(1 + IRR)
i = 0 (1 + IRR )

Dự án được chấp thuận khi IRR ≥ r, trong đó r là suất sinh lợi có được khi đem nguồn tiền
đầu tư cho dự án đi đầu tư cho dự án khác. Như vậy, dự án chỉ được chấp thuận khi đem lại

suất sinh lợi tối thiểu bằng r và IRR chính là suất sinh lợi cao nhất mà dự án có khả năng

mang lại cho nền kinh tế.
Hai tiêu chí NPV và IRR cho cùng một kết quả khi đưa ra quyết định chấp thuận/bác bỏ dự
án tức dự án sẽ được chấp thuận khi NPV ≥ 0 hoặc/và IRR ≥ r. Mặc dù, NPV tính theo
giá trị tuyệt đối không mang tính trực quan như IRR được tính theo tỷ lệ %, tuy nhiên,
không phải lúc nào cũng có thể xác định được IRR, có những dự án cho ra nhiều IRR. Do
đó, NPV vẫn được ưu tiên sử dụng làm tiêu chí khi quyết định lựa chọn dự án. Trên thực
tế, cả hai tiêu chí này thường được sử dụng song song khi thẩm định dự án.
2.1.3. Nhận dạng lợi ích và chi phí kinh tế
Nhận dạng đúng và đủ lợi ích, chi phí kinh tế của dự án là yêu cầu đầu tiên và quan trọng
nhất để đảm bảo rằng dự án được thẩm định chặt chẽ, không bị sai lệch về kết quả do thừa
những lợi ích hay chi phí không phát sinh từ dự án hay thiếu những lợi ích và chi phí phát
sinh từ dự án.
Dự án nhằm mục tiêu trữ nước, cấp nước tưới ổn định, điều tiết nước tưới hợp lý và tiết
kiệm để nhân dân địa phương thâm canh sản xuất tạo nguồn cung ứng lương thực bền
vững, nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phù hợp với các chương trình trọng điểm nhằm
mục tiêu phát triển nông thôn toàn diện. Tuy nhiên, dự án được xây dựng phục vụ cho
vùng khó khăn nên không có nguồn thu khi đi vào hoạt động, ngược lại nhà nước còn phải
chi ngân sách hàng năm bù lại phần thủy lợi phí miễn cho người dân để đảm bảo công tác
quản lý và tu bổ công trình thủy lợi. Dựa vào những thông tin trên, tác giả xác định lợi ích
và chi phí kinh tế cụ thể như sau:


6

2.1.3.1. Lợi ích kinh tế của dự án
Lợi ích kinh tế do một dự án thủy lợi mang lại bao gồm: Thứ nhất, dự án ra đời sẽ làm tăng
diện tích canh tác dẫn đến tăng sản lượng các loại cây trồng đem lại giá trị kinh tế gia tăng;
Thứ hai, dự án góp phần làm tăng năng suất nhờ cung cấp đủ nước tưới cho cây trồng trên
diện tích đất canh tác hiện hữu 8.
Đối với dự án Hồ chứa nước Tầu Dầu, do diện tích canh tác trong vùng dự án hiện tại còn

trống nên dự án chỉ mang lại lợi ích kinh tế từ tăng diện tích canh tác cây trồng.
Lợi ích kinh tế khác mà dự án mang lại cho nền kinh tế còn là chống lũ quét, giúp người
dân định canh, định cư, giảm đốt rừng làm rẫy. Tuy nhiên, tác giả không thể tiến hành
lượng hóa những lợi ích này vì giới hạn về khả năng và thời gian nghiên cứu.
2.1.3.2. Chi phí kinh tế của dự án
Chi phí kinh tế của dự án bao gồm chi phí đầu tư và chi phí quản lý, duy tu công trình. Chi
phí đầu tư được tính ở đây không bao gồm chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí đền
bù. Lý do là chi phí tư vấn đầu tư đã được bỏ ra và trở thành chi phí chìm nên không được
tính còn chi phí đền bù chỉ mang tính chất chuyển giao cho chủ sở hữu diện tích đất thuộc
khu vực xây dựng dự án, không bao hàm việc sử dụng nguồn lực của nền kinh tế.
2.1.4. Xác định giá kinh tế, chi phí kinh tế
Xác định đúng mức giá là bước quan trọng thứ hai cần tiến hành khi đánh giá dự án trên
quan điểm của cả nền kinh tế. Khác với thẩm định tính khả thi về mặt tài chính của dự án,
thẩm định tính khả thi về mặt kinh tế không sử dụng dòng ngân lưu thực thu, thực chi cho
hàng hóa, dịch vụ sử dụng trong dự án (theo giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ) để đánh
giá tác động của dự án đến các luồng tài chính của chủ thể dự án. Phân tích kinh tế chú
trọng đến tác động của dự án đối với xã hội nên sử dụng giá mờ – mức giá phản ánh giá trị
kinh tế đối với xã hội của hàng hóa và dịch vụ mà dự án đã huy động để sản sinh ra lợi ích
cho chính dự án hay còn gọi là chi phí cơ hội kinh tế của nguồn lực. Tuy giá mờ phản ánh
sát thực hơn chi phí cơ hội và lợi ích của dự án nhưng trên thực tế chúng ta không có đủ
thời gian và nguồn lực để điều chỉnh tất cả các mức giá từ giá tài chính sang giá kinh tế.
Tác giả chỉ thực hiện việc điều chỉnh giá cả của các hàng hóa có khả năng tham gia ngoại
thương, tỷ giá hối đoái và mức lương. Các thông số khác của dự án, tác giả giả định giá

8

Ngân hàng Thế giới (1994), Dự án cải tạo và nâng cấp hệ thống thủy lợi Thạch Nham, tỉnh Quảng Ngãi


7


kinh tế bằng giá tài chính.
Trong dự án Hồ chứa nước Tầu Dầu, tác giả sẽ thực hiện các điều chỉnh đối với giá bán
của sản phẩm gạo, mì, ngô và giá mua của phân bón là những sản phẩm có khả năng ngoại
thương: Gạo và mì là hàng xuất khẩu, ngô và phân bón là hàng nhập khẩu; điều chỉnh chi
phí lao động tham gia sản xuất trong vùng dự án bởi vì khi những người này tham gia sản
xuất trên vùng dự án, họ đã bỏ qua cơ hội việc làm hiện tại mà mức lương nhận được từ
việc làm hiện tại chính là chi phí cơ hội kinh tế của lao động. Chi phí cơ hội kinh tế của lao
động là giá trị đối với nền kinh tế của nhóm hoạt động mà người lao động phải bỏ qua khi
tham gia dự án. 9
Đối với lương lao động tham gia trong quá trình đầu tư, tác giả sử dụng mức lương kinh tế
bằng lương tài chính vì những lao động được thuê mướn này đa phần là lao động chuyên
luân chuyển theo công trình, có kinh nghiệm, dễ tuyển dụng, không phải lao động địa
phương nên chi phí cơ hội tương đương tiền lương thực nhận.
2.2. Phân tích tài chính trên quan điểm chủ đầu tư
Chủ đầu tư dự án là Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Gia Lai và UBND huyện
Đăk Pơ với nguồn vốn dự kiến là từ nguồn ngân sách nhà nước. Do đó, phân tích tài chính
trên quan điểm chủ đầu tư cũng chính là phân tích tài chính trên quan điểm ngân sách. Nếu
phân tích kinh tế là bước đầu tiên quan trọng nhằm mục tiêu xem xét tính khả thi về mặt
kinh tế của dự án để nhà nước đưa ra quyết định đầu tư thì phân tích tài chính sẽ là bước
tiếp theo cung cấp câu trả lời cho câu hỏi: Liệu nhà tài trợ có đủ nguồn lực tài chính và
động cơ để tài trợ cho dự án? Trên quan điểm ngân sách, phân tích tài chính sẽ xác định
gánh nặng của ngân sách mà nhà nước phải cân nhắc để phân bổ nguồn đáp ứng nhu cầu
cho dự án.
2.2.1. Phân tích dòng ngân lưu ròng
Dòng ngân lưu ròng của dự án bằng dòng ngân lưu mà dự án tạo ra trừ đi dòng ngân lưu
mà dự án sử dụng trong suốt vòng đời của dự án. Đứng trên quan điểm ngân sách, dòng
ngân lưu ròng chính bằng dòng ngân lưu mà ngân sách thu vào trừ đi dòng ngân lưu mà
ngân sách chi ra trong suốt vòng đời dự án. Phân tích tài chính là phân tích dòng ngân lưu
ròng để đánh giá mức độ gánh nặng của ngân sách khi thực hiện tài trợ cho dự án.

9

Jenkins (1995, tr. 1).


8

2.2.2. Tiêu chuẩn đánh giá dự án
Tiêu chuẩn đánh giá dự án trong phân tích tài chính cũng tương tự như trong phân tích
kinh tế, sử dụng hai tiêu chí NPV tài chính (NPVf) và suất sinh lợi nội tại tài chính FIRR.
Tuy nhiên, vì chỉ tiêu FIRR chỉ có ý nghĩa tính toán đối với các dòng tiền vừa có giá trị
âm, vừa có giá trị dương. Đối với dự án Hồ chứa nước Tầu Dầu, dòng ngân lưu tài chính
chỉ có dòng ngân lưu ra, không có dòng ngân lưu vào do đó dòng ngân lưu ròng sẽ âm
trong suốt vòng đời dự án. Như vậy, tác giả chỉ có thể sử dụng chỉ tiêu NPV để đánh giá dự
án.

NPV f = B0 − Co +

n
B1 − C1 B2 − C2
Bn − Cn
Bi − Ci
+
+
+
=
...

n
i

2
(1 + rf ) (1 + rf )
(1 + rf )
i =0 (1 + r f )

Trong đó: Bi: Lợi ích tài chính của năm i
Ci: Chi phí tài chính của năm i
rf: Suất chiết khấu
Trên quan điểm ngân sách, suất chiết khấu rf cũng chính là chi phí vốn ngân sách. Trong
bối cảnh ngân sách luôn có thâm hụt như Việt Nam hiện nay mà khoản thâm hụt được tài
trợ chủ yếu bằng nguồn thu từ phát hành trái phiếu có trả lãi thì chi phí vốn ngân sách được
tính bằng lợi suất trái phiếu chính phủ. 10 Tác giả giả định chi phí vốn ngân sách thực là
10%.
2.2.3. Lợi ích và chi phí tài chính
Lợi ích tài chính: Dòng tiền mà ngân sách thu về hàng năm trong suốt vòng đời dự án bao
gồm thuế và phí nộp vào ngân sách. 11 Đối với dự án Hồ chứa nước Tầu Dầu, do dự án
được xây dựng trên địa bàn được hưởng chính sách ưu đãi miễn thuế thu nhập từ nông
nghiệp, miễn thủy lợi phí nên ngân sách không có nguồn thu, lợi ích tài chính bằng 0.
Chi phí tài chính: Dòng tiền mà ngân sách chi ra trong vòng đời dự án bao gồm khoản chi
phí đầu tư và chi phí duy tu, vận hành. 12 Cũng giống như trong phân tích kinh tế, chi phí tư
vấn đầu tư xây dựng không được tính vào dòng ngân lưu chi phí đầu tư vì đây là chi phí
chìm nhưng khác với phân tích kinh tế, chi phí đền bù cho chủ sở hữu diện tích đất trong
khu vực xây dựng dự án vẫn được tính vào dòng ngân lưu chi phí đầu tư.
Nguyễn Xuân Thành (2011), “Bài giảng 5: Khái niệm và ước tính chi phí vốn tài chính trong thẩm định dự
án”, Thẩm định đầu tư phát triển, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, TP. Hồ Chí Minh.
11
Nguyễn Xuân Thành (2011), “Bài giảng 3: Phân tích dự án từ các quan điểm khác nhau”, Thẩm định đầu
tư phát triển, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, TP. Hồ Chí Minh.
12
Nguyễn Xuân Thành (2011), “Bài giảng 3: Phân tích dự án từ các quan điểm khác nhau”, Thẩm định đầu

tư phát triển, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, TP. Hồ Chí Minh.
10


9

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG VÀ THÔNG TIN PHÂN
TÍCH KINH TẾ
3.1. Lợi ích kinh tế của dự án
Lợi ích kinh tế của dự án bằng doanh thu kinh tế của các loại cây trồng lúa, mì, ngô, mía
trừ đi chi phí sản xuất kinh tế của các loại cây trồng này trên diện tích đất 250 hecta sẽ
được khai thác nhờ được cung cấp nước từ dự án. Các loại cây này đều có thể trồng 2
vụ/năm (trừ mía) nên trong quá trình thẩm định, tác giả tính doanh thu kinh tế (cũng như
chi phí sản xuất kinh tế) của nông dân bằng doanh thu kinh tế (hoặc chi phí sản xuất kinh
tế) của một vụ nhân 2.
Lợi ích kinh tế = Doanh thu kinh tế của các loại cây trồng – Chi phí sản xuất kinh tế.
Dự án tương đối nhỏ nên tác động không đáng kể đến cung thị trường (sản phẩm đầu ra
của dự án – sản lượng các loại cây nông nghiệp) và cầu thị trường (đầu vào của dự án - vật
liệu xây dựng). Do đó, khi có dự án, giá thị trường các nguồn đầu vào, đầu ra của dự án
không đổi.
Đối với những hàng hóa có thể ngoại thương thì giá kinh tế của hàng hóa được tính theo
giá FOB/giá CIF trừ/cộng chi phí vận chuyển không thuế còn giá kinh tế của những hàng
hóa phi ngoại thương được tính theo giá thị trường trên địa bàn theo giá năm gốc trừ đi
những khoản thuế phải nộp. Các hạng mục doanh thu/chi phí được tính dựa trên giá kinh tế
của hàng hóa và định mức năng suất/chi phí cho các loại cây trồng theo số liệu thu thập
được.
Phương pháp thu thập dữ liệu: Tác giả chọn vùng có điều kiện tự nhiên tương tự vùng dự
án để điều tra về năng suất, chi phí sản xuất của các loại cây trồng, mức bù thủy lợi phí từ
ngân sách nhà nước. Qua thông tin do Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện
Đăk Pơ cung cấp, tác giả đã thực hiện điều tra số liệu tại xã Hà Tam cũng thuộc huyện Đăk

Pơ – một xã nằm liền kề xã Cư An có hồ Hà Tam được hoàn thành năm 1995 với năng lực
tưới 40 hecta lúa và 45 hecta cây công nghiệp.
Hình thức điều tra: Mặc dù nông nghiệp là nghề chính của những hộ gia đình trồng lúa và
cây công nghiệp nhưng tác giả lại gặp khó khăn khi đề nghị họ trả lời bảng câu hỏi điều tra
với những thông tin chi tiết về các loại chi phí. Để khắc phục vướng mắc này, tác giả đã
nhờ sự giúp đỡ của Hội trưởng Hội nông dân xã là người vừa có nhiều kinh nghiệm trong


10

lĩnh vực trồng trọt lại nắm bắt tương đối rõ tình hình sản xuất trong vùng dẫn đến những
hộ gia đình sản xuất điển hình cho các loại cây lúa, ngô, mì, mía để thống kê năng suất, giá
cả, chi phí theo những hiểu biết thông dụng của họ. Bước tiếp theo, tác giả tiến hành đi tới
những hộ gia đình khác trong khu vực điều tra, sử dụng thông tin sẵn có để xác minh độ
chính xác của số liệu.
3.1.1. Doanh thu kinh tế của các loại cây trồng
3.1.1.1. Doanh thu từ gạo
Qua tìm hiểu thực tế, tác giả thu thập được số liệu 1 tấn lúa làm ra được 0,5 tấn gạo kèm
theo các phụ phẩm như cám dùng cho chăn nuôi, trấu dùng làm chất đốt. Để đơn giản, tác
giả chỉ tính lợi ích thu được từ gạo thành phẩm, bỏ qua lợi ích từ các phụ phẩm. Như vậy,
hệ số chế biến lúa thành gạo bằng 0,5.
Doanh thu từ gạo = Giá kinh tế của gạo x Năng suất lúa x Hệ số chế biến lúa thành gạo x
Diện tích trồng lúa x 2
Do gạo là hàng xuất khẩu nên: Giá kinh tế của gạo = Giá gạo xuất khẩu x Tỷ giá hối đoái
chính thức x Hệ số tỷ giá hối đoái kinh tế - Chi phí vận chuyển và bốc xếp hàng xuất khẩu
x Hệ số chuyển đổi chi phí vận chuyển, bốc xếp.
Tác giả sử dụng giá gạo xuất khẩu (giá FOB) bằng 495 USD/tấn là giá gạo xuất khẩu bình
quân 8 tháng đầu năm 2011. 13 Chi phí vận chuyển và bốc xếp hàng xuất khẩu giả định
bằng 650.000 VNĐ/tấn (không bao gồm thuế) có hệ số chuyển đổi là 1. Theo tìm hiểu từ
lĩnh vực vận tải, giá vận tải không phụ thuộc vào giá trị hàng hóa, do đó tác giả giả định

chi phí vận chuyển, bốc xếp của các sản phẩm xuất nhập khẩu đều bằng nhau và bằng
650.000 đồng/tấn.
3.1.1.2. Doanh thu từ mì
Doanh thu từ mì = Giá kinh tế của mì x Năng suất mì x Diện tích trồng mì x 2
Do mì là hàng xuất khẩu nên: Giá kinh tế của mì = Giá mì xuất khẩu x Tỷ giá hối đoái
chính thức x Hệ số tỷ giá hối đoái kinh tế - Chi phí vận chuyển và bốc xếp hàng xuất khẩu
x Hệ số chuyển đổi chi phí vận chuyển, bốc xếp.

13

Trung tâm Tin học và Thống kê – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011), Báo cáo kết quả thực
hiện 9 tháng năm 2011 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.


11

Tác giả sử dụng giá mì xuất khẩu (giá FOB) bằng 355,5 USD/tấn là giá mì xuất khẩu bình
quân 8 tháng đầu năm 2011, 14 bỏ qua lợi ích thu được từ lá mì.
3.1.1.3. Doanh thu từ ngô
Doanh thu từ ngô = Giá kinh tế của ngô x Năng suất ngô x Diện tích trồng ngô x 2
Do ngô là hàng nhập khẩu nên: Giá kinh tế của ngô = Giá ngô nhập khẩu x Tỷ giá hối
đoái chính thức x Hệ số tỷ giá hối đoái kinh tế (Tác giả giả định giá thị trường trừ giá CIF
bằng chi phí đưa sản phẩm từ chân ruộng đến thị trường).
Giá ngô nhập khẩu (giá CIF) bằng 336,06 USD/tấn là giá ngô nhập khẩu bình quân 10
tháng năm 2011. 15
3.1.1.4. Doanh thu từ mía
Doanh thu từ mía = Giá kinh tế của mía x Năng suất mía x Diện tích trồng mía
Mía được trồng để tiêu thụ trong nước nên giá kinh tế bằng giá tài chính (không bao gồm
thuế).
3.1.2. Chi phí sản xuất kinh tế

3.1.2.1. Chi phí phân bón
Phân bón là hàng nhập khẩu nên: Giá kinh tế của phân bón = Giá phân bón nhập khẩu
CIF x tỷ giá hối đoái kinh tế + Chi phí vận chuyển và bốc xếp hàng nhập khẩu x Hệ số
chuyển đổi chi phí vận chuyển, bốc xếp.
Giá phân bón nhập khẩu (giá CIF) bằng 413,8 USD/tấn là giá phân bón nhập khẩu bình
quân 9 tháng đầu năm 2011. 16
3.1.2.2. Chi phí kinh tế của lao động tham gia sản xuất
Lao động tham gia sản xuất là lao động không kỹ năng, đường cung lao động được giả
định co giãn hoàn toàn, số lao động tham gia sản xuất trong vùng dự án tác giả tính từ định
mức lao động cho từng loại cây trồng. Vì lao động không có kỹ năng có nhiều khả năng có
thể thuê mướn nhất trên địa bàn là những người nghèo có thu nhập rất thấp, không phải
đóng thuế thu nhập do đó tiền lương kinh tế của lao động bằng tiền lương mà lao động
14

Trung tâm Tin học và Thống kê – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011), Báo cáo kết quả thực
hiện 9 tháng năm 2011 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
15
Vinanet, Nhập khẩu ngô 10 tháng năm 2011 tăng cả về lượng và giá trị, 16/02/2012,
/>16
Trung tâm Tin học và Thống kê – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011), Báo cáo kết quả thực
hiện 9 tháng năm 2011 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.


12

không có kỹ năng nhận được từ hoạt động tạo ra thu nhập trước đó. 17
Theo thông tin tìm hiểu trong quá trình đi thực tế trên địa bàn, nhiều người dân không có
đất để canh tác phục vụ nhu cầu sống, phải đi làm thuê làm mướn. Trong khi đó, đa số hộ
gia đình có đất canh tác có nghề nghiệp chính là làm nông, với diện tích canh tác hiện tại
chưa nhiều do thiếu hụt về nguồn nước tưới nên họ ít có nhu cầu thuê mướn lao động. Vì

vậy, dự án được kỳ vọng sẽ mang lại cơ hội việc làm ổn định hơn cho những đối tượng
trên. Khi họ tham gia vào sản xuất trên vùng dự án, thu nhập hiện tại của họ trở thành chi
phí cơ hội và là cơ sở để tác giả tính chi phí kinh tế của lao động tham gia sản xuất.
Thu nhập bình quân đầu người của xã Cư An theo số liệu cập nhật đến tháng 6/2011 là
340.000 đồng/người/tháng tương đương 4.080.000 đồng/người/năm. 18 Đối với công lao
động, tác giả giả định khi trồng trên diện tích mới, hộ gia đình sẽ thuê lao động cho tất cả
các khâu, không sử dụng lao động gia đình, đơn giá kinh tế của lao động sẽ bằng thu nhập
của lao động trong một năm chia cho 360 ngày bằng 11.333 đồng/công. 19 Đây chính là chi
phí kinh tế của lao động tham gia sản xuất.
3.1.2.3. Chi phí sản xuất khác
Chi phí sản xuất khác bao gồm giống, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc cỏ, thuốc trừ sâu, vận
chuyển. Qua số liệu điều tra cho thấy các loại chi phí sản xuất có xu hướng tăng dần qua
các năm do đó tác giả sử dụng giá của năm gần nhất để đảm bảo đánh giá một cách tương
đối chính xác hiệu quả bền vững do dự án mang lại. Các loại chi phí sản xuất này giả định
có giá kinh tế bằng giá tài chính, tính theo giá thị trường trên địa bàn của năm gốc 2011 trừ
đi các khoản thuế phải nộp.

Nguyễn Xuân Thành (2011), “Bài giảng 15: Tiền lương kinh tế của lao động ; Giá trị kinh tế của đất đai”,
Thẩm định đầu tư phát triển, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, TP. Hồ Chí Minh.
18
UBND huyện Đăk Pơ (2011), Danh sách hộ, khẩu nghèo
19
Ban đầu tác giả dự kiến điều tra thu nhập hiện tại của một số hộ gia đình tham gia sản xuất trên vùng dự
17

án, qua quá trình tiếp xúc với người dân trên địa bàn có diện tích đất trong vùng dự án, những hộ này cũng
cho biết khi có dự án họ sẽ thuê lao động trong vùng là những người không có đất đai, phải đi làm thuê làm
mướn, lao động gia đình chỉ tham gia được một phần nhỏ công việc cùng với diện tích đất canh tác hiện tại.
Tuy nhiên, việc điều tra thu nhập của các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn qua tìm hiểu thông tin từ cán bộ
chuyên về thống kê thực trạng nghèo đói trong vùng thì đây là công việc khá khó khăn, phức tạp do khó có

thể nhận được sự hợp tác từ phía người dân. Do đó, trong giới hạn khả năng của cá nhân tác giả, tác giả
chuyển hướng sang sử dụng số liệu báo cáo hộ nghèo của UBND huyện Đăk Pơ để tính chi phí lao động kinh
tế của hoạt động sản xuất trong vùng dự án.


13

3.1.2.4. Chi phí chế biến hàng xuất khẩu
Chi phí chế biến hàng xuất khẩu của các sản phẩm xuất khẩu (bao gồm chi phí xay xát, chi
phí phân loại, chi phí lau bóng, bao bì, lưu kho, chi phí bán hàng, chi phí kiểm định hàng
xuất khẩu) giả định như nhau và chiếm khoảng 10% doanh thu hàng xuất khẩu.
Phụ lục 3-1 trình bày số liệu về chi phí sản xuất tài chính của các loại cây trồng
3.2. Chi phí kinh tế của dự án
3.2.1. Chi phí đầu tư
Thời gian xây dựng dự án theo tính toán của đơn vị tư vấn là 2 năm, với chi phí đầu tư
được phân bổ đều trong 2 năm này. Trong chi phí đầu tư, tác giả loại bỏ chi phí tư vấn đầu
tư xây dựng do hoạt động tư vấn đã được thực hiện năm 2009, trở thành chi phí chìm và
không được tính vào khi thẩm định dự án.
Chi phí đền bù cho chủ sở hữu phần diện tích đất được sử dụng để xây dựng dự án là
khoản chuyển giao nên cũng không tính vào chi phí đầu tư.
3.2.2. Chi phí quản lý, duy tu
Thông thường, chi phí quản lý, duy tu được trang trải bằng nguồn thủy lợi phí thu từ những
đối tượng hưởng lợi của công trình thủy lợi. Tuy nhiên, đối với những địa bàn được miễn
thủy lợi phí, nguồn chi trả cho chi phí quản lý, duy tu sẽ được cấp từ ngân sách - gọi là
mức cấp bù thủy lợi phí. Mức cấp bù thủy lợi phí này hiện đang áp dụng tại xã Hà Tam,
huyện Đăk Pơ (khu vực được chọn để điều tra số liệu) – địa bàn hưởng cùng chính sách ưu
đãi với xã Cư An, huyện Đăk Pơ là 120.000 đồng/ha/tháng. Do đó, tác giả sử dụng số liệu
này để tính chi phí quản lý, duy tu cho dự án.
3.3. Các thông số khác
3.3.1. Đơn vị tiền tệ và lạm phát

Đơn vị tiền tệ được sử dụng nhất quán trong luận văn là đồng Việt Nam. Tác giả sử dụng
giá thực để thẩm định dự án, loại bỏ các tác động về giá do lạm phát.
Do dự án được lập báo cáo đầu tư vào năm 2009 nên tác giả sử dụng lạm phát của năm
2010 là 12% 20 và lạm phát năm 2011 là 19% 21 để tính mức đầu tư dự án theo giá thực năm
Tin nhanh Việt Nam, Lạm phát năm 2011 là 11,75%, 1/1/2012,
/>20


14

2012. Năm gốc được chọn là năm 2011.
Tỷ giá hối đoái chính thức vào khoảng 20.900 VNĐ/USD. Tỷ giá hối đoái kinh tế cao hơn
tỷ giá hối đoái chính thức 10%. 22 Chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái chính thức và tỷ giá hối
đoái kinh tế phản ánh chênh lệch giữa mức giá nội địa và mức giá biên giới, tức phản ánh
việc người mua hàng ở trong nước sẵn lòng trả giá cao hay thấp hơn so với chi phí trực tiếp
của hàng hóa và dịch vụ. 23
3.3.2. Vòng đời kinh tế của dự án
Tương tự như các công trình thủy lợi khác, vòng đời kinh tế của dự án là 25 năm từ 2014
đến 2038. 24
3.3.3. Diện tích các loại cây trồng
Căn cứ vào bình đồ tưới, trong 250 ha đất canh tác, dự án được đơn vị tư vấn quy hoạch
khoảng 200 ha dành cho trồng lúa, 15 ha trồng mì, 15 ha trồng mía và 20 ha trồng ngô.
Trong năm đầu tiên dự án đi vào hoạt động, tác giả dự kiến vùng dự án mới chỉ canh tác
được 50% diện tích ứng với từng loại cây trồng, năm thứ 2 là 75% và từ năm thứ 3 trở đi là
100%.
3.3.4. Năng suất các loại cây trồng
Đối với năng suất của các loại cây trồng, tác giả sử dụng số liệu năng suất bình quân qua
các năm đối với từng loại cây: năng suất lúa bình quân 5 tấn/ha/vụ; năng suất mì bình quân
25 tấn/ha/vụ; năng suất ngô bình quân 5 tấn/ha/vụ; và năng suất mía bình quân 60
tấn/ha/vụ.

3.3.5. Chi phí vốn kinh tế
Tác giả thẩm định dự án dựa trên giá và chi phí thực của các thông số do đó, chi phí vốn
kinh tế được sử dụng để thẩm định tính khả thi của dự án cũng phải là chi phí vốn kinh tế
thực. Tác giả giả định chi phí vốn kinh tế thực của nền kinh tế Việt Nam là 10%. Đây là
thông số được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới sử dụng khi thẩm định các dự
án đầu tư phát triển tại Việt Nam. 25
Dân Trí, Lạm phát cả năm 2011 chốt ở 18,58%, 2/1/2012,
/>22
Nguyễn Xuân Thành (2011), Nghiên cứu tình huống Đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu
Giây.
23
Nguyễn Xuân Thành (2011), “Bài giảng 13: Tỷ giá hối đoái kinh tế”, Thẩm định đầu tư phát triển, Chương
trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, TP. Hồ Chí Minh.
24
Ngân hàng Thế giới (1994), Dự án cải tạo và nâng cấp hệ thống thủy lợi Thạch Nham, tỉnh Quảng Ngãi.
25
Cùng sử dụng chi phí vốn 10%.
21


15

3.4. Phân tích kinh tế
3.4.1. Kết quả phân tích kinh tế
Dự án được xây dựng sẽ đạt được mục tiêu mở rộng diện tích canh tác trên địa bàn xã Cư
An, nơi mà diện tích đất nông nghiệp hiện vẫn chưa được khai thác hết trong khi nguồn
lương thực đáp ứng nhu cầu trên địa bàn chưa được đảm bảo. Sau khi dự án được xây dựng
và đi vào khai thác, lợi ích kinh tế dự án mang lại được thể hiện qua thu nhập ròng của
nông dân từ hoạt động sản xuất lúa, ngô, mì, mía (Bảng 3-1).
Bảng 3-1: Doanh thu kinh tế của các loại cây trồng

1/

2/

3/

4/

Doanh thu từ xuất khẩu gạo (triệu VNĐ)
Chi phí sản xuất gạo (triệu VND)
Giống
Phân bón
Thuốc BVTV
Công lao động
Chi phí chế biến gạo xuất khẩu
Thu nhập ròng của nông dân từ sản xuất gạo
Doanh thu từ xuất khẩu mì (triệu VNĐ)
Chi phí sản xuất mì (triệu VND)
Giống
Phân bón
Thuốc cỏ
Công lao động
Chi phí chế biến mì xuất khẩu
Thu nhập ròng của nông dân từ sản xuất mì
Doanh thu từ ngô (triệu VNĐ)
Chi phí sản xuất ngô (triệu VND)
Giống
Phân bón
Thuốc trừ sâu
Công lao động

Thu nhập ròng của nông dân từ sản xuất ngô
Doanh thu từ mía (triệu VNĐ)
Chi phí sản xuất mía (triệu VND)
Giống
Phân bón
Thuốc cỏ
Công lao động
Chi phí vận chuyển
Thu nhập ròng của nông dân từ sản xuất mía

2014
5.365
2.619
560
915
200
408
537
2.746
2.821
379
18
46
9
24
282
2.442
773
343
17

305
4
17
430
405
225
75
76
11
14
50
180

2015
8.048
3.929
840
1.372
300
612
805
4.119
4.232
568
27
69
14
36
423
3.664

1.159
514
25
457
6
26
645
608
338
113
114
16
20
74
270

2016 - 2038
10.730
5.238
1.120
1.829
400
816
1.073
5.492
5.642
757
36
91
18

48
564
4.885
1.545
686
34
610
8
34
860
810
450
150
152
22
27
99
360


×