Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thuốc chữa dị ứng... thuốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.11 KB, 5 trang )

Thuốc chữa dị ứng... thuốc

Những chất hóa học trong thuốc có thể gây ra tình trạng dị ứng thuốc.
Khi ta dùng thuốc, tức là đưa những chất hóa học vào cơ thể. Cơ thể có
thể chấp nhận những chất đó với phản ứng bình thường, không ảnh hưởng
đến các quá trình sinh học khác của hoạt động sống. Nhưng đôi khi, những
chất hóa học trong các thuốc gây ra các phản ứng quá mẫn, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hoạt động khác của cơ thể. Đó là tình trạng dị ứng thuốc.
Các phản ứng âm thầm hoặc rầm rộ sau khi đưa thuốc vào cơ thể (đôi khi
chỉ mới tiếp xúc với thuốc) có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người
dùng thuốc hoặc gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Trước tình hình thị trường thuốc nhập ngoại cũng như thuốc sản xuất trong
nước ngày càng đa dạng, việc sử dụng thuốc không được quản lý chặt chẽ đã đưa
đến tình trạng dị ứng thuốc gia tăng. Nhiều trường hợp dị ứng thuốc rất nặng, phải
điều trị lâu dài rất tốn kém mà bệnh nhân vẫn không hồi phục hoặc để lại di chứng
nặng nề. Số ca tử vong do dị ứng thuốc ngày càng nhiều.
Dùng thuốc khi bị dị ứng thuốc chỉ là một trong nhiều biện pháp hỗ trợ để
đưa bệnh nhân về trạng thái bình thường. Trong nhiều trường hợp, không phải
dùng bất cứ một loại thuốc nào mà chỉ cần dừng ngay loại thuốc đang dùng, để
bệnh nhân nghỉ ngơi thì tình trạng dị ứng thuốc sẽ hết. Hơn nữa, bản thân các
thuốc dùng để chống dị ứng cũng có thể gây dị ứng cho bệnh nhân. Vì vậy, sử
dụng thuốc khi bị dị ứng cần hết sức thận trọng. Trong nhiều trường hợp cấp cứu,
các thuốc dùng chống dị ứng cần phải tuân theo các phác đồ điều trị được quản lý
chặt chẽ mới có hiệu quả. Một số thuốc chống dị ứng mạnh là các thuốc độc bảng
A-B chỉ được sử dụng khi có chỉ định của thầy thuốc và phải cân nhắc liều lượng
thích hợp đối với từng bệnh nhân.
Adrenalin và nor-adrenalin được sử dụng ngay khi bị sốc phản vệ, phù
mạch, hồi sức tim mạch. Đây là thuốc cấp cứu rất cần thiết có tác dụng kích thích
hạch giao cảm. Trong đó adrenalin vừa có tác dụng kích thích hoạt động của tim
vừa gây co mạch còn nor-adrenalin thì chỉ có tác dụng chủ yếu trên mạch máu gây
co mạch.


Các corticoid: là nhóm thuốc hay được sử dụng nhất do có tác dụng ức chế
các phản ứng miễn dịch. Trong trường hợp sốc phản vệ (một dạng dị ứng thuốc rất
nặng) corticoid là thuốc bắt buộc phải dùng. Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi
đã tiêm adrenalin (epinephrin) là thuốc kích thích hạch giao cảm gây co mạch và
kích thích hoạt động của tim. Corticoid còn có tác dụng chống viêm mạnh cho nên
rất cần cho các trường hợp dị ứng thuốc mà cơ thể phản ứng mạnh như phù thanh
quản gây tắc nghẽn đường thở. Corticoid hay dùng là dạng hydrocortison dạng
muối natri succinat tiêm tĩnh mạch. Ngoài ra còn hay dùng các thuốc tiêm nhóm
corticoid rất phổ biến trên thị trường là methylprednisolon (solumedrol) và
mazipredon (depersolon). Đây là hai loại thuốc luôn luôn phải có trong cơ số
thuốc cấp cứu sốc phản vệ của tất cả các cơ sở y tế. Với những trường hợp dị ứng
vừa và nhẹ, có thể cho dùng corticoid dạng uống như prednisolon hoặc
methylprednisolon (medrol). Trong điều trị dị ứng nhẹ hoặc hen suyễn người ta
dùng các corticoid dạng khí dung như beclomethasone (becotid) hoặc budesonid
(pulmicort) vì trạng thái dị ứng mạn tính của những người bị bệnh này.
Các thuốc kháng histamin H1 rất hay được sử dụng trong các trạng thái dị
ứng nhẹ của cơ thể với các biểu hiện như sổ mũi, nổi ban đỏ, viêm mô liên kết.
Tác dụng của các thuốc nhóm này chỉ làm kìm hãm sự sản sinh ra histamin, là một
loại chất trung gian sinh ra tại các tổ chức trong cơ thể trong quá trình dị ứng
thuốc. Đây là thuốc rất hay dùng khi bị dị ứng thuốc với các triệu chứng như viêm
mao mạch, viêm da biểu bì, viêm da do tiếp xúc, các bệnh mày đay, phù nề...
Các thuốc kháng histamin H1
hiện nay có 2 thế hệ:
- Thế hệ 1 bao gồm một số
thuốc hay dùng như diphenhydramin
(dimedrol); dimenhydrinat (vomina);
chlopheniramin (rất hay được phối hợp
trong các thuốc trị cảm cúm như
decolgen, rhumenol...); promethazin
(phenergan, pipolphen). Các thuốc

kháng histamin thế hệ 1 có thể sử dụng để điều trị dự phòng khi sử dụng một
thuốc mà biết trước là sẽ giải phóng ra histamin gây dị ứng quá mẫn. Nhìn chung
các thuốc kháng histamin thế hệ 1 đều có tác dụng an thần và gây buồn ngủ. Trong
số đó có chất cyproheptadin HCl dạng viên nén 4mg (tên khác là peritol) thường
được dùng để điều trị một số tình trạng chán ăn ở người bệnh không chịu ăn uống.
Các thuốc kháng histamin H1 còn được dùng làm thuốc chống say tàu xe như
cinarizin (devomir, stugeron...).
- Thế hệ 2 bao gồm một số hoạt chất hay dùng như astemizol (histalong)
hay loratadin (clarityn). Các thuốc này ít qua được hàng rào máu não nên ít có tác
dụng an thần.
Tổn thương da do dị ứng thuốc.
Các thuốc kháng histamin H2 như cimetidin, ranitidin cũng có thể được
dùng nếu huyết áp hạ trở lại. Tuy nhiên đây là nhóm thuốc phổ biến để điều trị
bệnh viêm loét đường tiêu hóa.
Cần lưu ý dùng thuốc trong dị ứng thuốc, nhất là các dị ứng nặng như sốc
phản vệ cần phải phối hợp các biện pháp hồi sức cấp cứu, các thuốc khác như
thuốc trợ tim - mạch, trợ hô hấp, truyền dịch... Việc bổ sung các vitamin, đặc biệt
là vitamin C rất cần thiết và quan trọng. Trong một số trường hợp dị ứng nặng gây
loét da, bỏng trợt toàn thân cần phải dùng thêm thuốc kháng sinh để chống bội
nhiễm. Phải chú ý chọn loại kháng sinh an toàn và ít gây dị ứng.


×