Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Thể chế hóa phương pháp khuyến nông có sự tham gia ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu : Luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.79 KB, 74 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------LÊ VĂN GIA NHỎ

THỂ CHẾ HÓA PHƢƠNG PHÁP
KHUYẾN NÔNG CÓ SỰ THAM GIA
Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
Lê Văn Gia Nhỏ

THỂ CHẾ HÓA PHƢƠNG PHÁP
KHUYẾN NÔNG CÓ SỰ THAM GIA
Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Chuyên ngành:

Chính sách công

Mã số:


60.31.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
Tiến sĩ. Trần Tiến Khai

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và
số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn có độ chính xác cao nhất
trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan
điểm của Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình
giảng dạy kinh tế Fulbright.

Ngày 12 tháng 05 năm 2010
Ngƣời viết cam đoan

Lê Văn Gia Nhỏ


i

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC .........................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ iii

DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ .......................................................................... v
TÓM TẮT .......................................................................................................................vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết................................................................................................................ 1
2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 3
4.1 Phƣơng pháp sử dụng ............................................................................................. 3
4.2 Khung phân tích của đề tài ..................................................................................... 3
4.2.1 Khung khái niệm.............................................................................................. 3
4.2.2 Khung phân tích ............................................................................................... 4
4.2.3 Các công cụ sử dụng .................................................................................... 5
5. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 5
6. Những kết quả đạt đƣợc .............................................................................................. 5
7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................................. 5
Chƣơng 1 – TỔNG QUÁT VỀ PHƢƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG ............................ 7
1.1 Các phƣơng pháp khuyến nông .................................................................................. 7
1.2 Phƣơng pháp tham gia................................................................................................ 8
1.2.1 Khái niệm về phƣơng pháp tham gia .................................................................. 8
1.2.2 Lịch sử phát triển của phƣơng pháp tham gia ..................................................... 8
1.2.3. Các dạng tham gia ............................................................................................ 10
1.2.4 Phƣơng pháp phát triển kỹ thuật có sự tham gia – PTD ................................... 11
1.2.4.1 Khái niệm về PTD ...................................................................................... 11
1.2.4.2 Các bƣớc tiến trình PTD ............................................................................. 11
1.2.4.3 Các thành phần trong tiến trình PTD .......................................................... 13
Chƣơng 2- THỂ CHẾ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHUYẾN NÔNG TỈNH BÀ RỊA –
VŨNG TÀU ................................................................................................................... 14
2.1 Cơ cấu tổ chức của khuyến nông ............................................................................. 14
2.2 Tiến trình xây dựng kế hoạch của tổ chức khuyến nông cấp tỉnh ........................... 15
2.3 Sự phân cấp, phân quyền trong triển khai các mô hình khuyến nông ..................... 17

2.4 Các phối hợp trong quá trình hoạt động khuyến nông ............................................ 18
Chƣơng 3-ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM PTD Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ............ 19


ii

3.1 Quá trình triển khai PTD ở tỉnh BR-VT .................................................................. 19
3.2 Các hoạt động chủ yếu ............................................................................................ 20
3.2.1 Tập huấn nâng cao nâng lực địa phƣơng........................................................... 20
3.2.2 Tổ chức triển khai các thử nghiệm ở các CLB .................................................. 20
3.2.3 Tổ chức tham quan, hội thảo ............................................................................. 22
3.3 Đánh giá hoạt động của CLB ................................................................................... 22
3.3 Những hạn chế trong việc áp dụng PTD ở tỉnh BR-VT ......................................... 24
3.3.1 Tổ chức thử nghiệm........................................................................................... 24
3.3.2 Thành viên tham gia CLB ............................................................................... 24
3.3.4 Sự chính thức hóa .............................................................................................. 25
3.3.4 Mất nhiều thời gian ........................................................................................... 25
Chƣơng 4-CHÍNH SÁCH THỂ CHẾ HÓA PTD .......................................................... 27
4.1 Kinh nghiệm thể chế hóa PTD ở một số nƣớc ......................................................... 27
4.2 Cơ sở áp dụng PTD trong hoạt động khuyến nông BR-VT ..................................... 30
4.2.1 Cơ sở pháp lý ..................................................................................................... 30
4.2.2 Các cơ sở nguồn lực để áp dụng PTD ở tỉnh BR-VT........................................ 31
4.3 Sự tƣơng thích giữa PTD và hoạt động hiện tại của khuyến nông BR-VT ............. 31
4.4 Gợi ý chính sách thể chế hóa PTD trong hoạt động khuyến nông........................... 32
4.4.1. Xây dựng và quản lý câu lạc bộ nông dân ....................................................... 32
4.4.2 Chính sách tài chính hỗ trợ khuyến nông .......................................................... 34
4.3.3 Xây dựng kế hoạch khuyến nông ...................................................................... 35
4.3.2 Cơ chế phối hợp với các nhà nghiên cứu, nhà khoa học ................................... 36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................ 38
Kết luận .......................................................................................................................... 38

Kiến nghị ........................................................................................................................ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 40
PHẦN PHỤ LỤC ........................................................................................................... 43


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BRVT

Bà Rịa – Vũng Tàu

CLB

Câu lạc bộ

IAS

Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam

KNKN

Khuyến nông khuyến ngƣ

KN

Khuyến nông

MDI


Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long

MDAEP

Dự án Khuyến nông có sự tham gia Đồng bằng sông
Cửu long

NN &PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NAFEC

Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngƣ Quốc Gia

PTD

Phát triển kỹ thuật có sự tham gia

PAEX

Chƣơng trình Khuyến nông có sự tham gia

PAEP

Khuyến nông có sự tham gia dành cho nông dân nghèo

TTKN

Trung tâm Khuyến nông


V.V.O.B

Tổ chức Hợp tác phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật vùng Fla Măng,
Vƣơng quốc Bỉ


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Lợi ích và phí tổn cho việc áp dụng phƣơng pháp tham gia

10

Bảng 3.1 Các thử nghiệm ở CLB PTD tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ 2005-2009

21

Bảng 3.2 Số thành viên CLB áp dụng kỹ thuật từ các kết quả thử nghiệm của CLB từ

21

2005-2009
Bảng 3.3 Đánh giá hoạt động của CLB PTD ở tỉnh BR-VT năm 2009

23

Bảng 4.1 Ý kiến về đặc điểm nông dân khi tham gia CLB


33

Bảng 4.2 Ý kiến của nông dân về cơ quan quản lý CLB

34


v

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1 Các bƣớc trong tiến trình PTD

12

Hình 1.2 Mối quan hệ giữa 3 thành phần trong tiến trình PTD

12

Hình 2.1 Tiến trình lập kế hoạch khuyến nông của Trung tâm Khuyến nông

16

Hình 4.1 Mô hình xây dựng kế hoạch khuyến nông có sự tham gia

35


vi


THỂ CHẾ HÓA PHƢƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG CÓ SỰ THAM GIA Ở
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
TÓM TẮT
Phƣơng pháp khuyến nông có sự tham gia, cụ thể là phƣơng pháp phát triển kỹ thuật có
sự tham gia – PTD (Participatory Technology Development) đã đƣợc giới thiệu ở tỉnh
Bà Rịa -Vũng Tàu (BR-VT) từ năm 2005 trên cơ sở các dự án khuyến nông có sự tham
gia do tổ chức V.V.O.B thuộc Vƣơng Quốc Bỉ tài trợ. Tuy đƣợc đánh giá là phƣơng
pháp khuyến nông mới, đáp ứng đƣợc nhu cầu của nông dân, nhƣng đến nay phƣơng
pháp PTD vẫn chƣa đƣợc chính thức hóa trong hoạt động khuyến nông tại tỉnh Bà RịaVũng Tàu, vì chƣa có chính sách mang tính pháp quy, cũng nhƣ có những điều chỉnh
hợp lý phƣơng pháp PTD khi áp dụng trong điều kiện của tỉnh BR-VT.
Đề tài “Thể chế hóa phƣơng pháp khuyến nông có sự tham gia ở tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu” đƣợc thực hiện nhằm đề xuất các chính sách khuyến khích áp dụng phƣơng pháp
khuyến nông có sự tham gia, cụ thể là phƣơng pháp phát triển kỹ thuật có sự tham gia,
gọi tắt là PTD (Partcipatory Technology Development) trong hoạt động khuyến nông
của tỉnh. Với cách tiếp cận theo hƣớng thể chế và sử dụng phƣơng pháp định tính với
các công cụ sử dụng nhƣ phỏng vấn bán cấu trúc SSI (Semi-Structured Interviews),
phỏng vấn chính thức bằng bảng câu hỏi, đề tài đã có những phát hiện:
Thể chế của khuyến nông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chƣa tƣơng thích cho việc áp
dụng PTD một cách rộng rãi.
Phƣơng pháp PTD cần có những điều chỉnh để có thể áp dụng một phần trong
các hoạt động khuyến nông hiện tại.
Từ những phát hiện này, đề tài đã đề xuất một số chính sách nhằm thể chế hóa phƣơng
pháp PTD trong hoạt động khuyến nông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu:
Xây dựng mạng lƣới khuyến nông viên cấp xã


vii

Xây dựng Câu lạc bộ (CLB) khuyến nông cấp thôn, ấp – đại diện cho sản xuất
chính của tỉnh. Xem CLB khuyến nông là đơn vị cuối cùng trong việc thực hiện các

hoạt động khuyến nông. Chủ nhiệm CLB nên là (không bắt buộc) chi hội trƣởng hội
nông dân ở thôn, ấp. Thành viên CLB là những ngƣời thích khoa học kỹ thuật, có cùng
sở thích, nhà ở gần nhau. CLB nên thành lập quỹ hoạt động.
Trong hoạt động khuyến nông, cần xây dựng các chƣơng trình, dự án khuyến
nông 3-5 năm, trên cơ sở các dự án này để ký các hợp đồng với các nhà khoa học để hỗ
trợ hoạt động khuyến nông.
Cần dành kinh phí cho các thử nghiệm ở CLB khuyến nông, ngoài kinh phí trình
diễn mô hình hàng năm. Nguồn kinh phí này từ ngân sách của tỉnh.
Có cơ chế qui định CLB khuyến nông là nơi triển khai các hoạt động bắt buộc
của khuyến nông huyện và xã.
Cơ chế xây dựng kế hoạch khuyến nông từ kế hoạch của CLB. Cơ chế giám sát
thực hiện các thử nghiệm, mô hình khuyến nông, ngoài các cơ quan hữu quan nên có
thêm CLB khuyến nông (với đại diện là Ban chủ nhiệm CLB).


viii

INSTITUTIONALIZATION OF A PARTICIPATORY AGRICULTURAL
EXTENSION METHOD IN BA RIA – VUNG TAU PROVINCE
ABSTRACT

Participatory agricultural extension, especially Participatory Technology Development
– (hereafter called PTD) - that has been elaborated based on participatory extension
projects funded by VVOB (the Flemish Association for Development Cooperation and
Technical Assistance, Belgium) - has been introduced in Ba Ria – Vung Tau province
since 2005. Although PTD was appraised as a new extension method, which can meet
actual needs of farmers, PTD has not been officially applied in activities of the Ba RiaVung Tau extension organization because of

its lack of relevant legal


documents/policies and of appropriate adjustment of PTD when applying PTD in the
context of Ba Ria – Vung Tau province.
The thesis “ Institutionalization of Participatory Agricultural Extension method in Ba
Ria – Vung Tau Province” was conducted to recommend implicative policies for
applying PTD on activities of Ba Ria-Vung Tau extension organization. By using the
institutional approach and applying a qualitative method with tools such as: SemiStructured Interviews (SSI), formal interviews through questionnaires, the thesis has
found out some following aspects:
The Ba Ria –Vung Tau extension institutional structure is not sufficiently
compatible with wide application of the PTD .
It is needed to make some adjustment of PTD for its possible application as a
part of activities of the Ba Ria-Vung Tau extension organization.
Based on the above identification, the thesis has recommended some implicative
policies for institutionalizing the PTD into current agricultural extension activities in
Ba Ria-Vung Tau province as follows:
An extension worker network at commune level should be set up


ix

Farmer clubs at hamlet level should be set up, which should cover some
following aspects:
These clubs are seen as representative units in term of crop and livestock
production of the province;
These clubs are considered as the smallest units in the extension system;
A club leader should be a head of sub-Farmer Organization at hamlet level (it is
not compulsory);
Club members should be people who have a passion for new techniques and
similar hobbies, and live in neighborhood areas;
Each club should set up its own operation fund.
Three-five year extension projects/programs should be developed, in which

scientists/ researchers are contracted to provide their technical support to the
agriculture extension activities.
Apart from annual budgets for running demonstration models, it is needed to get
some sources of funding for implementing experiments of clubs. The budget can be
taken from the provincial budget.
It should be stipulated that the clubs play a role in conducting activities of the
extension station at district level and the extension network at commune level.
It is recommended that extension plans should be made based on action plans of
farmer clubs. Not only concerned institutions but also farmer clubs (club management
boards should be representatives) should run monitoring activities of implementation
of experiments and extension models.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Tổ chức khuyến nông Việt Nam, với vai trò chuyển giao các tiến bộ khoa học
kỹ thuật đã đóng góp quan trọng trong sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam trong
hai thập kỷ qua, góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Tuy nhiên hoạt động
khuyến nông chƣa đáp ứng nhu cầu của nông dân bởi việc áp dụng phƣơng pháp tiếp
cận khuyến nông theo hình thức từ trên xuống và có tính áp đặt. Việc chuyển giao các
kỹ thuật mới, công nghệ mới, kiến thức mới mang tính kỹ thuật trọn gói, ít quan tâm
đến các kinh nghiệm, kiến thức bản địa của ngƣời dân, cũng nhƣ nhu cầu của họ. Và
hiện tại phƣơng pháp tiếp cận này vẫn là mô hình phổ biến và đặc trƣng đối với các
Viện nghiên cứu, Trƣờng Đại học, các trạm trại nghiên cứu và hệ thống khuyến nông
nhà nƣớc (Nguyễn Duy Hoan, 2007) [7]. Trái ngƣợc với phƣơng pháp tiếp cận này là
phƣơng pháp khuyến nông có sự tham gia, thƣờng đƣợc áp dụng trong các dự án đƣợc
hỗ trợ bởi các tổ chức phi chính phủ vì cho rằng phƣơng pháp này sẽ giúp khuyến
nông đáp ứng nhu cầu của nông dân.

Về phía Chính phủ Việt Nam khuyến khích cơ quan khuyến nông áp dụng
phƣơng pháp khuyến nông có sự tham gia, cụ thể trong Nghị định 56/2005/NĐ-CP
ngày 26/4/2005, và gần đây nhất là nghị định 02/2010/NĐ-CP ngày 8/01/2010 của
Chính phủ đã qui định về nguyên tắc hoạt động của khuyến nông – khuyến ngƣ là theo
nhu cầu của ngƣời sản xuất, khuyến khích sự tham gia của ngƣời dân.
Các dự án về tăng cƣờng năng lực cho hoạt động khuyến nông ở các tỉnh phía
Nam, Việt Nam do tổ chức V.V.O.B thuộc Vƣơng Quốc Bỉ tài trợ đã áp dụng phƣơng
pháp khuyến nông có sự tham gia, cụ thể là phƣơng pháp Phát triển Kỹ thuật có sự
tham gia - PTD (Participatory Technology Development). Các nguyên tắc của phƣơng
pháp PTD đáp ứng đƣợc các nguyên tắc hoạt động khuyến nông đã đƣợc qui định ở
điều 3, Nghị định 02 đã đề cập ở trên, cũng nhƣ phù hợp với cách tiếp cận mà Bộ NN


2

& PTNT đã đề cập trong Đề án khuyến nông, khuyến ngƣ 2010 – 2015 và tầm nhìn
2020.
Phƣơng pháp khuyến nông có sự tham gia PTD đƣợc thử nghiệm trong hoạt
động khuyến nông ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ năm 2001 bằng
dự án Nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông cơ sở (gọi tắt là dự án MDAEP),
nhƣng cho đến nay sự thể chế hóa PTD ở các tỉnh ĐBSCL cũng chỉ dừng ở lại biện
pháp không chính thức, tức là thông qua vận động hành lang, tranh thủ sự ủng hộ của
các cấp quản lý và nhà làm chính sách (Nguyễn Duy Cần, Nico Vromant, Nguyễn Hoài
Châu, 2007) [5]. Mặc dù biện pháp phi chính thức rất quan trọng, nó là bƣớc khởi đầu
cho việc thể chế hóa chính thức PTD cũng nhƣ nhƣ lồng ghép PTD trong hoạt động
khuyến nông, lập kế hoạch có sự tham gia, và cuối cùng là các cấp quản lý có chính
sách cho việc áp dụng PTD. Tƣơng tự nhƣ vậy, PTD cũng đã đƣợc thử nghiệm trong
hoạt động khuyến nông tỉnh BR-VT từ năm 2005 thông qua 2 dự án Khuyến nông có
sự tham gia dành cho nông dân nghèo (gọi là PAEP, 2005-2007), Khuyến nông có sự
tham gia (gọi là PAEX, 2008-2010), và PTD cũng chỉ dừng lại ở mức lồng ghép vào

một số hoạt động khuyến nông, nó vẫn chƣa đƣợc chính thức hóa bằng các chính sách
của các cơ quan quản lý liên quan. Do đó, việc áp dụng PTD vào hoạt động khuyến
nông tỉnh BR-VT còn gặp nhiều khó khăn vì chƣa có chính sách mang tính pháp quy,
cũng nhƣ cần có những điều chỉnh hợp lý phƣơng pháp PTD khi áp dụng trong điều
kiện của tỉnh BR-VT. Vì vậy, đề tài tập trung giải quyết hai câu hỏi nghiên cứu chủ
yếu là:
Thể chế của khuyến nông tỉnh BR-VT hiện tại có phù hợp cho việc áp dụng
phƣơng pháp PTD hay không?
Cần có chính sách cụ thể nhƣ thế nào để thể chế hóa phƣơng pháp khuyến nông
có sự tham gia – PTD ở cấp tỉnh?


3

2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu phƣơng pháp PTD áp dụng trong hoạt
động chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân ở tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu
trong giai đoạn 2005-2009.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Tổ chức khuyến nông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Phƣơng pháp sử dụng
Đề tài sử dụng phƣơng pháp định tính và áp dụng cách tiếp cận thể chế: xem xét
tổ chức, các qui định, cơ chế thực thi của hoạt động khuyến nông, tính tƣơng tích giữa
PTD và cơ chế hoạt động khuyến nông hiện tại.
Nguồn số liệu:
Số liệu thứ cấp: Dựa vào số liệu, các báo cáo tổng hợp của các dự án khuyến
nông có sự tham gia do tổ chức V.V.O.B tài trợ ở tỉnh BR-VT từ năm 2005 đến nay.
Số liệu và thông tin sơ cấp: Thông qua điều tra, khảo sát một số đối tƣợng liên
quan.

4.2 Khung phân tích của đề tài
4.2.1 Khung khái niệm
Khái niệm về thể chế
Có nhiều quan điểm về thể chế, một cách tổng quát thể chế bao hàm ba khía
cạnh quan trọng: (i) Luật lệ (chính thức và phi chính thức); (ii) Cơ chế thực thi ; (iii)
Tổ chức (Theo World Bank 2002a, đƣợc trích bởi Đinh Văn Ân, 2002) [1]. Đề tài sẽ
tập trung nghiên cứu ba khía cạnh này, đó là xem xét các qui định (chính thức), cơ chế
thực thi (theo các qui định), và xem xét cơ cấu tổ chức khuyến nông trong việc triển
khai, thực thi các hoạt động khuyến nông ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.


4

Thể chế hóa PTD
Thể chế hóa PTD liên quan đến hai khái niệm sự mở rộng (Scaling up) và sự
nhân rộng (Scaling out). Sự mở rộng (Scaling up) PTD là sự mở rộng việc áp dụng
PTD trong tổ chức, từ những ngƣời chấp nhận và tổ chức cơ sở của họ đến ngƣời làm
chính sách, nhà tài trợ, các cơ quan phát triển. Sự nhân rộng (Scaling out) là sự nhân
rộng các kết quả dự án từ nông dân đến nông dân, từ cộng đồng đến cộng đồng.
Thể chế hóa PTD không có nghĩa là PTD sẽ thay thế hoàn toàn những gì khuyến nông
đang thực hiện, hoặc đang áp dụng mà là cách thức PTD có thể lồng ghép vào các hoạt
động hiện hữu, trở thành một phần hoặc song hành với các chƣơng trình và các hoạt
động khuyến nông trong dài hạn.
4.2.2 Khung phân tích
Trƣớc tiên, đề tài xem xét về cơ cấu tổ chức, phân quyền, xây dựng kế hoạch,
triển khai kế hoạch hàng năm, cũng nhƣ khía cạnh tài chính của tổ chức khuyến nông
tỉnh BR-VT trong hoạt động khuyến nông.
Thứ hai, xem xét đến việc áp dụng PTD ở BR-VT, phân tích những kết quả đạt
đƣợc, cũng nhƣ những thuận lợi, khó khăn trong việc áp dụng PTD.
Thứ ba, phân tích các khía cạnh pháp lý và thực tiễn áp dụng PTD trong hoạt động

khuyến nông.
Thứ tƣ, xem xét đến các khía cạnh những điều chỉnh, bổ sung từ cơ cấu tổ chức
của khuyến nông BR-VT, cũng nhƣ các điều chỉnh phƣơng pháp của PTD cần có để áp
dụng vào hoạt động khuyến nông tỉnh BR-VT.
Trên cơ sở các điều chỉnh này mà đề xuất các chính sách, các cải tiến cần có
trong thể chế khuyến nông tỉnh BR-VT, cũng nhƣ cách thức để thể chế hóa PTD trong
hoạt động khuyến nông.


5

4.2.3 Các công cụ sử dụng
Trong phân tích đề tài phải dựa vào số liệu khảo sát, phỏng vấn. Hai công cụ
đƣợc sử dụng chính:
Phỏng vấn bán cấu trúc-SSI (Semi-Structured Interviews) đƣợc sử dụng để
phỏng vấn các cán bộ khuyến nông có tham gia chƣơng trình khuyến nông có sự tham
gia – PTD (và đã đƣợc huấn luyện phƣơng pháp PTD), nhằm thu nhận các ý kiến về
tính phù hợp, hiệu quả của của PTD, những thuận lợi và khó khăn áp dụng PTD vào
hoạt động khuyến nông. Ba cán bộ khuyến nông chủ chốt (trƣởng trạm) của 3 huyện
Long Điền, Tân Thành, Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đƣợc phỏng vấn.
Phỏng vấn chính thức bằng bảng câu hỏi: Phỏng vấn một số nông dân tham gia
Câu lạc bộ (CLB) khuyến nông đang áp dụng phƣơng pháp PTD, có 77 hộ nông dân
thuộc 8 CLB (trong số 10 CLB đang tham gia áp dụng phƣơng pháp PTD) đƣợc phỏng
vấn.
5. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các chính sách khuyến khích áp dụng phƣơng pháp khuyến nông có sự
tham gia, cụ thể là phƣơng pháp phát kỹ thuật có sự tham gia, gọi tắt là PTD
(Partcipatory Technology Development) trong hoạt động khuyến nông của tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu.
6. Những kết quả đạt đƣợc

Đánh giá tính phù hợp của phƣơng pháp PTD trong hoạt động khuyến nông tỉnh
Bà Rịa- Vũng Tàu.
Đề xuất các cải tiến về thể chế cơ quan khuyến nông tỉnh BR-VT để có thể áp
dụng PTD trong hoạt động khuyến nông của tỉnh.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm các phần:


6

Mở đầu: giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 1-Tổng quan về phƣơng pháp khuyến nông
Trong phần này đề cập tổng quát các phƣơng pháp khuyến nông thƣờng đƣợc áp dụng
trên thế giới và các phƣơng pháp khuyến nông đang áp dụng ở Việt Nam. Trong phần
này cũng đề cập đến các nguyên tắc cơ bản của phƣơng pháp phát triển kỹ thuật có sự
tham gia PTD.
Chƣơng 2- Hoạt động và thể chế của khuyến nông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Trong chƣơng này trình bày tổng quát về tổ chức khuyến nông nói chung và tổ chức
khuyến nông BR-VT nói riêng, phân tích quá trình xây dựng kế hoạch, quá trình triển
khai các mô hình khuyến nông để làm cơ sở cho việc phân tích, đối chiếu với việc áp
dụng PTD trong hoạt động khuyến nông.
Chƣơng 3- Áp dụng thử nghiệm PTD ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Chƣơng này giới thiệu tổng quát quá trình áp dụng thử nghiệm phƣơng pháp
PTD ở tỉnh BR-VT từ năm 2005-2009, và những kết quả và hạn chế của phƣơng pháp
này.
Chƣơng 4- Chính sách thể chế PTD
Đây là chƣơng tổng hợp từ các chƣơng trƣớc trên cơ sở phân tích các thể chế (tổ chức,
cơ chế hoạt động, các luật lệ) để xem xét sự tƣơng tích giữa hoạt động khuyến nông
hiện tại và phƣơng pháp PTD, đề xuất cách thức áp dụng và cải tiến cần thiết PTD
trong điều kiện của tỉnh BR-VT.

Kết luận


7

Chƣơng 1 – TỔNG QUÁT VỀ PHƢƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG
1.1 Các phƣơng pháp khuyến nông
Theo George (1992) [6] có 8 phƣơng pháp khuyến nông phổ biến: (1) Khuyến
nông chung; (2) Khuyến nông chuyên ngành; (3) Khuyến nông đào tạo và tham quan
(Training and Visit); (4) Khuyến nông có sự tham gia; (5) Khuyến nông dự án;
(6)Khuyến nông theo hệ thống nông nghiệp; (7) Khuyến nông cùng chịu phí tổn; (8)
Khuyến nông theo tổ chức giáo dục (xem phụ lục 1).
Tuy là tám phƣơng pháp khuyến nông, nhƣng giữa các phƣơng pháp này có
những đặc điểm chung: (i) sử dụng các hình thức đào tạo không chính thức; (ii) nội
dung hoạt động liên quan đến nông nghiệp; (iii) tìm cách nâng cao mức sống của nhân
dân nông thôn (George, 1992) [8]. Theo Cục Khuyến nông- Khuyến lâm (1995) [3]
(nay là Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngƣ Quốc gia – gọi tắt theo tên tiếng Anh là
NAFEC) ở Việt Nam, có bốn phƣơng pháp khuyến nông áp dụng phổ biến: (1) Khuyến
nông thực hiện theo chƣơng trình, dự án; (2) Khuyến nông xây dựng mô hình, tổ chức
đào tạo, tham quan tại chỗ; (3) Phƣơng pháp khuyến nông có sự tham gia: Chủ yếu áp
dụng trong các chƣơng trình, dự án do các tổ chức nƣớc ngoài tài trợ cho Việt Nam
nhƣ các lớp tập huấn FFS (Farmer Field School), PTD; (4) Phƣơng pháp khuyến nông
có sự hỗ trợ kinh phí hoặc vật chất của nhà nƣớc. Nhà nƣớc hỗ trợ nông dân để chi phí
cho: (i) phần vật tƣ chênh lệch do ứng dụng các tiến bộ mới phát sinh (chiếm 30-40%
chi phí); (ii) tổ chức tập huấn và tham quan hội thảo đầu bờ của mô hình.
Hiện tại, bốn phƣơng pháp khuyến nông này đƣợc áp dụng ở tỉnh BR-VT, trong
đó phƣơng pháp khuyến nông có sự tham gia, cụ thể là phƣơng pháp phát triển kỹ thuật
có sự tham gia PTD đã đƣợc giới thiệu từ năm 2005 cho đến nay. Phƣơng pháp này
đƣợc xem là phƣơng pháp khuyến nông mới, đáp ứng đƣợc nhu cầu của nông dân hơn



8

so với phƣơng pháp khuyến nông tiếp cận theo hƣớng chỉ đạo từ trên xuống (topdown).
1.2 Phƣơng pháp tham gia
1.2.1 Khái niệm về phƣơng pháp tham gia
Có nhiều định nghĩa cũng nhƣ cách giải thích về phƣơng pháp tham gia, theo
Sofie Dhollander (2007) [9] phƣơng pháp tham gia bao hàm hoạt động của nhiều ngƣời
trong các tổ chức khác nhau dẫn đến các đổi mới bền vững cho nông dân. Mặc dù có
các phƣơng cách khác nhau trong sử dụng phƣơng pháp tham gia, hầu nhƣ có cùng
nguyên tắc chính là:
Gồm phƣơng pháp luận đƣợc xác định và tiến trình học tập hệ thống
Mềm dẻo
Học tập theo nhóm
Nội dung chuyên biệt
Chuyên gia và nông dân tham gia
Dẫn tới sự thay đổi
1.2.2 Lịch sử phát triển của phƣơng pháp tham gia
Phƣơng pháp tham gia đƣợc sử dụng ngày nay có nhiều nguồn gốc, năm trong
số này có tầm quan trọng đặc biệt (Jules N Pretty -1995) [16]:
(i) Nghiên cứu tham gia của các nhà xã hội học-APR (Activist Participatory
Research) đƣợc đƣa ra bởi Paulo Freire vào năm 1968. Phƣơng pháp này sử dụng đối
thoại và tham gia trong nghiên cứu để tăng cƣờng nhận thức, sự tự tin của ngƣời dân và
trao quyền cho họ trong hành động. Đóng góp chính của phƣơng pháp này cho phƣơng
pháp tham gia hiện nay là nhận thấy ngƣời dân thì sáng tạo, có năng lực và nên trao
quyền cho họ, những ngƣời bên ngoài (outsiders) giữ vai trò nhƣ là một tác nhân xúc
tác, thúc đẩy cho các hoạt động của ngƣời dân diễn ra tốt hơn, nhanh hơn.


9


(ii) Phân tích sinh thái nông nghiệp- AEA (Agro-Ecosystem Analysis): Đƣợc
phát triển bởi Godon Conway (1987), phƣơng pháp này kết hợp phân tích hệ thống với
phân tích không gian, thời gian, các dòng vật chất và mối quan hệ, các giá trị tƣơng đối
và các quyết định. Đóng góp của phƣơng pháp này cho phƣơng pháp tham gia ngày
nay là sử dụng các sơ đồ lát cắt (transects), xây dựng các bản đồ, sơ đồ không chính
thức, sử dụng cách cho điểm, xếp hạng.
(iii) Nhân loại học ứng dụng (Applied Anthropology): Mặc dù Nhân loại học xã hội học truyền thống quan tâm chủ yếu để hiểu hơn là làm cho thay đổi. Phƣơng
pháp này đƣợc thừa nhận vào những năm thập niên 80, nó nhấn mạnh việc quan sát
ngƣời tham gia, các cuộc trao đổi và tầm quan trọng của thái độ, hành vi và sự hòa hợp.
(iv) Nghiên cứu hệ thống canh tác – FSR (Farming Systems Research): Có hai
nguyên tắc trong FSR là xem các hoạt động của các nông hộ nhỏ nhƣ là những nhà thử
nghiệm. Do đó trọng tâm của phƣơng pháp này là sự tham gia của ngƣời dân trong
nghiên cứu nông nghiệp, đặc biệt là nghiên cứu những mối quan hệ, sự đa dạng và
chống rủi ro trong hệ thống canh tác.
(v) Đánh giá nhanh nông thôn RRA (Rapid Rural Appraisal): Phƣơng pháp này
nổi lên từ cuối thập niên 70. Sử dụng phƣơng pháp này đảm bảo cho các nhà nghiên
cứu thu đƣợc thông tin từ ngƣời dân về điều kiện nông thôn với chi phí thấp và thời
gian hợp lý. Nó khắc phục đƣợc tính nhàm chán, tốn kém và thông tin thiếu chính xác
trong các cuộc khảo sát bằng các bảng câu hỏi. Trên cơ sở phƣơng pháp RRA, sau này
phƣơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham – PRA (Participatory Rural Appraisal)
đƣợc phát triển và đƣợc sử dụng phổ biến trong các phƣơng pháp tham gia.
Do các phƣơng pháp AEA, FSR, RRA đều không thích hợp trong việc chuyển
giao kỹ thuật cho nông dân. Nên vào thập niên 1980 nổi lên phƣơng pháp phát triển kỹ
thuật có sự tham gia - PTD (Participatory Technology Development), đƣợc xem nhƣ là
một phƣơng pháp chuyển giao kỹ thuật đáp ứng theo nhu cầu của nông dân đƣợc sử
dụng trong các tổ chức nghiên cứu về phát triển nông nghiệp, nông thôn và phù hợp


10


với hoạt động khuyến nông. Trong những năm gần đây (từ năm 2000), nổi lên phƣơng
pháp PAR – Participatory Action Research (tạm dịch là Tham gia hành động trong
nghiên cứu) với ba nội dung chính: nghiên cứu, giáo dục và các hoạt động chính trị-xã
hội. Phƣơng pháp này không chỉ giải quyết các vấn đề kỹ thuật cho nông dân mà còn
đƣợc xem nhƣ là phƣơng pháp để phát triển nông thôn.
1.2.3. Các dạng tham gia
Theo Pretty (1994, đƣợc trích bởi Jules N. Pretty, Irene Guijt, Ian Scooner và
John Thomas, 1995) [16] có bảy cách cơ bản để giải thích và sử dụng thuật ngữ tham
gia, xếp hạng từ tham gia thụ động, trong trƣờng hợp này ngƣời dân chỉ nói cái gì sẽ
xảy ra, đến tự hành động, ngƣời dân chủ động (xem phụ lục 2). Tuy nhiên, nếu mục
tiêu là để đạt đƣợc phát triển bền vững, thì tham gia theo chức năng là đủ (Sofie
Dhollander - 2007) [9] (mức 5). Việc áp dụng PTD có thể thúc đẩy nông dân tham gia
vào hoạt động khuyến nông ở mức 6, tức là tham gia tƣơng hỗ. Hiện nay phần lớn
trong hoạt động khuyến nông Việt Nam thƣờng mức độ tham gia của nông dân ở mức
4 là phổ biến, tức là trong các hoạt động khuyến nông, ngƣời nông dân tham gia vì các
khuyến khích vật chất nhiều hơn, thể hiện qua các mức hỗ trợ tham gia thực hiện các
mô hình khuyến nông, đôi khi những mô hình này là không cần thiết đối với nông dân.
Bảng 1.1 Lợi ích và phí tổn cho việc áp dụng phƣơng pháp tham gia
Lợi ích
-Đạt đƣợc những thành tựu với chi phí thấp
-Phá vỡ đƣợc các rào cản (văn hóa, xã hội)
-Tăng cƣờng tiến trình dân chủ hóa
-Xây dựng các mối quan hệ
-Sự thừa nhận tình trạng xã hội
-Tạo đƣợc niềm tin và sự nhân nhƣợng
-Tạo ra quyền sở hữu nhóm
-Xây dựng mạng lƣới và liên kết
-Có cái nhìn rộng hơn
-Đƣợc huấn luyện và tăng cƣờng các kỹ năng


Phí tổn
-Tốn nhiều thời gian
-Đóng góp tự nguyện
-Chịu trách nhiệm những gì phát biểu
-Mất lợi thế cạnh tranh
-Mất quyền sở hữu ý tƣởng cá nhân
-Trách nhiệm tình nguyện
-Tăng xung đột
-Mất quyền lực
-Tốn chi phí đàm phán

(Nguồn: Viện Nghiên cứu Quốc tế Tái thiết nông thôn IIRR, 2006) [15]


11

Phƣơng pháp tham gia cũng có nhiều lợi ích, nhƣng cũng có cái giá phải trả (phí
tổn) cho việc áp dụng phƣơng pháp này. Một trong những giá phải trả (phí tổn) thƣờng
gặp đó là tốn nhiều thời gian. Có thể liệt kê một số lợi ích, cũng nhƣ chi phí khi áp
dụng phƣơng pháp tham gia (bảng 1.1).
1.2.4 Phƣơng pháp phát triển kỹ thuật có sự tham gia – PTD
1.2.4.1 Khái niệm về PTD
Theo Sofie Dhollander (2007) [9], PTD là một phƣơng pháp tạo sự tham gia,
nông dân dẫn dắt khuyến nông viên, và làm cho hoạt động và việc học tập thông qua
thực hành đƣợc thực hiện trên đồng ruộng của nông dân. Nguyên tắc chính của phƣơng
pháp này là ngƣời nông dân học tốt nhất bằng kinh nghiệm của họ, thay vì đƣợc đào
tạo, giảng dạy nhƣ trong môi trƣờng lớp học. Áp dụng phƣơng pháp này sẽ nâng cao
tƣơng tác giữa nông dân, khuyến nông viên và nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong
hoạt động khuyến nông, từ đó cải thiện tiến trình học tập và tạo ra mối liên kết giữa

nông dân – khuyến nông – nhà nghiên cứu. Việc áp dụng PTD sẽ sử dụng kinh nghiệm
nông dân trong các thử nghiệm để tìm ra kỹ thuật mới (hay chọn lựa) phù hợp với điều
kiện của họ, các thử nghiệm có thể xuất phát từ những tiến bộ kỹ thuật đƣợc giới thiệu
từ cơ quan khuyến nông hay các cơ sở nghiên cứu (Viện, Trƣờng).
1.2.4.2 Các bƣớc tiến trình PTD
Tiến trình PTD có sáu bƣớc (hình 1.1):
Bƣớc 1- Chuẩn bị: Bƣớc này chỉ áp dụng ở những nơi mới bắt đầu áp dụng PTD, và để
tạo mối quan hệ với địa phƣơng, thƣờng là thu thập thông tin liên quan đến hoạt động
sản xuất, liên quan đến nông dân sau đó tiến hành thành lập câu lạc bộ (CLB) nông dân
hay nhóm nông dân.
Bƣớc 2 – Phân tích vấn đề: Xác định vấn đề nông dân đang gặp phải, hay xác định các
nhu cầu của nông dân.


12

Bƣớc 3 – Tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật: Sau khi đã xác định các khó khăn hay nhu
cầu ƣu tiên, thì bƣớc tiếp theo là xác định giải pháp kỹ thuật để giải quyết các khó
khăn, hay nhu cầu của nông dân (CLB). Có thể có nhiều giải pháp cho một vấn đề ƣu
tiên của nông dân, và nông dân tự quyết định chọn lựa các giải pháp phù hợp nhất.
Bƣớc 4- Thực hiện thử nghiệm: Sau khi đã chọn các giải pháp kỹ thuật, việc thiết kế và
thực hiện thử nghiệm đƣợc tiến hành (dƣới sự hỗ trợ của cán bộ khuyến nông).

5. Chia sẻ kết quả:
Phổ biến các kết quả,
nông dân huấn luyện
nông dân

1. Chuẩn bị: Chọn
điểm, thiết lập mối

quan hệ
2. Phân tích vấn đề:
Xác định mối quan hệ
nguyên nhân-kết quả
6. Duy trì tiến trình PTD:
Tạo điều kiện thuận lợi cho sự
hòa nhập phƣơng pháp PTD

4. Thử nghiệm:
-Xem xét thực tiễn thử
nghiệm của nông dân
-Thực hiện thử nghiệm,
đánh giá

3. Tìm kiếm kỹ thuật để thử
nghiệm:
-Chọn lựa các ƣu tiên
- Xây dựng kế hoạch

Hình 1.1. Các bƣớc trong tiến trình PTD
Bƣớc 5- Chia sẻ kết quả: Bƣớc này thƣờng là việc tổ chức các buổi hội thảo đầu bờ,
hay các buổi trao đổi kinh nghiệm trong nội bộ CLB để cùng chia sẻ kinh nghiệm các
kết quả thử nghiệm, và để nhân rộng trong sản xuất nông nghiệp.
Bƣớc 6 – Thể chế hóa: Bƣớc này chủ yếu là cổ vũ cho việc áp dụng PTD và để có
những thay đổi từ các cơ quan chức năng liên quan (Sở Nông nghiệp &PTNT, Khuyến
nông, cơ quan đoàn thể) về nhận thức, cũng nhƣ có những văn bản pháp quy trong
việc áp dụng phƣơng pháp PTD. Khi việc áp dụng PTD đã phổ biến thì bƣớc này có


13


thể không cần mà chỉ có bƣớc 2 đến bƣớc 5, và chu kỳ hoạt động cứ tiếp tục trong hoạt
động của CLB, cũng nhƣ hoạt động của khuyến nông.
1.2.4.3 Các thành phần trong tiến trình PTD
Trong tiến trình PTD gồm có 3 thành phần chính: Nông dân – Khuyến nông –
Cán bộ kỹ thuật. Nông dân đóng góp kiến thức bản địa (kinh nghiệm) và kỹ năng của
mình, là nhân tố chủ lực trong PTD và thực hiện các thử nghiệm trong thôn, ấp của họ.
Cán bộ kỹ thuật có thể là nhà khoa học, nhà nghiên cứu từ các Trƣờng Đại học, Viện
Nghiên cứu, họ là những ngƣời có khả năng tiếp cận các nguồn thông tin khoa học và
đóng góp kiến thức khoa học của mình về các chủ đề liên quan. Cán bộ khuyến nông
đóng góp hiểu biết và kinh nghiệm của mình, làm cầu nối cho ý tƣởng của nông dân và
nhà khoa học gặp nhau. Ba thành phần này có mối quan hệ hỗ tƣơng với nhau, bổ sung
những khiếm khuyết trong quá trình tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật đáp ứng nhƣ cầu
của ngƣời dân. Mối quan hệ này minh họa bằng hình 1.2.

Hình 1.2– Mối quan hệ giữa 3 thành phần trong tiến trình PTD
(Nguồn: Helvetas Vietnam, 2002) [13]


×