Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Định hướng chính sách tỷ giá nhằm nâng cao sức cạnh tranh thương mại quốc tế ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
ÕÕÕÕÕ

NGUYỄN MINH QUANG

ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ NHẰM
NÂNG CAO SỨC CẠNH TRNAH THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60.31.12

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN VĂN LƯƠNG

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011


1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ
SỨC CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.
1.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái.
1.1.1 Tỷ giá danh nghĩa (Nominal exchange rate).
Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá mà chúng ta quan sát được hàng ngày trên các
phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời được các NHTM niêm yết công khai
trong hoạt động kinh doanh ngoại hối. Như vậy, về thực chất, tỷ giá danh nghĩa là
giá cả của đồng tiền này được biểu thị thông qua đồng tiền khác. Ký hiệu là E
(exchange).
Ví dụ: Theo báo SGGP ngày 26/01/2011 thì 1USD = 18.932VND, ở đây
1USD có giá là 18.932VND. Tỷ giá này được gọi là tỷ giá danh nghĩa bởi vì nó


chưa đề cập đến tương quan sức mua (yếu tố thực) giữa USD và VND, cụ thể là
chúng ta chưa biết rõ là 1USD mua được bao nhiêu hàng hoá ở Mỹ và 18.932 đồng
mua được bao nhiêu hàng hoá ở VN. Có thể 1USD mua được hàng hoá ở Mỹ là
bằng, ít hơn hay nhiều hơn so với 18.932VND mua ở Việt Nam.
Trên thị trường hàng hoá, giá của hàng hoá này có thể tăng, còn giá của hàng
hoá kia lại giảm, vậy làm thế nào để biết được mặt bằng giá của tất cả các hàng hoá
là tăng hay giảm?
Đối với hàng hoá, người ta dùng phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng
(CPI), còn đối với tỷ giá người ta dùng phương pháp tính tỷ giá danh nghĩa trung
bình (NEER – Nominal Effective Exchange Rate).
Như vậy, về ý nghĩa và phương pháp tính NEER và CPI là giống nhau. Về
mặt thuật ngữ, NEER còn được gọi khác như tỷ giá danh nghĩa đa phương hay đa
biên.
Để hiểu nội dung của NEER ta so sánh cách tính NEER với cách tính CPI
qua ví dụ mô phỏng sau đây:


2

Bảng 1.1: So sánh cách tính NEER và cách tính CPI.
Hàng hóa thông thường
Mặt

Hàng hóa đặc biệt (Ngọai tệ)

Mức giá Mức giá Tỷ trọng Ngọai tệ

hàng

tại t0


tại t1

hàng

(hàng

hóa

hóa)

Tỷ giá

Tỷ giá

Tỷ trọng

tại t0

tại t1

ngọai tệ

h1

p1

p’1

w1


c1

e1

e’1

u1

h2

p2

p’2

w2

c2

e2

e’2

u2

h3

p3

p’3


w3

c3

e3

e’3

u3

h4

p4

p’4

w4

c4

e4

e’4

u4

CPI10 

p '1.w1  p '2.w2  p '3.w3  p '4.w4

p1.w1  p 2.w2  p 3.w3  p 4.w4

NEER10 

e '1.u1  e '2.u2  e '3.u3  e '4.u4
e1.u1  e2.u2  e3.u3  e4.u4

Đối với NEER, tỷ trọng ngoại tệ được xác định trên cơ sở tỷ trọng thương
mại giữa VN với các nước bạn hàng. Cũng tương tự như CPI, trên thực tế có rất
nhiều ngoại tệ, cho nên ta không đưa tất cả ngoại tệ vào để tính NEER mà chỉ chọn
những ngoại tệ nào mà VN có tỷ trọng thương mại ý nghĩa.
Thực chất NEER không phải là tỷ giá mà chỉ là dạng chỉ số. Nếu NEER tăng
thì VND được coi là giảm giá so với các đồng tiền còn lại; ngược lại nếu NEER
giảm thì VND được coi là lên giá so với các đồng tiền còn lại.
Cho dù NEER có ý nghĩa hơn rất nhiều so với tỷ giá song phương, nhưng về
bản chất NEER vẫn là tỷ giá danh nghĩa, cho nên khi NEER thay đổi ta vẫn chưa
biết được chính xác tác động của nó đến nền kinh tế (cụ thể là hoạt động XNK) là
như thế nào. Chính vì vậy, trong phân tích tác động của tỷ giá đến hoạt động XNK,
người ta phải dùng đến khái niệm tỷ giá thực.
1.1.2 Tỷ giá thực song phương (Real exchange rate).

Tỷ giá thực song phương dạng đơn giản được biểu diễn:

E .P *
Er 
P

Trong đó, Er là tỷ giá thực; E là tỷ giá danh nghĩa bằng số đơn vị nội tệ trên
một đơn vị ngoại tệ; P* là giá cả hàng hoá ở nước ngoài tính bằng ngoại tệ; P là giá
cả hàng hoá trong nước tính bằng nội tệ.



3

Với các định nghĩa này, cho thấy tỷ giá thực không phải là tỷ giá đích thực
mà là dạng chỉ số. Do tử số của công thức trên biểu diễn giá hàng hoá ở nước ngoài
quy thành nội tệ, nên về bản chất tỷ giá thực thể hiện sự so sánh mức giá hàng hoá ở
trong nước và ở nước ngoài khi cả hai đều tính bằng nội tệ.
Nếu Er>1 tức là E.P *>P thì nội tệ được xem là định giá thực thấp sẽ tạo nên
vị thế cạnh tranh thương mại tốt hơn so với nước bạn hàng, nghĩa là xuất khẩu được
nhiều hơn, còn nhập nhập thì ít hơn.
Nếu Er<1 tức là E.P*

thế cạnh tranh thương mại kém hơn so với nước bạn hàng, nghĩa là xuất khẩu thì ít,
còn nhập khẩu thì nhiều.
Nếu Er=1 tức là E.P*=P thì ta nói rằng hai đồng tiền là ngang giá sức mua,
nghĩa là khi chuyển đổi mỗi nội tệ ra ngoại tệ ta mua được số hàng hoá là như nhau
ở trong nước và ở nước ngoài.
Để quan sát được sự biến động của tỷ giá thực người ta phải sử dụng công

CPI *
thức dạng tương đối như sau: er  e
CPI
Trong đó, er là chỉ số tỷ giá thực; e là chỉ số tỷ giá danh nghĩa; CPI* là chỉ số
giá tiêu dùng ở nước ngoài; CPI là chỉ số giá trong nước.
Nếu từ thời điểm này sang thời điểm khác, chỉ số tỷ giá thực (er) tăng, ta nói
rằng nội tệ là giảm giá thực, nghĩa là bây giờ chuyển đổi mỗi nội tệ ra ngoại tệ ta
chỉ mua được ít hàng hoá hơn ở nước ngoài. Ngược lại, ta nói rằng nội tệ lên giá
thực, nghĩa là bây giờ chuyển đổi mỗi nội tệ ra ngoại tệ sẽ mua được nhiều hàng
hoá hơn ở nước ngoài.
Đồng tiền lên giá thực sẽ làm giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế của


quốc gia này; ngược lại, đồng tiền giảm giá thực sẽ giúp cải thiện sức cạnh tranh
thương mại quốc tế.
1.1.3 Tỷ giá thực hiệu lực đa phương (Real effective exchange rate – REER).
Vì tỷ giá thực song phương mới chỉ phản ánh tương quan cạnh tranh thương
mại giữa hai nước. Một câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để biết được vị thế cạnh tranh


4

thương mại quốc tế của một nước với tất cả các nước còn lại là như thế nào. Trong
thực tế người ta dùng đến khái niệm tỷ giá thực hiệu lực đa phương (REER).

CPI ti
* Ei
Công thức như sau: REER  Wt *
CPI tVN
i

Ei 

e ti
e bi a s e

*100%

Trong đó:
i
: Tỷ giá VND và đồng tiền nước i năm cơ sở (1 ngoại tệ = bao nhiêu đồng VN)
ebase


eti : Tỷ giá VND và đồng tiền nước i năm t (1 ngoại tệ = bao nhiêu đồng VN)

*: Phép tính nhân
CPI ti : chỉ số giá cả của đối tác thương mại i năm t.

CPItVN : chỉ số giá của VN năm t.
Wt i : tỷ trọng thương mại của đối tác thương mại i năm t.

Ta thấy REER là mức độ biến thiên giá trị thực của đồng nội tệ so với năm
cơ sở, đồng thời là tỷ giá mục tiêu cho năm (t) nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh
như là năm gốc, chỉ số này được tính dựa theo:
- Một năm cơ sở.
- Chỉ số tỷ giá danh nghĩa.
- Chỉ số giá cả theo CPI.
- Tỷ trọng thương mại của các đối tác thương mại.
Về ý nghĩa của REER là tương tự như Er . Tuy nhiên, REER có ý nghĩa hơn
ở chỗ nó là thước đo tổng hợp vị thế cạnh tranh thương mại của một nước so với tất
cả các nước bạn hàng nói chung. Do có ý nghĩa như vậy nên hiện nay hầu hết các
nước phát triển đều tính toán và công bố chỉ tiêu này.
Nếu REER>1, thì nội tệ được xem là định giá thực thấp và ngọai tệ được coi
là định giá thực quá cao và nó sẽ giúp cải thiện sức cạnh tranh thương mại quốc tế,
vì nếu chuyển một đồng ngọai tệ sang nội tệ sẽ mua được nhiều hàng hóa trong
nước hơn so với nước ngòai. Chính điều này sẽ kích thích xuất khẩu gia tăng.


5

Nếu REER<1, thì nội tệ được xem là định giá thực quá cao và ngọai tệ được
coi là định giá thực quá thấp, sẽ có tác động xấu đến cán cân xuất nhập khẩu.
Nếu REER=1, thì sức mua đối nội và sức mua đối ngoại của đồng tiền là như

nhau, tức là ngang giá sức mua. Do đó, tác động làm cho cán cân xuất nhập khẩu
cân bằng.
1.2 Khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tỷ giá hối đoái.
1.2.1 Khái niệm chính sách tỷ giá hối đoái.
Chính sách tỷ giá là những hoạt động của chính phủ (mà đại diện là NHTW)
thông qua một chế độ tỷ giá nhất định (hay cơ chế điều hành tỷ giá) và hệ thống các
công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến
động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia.
Như vậy, để duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến động
đến một mức cần thiết, thì cần phải có một chế độ tỷ giá và một hệ thống các công
cụ can thiệp thích hợp.
1.2.2 Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái.
Vì là một bộ phận của chính sách tiền tệ, nên mục tiêu của chính sách tỷ giá
theo nghĩa rộng cũng phải phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ. Tuỳ theo
mỗi quốc gia, mà mục tiêu chính sách tiền tệ có thể khác nhau, cụ thể là:
- Ổn định giá cả.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm đầy đủ.
- Cân bằng cán cân vãng lai.
1.2.2.1 Về mục tiêu ổn định giá cả: Với các yếu tố khác không đổi, khi phá giá nội
tệ (tức tỷ giá tăng), làm cho giá hàng hoá nhập khẩu (bao gồm hàng tiêu dùng và
nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị cho sản xuất trong nước) tính bằng nội tệ tăng.
Giá hàng hoá nhập khẩu tăng làm cho mặt bằng giá cả chung của nền kinh tế tăng,
tức gây lạm phát. Tỷ giá tăng càng mạnh và tỷ trọng nhập khẩu càng lớn thì tỷ lệ
lạm phát càng cao. Điều này được thể hiện qua công thức:
P1 = a.P + (1-a).E.P *
Trong đó:


6


a – là tỷ trọng hàng hóa sản xuất trong nước.
(1-a) – là tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu.
P – là mức giá cả hàng hóa sản xuất trong nước tính bằng nội tệ.
P* - là mức giá cả hàng hóa nhập khẩu tính bằng ngoại tệ.
E – là tỷ giá (số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ)
P1 – là mức giá cả hàng hóa chung của nền kinh tế.
Ngược lại, khi nâng giá nội tệ (tức tỷ giá giảm) làm cho giá hàng hoá nhập
khẩu tính bằng nội tệ giảm, tạo áp lực giảm phát.
1.2.2.2 Về mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm đầy đủ: Với
các yếu tố khác không đổi, khi phá giá nội tệ, làm cho kích thích tăng xuất khẩu và
hạn chế nhập khẩu, trực tiếp làm tăng thu nhập quốc dân và tăng công ăn việc làm.
Điều này đựơc thể hiện qua công thức tính thu nhập quốc dân:
Y=C+I+G+X–M
Phá giá nội tệ làm cho những ngành sản xuất không sử dụng (hoặc sử dụng
ít) đầu vào là hàng nhập khẩu sẽ tăng được lợi thế cạnh tranh về giá so với hàng
nhập khẩu, từ đó mở rộng được sản xuất, tăng thu nhập và tạo thêm công ăn việc
làm mới.
Tuy nhiên, để có được một cuộc phá giá thành công, thì trong nền kinh tế
phải có sẵn các điều kiện cần thiết như năng lực sản xuất và thị trường cho hàng hoá
xuất khẩu, năng lực sản xuất hàng hoá thay thế nhập khẩu; đồng thời để tránh vòng
xoáy của “phá giá - lạm phát và lạm phát – phá giá”, thì phải áp dụng một chính
sách thắt chặt tiền tệ và một quỹ dự trữ ngoại tệ đủ mạnh để can thiệp trong thời
gian đầu. Có như vậy, phá giá nội tệ mới làm cho các biến số thực trong nền kinh tế
thay đổi theo chiều hướng có lợi cho nền kinh tế.
Ngược lại, khi nâng giá nội tệ, sẽ tác động làm giảm tăng trưởng kinh tế và
gia tăng thất nghiệp.
1.2.2.3 Về mục tiêu cân bằng cán cân vãng lai: Chính sách tỷ giá tác động trực
tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, là hai bộ phận chủ yếu cấu



7

thành cán cân vãng lai. Do đó, có thể nói chính sách tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến
cán cân vãng lai.
Với chính sách tỷ giá định giá thấp nội tệ sẽ có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu
và hạn chế nhập khẩu, giúp cải thiện được cán cân vãng lai từ trạng thái thâm hụt
trở về trạng thái cân bằng hay thặng dư.
Với chính sách tỷ giá định giá cao nội tệ sẽ có tác dụng kìm hãm xuất khẩu
và kích thích nhập khẩu, giúp điều chỉnh cán cân vãng lai từ trạng thái thặng dư về
trạng thái cân bằng hay thâm hụt.
Với chính sách tỷ gía cân bằng sẽ có tác dụng làm cân bằng xuất nhập khẩu,
giúp cán cân vãng lai tự động cân bằng.
 Từ những kết quả phân tích ở trên thấy rằng, tỷ giá là một biến số kinh tế,
tác động đến hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế, nhưng hiệu quả ảnh hưởng
của tỷ giá lên các hoạt động khác nhau là rất khác nhau. Trong đó, hiệu quả tác
động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu là rõ ràng và nhanh chóng, chính vì
vậy, trong điều kiện mở cửa, hợp tác, hội nhập và tự do hoá thương mại, các quốc
gia luôn sử dụng tỷ giá trước hết như là công cụ hữu hiệu để điều chỉnh hoạt động
xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của mình.
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tỷ giá hối đoái.
1.2.3.1 Cán cân thương mại: Cán cân thương mại của một nước là chênh lệch giữa
kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Một nền kinh tế khi xuất khẩu hàng
hoá và dịch vụ sẽ thu được ngoại tệ. Trên thị trường cung ngoại tệ sẽ tăng, làm tỷ
giá hối đoái giảm. Ngược lại, khi nhập khẩu hàng hoá dịch vụ, các nhà nhập khẩu
cần ngoại tệ để thanh toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ trên thị trường. Hành động
này làm cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Với chính sách tỷ giá định giá thấp
nội tệ sẽ có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu giúp cải thiện cán
cân thương mại và ngược lại. Với chính sách tỷ giá cân bằng sẽ có tác dụng làm cân
bằng xuất nhập khẩu, giúp cán cân thương mại tự cân bằng.
1.2.3.2 Tăng trưởng kinh tế: Với các yếu tố khác không đổi, muốn thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế cần áp dụng chính sách phá giá nội tệ. Vì khi phá giá nội tệ sẽ làm


8

cho kích thích tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, trực tiếp làm tăng thu nhập
quốc dân và tăng công ăn việc làm góp phần làm cho kinh tế tăng trưởng. Ngược lại
muốn kiềm chế và giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế thì áp dụng chính sách nâng giá
nội tệ. Vì vậy, chính sách tỷ giá có thể được sử dụng như một công cụ nhằm đạt
được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và tăng công ăn việc làm.
1.2.3.3 Lạm phát: Với các yếu tố khác không đổi, muốn kích thích lạm phát gia
tăng, NHTW có thể sử dụng chính sách phá giá nội tệ (tức tác động làm cho tỷ giá
tăng) làm cho giá hàng hoá nhập khẩu (bao gồm hàng tiêu dùng và nguyên vật liệu,
máy móc, thiết bị cho sản xuất trong nước) tính bằng nội tệ tăng. Giá hàng hoá nhập
khẩu tăng làm cho mặt bằng giá cả chung của nền kinh tế tăng, tức gây lạm phát. Tỷ
giá tăng càng mạnh và tỷ trọng nhập khẩu càng lớn thì tỷ lệ lạm phát càng cao và
ngược lại. Do đó, muốn kiềm chế lạm phát gia tăng NHTW có thể sử dụng chính
sách nâng giá nội tệ (tức tác động làm cho tỷ giá giảm). Muốn duy trì giá cả ổn
định, NHTW phải sử dụng chính sách tỷ giá ổn định và cân bằng. Vì vậy, chính
sách tỷ giá có thể được sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhằm đạt được mục tiêu
ổn định giá cả.
1.2.3.4 Tâm lý số đông: Người dân, các nhà đầu cơ, các ngân hàng và các tổ chức
kinh doanh ngoại tệ là các tác nhân trực tiếp giao dịch trên thị trường ngoại hối.
Hoạt động mua bán của họ tạo nên cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Các hoạt động
đó lại bị chi phối bởi yếu tố tâm lý, các tin đồn cũng như các kỳ vọng vào tương lai.
Điều này giải thích tại sao, giá ngoại tệ hiện tại lại phản ánh các kỳ vọng của dân
chúng trong tương lai. Nếu mọi người kỳ vọng rằng tỷ giá hối đoái sẽ tăng trong
tương lai, mọi người đổ xô đi mua ngoại tệ thì tỷ giá sẽ tăng ngay trong hiện tại.
Mặt khác, giá ngoại tệ rất nhạy cảm với thông tin cũng như các chính sách của
chính phủ. Nếu có tin đồn rằng Chính phủ sẽ hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu

để giảm thâm hụt thương mại, mọi người sẽ đồng loạt bán ngoại tệ và tỷ giá hối
đoái sẽ giảm nhanh chóng.
1.2.3.5 Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ: Khi chính phủ thực hiện thay đổi
các chính sách kinh tế vĩ mô và làm ảnh hưởng đến các chỉ số về tốc độ tăng trưởng


9

kinh tế, lạm phát, bội chi ngân sách… tất cả đều gây ảnh hưởng đến sự thay đổi tỷ
giá hối đoái. Trong thực tế, chính sách tỷ giá hối đoái bị chi phối đồng thời bởi tất
cả các yếu tố trên với mức độ mạnh yếu khác nhau của từng nhân tố, tuỳ vào thời
gian và hoàn cảnh nhất định. Các nhân tố trên không tách rời mà tác động tổng hợp,
có thể tăng cường hay át chế lẫn nhau, đến tỷ giá hối đoái làm cho tỷ giá hối đoái
luôn biến động không ngừng.
1.3 Lý luận cân bằng bên trong - cân bằng bên ngoài theo mô hình Swan
Diagram.
Mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô là rất đa dạng, song có hai mục tiêu
quan trọng nhất là:
Thứ nhất, công ăn việc làm đầy đủ và giá cả ổn định. Đây được gọi là mục
tiêu cân bằng bên trong (Internal Balance – IB)
Thứ hai, cán cân thanh toán chính thức cân bằng. Đây đựơc gọi là mục tiêu
cân bằng bên ngoài (External Balance – EB). Đạt được cân bằng bên ngoài hàm ý
dự trữ ngoại hối quốc gia là không thay đổi. Trong chế độ tỷ giá cố định, các chính
phủ đạt được cân bằng bên ngoài thông qua các chính sách kinh tế (chủ yếu là tiền
tệ và tài khoá) mà không được phá giá hay nâng giá (trừ trường hợp mất cân đối cơ
bản). Do đó, chính sách tỷ giá trở nên không linh hoạt. Trong chế độ tỷ giá thả nổi
hoàn toàn, do tỷ giá được tự do thay đổi và NHTW không can thiệp, nên cân bằng
bên ngoài có thể đạt được một cách tự động và nhanh chóng.
Đạt được đồng thời hai mục tiêu này trong các chế độ tỷ giá khác nhau đòi
hỏi phải có những chính sách kinh tế phù hợp và thường là mâu thuẫn nhau. Ví dụ,

trong chế độ tỷ giá cố định, chính phủ cam kết đạt đựơc công ăn việc làm đầy đủ,
nhưng công ăn việc làm đầy đủ làm cho thu nhập quốc dân tăng, thu nhập quốc dân
tăng làm tăng chi tiêu cho nhập khẩu, chi tiêu cho nhập khẩu tăng dẫn đến cán cân
vãng lai trở nên thâm hụt. Nếu tình trạng thâm hụt này kéo dài, buộc chính phủ phải
lựa chọn: hoặc là phá giá nội tệ, hoặc là giảm dự trữ ngoại hối quốc gia, nghĩa là
trạng thái cân bằng bên ngoài của nền kinh tế bị phá vỡ. Vậy làm thế nào để chính


10

phủ có thể đạt được đồng thời cả hai mục tiêu là cân bằng bên trong và cân bằng
bên ngoài mà không phải phá giá nội tệ hay giảm dự trữ ngoại hối.
Các khái niệm về cân bằng bên trong và bên ngoài đã được Trevor Swan
(1955) mô tả bằng đồ thị và được biết đến là “Swan Diagram”. Do không đề cập
đến các luồng chu chuyển vốn quốc tế, nên mô hình Swan Diagram coi điều kiện
cân bằng bên ngoài chính là trạng thái cân bằng cán cân vãng lai.
Biểu đồ 1.1: Đồ thị Swan Diagram.
Tỷ giá

4

Phá
giá

Lạm phát – Thặng
dư cán cân vãng lai
Thất nghiệp – Thặng
dư cán cân vãng lai

REER 1

3

D

A
C

B

Thất nghiệp – Thâm
hụt cán cân vãng lai

Nâng
giá

EB

Lạm phát –
Thâm hụt cán
cân vãng lai
1

2
IB
Chi tiêu trong nước
0

Trục tung của đồ thị biểu diễn tỷ giá (là số đơn vị nội tệ trên 1 đơn vị ngoại
tệ), tỷ giá tăng thể hiện phá giá nội tệ, tức làm tăng sức cạnh tranh thương mại quốc
tế của nước phá giá. Trục hoành biểu diễn chi tiêu trong nước bao gồm: tiêu dùng

(C), đầu tư (I) và chi tiêu của chính phủ (G).
Đường cân bằng bên trong IB biểu diễn các sự phối hợp giữa tỷ giá và chi
tiêu trong nước, mà tại đó nền kinh tế đạt được cân bằng bên trong, nghĩa là đạt
được công ăn việc làm đầy đủ và giá cả ổn định. Đường IB có độ nghiêng đi xuống
từ trái qua phải là vì: khi tỷ giá giảm dẫn đến xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng, do


11

đó, để duy trì công ăn việc làm đầy đủ thì cần thiết phải tăng chi tiêu trong nước.
Điều này giải thích như sau:
Khi nền kinh tế có công ăn việc làm đầy đủ, thì thu nhập quốc dân đạt giá trị
tối đa là Y:
Y = (C + I + G) + (X – M)
 Chi tiêu trong nước: (C + I + G) = Y + (M – X)
Vì Y không đổi, nên khi (M – X) tăng, thì (C + I + G) cũng phải tăng để
trạng thái luôn được cân bằng. Tất cả những điểm nằm bên phải đường IB, bao gồm
vùng (1) và (4), đều thuộc vùng áp lực lạm phát lên nền kinh tế; bởi vì ứng với mỗi
mức tỷ giá nhất định, nhu cầu chi tiêu trong nước là lớn hơn so với mức chi tiêu ở
trạng thái công ăn việc làm đầy đủ. Trong khi đó, bên trái đường IB là vùng áp lực
giảm phát; bởi vì tại đó nhu cầu chi tiêu nhỏ hơn so với mức chi tiêu để duy trì công
ăn việc làm đầy đủ.
Đường cân bằng bên ngoài EB biểu diễn các phối hợp giữa tỷ giá và chi tiêu
trong nước mà tại đó nền kinh tế đạt được cân bằng bên ngoài; nghĩa là đạt được
cân bằng cán cân vãng lai. Đường EB có độ nghiêng đi lên từ trái sang phải là vì:
khi tỷ giá tăng dẫn đến xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm, do đó, để cán cân vãng
lai không trở nên thặng dư, thì chi tiêu trong nước phải tăng để kích thích tăng nhập
khẩu đủ để hấp thụ phần xuất khẩu tăng thêm. Bên phải đường EB thể hiện chi
trong nước lớn hơn mức chi tiêu mà tại đó cán cân vãng lai cân bằng, cho nên cán
cân vãng lai trở nên thâm hụt. Trong khi đó, bên trái đường EB là vùng cán cân

vãng lai thặng dư.
Như vậy, Swan Diagram được chia thành 4 vùng, chúng mô tả những trạng
thái khác nhau có thể của nền kinh tế là:
Vùng (1): Trạng thái lạm phát và thâm hụt CA.
Vùng (2): Trạng thái giảm phát (thất nghiệp) và thâm hụt CA
Vùng (3): Trạng thái giảm phát (thất nghiệp) và thặng dư CA.
Vùng (4) Trạng thái lạm phát và thặng dư CA.


12

Chỉ điểm A, tại đó đường IB cắt đường EB, nền kinh tế đạt được đồng thời
cân bằng bên trong và bên ngoài. Giả sử, do nguyên nhân nào đó, nền kinh tế ở
điểm B thuộc vùng (1), tức nền kinh tế đồng thời vừa có lạm phát vừa có thâm hụt
cán cân vãng lai. Nếu chính phủ muốn duy trì đồng thời tỷ giá cố định và giảm thâm
hụt cán cân vãng lai bằng cách cắt giảm chi tiêu trong nước, thì nền kinh tế sẽ di
chuyển về điểm C. Tại điểm C cân bằng bên ngoài được thiết lập thông qua các
chính sách cắt giảm chi tiêu, điều này sẽ đưa nền kinh tế đến tình trạng đình trệ và
thất nghiệp.
Phương án 2, để đạt được cân bằng bên ngoài thông qua phá giá nội tệ nhằm
kích thích tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, tức là đưa nền kinh tế hướng về
điểm D. Nhưng tại điểm D thì nền kinh tế lại phải đối mặt với áp lực lạm phát lớn
hơn. Điều này được thể hiện tại điểm D nằm cách xa đường IB hơn điểm B.
Bài học chính từ mô hình giản đơn nêu trên là việc sử dụng chỉ một công cụ
duy nhất, hoặc là mở rộng tài khoá hoặc là phá giá tiền tệ nhằm đạt được đồng thời
hai mục tiêu là cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài là không thể. Do đó, để
đạt được đồng thời hai mục tiêu là cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài, chính
phủ cần đến đồng thời ít nhất là hai công cụ.
Từ bài học này, Jan Tinbergen (1952) đã nghiên cứu và đưa ra kết luận: một
quốc gia có bao nhiêu mục tiêu cần đạt được, thì phải sử dụng ít nhất bấy nhiêu

công cụ. Kết luận này được biết đến một cách rộng rãi với tên gọi là: “quy tắc bao
nhiêu mục tiêu – bấy nhiêu công cụ” (instruments – target rule).
1.4 Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” và dự trữ ngoại hối.
Lý thuyết bộ ba bất khả thi - The Impossible Trinity (hay Inconsistent Trinity
hoặc Triangle of Impossibility) là một chính sách kinh tế quốc tế. Lý thuyết phát
biểu rằng: một quốc gia không thể đồng thời thực hiện cùng một lúc 3 mục tiêu
chính sách vĩ mô: Ổn định tỷ giá, tự do hóa dòng vốn và chính sách tiền tệ độc lập.


13

Biểu đồ 1.2: Bộ ba bất khả thi.
Tự do hóa dòng vốn

Ổn định tỷ giá

Chính sách tiền tệ độc lập

Đây là mô hình lý thuyết rất phổ biến, gọi là mô hình Mundell- Fleming
được Robert Mundell và Marcus Fleming phát triển trong những năm 1960. Và vào
những năm 1980 khi vấn đề kiểm soát vốn bị thất bại ở nhiều quốc gia cùng với
mâu thuẫn giữa việc neo giữ tỷ giá và chính sách tiền tệ độc lập ngày càng rõ ràng
thì Lý thuyết bộ ba bất khả thi đã trở thành nền tảng cho kinh tế học vĩ mô của nền
kinh tế mở.
Song song với sự phát triển thương mại và dịch vụ trong thế giới hiện đại,
kiểm soát vốn rất dễ bị lãng quên. Thêm nữa, vấn đề kiểm soát vốn còn thể hiện
những thay đổi của quốc gia không đúng thực tế. Do vậy rất khó để một quốc gia có
được một hệ thống kiểm soát vốn thật sự hiệu quả. Lý thuyết bộ ba bất khả thi
khẳng định rằng: trong điều kiện ngày nay, một quốc gia phải lựa chọn giữa việc
giảm thiểu sự thay đổi tỷ giá hoặc điều hành một chính sách tiền tệ độc lập ổn định.

Nó không thể có đồng thời cả hai.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây lại cho thấy phiên bản mới của bộ ba
bất khả thi có tương quan với dự trữ ngoại hối, nhất là tại các nền kinh tế mới nổi.
Dự trữ ngoại hối vừa là hậu quả của việc điều chỉnh bộ ba bất khả thi cho phù hợp
với cấu trúc mới của hệ thống tài chính quốc tế vừa là mục tiêu của các nền kinh tế
mới nổi. Vì thế mới gọi đây là phiên bản mới của bộ ba bất khả thi.


14

Trong khi tỷ lệ dự trữ ngoại hối (tính trên GDP) tại các nước công nghiệp chỉ
ổn định xấp xỉ 4% thì tại các nước đang phát triển tăng từ khoảng 5-27%. Gần đây
các nước đang phát triển nắm giữ đến ba phần tư dự trữ ngoại hối toàn cầu, phần
lớn tập trung ở Châu Á. Trung Quốc là quốc gia có dự trữ ngoại hối gia tăng ấn
tượng nhất, từ khoảng 1% vào năm 1980 lên hơn 50% vào đầu năm 2010.
So với trước đây, dự trữ ngoại hối tăng lên chủ yếu nhờ vào yếu tố thương
mại, tức thặng dư trong xuất khẩu, thì giờ đây yếu tố tài chính ngày càng đóng vai
trò lớn hơn. Điều này cho thấy chính phủ các nền kinh tế mới nổi có triết lý khá rõ
ràng trong việc lựa chọn các mục tiêu chính sách của bộ ba bất khả thi: từng bước
mở cửa tài chính nhưng không quên kiểm soát vốn, linh hoạt thay vì cố định tỷ giá
và sử dụng công cụ chính sách tiền tệ bơm thắt nhịp nhàng làm đầy kho dự trữ
ngoại hối của mình.
1.5 Độ co giãn thương mại và tuyến J.
Cán cân thương mại trở nên xấu đi sau khi đồng tiền giảm giá có thể chỉ là
tạm thời. Như vậy, tính không ổn định của tỷ giá cũng chỉ là vấn đề tạm thời ngắn
hạn. Kết quả phân tích sẽ đưa chúng ta đến tuyến J.
Thông thường, dân chúng cần phải mất một thời gian nhất định để điều chỉnh
ưu tiên hàng hóa thay thế. Do đó, có thể nói rằng cầu trong ngắn hạn có độ co giãn
thấp hơn so với cầu trong dài hạn. Điều này có nghĩa là, sau khi đồng tiền giảm giá,
tuy giá hàng hóa nhập khẩu tăng, nhưng người tiêu dùng trong nước vẫn tiếp tục

mua hàng nhập khẩu, bởi hai lý do: (i) người tiêu dùng vẫn chưa điều chỉnh ngay
việc ưu tiên mua hàng nội thay thế, (ii) các nhà sản xuất trong nước cần phải có một
thời gian nhất định mới sản xuất được hàng thay thế nhập khẩu. Như vậy, chỉ sau
khi những nhà sản xuất trong nước thực sự cung ứng hàng thay thế nhập khẩu và
người tiêu dùng quyết định ưu tiên dùng hàng sản xuất trong nước thay thế hàng
nhập, thì cầu về nhập khẩu mới thực sự giảm. Tương tự, sau khi đồng tiền giảm giá,
việc mở rộng sản xuất xuất khẩu chỉ trở thành hiện thực khi các nhà sản xuất đã sản
xuất được nhiều hàng hóa hơn để xuất khẩu và người tiêu dùng nước ngoài đã thực


15

sự chuyển hướng ưu tiên mua các hàng hóa xuất khẩu của nước có đồng tiền giảm
giá.
Biểu đồ 1.3: Tuyến J.
Thay đổi trong CCTM

+

0
Thời gian

-

Biểu đồ 1.3 nói lên, đồng tiền giảm giá tại thời điểm 0, ngay lập tức làm cho
giá trị nhập khẩu tăng, trong khi đó giá trị xuất khẩu tăng không đủ bù đắp cho tăng
nhập khẩu, do đó cán cân thương mại trở nên xấu hơn ngay sau khi đồng tiền giảm
giá. Sau một thời gian nhất định, khi nhập khẩu và xuất khẩu đều co giãn làm cho
cán cân thương mại dần được cải thiện và cuối cùng là tăng lên, như được mô tả
bằng tuyến J. Hiện tượng cán cân thương mại trở nên xấu hơn sau khi đồng tiền

giảm giá được gọi là: “Hiệu ứng tuyến J”.
1.6 Sức cạnh tranh TMQT và ảnh hưởng của chính sách tỷ giá đến sức cạnh
tranh TMQT của mỗi quốc gia.
1.6.1 Định nghĩa sức cạnh tranh TMQT:
Khái niệm sức cạnh tranh thương mại quốc tế là rất rộng, bao gồm tất cả các
nhân tố liên quan và tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
của một quốc gia. Tuy nhiên, khi phân tích ảnh hưởng của tỷ giá đến sức cạnh tranh
thương mại quốc tế, thì khái niệm sức cạnh tranh thương mại quốc tế được hiểu một
cách hẹp hơn, cụ thể là:
Tại một thời điểm, đối với một quốc gia, nếu:
- Khối lượng xuất khẩu nhiều hơn và/hoặc khối lượng nhập khẩu ít hơn so
với nước bạn hàng, thì ta nói rằng quốc gia có vị thế cạnh tranh thương mại quốc tế
cao hơn.


16

- Khối lượng xuất khẩu ít hơn và/hoặc khối lượng nhập khẩu nhiều hơn so
với nước bạn hàng, thì ta nói rằng quốc gia có vị thế cạnh tranh thương mại quốc tế
thấp hơn.
Từ thời điểm này sang thời điểm khác, đối với một quốc gia, nếu:
- Khi khối lượng xuất khẩu tăng và/hoặc khối lượng nhập khẩu giảm, thì ta
nói rằng sức cạnh tranh thương mại quốc tế được cải thiện.
- Khi khối lượng xuất khẩu giảm và/hoặc khối lượng nhập khẩu tăng, thì ta
nói rằng sức cạnh tranh thương mại quốc tế bị xói mòn.
1.6.2 Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá đến sức cạnh tranh TMQT.
1.6.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh TMQT.
- Chính sách tỷ giá hối đoái: Như đã đề cập ở phần trên, với chính sách tỷ giá
định giá thấp nội tệ sẽ có tác dụng kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu giúp
cải thiện cán cân thương mại và ngược lại. Bên cạnh đó, sự tăng giá thế giới của

hàng hoá xuất khẩu hoặc sự giảm giá thế giới của hàng hoá nhập khẩu đều có tác
dụng cải thiện cán cân thương mại. Giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu tăng sẽ
khuyến khích các doanh nghiệp tăng sản xuất hàng hóa trong nước để tận dụng lợi
thế về giá. Vô hình chung, điều này làm cho khối lượng xuất khẩu tăng góp phần
cải thiện sức cạnh tranh thương mại quốc tế.
- Thu nhập thực của người cư trú và không cư trú: Trong trường hợp thu
nhập thực của người cư trú tăng tương đối so với thu nhập thực của người không cư
trú sẽ kích thích tăng nhập khẩu ròng khiến cho sức cạnh tranh thương mại quốc tế
bị xói mòn và ngược lại.
- Thuế quan và hạn ngạch: Khi thuế quan trong nước tăng hoặc áp đặt hạn
ngạch đối với hàng nhập khẩu sẽ làm giảm cầu về hàng hóa nhập khẩu. Ngược lại,
khi phía nước ngoài tăng mức thuế quan hoặc áp dụng hạn ngạch đối với hàng nhập
khẩu sẽ làm giảm cung hàng hóa xuất khẩu, có tác dụng tiêu cực đến sức cạnh tranh
của hàng hóa nội địa.
- Sở thích tiêu dùng của người dân: Tâm lý ưa thích hàng ngoại hơn hàng nội
sẽ kích thích nhập khẩu, khiến cho sức cạnh tranh thương mại bị xói mòn.


17

Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung phân tích ảnh
hưởng của chính sách tỷ giá đến sức cạnh tranh thương mại quốc tế, từ đó tìm ra
được những nguyên nhân cũng như đề ra giải pháp nhằm cải thiện sức cạnh tranh
thương mại quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới.
1.6.2.2 Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá đến sức cạnh tranh TMQT.
Xét trong mối liên hệ với cân bằng nội tại của nền kinh tế: Với các nhân tố
khác tương đối ổn định; do tỷ giá là nhân tố có tác động trực tiếp đến hoạt động
xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ nên khi tỷ giá danh nghĩa tăng, kéo theo tỷ giá
thực tăng, nội tệ giảm giá tương đối so với ngoại tệ sẽ khuyến khích mở rộng sản
xuất kinh doanh phục vụ xuất khẩu và làm hạn chế nhu cầu nhập khẩu. Việc gia

tăng khối lượng và giá trị xuất khẩu sẽ trực tiếp làm tăng thu nhập quốc dân và giúp
nâng cao sức cạnh tranh thương mại quốc tế của hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, do
giá hàng hoá nhập khẩu tính bằng nội tệ cũng tăng tương đối so với giá hàng hoá
trong nước nên kéo theo sự gia tăng mặt bằng giá cả trong nước và gây ra lạm phát.
Mức lạm phát này tuỳ thuộc vào tỷ trọng hàng hoá nhập khẩu, tỷ trọng này càng
tăng thì mức lạm phát càng cao.
Ngược lại, khi tỷ giá danh nghĩa giảm kéo theo tỷ giá thực giảm, nội tệ lại
tăng giá tương đối so với ngoại tệ sẽ khuyến khích nhu cầu nhập khẩu, hạn chế mở
rộng sản xuất kinh doanh phục vụ xuất khẩu, từ đó làm giảm thu nhập quốc dân và
gây ra tình trạng thất nghiệp cũng như tạo áp lực làm giảm lạm phát (do giá hàng
hoá nhập khẩu tính bằng nội tệ giảm tương đối so với giá hàng hoá trong nước), nếu
mức giảm này kéo dài với tỷ lệ cao sẽ gây ra tình trạng giảm phát, sản xuất trong
nước sẽ bị đình đốn.
Về tác động của tỷ giá đến cân bằng bên ngoài: Chính sách tỷ giá tác động
trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, là hai bộ phận chủ yếu
cấu thành cán cân vãng lai. Vì vậy, cán cân vãng lai sẽ bị tác động của nhân tố lãi
suất nội tệ, ngoại tệ, giá cả nội địa, giá cả nước ngoài và tỷ giá. Với các nhân tố
khác tương đối ổn định, khi tỷ giá danh nghĩa tăng, nội tệ giảm giá tương đối so với
ngoại tệ sẽ khuyến khích hoạt động xuất khẩu, hạn chế nhu cầu nhập khẩu và làm


18

gia tăng dòng vốn đầu tư chảy ra bên ngoài (do việc nắm giữ ngoại tệ có lợi hơn so
với nắm giữ nội tệ).
Ngược lại, khi tỷ giá danh nghĩa giảm, nội tệ lại trở nên có giá hơn so với
ngoại tệ sẽ khuyến khích nhu cầu nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu và làm gia tăng
dòng vốn đầu tư chảy vào nội địa. Khi xuất khẩu ròng lớn hơn dòng vốn ra, cán cân
vãng lai trở nên thặng dư. Khi xuất khẩu ròng nhỏ hơn dòng vốn ra, cán cân vãng
lai bị thâm hụt. Trong trường hợp nếu xuất khẩu ròng dương (lớn hơn 0) thì quốc

gia sẽ có vị thế cạnh tranh thương mại quốc tế cao. Nếu điều này được duy trì trong
một thời gian tương đối dài, sức cạnh tranh thương mại quốc tế cũng sẽ được cải
thiện.
1.7 Mô hình hoạch định chính sách tỷ giá phổ biến hiện nay.
Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái không chỉ được đặt ra trong ngắn
hạn, mà còn phải được đặt ra trong dài hạn. Thống nhất quan niệm rằng, tỷ giá hối
đoái là một công cụ của chính sách tiền tệ, nên mục tiêu của chính sách tỷ giá hối
đoái cũng chính là việc hướng tới các tiêu của chính sách tiền tệ. Vì vậy, mục tiêu
của chính sách tỷ giá hối đoái là vì ổn định sức mua đối nội và đối ngoại của đồng
tiền quốc gia, và vì sự ổn định giá cả hàng hoá - dịch vụ trên thị trường.
Với điều kiện hiện tại về kinh tế - xã hội của Việt Nam thì việc thực hiện một
cơ chế tỷ giá linh hoạt có sự kiểm soát của Nhà nước là phù hợp. Cơ chế này có thể
còn kéo dài trong một thời gian nữa khi Việt Nam thực sự có một tiềm lực kinh tế
mạnh, có một lực lượng dự trữ ngoại hối đủ lớn để có thể can thiệp vào thị trường
khi cần thiết nhằm ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia, ổn định được giá cả
hàng hoá - dịch vụ trên thị trường. Như vậy, một cơ chế tỷ giá hối đoái phù hợp
phải là một cơ chế phản ảnh được các mối quan hệ đặc biệt giữa tỷ giá hối đoái với
lãi suất, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát tiền tệ trong từng thời kỳ khác
nhau. Trong đó, chính sách lãi suất được xem như là cơ sở quan trọng nhất để hoạch
định chính sách tỷ giá.
Trong những trường hợp thật cần thiết, nhà nước có thể thực hiện các biện
pháp hành chính như chính sách kết hối ngoại tệ bắt buộc. Theo đó, các nguồn thu


19

ngoại tệ của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội (trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài) phải kịp thời chuyển về nước và bán hết cho các ngân hàng được ủy
quyền và khi có nhu cầu sử dụng các doanh nghiệp và tổ chức xã hội được mua
ngoại tệ của các ngân hàng ủy quyền.

Bên cạnh đó, tình trạng đô la hóa, hoạt động kinh tế ngầm và đầu cơ buôn
lậu vàng, ngoại tệ trên thị trường chợ đen cũng là một yếu tố tiêu cực tác động đến
cung cầu ngoại tệ, cần phải được phân tích nhận diện nguyên nhân để có giải pháp
khắc phục.
1.8 Kinh nghiệm quốc tế về định hướng chính sách tỷ giá và bài học cho Việt
Nam.
1.8.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc.
Hàn Quốc từng được biết đến như một trong những nước nông nghiệp nghèo
nhất thế giới. Cho đến năm 1962, khi bắt đầu bước vào thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất (1962 -1966), GDP bình quân đầu người trên năm
là 87 USD đã phản ánh rằng Hàn Quốc vẫn chưa thể thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc
hậu sau gần thập kỷ nỗ lực khôi phục lại nền kinh tế đã bị tàn phá nặng nề bởi cuộc
Chiến tranh thế giới lần thứ hai và tiếp đó là cuộc chiến Nam – Bắc Triều Tiên.
Thế nhưng chỉ hơn 25 năm sau, vào cuối thập kỷ 80, Hàn Quốc đã đạt được
những thành tựu kinh tế được cả thế giới biết đến như “Kỳ tích trên sông Hàn”. Đó
là một quá trình phi thường đã nhanh chóng giúp cải tạo nền kinh tế Hàn Quốc,
đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử của đất nước. Để có được một Hàn Quốc
như ngày nay, Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng hàng loạt các biện pháp nhằm quản
lý, điều tiết nền kinh tế, trong đó đặt trọng tâm là hướng về xuất khẩu.
Chính sách hướng về xuất khẩu: Trong những năm 60, nền kinh tế Hàn Quốc
đang phải đối mặt với những khó khăn lớn; không có thị trường trong nước cho các
loại hàng hóa sản xuất, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn. Để đối phó với vấn đề
này, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện chính sách hướng về xuất khẩu với 2 bước
đi quan trọng đó là khuyến khích và tăng cường tiết kiệm thông qua việc tăng lãi
suất, cải thiện thâm hụt thương mại bằng việc phá giá đồng nội tệ. Bên cạnh đó,


20

Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm hỗ trợ xuất khẩu như

giảm thuế nhập khẩu, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu một cách hợp
lý, ưu đãi về tài chính cho các ngành công nghiệp mũi nhọn, điều chỉnh chế độ tỷ
giá linh hoạt, mục tiêu xuất khẩu được cụ thể hóa bởi Chính phủ và khen thưởng,
động viên từ Tổng thống Hàn Quốc.
Sau hàng loạt những chính sách của Chính phủ, kết quả đạt được là hết sức
khả quan. Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế
nhanh nhất thế giới với kim ngạch xuất khẩu tăng từ 41 triệu USD năm 1960 lên
1.048 triệu USD vào năm 1970.
Thành công từ chính sách tỷ giá: Để có được những kết quả trên, Hàn Quốc
đã khá thành công trong việc sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái để thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thông qua chiến lược hướng vào xuất khẩu, cải
thiện cán cân thanh toán quốc tế, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và nâng cao sức
cạnh tranh thương mại quốc tế. Từ thực tiễn thành công của Hàn Quốc, một số kinh
nghiệm được rút ra như sau:
Một là, Hàn Quốc là tấm gương kiên nhẫn theo đuổi chính sách phá giá tiền
tệ để tăng trưởng xuất khẩu. Đối với một quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu
các mặt hàng máy móc, nguyên liệu, thiết bị và công nghệ cũng như vay nợ nước
ngoài để đầu tư thì việc phá giá tiền tệ có thể làm giảm tăng trưởng do tác động làm
cản trở đầu tư lớn hơn khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên, sự khôn ngoan của Hàn
Quốc chính là việc mở rộng xuất khẩu ở quy mô lớn kết hợp với các nhân tố khác
làm giảm chi phí nhập khẩu và gánh nặng nợ. Thực tế cho thấy, sau khi phá giá
mạnh đồng Won, Hàn Quốc đã tăng cường năng lực sản xuất và đẩy mạnh xúc tiến
thương mại nên đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao.
Hai là, tỷ giá KRW/USD được điều chỉnh theo hướng giảm giá trị đồng nội
tệ trong một thời gian dài song song với quá trình Hàn Quốc chuyển từ chế độ tỷ giá
cố định sang thả nổi. Nghệ thuật phá giá tiền tệ ở Hàn Quốc chính là nhờ sử dụng
linh hoạt các yếu tố thị trường và chỉ điều chỉnh khi cần thiết. Chính phủ Hàn Quốc
đã rất chủ động tạo ra các điều kiện thuận lợi để đảm bảo tỷ giá KRW/USD không



21

cản trở tới hoạt động xuất khẩu: khi USD lên giá, chính phủ để thị trường tự điều
tiết, còn khi USD giảm giá, Chính phủ đã tăng cung đồng KRW nhằm có lợi cho
xuất khẩu.
Ba là, sau việc phá giá tiền tệ, Hàn Quốc đã có biện pháp thích hợp để loại
bỏ khả năng giảm giá kéo dài của nội tệ và sau đó củng cố các nhân tố thị trường
khác giúp cho tỷ giá duy trì ở mức độ ổn định. Sự ổn định của tỷ giá KRW/USD đạt
được là do Chính phủ Hàn Quốc đã duy trì được một biên độ dao động ổn định suốt
trong thời gian dài. Điều này thực sự có lợi cho nhà đầu tư trong nước và thu hút
vốn đầu tư của nước ngoài. Vì vậy, Hàn Quốc là một trong số ít nước vực dậy sau
khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á nhanh nhất và thực hiện chiến lược phát
triển kinh tế, ứng dụng công nghệ hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ
mục tiêu hướng về xuất khẩu.
Bốn là, không nên neo giữ đồng bản tệ với một ngoại tệ mạnh. Kinh nghiệm
từ cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á cho thấy, một trong những nguyên
nhân quan trọng gây ra khủng hoảng trong giai đoạn đó là các nước trong khu vực
neo giữ tỷ giá đồng bản tệ với ngoại tệ duy nhất là USD. Sự ổn định này chỉ mang
tính nhất thời và có ảnh hưởng tích cực tới tâm lý nhà đầu tư. Nhà đầu tư tin tưởng
vào sự ổn định tiền tệ và nền kinh tế khi đồng USD mất giá. Tuy nhiên, khi USD
lên giá mạnh đã làm yếu đi khả năng cạnh tranh của các nước có đồng tiền gắn chặt
với USD.
1.8.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, Việt Nam và Trung Quốc đều
là nước kinh tế đang phát triển ở trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch
hóa sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Giữa hai nền kinh tế có những nét tương đồng mặc dù thời điểm chuyển
đổi và mức độ chuyển đổi có thể khác nhau. Do đó, kinh nghiệm của Trung Quốc
trong việc hoạch định chính sách là những bài học quý giá cho Việt Nam, đặc biệt
là kinh nghiệm về điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong những năm

gần đây.


22

Trước năm 1979, Trung Quốc thực hiện chính sách tỷ giá cố định và đa tỷ
giá. Cơ chế này đã làm cho các doanh nghiệp mất đi quyền chủ động trong kinh
doanh, không gắn kết lợi ích kinh tế với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
làm cho các doanh nghiệp không chú ý đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh
doanh, tăng tính ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước, chính điều này đã làm cho
Trung Quốc rơi vào suy thoái, khủng hoảng kinh tế sâu sắc.
Trung Quốc đã nhận ra sự yếu kém của cơ chế quản lý kinh tế theo kế hoạch,
từ năm 1979 đã thực hiện cải cách kinh tế, thực hiện chuyển đổi nền kinh tế. Chính
sách tỷ giá cũng được cải cách cho phù hợp với những chuyển đổi của nền kinh tế.
Ngay từ đầu những năm 80, Trung Quốc đã cho phép thực hiện cơ chế điều chỉnh tỷ
giá giảm dần để phản ảnh đúng sức mua của đồng NDT. Năm 1980, tỷ giá đồng
NDT so với USD là 1,53 NDT/USD, đến năm 1990 là 5,22 NDT/USD. Chính sách
tỷ giá này đã giúp Trung Quốc cải thiện được cán cân thương mại (CCTM), giảm
thâm hụt thương mại và cán cân thanh toán (CCTT), đưa đất nước thoát ra khỏi
cuộc khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế tỷ giá theo hướng
tương đối ổn định làm cho lạm phát tiếp tục gia tăng, hạn chế xuất khẩu và ảnh
hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế.
Ngày 1/1/1994, Trung Quốc chính thức công bố điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng
NDT từ 5,8 NDT/USD xuống 8,7 NDT/USD, tỷ lệ điều chỉnh (thực chất là phá giá
đồng NDT) lên tới 50%. Để chính sách điều chỉnh tỷ giá giữ được ổn định, không bị
giới đầu cơ thao túng, Trung Quốc đã thực hiện chính sách thắt chặt quản lý ngoại
hối, nhằm mục đích tập trung ngoại tệ về Nhà nước, đảm bảo cung cầu ngoại tệ
thông suốt.
Từ năm 1994 đến năm 1996, Trung Quốc thực hiện chính sách kết hối ngoại
tệ bắt buộc theo quy định tại Sắc lệnh số 91 ngày 25/12/1993 của Chính phủ và quy

định về cải cách cơ chế quản lý ngoại hối ngày 28/12/1993 của Ngân hàng nhân dân
Trung Quốc. Theo đó, các nguồn thu ngoại tệ của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội
(trừ các doanh nghiệp FDI) phải kịp thời chuyển về nước và bán hết cho các ngân


23

hàng được ủy quyền. Khi có nhu cầu sử dụng các doanh nghiệp và tổ chức xã hội
được mua ngoại tệ của các ngân hàng ủy quyền.
Cho đến cuối năm 1997, khi dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng lên
139,89 tỷ USD, Trung Quốc mới nới lỏng chính sách kết hối ngoại tệ. Ngày
15/10/1997, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc ban hành Chỉ thị số 402 cho phép
một số doanh nghiệp (Công ty xuất nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất có giấy
phép kinh doanh xuất nhập khẩu) được giữ lại một phần ngoại tệ trên tài khoản với
mức tối đa không quá 15% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm.
Bảng 1.2: Diễn biến tỷ giá, cán cân XNK và dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc
2002-2008
Năm

E(CNY/USD)

CCXNK (triệu

Dự trữ ngoại tệ

USD)

(triệu USD)

2002


8,2770

44.167

286.407

2003

8,2770

44.652

403.251

2004

8,2768

58.982

609.932

2005

8,1943

134.189

818.872


2006

7,9734

217.746

1,066.340

2007

7,6075

315.381

1,528.250

2008

7,4812

482.532

2,124.27

(Nguồn: Indicators/2008/pdf/Prc.pdf )
Năm 2002, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng lên 286,4 tỷ USD, chính
sách kết hối ngoại tệ tiếp tục được nới lỏng. Tại Chỉ thị số 87 của Cục Quản lý
ngoại hối Trung Quốc ban hành ngày 9/9/2002 quy định các công ty và doanh
nghiệp được giữ ngoại tệ trên tài khoản, mức tối đa không quá 20% tổng nguồn thu

ngoại tệ từ giao dịch vãng lai. Từ năm 2003 đến năm 2006, Cục Quản lý ngoại hối
yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện chính sách kết hối ngoại tệ theo Chỉ thị
số 87 nói trên.
Đến năm 2007, Dự trữ ngoại hối Trung Quốc đã tăng lên tới 1.528,249 tỷ
USD. Ngày 13/8/2007 Cục Quản lý ngoại hối ban hành Chỉ thị số 48 cho phép các
tổ chức kinh tế căn cứ nhu cầu sử dụng ngoại tệ phục vụ cho sản xuất kinh doanh


24

được quyền giữ lại số ngoại tệ từ giao dịch vãng lai trên tài khoản. Như vậy, sau 13
năm Trung Quốc mới xóa bỏ chính sách kết hối ngoại tệ, chính sách này được xóa
bỏ khi nền kinh tế nhiều năm tăng trưởng mạnh, tỷ lệ lạm phát thấp, CCTT, CCTM
dư thừa lớn, dự trữ ngoại hối cao.
Chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối còn thể hiện ở các quy định về hạn
chế cho vay ngoại tệ trong nước. Từ năm 1994 đến năm 2002, các ngân hàng
thương mại Trung Quốc không được phép cho các doanh nghiệp trong nước vay
ngoại tệ. Đến ngày 6/12/2002 Cục Quản lý ngoại hối mới có văn bản (Chỉ thị số 125
về cải cách cơ chế cho vay ngoại tệ trong nước) cho phép các ngân hàng thương mại
cho các tổ chức kinh tế trong nước vay ngoại tệ. Khi vay vốn ngoại tệ các tổ chức
kinh tế phải làm thủ tục mở tài khoản vay ngoại tệ tại các ngân hàng được ủy quyền.
Các ngân hàng thương mại có trách nhiệm đăng ký khoản cho vay với cơ quan quản
lý ngoại hối.
Gần đây, khi nền kinh tế Trung Quốc đã lớn mạnh, dự trữ ngoại hối tới
2.847,3 tỷ USD, chính sách tỷ giá của Trung Quốc làm cho các nước Mỹ, phương
Tây đau đầu. Ngày 5/8/2008, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo mới ký Sắc lệnh
sửa đổi Điều lệ quản lý ngoại hối cho phép tự do hóa các giao dịch vãng lai và nới
lỏng quản lý với giao dịch vốn với nội dung gần tương tự với pháp lệnh ngoại hối
của Việt Nam. Nhờ thực hiện một loạt các biện pháp quản lý chặt chẽ về ngoại hối,
Trung Quốc đã thành công trong việc điều hành cơ chế tỷ giá, đảm bảo đáp ứng

được đầy đủ nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế phát triển vững chắc.
1.8.3 Bài học cho Việt Nam.
Qua nghiên cứu các bài học kinh nghiệm của Trung Quốc, Hàn Quốc, một số
bài học kinh nghiệm được rút ra cho Việt Nam như sau:
- Cần có sự phối hợp đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô trong cải cách
chính sách tỷ giá hối đoái, việc điều chỉnh tỷ giá có ảnh hưởng đến giá cả trong
nước và quốc tế, thay đổi tỷ giá cũng là điều kiện tiên quyết trong thay đổi chính
sách thương mại, đặc biệt trong điều kiện mở cửa. Tuy nhiên, không có thay đổi
trong chính sách thương mại thì việc thay đổi tỷ giá sẽ vận hành không có hiệu quả.


×