Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Khóa luận Phân tích lợi ích chi phí của hoạt động khai thác cát trên sông Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.09 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA KINH TẾ

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ CỦA HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC CÁT TRÊN SÔNG ĐỒNG NAI

PHẠM CÔNG HUÂN

LUẬN VĂN CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 07/2006
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Phân Tích Lợi
Ích - Chi Phí Hoạt Động Khai Thác Cát Trên Sông Đồng Nai” do Phạm Công
Huân, sinh viên khoá 28, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước
hội đồng vào ngày…….......................
Người hướng dẫn

TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG
Ký tên, ngày…tháng…năm……

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày…tháng…năm……



Ký tên, ngày…tháng…năm……


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, tình cảm cao quý nhất đến cha, mẹ đã sinh ra
và dạy dỗ tôi nên người.
Xin gửi lời trân trọng nhất đến quý thầy cô, đặc biệt là thầy cô trong Khoa
Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình dạy dỗ,
truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập ở trường.
Tiến sĩ Đặng Minh Phương giảng viên Khoa Kinh Tế đã tận tình hướng
dẫn tôi thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn Uỷ Ban Nhân Dân xã Bình Lợi và Công Ty
TNHH một thành viên xây dựng và sản xuất VLXD Biên Hòa đã hết lòng giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Cảm ơn các anh chị và các bạn đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình
thực hiện đề tài.
Sinh viên
PHẠM CÔNG HUÂN


NỘI DUNG TÓM TẮT.
PHẠM CÔNG HUÂN, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh. Tháng 07 năm 2006. Phân tích lợi ích - chi phí hoạt động khai thác cát
trên sông Đồng Nai.

Đề tài đươc thực hiện tại xã Bình Lợi - Huyện Vĩnh Cữu - Tp.Biên Hòa Tỉnh Đồng Nai, với nội dung là phân tích phân tích lợi ích - chi phí của hoạt
động khai thác cát. Đề tài áp dụng phương pháp phân tích lợi ích-chi phí trong
trường hợp hoạt động khai thác cát trên sông Đồng Nai gây sạt lở đất ven sông.
Các nội dung được thực hiện như sau: nhận dạng các phương án, nhận dạng lợi

ích-chi phí của từng phương án, tính lợi ích ròng và phân tích kết quả. Qua phân
tích cho thấy hoạt động khai thác cát tạo ra NPV âm cho xã hội, có nghĩa là hoạt
đông không đúng với mong muốn của xã hội. Đề tài đã kiến nghị là nên có một
mức khai thác với sản lượng hợp lý sẽ mang lại hiệu quả tức là NPV dương.


ABSTRACT
Phạm Công Huân, Faculty of Economics, Nong Lam University - Ho Chi
Minh City. July 2006. Analyzing cost - benefit of sand exploit activity on Dong
Nai river.
The thesis was worked out at Binh Loi commune, Vinh Cuu Province,
Bien Hoa City, the content is to apply cost - benefit analysis approach for sand
exploiting activity causing erosion along riversides. The steps to excute was:
identyfing option, identyfing cost - benefit of each option, calculating net present
value and analyzing the result. After analyzing we can conclude that sand axploit
activity creates negative NPV for social, it means that the activity is not
expected. The thesis suggest that standard quantity of exploiting will bring good
effect, it mean positive NPV.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

ix

Danh mục các bảng

x


Danh mục các hình

xii

Danh mục phụ lục

xiii

CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1.1. Sự cần thiết của đề tài

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu


2

1.4. Cấu trúc luận văn

2

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận

4
4

2.1.1. Phân tích lợi ích - chi phí

4

2.1.2. Phát triển bền vững

7

2.1.3. Hoạt động xâm thực - bồi tụ của dòng chảy
thường xuyên

9

2.2. Phương pháp nghiên cứu

12

2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả


12

2.2.2. Một số phương pháp khác

12

CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN

14

3.1. Sông Đồng Nai

14

3.2. Xã Bình Lợi - huyện Vĩnh Cữu

16

3.2.1. Vị trí địa lý và ranh giới tư nhiên

16

3.2.2. Đặc điểm địa chất, địa hình

17

3.2.3. Khí hậu - Thuỷ văn

18


3.2.4. Dân số

19

vi


3.2.5. Cơ sở hạ tầng

20

3.2.6.Văn hoá xã hội

20

3.2.7. Thực trạng khu dân cư nông thôn và
vấn đề sử dụng đất

20

3.3. Công Ty TNHH một thành viên xây dựng và
sản xuất VLXD Biên Hoà

21

3.3.1. Sự thành lập

21


3.3.2. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh

22

3.3.3. Cơ cấu tổ chức

22

3.3.4. Cơ chế vận hành

24

3.3.5 Hoạt động của công ty TNHH một
thành viên xây dựng và sản xuất VLXD Biên Hoà
3.4. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

27
29
30

4.1. Tài nguyên cát ở sông Đồng Nai

30

4.2. Tình hình - hiện trạng quy hoạch sử dụng đất tại xã Bình Lợi

32

4.3. Hoạt động của xí nghiệp khai thác cát


35

4.4. Nhận dạng vấn đề

37

4.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến xói lỡ bờ

37

4.4.2. Tiến trình xói lỡ bờ sông

40

4.4.3. Ảnh hưởng của sạt lở đất ven sông đến
tình hình quy hoạch của xã Bình Lợi
4.5. Các phương án

42
44

4.5.1. Tiếp tục khai thác như cũ

44

4.5.2. Ngưng khai thác

46


4.6. Nhận dạng lợi ích và chi phí xã hội ròng của mỗi phương án

47

4.6.1. Tiếp tục khai thác như cũ

47

4.6.2. Ngưng khai thác và mua cát từ địa phương khác

56

4.7. Lập bảng lợi ích và chi phí hàng năm
4.7.1. Tiếp tục khai thác như cũ

vii

58
58


4.7.2. Ngưng khai thác và mua cát từ địa phương khác

60

4.8. So sánh các phương án

61

4.9. Kiểm định ảnh hưởng của sự thay đổi trong giả định và dữ liệu


62

4.9.1. Tác động của sản lượng khai thác đến doanh thu

62

4.9.2. Phân tích rủi ro khi giá đất biến động

63

4.9.3. Phân tích rủi ro khi giá sản phẩm cát biến động

65

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

67

5.1. Kết luận

67

5.2. Kiến nghị

68

Tài liệu tham khảo

71


Danh mục phụ lục

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BBCC

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xâ dựng và sản
xuất vật liệu xây dựng Biên Hoà

BVMT

Bảo vệ môi trường

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

ĐV


Đơn vị

HTX

Hợp Tác Xã

KHCNMT

Khoa học - Công nghệ - Môi trường

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

SP

Sản phẩm

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNMT

Tài nguyên môi trường

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh


TTTH

Tính toán tổng hợp

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

VLXD

Vật liệu xây dựng

XD

Xây dựng

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Lợi Ích và Chi Phí theo Năm Phát Sinh

5

Bảng 2. Cơ Cấu Lao Động theo Ngành của Xã Bình Lợi

19

Bảng 3. Kết Quả Điều Tra về Nhà Ở tại Xã Bình Lợi


21

Bảng 4. Tình Hình Trang Bị Vốn của Công Ty

27

Bảng 5. Kết Quả Kinh Doanh của Công Ty TNHH
Một Thành Viên Xây Dựng và Sản Xuất VLXD Biên Hoà

28

Bảng 6. Tình Hình Lao Động và Tiền Lương tại Công Ty

29

Bảng 7. Hiệu Quả Mang Lại từ Xí Nghiệp Khai Thác Đá

29

Bảng 8. Địa Tầng tại Lỗ Khoan KT3, Cù Lao Bình Chánh

30

Bảng 9. Địa Tầng tại Lỗ Khoan KT1, Cù Lao Rùa

31

Bảng 10. Địa Tầng tại Lỗ Khoan HK3, Cù Lao Phố

31


Bảng 11. Cơ Cấu Đất Đai trên Địa Bàn Xã Bình Lợi

32

Bảng 12. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Nông Nghiệp
trên Địa Bàn Xã Bình Lợi

34

Bảng 13. Tình Hình Phân Bổ Đất Nông Nghiệp Bình Quân

35

Bảng 14. Mực Nước Cực Đại (cm) tại Một Số Trạm Đo
ở Sông Đồng Nai

38

Bảng 15. Dự Báo Cân Đối Quỹ Đất Giai Đoạn 2000 - 2010
tại Xã Bình Lợi

43

Bảng 16. Giá Trị Đóng Góp của Sản Phẩm Cát ở Công Ty TNHH
Một Thành Viên Xây Dựng và Sản Xuất VLXD Biên Hoà

44

Bảng 17. Diễn Biến Sử Dụng Đất tại Xã Bình Lợi


45

Bảng 18. Những Khu Vực Cần Nạo Vét

46

Bảng 19. Lợi Ích từ Hoạt Động Khai Thác Cát

47

Bảng 20. Chi Phí ở Khâu Khai Thác

48

Bảng 21. Chi Phí Phân Xưởng

49

Bảng 22. Chi Phí Khấu Hao

50

Bảng 23. Chi Phí Lao Động

50

x



Bảng 24. Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp và chi Phí Bán Hàng

50

Bảng 25. Các Khoản Phải Nộp

51

Bảng 26. Diễn Biến Tình Hình Sạt Lở tại Xã Bình Lợi

51

Bảng 27. Giá Trị Sản Lương của 1ha Bưởi

52

Bảng 28. Chi Phí Bình Quân của Từng Vụ Mía (tính trên 1 ha)

53

Bảng 29. Kết Quả Bình Quân của Từng Vụ Mía (tính cho 1 ha)

54

Bảng 30. Thiệt Hại Gây Ra Bởi Xói Lở Đất Tính Theo Giá Trị
Dinh Dưỡng của 1 ha Đất Nông Nghiệp

55

Bảng 31. Giá Cát Thu Mua tại Các Tỉnh Miền Tây


56

Bảng 32. Giá Cát Bán tại Bãi của Công Ty

57

Bảng 33. Khối Lượng Cát Khai Thác của Xí Nghiệp Khai Thác Cát
tại Khu Vực Huyện Vĩnh Cữu

58

Bảng 34. Chi Phí-Lợi Ích Hàng Năm Tính Cho Khu Vực
Khai Thác tại Xã Bình Lợi

59

Bảng 35. Chi Phí và Lợi Ích Hàng Năm theo
Phương Án Ngưng Khai Thác

61

Bảng 36. Giá Sẵn Lòng Trả của Đất Trồng Mía và
Đất Trồng Bưởi tại Xã Bình Lợi

64

Bảng 37. Bảng Độ Nhạy của NPV theo Giá Đất Nông Nghiệp

65


Bảng 38. Bảng Độ Nhạy của NPV theo Giá Sản Phẩm Cát

66

xi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Biểu Đồ Cơ Cấu Sử Dụng Đất tại Xã Binh Lợi

33

Hình 2. Biểu Đồ Biểu Diễn Sự Biến Động Doanh Thu và
Lợi Nhuận của Xí Nghiệp Khai Thác Cát

36

Hình 3. Biểu Đồ Diễn Biến Mực Nước Sông Đồng Nai trong 10 Năm
(Đo tại Trạm Biên Hoà)

39

Hình 4. Biểu Đồ Tình Hình Biến Động Các Khoản Chi Phí
trong Khâu Khai Thác

49

xii



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ lục 2. Phiếu Điều Tra Nông Hộ
Phụ lục 3. Sơ Đồ Vị Trí Xói Lở Bờ Sông

xiii


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Sự cần thiết của đề tài
Khoáng sản là tài nguyên hữu hạn, phải được bảo vệ và sử dụng hợp lý,
tiết kiệm và có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
phát triển kinh tế xã hội trước mắt cũng như về lâu dài. Nhận thức được các vấn
đề trên, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh thì các hoạt động khai thác khoáng sản
của tỉnh đã tuân thủ “Quy hoạch sử dụng và biện pháp quản lý tài nguyên đến
năm 2010” - UBND Tỉnh Đồng Nai phê duyệt tháng 5 năm 1998.
Trong các năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu về vật liệu xây dựng trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai và các địa phương lân cận, các mỏ vật liệu xây dựng đã được
đưa vào khai thác. Kết quả khai thác khoáng sản đã góp phần vào việc phát triển
kinh tế và những năm gần đây, công nghiệp khai khoáng đã trở thành một trong
những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Tuy nhiên hiện nay việc khai thác khoáng sản ở Đồng Nai đã dẫn đến
những tác động không tốt đối với môi trường và làm thay đổi chất lượng sống
của dân cư trong khu vực khai thác: “người dân hầu hết các khu vực sạt lỡ đều
cho rằng việc khai thác cát là nguyên nhân chính. Trước đây trong khoảng thời
gian từ 5 - 7 năm bờ sông mới bị lở và nhiều lắm 1m, nhưng chỉ trong 3 năm gần
đây khi những xà lan cạp cát đến khai thác thì bờ sông bị sạt lỡ ăn sâu vào đất

liền hơn 30m” (Báo Tuổi Trẻ ngày 21/08/2004). Đặt biệt là chưa lồng ghép việc
khai thác với quy hoạch vùng, phát triển vùng và phát triển bền vững.
Từ những vấn đề nêu trên tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Phân Tích
Lợi Ích - Chi Phí Hoạt Động Khai Thác Cát Trên Sông Đồng Nai".


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích lợi ích - chi phí của hoạt động khai thác cát.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá chung tình hình khai thác cát.
Nhận dạng và phân tích lợi ích - chi phí.
Đề xuất hướng giải quyết.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Vì lý do thời gian và nguồn lực nên đề tài chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu
tại Công ty TNHH một thành viên xây dựng và sản xuất VLXD Biên Hòa và Xã
Bình Lợi - Huyện Vĩnh Cữu - Tp.Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai.
Thời gian nghiên cứu từ ngày 20/03/2006 đến ngày 31/06/2006.
Giới hạn nội dung đề tài.
-

Đưa ra những thông tin về tình hình quy hoạch sử dụng đất tại xã.

-

Tìm hiểu một số hoạt động của công ty.

-

Phân tích lợi ích - chi phí của hoạt động khai thác cát.


-

Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị cho địa phương và các cơ quan
chức năng có liên quan.

1.4. Cấu trúc của luận văn.
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1. Đặt vấn đề: nêu lên những lý do thực hiện đề tài, mục đích và
phạm vi nghiên cứu.
Chương 2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: trình bày một số
khái niệm, cơ sở xây dựng và phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực
hiện đề tài này.
Chương 3. Tổng quan:

2


-

Trình bày một cách khái quát về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh
tế - xã hội, những thuận lợi và khó khăn của xã Bình Lợi.

-

Giới thiệu sơ nét về công ty TNHH một thành viên xây dựng và sản
xuất VLXD Biên Hoà.

Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận:
-


Trong chương này chúng tôi tiến hành nghiên cứu hoạt động sản
xuất của người dân qua số liệu điều tra thực tế, tìm hiểu về công tác
quy hoạch việc sử dụng đất của xã.

-

Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty BBCC.

-

Từ đó thực hiện phân tích lợi ích và chi phí hoạt động khai thác cát
trên sông Đồng Nai thông qua hoạt động của công ty và những tác
động đến đời sống nhân dân trong xã.

Chương 5. Kết luận và kiến nghị: tóm lược lại những kết quả đã nghiên
cứu làm cơ sở cho những ý kiến đề xuất.

3


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Phân tích lợi ích - chi phí
Định nghĩa. Là phương pháp nhằm tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích
thực mà xã hội có được từ một dự án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã
hội phải từ bỏ để đạt được lợi ích đó.
Phương pháp này được tiến hành theo các bước sau:

Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án giải quyết. Giống như tất
cả các phương pháp giải quyết vấn đề, phân tích lợi ích chi phí có thể cung cấp
thông tin giúp lựa chon để cải thiện tình trạng hiện tại.
-

Bước đầu tiên là nhận dạng vấn đề đó, đó là nhận dạng khoảng
cách giữa tình trạng hiện tại và tình trạng mong muốn.

-

Sau đó các dự án, chính sách hoặc chương trình khác nhau được
xác định để làm thu hẹp khoảng cách này và giải quyết vấn đề.

Nhận dạng lợi ích và chi phí xã hội ròng của mỗi phương án. Bước thứ
hai là nhận dạng bản chất của lợi ích và chi phí xã hội thực của mỗi phương án.
Bước tiếp theo của việc đánh giá các lợi ích và chi phí này sẽ được đơn giản hóa
bằng việc nhận dạng một cách cẩn thận về các kết quả xã hội thực là gì.
-

Lợi ích và chi phí xã hội thực thường khác với lợi ích và chi phí tài
chính. Trên phạm vi xã hội, nguyên tắc chung là tính tất cả lợi ích
và chi phí bất kể ai là người nhận hoặc trả chúng.

-

Hơn nữa, tất cả các lợi ích và chi phí phải được tính, do đó ta phải
nhận dạng những ảnh hưởng về môi trường và những ảnh hưởng


khác cũng như doanh thu và chi phí bằng tiền đối với khu vực tư

nhân.
Đánh giá lợi ích và chi phí của mỗi phương án. Ở bước này ta cố gắng
tìm ra giá trị kinh tế cho lợi ích và chi phí xã hội của mỗi phương án.
-

Một số lợi ích và chi phí xã hội có thể đã có các giá trị kinh tế thực,
một số có thể có giá trị tài chính, vốn không phải là giá trị kinh tế
thực, và một số khác có thể không có giá trị bằng tiền nào cả.

-

Doanh thu nhận từ việc bán hàng hóa là một thước đo chính xác giá
trị tài chính. Giá trị kinh tế là tổng sự sẵn lòng trả của người tiêu
dùng trả cho nó, và giá trị này có thể vượt qua khoản trả tiền thực tế
trên thị trường. Vì vậy, giá trị kinh tế thực sẽ cao hơn giá trị tài
chính nếu người mua chuẩn bị trả nhiều hơn số thật sự mà họ phải
trả.

-

Giá trị kinh tế của những kết quả không có giá hoặc không được
định giá cũng có thể được đánh giá bằng sự sẵn lòng trả.

Lập bảng lợi ích và chi phí hàng năm. Giá trị của lợi ích và chi phí hàng
năm của mỗi phương án được lập thành bảng theo các năm phát sinh, và lợi ích
ròng mỗi năm được tính.
Bảng 1. Lợi Ích và Chi Phí theo Năm Phát Sinh
Tổng lợi ích

Tổng chi phí


1
2

hàng năm
B1
B2

hàng năm
C1
C2

.

.

.

.
n

.
Bn

Năm

Lợi ích ròng hàng năm
(B1 - C1)
(B2 - C2)
.


.
.
Cn
(Bn - Cn)
Nguồn: Tài liệu “Nhập môn phân tích lợi ích – chi phí”

Tính toán lợi ích xã hội ròng của mỗi phương án. Để tính toán tổng lợi
ích ròng, ta không thể chỉ đơn giản cộng các lợi ích ròng hàng năm bởi vì người
ta thường đặt tầm quan trọng khác nhau vào lợi ích nhận được ở mỗi thời gian

5


khác nhau. Để thấy được sự khác nhau này, tổng lợi ích xã hội ròng được tính
theo hai giai đoạn.
-

Ở giai đoạn thứ nhất, lợi ích ròng hàng năm của dự án được quy đổi
thành lợi ích ròng tương đương ở một thời điểm chung bằng
phương pháp lấy trọng số.

-

Ở giai đoạn thứ hai, hiện giá của mỗi lợi ích ròng hàng năm được
cộng lại và cho ta con số tổng cộng cho toàn bộ kết quả.

So sánh các phương án theo lợi ích xã hội ròng. Chúng ta xếp hạng các
phương án theo lợi ích xã hội ròng. Phương án có lợi ích xã hội ròng cao nhất
được xếp hạng thứ nhất, phương án có lợi ích xã hội ròng thấp nhất được xếp

hạng cuối cùng và là phương án ít được mong muốn nhất.
Kiểm định ảnh hưởng của sự thay đổi trong giả định và dữ liệu. Rất
hiếm khi tất cả các dữ liệu được ước tình đầy đủ và thậm chí hiếm khi chúng
được tính toán một cách chính xác. Vì vậy, đòi hỏi phải có những giả định về dữ
liệu và vì vậy người phân tích phải kiểm định ảnh hưởng của những thay đổi
trong giả định đối với thứ tự xếp hạng và sự so sánh giữa các phương án.
Đưa ra kiến nghị cuôi cùng. Ở bước cuối cùng này, người phân tích chỉ
ra một phương án cụ thể nào đó có đáng mong muốn hay không, phương án nào
hay một số phương án nào là đáng mong muốn nhất.
Các chỉ tiêu thường được sử dụng trong phương pháp này:
Hiện giá ròng (NPV - Net Present Value). Là tổng của dòng các lợi ích
ròng hàng năm, trong đó mỗi lợi ích ròng được diễn đạt như một hiện giá. Tất cả
các phương án có hiện giá ròng dương tức là có lợi ròng và như vậy là đáng
mong muốn, phương án có hiện giá ròng cao nhất có lợi ròng cao nhất là đáng
mong muốn nhất.

( B − Ci )
NPV =∑ i
n
i =0 (1 + r )
n

Trong đó:
-

Bi: Lợi ích năm i

-

Ci: Chi phí năm i


6


-

r: Suất chiết khấu

-

n: Số năm của dự án

Tỷ số lợi ích-chi phí (BCR - Benefit and Cost Rate). Là tỷ số hiện giá
của các lợi ích so với hiện giá của các chi phí.
n

BCR =

PVB
=
PVC

∑ B (1 + i)

−t

∑ C (1 + i)

−t


t =0
n

t =0

t

t

Tỷ số này lớn hơn 1 khi lợi ích đã chiết khấu lớn hơn chi phí đã chiết
khấu, do đó tất cả các phương án nào có tỷ số lớn hơn 1 là có lợi và đáng mong
muốn. Theo tiêu chí này, phương án nào có tỷ số này cao nhất là đáng mong
muốn nhất.
Tỷ suất sinh lợi nội tại (IRR - Internal Return Rate). Là suất chiết
khấu mà tại đó hiện giá của lợi ích vừa bằng với hiện giá của chi phí. Đó chính là
suất chiết khấu làm cho NPV bằng không.

( Bo − Co ) +

B1 − C1 B2 − C2
Bn − Cn
+
+
...
+
= 0
(1 + i)1 (1 + i) 2
(1 + i ) n

-


Giải phương trình trên ta sẽ có được i (tỷ suất sinh lợi nội tại).

-

Tỷ suất sinh lợi nội tại là tỷ suất mà lợi ích ròng do dự án tạo ra sẽ
tăng lên. Suất chiết khấu xã hội là tỷ suất mà ở đó xã hội lựa chọn
các lợi ích ròng này được tăng lên. Do đó, các phương án có IRR
lớn hơn suất chiết khấu xã hội thì có lợi và do đó đáng lựa chọn.
Trong số các phương án mong muốn này, phương án nào có IRR
cao nhất thì được coi là đáng mong muốn nhất.

2.1.2. Phát triển bền vững
Có thể nói rằng mọi vần đề môi trường đều bắt nguồn từ sự phát triển,
nhưng con người không thể nào chấp nhận việc hạn chế sự phát triển của mình.
Con đường duy nhất để giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển và môi trường là
chấp nhận phát triển nhưng không có những tác động tiêu cực đến môi trường.

7


Ở Việt Nam, quan điểm phát triển bền vững lần đầu tiên được ghi nhận
trong bản kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững, do hội đồng
bộ trưởng ban hành ngày 12/06/1991.
Phát triển bền vững được định nghĩa là sự gia tăng của cải cho xã hội dựa
trên cơ sở sử dụng, khai thác các nguồn lực có giới hạn phục vụ cho cuộc sống,
nhu cầu hiện tại của con người nhưng không ảnh hưởng đến việc thoả mãn nhu
cầu của các thế hệ tương lai.
Phát triển bền vững là loại hình phát triển có tình vững chắc và lâu bền.
Phát triển bền vững là lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên thiên

nhiên và nâng cao chất lượng môi trường. Để đạt được phát triển bền vững cần
kết hợp hài hoà ba mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường.
Kinh tế
Phát triển
bền vững
Xã hội

Mội trường

Về kinh tế. Phải đảm bảo các vấn đề sau:
-

Tăng lợi nhuận (đối với cá nhân).

-

Tăng GDP (đối với quốc gia).

-

Các hoạt động sản xuất phải hướng đến việc sử dụng công nghệ
sạch, thân thiện với môi trường, gia tăng sản phẩm đầu ra kết hợp
với tiết kiệm đầu vào.

Về xã hội. Bên cạnh việc phát triển kinh tế thì vấn đề liên quan đến xã hội
cũng cần được quan tâm.
-

Tăng phúc lợi xã hội.


-

Nâng cao dân trí, sức khoẻ cộng đồng.

-

Đảm bảo ổn định về việc làm, thu nhập.

8


-

Xoá bỏ cách biệt thành thị và nông thôn cũng như giảm khoản cách
giàu và nghèo.

Về môi trường. Vấn đề môi trường lại cần phải được qua tâm nhiều hơn
vì để đáp ứng cho phát triển kinh tế thì việc môi trường bị ảnh hưởng là không
tránh khỏi. Việc cần làm là hạn chế những tác động không tốt song song với việc
nghiên cứu những giải pháp phát triển ít ảnh hưởng hơn.
-

Bảo vệ nguồn tài nguyên, chống suy thoái.

-

Sử dụng kết hợp với tái tạo.

Để xây dựng một xã hội phát triển bền vững, chương trình Môi Trường
Liên Hiệp Quốc đã đề ra 9 nguyên tắc:

-

Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng.

-

Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người.

-

Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của các hệ sinh thái trên trái đất.

-

Quản lý và sử dụng hợp lý những nguồn tài nguyên không tái tạo
được.

-

Tôn trọng khả năng chịu đựng được của trái đất.

-

Thay đổi những tập tục và thói quen có tác động xấu đến môi
trường.

-

Để các cộng đồng tự quản lý môi trường sống của chính mình.


-

Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát
triển và bảo vệ.

-

Xây dựng khối liên minh toàn cầu.

2.1.3. Hoạt động xâm thực-bồi tụ của dòng chảy thường xuyên
Nhìn chung các dòng chảy thường xuyên (điển hình là sông) có 3 phần:
thượng lưu, trung lưu và hạ lưu. Phần thượng lưu chủ yếu là hoạt động xâm thực
sâu, phần trung lưu xâm thực sâu và vận chuyển vật liệu, phần hạ lưu xâm thực
ngang và tích tụ vật liệu.

9


Xâm thực sâu khi tốc độ dòng chảy nước lớn và đáy sông còn cao hơn
mực nước xâm thực cơ sở khá nhiều. Khi đáy sông đạt tới trắc diện cân bằng thì
hoạt động xâm thực sâu chấm dứt.
Xâm thực ngang xảy ra khi dòng sông đã đạt trắc diện cân bằng, sông xói
mòn bờ để mở rộng lòng và uốn khúc dưới ảnh hưởng của sự tự quay của trái đất.
Xâm thực ngang gây xói lở bờ sông, đó là một quá trình tai biến địa chất, gây
mất đất canh tác, sụp lở nhà cửa, đường xá. Xâm thực ngang làm cho sông uốn
khúc ngày càng mạnh theo quy luật hai bờ sông đối diện sẽ có một bên lở và một
bên bồi. Vào mùa lũ khi tốc độ nước sông tăng lên đột ngột và lưu lượng nước
sông tăng lên đột ngột, sông sẽ đào thông đoạn bờ lở nằm gần nhau để tạo thành
dòng chảy thẳng hơn, nhanh hơn. Đoạn sông uốn cong sẽ nhanh chóng bị bồi đắp
hai đầu, sau đó tách hẳn dòng chính bị cô lập trở thành một loại hồ cong có tên là

hồ sừng trâu hoặc hồ móng ngựa.
Hoạt động bồi tụ của dòng sông có thể xảy ra trong mùa lũ hoặc mùa cạn.
Bồi tụ xảy ra nơi nào động năng dòng nước giảm so với tốc độ chảy chung ở
vùng chung quanh. Những nơi có thể được bồi là: nơi dòng sông sâu xuống đột
ngột, rộng ra đột ngột, sau một vật cản (tảng đá to, một con thuyền đắm…), ở
đoạn uốn cong lồi về phía bờ sông (bờ bồi). Bồi tích (Aluvi) mùa lũ thô hơn mùa
khô. Tất cả các vị trí bồi tụ cao hơn trắc diện cân bằng của dòng sông đều là bãi
bồi tạm thời, bồi tích trên bãi bồi tạm thời trước sau cũng bị dòng chảy mang đi
chổ khác.
Hoạt động bồi - xói của sông tuỳ thuộc vào mực xâm thực cơ sở và chế độ
khí hậu. Phối hợp cả hai sẽ tạo ra một thế hệ trắc diện cân bằng. Khi mực xâm
thực cơ sở (là chủ yếu) và chế độ khí hậu có thay đổi, một thế hệ trắc diện cân
bằng mới được thiết kế, có thể sẽ cao hơn hoặc thấp hơn trắc diện cũ. Trong
trường hợp thứ nhất, trắc diện cũ bị chôn vùi dưới trầm tích trẻ.
Vd: Ở thềm lục địa vịnh Bắc bộ ngày nay còn gặp nhiều lòng sông cổ bị
chôn vùi đến độ sâu 60m dưới mực nước biển.

10


Trong trường hợp thứ hai, trắc diện cũ sẽ bị xâm thực phá hủy, nhũng chổ
còn lại (bãi bồi, lòng sông cổ) tạo ra các bậc thềm sông. Có thể có nhiều thế hệ
thềm sông (bậc I, bậc II, bậc III), thềm càng trẻ càng thấp.
Ngoài ra những tác động của con người vào dòng sông cũng gây ra hiện
tượng bồi - xói bờ sông.
Nắn dòng sông. Dòng sông chảy ở đồng bằng bồi tích thường uốn khúc
quanh co. Hoạt động khai phá vùng đồng bằng bao giờ cũng đòi hỏi các đoạn
sông phải được nắn chỉnh (dẫn dòng chảy sang vị trí khác, hãm dòng chảy bắng
đập nhân tạo). Hoạt động nắn dòng chảy khác với việc đào kênh mương ở chỗ tác
động vào dòng sông chính chứ không can thiệp vào các dòng nhánh. Nắn dòng là

kỹ thuật công trình nhằm giải quyết các mục đích:
-

Tháo nước: hạ thấp mực nước, làm khô những diện tích ngập úng.

-

Kiểm soát lũ: tăng sức chứa hoặc tốc độ chảy của dòng sông.

-

Giao thông: xây dựng luồng tàu thẳng và sâu, các bến cảng sông.

-

Nông nghiệp: làm tăng diện tích canh tác và làm cho canh tác thuận
lợi.

-

Kiểm soát xói mòn: xây dựng các công trình chống xâm thực ở bờ
sông.

-

Xây dựng: cầu, đường cao tốc, trạm bơm…

Hoạt động nắn dòng gây ra các ảnh hưởng xấu đàng kể đến môi trường.
Độ lớn của thiệt hại tuỳ thuộc vào việc làm thay đổi chế độ sông và đặc tính môi
trường của đồng bằng bồi tích. Nhũng thiệt hại xảy ra đối với hệ sinh thái đất

ngập nước, gây thiệt hại cho lớp phủ rừng, làm biến đổi mực nước ngầm, gây bồi
xói bất thường vùng hạ lưu, gây biến động cảnh quan, đặc biệt gây hại cho thuỷ
sinh nhất là cá.
Hoạt động nạo vét luồng lạch, đào kênh mương, nắn dòng chảy làm thay
đổi điều kiện trầm tích và xâm thực của dòng chảy, thau chua rửa mặn cho đất,
tháo khô vùng ngập, làm ổn định dòng chảy, đảm bảo độ sâu dòng chảy, nhưng
lại có thể rửa lũa hoặc xói ngầm, xâm thực bờ. Thậm chí những hoạt động trên
còn có thể gây ra sự nhiễm mặn cho đất, nếu sự nạo vét luồng lạch, đào kênh

11


khơi thông thêm sự xâm mặn, hoặc đưa nước về làm úng ngập ở vùng sâu, gây
bồi - xói bất thường.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Đây là đề tài dạng phương pháp và phương pháp chính được sử dụng là
phương pháp “Phân tích lợi ích - chi phí” đã được nêu trên. Và phương pháp
thống kê mô tả bổ xung thêm nhằm hổ trợ cho phương pháp chính.
Thống kê mô tả là cách thức thu thập thông tin, số liệu nhằm kiểm chứng
những giả thuyết hay giải thích các câu hỏi liên quan đến tình trạng hiện tại của
đối tượng nghiên cứu. Có hai nguồn số liệu: số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp. Nguồn số liệu thứ cấp cần thu thập để phục vụ cho nội
dung nghiên cứu bao gồm:
-

Các số liệu về hoạt động của công ty.

-

Các số liệu tổng quan về tình hình của xã Bình Lợi.


-

Các số liệu về tình hình thuỷ văn, địa chất, địa mạo của sông Đồng
Nai.

-

Các số liệu về tài nguyên cát của sông Đồng Nai (trữ lượng, phân
bố…).

-

Thông tin về sản phẩm cát (nhu cầu, giá cả…).

Các thông tin trên có thể thu thập tại xã, các phòng ban của công ty
BBCC, các cơ quan, đơn vị có liên quan (sở tài nguyên môi trường, cục thống kê
tỉnh Đồng Nai).
Số liệu sơ cấp. Những thông tin cần lấy số liệu sơ cấp chủ yếu là về diện
tích đất bị sạt lở.
-

Diện tích bị sạt lở.

-

Giá trị của diện tích đất bị sạt lở (xác định giá sẵn lòng trả của 1m 2
đất nông nghiệp).

-


Những vấn đề khác có liên quan (loại cây trồng bị ảnh hưởng
chính, thu nhập hàng năm từ những loại cây đó, diện tích bị ảnh
hưởng của từng loại cây…).

12


×