Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Tác động của dòng vốn nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển Châu Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
_________________________

LÊ NGỌC THÙY NỮ

TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG VỐN NƢỚC NGOÀI
ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ CỦA CÁC
QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN CHÂU Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
_________________________

LÊ NGỌC THÙY NỮ

TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG VỐN NƢỚC NGOÀI
ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ CỦA CÁC
QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN CHÂU Á

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN HỒNG THẮNG



TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
thông tin sử dụng trong luận văn này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được
trích dẫn đầy đủ theo quy định.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 9 năm 2018

Lê Ngọc Thùy Nữ


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÓM TẮT
CHƢƠNG 1.

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ....................................................................1

1.1.

Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................4

1.5.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................4

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN .....................................................................................6
2.1.

Cơ sở lý thuyết ...............................................................................................6

2.1.1.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ....................................................6

2.1.2.

Dòng vốn viện trợ nước ngoài ................................................................8

2.1.3.


Một số quan điểm về tăng trưởng kinh tế ...............................................9

2.1.4. Lý thuyết giải thích sự tác động của dòng vốn nước ngoài đến tăng
trưởng kinh tế .....................................................................................................12
2.2.

Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan ..................................................14

2.2.1.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế..............14

2.2.2.

Dòng vốn viện trợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế..........................20

CHƢƠNG 3.
3.1.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................31

Quy trình chọn mẫu và thu thập dữ liệu nghiên cứu ...................................31


3.2.

Mô hình nghiên cứu .....................................................................................31

3.3.


Mô tả biến nghiên cứu và kỳ vọng dấu .......................................................33

3.3.1.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ..................................................34

3.3.2.

Dòng vốn viện trợ nước ngoài ..............................................................35

3.3.3.

Lạm phát ...............................................................................................36

3.3.4.

Tiết kiệm nội địa ...................................................................................37

3.3.5.

Đầu tư nội địa........................................................................................38

3.3.6.

Độ mở thương mại ................................................................................39

3.3.7.

Chi tiêu chính phủ .................................................................................40


3.3.8.

Tăng trưởng dân số ...............................................................................42

3.4.

Phương pháp hồi quy ...................................................................................43

CHƢƠNG 4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................45

4.1.

Thống kê mô tả và ma trận tương quan .......................................................45

4.2.

Kiểm định phương pháp hồi phù hợp ..........................................................50

4.3.

Thảo luận kết quả ........................................................................................51

4.3.1.

Biến phụ thuộc GDPGR .......................................................................51

4.3.2.


Biến phụ thuộc GDPPCGR ..................................................................59

CHƢƠNG 5.

KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH .........................68

5.1.

Kết luận........................................................................................................68

5.2.

Các hàm ý chính sách ..................................................................................70

5.3.

Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................73

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
FDI (Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
ODA (Official Development Assistance): Hỗ trợ phát triển chính thức.
GMM (General Method of Moments): Phương pháp Moments tổng quát.
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội.
GNP (Gross National Product): Tổng sản lượng quốc gia.
OLS (Ordinary Least Square): Phương pháp bình phương nhỏ nhất.
2SLS (Two-Stage Least Squares): Phương pháp hồi quy 2 giai đoạn.

OECD (Organization for Economic Cooperation and Development): Tổ chức Hợp
tác và Phát triển Kinh tế.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan ................................26
Bảng 3.1. Mô tả biến .................................................................................................33
Bảng 4.1. Mô tả thống kê các biến ............................................................................45
Bảng 4.2. Ma trận tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc ..................49
Bảng 4.3. Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi và tự tương quan ..........................51
Bảng 4.4. Kết quả tác động của dòng vốn nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế
GDPGR .....................................................................................................................53
Bảng 4.5. Kết quả ảnh hưởng của dòng vốn nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế
GDPPCGR ................................................................................................................61


TÓM TẮT
Tác động của dòng vốn nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia
vẫn là vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu. Bên cạnh các quan điểm cho
rằng, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và dòng vốn viện trợ nước ngoài có tác
động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia thì vẫn tồn tại nhiều quan
điểm cho rằng các dòng vốn nước ngoài này không có tác động tích cực hoặc thậm
chí có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia tiếp nhận.
Luận văn nghiên cứuc tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và
dòng vốn viện trợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát
triển ở Châu Á giai đoạn 1990 - 2016, sử dụng phương pháp hồi quy GMM, với dữ
liệu thu thập dựa trên bộ Chỉ số Phát triển Thế giới của Ngân hàng Thế giới (World
Bank).
Kết quả nghiên cứu phát hiện rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và
dòng vốn viện trợ nước ngoài có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của các

quốc gia. Theo đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và dòng vốn viện trợ nước
ngoài chỉ thật sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi quốc gia nhận đầu tư có vốn con
người tương đối cao (Bengoa và các cộng sự, 2003; Li và Liu, 2005), thực hiện
chính sách một cách hiệu quả (Gui-Diby, 2014; Iamsiraroj, 2016) và có chất lượng
thể chế đủ mạnh (Durham, 2004). Từ đó, kết quả nghiên cứu góp phần tạo cơ sở cho
các nhà hoạch định chính sách xây dựng các chính sách thu hút, quản lý và sử dụng
hiệu quả các dòng vốn nước ngoài, hạn chế gây ra sự lãng phí cũng như làm gia
tăng vấn đề tham nhũng, trục lợi, làm cản trở tăng trưởng kinh tế của các quốc gia
đang phát triển.
Từ khóa: Dòng vốn nước ngoài, tăng trưởng kinh tế, các quốc gia đang phát
triển Châu Á, GMM.


1

CHƢƠNG 1.
1.1.

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Lý do chọn đề tài

Một trong những yếu tố then chốt trong quá trình toàn cầu hóa hay hội nhập
toàn cầu của nền kinh tế thế giới là dòng vốn nước ngoài (Chorn và Siek, 2017).
Theo đó, trước tình hình thiếu hụt nguồn vốn trong nước để tài trợ cho sự phát triển
trong dài hạn, hầu hết các quốc gia đang phát triển phụ thuộc đáng kể vào nguồn tài
chính bên ngoài. Điều này dẫn đến việc gia tăng nhu cầu vốn nước ngoài để bổ sung
cho các nguồn lực trong nước và được xem như là yếu tố quan trọng đối với sự phát
triển và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển (Chorn và Siek, 2017).
Trong đó, nguồn viện trợ nước ngoài và nguồn vốn đầu tư nước ngoài là các nguồn

vốn nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế tại các quốc gia
đang phát triển.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong các nguồn vốn quan
trọng đối với việc tăng trưởng kinh tế của quốc gia bởi nguồn vốn này có khả năng
tạo ra sự thuận lợi khi thực hiện quá trình chuyển giao công nghệ kỹ thuật, kiến
thức, kỹ năng và sự đổi mới của các quốc gia đã phát triển đến các quốc gia đang
phát triển, do đó có thể giúp các quốc gia nhận nguồn vốn này thúc đẩy tốc độ tăng
trưởng kinh tế cũng như mức độ phát triển kinh tế của quốc gia (Borensztein và các
cộng sự, 1998; Makki và Somwaru, 2004; Chowdhury và Mavrotas, 2005). Cũng
như Moreira (2005) đã lập luận rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không
chỉ lan truyền công nghệ, mà còn thúc đẩy sự hình thành vốn con người, góp phần
hội nhập kinh tế toàn cầu, tạo ra môi trường kinh tế cạnh tranh và tăng cường sự
phát triển của các doanh nghiệp. Đồng thời, các nhà nghiên cứu khác cũng cho rằng
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thật sự quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế
của các quốc gia đang phát triển (Chorn và Siek, 2017) và có lẽ có tác động mạnh
hơn so với tác động của đầu tư nội địa đến tăng trưởng kinh tế (Bengoa và Sanchaez
– Robles, 2003; Hermes và Lensink, 2003; Li và Xiu, 2005; Alguacil và các cộng
sự, 2011).


2

Bên cạnh đó, nguồn viện trợ nước ngoài cũng thường được dịch chuyển từ
các quốc gia đã phát triển đến các quốc gia đang phát triển bằng cách trực tiếp hoặc
gián tiếp thông qua các tổ chức nhằm mục đích hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội
(Chorn và Siek, 2017). Do đó, viện trợ nước ngoài có thể đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng tiềm tàng của quốc gia nhận viện trợ. Hơn thế nữa, viện trợ nước ngoài có
thể cải thiện tốc độ tăng trưởng ổn định của quốc gia bằng cách mang lại sự chuyển
giao công nghệ kỹ thuật, kiến thức, khuyến khích cơ chế quản trị tốt hơn và nâng
cao tay nghề, kích thích đầu tư vào vốn vật chất và vốn con người (Morrissey, 2001;

Adamu, 2013). Easterly (2003) tin rằng nhiều quốc gia đang phát triển có môi
trường kinh doanh tương đối nguy hiểm đối với các nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài, và do đó nguồn viện trợ nước ngoài sẽ đóng vai trò quan trọng đối với
việc góp phần vào tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như phát triển kinh tế ở các quốc
gia đang phát triển. Hansen và Tarp (2001) cho thấy rằng viện trợ nước ngoài không
chỉ có thể làm gia tăng tỷ lệ tiết kiệm và tỷ lệ đầu tư của quốc gia mà còn có tác
động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mà thậm chí quốc gia đó bị
cản trở bởi một môi trường chính sách bất lợi. Moreira (2005), Karras (2006),
Ndambendia (2010) cũng đưa ra bằng chứng thực nghiệm cho thấy tồn tại mối quan
hệ cùng chiều giữa nguồn viện trợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia
đang phát triển, trong khi đó, Fambon (2013) lại cho thấy trong trường hợp ở
Cameroon, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có sự tác động tích cực và đáng kể
tới tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn, tuy nhiên, nguồn viện trợ nước
ngoài thì không có tác động đáng kể tới tăng trưởng kinh tế mặc dù ảnh hưởng này
vẫn là ảnh hưởng tích cực. Mặt khác, ngoài những ưu điểm mà nguồn viện trợ nước
ngoài mang đến cho các quốc gia đang phát triển, thì nguồn viện trợ nước ngoài lại
có sự tác động tiêu cực tới nền kinh tế của các quốc gia này bao gồm việc nhập
khẩu các công nghệ không phù hợp, bóp méo thu nhập quốc gia nhận đầu tư, và
khuyến khích chính phủ thực hiện các hành vi tham nhũng ở các quốc gia đang phát
triển (Chorn và Siek, 2017).


3

Từ đây có thể thấy rằng, dòng vốn nước ngoài bao gồm dòng viện trợ nước
ngoài và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có sự tác động đáng kể tới tăng
trưởng kinh tế tại các quốc gia và đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Cho nên,
học viên lựa chọn đề tài “Tác động của dòng vốn nƣớc ngoài đến tăng trƣởng
kinh tế của các quốc gia đang phát triển Châu Á” làm đề tài luận văn thạc sỹ với
mong muốn tìm hiểu rõ tác động của nguồn viện trợ nước ngoài và dòng vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển ở Châu
Á.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xác định tác động của dòng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài và nguồn viện trợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của
các quốc gia đang phát triển ở Châu Á. Qua đó, bài nghiên cứu giúp các nhà hoạch
định có cái nhìn tổng quan về tầm quan trọng của các dòng vốn quốc tế đến tăng
trưởng kinh tế,từ đó đưa ra những chính sách phù hợp để phát triển quốc gia một
cách bền vững.
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận văn đề xuất các câu hỏi
nghiên cứu như sau:
- Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tới tăng trưởng kinh tế tại
các quốc gia đang phát triển ở Châu Á hay không?
- Nếu dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tới tăng trưởng kinh
tế tại các quốc gia đang phát triển ở Châu Á thì đó là tác động tích cực (+) hay tiêu
cực (-)?
- Dòng vốn viện trợ nước ngoài có tác động tới tăng trưởng kinh tế của các
quốc gia đang phát triển ở Châu Á hay không?


4

- Nếu dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tới tăng trưởng kinh

tế tại các quốc gia đang phát triển ở Châu Á thì đó là tác động tích cực (+) hay tiêu
cực (-)?
- Những chính sách gì được khuyếnh nghị để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
của các quốc gia đang phát triển ở Châu Á, cũng như thu hút và sử dụng hiệu quả
các dòng vốn nước ngoài?
1.4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu



Đối tƣợng nghiên cứu

Các đối tượng nghiên cứu trực tiếp trong luận văn là tăng trưởng kinh tế,
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, dòng viện trợ nước ngoài và các yếu tố kinh
tế vĩ mô khác quyết định tăng trưởng kinh tế của quốc gia.


Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài, dòng viện trợ nước ngoài và các yếu tố kinh tế vĩ mô khác
quyết định tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển ở Châu Á trong giai
đoạn 1990 – 2016.
1.5.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu ảnh hưởng của dòng vốn nước ngoài (bao gồm dòng vốn viện
trợ nước ngoài và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) đến tăng trưởng kinh tế của

các quốc gia, luận văn áp dụng mô hình nghiên cứu của Alguacil và các cộng sự
(2011), Chorn và Siek (2017). Đồng thời, để giải quyết mục tiêu nghiên cứu và câu
hỏi nghiên cứu mà luận văn đã đề cập, luận văn sử dụng phương pháp GMM với ưu
điểm có thể giải quyết vấn đề nội sinh (do sự hiện diện của biến trễ của biến phụ
thuộc và mối tương quan hai chiều giữa dòng vốn nước ngoài và tăng trưởng kinh
tế), vấn đề tự tương quan và vấn đề phương sai thay đổi.


5

Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm 05 chương như sau:
Chương 1. Giới thiệu đề tài
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu
Chương 5. Kết luận


6

CHƢƠNG 2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN

2.1.

Cơ sở lý thuyết


2.1.1. Dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem như là dòng vốn đầu tư của
một nhà đầu tư nước ngoài để có được quyền kiểm soát lâu dài đối với việc quản lý
doanh nghiệp, và phải chiếm ít nhất 10% cổ phần có quyền biểu quyết trong một
doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế không phải quốc gia của nhà đầu tư
đang kinh doanh. Theo đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thường là tổng vốn
cổ phần, và bao gồm các khoản tái đầu tư của lợi nhuận, vốn dài hạn khác, và vốn
ngắn hạn. Các thành phần này có thể theo dõi trong cán cân thanh toán của một
quốc gia (World Bank, 2013). Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể đo
lường dưới dạng cổ phiếu hoặc dòng vốn. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
dưới dạng cổ phiếu là dòng vốn tích lũy của nhà đầu tư có ở một quốc gia trong một
khoảng thời gian nhất định. Trong khi đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
dưới dạng dòng vốn thì là những gì mà nhà đầu tư tạo ra trong một năm cụ thể, do
đó, ở dưới dạng dòng vốn, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có khả năng chảy
ra hoặc chảy vào quốc gia trong một năm cụ thể.
Hơn thế nữa, theo Dunning và Lundan (2008), dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài thường bắt đầu với các động cơ, mục đích khác nhau của các công ty đa
quốc gia. Chẳng hạn như tìm kiếm thị trường tiềm năng mới, tìm kiếm nguồn tài
nguyên thiên nhiên, tìm kiếm các kiến thức mới và tìm kiếm sự hiệu quả mới. Trong
đó, mục đích tìm kiếm thị trường mới có thể hiểu như là khi các công ty đa quốc gia
thực hiện đầu tư sang các thị trường mới để có được một thị trường kinh doanh lớn
hơn. Khi các công ty đa quốc gia thực hiện đầu tư ở các quốc gia với mục đích khai
thác tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia nhận đầu tư như dầu mỏ, vàng, quặng
sắt…thì đây được xem như là mục đích tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời,


7

nếu các công ty đa quốc gia thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài để có thể cải thiện
kỹ năng thông qua việc nghiên cứu và phát triển cũng như có thể cải tiến công nghệ

sản xuất kinh doanh thì đây được xem như là tìm kiếm kiến thức. Cuối cùng, tìm
kiếm hiệu quả được xem như là động cơ chính mà các công ty đa quốc gia thực hiện
di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh đến những quốc gia đang phát triển nơi mà họ
có thể tối đa hóa lợi nhuận bằng cách tối thiểu hóa chi phí sản xuất do lực lượng lao
động giá rẻ ở các quốc gia đang phát triển.
* Vai trò của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các quốc gia tiếp
nhận
Đầu tiên, FDI là đóng vai trò quan trọng, được xem như nguồn vốn nhằm bù
đắp sự thiếu hụt vốn đầu tư góp phần tạo ra động lực tăng trưởng và phát triển. Tiếp
nhận số lượng lớn vốn đầu tư từ nước ngoài đối với các nước đang phát triển không
chỉ tác động đến tổng cầu, mà còn tác động đến tổng cung của nền kinh tế. Đối với
tổng cầu của nền kinh tế, khi có những biến đổi bất thường trong đầu tư sẽ có ảnh
hưởng khá lớn về sản lượng cũng như thu nhập trong ngắn hạn. Đối với tổng cung,
vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả, các năng lực mới đi vào hoạt động sẽ làm cho
tổng cung tăng lên, nhất là tổng cung trong dài hạn, dẫn đến tăng sản lượng tiềm
năng, từ đó, giảm giá sản phẩm. Khi tăng sản lượng và giảm giá góp phần thúc đẩy
tăng tiêu dùng, điều này kích thích phát triển sản xuất. Đây chính là động lực để
tăng tích lũy, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập và nâng cao chất
lượng cuộc sống xã hội.
Thứ hai, FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước
ngoài sẽ tác động và thay đổi vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói tại các nước đang
phát triển, vì đó là nguyên nhân làm cho quy mô đầu tư bị hạn chế và kỹ thuật chậm
cải tiến trong thời kỳ khoa học - kỹ thuật trên thế giới cũng như lực lượng sản xuất
đang phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, để tận dụng được tối đa lợi thế, tiềm năng,
quốc gia cần phải mở cửa giao thương với các nước nhằm tậm dụng những cơ hội
phát huy và củng cố tiềm năng của quốc gia mình.


8


Thứ ba, FDI có thể làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước
ngoài giúp giải quyết sự chênh lệch giữa các vùng, khu vực, lãnh thổ, góp phần hỗ
trợ các khu vực phát triển kém xóa đói, giảm nghèo. Thu hút đầu tư góp phần phát
huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa lý, kinh tế, chính trị,… của các
vùng. Từ đó, thay đổi cơ cấu các ngành, cơ cấu lao động…, góp phần đáp ứng các
yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội tốt hơn.
Cuối cùng, FDI góp phần phát triển, chuyển giao khoa học công nghệ của
quốc gia. Các công ty đã thực hiện chuyển giao các công nghệ từ quốc gia của mình
hay từ quốc gia khác cho quốc gia tiếp nhận đầu tư thông qua FDI. Thông qua thu
hút đầu tư nước ngoài, các quốc gia nhận được vốn đầu tư nước ngoài sẽ nhận được
những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, đồng thời, nâng cao kỹ năng quản lý, chất
lượng lao động.
2.1.2. Dòng vốn viện trợ nƣớc ngoài
Dòng vốn viện trợ phát triển chính thức hay còn được gọi là dòng vốn viện
trợ nước ngoài là một trong các dòng vốn nước ngoài bên cạnh dòng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài và dòng vốn kiều hối (Makori và các cộng sự, 2015). Dòng vốn
viện trợ phát triển chính thức chảy từ các quốc gia đã phát triển hoặc các tổ chức thế
giới đến các quốc gia đang phát triển dưới hình thức các khoản vay, các khoản ưu
đãi về tài chính và trợ cấp.
Dòng vốn viện trợ phát triển chính thức được chia làm hai loại chính: (1) các
khoản vay hoặc trợ cấp được cấp bởi một nhà tài trợ (viện trợ song phương) và (2)
các khoản vay hoặc trợ cấp được cấp bởi nhiều nhà tài trợ (viện trợ đa phương)
(Ekanayake và Chatrna, 2008). Trong đó, viện trợ song phương được các cơ quan
của các nước viện trợ thực hiện, chẳng hạn như Cơ quan hỗ trợ Phát triển chính
thức của New Zealand (NZODA), Cơ quan Phát triển Quốc tế của Mỹ (USAID)
hoặc Cơ quan Phát triển Quốc tế của Thụy Điển (SODA) và những quốc gia khác
(Makori và các cộng sự, 2015). Trong khi đó, viện trợ đa phương là nguồn tài trợ
hoặc nguồn vốn xuất phát từ các quốc gia phát triển nhưng được quản lý thông qua



9

các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng
Thế giới (WB) hoặc các tổ chức chuyên môn khác như Tổ chức Lương thực và
Nông nghiệp (FAO) hoặc Chương trình Lương thực Thế giới (WFP)… (Karras,
2006; OECD, 2012; Jayaraman và các cộng sự, 2016).
* Vai trò của dòng vốn viện trợ nước ngoài đối với các quốc gia nhận viện
trợ
Đầu tiên, ODA góp phần mang lại nguồn lực cho các quốc gia đang phát
triển. Do phần lớn các quốc gia này phần lớn thiếu vốn nên khi có dòng vốn viện trợ
vào quốc gia sẽ góp phần bổ sung thêm nguồn lực phục vụ yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội. Bên cạnh đó, nguồn viện trợ chảy vào các quốc gia đang phát triển giúp
tăng vốn đầu tư và ngoại tệ, tạo điều kiện cho các quốc gia này tiếp cận thêm vốn từ
các tổ chức quốc tế khác và đủ khả năng trả các khoản nợ đến hạn.
Thứ hai, ODA cũng được xem là một trong các yếu tố hỗ trợ các quốc gia
đang đối mặt với việc đồng nội tệ bị phá giá có khả năng khôi phục giá trị đồng tiền
của quốc gia mình thông qua các khoản viện trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế.
Thứ ba, ODA hỗ trợ vốn cho các công ty nhỏ trong nước, giúp hoạt động sản
xuất kinh doanh được phát triển thông qua hiệu quả đầu tư các nguồn vốn, thúc đẩy
mở rộng quy mô của doanh nghiệp.
Cuối cùng, ODA giúp các quốc gia tiếp nhận viện trợ được nhập khẩu các
thiết bị, máy móc cần thiết từ các nước phát triển phục vụ cho quá trình công nghiệp
hoá - hiện đại hoá đất nước. Đồng thời, quốc gia tiếp nhận viện trợ có khả năng gia
nhập các tổ chức tài chính thế giới thông qua quốc gia viện trợ ODA, cũng như tạo
điều kiện nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức tài chính khác trên thế giới.
2.1.3. Một số quan điểm về tăng trƣởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
hay tổng sản lượng quốc gia (GNP) hay quy mô sản lượng quốc gia bình quân trên
đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.



10

Tăng trưởng kinh tế được xét phụ thuộc 2 quá trình gồm: sự tích lũy tài sản
như vốn, lao động, đất đai và việc đầu tư vào các tài sản này có năng suất hơn.
Trong đó, trọng tâm là đầu tư và tiết kiệm, tuy nhiên, chỉ khi đầu tư có hiệu quả thì
mới có thể thúc đẩy tăng trưởng. Ngoài ra, các yếu tố có vai trò nhất định tác động
đến tăng trưởng kinh tế phải kể đến là các chính sách của chính phủ, thể chế, chính
trị ổn định, kinh tế bền vững, đặc điểm địa lý, trình độ giáo dục và y tế.
Đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa
quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế
kỳ trước, và tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng phần trăm (%).
Cụ thể như sau:
y = dY/Y × 100(%)
Trong đó, Y là quy mô của nền kinh tế và y là tốc độ tăng trưởng. Tốc độ
tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa được tính khi quy mô kinh tế được xác
định bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa. Tương tự, tốc độ tăng trưởng GDP (hay
GNP) thực tế khi quy mô kinh tế được xác định bằng GDP (hay GNP) thực tế.
Các nhà kinh tế học đã dùng các mô hình kinh tế nhằm giải thích nguồn gốc
tăng trưởng kinh tế, cụ thể:
Mô hình tăng trưởng cổ điển do David Ricardo (1772-1823) kế thừa và phát
triển trên cơ sở quan điểm của Adam Smith (1723 - 1790). Mô hình được đưa luận
điểm là đất sản xuất là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Ông cho rằng đất sản
xuất bị giới hạn nên cần phải sản xuất trên vùng đất xấu hơn để tăng diện tích, do
đó, lợi nhuận ngày càng giảm kéo theo chí phí sản xuất tăng cao, giá nông sản tăng,
tăng tiền lương danh nghĩa và giảm lợi nhuận. Trong khi đó, nguồn tích lũy để phát
triển sản xuất chính là lợi nhuận, từ đó thúc đẩy tăng trưởng. Điều này cho thấy
rằng, vì diện tích đất bị giới hạn nên kéo theo lợi nhuận của người nông dân cũng
như người công nhân bị giảm, làm cho tăng trưởng kinh tế bị ảnh trưởng. Tuy
nhiên, khi đạt mức tăng trưởng càng cao thì mô hình không còn giải thích được

nguồn gốc của tăng trưởng.


11

Mô hình hai khu vực giải thích rằng tăng trưởng kinh tế chính là kết quả của
sự tăng trưởng ở cả khu vực nông nghiệp lẫn khu vực công nghiệp, trong đó, lao
động được xem là yếu tố chính, đầu tư làm tăng năng suất và khoa học - kỹ thuật
trên khu vực nông nghiệp và công nghiệp cũng là yếu tốt góp phần tăng trưởng kinh
tế. Đại diện cho mô hình này gồm có mô hình Lewis, mô hình tăng trưởng Tân cổ
điển và mô hình hai khu vực của Harry T. Oshima.
Mô hình Harrod - Domar cho rằng khi tăng số lượng vốn đầu tư phát triển
sản xuất chính là nguồn gốc tăng trưởng kinh tế.
Mô hình tăng trưởng của Robert Solow (1956) giải thích rằng khi vốn sản
xuất tăng lên, trong ngắn hạn sẽ làm ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, còn trong
dài hạn lại không làm ảnh hưởng. Khi đó, tăng trưởng kinh tế sẽ đạt được trạng thái
dừng. Khi tỷ lệ tiết kiệm cao hơn, nền kinh tế có thể đạt mức sản lượng cao hơn
nhưng trong dài hạn sẽ không làm ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.
Mô hình tăng trưởng Kaldor cho rằng khoa học - kỹ thuật phát triển hay công
nghệ phát triển sẽ làm tăng trưởng kinh tế, đồng thời, ngoài yếu tố vốn sản xuất,
tăng trưởng kinh tế còn tùy thuộc vào trình độ phát triển công nghệ.
Mô hình Tân cổ điển giải thích rằng nguồn gốc của tăng trưởng tùy thuộc
vào cách thức kết hợp hai yếu tố đầu vào là vốn(K) và lao động (L).
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Keynes, với mô hình Harrod - Domar tiêu
biểu.Theo đó, 2 giả thiết căn bản của mô hình là giá không biến động và nền kinh tế
có thể ở tình trạng toàn dụng lao động hoặc không. Tăng lượng vốn (K) đưa vào sản
xuất chính là nguồn gốc tăng trưởng kinh tế của mô hình. Các nhà kinh tế học giải
thích rằng nền kinh tế sẽ ngày càng mất cân bằng khi chuyển từ trạng thái tăng
trưởng cân bằng sang trạng thái tăng trưởng mất cân bằng.
Bên cạnh đó, lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển được hình thành trên nền tăng

giả thiết gồm giá cả linh hoạt và nền kinh tế đạt trạng thái toàn dụng lao động. CÁc
nhà kinh tế học sử dụng mô hình để cho thấy rằng nền kinh tế chỉ mất cân bằng tạm


12

thời và sớm khôi phục trạng thái cân bằng khi đang từ trạng thái tăng trưởng cân
bằng chuyển sang trạng thái tăng trưởng mất cân bằng.
2.1.4. Lý thuyết giải thích sự tác động của dòng vốn nƣớc ngoài đến
tăng trƣởng kinh tế
Có hai lý thuyết chính để giải thích tại sao nguồn vốn nước ngoài có tác động
tích cực tới tăng trưởng kinh tế: lý thuyết tích lũy vốn và lý thuyết lan tỏa công
nghệ. Trong đó, lý thuyết tích lũy vốn cho rằng nguồn vốn nước ngoài được xem
như như là công cụ bổ sung nguồn vốn cho nền kinh tế nhận được nguồn vốn này.
Trong khi đó, lý thuyết lan toả công nghệ cho rằng nguồn vốn nước ngoài có thể tác
động đến tăng trưởng kinh tế qua kênh lan tỏa kiến thức/công nghệ kỹ thuật từ các
quốc gia đã phát triển sang các quốc gia đang phát triển.
Đầu tiên, lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển được đề xuất bởi Solow (1956)
cho rằng sự gia tăng trong vốn khả dụng có thể giúp nền kinh tế gia tăng sản lượng,
và kết quả là sẽ làm gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Khi nguồn vốn
nước ngoài là một nguồn vốn vật chất cho nước nhận đầu tư, thì việc gia tăng nguồn
vốn nước ngoài sẽ làm gia tăng lượng vốn khả dụng cho quá trình sản xuất. Cho
nên, theo khung lý thuyết tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế, một sự gia tăng trong
nguồn vốn nước ngoài sẽ góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế của quốc gia và
khi đó nguồn vốn nước ngoài sẽ đóng vai trò như một nguồn vốn bổ sung cho lượng
vốn khả dụng của quốc gia. Tuy nhiên, giả sử rằng lợi nhuận của vốn đầu tư giảm
dần theo thời gian, tác động tích cực của nguồn vốn nước ngoài đến tăng trưởng
kinh tế không ổn định trong dài hạn. Điều này hàm ý rằng, theo lý thuyết tăng
trưởng tân cổ điển thì nguồn vốn nước ngoài chỉ đóng vai trò làm động lực tăng
trưởng kinh tế trong ngắn hạn (Brems, 1970).

Bên cạnh đó, lý thuyết lan toả công nghệ cho rằng nguồn vốn nước ngoài có
thể tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua kênh lan tỏa kiến thức/công nghệ kỹ
thuật từ các quốc gia đã phát triển sang các quốc gia đang phát triển. Khi đó, vai trò
của nguồn vốn nước ngoài như là một công cụ khuếch tán công nghệ hoặc kiến


13

thức, điều này ngụ ý rằng, nguồn vốn nước ngoài sẽ tác động trực tiếp đến tăng
trưởng kinh tế (Borensztein và các cộng sự, 1998), đặc biệt là trong khung lý thuyết
tăng trưởng kinh tế nội sinh được Romer (1986) đề xuất, lý thuyết này nhấn mạnh
sự tích lũy của kiến thức như là một động cơ đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế của quốc
gia. Kinoshita (1999) đã cho rằng quá trình khuếch tán kiến thức/công nghệ từ các
quốc gia đã phát triển sang các quốc gia đang phát triển có thể thực hiện theo một
trong 04 dạng sau: hiệu ứng sao chép, hiệu ứng đào tạo, hiệu ứng liên kết và hiệu
ứng cạnh tranh. Khi công ty từ các quốc gia đã phát triển thành lập công ty con hoặc
nhà máy ở các quốc gia đang phát triển, các công ty có thể giới thiệu các công nghệ
kỹ thuật tiên tiến/hiệu quả đến thị trường nội địa. Thông qua việc tương tác trên thị
trường, các nhà sản xuất nội địa có thể sao chép các công nghệ kỹ thuật cao này và
tiến hành thực hiện sản xuất dựa trên các công nghệ này, điều này sẽ làm gia tăng
sản lượng thông qua việc sử dụng công nghệ kỹ thuật hiệu quả hơn từ các công ty
ngoài nước. Cơ chế này được gọi là hiệu ứng sao chép. Hiệu ứng đào tạo cho thấy
rằng các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tiến hành đào tạo lực lượng lao động ở quốc
gia nhận đầu tư để tận dụng tốt các công nghệ kỹ thuật tiên tiến mà họ đã giới thiệu
ở thị trường nội địa. Sự giáo dục mà người lao động nhận được sẽ tạo ra sự gia tăng
trong lượng kiến thức của quốc gia nhận đầu tư, điều này sẽ dẫn đến sản lượng cao
hơn và thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn.
Tiếp theo, hiệu ứng liên kết được thực hiện khi các công ty nội địa mua hàng
hóa trung gian từ các công ty nước ngoài. Nếu các nguyên liệu đầu vào này tiên tiến
hơn so với các nguyên liệu có sẵn cho các công ty nội địa ở trước đây, thì các doanh

nghiệp nước ngoài có thể gián tiếp nâng cấp công nghệ - kỹ thuật của các công ty
nội địa, điều này sẽ kéo sản lượng công ty gia tăng và kết quả là thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
Cuối cùng, khi các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động hiệu quả hơn, thì các
doanh nghiệp này có thể làm gia tăng tính cạnh tranh trong thị trường hoạt động,
đặc biệt là tại các thị trường mà các công ty nội địa đang hoạt động độc quyền trước
đây. Hiệu ứng cạnh tranh xảy ra khi sự gia tăng trong tính cạnh tranh của thị trường


14

bắt buộc các công ty nội địa phải hoạt động hiệu quả hơn trong quá trình sản xuất
hoặc đầu tư nhiều nguồn lực hơn vào việc nâng cấp công nghệ kỹ thuật của công ty.
2.2.

Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan

2.2.1. Dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và tăng trƣởng kinh tế
Borensztein và các cộng sự (1998) đã kiểm tra ảnh hưởng của dòng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển trong
giai đoạn 1970 - 1989. Cụ thể, nghiên cứu thực hiện thu thập mẫu nghiên cứu dữ
liệu dạng bảng bảo gồm 69 quốc gia đang phát triển. Đồng thời, mô hình nghiên
cứu của tác giả với tăng trưởng kinh tế được xem như là biến phụ thuộc và các biến
độc lập bao gồm dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn con người, chi tiêu
chính phủ, lạm phát, chất lượng thể chế, độ sâu tài chính. Sau đó, nghiên cứu đã tiến
hành hồi quy mô hình nghiên cứu bởi phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS và
tìm thấy rằng bản thân dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không có tác động
đáng kể đến tăng trưởng kinh tế ở mức ý nghĩa 10%. Nhưng dòng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của quốc gia
thông qua việc chuyển giao công nghệ. Cụ thể, tác giả cũng chỉ ra rằng hiệu ứng

tích cực của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế chỉ được
tìm thấy ở những quốc gia nhận đầu tư có đủ vốn con người. Các tác giả cũng lập
luận rằng, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp tích cực vào tăng trưởng
kinh tế của quốc gia nhận đầu tư khi quốc gia có đủ năng lực hấp thụ được các công
nghệ tiên tiến mà các nhà đầu tư đưa vào các quốc gia này.
De Mello (1999) đã giải thích ảnh hưởng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài tới tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia trên thế giới trong giai đoạn 1970 –
1999. Cụ thể, nghiên cứu thực hiện thu thập mẫu nghiên cứu dữ liệu dạng bảng bao
gồm 32 quốc gia thuộc OECD và không thuộc OECD trên thế giới. Đồng thời, mô
hình nghiên cứu của tác giả với tăng trưởng kinh tế được xem như là biến phụ thuộc
và các biến độc lập bao gồm dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư nội địa.
Sau đó, nghiên cứu đã tiến hành hồi quy mô hình nghiên cứu bởi phương pháp hồi


15

quy OLS, và các tác giả phát hiện rằng tác động tích cực của dòng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia phụ thuộc vào mức độ thay
thế và bổ sung giữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư nội địa của các
quốc gia ở mức ý nghĩa 10%. Hơn thế nữa, nghiên cứu của tác giả cũng cho rằng
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
thông qua quá trình tích lũy vốn và chuyển giao công nghệ, mà còn có thể ảnh
hưởng đến tăng trưởng thông qua sự gia tăng kiến thức do đào tạo lao động và các
kỹ năng mềm. Mặt khác, nghiên cứu cũng xác định rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp
ngoài chỉ có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia thuộc
OECD và không có tác động đáng kể tới tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia không
thuộc OECD.
Benoga và Sanchez - Robles (2003) giải thích tác động của dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài và tự do kinh tế tới tăng trưởng kinh tế của các quốc gia ở Mỹ
Latinh trong giai đoạn 1970 – 1999. Cụ thể, nghiên cứu thực hiện thu thập mẫu

nghiên cứu dữ liệu dạng bảng bao gồm 19 quốc gia ở Mỹ Latinh. Đồng thời, mô
hình nghiên cứu của tác giả với tăng trưởng kinh tế được xem như là biến phụ thuộc
và các biến độc lập bao gồm viện trợ nước ngoài, vốn con người, chỉ số tự do kinh
tế, chi tiêu chính phủ, lạm phxát. Sau đó, nghiên cứu đã tiến hành hồi quy mô hình
nghiên cứu bởi phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS và tìm thấy rằng dòng vốn
đầu tư trực tiếp có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc
gia trong mẫu nghiên cứu với mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy rằng, các quốc
gia thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài càng nhiều càng thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế tại các quốc gia sở tại. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy rằng vốn
con người, chỉ số tự do kinh tế có tương quan dương với tăng trưởng kinh tế tại các
quốc gia tại mức ý nghĩa 10%. Ngược lại, lạm phát và chi tiêu chính phủ lại cho
thấy mối tương quan âm với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia ở mức ý nghĩa
10%. Hơn thế nữa, các tác giả cũng cho rằng chỉ số tự do kinh tế, nợ công và lạm
phát có tác động đáng kể đến chính sách thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài.


16

Makki và Somwaru (2004) đã kiểm tra ảnh hưởng của dòng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài và độ mở thương mại tới tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang
phát triển trong giai đoạn 1971 - 2001. Cụ thể, nghiên cứu thực hiện thu thập mẫu
nghiên cứu dữ liệu dạng bảng bao gồm 66 quốc gia đang phát triển. Đồng thời, mô
hình nghiên cứu của tác giả với tăng trưởng kinh tế được xem như là biến phụ thuộc
và các biến độc lập bao gồm dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, độ mở thương
mại, vốn con người, đầu tư nội địa, lạm phát, chi tiêu chính phủ và thuế. Sau đó,
nghiên cứu đã tiến hành hồi quy mô hình nghiên cứu bởi phương pháp hồi quy
dường như không liên quan (SUR) và phương pháp hồi quy ba bước (3SLS) và tìm
thấy rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực tới tăng trưởng
kinh tế ở mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy rằng chính sách thu hút dòng vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể giúp quốc gia cải thiện tăng trưởng kinh tế. Hơn
thế nữa, nghiên cứu này không tìm thấy bằng chứng cho thấy vai trò của vốn con
người đối với hiệu ứng tích cực của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng
trưởng kinh tế như Borensztein và các cộng sự (1998) đã tìm thấy trước đó. Nhưng
các tác giả lại phát hiện rằng, các quốc gia sở tại sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn từ
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nếu độ mở thương mại quốc gia tương đối lớn.
Chowdhury và Mavrotas (2005) phân tích mối quan hệ giữa dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển trong
giai đoạn 1969 – 2000. Cụ thể, nghiên cứu thực hiện thu thập mẫu nghiên cứu dữ
liệu dạng bảng bao gồm 03 quốc gia: Chile, Malaysia và Thái Lan. Đồng thời, các
tác giả dựa trên phương pháp kiểm định nhân quả của Toda – Yamamoto áp dụng
cho hai biến tăng trưởng kinh tế và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Qua đó,
nghiên cứu tìm thấy rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không có tác động
nhân quả đến tăng trưởng kinh tế của Chile nhưng tăng trưởng kinh tế lại có ảnh
hưởng nhân quả đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điều này cho thấy rằng,
mặc dù việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế ở Chile nhưng khi nền kinh tế Chile càng tăng trưởng thì sẽ càng thu
hút được nhiều dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hơn thế nữa, ở Malaysia và


17

Thái Lan, nghiên cứu tìm thấy rằng cả dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng
trưởng kinh tế đều cho thấy mối quan hệ nhân quả với nhau ở mức ý nghĩa thống kê
5%. Cho thấy, khi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được nhận nhiều thì sẽ thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế của Malaysia và Thái Lan, khi tăng trưởng kinh tế ở 02
quốc gia này gia tăng thì sẽ thu hút được nhiều dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài hơn.
Li và Liu (2005) đã giải thích ảnh hưởng của FDI tới tăng trưởng kinh tế của
các quốc gia trên thế giới trong giai đoạn 1970 – 1999. Cụ thể, nghiên cứu thực hiện

thu thập mẫu nghiên cứu dữ liệu dạng bảng bao gồm 84 quốc gia đã phát triển và
đang phát triển trên thế giới. Đồng thời, mô hình nghiên cứu của tác giả với tăng
trưởng kinh tế được xem như là biến phụ thuộc và các biến độc lập bao gồm dòng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư nội địa, tăng trưởng dân số, vốn con người,
cơ sở hạ tầng, lỗ hỏng công nghệ. Sau đó, nghiên cứu đã tiến hành hồi quy mô hình
nghiên cứu bởi phương pháp hồi quy OLS với mô hình OLS gộp, mô hình ảnh
hưởng cố định và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên, qua đó, các tác giả tìm thấy rằng
bản thân dòng vốn FDI không có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của các
quốc gia ở mức ý nghĩa 10%. Nhưng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ có tác
động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua vốn con người. Từ đó thấy được,
các quốc gia có vốn con người cao thì khi thực hiện chính sách thu hút dòng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hơn thế nữa, các tác giả
cũng tìm thấy rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ có tác động tiêu cực đến
tăng trưởng kinh tế ở những quốc gia sở tại có lỗ hỏng công nghệ nhiều với quốc
gia của các nhà đầu tư.
Seetanah và Khadaroo (2007) đã phân tích ảnh hưởng của dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển trong
giai đoạn 1980 – 2000. Cụ thể, nghiên cứu thực hiện thu thập mẫu nghiên cứu dữ
liệu dạng bảng với 39 quốc gia đang phát triển ở Châu Phi. Đồng thời, mô hình
nghiên cứu của tác giả với tăng trưởng kinh tế được xem như là biến phụ thuộc và
các biến độc lập bao gồm FDI, đầu tư nội địa, đầu tư công và lực lượng lao động.


×