Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh các Ngân hàng Thương mại Cổ phần của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

----------------------

NGUYỄN THỊ NGỌC QUỲNH

ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

----------------------

NGUYỄN THỊ NGỌC QUỲNH

ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành : Tài chính ngân hàng
Mã số
: 60340201



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS., TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh các ngân hàng
thương mại cổ phần của Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những
nội dung được trình bày hoàn toàn trung thực. Phần lớn những số liệu trong luận
văn được chính tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu
tham khảo. Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng
như số liệu của các tác giả, các cơ quan khác đều có chú thích sau mỗi trích dẫn.


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục hình
Danh mục bảng
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU..................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 6
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... 7
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ 8

1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 1
3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 2
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 2
5. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................3
6. Kết cấu đề tài ........................................................................................................ 4
Chương 1: LÝ THUYẾT VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............... 5
1.1. Lý thuyết về hiệu quả hoạt động kinh doanh NHTM ........................................... 5
1.1.1.

hái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh....................................................... 5


1.1.2. Ph n loại hiệu quả hoạt động kinh doanh ........................................................ 6
1.1.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM .............. 11
1.2. Một số nghiên cứu đã công bố............................................................................ 16
1.3. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 20
Chương 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CỦA VIỆT NAM ............................................ 21
2.1. Giới thiệu hệ thống ngân hàng của Việt Nam .................................................... 21
2.2. Tổng quan hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam ................................... 27
2.2.1. Tổng tài sản .................................................................................................... 27
2.2.2. Tỷ suất sinh lợi ............................................................................................... 29
2.2.3. Hoạt động huy động vốn ................................................................................ 30
2.2.4. Hoạt động tín dụng ......................................................................................... 32
2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh các NHTMCP của Việt Nam ............ 36
2.3.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu .......................................................... 36
2.3.2. Kết quả nghiên cứu......................................................................................... 37

ẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 55
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CỦA VIỆT NAM ...................... 56
3.1. Định hướng phát triển hệ thống NHTM Việt Nam đến năm 2020..................... 56
3.1.1. Cơ hội và thách thức của hệ thống NHTM Việt Nam ................................... 56
3.1.2. Định hướng phát triển hệ thống NHTM Việt Nam đến năm 2020 ................ 57
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh các NHTMCP của Việt Nam
....... ..................................................................................................................... 60


3.2.1. Nhóm giải pháp chung ................................................................................... 61
3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể ................................................................................... 66
3.3. Một số kiến nghị ................................................................................................. 68
3.3.1. Đối với NHNN ............................................................................................... 69
3.3.2. Đối với Chính phủ .......................................................................................... 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................... 73
ẾT LUẬN ............................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM HẢO ......................................................................................... 75
PHỤ LỤC 02: DANH SÁCH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN .................................. 79
PHỤ LỤC 03: DANH SÁCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH ................................. 80
PHỤ LỤC 04: DANH SÁCH CÁC NHTMCP VIỆT NAM .................................... 81
PHỤ LỤC 05: DANH SÁCH NGÂN HÀNG LIÊN DOANH................................. 83
PHỤ LỤC 06: DANH SÁCH CHI NHÁNHNGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI
VIỆT NAM (Đến 30/6/2013) .................................................................................... 84
PHỤ LỤC 07: DANH SÁCH NGÂN HÀNG 100% VỐN NƯỚC NGOÀI ............ 86
PHỤ LỤC 08: SỰ THAY ĐỔI SỐ LƯỢNG QUAN SÁT CỦA MẪU NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................................... 87


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU

ASEAN

: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

CRS

: Constant returns to scale

DEA

: Data Envelopment Analysis

DEAP

: Data Envelopment Analysis Program

DMU

: Decision Making Unit

DRS

: Decrease returns to scale

EFFCH

: Technical efficiency change

GDP


: Tổng sản phẩm quốc nội - Gross Domestic Product

IRS

: Increase returns to scale

PE

: Hiệu quả kỹ thuật theo mô hình DEAVRS

PECH

: Pure technical efficiency change

ROA

: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản - return on assets

ROE

: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu - Return On Equity

SE

: Hiệu quả quy mô

SECH

: Scale efficiency change


TE

: Hiệu quả kỹ thuật theo mô hình DEACRS

TECHCH : Technological change
TFP

: Total Factor Productivity

TFPCH

: Total factor productivity change

VND

: Vietnam Dong

VRS

: Variable returns to scale

WTO

: Tổ chức Thương mại Thế giới - World Trade Organization


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT

:


Công nghệ thông tin

CSTT

:

Chính sách tiền tệ

HĐV

:

Huy động vốn

HTX

:

Hợp tác xã

HTX

:

Hợp tác xã

NH

:


Ngân hàng

NHNN

:

Ng n hàng Nhà nước

NHTM

:

Ng n hàng thương mại

NHTMCP

:

Ng n hàng thương mại cổ phần

NHTMNN

:

Ng n hàng thương mại Nhà nước

NHTƯ

:


Ng n hàng trung ương

TCKT

:

Tổ chức kinh tế

TCTD

:

Tổ chức tín dụng


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ ..................................................... 10
Hình 1.2: Mô hình DEA tối đa hóa đầu ra ................................................................ 13
Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 19
Hình 2.1: Thống kê số lượng ngân hàng từ 31/12/2008 đến 30/06/2013 ................. 22
Hình 2.2: Tổng tài sản toàn hệ thống các TCTD đến 30/06/2013 ............................ 28
Hình 2.3: Tỷ suất sinh lợi của hệ thống các TCTD đến 31/03/2013 ........................ 29
Hình 2.4: Thị phần huy động vốn của các khối ng n hàng giai đoạn 2008 – 2012 .. 30
Hình 2.5: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn và tín dụng của các khối ngân hàng giai
đoạn 2008 – 2012..................................................................................... 32
Hình 2.6: Thị phần tín dụng của các khối ng n hàng giai đoạn 2008 – 2012........... 33
Hình 2.7. Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng (2008 - 2012) ................................ 35
Hình 2.8: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả quy mô của các ng n hàng giai đoạn 2008

– 2012 ...................................................................................................... 48


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1 : Một số ngân hàng có vốn điều lệ lớn tại Việt Nam đến 30/06/2013 ..... 23
Bảng 2.2 : Xếp hạng của các ngân hàng nằm trong VNR500 giai đoạn 2008 - 2012
............................................................................................................... 24
Bảng 2.3 : Tương quan xếp hạng của các ngân hàng nằm trong VNR500 giai đoạn
2008 - 2012 ............................................................................................ 25
Bảng 2.4 : Tổng hợp xếp hạng các ngân hàng năm 2012 ....................................... 26
Bảng 2.5 : Huy động tiền gửi của một số ng n hàng giai đoạn 2011 – 30/06/2013
............................................................................................................... 31
Bảng 2.6 : Cho vay khách hàng của một số ng n hàng giai đoạn 2011 –
30/06/2013 ............................................................................................. 33
Bảng 2.7 : Thống kê mô tả dữ liệu 39 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012
............................................................................................................... 37
Bảng 2.8 : Hiệu quả kỹ thuật theo mô hình DEACRS .............................................. 39
Bảng 2.9 : Phân phối hiệu quả kỹ thuật theo mô hình DEACRS của các ngân hàng
giai đoạn 2008 – 2012 ........................................................................... 41
Bảng 2.10 : Hiệu quả kỹ thuật theo mô hình DEAVRS .............................................. 43
Bảng 2.11 : Phân phối hiệu quả kỹ thuật theo mô hình DEAVRS của các ngân hàng
giai đoạn 2008 – 2012 ........................................................................... 44
Bảng 2.12 : Hiệu quả quy mô.................................................................................... 45
Bảng 2.13 : Phân phối hiệu quả quy mô của các ng n hàng giai đoạn 2008 – 2012 46
Bảng 2.14 : Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả quy mô của các ng n hàng giai đoạn
2008 - 2012 ............................................................................................ 47


Bảng 2.15 : Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả quy mô của các ng n hàng giai đoạn

2008 – 2012 phân theo hình thức sở hữu .............................................. 49
Bảng 2.16 : Kết quả ước lượng phân theo mô hình CRS, DRS và IRS của các ngân
hàng giai đoạn 2008 – 2012................................................................... 50
Bảng 2.17 : Kết quả ước lượng phân theo mô hình CRS, DRS và IRS của các
NHTMNN giai đoạn 2008 – 2012 ......................................................... 50
Bảng 2.18 : Giá trị tối ưu cho các biến đầu vào của Maritimbank và Techcombank
năm 2012 ............................................................................................... 51
Bảng 2.19 : Chỉ số Malmquist bình qu n giai đoạn 2008 - 2012 ............................. 53


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong vài năm qua, những đóng góp của hệ thống NHTM Việt Nam vào quá trình
đổi mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện
đại hoá là rất lớn. Các NHTM không chỉ tiếp tục khẳng định là một kênh dẫn vốn
quan trọng cho nền kinh tế, mà còn góp phần ổn định sức mua đồng tiền. Đến nay,
vốn cho sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn do các NHTM đáp ứng. Đến năm 2012,
tổng tài sản của hệ thống lên tới khoảng 179% GDP. Sự lớn mạnh của hệ thống
NHTM Việt Nam thể hiện ở sự tăng lên của vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, mức độ
đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp và sự đóng góp của ngành vào GDP hàng năm.
Tuy nhiên, tất cả các con số trên không quan trọng bằng việc thực chất hệ thống
NHTM đã đóng góp bao nhiêu % vào GDP – tức hàng năm đã tạo ra bao nhiêu lợi
nhuận. Đ y mới là con số chính xác đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống
NHTM. Trong sản xuất kinh doanh, hiệu quả hoạt động kinh doanh là yếu tố hết
sức quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và ngân
hàng nói riêng. Có thể nói hiệu quả là một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồn tại
của một ng n hàng, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng
cũng như bối cảnh kinh tế toàn cầu và Việt Nam đang gặp khó khăn như hiện nay.

Vì vậy, các NHTM Việt Nam cần đánh giá, nhìn nhận lại hiệu quả hoạt động kinh
doanh hiện nay của mình để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh.
Với tính cấp thiết như trên, tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả hoạt
động kinh doanh các ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của bài viết là đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh các NHTMCP của
Việt Nam, cụ thể:


2

Thứ nhất, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua việc đánh giá sử dụng
các yếu tố đầu vào của các NHTMCP tại Việt Nam;
Thứ hai, đề xuất một số gợi ý để các NHTMCP xây dựng các chính sách nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp định tính và định lượng hỗ trợ lẫn nhau, cụ thể:
Đề tài sử dụng phương pháp định tính để xem xét, hệ thống hóa và tóm tắt tất cả
những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được tiến hành ở trong và
ngoài nước; thu thập thông tin các số liệu liên quan đến hiệu quả hoạt động của các
NHTMCP tại Việt Nam, so sánh và tiến hành phân tích dữ liệu.
Trên cơ sở đó, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, chọn lựa các biến có
liên quan đến đề tài và dùng mô hình kinh tế lượng để xây dựng mô hình hồi qui.
Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp ph n tích DEA.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu
Hiện nay tại Việt Nam dựa vào hình thức sở hữu, các ng n hàng được phân thành
các nhóm: nhóm NHTMNN, nhóm NHTMCP, nhóm ngân hàng liên doanh, nhóm

ngân hàng 100% vốn nước ngoài, nhóm chi nhánh ng n hàng nước ngoài. Mỗi
nhóm ngân hàng có những đặc điểm riêng. Những đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động kinh doanh. Do thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài giới hạn chỉ
nghiên cứu nhóm NHTMCP, bao gồm 39 ngân hàng, gồm: ABBank, ACB,
BaovietBank, BIDV, DaiAbank, DongAbank, Eximbank, FicomBank, GPBank,
HabuBank,

HDBank,

KienlongBank,

LienvietPostBank,

MB,

MDBank,

Maritimebank, NamA Bank, Navibank, OCB, Oceanbank, PGBank, Sacombank,
SCB, SeAbank, SaigonBank, SHB, Southernbank, Techcombank, Tienphongbank,


3

Tinnghiabank, TrustBank, Vietcombank, VIBank, Vietbank, VietA Bank, Viet
Capital Bank, Vietinbank, VPBank, Westernbank 1.
 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính năm của 39 NHTMCP tại Việt Nam
trong giai đoạn từ năm 2008 – 2012. Giai đoạn 05 năm (từ 2008- 2012) là giai đoạn
đủ dài để có được tầm nhìn tổng quát về hiệu quả hoạt động của các NHTMCP tại
Việt Nam. Đ y cũng là giai đoạn các báo cáo tài chính được các ngân hàng cung

cấp khá đầy đủ, tạo thuận lợi cho việc thu thập số liệu.
 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả hoạt động kinh doanh các NHTMCP
của Việt Nam.
5. Ý nghĩa của đề tài
 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ tạo ra một mô hình (phương pháp) cụ thể để đánh giá hiệu
quả hoạt động kinh doanh các NHTMCP của Việt Nam. Từ đó tạo tiền đề cho các
nghiên cứu sau này để tổng quát lên một mô hình áp dụng trong toàn hệ thống ngân
hàng tại Việt Nam.
 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để các NHTMCP của Việt Nam đánh giá được hiệu
quả hoạt động kinh doanh, xác định được vị trí của mình trong tương quan với các
NHTMCP khác. Đ y chính là tiền đề để các NHTMCP xây dựng được chính sách
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thiết thực nhằm sử dụng tối đa các nguồn
lực. Từ đó tạo cơ sở n ng cao năng lực cạnh tranh so với các ng n hàng trong nước
cũng như với các ng n hàng nước ngoài.

1

Trong 39 ng n hàng trên, năm 2012, ba ng n hàng SCB, Ficombank và TinNghiaBank đã hợp nhất thành
SCB, Habubank sáp nhập vào SHB.


4

 Điểm khác biệt của đề tài
Đề tài đã kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước để thiết lập các biến trên cơ sở
chắt lọc những biến phù hợp với tình hình tại Việt Nam nên đảm bảo tính thực tiễn
cao, đi s u vào ph n tích thực tế tại Việt Nam. Đặc biệt, nhằm tạo sự khác biệt với

các nghiên cứu trước, đề tài đã mở rộng phạm vi nghiên cứu (giai đoạn dài hơn, với
số lượng ngân hàng lớn hơn) nhằm đánh giá tổng quát thực tiễn đối với các
NHTMCP của Việt Nam.
 Hạn chế của đề tài
Đề tài dùng nguồn dữ liệu được cung cấp trong các báo cáo thường niên của các
NHTMCP của Việt Nam, chưa có điều kiện để tìm hiểu tình hình thực tế của các
NHTMCP nên sự không minh bạch trong các thông tin được công bố (nếu có) sẽ
làm kết quả ph n tích chưa phản ánh chính xác hiện trạng của ngân hàng.
Ngoài ra, đề tài còn hạn chế khác đó là chưa ph n tích hồi quy để chỉ ra sự tác động
của từng nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh các NHTMCP của Việt Nam.
6. Kết cấu đề tài
Kết cấu đề tài gồm 03 chương và được trình bày theo thứ tự dưới đ y:
Chương 1: Lý thuyết về đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh các NHTM và mô
hình nghiên cứu
Chương 2: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh các NHTMCP của Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh các NHTMCP của
Việt Nam


5

Chương 1: LÝ THUYẾT VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Lý thuyết về hiệu quả hoạt động kinh doanh NHTM
1.1.1. Khái niệm hiệu uả h ạt động inh

anh

Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ

thuật, xã hội. Hiện nay, để đề cập đến vấn đề hiệu quả thì người ta vẫn chưa thống
nhất được một khái niệm. Bởi vì ở mỗi một lĩnh vực khác nhau, xem xét trên các
góc độ khác nhau thì người ta có những cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề hiệu
quả. Vậy nên, ở mỗi lĩnh vực khác nhau thì người ta có những khái niệm khác nhau
về hiệu quả, và thông thường khi nói đến hiệu quả của một lĩnh vực nào đó thì
người ta gắn ngay tên của lĩnh vực đó liền ngay sau hiệu quả2.
Xét trên bình diện các quan điểm kinh tế học khác nhau cũng có nhiều ý kiến khác
nhau về hiểu như thế nào về hiệu quả kinh doanh.
Nhà kinh tế học Adam Smith cho rằng "Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt
động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá".
Theo Farrell (1957), hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu
được (outputs) so với các biến số đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những kết quả
đầu ra đó (inputs).
Theo Daft (2008), hiệu quả hoạt động được hiểu là khả năng biến đổi các đầu vào
có tính chất khan hiếm thành khả năng sinh lời hoặc giảm thiểu chi phí so với các
đối thủ cạnh tranh.
Tóm lại có thể hiểu hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản
ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (các yếu tố sản xuất như vốn, nhân lực, khoa
học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên…) để đạt được mục tiêu xác định. Nó phản
2

/>

6

ánh những lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ
sở so sánh lợi ích (doanh thu, lợi nhuận…) thu được với chi phí bỏ ra trong suốt quá
trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp được coi là hiệu quả nếu nó đạt đến mức tối đa về kết quả đầu ra
trong điều kiện sử dụng tối ưu các yếu tố đầu vào cho trước, hay nói cách khác, bản

thân doanh nghiệp đó đạt đến điểm hiệu quả Pareto. Điều này có nghĩa là, để có
được một sự gia tăng trong đầu ra bắt buộc phải có sự gia tăng về các yếu tố đầu
vào và ngược lại, không thể tìm cách giảm một yếu tố đầu vào nào mà không giảm
kết quả đầu ra.

hi đó, tập hợp tất cả những điểm mà tại đó doanh nghiệp đạt được

hiệu quả Pareto sẽ tạo thành đường giới hạn khả năng sản xuất của chính doanh
nghiệp/ng n hàng đó (Production Posibility Frontier – PPF).
1.1.2. Ph n ại hiệu uả h ạt động inh

anh

Có nhiều cách phân loại hiệu quả hoạt động kinh doanh tùy theo góc độ, phạm vi…
Sau đ y là một số loại hiệu quả hoạt động kinh doanh:
 Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế - xã hội của nền kinh tế
quốc dân.
Hiệu quả kinh doanh cá biệt là hiệu quả kinh doanh thu được từ các hoạt động
thương mại của từng doanh nghiệp kinh doanh. Biểu hiện chung của hiệu quả kinh
doanh cá biệt là lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp đạt được.
Hiệu quả kinh tế - xã hội mà hoạt động kinh doanh đem lại cho nền kinh tế quốc
dân là sự đóng góp của nó vào việc phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng
năng suất lao động xã hội, tích luỹ ngoại tệ, tăng thu cho ng n sách, giải quyết việc
làm, cải thiện đời sống nhân dân.
Giữa hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội có quan hệ nhân quả và
tác động qua lại với nhau. Hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ có thể đạt được trên cơ sở
hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiêp. Mỗi doanh nghiệp như một tế bào của
nền kinh tế, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ đóng góp vào hiệu quả chung



7

của nền kinh tế. Ngược lại, tính hiệu quả của bộ máy kinh tế sẽ là tiền đề tích cực, là
khung cơ sở cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt kết quả cao. Đó chính
là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa lợi ích bộ phận với lợi ích tổng thể.
Tính hiệu quả của nền kinh tế xuất phát từ chính hiệu quả của mỗi doanh nghiệp và
một nền kinh tế vận hành tốt là môi trường thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động và
ngày một phát triển.
Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh của mình các doanh nghiệp phải thường xuyên
quan t m đến hiệu quả kinh tế - xã hội, đảm bảo lợi ích riêng hài hoà với lợi ích
chung. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, với vai trò định hướng cho sự phát
triển của nền kinh tế cần có các chính sách tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp
có thể hoạt động đạt hiệu quả cao nhất trong khả năng có thể của mình.
 Hiệu quả chi phí bộ phận và hiệu quả chi phí tổng hợp
Hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gắn liền với môi trường kinh doanh
của nó nhằm giải quyết những vấn đề then chốt trong kinh doanh như: lĩnh vực kinh
doanh, khách hàng mục tiêu, cách thức kinh doanh và chi phí hoạt động...
Mỗi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh của mình trong những điều kiện
riêng về tài nguyên, trình độ trang thiết bị kỹ thuật, trình độ tổ chức, quản lý lao
động, quản lý kinh doanh mà Paul Samuelson gọi đó là "hộp đen" kinh doanh của
mỗi doanh nghiệp. Bằng khả năng của mình họ cung ứng cho xã hội những sản
phẩm với chi phí cá biệt nhất định và nhà kinh doanh nào cũng muốn tiêu thụ hàng
hoá của mình với số lượng nhiều nhất. Tuy nhiên, thị trường hoạt động theo quy
luật riêng của nó và mọi doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường là phải chấp
nhận “luật chơi” đó. Một trong những quy luật thị trường tác động rõ nét nhất đến
các chủ thể của nền kinh tế là quy luật giá trị. Thị trường chỉ chấp nhận mức hao phí
trung bình xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá sản phẩm. Quy luật
giá trị đã đặt tất cả các doanh nghiệp với mức chi phí cá biệt khác nhau trên một
mặt bằng trao đổi chung, đó là giá cả thị trường.



8

Suy đến cùng, chi phí bỏ ra là chi phí lao động xã hội, nhưng đối với mỗi doanh
nghiệp mà ta đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thì chi phí lao động xã hội đó
lại được thể hiện dưới các dạng chi phí khác nhau: giá thành sản xuất, chi phí sản
xuất… Bản thân mỗi loại chi phí này lại được phân chia một cánh tỷ mỷ hơn. Vì
vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh doanh không thể không đánh giá hiệu quả tổng hợp
của các loại chi phí trên, đồng thời cần thiết phải đánh giá hiệu quả của từng loại chi
phí hay nói cánh khác là đánh giá hiệu quả của chi phí bộ phận.
 Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối
Việc xác định hiệu quả nhằm hai mục đích cơ bản: Một là, thể hiện và đánh giá
trình độ sử dụng các dạng chi phí khác nhau trong hoạt động kinh doanh. Hai là, để
phân tích luận chứng kinh tế của các phương án khác nhau trong việc thực hiện một
nhiệm vụ cụ thể nào đó.
Từ hai mục đích trên mà người ta phân chia hiệu quả kinh doanh ra làm hai loại: (i)
Hiệu quả tuyệt đối là lượng hiệu quả được tính toán cho từng phương án kinh doanh
cụ thể bằng cánh xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra và (ii) Hiệu
quả tương đối được xác định bằng cánh so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của
các phương án với nhau, hay chính là mức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các
phương án.
Việc xác định hiệu quả tuyệt đối là cơ sở để xác định hiệu quả tương đối (so sánh).
Tuy vậy, có những chỉ tiêu hiệu quả tương đối được xác định không phụ thuộc vào
việc xác định hiệu quả tuyệt đối. Chẳng hạn, việc so sánh mức chi phí của các
phương án khác nhau để chọn ra phương án có chi phí thấp nhất thực chất chỉ là sự
so sánh mức chi phí của các phương án chứ không phải là việc so sánh mức hiệu
quả tuyệt đối của các phương án.
 Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài
Căn cứ vào lợi ích nhận được trong các khoảng thời gian dài hay ngắn mà người ta
phân chia thành hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài. Hiệu quả trước mắt là hiệu

quả được xem xét trong một thời gian ngắn. Hiệu quả lâu dài là hiệu quả được xem


9

xét trong một thời gian dài. Doanh nghiệp cần phải tiến hành các hoạt động kinh
doanh sao cho nó mang lại cả lợi ích trước mắt cũng như l u dài cho doanh nghiệp.
Phải kết hợp hài hoà lợi ích trước mắt và lợi ích l u dài, không được chỉ vì lợi ích
trước mắt mà làm thiệt hại đến lợi ích lâu dài của doanh nghiệp
 Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ
Theo Farrell (1957), hiệu quả chi phí (Cost efficiency) hay hiệu quả kinh tế
(Economic efficiency) gồm hiệu quả kỹ thuật (Technical efficiency) và hiệu quả
phân bổ (Allocative efficiency).
-

Hiệu quả kỹ thuật phản ánh khả năng đơn vị sản xuất tối đa hóa đầu ra với
các đầu vào có sẵn. Hiệu quả kỹ thuật gồm có hiệu quả kỹ thuật thuần túy
(Pure technical efficiency - PE) và hiệu quả quy mô (Scale efficiency - SE).

-

Hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng đơn vị sản xuất sử dụng các đầu vào
theo các tỷ lệ tối ưu, khi giá cả tương ứng của chúng đã biết.

Farrell sử dụng tình huống đơn giản với một doanh nghiệp sử dụng hai yếu tố đầu
vào để sản xuất một đơn vị đầu ra, với điều kiện hiệu quả không đổi theo quy mô.
Đường đẳng lượng SS’ biểu diễn các tập hợp khác nhau của hai yếu tố mà doanh
nghiệp sử dụng để sản xuất ra một đơn vị đầu ra. Trong hình 1.1, điểm P thể hiện
tập hợp hai yếu tố đầu vào sản xuất ra một đơn vị đầu ra của một doanh nghiệp. Và
điểm Q là tập hợp hai yếu tố đầu vào của một doanh nghiệp hiệu quả, có cùng tỷ lệ

với hai yếu tố đầu vào của doanh nghiệp tại điểm P. Như vậy có thể thấy, doanh
nghiệp tại điểm Q có thể sản xuất ra cùng một lượng đầu ra như doanh nghiệp tại
điểm P mà sử dụng ít yếu tố đầu vào hơn, với tỷ lệ OQ/OP. Do đó có thể gọi
OQ/OP là hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp tại điểm P.


10

Hình 1.1: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ
Nguồn: (Farrell, 1957)
Mặt khác, nếu đường AA’ có cùng tỷ lệ giá cả của hai yếu tố đầu vào thì điểm sản
xuất tối ưu là Q’. Do đó, hiệu quả kỹ thuật, chi phí sản xuất tại Q’ bằng OR/OQ chi
phí sản xuất tại Q. Vì vậy, có thể nói tỷ lệ này là hiệu quả phân bổ của Q.
Hơn nữa, nếu một doanh nghiệp thay đổi tỷ lệ các yếu tố đầu vào cho đến khi bằng
với doanh nghiệp tại điểm Q’ trong khi giữ nguyên hiệu quả kỹ thuật thì chi phí của
doanh nghiệp sẽ giảm một tỷ lệ là OR/OQ, với điều kiện giá yếu tố đầu vào không
đổi. Vì vậy có thể dùng tỷ lệ này để đo lường hiệu quả phân bổ của doanh nghiệp tại
điểm P.
Nếu doanh nghiệp tại điểm P hiệu quả tuyệt đối thì chi phí sản xuất của doanh
nghiệp chỉ bằng OR/OP chi phí thực tế. Tỷ lệ này có thể được gọi là hiệu quả tổng
thể của doanh nghiệp, bằng hiệu quả kỹ thuật nhân với hiệu quả phân bổ.


11

1.1.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
NHTM là một loại hình doanh nghiệp, một tổ chức được thành lập để kinh doanh
trong lĩnh vực đặc biệt của nền kinh tế – lĩnh vực tiền tệ. Do đó có thể nghiên cứu
hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM như nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh
doanh của một doanh nghiệp.

Có nhiều cách đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh như sử dụng chỉ số ROA,
ROE. Các chỉ số này được sử dụng hầu như thường xuyên trong các nghiên cứu học
thuật để đo lường hiệu quả hoạt động tài chính. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của
các NHTM có thể được đánh giá qua hai nhóm chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối và hiệu
quả tương đối: (i) các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối cho phép đánh giá hiệu quả hoạt
động kinh doanh theo cả chiều sâu và chiều rộng. Tuy nhiên loại chỉ tiêu này trong
một số trường hợp lại gặp khó khăn khi so sánh các quy mô ngân hàng khác nhau;
(ii) các chỉ tiêu hiệu quả tương đối có thể được thể hiện dưới dạng tĩnh (hiệu quả
hoạt động = kết quả kinh tế/chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó hoặc dạng nghịch
là hiệu quả hoạt động = chi phí/kết quả kinh tế) hoặc dưới dạng động hay dạng cận
biên (hiệu quả hoạt động = mức tăng kết quả kinh tế/mức tăng chi phí). Những chỉ
tiêu này rất thuận tiện so sánh theo thời gian và không gian, cũng như cho phép so
sánh hiệu quả giữa các ngân hàng có quy mô khác nhau, các thời kỳ khác nhau.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh (hiệu quả sản xuất) được ước lượng và đánh giá dựa
vào hai phương pháp tiếp cận chủ yếu: phương pháp tham số và phương pháp phi
tham số. Phương pháp tham số dựa vào lý thuyết thống kê và/hoặc kinh tế lượng
(statistics/economitrics) để đánh giá trong khi phương pháp phi tham số dựa vào
chương trình tuyến tính toán học. Phương pháp tham số được biết đến rộng rãi với
tên gọi phương pháp ước lượng biên ngẫu nhiên trong khi phương pháp phi tham số
được các nhà nghiên cứu sử dụng với tên gọi phương pháp ph n tích bao dữ liệu
(data envelopment analysis - DEA).
Farrell (1957) đề xuất sử dụng đường tuyến tính lồi để ước lượng đường biên. Tuy
nhiên, đề xuất này chỉ được xem xét bởi một vài tác giả trong hai thập kỷ sau. Boles


12

(1966), Shephard (1970) và Afriat (1972) đề nghị phương pháp lập trình toán học
có thể đạt được các kết quả, nhưng phương pháp này không nhận được sự chú ý
rộng rãi cho đến khi nghiên cứu của Chames, Cooper và Rhodes (1978) ra đời,

trong đó thuật ngữ “Phương pháp ph n tích bao dữ liệu (DEA)” lần đầu tiên được
sử dụng. Kể từ đó một số lượng lớn các bài nghiên cứu đã mở rộng và áp dụng
phương pháp DEA3.
Phương pháp DEA là một cách tiếp cận phi tham số nhằm đo lường hiệu quả sản
xuất kinh doanh của một doanh nghiệp hay đơn vị ra quyết định (Decision Making
Unit – DMU). Phương pháp này dựa trên quan điểm cho rằng, nếu có thể ước lượng
được đường giới hạn khả năng sản xuất của một DMU dựa trên một tập hợp các
biến số đầu vào cho trước, thì có thể xác định được hiệu quả của việc sử dụng các
yếu tố đầu vào đó dựa trên tỷ lệ giữa kết quả đạt được (thực tế) và kết quả lý thuyết
(khả năng sản xuất).
Phương pháp DEA được chính thức giới thiệu trong nghiên cứu của Charnes
Cooper và Rhodes (1978) với mô hình hiệu quả không đổi theo quy mô (Constant
returns to scale – CRS) dùng để đánh giá hiệu quả của ngành tổ chức phi lợi nhuận.
Sau đó được Banker (1984) cải tiến thành mô hình hiệu quả biến đổi theo quy mô
(Variable returns to scale – VRS). “Sherman và Gold (1985) là người đầu tiên áp
dụng DEA vào lĩnh vực ng n hàng” (Molyneux et al., 1996).
 Mô hình hiệu quả không đổi theo quy mô (CRS)
Theo mô hình này, điểm C thể hiện kết quả đầu ra hiện tại của doanh nghiệp, còn
điểm E là kết quả đầu ra lý thuyết (nằm trên đường PPF được xây dựng dựa trên
cùng một tập hợp các biến số đầu vào). Như vậy hiệu quả sử dụng nguồn lực của
doanh nghiệp có thể được xác định bởi công thức:

3

Tim Coelli et al., 1998, 2005.


13

Hình 1.2: Mô hình DEA tối đa hóa đầu ra

Nguồn: Fare và các tác giả (1985)
Có thể thấy, EF = 1 cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã sản xuất đúng khả năng của
mình, và do đó đ y cũng chính là điểm hiệu quả Parato. Trong trường hợp này hoàn
toàn không cần thiết phải có bất cứ điều chỉnh nào đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên,
trong hầu hết các trường hợp còn lại, EF thường nhỏ hơn 1 (tức là doanh nghiệp
đang sản xuất dưới mức tiềm năng) và hoàn toàn có thể điều chỉnh việc kết hợp sử
dụng các yếu tố đầu vào để có thể đạt tới điểm tối ưu E.
Cho một doanh nghiệp có k yếu tố đầu vào và sản xuất ra m kết quả đầu ra thì cần
phải sử dụng phương pháp bình qu n gia quyền, trong đó mỗi yếu tố đầu vào (và
đầu ra) sẽ được gán cho những trọng số nhất định. Công thức xác định hiệu quả cho
nhiều yếu tố đầu vào và đầu ra sẽ là:


Trong đó, u là trọng số của biến đầu ra y, do đó 0 ≤ um ≤ 1; v là trọng số của biến
đầu vào x, do đó 0 ≤ vk ≤ 1.
Nếu phát triển lên cho n doanh nghiệp khác nhau (trong cùng một lĩnh vực) thì có
thể xác định được hiệu quả của một DMU thứ j ( 1 ≤ j ≤ n) theo công thức:


14

Xét cho từng doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp này chưa đạt đến điểm hiệu quả
Pareto (không sản xuất tại điểm tiềm năng trên đường PPF) thì mục tiêu của nó là
phải tối đa hóa hệ số hiệu quả EFj của mình – tức là phải xác định EFj max. Trong
điều kiện hiệu quả không đổi theo quy mô (CRS) có thể xác định hiệu quả tối ưu
của một DMU thứ j0 theo dạng phương trình đại số sau:
Max EFj
trong điều kiện:

(5)


EFj ≤ 1 với 1 ≤ j ≤ n
Hay đầy đủ hơn:



trong điều kiện:



(6)

um, vk ≥ 0
 Mô hình hiệu quả thay đổi theo quy mô (VRS)
Mô hình hiệu quả không đổi theo quy mô (CRS) chỉ thích hợp khi tất cả các DMU
đều hoạt động ở cùng một quy mô tối ưu. Trong thị trường cạnh tranh không hoàn
hảo, như các hạn chế về tài chính…có thể làm cho các DMU không hoạt động ở
quy mô tối ưu. Sử dụng mô hình hiệu quả thay đổi theo quy mô (VRS) sẽ cho phép
ước lượng được hiệu quả kỹ thuật thuần túy (PE), không bị ảnh hưởng bởi hiệu quả
quy mô (SE).
Mô hình DEA với sản lượng thay đổi theo qui mô (DEAVRS) được thành lập dựa
trên (DEACRS) bổ sung thêm ràng buộc N1λ =1:


×