Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Các yếu tố của ý định phòng ngừa ảnh hưởng đến hành vi phòng ngừa tăng huyết áp tại Bệnh viện Nhân Dân 115

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
***

PHẠM THỊ TUYẾT THANH

CÁC YẾU TỐ CỦA Ý ĐỊNH PHÒNG NGỪA
ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI PHÒNG NGỪA
TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
***

PHẠM THỊ TUYẾT THANH

CÁC YẾU TỐ CỦA Ý ĐỊNH PHÒNG NGỪA
ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI PHÒNG NGỪA
TĂNG HUYẾT ÁPTẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115

Chuyên ngành: Kinh tế và Quản trị lĩnh vực sức khỏe
Mã số: 8310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS. TS. ĐINH PHI HỔ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài
liệu, số liệu sử dụng trong luận văn đều có trích dẫn rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu
trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Học viên

Phạm Thị Tuyết Thanh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1
1.1.

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................................................................1

1.2.


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..........................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu tổng quát ..................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .......................................................................................2

1.3.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.............................................................................2

1.4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..............................................3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu .............................................................................3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ................................................................................3

1.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................3


1.6.

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................4

1.7.

CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI............................................................................4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................7
2.1.

TỔNG QUAN VỀ TĂNG HUYẾT ÁP ........................................................7

2.1.1.

Khái niệm tăng huyết áp .........................................................................7


2.1.2.

Phân loại tăng huyết áp ...........................................................................8

2.1.3.

Nguyên nhân và biến chứng của tăng huyết áp ....................................10

2.1.4.

Điều trị tăng huyết áp ...........................................................................12


2.2.

HÀNH VI ....................................................................................................15

2.2.1.

Khái niệm hành vi .................................................................................15

2.2.2.

Hành vi sức khỏe ..................................................................................16

2.3.

CÁC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ........................................................17

2.3.1.

Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) ......17

2.3.2.

Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior – TPB) .18

2.3.3.

Mô hình sức khỏe của Grossman..........................................................18

2.4.


NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ...............................................................19

2.4.1.

Nghiên cứu về tăng huyết áp ................................................................19

2.4.2.

Nghiên cứu về ý định và hành vi ..........................................................21

2.5.

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..........................................................................22

2.5.1.

Khung phân tích ....................................................................................22

2.5.2.

Giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................23

2.6.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..............................................................................24

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................25
3.1.


QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .....................................................................25

3.2.

XÂY DỰNG THANG ĐO ..........................................................................26

3.2.1.

Đo lường hành vi phòng ngừa tăng huyết áp........................................26

3.2.2.

Đo lường ý định phòng ngừa tăng huyết áp .........................................26

3.3.

ĐO LƯỜNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU....................................................28

3.4.

DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................................................29


3.4.1.

Mẫu nghiên cứu ....................................................................................29

3.4.1.1.

Quy mô mẫu nghiên cứu ................................................................29


3.4.1.2.

Phương pháp chọn mẫu..................................................................30

3.4.2.

Phương pháp thu thập dữ liệu ...............................................................30

3.4.2.1.

Dữ liệu sơ cấp ................................................................................30

3.4.2.2.

Dữ liệu thứ cấp ...............................................................................30

3.5.

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU..................................................30

3.6.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..............................................................................33

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................34
4.1.

THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP ..........................................................37


4.2.

THỐNG KÊ MÔ TẢ ...................................................................................37

4.3.

PHÂN TÍCH SO SÁNH ..............................................................................42

4.4.

ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO ..........................................44

4.5.

PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ .......................................................48

4.5.1.

Kiểm định tính thích hợp của EFA .......................................................48

4.5.2.

Kết quả của mô hình phân tích nhân tố khám phá................................49

4.6.

KẾT QUẢ HỒI QUY ..................................................................................52

4.6.1.


4.6.1.1.

Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình.......................................52

4.6.1.2.

Kiểm định mức độ giải thích của mô hình .....................................52

4.6.2.
4.7.

Phân tích các kiểm định ........................................................................52

Kết quả hồi quy .....................................................................................53

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ..............................................................................56

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ........................................57
5.1.

KẾT LUẬN .................................................................................................57


5.2.

KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP.....................................................................57

5.3.

HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ......59


5.3.1.

Hạn chế của đề tài .................................................................................59

5.3.2.

Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................60

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thang đo các yếu tố của ý định phòng ngừa tăng huyết áp .....................27
Bảng 3.2: Biến số trong mô hình nghiên cứu ...........................................................28
Bảng 4.1: Đặc điểm người tham gia nghiên cứu ......................................................38
Bảng 4.2: Hành vi phòng ngừa .................................................................................39
Bảng 4.3: Ý định phòng ngừa tăng huyết áp.............................................................41
Bảng 4.4: So sánh hành vi phòng ngừa theo đặc điểm nhân khẩu học .....................42
Bảng 4.5: So sánh hành vi phòng ngừa theo ý định phòng ngừa..............................43
Bảng 4.6: Đánh giá độ tin cậy thang đo Thái độ ......................................................44
Bảng 4.7: Đánh giá độ tin cậy thang đo Chuẩn chủ quan .........................................45
Bảng 4.8: Đánh giá độ tin cậy thang đo Kiểm soát hành vi......................................46
Bảng 4.9: Thang đo ý định hành vi phòng ngừa tăng huyết áp sau khi kiểm định
Cronbach’s Alpha......................................................................................................47
Bảng 4.10: Bảng tổng hợp các thang đo biến quan sát qua kiểm định Cronbach ....48
Bảng 4.11: Kiểm định tính thích hợp của EFA.........................................................48
Bảng 4.12: Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố......49
Bảng 4.13: Ma trận xoay nhân tố ..............................................................................50

Bảng 4.14: Thang đo ý định phòng ngừa tăng huyết áp ...........................................51
Bảng 4.15: Kiểm định Omnibus ...............................................................................52
Bảng 4.16: Kiểm định mức độ giải thích của mô hình .............................................52
Bảng 4.17: Kết quả hệ số hồi quy .............................................................................55
Bảng 4.18: Kết quả hệ số hồi quy sau khi loại biến không có ý nghĩa .....................56


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Nguyên nhân và hậu quả tăng huyết áp ....................................................11
Hình 2.2: Lý thuyết hành động hợp lý ......................................................................17
Hình 2.3: Lý thuyết hành vi có kế hoạch ..................................................................18
Hình 2.4: Khung phân tích ........................................................................................23
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................25


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CCQ - Chuẩn chủ quan
EFA - Exploratory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khám phá
KS - Kiểm soát
TD - Thái độ
THPT - Trung học phổ thông


TÓM TẮT
Mục tiêu chính của đề tài là xác định các yếu tố của ý định phòng ngừa tăng
huyết áp và tác động của những yếu tố này đế hành vi phòng ngừa tăng huyết áp.
Để giải quyết vấn đề nghiên cứu đã đặt ra, đề tài vận dụng Lý thuyết hành vi có kế
hoạch của Ajzen (1991) và Mô hình sức khỏe của Grossman (1972) để làm căn cứ
diễn giải cho hành vi phòng ngừa tăng huyết áp. Theo đó, hành vi phòng ngừa tăng
huyết áp sẽ chịu tác động bởi 3 yếu tố: thái độ đối với hành vi phòng ngừa tăng

huyết áp - được thể hiện thông qua sự đánh giá, niềm tin của đối tượng thực hiện
hành vi phòng ngừa đối với kết quả mà hành vi đó mang lại; chuẩn chủ quan - ảnh
hưởng của những người có liên quan đến suy nghĩ nên thực hiện hành vi phòng
ngừa; kiểm soát hành vi - thể hiện khả năng thực hiện hành vi, bao gồm các nguồn
lực đảm bảo để thực hiện hành vi phòng ngừa. Bên cạnh đó, đề tài còn vận dụng mô
hình sức khỏe của Grossman (1972) và kết quả lược khảo các nghiên cứu thực
nghiệm có liên quan để bổ sung các đặc tính của cá nhân ảnh hưởng đến hành vi
phòng ngừa tăng huyết áp vào mô hình nghiên cứu đề xuất.
Sau khi thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám
phá EFA để kiểm định độ tin cậy của thang đo ý định phòng ngừa tăng huyết áp dựa
trên mẫu khảo sát gồm 150 quan sát, đề tài tiến hành thực hiện các phân tích thống
kê so sánh và hồi quy Logistic. Kết quả phân tích cho thấy, thái độ, chuẩn chủ quan
và khả năng kiểm soát hành vi là các yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến hành vi
phòng ngừa tăng huyết áp. Bên cạnh đó, kết quả hồi quy còn chỉ ra bình quân nam
giới ít thực hiện hành vi phòng ngừa tăng huyết áp hơn so với nữ giới và những
người lớn tuổi thường chú ý thực hiện phòng ngừa tăng huyết áp hơn so với những
người trẻ tuổi. Kết quả nghiên cứu này cũng là tương đồng với các nghiên cứu của
Ajzen (1991), Dennison và cộng sự (2007), Nguyễn Văn Phát và cộng sự (2011),
Laxmaiah và cộng sự (2015), Hoàng Cao Sạ và cộng sự (2015). Ngoài ra, kết quả
nghiên cứu không cho thấy ảnh hưởng của trình độ học vấn, dân tộc và thu nhập
bình quân của người tham gia nghiên cứu đến hành vi phòng ngừa tăng huyết áp.


ABSTRACT
The main objective of the study was to determine the factors of intention to
prevent hypertension and the effect of these factors on hypertensive behavior. In
order to address the research problem posed, Ajzen (1991) and Grossman's Health
Model (1972) used the theory of planned behavior as a basis for the interpretation of
hypo- Vol. Accordingly, prevention behavior of hypertension is influenced by three
factors: attitudes towards hypertension prevention behavior - expressed through the

assessment, belief of the object of behavioral hypertension prevent the result of
such act; subjective standards - the influence of those who are involved in thinking
should do preventive behaviors; Behavioral control - demonstrates the ability to
perform the behavior, including the resources that are required to perform
preventative behaviors. In addition, Grossman's health model (1972) and the results
of relevant empirical studies were added to supplement the personality traits that
influence hypertension prevention behavior on the proposed research model.

After performing Cronbach's Alpha screening and EFA exploratory factor
analysis to verify the credibility of the hypertension prevention measure, based on a
sample of 150 observations, Comparative statistics and Logistic regression. The
analysis showed that attitudes, subjective norms and behavioral control were factors
that had a positive influence on hypertension prevention behavior. In addition,
regression results indicate that men are less likely to perform hypertension
prevention than women and that older adults are more likely than men to do
hypertension prevention. young. The results of this study are also consistent with
studies by Ajzen (1991), Dennison and partners (2007), Nguyen Van Phat and
partners (2011), Laxmaiah and partners (2015), Cao Sa Hoangand partners (2015).
In addition, the results of the study did not show the effects of education, ethnicity
and average income of study participants on hypertensive behavior.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Theo báo cáo tại Hội nghị Tăng huyết áp Việt Nam lần thứ II năm 2016, tăng
huyết áp là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm; đồng thời, tăng huyết
áp cũng chính là nguyên nhân dẫn đến suy tim, đột quỵ não và là nguyên nhân xếp

hàng thứ hai gây Nhồi máu cơ tim cấp. Hiện tỷ lệ người mắc tăng huyết áp ngày
càng tăng và tuổi bị mắc mới cũng có xu hướng ngày càng trẻ hóa.
Theo ước tính của WHO, ở thời điểm năm 2000, toàn thế giới có tới 972
triệu người bị tăng huyết áp và con số này được ước tính là vào khoảng 15,6 tỷ
người vào năm 2025. Hiện nay, cứ trung bình 10 người lớn có 4 người bị tăng huyết
áp. Cũng theo thống kê của WHO, mỗi năm có khoảng 17,5 triệu người chết về các
bệnh tim mạch trên thế giới, trong đó, bệnh nhân tử vong vì tăng huyết áp và biến
chứng của tăng huyết áp là trên 7 triệu người.
Tại Việt Nam, năm 2000 có khoảng 16,3% người lớn bị tăng huyết áp, đến năm
2009 tăng lên 25,4% và năm 2016 tỷ lệ người lớn bị tăng huyết áp đang ở mức báo
động là gần 48%. Đặc biệt, trong những người bị tăng huyết áp, tỷ lệ không được
phát hiện, phát hiện nhưng không được điều trị và bị tăng huyết áp nhưng chưa
kiểm soát được chiếm tỷ lệ khá cao.
Điểm đáng lưu ý là theo WHO, tăng huyết áp có thể phòng ngừa và điều trị
được; có thể giảm thiểu được nguy cơ tiến triển tăng huyết áp và hậu quả xấu của
tăng huyết áp bằng cách tạo ra các lựa chọn có lợi cho sức khỏe trong chế độ ăn
uống, vận động, lối sống… Bên cạnh đó, một số nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra
các đặc điểm nhân khẩu học, thái độ, kiến thức còn hạn chế về tăng huyết áp chính
là những rào cản đối với hành vi phòng ngừa tăng huyết áp (Dennison và cộng sự,
2007; Nguyễn Văn Phát và cộng sự, 2011; Laxmaiah và cộng sự, 2015; Hoàng Cao
Sạ và cộng sự, 2015).


2

Xuất phát từ lý do trên, việc nghiên cứu về các yếu tố của ý định phòng ngừa
ảnh hưởng đến hành vi phòng ngừa tăng huyết áp để có cơ sở, căn cứ khoa học
khuyến nghị một số chương trình can thiệp thích hợp tác động đến ý định và hành
vi phòng ngừa của người dân nhằm tăng cường hành vi phòng ngừa tăng huyết áp là
hết sức cần thiết.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là xác định các yếu tố của ý định phòng ngừa
tăng huyết áp và tác động của những yếu tố này đế hành vi phòng ngừa tăng huyết
áp, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường hành vi phòng ngừa
tăng huyết áp ở người dân.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, đề tài đưa ra những mục tiêu cụ thể sau:
(i) Xác định các yếu tố của ý định phòng ngừa tăng huyết áp.
(ii) Đo lường ảnh hưởng của các yếu tố của ý định phòng ngừa đến hành vi
phòng ngừa tăng huyết áp.
(iii) Đề xuất những giải pháp tăng cường hành vi phòng ngừa tăng huyết áp.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài tập trung trả lời các câu
hỏi nghiên cứu sau:
(i) Ý định phòng ngừa tăng huyết áp gồm những yếu tố nào? Đo lường các
yếu tố này như thê nào?
(ii) Các yếu tố nào của ý định phòng ngừa có ảnh hưởng đến hành vi phòng
ngừa tăng huyết áp?


3

(iii) Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố của ý định phòng ngừa đến hành vi
phòng ngừa tăng huyết áp như thế nào?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ảnh hưởng của các yếu tố của ý định
phòng ngừa tăng huyết áp đến hành vi phòng ngừa tăng huyết áp.
Đối tượng khảo sát : Đề tài sẽ tiếp cận các đối tượng ngẫu nhiên ở Bệnh viện

Nhân dân 115 và đề nghị họ tham gia khảo sát. Người chấp nhận tham gia khảo sát
sẽ được gửi bảng câu hỏi được chuẩn bị sẵn và trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố của ý định
phòng ngừa và hành vi phòng ngừa tăng huyết áp.
Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Bệnh viện Nhân dân 115.
Phạm vi về thời gian:
- Thu thập dữ liệu thứ cấp: Thực trạng tình hình tăng huyết áp trong giai
đoạn 2015 - 2017.
- Thu thập dữ liệu sơ cấp: Khảo sát trong năm 2018.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích định lượng để giải quyết các mục tiêu
nghiên cứu đã đề ra. Theo đó, kiểm định Cronbach’s Alpha được sử dụng để độ tin
cậy của thang đo ý định phòng ngừa tăng huyết áp. Phương pháp phân tích nhân tố
khám phá EFA được vận dụng để kiểm định tính hội tụ và phân biệt của các yếu tố
cấu thành nên thang đo ý định phòng ngừa tăng huyết áp. Phương pháp hồi quy
Binary Logistic được áp dụng để xác định và đo lường tác động của các yếu tố có
ảnh hưởng đến hành vi phòng ngừa tăng huyết áp. Bên cạnh đó, phương pháp thống


4

kê mô tả cũng được áp dụng để phân tích, so sánh đặc điểm nhân khẩu học của các
đối tượng tham gia nghiên cứu.
Dữ liệu sử dụng để phân tích là dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua hình
thức khảo sát dựa trên bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Bên cạnh đó, dữ liệu thứ
cấp về tình hình tăng huyết áp những năm gần đây cũng được sử dụng để mô tả
tổng quan về tình hình bệnh tăng huyết áp.
1.6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung bằng chứng thực

tiễn về ảnh hưởng của các yếu tố của ý định phòng ngừa đến hành vi phòng ngừa
tăng huyết áp ở Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để đề xuất các giải pháp
giúp tăng cường hành vi phòng ngừa tăng huyết áp ở người dân.
1.7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài có kết cấu 5 chương, gồm:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Giới thiệu khái quát về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu,
đối tượng, phạm vi, ý nghĩa của nghiên cứu cũng như trình bày tổng quan về
phương pháp thực hiện đề tài.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này trình bày tổng quan về bệnh tăng huyết áp, bao gồm các khái
niệm và phân loại tăng huyết áp, nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị tăng
huyết áp. Chương 2 cũng trình bày về các lý thuyết thể hiện mối quan hệ giữa ý
định và hành vi để làm cơ sở cho nghiên cứu. Bên cạnh đó, các nghiên cứu có liên
quan cũng được lược khảo trong chương này để làm cơ sở xây dựng khung phân
tích cho đề tài. Dựa trên những kết quả trên, đề tài tiến hành xây dựng khung phân
tích và giả thuyết nghiên cứu của đề tài.


5


6

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này chủ yếu xoay quanh các vấn đề như quy trình nghiên cứu, mô
hình nghiên cứu, xác định thang đo, phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu,
phương pháp ước lượng và các kiểm định được sử dụng trong đề tài.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 4 tập trung vào phân tích kết quả ước lượng được từ mô hình nghiên
cứu để xác định các yếu tố của ý định phòng ngừa ảnh hưởng đến hành vi phòng
ngừa tăng huyết áp. Bên cạnh đó, chương này cũng sẽ trình bày tổng quan về thực
trạng bệnh tăng huyết áp.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Chương 5 sẽ tập trung trình bày tóm tắt lại kết quả đạt được của nghiên cứu;
dựa trên kết quả này, đề xuất một số khuyến nghị, hàm ý chính sách có tác động
tích cực đến ý định và hành vi phòng ngừa tăng huyết áp.


7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này trình bày tổng quan về bệnh tăng huyết áp, các lý thuyết thể
hiện mối quan hệ giữa ý định và hành vi để làm cơ sở tiến hành nghiên cứu. Bên
cạnh đó, các nghiên cứu có liên quan cũng được lược khảo để làm cơ sở xây dựng
khung phân tích cho đề tài.
2.1. TỔNG QUAN VỀ TĂNG HUYẾT ÁP
2.1.1. Khái niệm tăng huyết áp
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tăng huyết áp hay còn gọi là “cao huyết
áp” hay “tăng xông” là một trạng thái trong đó máu lưu thông dưới một áp suất tăng
cao lâu dài. Máu được mang từ tim đến tất cả các bộ phận của cơ thể qua các động
mạch và tĩnh mạch. Mỗi lần tim đập, tim sẽ bơm máu đi khắp cơ thể và huyết áp
được tạo ra bằng lực của máu tác động lên thành trong của mạch máu khi máu được
tim bơm đi khắp cơ thể.
Huyết áp được đo bằng mi-li-mét thủy ngân (mm Hg). Huyết áp được xác
định bằng hai chỉ số, thường được viết dưới dạng một tỷ số. Chỉ số thứ nhất (hay
chỉ số trên) là huyết áp tâm thu - là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu, xảy ra
khi tim co bóp. Chỉ số thứ hai (hay chỉ số dưới) là huyết áp tâm trương - là mức
huyết áp thấp nhất trong mạch máu và xảy ra giữa các lần tim co bóp, khi cơ tim

được thả lỏng.
Huyết áp ở người trưởng thành bình thường được xác định khi có huyết áp
tâm thu là 120 mm Hg và huyết áp tâm trương là 80 mm Hg. Tuy nhiên, trạng thái
có lợi cho tim mạch cũng vẫn được đảm bảo ở mức huyết áp tâm thu thấp hơn (105
mm Hg) và mức huyết áp tâm trương thấp hơn (60 mm Hg). Tăng huyết áp được
xác định khi có huyết áp tâm thu từ 140 mm Hg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương
từ 90 mm Hg trở lên. Các mức huyết áp tâm thu và tâm trương bình thường có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chức năng hiệu quả của các cơ quan sinh tồn như


8

tim, não và thận, cũng như đối với sức khỏe nói chung và trạng thái khỏe mạnh của
con người.
Theo Basile và Bloch (2017), định nghĩa tăng huyết áp được đưa ra vào năm
2017 bởi Hội Tim mạch Hoa Kỳ/ Hiệp hội Tim Hoa Kỳ (ACC/AHA) và dựa trên
kết quả trung bình của ít nhất 2 lần đo chính xác huyết áp tại ít nhất 2 lần đi khám
sau khi được tầm soát ban đầu như sau:
- Huyết áp bình thường: tâm thu <120 mmHg và tâm trương <80 mmHg.
- Huyết áp cao: tâm thu 120-129 mmHg và tâm trương < 80 mmHg.
- Tăng huyết áp:
+ Giai đoạn 1: tâm thu 130 - 139 mmHg hoặc tâm trương 80 - 89 mmHg.
+ Giai đoạn 2: tâm thu ≥ 140 mmHg hoặc tâm trương ≥ 90 mmHg.
Bên cạnh đó, một người được coi là tăng huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa)
đơn độc khi chỉ số huyết áp là ≥130/<80 mmHg và tăng huyết áp tâm trương (huyết
áp tối thiểu) đơn độc khi chỉ số huyết áp là <130/≥ 80 mmHg. Trường hợp bệnh
nhân có huyết áp ≥130/≥80 mmHg được coi là có tăng huyết áp cả tâm thu và tâm
trương.
2.1.2. Phân loại tăng huyết áp
Theo Basile và Bloch (2017), chẩn đoán tăng huyết áp bằng cách áp dụng

theo dõi huyết áp lưu động (ambulatory blood pressure monitoring - ABPM) hoặc
theo dõi huyết áp tại nhà ngày càng phổ biến.
Theo Hướng dẫn của Hội Tim mạch Hoa Kỳ/ Hiệp hội Tim Hoa Kỳ
(ACC/AHA) năm 2017, theo dõi huyết áp lưu động (ABPM) sẽ đủ tiêu chuẩn chẩn
đoán tăng huyết áp nếu đáp ứng được ít nhất một trong số các tiêu sau:
- Huyết áp trung bình 24 giờ ≥ 125/75 mmHg.


9

- Huyết áp trung bình vào ban ngày (khi tỉnh táo) ≥ 130/80 mmHg.
- Huyết áp trung bình vào ban đêm (khi ngủ) ≥ 110/65 mmHg.
Số đo huyết áp tại nhà nhiều lần đạt trung bình ≥ 130/80 mmHg sẽ được xem
là tăng huyết áp.
Tăng huyết áp áo choàng trắng (white coat hypertension) là giá trị huyết áp
cao được đo tại cơ sở y tế nhưng không đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán tăng
huyết áp khi đo ngoài cơ sở y tế.
Tăng huyết áp ẩn là giá trị huyết áp cao được đo ngoài cơ sở y tế nhưng
không đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp khi đo tại cơ sở y tế.
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp mức độ vừa và nặng (trước đây gọi là “tăng
huyết áp ác tính”) tương ứng bệnh võng mạc tăng huyết áp giai đoạn III và IV là
những thay đổi sinh lý bệnh cụ thể có thể liên quan đến tăng huyết áp nặng, bao
gồm xuất huyết võng mạc, quáng gà hoặc phù gai thị. Những tổn thương này có thể
liên quan đến bệnh não do tăng huyết áp và xơ hóa thận cấp tính do tăng huyết áp
(trước đây gọi là "xơ hóa thận ác tính").
Tăng huyết áp ác tính thường liên quan đến huyết áp tâm trương trên 120
mmHg. Tuy nhiên, nó có thể xảy ra khi huyết áp tâm trương dưới 100 mmHg ở
những bệnh nhân có huyết áp bình thường trước đó nhưng mắc tăng huyết áp cấp
tính do tiền sản giật hoặc viêm cầu thận cấp.
Tăng huyết áp cấp cứu là tình trạng tăng huyết áp nặng (thường là huyết áp

tâm trương trên 110 mmHg) có kèm theo tổn thương cấp tính cơ quan đích, có thể
đe doạ đến tính mạng và cần được điều trị ngay lập tức.
Tăng huyết áp khẩn cấp là tình trạng tăng huyết áp nặng (thường là huyết áp
tâm trương trên 110 mmHg) ở bệnh nhân không có triệu chứng.


10

2.1.3. Nguyên nhân và biến chứng của tăng huyết áp
 Tăng huyết áp nguyên phát
Mặc dù nguyên nhân chính xác của tăng huyết áp nguyên phát vẫn chưa rõ
ràng nhưng có một số yếu tố nguy cơ có liên quan mạnh mẽ và độc lập với sự phát
triển tăng huyết áp nguyên phát, bao gồm: Tuổi; Béo phì và tăng cân; Tiền sử gia
đình; Chủng tộc; Số lượng ống thận giảm; Chế độ ăn nhiều muối; Uống nhiều rượu;
Ít hoạt động thể chất; Bệnh đái tháo đường và rối loạn lipid máu; Đặc điểm tính
cách và trầm cảm
 Tăng huyết áp thứ phát
Một số bệnh có thể làm tăng huyết áp và dẫn đến bệnh tăng huyết áp thứ
phát. Trong nhiều trường hợp, các nguyên nhân này có thể cùng tồn tại với các yếu
tố nguy cơ của tăng huyết áp nguyên phát (trước đây gọi là tăng huyết áp “vô căn”)
và là rào cản đáng kể để đạt được kiểm soát huyết áp thỏa đáng. Các nguyên nhân
chính của tăng huyết áp thứ phát bao gồm: Do các loại thuốc kê đơn hoặc không
cần kê đơn (thuốc tránh thai đường uống, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm
cân…); Sử dụng ma túy; Bệnh thận nguyên phát; Cường aldosteron nguyên phát;
Bệnh lý mạch thận; Ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn; U tủy thượng thận; Hội chứng
Cushing; Các rối loạn nội tiết; Hẹp động mạch chủ.
 Biến chứng của tăng huyết áp
Tăng huyết áp liên quan đến rất nhiều bệnh lý nguy hiểm và khả năng xuất
hiện các biến chứng càng tăng khi huyết áp càng cao. Sự gia tăng nguy cơ bắt đầu
xuất hiện khi huyết áp tăng trên 115/75 mmHg ở mọi lứa tuổi. Bên cạnh đó, tăng

huyết áp là yếu tố nguy cơ lớn hình thành các bệnh lý tim mạch và thường gặp hơn
cả hút thuốc lá, rối loạn lipid máu hoặc đái tháo đường (là các yếu tố nguy cơ chính
khác). Các biến chứng sau đây liên quan chặt chẽ tới tình trạng tăng huyết áp:


11

- Phì đại thất trái là dấu hiệu sớm và phổ biến ở bệnh nhân tăng huyết áp;
làm tăng nguy cơ suy tim, nhồi máu cơ tim, đột tử và đột quỵ.
- Nguy cơ suy tim bao gồm cả suy tim tâm thu và suy tim tâm trương tăng
lên theo mức độ tăng huyết áp.
- Là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất và phổ biến nhất của đột quỵ thiếu máu
não hoặc chảy máu não.
- Là yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh tim thiếu máu cục bộ, bao gồm nhồi
máu cơ tim và can thiệp mạch vành.
- Là yếu tố nguy cơ của bệnh thận mạn tính và bệnh thận giai đoạn cuối; có
thể trực tiếp gây ra bệnh thận gọi là xơ hóa thận do tăng huyết áp (hypertensive
nephrosclerosis) và đẩy nhanh tiến triển của hàng loạt bệnh thận khác.
Các yếu tố chính góp phần gây tăng huyết áp và hậu quả của tăng huyết áp
được minh họa qua hình 2.1 dưới đây:

Yếu tố nguy
cơ chuyển
hóa

Bệnh tim
mạch

Tăng huyết áp


Nhồi máu cơ tim

Đô thị hóa

Chế độ ăn không
có lợi cho sức
khỏe

Béo phì

Đột quỵ

Già hóa dân số

Thuốc lá

Đái tháo đường

Suy tim

Thu nhập

Lạm dụng rượu

Tăng lipip máu

Giáo dục

Thiếu vận động


Yếu tố kinh
tế xã hội

Toàn cầu hóa

Nhà ở

Yếu tố nguy
cơ hành vi

Bệnh thận

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ

Hình 2.1: Nguyên nhân và hậu quả tăng huyết áp


12

Có thể nhận thấy, nhiều yếu tố có thể góp phần gây tăng huyết áp và theo
cách tiếp cận của WHO thì chuyển đổi về cơ cấu dân số, đô thị hóa nhanh nhưng
không có kế hoạch cùng với toàn cầu hóa chính là những nguyên nhân sâu xa của
tăng huyết áp. Những yếu tố kể trên đã góp phần gây ra những yếu tố nguy cơ về
hành vi dẫn đến bệnh tăng huyết áp. Bên cạnh đó, tăng huyết áp cũng là một trong
nhóm các yếu tố nguy cơ chuyển hóa gây ra nhiều bệnh không lây nhiễm khác.
2.1.4. Điều trị tăng huyết áp
 Điều trị không dùng thuốc
Hạn chế ăn muối: Trong các thử nghiệm ngẫu nhiên kiểm chứng tốt, tác
động tổng thể của việc giảm lượng natri vừa phải là sự giảm huyết áp ở những
người có tăng huyết áp và huyết áp bình thường lần lượt là 4,8/2,5 và 1,9/1,1

mmHg.
Giảm cân: Ở những người thừa cân hoặc béo phì, giảm cân có thể dẫn tới
giảm huyết áp đáng kể. Giảm huyết áp do giảm cân cũng có thể xảy ra mà không
cần chế độ ăn uống hạn chế natri, nhưng sự hạn chế natri vừa phải cũng có thể góp
phần tạo ra tác dụng hạ huyết áp. Giảm huyết áp do giảm cân thường trong khoảng
từ 0,5 đến 2 mmHg với mỗi 1 kg trọng lượng giảm đi hoặc khoảng 1 mmHg với
mỗi 1 pound trọng lượng giảm đi.
Chế độ ăn uống DASH: “Phương pháp tiếp cận chế độ ăn uống để ngăn ngừa
tăng huyết áp” (Dietary Approaches to Stop Hypertension/DASH) bao gồm ăn uống
nhiều rau, trái cây, sản phẩm từ sữa ít chất béo, ngũ cốc nguyên hạt, gia cầm, cá,
các loại hạt… và giảm ăn uống đồ ngọt, các đồ uống có đường và thịt đỏ. Chế độ ăn
DASH bản chất là giàu kali, magiê, canxi, protein và chất xơ nhưng ít chất béo bão
hòa, chất béo toàn phần và cholesterol. Một thử nghiệm mà trong đó tất cả thực
phẩm được cung cấp cho những người huyết áp bình thường hoặc tăng nhẹ đã cho
thấy chế độ ăn DASH làm giảm thêm được 6/4 mmHg huyết áp so với chế độ ăn


13

kiểu Mỹ điển hình chứa cùng lượng natri và calo. Kết hợp chế độ ăn DASH với hạn
chế natri vừa phải đã tạo ra một hiệu ứng hạ huyết áp bổ sung.
Tập thể: Có thể làm giảm được huyết áp tâm thu và tâm trương trung bình từ
4 - 6 mmHg và 3 mmHg tùy theo mức độ giảm cân. Hầu hết các nghiên cứu cho
thấy việc tập thể dục với cường độ trung bình 3 - 4 buổi mỗi tuần, kéo dài khoảng
40 phút trong thời gian 12 tuần sẽ làm giảm huyết áp.
Hạn chế uống rượu: Nữ giới uống ít nhất hai cốc đồ uống có cồn mỗi ngày
và nam giới uống từ ba cốc trở lên mỗi ngày có tỷ lệ tăng huyết áp gia tăng đáng kể
so với những người không uống, tác dụng này liên quan tới liều lượng và nổi bật
nhất khi uống quá 5 cốc mỗi ngày. Uống rượu vừa phải (một cốc mỗi ngày với nữ
giới và một tới hai cốc mỗi ngày với nam giới) có tác dụng hạn chế tăng huyết áp và

giảm nguy cơ tim mạch so với không uống rượu.
Can thiệp toàn diện: Lợi ích của việc thay đổi lối sống toàn diện bao gồm
chế độ ăn DASH và tăng cường tập thể dục đã được thử nghiệm trong nghiên cứu
PREMIER. Trong 18 tháng, kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tăng huyết áp thấp
hơn (22% so với 32%) và tỉ lệ sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp thấp hơn (10 14% so với 19%), mặc dù sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Giáo dục bệnh nhân: Đã được chứng minh là làm tăng hiệu quả kiểm soát
huyết áp. Ngoài việc bác sĩ giáo dục bệnh nhân của họ, kiểm soát huyết áp có thể
được cải thiện khi bệnh nhân tăng huyết áp nghe được những câu chuyện cá nhân
của những người cũng mắc tăng huyết áp.
 Điều trị dùng thuốc
Hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp sẽ cần dùng tới ít nhất một loại thuốc
điều trị tăng huyết áp để đạt được huyết áp mục tiêu. Tùy theo đặc điểm bệnh lý của
bệnh nhân và thói quen của bác sĩ sẽ chọn các nhóm thuốc hạ huyết áp sẽ được sử
dụng để điều trị.


×