Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Phát triển quá trình niêm yết chứng khoán của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường chứng khoán quốc tế : Luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐẠO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN THỊ HỒNG SANG

PHÁT TRIỂN QUÁ TRÌNH NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Chính – Ngân Hàng
Mã số:

60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. BÙI KIM YẾN

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Trong q trình nghiên cứu
tơi nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ giáo viên hướng dẫn là PGS.TS Bùi Kim Yến và
những đồng nghiệp, bạn bè để hoàn thành luận văn này. Các nội dung nghiên cứu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong
bất kỳ cơng trình nào.


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA


LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN RA THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHỐN NƯỚC NGỒI.................................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về niêm yết chứng khoán và niêm yết chứng khoán ra nước ngồi. ....... 4
1.1.1. Chứng khốn và niêm yết chứng khốn: ......................................................... 4
1.1.1.1. Chứng khoán ..................................................................................... 4
1.1.1.2. Niêm yết chứng khoán ....................................................................... 4
1.1.2. Niêm yết chứng khốn trên TTCK nước ngồi ................................................ 5
1.1.3. Cách thức niêm yết chứng khoán trên TTCK nước ngồi ................................ 5
1.1.4. Lợi ích khi niêm yết chứng khốn ra TTCK nước ngồi. ................................. 7
1.1.5. Rủi ro khi niêm yết chứng khốn ra nước ngồi ............................................ 10
1.1.6. Tiêu chí lựa chọn TTCK nước ngồi để niêm yết .......................................... 12
1.2. Các điều kiện niêm yết chứng khoán trên một số TTCK nước ngoài......................... 14
1.2.1. Sơ lược về một số TTCK nước ngoài ............................................................ 14
1.2.2. TTCK New York (NYSE) ............................................................................ 15
1.2.2.1. Tổng quan về TTCK New York (NYSE) ......................................... 15
1.2.2.2. Các tiêu chuẩn niêm yết trên NYSE ................................................. 17
1.2.3. TTCK London (LSE).................................................................................... 18
1.2.3.1. Tổng quan về TTCK London (LSE) ................................................ 18
1.2.3.2. Điều kiện niêm yết........................................................................... 19
1.2.4. TTCK Hong Kong (HKEX ) ........................................................................ 21
1.2.4.1. Tổng quan về TTCK Hong Kong (HKEX)....................................... 21
1.2.4.2. Điều kiện niêm yết........................................................................... 22
1.2.5. TTCK Singapore (SGX) ............................................................................... 24
1.2.5.1. Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................... 24



1.2.5.2. Điều kiện niêm yết........................................................................... 26
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NIÊM YẾT CHỨNG KHỐN TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHỐN NƯỚC NGỒI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. ............. 28
2.1. Tình hình kinh tế tài chính trong nước làm phát sinh nhu cầu niêm yết chứng khốn ra
nước ngồi của các DN Việt Nam. ........................................................................... 28
2.2. Cơ sở pháp lý cho hoạt động niêm yết chứng khốn ra nước ngồi tại Việt Nam ...... 30
2.3. Lựa chọn TTCK nước ngoài cho các DN Việt Nam muốn niêm yết ra nước ngoài ... 31
2.4. Thực trạng DN Việt Nam niêm yết trên TTCK quốc tế............................................. 44
2.4.1. Công ty Cavico- niêm yết trên TTCK NASDAQ .......................................... 44
2.4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của cơng ty. ................................... 44
2.4.1.2. Q trình niêm yết trên TTCK NASDAQ. ....................................... 45
2.4.2. Cơng ty Cổ phần Tập đồn Hồng Anh Gia Lai- niêm yết trên TTCK London..
........................................................................................................ 48
2.4.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của cơng ty. ................................... 48
2.4.2.2. Quá trình niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán London. ............ 48
2.5. Một số thành quả đạt được của DN Việt Nam khi niêm yết chứng khoán ra nước ngoài.
......................................................................................................................... 50
2.6. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế khi DN Việt Nam khi niêm yết chứng
khoán ra nước ngoài ................................................................................................. 51
2.6.1. Hạn chế ........................................................................................................ 51
2.6.2. Nguyên nhân của các hạn chế ....................................................................... 53
2.7. Thuận lợi và khó khăn DN Việt Nam khi niêm yết trên TTCK quốc tế. .................... 55
2.7.1. Thuận lợi ...................................................................................................... 55
2.7.2. Khó khăn ...................................................................................................... 57
2.8. Những thách thức cho DN Việt Nam muốn niêm yết chứng khốn ra nước ngồi trong
tương lai. .................................................................................................................. 59
2.9. Khảo sát mức độ am hiểu của các DN Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh về niêm
yết chứng khốn ra nước ngồi. ................................................................................ 62
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN NƯỚC NGOÀI.................................................................................. 68
3.1. Định hướng phát triển hoạt động niêm yết chứng khốn ra nước ngồi ..................... 68
3.2. Giải pháp vĩ mô ........................................................................................................ 69


3.2.1. Hoàn thiện lành lang pháp lý cho hoạt động niêm yết chứng khốn ra nước
ngồi phù hợp với thơng lệ quốc tế ............................................................... 69
3.2.2. Quy định về công bố thông tin ở mức độ bảo vệ nhà đầu tư cao. ................... 70
3.2.3. Điều chỉnh các chuẩn mực kế toán của Việt Nam cho phù hợp với chuẩn mực
kế toán quốc tế.............................................................................................. 70
3.3. Giải pháp vi mô........................................................................................................ 72
3.3.1. DN cần nâng cao kiến thức về niêm yết chứng khoán ra nước ngoài ............. 72
3.3.2. Chủ động tiếp cận các chuẩn mực tài chính kế tốn theo chuẩn quốc tế ........ 73
3.3.3. Lựa chọn các nhà tư vấn niêm yết phù hợp, hiệu quả .................................... 74
3.3.4. Chuyên nghiệp hóa hoạt động quản trị công ty hiệu quả ............................... 74
3.3.5. Minh bạch hóa các hoạt động của cơng ty ..................................................... 76
3.3.6. Tăng cường quan hệ với các nhà đầu tư ........................................................ 77
3.3.7. Ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào q trình hoạt động và quản lý công ty ... 77
3.4. Giải pháp hỗ trợ ....................................................................................................... 78
3.4.1. Tạo ra nhiều kênh thông tin về hoạt động niêm yết chứng khốn ra nước ngồi
........................................................................................................ 78
3.4.2. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về hoạt động tư
vấn niêm yết ra nước ngồi ........................................................................... 79
3.4.3. Cổ phần hóa Sở giao dịch chứng khoán HOSE và HNX ............................... 80
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 84
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 88


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Chữ viết tắt
CTCK
DN
DR
ĐHĐCĐ
HĐQT
HKEX
HOSE
HNX
IPO
LSE

11

NASDAQ

12
13

14
15
16
17
18
19

NYSE
P/E
PR
SEC
SGDCK
SGX
TCPH
TTCK

20

UKLA

21

UBCK

Diễn giải
Công ty chứng khốn
Doanh nghiệp
Depository Receipt
Đại hội đồng cổ đơng
Hội đồng quản trị

HongKong Stock Exchange
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hà Nội
Initial Public Offering
London Stock Exchange
National Association of Securities Dealers Automated
Quotation System
New York Stock Exchange
Price/ earning on per share
Public Relations quan hệ cơng chúng
Ủy ban chứng khốn Hoa Kỳ
Sàn giao dịch chứng khoán
Singapore Stock Exchange
Tổ chức phát hành
Thị trường chứng khoán
United Kingdom Listing Authority
Ủy ban chứng khoán


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1. 1: Bảng trách nhiệm của các bên liên quan khi phát hành DR .............................. 6
Bảng 1. 2: Các SGDCK có mức vốn hóa lớn nhất 2009-2011 .......................................... 14
Bảng 1. 3: Các SGDCK thu hút nhiều DN nước ngoài nhất 2008-2011 ........................... 15

Biểu đồ 1. 1: Giá trị vốn hóa thị trường NYSE ................................................................. 16
Biểu đồ 1. 2: Số lượng DN nước ngoài niêm yết trên NYSE ............................................. 17
Biểu đồ 1. 3: Giá trị vốn hóa thị trường LSE ................................................................... 18
Biểu đồ 1. 4: Số lượng DN nước ngoài niêm yết trên LSE ................................................ 19
Biểu đồ 1. 5: Thu hút vốn thông qua IPO của các sàn chứng khoán ................................. 19
Biểu đồ 1. 6: Giá trị vốn hóa thị trường HKEX................................................................ 21

Biểu đồ 1. 7: Số lượng DN nước ngoài niêm yết trên HKEX ............................................ 22
Biểu đồ 1. 8: Giá trị vốn hóa thị trường SGX................................................................... 24
Biểu đồ 1. 9: Số lượng DN nước ngoài niêm yết trên SGX ............................................... 25
Biểu đồ 1. 10: Tỷ trọng ngành niêm yết trên SGX ............................................................ 25

Bảng 2. 1: Tổng kết các số liệu TTCK Việt Nam từ 2006 – 2010 ...................................... 28
Bảng 2.2: So sánh các tiêu chuẩn niêm yết, mức phí, thời gian niêm yết của các SGDCK 32
Bảng 2. 3: Chi phí niêm yết trên sàn HKEX ..................................................................... 40
Bảng 2.4: Phí niêm yết trên sàn SGX ............................................................................... 41
Bảng 2. 5: Môi trường pháp lý quốc gia .......................................................................... 54
Bảng 2.6: Các chỉ số bảo vệ nhà đầu tư và minh bạch thông tin năm 2010 ...................... 58

Biểu đồ 2.1: Chỉ số Vn-index 2000-2011 ......................................................................... 29
Biểu đồ 2.2: Chỉ số GDP và CPI của Việt Nam 2007-2011 .............................................. 30
Biểu đồ 2.3: Các chỉ số tăng trưởng về tín dụng, huy động và phương tiện thanh toán của
Việt Nam 2003-2010........................................................................................................ 30
Biểu đồ 2.4: Giá trị vốn hóa của các SGDCK .................................................................. 33
Biểu đồ 2.5: Số lượng DN nước ngoài niêm yết trên các SGDCK .................................... 34
Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng các quốc gia niêm yết trên sàn SGX ............................................... 40
Biểu đồ 2.7: Chi phí niêm yết trên sàn SGX và HKEX ..................................................... 40


Biểu đồ 2.8: Mức độ am hiểu của đại diện của các DN Việt Nam về niêm yết chứng khoán
ra nước ngoài .................................................................................................................. 65
Biểu đồ 2. 9: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thị trường niêm yết .................... 66
Biểu đồ 2. 10: Mục đích niêm yết của DN Việt Nam ra nước ngoài.................................. 66

Bảng 3. 1: Bảng so sánh các mốc thay đổi của các chuẩn mực kế toán giữa Việt Nam và
thế giới ............................................................................................................................ 71



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, quá trình tồn cầu hóa và xu hướng tự do hóa tài chính tại nhiều
quốc gia đã làm cho việc huy động vốn và luân chuyển vốn giữa các quốc gia được
thực hiện dễ dàng hơn. Xu hướng niêm yết chéo trên TTCK giữa các nước của các
tập đồn, cơng ty lớn khơng cịn là vấn đề mới. Từ năm 1928, một công ty của
Canada đã thực hiện niêm yết bằng DR trên thi trường chứng khốn New York. Sau
đó mở ra một thời kỳ phát triển nhanh chóng xu hướng các công ty tại các quốc gia
khác nhau niêm yết chéo lẫn nhau giữa các TTCK thế giới. Các DN Việt Nam hiện
nay mới đang bước chập chững vào ngưỡng cửa của xu hướng này.
Việc niêm yết trên TTCK nước ngồi khơng chỉ mang lại cơ hội tiếp cận các
nguồn vốn quốc tế mà còn giúp cải thiện hệ thống quản trị của các DN Việt Nam,
giúp xây dựng hình ảnh và quảng bá được thương hiệu cho các DN Việt để mở rộng
hoạt động kinh doanh của mình ra thị trường quốc tế. Báo cáo "Depositary Receipts
- Year in Review 2010" của JP Morgan cho rằng, khu vực châu Á - Thái Bình
Dương là khu vực năng động nhất trong hoạt động huy động vốn với Trung Quốc
và Ấn Độ dẫn đầu thị trường huy động vốn bằng DRs. Đồng thời, báo cáo cũng đề
cập đến tên Việt Nam với nhận xét trong vòng 12 - 24 tháng tới, Việt Nam sẽ là
những thị trường sẽ nổi lên trong việc sử dụng các công cụ niêm yết này để vươn ra
TTCK quốc tế. Và Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của Việt Nam đã
niêm yết bằng chứng chỉ DRs trên TTCK PSM của sàn chứng khốn London.
Tuy nhiên khơng phải niêm yết trên thị trường nào cũng giống nhau và
phương thức niêm yết nào là hiệu quả và phù hợp với tình hình, điều kiện hiện tại
của DN? Đấy là câu hỏi khó mà các nhà quản trị DN phải tìm ra câu trả lời vì có rất
nhiều TTCK trên thế giới với lịch sử hàng trăm năm như LSE, NYSE,
NASDAQ….với những tiêu chí niêm yết rất khác nhau và sự canh tranh khốc liệt
giữa các thị trường này nhằm thu hút càng nhiều công ty nước ngoài niêm yết càng

tốt.


2

Việt Nam chỉ đang ở ngưỡng cửa của hoạt động niêm yết chứng ra nước
ngồi và chỉ có hai DN đã thực hiện niêm yết chính thức ở sàn nước ngồi, trong đó
đã có một DN bị hủy niêm yết trong năm 2011 vì chưa thật sự hiểu rõ quy định
niêm yết. Do vậy, các thông tin về lĩnh vực này còn rất hạn chế trong khi nhu cầu
của niêm yết trên TTCK nước ngoài của các DN Việt Nam ngày càng gia tăng.
Chính vì lý do đó nên tác giả đã chọn đề tài “Phát triển quá trình niêm yết chứng
khoán của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường chứng khoán quốc tế” để
nghiên cứu nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan về niêm yết chứng khốn ra
nước ngồi và tiết kiệm chi phí cho các DN Việt Nam muốn niêm yết chứng khoán
ra thị trường quốc tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:
 Phương thức niêm yết và tiêu chuẩn niêm yết chứng khoán trên thị một số
TTCK nươc ngồi;
 Phân tích thực trạng niêm yết chứng khốn ra nước ngồi hiện nay của một
số DN Việt Nam để phát hiện các vấn đề còn hạn chế trong hoạt động niêm
yết chứng khốn ra nước ngồi và tìm ra ngun nhân của các hạn chế đó;
 Từ phân tích thực trạng niêm yết chứng khốn ra nước ngồi để đưa ra các
giải pháp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả niêm yết chứng khoán trên các
sàn giao dịch quốc tế cho các DN Việt Nam, giúp các DN giảm thiểu chi phí
tìm hiểu và hiểu rõ hơn về các sàn giao dịch chứng khoán trên thế giới để
đưa ra quyết định niêm yết hiệu quả;
 Giúp các CTCK có thêm thơng tin để phát triển dịch vụ tư vấn niêm yết
chứng khốn ra nước ngồi.
 Giúp các nhà đầu tư có thêm thơng tin và kiến thức về lĩnh vực niêm yết
chứng khoán quốc tế.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
 Một số sàn giao dịch chứng khoán trên thế giới: LSE, NYSE, SGX, HKEX.
 Một số DN Việt Nam đã niêm yết trên TTCK nước ngồi và các DN có kế
hoạch chuẩn bị niêm yết trên TTCK nước ngồi để tìm ra những kết quả đã


3

đạt được, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế cũng như những thách thức
trong việc niêm yết chứng khoán ra nước ngoài.
4. Phương pháp nghiên cứu: Trong bài Luận văn sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu như sau:
 Thống kê mô tả
 Tham khảo ý kiến chuyên gia
 Phân tích dữ liệu SPSS
5. Kết cấu luận văn
Ngồi phần mở đầu và phần kết luận, kết cấu luận văn được chia thành 03 chương
như sau:
Chương 1: Tổng quan về niêm yết chứng khốn ra thị trường chứng khốn nước
ngồi;
Chương 2: Thực trạng niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khốn nước
ngồi của các doanh nghiệp Việt Nam;
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động niêm yết chứng khốn trên thị
trường chứng khốn nước ngồi.


4

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN RA THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHỐN NƯỚC NGỒI

1.1.

Cơ sở lý luận về niêm yết chứng khốn và niêm yết chứng khốn ra
nước ngồi.

1.1.1. Chứng khoán và niêm yết chứng khoán:
1.1.1.1.

Chứng khoán

Theo tiêu chuẩn quốc tế, chứng khoán được định nghĩa như sau:
“Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người
sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể
hiện bằng hình thức chứng chỉ, bút tốn ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Chứng khoán
bao gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán phái sinh.
Thực chất chứng khốn là một loại hàng hóa.”
Theo Luật chứng khốn số 70/2006/QH11 của nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Luật chứng khoán sửa đổi năm 2011 thì chứng khốn và niêm
yết chứng khốn được định nghĩa như sau:
“Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người
sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của TCPH. Chứng khoán được thể hiện dưới
hình thức chứng chỉ, bút tốn ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:
a. Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b. Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp
đồng tương lai, nhóm chứng khốn hoặc chỉ số chứng khốn;
c. Hợp đồng góp vốn đầu tư;
d. Các loại chứng khốn khác do Bộ Tài chính quy định;”
1.1.1.2.

Niêm yết chứng khoán

“Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khốn có đủ điều kiện vào

giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán”


5

1.1.2. Niêm yết chứng khốn trên TTCK nước ngồi
Là việc niêm yết chứng khoán của các DN trong nước trên các sàn giao dịch
chứng khốn nước ngồi.
1.1.3. Cách thức niêm yết chứng khốn trên TTCK nước ngồi
Niêm yết chứng khốn ra TTCK nước ngồi có thể thực hiện bằng hai
phương thức chính: đó là phát hành cổ phiếu phổ thơng hoặc phát hành chứng chỉ
lưu ký quốc tế (DR). Trong đó thì phát hành bằng chứng chỉ lưu ký quốc tế là thông
dụng nhất. Đối với các DN muốn niêm yết trên TTCK nước ngoài, nếu trực tiếp
phát hành cổ phiếu thì phải thơng qua một loạt thủ tục rất khắc khe, đồng thời phải
cam kết tuân thủ nhiều quy định sau khi niêm yết như về báo cáo kế tốn, luật quản
trị cơng ty… Hình thức huy động vốn bằng chứng chỉ lưu ký DR ra đời như một
công cụ linh hoạt hơn để đáp ứng nhu cầu huy động vốn ở thị trường nước ngồi.
Thay vì trực tiếp phát hành cổ phiếu, DN muốn huy động vốn sẽ liên hệ với một
ngân hàng nước ngoài lưu ký để ký một thoả thuận lưu ký. Theo thoả thuận đó, DN
phát hành sẽ lưu ký một lượng cổ phiếu cho ngân hàng lưu ký (hoặc chào bán riêng
lẻ cho ngân hàng lưu ký) và ngân hàng này sẽ phát hành các DR trên cơ sở số cổ
phiếu đó (tỷ lệ số cổ phiếu trên một DR do các bên thoả thuận theo tỷ lệ phù hợp
với quy định của TTCK nơi mà DR định niêm yết). Sau đó, số DR này sẽ được bán
cho các NĐT ở nước ngoài và niêm yết trên thị trường ở nước ngoài để giao dịch
như cổ phiếu.
Thoả thuận lưu ký sẽ quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của DN phát hành,
ngân hàng lưu ký, người mua DR, việc hình thành và huỷ bỏ các DR, hoạt động
công bố thông tin, xử lý chia cổ tức, chia tách cổ phiếu...Đồng thời, DN phát hành

sẽ chỉ định một ngân hàng trong nước để lưu ký số cổ phiếu gốc tương ứng với số
DR phát hành tại TTCK nước ngồi vì ngân hàng lưu ký nước ngồi sẽ khơng trực
tiếp nắm giữ số cổ phiếu gốc lưu ký của công ty phát hành mà chỉ là cầu nối trung
gian giữa NĐT quốc tế và DN trong nước.


6

Bảng 1. 1: Bảng trách nhiệm của các bên liên quan khi phát hành DR
Chủ thế
TCPH

Ngân hàng đầu tư

Công ty tư vấn
luật

Cơng
tốn

ty

kiểm

Ngân hàng lưu ký
quốc tế

Ngân hàng lưu ký
trong nước


Trách nhiệm
 Xác định mục tiêu và chiến lược phát hành
 Bổ nhiệm ngân hàng lưu ký quốc tế, công ty tư vấn luật,
cơng ty kiểm tốn, ngân hàng đầu tư…
 Xác định phương thức phát hành
 Xin quyết định từ ĐHĐCĐ, HĐQT, các cơ quan chức năng
 Cung cấp tài chính cho cơng ty kiểm tốn.
 …………………………………
 Tư vấn lựa chọn thị trường niêm yết quốc tế phù hợp với vị
thế và chiến lược của DN
 Tư vấn cấu trúc, loại hình chứng chỉ lưu ký cổ phiếu
 Đăng ký mã số chứng khoán (CUSIP)
 Tổ chức các buổi thuyết trình giới thiệu về DN với các nhà
đầu tư (roadshow)
 Phát triển các nhà tạo lập thị trường
 Định giá cổ phiếu phát hành
 ………………………………
 Tư vấn cấu trúc, loại hình chứng chỉ lưu ký cổ phiếu
 Tư vấn, soạn thảo và thương lượng thỏa thuận lưu ký giữa
TCPH và Ngân hàng lưu ký quốc tế
 Nộp đơn đăng ký phát hành lên UBCK Nhà nước.
 ………………………………
 Tư vấn lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực quốc tế
 Giải trình các khác biệt giữa kế tốn trong nước và kế toán
quốc tế
 ………………………………….
 Tư vấn cấu trúc GDR phát hành
 Chọn ngân hàng lưu ký trong nước
 Trợ giúp hoàn thành thủ tục đáp ứng các yêu cầu đăng ký
GDR.

 Phối hợp với công ty tư vấn luật, cơng ty kiểm tốn, ngân
hàng đâu tư nhằm đảm bảo các thủ tục được hoàn tất đúng
quy định.
 Chuẩn bị và phát hành chứng chỉ lưu ký cổ phiếu
 Thông báo chương trình GDR tới các nhà mơi giới và nhân
viên đầu tư
 Phân phối cổ tức, cổ phiếu thưởng…đến tài khoản của các
nhà đầu tư
 ………………………………………
 Tiếp nhận và bảo quản chứng chỉ cổ phiếu gốc
 Xác nhận việc tiếp quản các chứng chỉ cổ phiếu gốc
 Thông báo với ngân hàng lưu ký quốc tế về các sự kiện liên
quan đến TCPH như chia tách cổ phiếu, cổ tức…
 Chuyển cổ tức do TCPH chi trả cho ngân hàng lưu ký quốc
tế.
 ……………………………


7

Công ty tư vấn  Xây dựng và quảng bá chương trình chứng chỉ lưu ký
PR
 Trợ giúp các đơn vị liên quan trong các buổi Roadshow
 Đặt quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng
nhằm quảng bá cho kế hoạch niêm yết.
 ......................................................

Hiện nay, các TTCK lớn đều thực hiện theo phương thức này. Ví dụ như Mỹ
với chứng chỉ lưu ký Mỹ là American Depository Receipt (ADR), Singapore với
chứng chỉ lưu ký Singapore là Singapore Depository Receipt (SDR), các sàn chứng

khoán các quốc gia thuộc khu vực Euro với Euro Depository Receipt (EDR), các thị
trường quốc tế khác thì gọi chung là chứng chỉ lưu ký cổ phiếu tồn cầu Global
Depository Receipt (GDR).v.v….Trong đó thì ADR và GDR là phổ biến nhất.
1.1.4. Lợi ích khi niêm yết chứng khốn ra TTCK nước ngồi.
Những lợi ích thiết thực khi niêm yết chứng khốn ra nước ngồi đã được rất
nhiều các chuyên gia kinh tế, các học giả, chuyên gia tài chính… ở nhiều quốc gia
trên thế giới nghiên cứu và rút ra kết luận. Sau đây là một số kết luận từ một số học
giả, chuyên gia kinh tế tiêu biểu trong lĩnh vực này mà tác giả đã chọn lọc được:
Giáo sự Anderson Ronal và Tychon (1993) niêm yết nước ngồi sẽ kích thích
giao dịch cổ phiếu của các nhà đầu tư trong nước vì đối với họ, việc niêm yết chứng
khốn ra nước ngồi với các tiêu chuẩn cao hơn trong nước là tín hiệu tốt từ sự hoạt
động hiệu quả và triển vọng tương lai của cơng ty. Vì thế, có thể làm tăng giá cổ phiếu
ở thị trường trong nước. Ngồi ra, thơng tin bất cân xứng giữa cổ đông và những người
quản lý công ty thường hay xảy ra nên việc niêm yết chứng khốn ở nước ngồi sẽ
đảm bảo cho thị trường có thơng tin tốt hơn, cơ chế giám sát chặt chẽ hơn và mức độ
bảo vệ nhà đầu tư cao hơn do yêu cầu về minh bạch thông tin. Vậy nên niêm yết ra
nước ngoài, người được lợi cũng chính là các cổ đơng hiện tại. Đến 10/2011 Anderson
cũng có bài nghiên cứu mới với tiêu đề “The Value of Information in Cross-Listing”
cũng khẳng định lại những lợi tích từ việc niêm yết chứng khốn ra nước ngồi bao
gồm: tăng quy mô của DN, tăng khả năng sử dụng địn bẩy, cải thiện lợi nhuận cơng ty,
tăng tính thanh khoản của chứng khoán, mang đến cơ hội tăng trưởng cao cho công ty,
tăng khả năng mở rộng doanh số bán hàng nước ngồi, mơi trường cung cấp thơng tin


8

của công ty tốt hơn, mức độ bảo vệ nhà đầu tư được tăng lên. Công ty vượt qua được
rào cảng về địa lý, ngôn ngữ để phát triển kinh doanh.
Giáo sư Enrico C Perotti của trường Đại học Amsterdam và CEPR và Egbert
Cordfunke chuyên gia tài chính của Merrill Lynch (1997) đã chứng minh rằng niêm

yết ở thị trường nước ngồi có danh tiếng với u cầu cao về tính minh bạch thơng tin
sẽ nâng cao hình ảnh thương hiệu và giá trị của DN với các nhà đầu tư. Bên cạnh đó
nó cịn gia tăng giá trị cho cổ đông và khẳng định được triển vọng DN.
Giáo sư G. ANDREW KAROLYI của trường đại học Cornell, ông cũng từng
là nhà tư vấn cho chính phủ Mỹ, Canada, các nước Châu Âu, các nước Châu Á Thái
Bình Dương….về các chính sách kinh tế tài chính cũng chỉ ra trong bài nghiên cứu
của ông vào năm 1997 rằng việc niêm yết chứng khốn ra nước ngồi sẽ làm tăng
giá cổ phiếu tại thị trường nội địa trong giai đoạn đầu niêm yết, gia tăng tính thanh
khoản cho cổ phiếu của cơng ty, giảm chi phí huy động vốn và gia tăng số lượng
nhà đầu tư và đối tác chiến lược. Bên cạnh đó, cơng ty có thể dễ dàng mở rộng việc
kinh doanh tại thị trường nước ngoài và tiếp cận được nguồn nhân lực có chất lượng
cao tại đó.
Theo Tiến sĩ kinh tế Bernardo Bortolotti, Marcella Fantini và Carlo
Scarpa (2001) niêm yết ngoại giúp DN cải thiện hiệu quả tài chính, tăng khả năng
huy động dịng vốn lớn, giảm rào cảng cho các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu
tư vào cơng ty từ đó mở rộng số lượng cổ đơng nước ngồi, tranh thủ được sự tư vấn
của các chuyên gia kinh tế tài chính ở thị trường nước ngồi, nâng cao hiệu quả trong
cơng tác quản trị DN, tăng tính thanh khoản cho chứng khốn cơng ty. Bên cạnh đó có
cơ hội mở rộng hoạt động của công ty (quy mô tổng tài sản, giá trị thị trường, doanh
thu, số lượng nhân viên, tốc độ tăng trưởng) ở cả trong nước cũng như ở nước ngồi
thơng qua các hoạt động mua bán sáp nhập với các cơng ty ngoại quảng bá DN mình,
hấp dẫn nguồn vốn quốc tế và có mối quan hệ liên kết với nền kinh tế thế giới. Dùng
cách này để đánh tiếng sự nhận biết của khách hàng nước ngoài.
Tiến sĩ Durnev Artyom và Kim (2004) cho rằng công ty niêm yết ở sàn
chứng khốn có quy định chất lượng quản trị công ty tốt, hệ thống pháp luật tốt, mức


9

độ bảo vệ nhà đầu tư thiểu số và nhà đầu tư nước ngoài cao sẽ thu hút nhiều nhà đầu

tư từ bên ngồi hơn. Từ đó làm tăng tính thanh khoản cho chứng khoán của họ.
Qian Suan, Wilson H.S Tong, Yujun Wu (2007) kết luận rằng công ty niêm
yết ngoại có sự gia tăng về tài sản và lợi nhuận, việc sử dụng địn bẩy sẽ thấp đi, tính
thanh khoản cao hơn so với những công ty niêm yết trong nước. Những công ty niêm
yết ngoại phải chịu sự giám sát nghiêm ngặt của những nhà đầu tư và đội ngũ quản lý,
giám sát khắt khe của sàn chứng khốn ngoại nên bắt buộc cơng ty phải tập trung
vào mục tiêu phát triển dài hạn. Do đó, trong giai đoạn đầu niêm yết, doanh số và
lợi nhuận của công ty thường không gia tăng ngay lập tức. Những bằng chứng thực
nghiệm trong q trình nghiên cứu của ơng cho thấy, các cơng ty niêm yết ngoại có khả
năng cạnh tranh tốt hơn và tạo ra những giá trị kinh tế thật sự cho nhà đầu tư.
Ngồi ra cịn có Manas Mayur và Manoj Kumar (2006) (Ấn Độ); Woochan
Kim và Taeyoon Sung (2005-Hàn Quốc; Johann Burgstaller (2005)- Australia; Jean
Helwege và Frank Packer (2004)-Mỹ; Belen Gill de Albornoz và Peter F. Pope
(2004)- Anh; Ekkehart Boehmer và Alexander Ljungqvist (2004)-Đức…cũng có
những bài nghiên cứu về lợi ích của các DN muốn niêm yết ra nước ngoài.
Như vậy qua các nghiên cứu của các chun gia kinh tế thì lợi ích tiềm năng
mang lại cho các công ty từ việc niêm yết trên sàn giao dịch nước ngồi rất rõ ràng.
Có thể đúc kết lại như sau:


Thứ nhất, tiếp cận được các nguồn vốn lớn và ổn định, giảm chi phí huy
động vốn.



Thứ hai, mở rộng hoạt động của công ty tại thị trường nước ngồi thơng qua
mua bán sáp nhập. Từ đó xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị
trường quốc tế.




Thứ ba, tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu khi số lượng các nhà đầu tư trong
và ngoài nước tăng lên do tin tưởng vào tiềm năng phát triển dài hạn của
DN



Thứ tư, nâng cao vị thế, uy tín của DN đối với các nhà đầu tư và các đối tác
chiến lược vì khi niêm yết ra các sàn chứng khốn lớn ở nước ngồi, cơng ty


10

đã phải đáp ứng những điều kiện niêm yết khắc khe của sàn chứng khốn đó
như tính minh bạch thơng tin, tiêu chuẩn kế toán, mức độ quản trị DN, mức
độ bảo vệ nhà đầu tư, quy mô, chất lượng tài sản, tốc độ tăng trưởng hàng
năm và cả doanh thu và lợi nhuận của DN


Thứ năm, tạo tính chuyên nghiệp, nâng cao hệ thống quản trị DN



Thứ sáu, tận dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ngồi

1.1.5. Rủi ro khi niêm yết chứng khốn ra nước ngoài
 Rủi ro kinh tế
Một nền kinh tế khoẻ là một nền kinh tế có sức đề kháng cao, có khả năng giải
quyết khủng hoảng một cách tốt nhất theo hướng minh bạch, chi phí thấp, tính bền vững
cao. Tăng trưởng kinh tế là nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến mọi lĩnh vực hoạt

động của tất cả các ngành nghề cũng như thị trường tài chính của các nước trên thế giới.
Từ đó sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư hay tiêu dùng của các nhà đầu tư của nước sở
tại. Ngồi tăng trưởng kinh tế thì các vấn đề vĩ mô khác như lạm phát, tỷ giá hối đoái
(khi tiến hành chi trả cổ tức cho các nhà đầu tư), lãi suất, thâm hụt ngân sách….. cũng sẽ
ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định niêm yết và hiệu quả của hoạt động niêm yết chứng
khoán ra nước ngồi của các DN.
 Rủi ro về chính trị, pháp luật
Hoạt động sản xuất kinh doanh và niêm yết của một DN chịu sự chi phối bởi hệ
thống pháp luật và chính sách của Nhà nước sở tại, bao gồm: luật Doanh nghiệp, các
chính sách thuế, các cam kết hội nhập,... Khi phát hành chứng khốn, DN cịn chịu sự
điều chỉnh của các văn bản pháp luật về thị trường chứng khoán. Do hệ thống pháp luật
của nước sở tại mà DN niêm yết nếu đang trong quá trình hồn thiện thì sự thay đổi về
chính sách ln có thể xảy ra, sự thay đổi có thể mang đến những thuận lợi nhưng cũng
có thể tạo ra những bất lợi cho hoạt động của DN. Để hạn chế rủi ro này, DN phải
thường xuyên theo dõi cập nhật kịp thời, nắm bắt đường lối, chủ trương của nước đó để
từ đó xây dựng chiến lược phát triển cho phù hợp. Ngồi ra, nếu mơi trường pháp luật
đó thiếu các thiết chế để bảo vệ quyền tự do, dân chủ, quyền sở hữu tài sản DN nước
ngoài và thường xuyên bất ổn, thay đổi thì sẽ làm cho DN khiến mất niềm tin kinh


11

doanh, mất động lực đầu tư dẫn đến sự thoái vốn của các định chế, tổ chức tài chính và
các nhà đầu tư sẽ gây ảnh hưởng xấu trực tiếp đến các DN nước ngoài đang niêm yết
trên TTCK nước đó.
 Rủi ro từ mơi trường văn hóa- xã hội
Đó là rủi ro về các chuẩn mực giá trị, hành vi con người, các thang giá trị trong
xã hội, các đặc xã hội của nước sở tại mà DN muốn niêm yết. Mỗi quốc gia có một nền
văn hóa với các chuẩn mực khác nhau. Tuy nhiên khi niêm yết chứng khốn ra nước
ngồi thì DN đó phải biết hịa hợp với nền văn hóa nước sở tại để tránh các kết quả

khơng mong muốn. Ngồi ra, cấu trúc dân cư, sự phát triển của dân số nước đó cũng là
một vấn đề lớn đáng quan tâm, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ tiêu dùng, sở thích
thị hiếu của nhà đầu tư ngoại.
 Rủi ro cạnh tranh
Khi một DN niêm yết chứng khốn ở nước ngồi, việc này đồng nghĩa đối thủ
cạnh tranh của DN tăng lên và các đối thủ này cũng có thể mạnh hơn các đối thủ trong
nước vì đa số đó là các tập đồn, các cơng ty đa quốc gia. Họ là những tổ chức chuyên
nghiệp đã có thương hiệu trên thị trường quốc tế. Do đó, DN khi niêm yết chứng khốn
ra nước ngồi phải biết phát huy điểm mạnh của mình, khắc phục điểm yếu và tận dụng
tối đa cơ hội để tạo lập và khẳng định lòng tin ở các nhà đầu tư nước ngoài bằng những
hoạt động kinh doanh hiệu quả, sản phẩm chất lượng, chính sách chăm sóc - bảo vệ nhà
đầu tư tốt, thơng tin minh bạch.
 Rủi ro thanh khoản
Thanh khoản là một trong những mục tiêu chủ yếu của DN khi niêm yết chứng
khoán ra nước ngồi. Trong điều kiện thị trường thiếu tính thanh khoản, nhà đầu tư sẽ
khó lịng tìm được người sẵn sàng mua lại chứng khốn, hoặc nếu tìm được thì phải bán
lại với giá rẻ hơn so với giá mà họ kỳ vọng. Lúc đó, DN sẽ khó lịng huy động vốn phục
vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
 Rủi ro từ đối tác nước ngồi của DN.
Các đối tác của DN niêm yết chứng khoán tại nước sở tại có thể là các nhà đầu
tư, góp vốn liên doanh, liên kết, là bạn hàng của DN. Họ đến từ đâu? Họ có đáng tin cậy


12

về đạo đức, kỹ năng, kinh nghiệm, tài chính, pháp luật, quản trị doanh nghiệp khơng? Vì
mỗi nơi có một cách ứng xử và văn hóa kinh doanh khác nhau. Khi thực hiện ký kết hợp
đồng hợp tác với các đối tác nước ngồi, DN cần phải tính đến mâu thuẫn trong các điều
khoản, chọn luật, thanh toán và thuế, chuyển quyền sở hữu và rủi ro, các biện pháp khắc
phục và xử lý vi phạm, giới hạn trách nhiệm, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và giải

quyết tranh chấp hợp đồng...
 Rủi ro khác
Các rủi ro khác nằm ngồi khả năng dự đốn và vượt q khả năng phòng chống
của con người như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, ... là những rủi ro bất khả kháng, mặc
dù rất hiếm xảy ra nhưng khi xảy ra sẽ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về vật chất,
con người và ảnh hưởng đến tình hình hoạt động chung của Cơng ty.
1.1.6. Tiêu chí lựa chọn TTCK nước ngồi để niêm yết
Các tiêu chí để lựa chọn TTCK nước ngồi để niêm yết đã được các chuyên gia,
học giả phần 1.1.4 nghiên cứ và đưa ra một số tiêu chí. Ngồi các nhà nghiên cứu trên
thì Saudagaran và Biddle (1992 và 1995) đưa ra quan điểm lựa chọn thị trường là
cùng khu vực địa lý, sự quan trọng của thành viên trong nhóm ngành, có thị trường
xuất khẩu tại nước muốn niêm yết, tầm quan trọng của quốc gia muốn niêm yết đối
với thị trường nội địa và mức độ minh bạch tài chính ở thị trường muốn niêm yết.
Đến năm 1997, Gray và Roberts cũng có một bài nghiên cứu không xuất phát
từ đặc điểm thị trường niêm yết mà làm nghiên cứu ngược lại. Hai ông xuất phát từ
cơng ty nước ngồi đã niêm yết trên sàn LSE, và tìm ra các tiêu chí lựa chọn của
những cơng ty này bằng cách chạy hàm hồi quy với biến phụ thuộc là số lượng cơng ty
nước ngồi niêm yết tại LSE, các biến độc lập có đặc điểm của quốc gia như sau:
Mức độ minh bạch của thị trường; độ lớn của nền kinh tế (GDP); sự phát triển kinh
tế của quốc gia (bình quân GDP); mức độ quan trọng của TTCK (Tỷ lệ vốn hoá thị trường
so với GDP); mức độ đầu tư nội địa; mối quan hệ văn hoá của các nước này đối với nước
Anh


13

Năm 2005, Robert B. Durand và Ann Tarca, các công ty nước ngồi niêm yết tại
NYSE và NASDAQ là cơng ty lớn ở thị trường nội địa họ niêm yết tại Mỹ vì có khả năng
mở rộng hoạt động tại đây khi doanh thu, lợi nhuận kiếm ở Mỹ cao.
Đến 04/2011 các tác giả của trường Korea University Business School là Jaiho

Chung, Hyejin Cho và Woojin Kim cũng có bài nghiên cứu về vấn đề này. Ngoài những
tiêu chuẩn trên thì các ơng cịn đưa ra thêm các tiêu chí như: không hạn chế việc mở rộng
các hoạt động kinh doanh ở nước ngồi, và việc dễ dàng tìm đối tác chiến lược hay đồng
minh trong hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra cịn có rất nhiều các nhà kinh tế, các chuyên gia tài chính nghiên cứu về
vấn đề này như: Merton (1987); Saudagaran (1988); McConnel et al. (1996); Stoughton,
Wong và Zechner (1999); Chemmanur và Fulghieri (2001); Pagano et al. (2001); Grinblatt
và Keloharju (2001); Coffee (2002); Pagano, Röell và Zechner (2002); Baker, Nofsinger,
và Weaver (2002); Doidge, Karolyi và Stulz (2004); Sarkissian và Schill (2004); Bancel và
Mittoo (2007).
Như vậy, thông qua bài nghiên cứu của các diễn giả, các chuyên gia kinh tế
tài chính trên, tác giả đã chọn lọc ra những tiêu chí lựa chọn TTCK niêm yết tiêu
tiểu cho các DN muốn niêm yết ra nước ngoài như sau:
-

Khả năng huy động được các nguồn vốn lớn, ổn định với chi phí thấp;

-

Tính thanh khoản của thị trường phải tương đối tốt và khả năng mở rộng số
lượng cổ đông, đối tác chiến lược nước ngồi cao;

-

Chi phí niêm yết và chi phí liên quan phải cạnh tranh;

-

Các quy định về thuế cho DN nước ngoài ưu đãi;


-

Các quy định về thủ tục niêm yết rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu dễ thực hiện

-

Các tiêu chuẩn về kế toán, tài chính, quản trị khơng q khắc khe để đáp
ứng;

-

Có nhiều tổ chức tài chính uy tín, chất lượng trong hoạt động tư vấn niêm
yết và các vấn đề liên quan đến q trình niêm yết;

-

Tính minh bạch của thị trường và mức độ bảo vệ nhà đầu tư tốt nhưng
không quá cao;


14

-

DN có khả năng mở rộng hoạt động, quảng bá sản phẩm thương hiệu của
công ty tại thị trường mà họ niêm yết. Nâng cao được uy tín của DN trên
thị trường trong nước và quốc tế. Có cơ hội để thực hiện M&A;

1.2.


Thị trường đó có nguồn nhân lực về kinh tế tài chính chất lượng cao.
Các điều kiện niêm yết chứng khốn trên một số TTCK nước ngồi

1.2.1. Sơ lược về một số TTCK nước ngoài
Trong những năm gần đây, xu hướng tồn cầu hóa và tự do hóa tài chính
ngày càng sâu và rộng nên các SGDCK trên thế giới không ngừng nỗ lực thu hút
các DN nước ngoài niêm yết và sáp nhập với các SGDCK nước khác nhằm tăng
quy mô hoạt động và củng cố thương hiệu của mình. Do đó, xu hướng cạnh tranh
ngầm giữa các SGDCK ngày càng thể hiện rõ trong việc thu hút DN niêm yết tại thị
trường của họ.
Năm 2002, Đạo luật Sarbanes-Oxley, còn được biết với tên Đạo luật Sarbox
là một trong những luật căn bản của nghề kế toán, kiểm toán, được ban hành tại Hoa
Kỳ năm 2002. Mục tiêu chính của Đạo luật này nhằm bảo vệ lợi ích của các nhà đầu
tư vào các cơng ty đại chúng bằng cách buộc các công ty này phải cải thiện sự đảm
bảo và tin tưởng vào các báo cáo, các thơng tin tài chính cơng khai. Chính điều này
đã làm cho các sàn chứng khoán của Mỹ kém hấp dẫn so với các sàn chứng khoán
khác trên thế giới do chi phí tuân thủ niêm yết cao và trách nhiệm rất lớn.

Stt
1
2
3
4
5
6
7

Bảng 1. 2: Các SGDCK có mức vốn hóa lớn nhất 2009-2011
Đơn vị tính: tỷ USD
SGDCK

2009
2010 06/2011
NYSE Euronext (US)
11.838 13.394 13.791
NASDAQ Omx (US)
3.239
3.889
4.068
Tokyo
3.306
3.828
3.655
LSE (UK)
3.454
3.613
3.849
NYSE Euronext (Europe)
2.869
2.930
3.248
Shanghai (China)
2.705
2.716
2.804
HKEX (Hongkong)
2.305
2.711
2.712
Nguồn : World Federation of Exchanges



15

Bảng 1. 3: Các SGDCK thu hút nhiều DN nước ngồi nhất 2008-2011
Đơn vị tính: tỷ USD
Stt
SGDCK
2008
2009
2010
06/2011
1 LSE
681
681
604
593
2 NYSE
415
495
451
517
3 NASDAQ
336
283
298
303
4 SGX
312
314
317

312
5 Mexico Exchange
248
281
297
336
6 Luxembourg SE
228
236
260
269
7 HKEX
10
11
17
23
Nguồn : World Federation of Exchanges

Theo số liệu thống kê cho thấy, các TTCK như NYSE, NASDAQ, LSE,
Tokyo, SGX, HKEX... vẫn là thị trường có giá trị vốn hóa cao nhất trong những
năm qua. Về thu hút các DN nước ngồi niêm yết thì LSE của Anh vẫn đứng vị trí
hàng đầu, kế đến là NYSE của Mỹ. Tại Châu Á, SGDCK Singapore và Hong Kong
là hai thị trường được ưu chuộng nhất của các DN đến từ khu vực Đông Nam Á và
Ấn Độ. Như vậy có thể thấy NYSE, NASDAQ, LSE, SGX, HKEX là một trong
những SGDCK lớn, uy tín và thu hút được nhiều DN nước ngoài niêm yết nhất hiện
nay. Đây chính là lý do vì sao tác giả tập trung nghiên cứu vào những thị trường này.
Cụ thể đối với từng thị trường như sau:
1.2.2. TTCK New York (NYSE)
1.2.2.1.


Tổng quan về TTCK New York (NYSE)

NYSE thành lập vào năm mùa xuân năm 1792 bởi 24 nhà môi giới của Mỹ.
Ngày nay tọa lạc tại số 68 Wall Street. Năm 1971, NYSE được cổ phần hóa thành
một cơng ty hoạt động phi lợi nhuận vì lợi ích của các nhà đầu tư và để hỗ trợ cho sự
phát triển kinh tế Hoa Kỳ. NYSE là một phần của TTCK Euronext, bao gồm SGDCK
New York, SGDCK Euronext (bao gồm SGDCK Pari, Belgium và Amsterdam) và
SGDCK NYSE Arca. Năm 2006, NYSE sáp nhập với hai sàn giao dịch
Pacific Exchange và Archipelago để trở thành NYSE Group. Đến 4/2007, NYSE
Group tiếp tục sáp nhập với Euronext trong một thương vụ lên đến 10 tỷ USD để


16

thành trở nhóm thị trường tài chính lớn nhất tồn cầu có tên gọi là NYSE Euronext
như hiện nay.
Tính đến tháng 06/2011, NYSE có 219 năm chiều dài lịch sử. Vào ngày
14/07/2011, các cổ đông của SGDCK Frankfurt (Đức) - Deutsche Boerse thông
qua kế hoạch sáp nhập với Công ty mẹ của SGDCK New York.Theo đó,
Deutsche Boerse sẽ chi 9,4 tỷ USD để mua lại NYSE Euronext, công ty đang
điều hành SGDCK New York và sàn giao dịch lớn thứ 2 châu Âu Euronext. Vụ
sáp nhập này sẽ tạo nên một TTCK xuyên Đại Tây Dương quy mô lớn nhất thế
giới, vốn hóa của các DN niêm yết trên sàn này có thể lên tới hơn 21 ngàn tỷ
USD. Hiện nay đề án sáp nhập này đã được quốc hội Mỹ thông qua và đang chờ
kết quả từ nghị viện Châu Âu.
Tính đến cuối năm 2010, giá trị vốn hóa của NYSE lớn nhất trên thế giới
với 13.794 tỷ USD, tăng 13,14% so với năm 2009 và chiếm đến 24,43% tổng giá
trị vốn hóa tồn cầu. Số lượng DN niêm yết là 2.238 trong đó có 451 DN nước
ngồi. Đến 06/2011 là 13. 791 tỷ USD (xấp xỉ bằng mức cả năm 2010) và có
2.318 DN đang niêm yết trên NYSE, trong đó có 517 DN nước ngồi. NYSE là

thị trường thứ 2 trên thế giới (sau LSE) thu hút được nhiều DN nước ngồi niêm
yết nhất với 451 cơng ty trong năm 2010 và 517 cơng ty tính đến 06/2011. Đa số
các cơng ty nước ngồi niêm yết trên NYSE thường có quy mơ lớn, cơng ty mới
cổ phần hóa, các cơng ty xuất khẩu, cơng ty có tỷ lệ tăng trưởng cao, công hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ cao, hoặc là hoạt động R&D chuyên sâu muốn
thâm nhập sâu hơn vào thị trường Hoa Kỳ.
Biểu đồ 1. 1: Giá trị vốn hóa thị trường NYSE

Nguồn : World Federation of Exchanges


17

Biểu đồ 1. 2: Số lượng DN nước ngoài niêm yết trên NYSE

Nguồn : World Federation of Exchanges

Xét về quy mô thu hút vốn thông qua các cuộc IPO và niêm yết chính thức
thì trong năm 2010 NYSE đứng đầu thế giới với 208,1 tỷ USD, giảm 11,1% so
với năm 2009.
1.2.2.2.

Các tiêu chuẩn niêm yết trên NYSE

Điều kiện
Số lượng cổ phiếu và cổ đông
Số lượng cổ phiếu do công chúng nắm
giữ
Số lượng cổ đơng (ít nhất)
2 Giá trị vốn hóa thị trường

3 Tài chính
3.1 Lợi nhuận trước thuế
- 3 năm gần nhất
- 2 năm gần nhất
3.2 Doanh thu và giá trị của dòng tiền gộp
- Doanh thu của 12 tháng gần nhất
- Giá trị vốn hóa thị trường tồn cầu
- Dòng tiền lũy kế
- Giá trị tối thiểu của dòng tiền trong 2
năm
3.3 Doanh thu và giá trị dòng tiền thuần
- Doanh thu của 12 tháng gần nhất
- Giá trị vốn hóa thị trường tồn cầu
4
Tiêu chuẩn kế tốn
Stt
1

u cầu

Ghi chú

US $ 2,5 triệu
5.000
US $ 100 triệu

US $ 100 triệu
US $ 25 triệu
US $100 triệu
US $ 500 triệu

US $ 100 triệu
US $ 25 triệu
US $ 75 triệu
US $ 75 triệu
GAAP/IFRS

IFRS chỉ dùng
cho DN FPI

Nguồn: />

×