Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Suy gan, thận vì dị ứng thuốc nam pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.99 KB, 5 trang )

Suy gan, thận vì dị ứng thuốc nam

Dị ứng thuốc nam thuộc nhóm dị ứng nặng vì gây tổn
thương lớn cho gan, thận. Khi tổn thương trên da, niêm
mạc đã khỏi, tình trạng suy gan, thận vẫn có thể tái
phát ngày càng trầm trọng hơn.

Bác sĩ Nguyễn Văn Đĩnh, khoa Dị ứng, Miễn dịch lâm
sàng, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết gần 20% các ca bệnh dị
ứng điều trị tại khoa có nguyên nhân dị ứng thuốc nam.

Bệnh nặng hơn vì dùng thuốc không đúng

Cầm sổ y bạ với kết luận gan nhiễm mỡ của bệnh viện tỉnh,
bà D., 50 tuổi, Vĩnh Phúc, không mua thuốc Tây theo đơn
của bác sĩ mà quyết định cắt thuốc nam về uống. Mới uống
đến chén thuốc thứ ba, bà thấy khắp người nổi ban đỏ, mẩn
ngứa, phù mặt. Đi khám tại Bệnh viện Bạch Mai, bà được
chẩn đoán dị ứng thuốc nam. Bệnh gan nhiễm mỡ của bà
không khỏi mà gan còn bị tổn thương nặng hơn.

Một trường hợp khác đang được điều trị tích cực tại Bệnh
viện Bạch Mai là cô M., 19 tuổi, ở Hưng Yên. Gia đình M.
cho biết, cô bị bệnh hen từ nhỏ. Sau khi uống hết bốn thang
thuốc của một thầy lang, người M. bắt đầu xuất hiện các
nốt ban đỏ. Nghe lời thầy lang “thuốc đang phản ứng tốt”,
gia đình tiếp tục cho cô dùng thuốc. Uống đến thang thứ 7
thì các nốt ban đỏ chuyển sang bọng nước, lở loét khắp
toàn thân. M. được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Bạch
Mai trong tình trạng sốt cao, mất tri giác, lở loét hậu môn,
bong da từng mảng. Sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ còn


phát hiện, M. bị suy gan, suy thận nặng, phải lọc máu cấp
cứu.



Thận trọng khi sử dụng thuốc Đông y có vị đắng

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Đĩnh, dị ứng thuốc nam thường
diễn ra muộn, sau khi uống thuốc 10-20 ngày. Một chén
thuốc nam thường chứa rất nhiều vị thuốc nhưng hiện chưa
thể phân tích được hết các vị này để tìm ra đúng căn
nguyên gây dị ứng. Điều này gây khó khăn rất lớn trong
việc chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân dị ứng thuốc nam.

Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội
Đông Y Việt Nam, cho biết nếu cơ thể đang nhiệt mà dùng
thuốc nhiệt sẽ bị dị ứng; cơ thể đang hàn lại dùng thuốc
hàn, hàn uất lâu ngày cũng hóa ra nhiệt, gây dị ứng. Việc
dùng thuốc nhiệt, thuốc hàn không đúng cách thường chỉ
gây dị ứng nhẹ, không nguy hiểm. "Các trường hợp ngộ
độc thuốc nam dẫn tới tổn thương gan, thận là do trong vị
thuốc có nhầm cây, lá rừng độc, hoặc người bệnh được cho
uống thuốc nam kết hợp với tân dược không đúng cách”,
bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng khẳng định.

Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, quan niệm dùng thuốc
Đông y vô hại là hoàn toàn sai lầm. Nên thận trọng khi sử
dụng thuốc Đông y có vị đắng vì vị đắng thường là biểu
hiện có độc tố, nếu bào chế không đúng cách rất dễ gây dị
ứng. Do đó, việc bào chế thuốc trong Đông Y có vai trò

quan trọng, vừa làm tăng hiệu lực thuốc và giảm tối đa độc
chất.

Khi dùng thuốc Đông y, nếu thấy xuất hiện các vết ban đỏ,
mẩn ngứa trên da thì lập tức dừng uống thuốc và đến ngay
cơ sở y tế để được xử lý kịp thời. Những người bị hen phế
quản, viêm mũi dị ứng, viêm da Atopy, viêm kết mạc dị
ứng, mày đay phù quincke, dị ứng thức ăn, côn trùng đốt…
hoặc tiền sử gia đình có người dị ứng đều thuộc nhóm có
nguy cơ cao bị dị ứng khi sử dụng thuốc nói chung và dị
ứng thuốc Đông Y nói riêng.



×