Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Đánh giá tính dễ tổn thương của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - thực trạng giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 162 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM



THÁI DỖN HẠNH

ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG
CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM - THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM



THÁI DỖN HẠNH
ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG
CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM - THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng
Mã số:
60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sỹ Kinh tế này là do chính tôi nghiên
cứu và thực hiện. Các nguồn tài liệu trích dẫn, các thông tin, số liệu được sử
dụng trong Luận văn là hoàn toàn trung thực.

Thái Doãn Hạnh
Học viên Cao học khóa 18 – Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.


MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Trang

Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng, hình
Lời mở đầu
CHƯƠNG 1: TỔNG LUẬN VỀ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.Tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại và các nhân tố ảnh hưởng..... 1
1.1.1.Khái niệm tính dễ tổn thương của các NHTM ........................................................... 1
1.1.2.Các nhân tố tác động đến tính dễ tổn thương của Các NHTM ................................... 2

1.2. Các tiêu chuẩn đánh giá mức độ tổn thương NHTM của Thế giới và Việt Nam . 14
1.2.1. Mức độ ổn định trong hoạt động của các NHTM ................................................... 14
1.2.2. Mức độ an toàn trong hoạt động của các NHTM .................................................... 16
1.3. Kinh nghiệm trong kiểm soát tính dễ tổn thương của các NHTM trên Thế
giới.......................................................................................................................................24
1.3.1.Tính dễ tổn thương của các ngân hàng Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài
chính……………………….………………………….………...………………….….…..25
1.3.2. Tính dễ tổn thương của một số ngân hàng khác trên thế giới….. ………………….29
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc kiểm soát tính dễ tổn thương của các
ngân hàng thương mại …….…………………………………………………………...….30
Kết luận chương 1…………………………………………………….……….…………32
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010……………….…..….....33
2.2. Thị trường Ngân hàng Việt Nam thời kỳ hội nhập ……………………………...35
2.3. Đánh giá tính dễ tổn thương của các NHTM Việt Nam ……………………...….41
2.3.1.Mức độ ổn định trong hoạt động của các ngân hàng thương mại…….……….....….41
2.3.2. Mức độ an toàn trong hoạt động của các NHTM …………………...……….......…52
2.3.3. Nguồn nhân lực và pháp lý trong hoạt động của các NHTM ………………...… ..65
Kết luận chương 2………………………………………..…….……………...………....68


CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.1. Xây dựng thước đo tính dễ tổn thương của các NHTM VN hiện nay……….69
3.1.1.Phương pháp đo lường……………….…………………………………...……..69
3.1.2 Cơ sở đánh giá và cho điểm ……………………………………………...……..70
3.2. Chính sách vĩ mô của Chính phủ và quản lý của NHNN ………………….....74
3.2.1. Đối với chính phủ ……………………………………...…………………….…74
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam …………………………….......…….76

3.3. Xây dựng chiến lược đáp ứng hệ số an toàn vốn CAR theo Qui định Basel 3 tại
các Ngân hàng thương mại …………………………………………..……………...78
3.3.1. Chiến lược tăng vốn tự có…………………………………………..………..…78
3.3.2. Giảm tổng tài sản có rủi ro …………...………………………………….….…..81
3.4. Quản trị rủi ro kinh doanh trong Ngân hàng ……………………......….….…83
3.4.1. Quản trị tín dụng …………………………..…………………………….….…..83
3.4.2. Quản trị rủi ro thanh khoản …………………………………………….….…....87
3.4.3. Quản trị rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá ………………………………...…..……88
3.4.4. Chiến lược chính sách nguồn nhân lực …………………………….…..…...… 90
3.4.5. Minh bạch hóa Tài chính …………………………………………......…..……93
3.4.6. Hiện đại hóa công nghệ Thông tin ………………………………..…..…..……93
3.4.7. Áp dụng các mô hình quản trị rủi ro theo khung VAR……………...…..…...…94
3.4.8. Sự hỗ trợ và hợp tác của các tổ chức Quốc tế ……………………....…..…...…95
Kết luận chương 3 ……………………………….……………………….…....…….96
Kết luận ………… ……………………………….……………………….….……….97
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CTCD
NHTM
TSC

Các tổ chức tín dụng
Ngân hàng thương mại
Tài sản có

TSN
VAR

BFSRs

Tài sản nợ
Value At Risk : giá trị rủi ro
Banks Financial Strength Ranks Xếp hạng tài chính các ngân hàng

NHNN
WTO

Ngân hàng nhà nước
World Trade Organization: Tổ chức thương mại thế giới

FED
ATM

Ferderal Reserve System: Cục dự trữ liên bang Mỹ
Automatic Teller Machine: Máy giao dịch tự động

POS
FDI

Point Of Sale: Điểm thanh toán thông qua thẻ quẹt
Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

NHTMCP
ACB

Ngân hàng thương, mại cổ phần
Asia Commercial Bank: Ngân hàng thương mại Á châu


OECD Organization for Econom: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
OCBC
Ngân hàng OCBC
UOB
IFC

Ngân hàng UOB
International Finance Company: C.ty tài chính quốc tế

VCB Vietnam Commercial Bank: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
BIDV
Bank for Investment and Development of VietNam: Ngân hàng đầu tư
GDP
ASEAN

và phát triển Việt Nam
Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of Sout East Asian
Nations)

DN
Doanh nghiệp
LLSS Tỷ lệ cho vay dài hạn trên nguồn vốn huy động ngắn hạn
PT Nhà HN
BCTC

Ngân hàng cổ phần phát triển nhà Hà Nội
Báo cáo tài chính

BCTN Báo cáo thường niên

SHB
Ngân hàng cổ phần sài gòn Hà Nội
VAS
IFRS

Chuẩn mực kiểm toán Việt nam: (Vietnam Auditor Standard)
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế: (International Financial
Reporting Standards)


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Danh mục các bảng:
Bảng 2.1
Tốc độ tăng GDP trong nước giai đoạn 2006 – 2010
Bảng 2.2
Số ATM và POS/1 triệu người dân ở một số nước
Bảng 2.3
Tốc độ tăng huy động vốn từ năm 2006 – 2010
Bảng 2.4
Tỷ lệ cho vay dài hạn trên nguồn huy động ngắn hạn của một số
Ngân hàng thương mại tiêu biểu giai đoạn 2006 – 2010.
Bảng 2.5
Lợi nhuận sau thuế của một số NHTM tiêu biểu gd 2006 – 2010
Bảng 2.6
Tốc độ tăng giảm lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng thương mại
tiêu biểu giai đoạn 2006 – 2010
Bảng 2.7
Chỉ số ROE của một số NHTM tiêu biểu giai đoạn 2006 – 2010
Bảng 2.8
Chỉ số ROA của một số NHTM tiêu biểu giai đoạn 2006 - 2010

Bảng 2.9
Vốn điều lệ các NHTM tiêu biểu từ năm 2006 – 2010
Bảng 2.10 Các NHTM chưa đáp ứng vốn điều lệ tối thiểu đến 31/12/2010
Bảng 2.11 So sánh vốn điều lệ với các ngân hàng trong khu vực
Bảng 2.12 Hệ số CAR một số Ngân hàng thương mại từ năm 2006 – 2010
Bảng 2.13 Hệ số an toàn CAR của ngân hàng BIDV
Bảng 2.14 Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng từ 2006 - 2010
Bảng 2.14 Tỷ lệ nợ xấu một số ngân hàng thường mại từ 2006 - 2010
Bảng 2.16 Mô hình hồi qui mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và mức
gia tăng nợ xấu
Bảng 3.1
Thang điểm đánh giá yếu tố tác động tới tính dễ tổn thương của
NHTM
Bảng 3.2
Phân chia mức cho điểm các yếu tố định lượng ảnh hưởng đến tính
đến tổn thương của các NHTM
Bảng 3.3
Tổng hợp điểm đánh giá tính dễ tổn thương của ngân hàng
Sacombank và ngân hàng Phương tây.
Danh mục các hình:
Hình 2.1
Tốc độ tăng GDP trong nước giai đoạn 2006 – 2010
Hình 2.2
Tỷ lệ các loại hình Ngân hàng trong hệ thống NHTM tính đến
31/12/10
Hình 2.3
Sắp xếp chỉ số cạnh tranh, mức độ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay,
tính sẵn sàng của dịch vụ tài chính và sự lành mạnh của khu vực ngân hàng một
số nước trong khu vực năm 2009.
Hình 2.4

Tốc độ tăng trưởng tín dụng từ năm 2006 - 2010
Hình 2.5
Tốc độ tăng trưởng tín dụng so với huy động vốn năm 2005 - 2010


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Ngân hàng thương mại được ví như mạch máu của cơ thể nền kinh tế”, do đó duy trì
một hệ thống ngân hàng hoạt động vững mạnh ngăn ngừa tính dễ tổn thương không chỉ là
mối quan tâm của các nhà quản trị ngân hàng mà còn là mối quan tâm của chính phủ bất kỳ
nước nào trên thế giới. Tính dễ tổn thương của ngân hàng thương mại xẩy ra có thể đưa
đến sự khủng hoảng và phá sản hàng loạt các ngân hàng thương mại khác do hiệu ứng lây
lan, khi đó nền kinh tế bị đẩy vào suy thoái.
Cuộc khủng hoảng ngân hàng xẩy ra ở Mỹ bắt đầu từ năm 2008 làm cho hàng trăm
ngân hàng tên tuổi ở Mỹ sụp đổ, kéo theo hàng loạt ngân hàng khác của các nước trên thế
giới như Anh, Đức, Bỉ .. cũng rơi vào tình trạng phá sản do các nhà đầu tư mất lòng tin vào
ngân hàng, cả thế giới tập trung đi cứu hệ thống ngân hàng, nền kinh tế các nước kiệt quệ
kéo dài trong mấy năm qua. Điều đó cho thấy sức tàn phá và hệ lụy của cuộc khủng hoảng
khủng khiếp đến mức nào và đây cũng là hồi chuông báo động cho các NHTM trên thế
giới.
Hệ thống NHTM Việt Nam mặc dù không bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng
hoảng, tuy nhiên là một hệ thống ngân hàng ngân thương mại được xem là non trẻ, kinh
nghiệm quản trị trong hoạt động ngân hàng còn hạn chế, qui mô các ngân hàng còn nhỏ bé,
thêm vào đó sự cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra ngày càng gay gắt làm cho tình trạng
cho vay dưới chuẩn dễ xẩy ra, nguy cơ nợ xấu gia tăng, khả năng thanh khoản giảm sút,
những điều này dẫn đến gia tăng tính dễ tổn thương của các NHTM.
Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu, các NHTM Việt Nam đang đứng
trước nhiều cơ hội để phát triển, nhưng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn như: phải
cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng nước ngoài; tính liên kết trong hoạt động với các
NHTM trên thế giới gia tăng, do đó dễ bị ảnh hưởng bởi tính dễ tổn thương của các ngân

hàng khác do hiệu ứng dây chuyền, tăng trưởng tín dụng cao do dễ dàng tiếp cận với nguồn
vốn quốc tế…… Do đó, nhận diện và đánh giá mức độ tính dễ tổn thương của các NHTM
Việt Nam và từ đó đưa ra các giải pháp ngăn ngừa hữu hiệu để các NHTM phát triển vững
mạnh, chống đỡ được các cú sốc là hết sức cần thiết.


Xuất phát từ những lý do trên tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “ ĐÁNH GIÁ
TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được những mục đích sau:
- Xây dựng hệ thống lý luận về tính dễ tổn thương của các NHTM và phân tích nguy
cơ gia tăng tính dễ tổn thương của các NHTM.
- Phân tích thực trạng tính dễ tổn thương của các NHTM Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ nghiên cứu vấn đề đánh giá tính dễ tổn thương
của các NHTM Việt Nam. Từ những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn, tác giả đã xây
dựng thước đo tính dễ tổn thương của các NHTM Việt Nam, đồng thời đề xuất hệ thống
các giải pháp để hạn chế tính dễ tổn thương của hệ thống NHTM.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Vì là một đề tài mang tính khoa học, nên quá trình thực hiện đề tài tác giả đã sử dụng
phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp với phương pháp
phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê…
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng luận về tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại
- Chương 2: Đánh giá tính dễ tổn thương của ngân hàng thương mại Việt Nam
- Chương 3: Các giải pháp hạn chế tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại Việt
Nam trong thời kỳ hội nhập..
Mặc dù tác giả đã cố gắng hoàn thành nội dung đề tài nói trên, tuy nhiên với thời gian
có hạn và tài liệu tham khảo hạn chế, đặc biệt là về các số liệu của ngân hàng thương mại
còn nhiều hạn chế , vì vậy đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận

được đóng góp quí báu của thầy cô giáo và độc giả quan tâm.


CHƯƠNG 1

TỔNG LUẬN VỀ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
1.1.1. Khái niệm về tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại.
Thuật ngữ “tính dễ tổn thương của các NHTM” hiện nay đã được một số tác giả
đề cập tới, nhưng nghiên cứu về vấn đề này đang chỉ mới dừng ở mức luận văn cử
nhân, và một số bài viết rời rạc, mà chưa có một công trình khoa học kinh điển nào
nghiên cứu đầy đủ về nó. Do đó, trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã đưa ra
khái niệm tính dễ tổn thương của các NHTM có thể được hiểu như sau:
Tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại là sự nhạy cảm, tính dễ bị
đổ vỡ của chúng trước các cú sốc nội sinh và ngoại sinh của nền kinh tế. Hay nói
cách khác, tình trạng dễ tổn thương là tình trạng tài chính thiếu ổn định và thiếu an
toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại.
- Ổn định là trạng thái duy trì hoạt động bình thường, không có những biến
động đột ngột, thất thường trong quá trình phát triển.
- An toàn là khả năng của ngân hàng bù đắp được mọi chi phí và thực hiện
các nghĩa vụ của mình. Tiêu chí an toàn được đánh giá thông qua đánh giá mức độ
đủ vốn, chất lượng tín dụng (tài sản có) và chất lượng quản lý. An toàn là trạng thái
không bị tác động nguy hiểm từ mọi phía, từ bên trong cũng như bên ngoài.
Nói một cách rõ ràng hơn thì tính dễ tổn thương là trạng thái các tài sản dễ
bị rơi vào trạng thái không ổn định, không an toàn trong khủng hoảng khiến các
ngân hàng mất đi trạng thái bền vững và không thể phát triển các hoạt động kinh
doanh dẫn tới sự đổ vỡ. Tính dễ tổn thương là một đặc điểm thuộc về bản chất nên
luôn hiện diện trong các hoạt động ngân hàng vì các ngân hàng hoạt động chủ yếu



dựa trên cơ sở niềm tin, đó chính là nguồn gốc cơ bản cho tính dễ tổn thương của
các ngân hàng thương mại.
Tính dễ tổn thương của ngân hàng thương mại nguyên nhân xuất phát từ bản
chất của các định chế tài chính này và các các cú sốc nội sinh của nền kinh tế.
Ngân hàng là một trung gian tài chính điều tiết nguồn vốn từ những nơi thiếu
vốn đến những nơi cần vốn. Chính vì hoạt động này, để có thể tạo ra được nhiều lợi
nhuận, các ngân hàng ngày càng xem nhẹ các tiêu chuẩn về thẩm định chất lượng
các khoản cấp tín dụng của mình, điều đó tạo ra sự mất cân đối nghiêm trọng giữa
cơ cấu tài sản có và tài sản nợ, và dễ gây ra sụp đổ cho các ngân hàng. Ngoài ra,
mỗi ngân hàng lại có các chính sách tín dụng riêng biệt do ban quản trị đề ra, quản
trị thiếu kiểm soát và cân nhắc sẽ mang đến những nguy hiểm cho các ngân hàng
này. Đặc điểm nổi bật nhất và không thể tách rời của các định chế tài chính nói
chung hay ngân hàng nói riêng đó là sự hoạt động dựa trên niềm tin lẫn nhau giữa
khách hàng với mình, khi sự tin tưởng này không còn thì sẽ xảy ra những điều vô
cùng tồi tệ, có thể kéo theo sự sụp đổ hàng loạt của cả hệ thống tài chính. Mức độ
tin cậy của các ngân hàng có thể được đánh giá dựa trên độ lành mạnh tài chính mà
nó có được trong quá trình hoạt động kinh doanh, hiện nay thường được đánh giá
qua hạng mức tín nhiệm và nhiều chỉ tiêu khác. Còn hoạt động dựa trên niềm tin với
khách hàng dẫn đến khả năng “bị tổn thương”, vì việc cấp tín dụng sẽ thiếu thẩm
định chặt chẽ về khả năng trả nợ của khách hàng.
Một nguyên nhân khác là từ các cú sốc ngoại sinh của nền kinh tế, như môi
trường kinh tế, môi trường pháp lý, chính sách vĩ mô… hay đôi khi chính là hiệu
ứng “domino” phát sinh và lan truyền mỗi khi có một sự kiện xuất hiện từ chính các
định chế tài chính này.
1.1.2. Các nhân tố tác động đến tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương
mại
Tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại là tình trạng tài chính
thiếu ổn định và thiếu an toàn trong hoạt động. Vì vậy, khi xem xét các tác động



đến tính dễ tổn thương của các NHTM sẽ bao gồm nhiều yếu tố tác động đến sự
thiếu ổn định và an toàn trong hoạt động của các NHTM. Các yếu tố được chia
thành 2 nhóm đó là nhóm yếu tố nội sinh và nhóm yếu tố ngoại sinh.
Yếu tố nội sinh bao gồm: sự mất cân đối giữa tài sản có và tài sản nợ, khả
năng điều hành, quản trị rủi ro và đặc biệt là hoạt động trên sự tin tưởng.
Yếu tố ngoại sinh gồm: môi trường kinh tế, pháp lý, các chính sách vĩ mô…
1.1.2.1. Rủi ro thanh khoản – sự mất cân đối giữa tài sản nợ và tài sản có
Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại được xem như khả năng tức
thời (the short-run ability) để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản
tín dụng đã cam kết. Như vậy, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không
có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời;
hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện
trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại
tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng
thanh toán.
Thanh khoản có vấn đề của ngân hàng có thể do các nguyên nhân cơ bản sau đây:
-

Sự mất cân đối giữa tài sản nợ và tài sản có:
Khi ngân hàng huy động quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá

nhân và định chế tài chính khác; sau đó chuyển hoá chúng thành những tài sản đầu
tư dài hạn. Cho nên, đã xảy ra tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và
sử dụng vốn, mà thường gặp là dòng tiền thu về từ tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng tiền
chi ra để trả các khoản tiền gửi đến hạn.
Vị thế của ngân hàng và người gửi tiền là khác nhau trong quan hệ vay tín
dụng cũng làm cho tình trạng mất cân xứng giữa tài sản có và tài sản nợ gia tăng.
Do tính chất cạnh tranh trong huy động vốn nên ngân hàng có thể cho người gửi

tiền rút tiền gửi bất cứ lúc nào nhằm thu hút nguồn tiền gửi, trong khi đó các khoản
huy động được ngân hàng cho vay thì không thể thu hồi nếu chưa đến hạn hoặc đến


hạn không thu hồi được dẫn đến ngân hàng có thể thiếu tiền khi khách hàng rút vốn
ồ ạt.
-

Sự thay đổi của lãi suất có thể tác động đến cả người gửi tiền và người vay

vốn. Khi lãi suất giảm, một số người gửi tiền rút vốn khỏi ngân hàng để đầu tư vào
nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn; còn những người đi vay tích cực tiếp cận các khoản
tín dụng vì lãi suất đã thấp hơn trước. Như vậy, rốt cuộc lãi suất thay đổi sẽ ảnh
hưởng trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Hơn nữa, những xu hướng của sự thay
đổi lãi suất còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các tài sản mà ngân hàng có thể
đem bán để tăng thêm nguồn cung thanh khoản và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí
vay mượn trên thị trường tiền tệ.
-

Do ngân hàng có chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản không phù hợp và

kém hiệu quả như: các chứng khoán đang sở hữu có tính thanh khoản thấp, dự trữ
của ngân hàng không đủ cho nhu cầu chi trả...
Một khi rủi ro thanh khoản của ngân hàng cao thì rủi ro đổ vỡ của ngân hàng
cũng sẽ cao vì vậy thanh khoản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
1.1.2.2. Rủi ro tín dụng – Sự quản lý và giám sát tín dụng
Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD là khả năng xảy ra tổn
thất do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ
của mình theo cam kết.
Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho vay và

người đi vay. Những người đi vay sử dụng tiền vay trong một thời gian, không gian
cụ thể nhất định gọi là môi trường kinh doanh, và đây là đối tượng thứ ba có mặt
trong quan hệ tín dụng. Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh gọi là
rủi ro do nguyên nhân khách quan. Rủi ro do xuất từ người đi vay và ngân hàng cho
vay gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan.
Rủi ro khách quan do môi trường kinh doanh là rủi ro mang tính chất hệ
thống nên sẽ đề cập ở phần sau. Ở đây chúng ta sẽ tập trung nói về rủi ro tín dụng


có nguyên nhân chủ quan từ ngân hàng và người vay (sự quản lý và giám sát tín
dụng).
-

Rủi ro từ phía ngân hàng
Các ngân hàng còn thiếu một chính sách tín dụng nhất quán, chính sách tín

dụng ở đây phải bao gồm định hướng chung việc cho vay, chế độ tín dụng ngắn
hạn, trung và dài hạn, các quy định về bảo đảm tiền vay, danh mục lựa chọn khách
hàng trong từng giai đoạn,…Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng
có thể được khái quát cơ bản dưới đây:
+ Không có đủ thông tin và các số liệu thống kê, chỉ tiêu để phân tích và đánh
giá khách hàng,… dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án xin vay, hoặc
xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của
khách hàng.
+ Sự nới lỏng quá trình giám sát trong và sau khi cho vay dẫn đến không phát
hiện kịp thời hiện tượng sử dụng vốn vay sai mục đích.
+ Quá tin tưởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm, coi đó là vật đảm
bảo chắc chắn cho sự thu hồi cả gốc và lãi tiền vay.
+ Chạy theo doanh số mà xem nhẹ chất lượng khoản vay, quá lạc quan và tin
tưởng vào sự thành công của phương án kinh doanh của khách hàng.

+ Quản lý hạn mức tín dụng tối đa thiếu bộ phận chuyên trách theo dõi, quản
lý rủi ro cho từng khách hàng thuộc từng ngành nghề, sản phẩm địa phương khác
nhau để phân tán rủi ro, các dự báo trong từng thời kỳ. Các ngân hàng chỉ tập trung
việc thẩm định trước khi cho vay, sau cho vay thì khoản cho vay ít được quản lý
một cách chủ động để đảm bảo được hoàn trả. Việc theo dõi hoạt động của khách
hàng vay nhằm kiểm tra tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa
khách hàng và ngân hàng để tìm ra những rủi ro để kịp thời xử lý. Nếu ngân hàng
không chú tâm công tác này thì rủi ro tín dụng là rất cao.
+ Cán bộ tín dụng ngân hàng năng lực và phẩm chất đạo đức không đủ tầm,
ngoài ra việc lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng cũng là nguyên
nhân gây ra rủi ro. Kiểm tra nội bộ có ưu điểm là nhanh chóng, kịp thời ngay khi


vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên do việc kiểm tra được
thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh.
+ Ngân hàng không giải quyết hợp lý quan hệ giữa nguồn vốn huy động và
nguồn vốn sử dụng, cụ thể là: dự trữ vốn quá ít so với nhu cầu đảm bảo thanh toán,
từ đó dẫn đến mất khả năng thanh toán nếu khách hàng có nhu cầu rút vốn nhiều;
hoặc dự trữ vốn quá nhiều, gây ứ đọng vốn, lãng phí trong sử dụng vốn; hoặc lấy
vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn quá mức quy định.
+ Cạnh tranh giữa các TCTD chưa thực sự lành mạnh, việc chạy theo quy mô,
bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện trong cho vay, thiếu quan tâm trong chất lượng
khoản vay.
-

Rủi ro từ người đi vay
+ Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay: Khi

những vụ việc này phát sinh hậu quả hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các
cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến nợ vay và đến các doanh nghiệp khác.

+ Khả năng quản lý kinh doanh kém: Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân
hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật
chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ
máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh
doanh phình ra quá to so với quy mô quản lý là nguyên nhân dẫn đến phá sản của
các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.
+ Doanh nghiệp yếu kém, hoạt động thiếu minh bạch: Khi quy mô tài sản
doanh nghiệp nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao thì nguồn vốn kinh doanh eo hẹp
dẫn đến phải đi vay, ngoài ra việc ghi chép đầy đủ, rõ ràng sổ sách kế toán không
được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, số sách kế
toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính hình
thức hơn là thực chất. Khi cán bộ ngân hàng phân tích tài chính của doanh nghiệp
dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu chính xác. Gặp phải
những khách hàng này thì rủi ro tín dụng là rất cao, đây cũng là nguyên nhân vì sao


ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để
phòng chống rủi ro tín dụng.
1.1.2.3. Khả năng quản trị, điều hành và rủi ro đạo đức
Quản trị là vấn đề sống còn của bất kỳ doanh nghiệp nào, mỗi khi quản trị
điều hành yếu kém, không chú trọng ngăn ngừa rủi ro, không lường trước được
biến động của thị trường cũng như những tác động của nền kinh tế có thể xẩy ra, mà
chỉ chạy theo “ Thành tích bề nổi” , đua theo lợi nhuận thì hậu quả là rất tệ hại. Khi
quản trị ngân hàng xẩy ra tình trạng như thế thì ngân hàng phát triển thiếu bền vững,
nguy cơ rủi ro luôn rình rập, nguy cơ tổn thương ngày càng cao.
Khi cán bộ hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng đạo đức tha hóa, họ vì lợi
ích cá nhân mà bỏ qua những nguyên tắc, quy định trong nghiệp vụ ngân hàng thì
họ có thể tiếp tay cho khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp,
cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng. Đây là một hành động cực
kỳ nguy hiểm làm cho rủi ro tín dụng tăng cao dẫn đến rủi ro thanh khoản tăng cao

ảnh hưởng uy tín hoạt động của ngân hàng.
1.1.2.4. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó
nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm
tra viên, do việc kiểm tra được thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Nếu
công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng chỉ tồn tại trên hình thức thì không thể
nào kiểm soát được rủi ro. Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như hệ thống “thắng”
của cỗ xe tín dụng, cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải an
toàn, hiệu quả.
1.1.2.5. Sự hợp tác giữa các ngân hàng thương mại
Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt, nó đi vay để cho vay, do vậy
vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng là không tránh khỏi, các ngân hàng cần phải
hợp tác chặt chẽ với nhau, chia sẻ thông tin về khách hàng và nhiều lĩnh vực nhằm


hạn chế rủi ro. Sự hợp tác nảy sinh do nhu cầu quản lý rủi ro đối với cùng một
khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng. Trong quản trị tài
chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tối đa
này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào.
1.1.2.6. Rủi ro môi trường pháp lý
Hệ thống pháp luật là hết sức quan trọng đối với mỗi nền kinh tế, mỗi ngành.
Nền kinh tế nói chung và một ngành nói riêng vận hành trong một môi trường pháp
luật chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch công bằng là điều rất thuận lợi cho phát triển. Nếu
pháp luật không theo kịp sự phát triển của nền kinh tế khi xẩy ra sự việc cần giải
quyết lại gặp nhiều vướng mắc bất cập thì hết sức khó khăn trong hoạt động kinh
doanh. Đối với trong hoạt động ngân hàng thường liên quan đến rất nhiều luật như:
luật đất đai, luật dân sự, luật ngân hàng… nếu hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ và
chặt chẽ thì ngân hàng gặp nhiều rủi ro, đặc biệt là trong thu hồi và xử lý nợ vay.
1.1.2.7. Rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá
- Rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến gắn với thay
đổi của lãi suất và nhiều nhân tố khác như cấu trúc và kỳ hạn của tài sản và nguồn,
quy mô và kỳ hạn các hợp đồng kỳ hạn…
Các nguyên nhân chính của rủi ro lãi suất bao gồm: sự không cân xứng về kỳ
hạn giữa tài sản nợ và tài sản có, ngân hàng sử dụng các mức lãi suất khác nhau
trong hoạt động huy động vốn và cho vay. Khi ngân hàng huy động vốn với lãi suất
cố định nhưng cho vay, đầu tư với lãi suất biến đổi, nếu lãi suất giảm, rủi ro lãi suất
sẽ xuất hiện vì chi phí lãi phải trả lớn hơn lãi thu được làm giảm lợi nhuận. Ngược
lại khi ngân hàng huy động vốn với lãi suất biến đổi nhưng cho vay, đầu tư với lãi
suất cố định, nếu lãi suất tăng, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí phải trả lớn hơn
lãi thu được.


Khi rủi ro lãi suất xuất hiện sẽ làm tăng chi phí nguồn vốn của ngân hàng;
giảm thu nhập từ tài sản của ngân hàng; làm giảm giá trị thị trường của tài sản có và
vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
Chúng ta có thể đánh giá rủi ro lãi suất thông qua các chỉ số sau:
+ Hệ số chênh lệch lãi thuần (còn gọi là hệ số thu nhập lãi ròng cận biên NIM
– Net Interrest Margin)
Hệ số chênh lệch lãi thuần NIM = (Thu nhập lãi – Chi phí lãi )/ Tổng TSC sinh lời
Thu nhập lãi: Lãi cho vay đầu tư, lãi tiền gửi tại ngân hàng khác, lãi đầu tư chứng
khoán
Chi phí lãi: chi phí huy động vốn, đi vay,..
Tổng TSC sinh lời = Tổng TSC – Tiền mặt & Tài sản cố định
Như vậy, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng chịu sự tác động của nhiều yếu
tố như: Thay đổi trong lãi suất
Thay đổi trong mức chênh lệch giữa lãi thu từ TSC và chi phí phải trả lãi cho TSN
Thay đổi về giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất mà ngân hàng nắm giữ khi mở rộng hay
thu hẹp qui mô hoạt động của mình.
Những thay đổi về giá trị TSN phải trả lãi mà ngân hàng sử dụng để tài trợ cho danh

mục tài sản sinh lời khi mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động.
Những thay đổi về cấu trúc của TSC và TSN mà ngân hàng thực hiện khi tiến hành
chuyển đổi TSC, TSN giữa lãi suất cố định và lãi suất thay đổi, giữa kỳ hạn ngắn và
kỳ hạn dài, giữa tài sản mang lại mức thu nhập thấp với tài sản mang lại mức thu
nhập cao.
Thông qua việc duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên chúng ta thấy rằng, việc phối hợp
giữa quản trị TSN và TSC phải luôn luôn được thực hiện song song, hỗ trợ lẫn nhau
mới có thể bảo vệ thu nhập dự kiến của ngân hàng khỏi rủi ro lãi suất.
+Hệ số rủi ro lãi suất – Khe hở nhạy cảm lãi suất (Interrest rate sensitive gap).
Khe hở lãi suất R = Tài sản nhạy cảm lãi suất – nguồn nhạy cảm lãi suất
Trường hợp R = 0: khi lãi suất tăng hay giảm cũng không làm ảnh hưởng đến lợi
nhuận của ngân hàng.


Trường hợp R > 0: Khi lãi suất thị trường tăng, lợi nhuận của ngân hàng sẽ tăng. Và
ngược lại, khi lãi suất thị trường giảm, thu nhập từ lãi giảm nhanh hơn chi phí lãi
phải trả, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.
Trường hợp R < 0: Khi lãi suất thị trường giảm, lợi nhuận của ngân hàng sẽ tăng.
Và ngược lại, khi lãi suất thị trường tăng, thu lãi tăng chậm hơn chi phí lãi, rủi ro lãi
suất xuất hiện làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.
+ Khe hở kỳ hạn (Duuration gap).
Khe hở kỳ hạn = Kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản – Kỳ hạn hoàn trả trung
bình của nợ * (Tổng tài nợ/Tổng tài sản)
Kỳ hạn hoàn vốn của tài sản là thời gian trung bình cần thiết để thu hồi khoản vốn
đã bỏ ra để đầu tư, là thời gian trung bình dựa trên dòng tiền dự tính sẽ nhận được
trong tương lai.
Kỳ hạn hoàn trả của TSN là thời gian trung bình cần thiết để hoàn trả khoản vốn đã
huy động, là thời gian trung bình của dòng tiền dự tính ra khỏi ngân hàng.
Theo công thức, nếu kỳ hạn hoàn vốn trung bình của TSC không tương đương với
kỳ hạn hoàn trả trung bình của TSN thì ngân hàng sẽ phải chịu rủi ro lãi suất, cụ

thể:
Khi khe hở kỳ hạn dương: Kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản lớn hơn Kỳ hạn
hoàn trả trung bình nợ.
Nếu lãi suất tăng sẽ làm giảm giá trị ròng của ngân hàng bởi vì giá trị TSC giảm
nhiều hơn giá trị TSN.
Nếu lãi suất giảm sẽ làm tăng giá trị ròng của ngân hàng.
Khi khe hở kỳ hạn âm: Kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản nhỏ hơn Kỳ hạn
hoàn trả trung bình nợ.
Nếu lãi suất tăng sẽ làm tăng giá trị ròng của ngân hàng.
Nếu lãi suất giảm sẽ làm giảm giá trị ròng của ngân hàng
Để phòng chống rủi ro lãi suất, các ngân hàng thường cố gắng duy trì cân đối giữa
tài sản và nguồn vốn vay sao cho khe hở kỳ hạn tiến gần tới 0, lúc đó kỳ hạn hoàn
vốn trung bình của tài sản sẽ gần bằng kỳ hạn hoàn trả trung bình của nguồn vốn.


-

Rủi ro tỷ giá hối đoái
Rủi ro tỷ giá hối đoái là dạng rủi ro xuất hiện khi ngân hàng tiến hành các

giao dịch trên thị trường ngoại hối hay khi tỷ giá thay đổi làm thay đổi giá trị tài sản
bằng ngoại tệ của ngân hàng.
Tiềm ẩn là đặc điểm cần lưu ý trong rủi ro về tỷ giá. Điều này có nghĩa là với
trình độ và phương pháp quản lý rủi ro không phù hợp với hoạt động kinh doanh
ngoại tệ, ngân hàng vẫn có thể hoạt động bình thường và thậm chí có lãi trong điều
kiện bình thường. Chỉ đến khi biến động bất lợi, thị trường có nhiều biến động, lúc
đó mức độ rủi ro tiềm ẩn mới được hiện thực hóa bằng những khoản lỗ thực sự
ngoài dự kiến.
Những ngân hàng lớn hoạt động đa dạng trên thị trường quốc tế không chỉ
kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn hoạt động tự doanh

để thu lợi nhuận, trong trường hợp này rủi ro tỷ giá của ngân hàng là rất lớn. Các
ngân hàng có hoạt động tự doanh như vậy đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý rủi ro
rõ ràng đầy đủ và phù hợp với mức độ rủi ro của ngân hàng.
Các giao dịch mua bán ngoại tệ của NHTM làm chuyển giao quyền sở hữu
về ngoại tệ, từ đó làm phát sinh trạng thái ngoại tệ trường hoặc đoản. Một NHTM
duy trì trạng thái ngoại tệ trường sẽ gặp rủi ro hối đoái nếu như ngoại tệ giảm giá và
ngược lại họ sẽ gặp rủi ro khi ngoại tệ tăng giá trong trường hợp NHTM đó duy trì
trạng thái ngoại tệ đoản. Điều đó có nghĩa là khả năng rủi ro hối đoán sẽ xảy ra nếu
như NHTM đó duy trì trạng thái ngoại tệ mở và tỷ giá trên thị trường biến động.
Việc giới hạn trạng thái ngoại tệ như vậy chủ yếu là giúp ngân hàng phòng tránh rủi
ro tỷ giá; đặc biệt là các ngân hàng có tư tưởng kinh doanh mạo hiểm, hạn chế các
ngân hàng này có trạng thái ngoại tệ mở quá lớn so với vốn tự có. Bởi khi rủi ro tỷ
giá thực sự phát sinh các ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ mất vốn và nếu để
trạng thái ngoại tệ mở quá cao thì ngân hàng sẽ chịu thua lỗ, giảm năng lực tài
chính. Thực tế cho thấy, các NHTM thường duy trì trạng thái ngoại tệ đoản và hậu
quả là phải đối mặt với rủi ro tỷ giá khi tăng giá.


Để đo lường rủi ro tỷ giá người ta áp dụng mô hình đo lường rủi ro
VAR.Đây là mô hình được áp dụng rộng rãi và trở thành một tiêu chuẩn trong việc
đo lường giám sát rủi ro tài chính, đặc biệt là rủi ro thị trường.
Đối với rủi ro tỷ giá thì giá trị chịu rủi ro (VAR – Value At Risk) là tổn thất
dự kiến của ngân hàng đối với những biến động về tỷ giá. Hạn mức giá trị chịu rủi
ro là mức tổn thất dự kiến tối đa mà ngân hàng có thể chịu đựng được.
Giá trị chịu
rủi ro

Độ biến động

Trạng thái


=

dự tính của tỷ

X

ngoại hối

giá

X

Tỷ giá
đóng cửa

Trong đó:
Trạng thái ngoại hối được tính theo từng đồng tiền.
Mức độ biến động tỷ giá dự tính được tính như sau:
Mức độ biến động tỷ giá dự tính (với mức độ tin cậy là 99%).

 x
90

Mức độ biến động tỷ giá dự tính =

i 1

n


i

x



x 2,5

Ei
Với:

xi =

Ln(

Ei-1

) x 2,5

Trong đó:
Ln: Hàm lô –ga-rit tự nhiên
Ei: Tỷ giá vào thời điểm i.
Ei-1: Tỷ giá vào thời điểm i-1.
Giá trị chịu rủi ro phản ánh được mức độ rủi ro về tỷ giá trên cơ sở xem xét 2
yếu tố trạng thái ngoại hối và mức độ biến động tỷ giá dự kiến đối với từng đồng
tiền. Ngoài ra, giá trị chịu rủi ro đo lường được mức độ rủi ro về tỷ giá, tức là mức
độ tổn thất dự kiến đối với ngân hàng khi tỷ giá biến động. Như vậy, hạn mức về
giá trị chịu rủi ro cho phép ngân hàng giới hạn mức độ tổn thất. Trong khi đó, hạn
mức về trạng thái mặc dù có thể hạn chế rủi ro tỷ giá nhưng chưa tính đến sự biến



động của tỷ giá, nên chưa đo lường được mức độ tổn thất dự kiến và do đó chưa
giới hạn được tổn thất của ngân hàng.
1.1.2.8. Các loại rủi ro hệ thống khác
Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát không hiệu quả của NHNN: Thanh tra ngân
hàng hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả
năng ngăn chặn phòng ngừa rủi ro và vi phạm, mô hình tổ chức của thanh tra ngân
hàng còn nhiều bất cập sẽ dẫn đến tính thiếu hiệu quả trong hoạt động thanh tra, và
việc kiểm toán tại các TCTD không được chú trọng thì việc phát hiện nguy cơ rủi
ro là vô cùng thấp, do đó khi xẩy ra thì không kịp ngăn ngừa.
Hệ thống thông tin quản lý bất cập: Không có một cơ chế công bố thông tin
đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng thì việc mở rộng và kiểm soát tín dụng cho
nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng. Nếu các ngân

hàng cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường
thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.
Hình 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính dễ tổn thương của NHTM

Rủi to tín dụng

Rủi ro thanh
khoản

Sự hợp tác giữa
các NH

Khả năng QT và
rủi ro đạo đức

Tính dễ tổn

thương của
NHTM

Môi trường
pháp lý

HT kiểm tra,
kiểm soát nội bộ

Các rủi ro khác

Rủi ro lãi suất và
tỷ giá


1.2. CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Tính dễ tổn thương là một khái niệm còn khá trừu tượng và khó để có thể
khoái quát hóa một cách đầy đủ. Để đánh giá tính dễ tổn thương của các NHTM thì
cơ bản là xem xét tính ổn định trong các hoạt động và mức độ an toàn trong cơ cấu
vốn, cơ cấu tài chính cũng như trong hoạt động của nó.
1.2.1. Mức độ ổn định trong hoạt động của các ngân hàng thương mại
Mức độ ổn định trong hoạt động ngân hàng ở đây thể hiện ở 2 bộ phận là ổn
định trong huy động vốn và ổn định trong hoạt động cho vay.
1.2.1.1. Ổn định trong huy động vốn
Vốn là nền tảng cho mọi hoạt động của ngân hàng, ngân hàng nào có vốn
mạnh thì sẽ có được nguồn tiền ổn định để dùng trong hoạt động cho vay, quy mô
lượng tiền gửi cùng với vốn tự có của ngân hàng sẽ góp phần làm tăng uy tín của
ngân hàng và đặc biệt là tăng tính thanh khoản cho ngân hàng, giúp cho ngân hàng
hạn chế được tính dễ tổn thương trước những biến động của trị trường, những thay

đổi tâm lý đột ngột của những người gửi tiền.
Có thể nói tiền gửi là bộ phận quan trọng nhất trong tài sản của từng ngân
hàng thương mại cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng. Sự ổn định của tiền gửi
được biểu hiện ở tốc độ tăng tiền gửi, biến động của cơ cấu tiền gửi (tiền gửi có kỳ
hạn, không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi bằng nội tệ, tiền gửi bằng ngoại tệ…).
Tốc độ tăng tiền
gửi hàng năm %

=

Tổng tiền gửi cuối năm-Tổng tiền gửi đầu năm
Tổng tiền gửi đầu năm

X 100%

Nhân tố quyết định đến ổn định tiền gửi là tỷ lệ tiết kiệm, niềm tin của người
gửi tiền và khả năng tiếp cận dịch vụ của ngân hàng, lợi nhuận thu được từ tiền gửi.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng tiền gửi còn bị chi phối bởi khả năng lựa chọn của người
gửi tiền và tập quán tiết kiệm trong dân cư. Các nước đang phát triển có thị trường


tài chính chậm phát triển, các công cụ tài chính ít, độ rủi ro cao, thêm vào đó là tâm
lý tiết kiệm để có thể dùng cho những khoản chi tiêu lớn trong điều kiện thu nhập
còn thấp nên tỷ lệ tiền gửi ngân hàng thường tăng ở tốc độ cao. Ngoài ra, tỷ lệ tiết
kiệm còn bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố vĩ mô như chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ
giá hối đoái và các điều kiện dân số cũng như địa lý… khi những nhân tố này có sự
thay đổi sẽ kéo theo những thay đổi trong xu hướng tiết kiệm của người dân.
Ngoài các nhân tố khách quan quyết định đến quy mô nguồn vốn huy động
tiền gửi thì bản thân các NHTM phải có những chính sách phát triển đúng đắn để
thu hút được nguồn vốn vào ngân hàng ngày càng mạnh.

1.2.1.2. Ổn định trong hoạt động cho vay
Cho vay là hoạt động cơ bản tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, ngoài ra ở tầm
vĩ mô nó còn là một trong những yếu tố quyết định đầu tư và tăng trưởng kinh tế.
Ổn định trong hoạt động cho vay biểu hiện tốc độ tăng các khoản cấp tín
dụng. Tính ổn định này giúp cho ngân hàng duy trì được nguồn lợi nhuận và tránh
việc ứ đọng vốn tại ngân hàng.

Tổng cho vay cuối năm-Tổng cho

Tốc độ tăng cho
vay hàng năm
%

=

Vay đầu năm

x

100%

Tổng cho vay đầu năm

Tốc độ tăng trưởng tín dụng chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của
nền kinh tế. Một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng càng cao thì tốc độ tăng trưởng
tín dụng càng lớn do nhu cầu về vốn của các thành phần trong nền kinh tế là rất lớn,
đặc biệt là các doanh nghiệp ở những nước đang phát triển có đặc điểm là hoạt động
dựa nhiều vào nguồn vốn vay từ các ngân hàng. Ngoài ra, sự can thiệp từ phía
Chính phủ vào hoạt động ngân hàng thường xuyên xảy ra ở các nước đang phát
triển buộc các NHTM phải tăng cường cho vay với các điều kiện ưu đãi dưới sự chỉ



định hay bảo lãnh của Chính phủ cũng là một nhân tố thúc đẩy tốc độ tăng trưởng
tín dụng.
Tuy nhiên ngân hàng phải đảm bảo cân đối được tốc độ tăng trưởng huy
động vốn và tốc độ tăng trưởng tín dụng. Nếu tốc độ tăng huy động vốn nhanh hơn
tốc độ tăng cho vay trong một thời gian dài có thể đẩy ngân hàng vào tình trạng dư
thừa nguồn vốn mà không cho vay được trong khi vẫn phải chi trả lãi cho những
người gửi tiền. Hệ quả là ngân hàng buộc phải giảm tốc độ tăng tiền gửi thông qua
việc giảm lãi suất hay cố gắng tăng nhanh tốc độ cho vay thông qua nới lỏng các
điều kiện cho vay. Cả 2 biện pháp này đều có khả năng làm mất uy tín, niềm tin hay
tăng rủi ro cho ngân hàng, tức là làm gia tăng tính dễ tổn thương cho chính ngân
hàng. Ngược lại, tốc độ tăng tiền gửi thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng cho
vay thì ngân hàng dễ lâm vào tình trạng khan hiếm nguồn vốn cho vay, buộc ngân
hàng phải tăng lãi suất tiết kiệm để thu hút tiền gửi. Tuy nhiên, việc này không phải
là dễ dàng trong điều kiện tự do hóa lãi suất như hiện nay và quan trọng hơn là khi
tăng lãi suất tiết kiệm tương ứng cũng sẽ làm cho lãi suất cho vay tăng cao, từ đó
làm giảm tốc độ cho vay của ngân hàng xuống quá thấp. Như thế, có thể ngân hàng
lại phải điều chỉnh các điều kiện cho vay xuống, đồng thời cũng làm gia tăng tính dễ
tổn thương cho ngân hàng.
Như vậy đảm bảo được cân đối tốc độ tăng trưởng tiền gửi và cho vay giúp
tăng uy tín cũng như niềm tin cho ngân hàng, tạo sự ổn định cho ngân hàng phát
triển và quan trọng nhất chính là giảm khả năng bị tổn thương của mình.
1.2.2. Mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại
Hiện nay trên thế giới người ta đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động của
ngân hàng trên cơ sở xem xét sức mạnh và mức độ lành mạnh tài chính.
1.2.2.1. Các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế
• Hệ thống đánh giá của Moody’s
Xếp hạng sức mạnh tài chính các ngân hàng (BFSRs) của Moody’s phản ánh
quan điểm của Moody’s về nội lực của các ngân hàng hay sức mạnh tài chính tương



×