ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------
HÀ ANH TUẤN
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
GIAI ĐOẠN 2001 - 2015
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Hà Nội - 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------
HÀ ANH TUẤN
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
GIAI ĐOẠN 2001 - 2015
Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số
: 62 22 03 15
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ QUẾ
Hà Nội – 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS. TS Nguyễn Thị Quế. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Hà Anh Tuấn
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình
và giúp đỡ to lớn từ các thầy cô, đồng nghiệp và gia đình.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS.
Nguyễn Thị Quế - người đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện cho tôi nghiên
cứu trong suốt những năm vừa qua. Lòng tâm huyết với khoa học và với nghề của cô
không chỉ giúp tôi hoàn thành luận án, mà còn cho tôi những kinh nghiệm quý báu
trên con đường nghiên cứu khoa học.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Bộ môn Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như các thầy cô trong Khoa Lịch sử - Trường Đại
học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội đã dành thời gian cho tôi những nhận
xét, những kinh nghiệm quý báu và những lời động viên kịp thời trong những lúc khó
khăn nhất.
Tôi xin dành sự biết ơn tới người thân trong gia đình và bạn bè - những người
đã cùng tôi chia sẻ khó khăn, khích lệ tôi không ngừng cố gắng trong suốt thời gian
thực hiện luận án này. Đặc biệt, xin cảm ơn vợ tôi - người đã đồng hành với tôi trong
mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống, đã động viên kịp thời và là chỗ dựa vững
chắc để tôi có thể hoàn thành luận án.
Mặc dù đã cố gắng để có được thành quả tốt nhất, nhưng do năng lực còn hạn
chế, kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, nên cuốn luận án này chắc chắn sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
các thầy cô, đồng nghiệp, các nhà nghiên cứu và những người quan tâm để có thể tiếp
tục hoàn thiện đề tài luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án ............................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................. 4
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án ............................................... 5
6. Bố cục của luận án ..................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI ................................................................................................ 7
1.1. Những vấn đề liên quan đến đề tài luận án đã được nghiên cứu ............... 7
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ....................................................... 7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .................................................... 23
1.2. Đánh giá khái quát kết quả các công trình đã nghiên cứu liên quan đến luận
án và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu ........................................... 27
1.2.1. Đánh giá khái quát kết quả các công trình đã nghiên cứu liên quan đến
luận án.......................................................................................................... 27
1.2.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu .......................................... 29
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 31
CHƯƠNG 2: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỪ
NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015 ....................................................................... 32
2.1. Hoàn cảnh lịch sử giai đoạn 2001 - 2015 và khái quát đường lối và sự chỉ
đạo hoạt động đối ngoại của Đảng trước năm 2001 ...................................... 32
2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử giai đoạn 2001 - 2015 ............................................ 32
2.1.2. Khái quát đường lối, sự chỉ đạo hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản
Việt Nam trước năm 2001 ............................................................................ 41
2.2. Chủ trương đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến năm
2015 ............................................................................................................. 46
2.2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ đối ngoại.......................................................... 47
2.2.2. Nguyên tắc và phương châm đối ngoại ............................................... 50
2.2.3. Tư tưởng chỉ đạo và định hướng đối ngoại ......................................... 56
2.2.4. Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế và chủ động, tích cực hội nhập quốc
tế .................................................................................................................. 60
2.2.5. Bảo đảm sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng và sự quản lý, điều hành thống
nhất của Nhà nước đối với hoạt động đối ngoại ............................................ 64
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 68
CHƯƠNG 3: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG
ĐỐI NGOẠI GIAI ĐOẠN 2001 - 2015 ..................................................... 69
3.1. Chỉ đạo hoạt động ngoại giao nhà nước ................................................. 69
3.1.1. Phát triển ngoại giao song phương ...................................................... 69
3.1.2. Phát triển ngoại giao đa phương ......................................................... 95
3.1.3. Chỉ đạo hội nhập quốc tế .................................................................. 101
3.2. Chỉ đạo phát triển đối ngoại nhân dân ................................................. 102
3.2.1. Đối ngoại nhân dân song phương ..................................................... 104
3.2.2. Đối ngoại nhân dân trong các hoạt động đa phương ......................... 115
3.3. Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại của Đảng ............................................. 117
3.3.1. Đối với các Đảng Cộng sản cầm quyền và Đảng ở các nước láng giềng 118
3.3.2. Đối với các đảng cộng sản và công nhân .......................................... 121
3.3.3. Đối với các đảng cầm quyền, đảng tham gia chính quyền ................. 123
3.3.4. Đối với các đảng còn lại ................................................................... 126
3.3.5. Đối với với các hoạt động quốc tế và tập hợp lực lượng trong phong trào
cộng sản quốc tế ......................................................................................... 126
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 128
CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ...................................... 129
4.1. Nhận xét .............................................................................................. 129
4.1.1. Ưu điểm............................................................................................ 129
4.1.2. Hạn chế ............................................................................................ 137
4.2. Một số kinh nghiệm ............................................................................ 146
Tiểu kết chương 4 ...................................................................................... 158
KẾT LUẬN ............................................................................................... 159
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................ 162
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 163
PHỤ LỤC.................................................................................................. 176
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Tiếng Việt
Tiếng Anh
ADB
Ngân hàng Phát triển châu Á
The Asian Development Bank
AFTA
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
ASEAN Free Trade Agreement
AIPA
Hội đồng liên nghị viện các nước The ASEAN
Đông Nam Á
Assembly
APEC
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Asia-Pacific Economic Cooperation
Thái Bình Dương
ARF
Diễn đàn khu vực ASEAN
ASEAN Regional Forum
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Association of South East Asian
Nations
ASEM
Diễn đàn hợp tác Á - Âu
The Asia-Europe Meeting
BTA
Hiệp định thương mại tự do song Bilateral Trade Association
InterParliamentary
phương
CEPT
Chương trình thuế quan ưu đãi có Common Effective Preferential Tariff
hiệu lực chung
COC
Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
CPTPP
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến Comprehensive and Progressive
bộ xuyên Thái Bình Dương
Agreement for Trans-Pacific
Partnership
DOC
Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Declarration on Conduct of the
biển Đông
Parties in the South China Sea
EAS
Hội nghị cấp cao Đông Á
East Asia Sumit
EC
Cộng đồng châu Âu
European Community
ECOSOC
Hội đồng kinh tế - xã hội Liên Hợp United Nations Economic and Social
quốc
Council
EU
Liên minh châu Âu
EVFTA
Khu vực mậu dịch tự do Việt Nam - Vietnam - EU Free Trade Agreement
Liên minh châu Âu
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Code of Conduct for the South China
Sea
European Union
Foreign Direct Investment,
FTA
Hiệp định mậu dịch tự do
GATT
Hiệp ước chung về thuế quan và mậu General Agreement on Tariffs and
dịch
Trade
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
Gross Domestic Product
IMF
Quỹ tiền tệ quốc tế
International Monetary Fund
ISEAS
Viện nghiên cứu Đông Nam Á
Institute of Southeast Asian Studies
MDGs
Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
Millennium Development Goals
MIA
Mất tích trong chiến tranh
Missing in Action
ODA
Viện trợ phát triển chính thức
Official Development Assistance
PNTR
Quy chế quan hệ thương mại bình Permanent Normal Trade Relations
thường vĩnh viễn
POW
Tù binh trong chiến tranh
RCEP
Hiệp định Thương mại Tự do toàn Regional Comprehensive Economic
diện khu vực
SEANWFZ
Free Trade Agrements
Prisoner of War
Partnership
Hiệp ước khu vực Đông Nam Á Southeast Asian Nuclear Weapon
không có vũ khí hạt nhân
TTXVN
Thông tấn xã Việt Nam
USAID
Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ
Free Zone
United
States
Agency
International Development
UN
Liên Hợp quốc
United Nations
WB
Ngân hàng Thế giới
World Bank
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới
World Trade Organization
for
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đường lối, chủ trương, chiến lược đối ngoại của một quốc gia là tổng thể
các quan điểm xác định mục tiêu, phương châm, nguyên tắc, phương hướng, nhiệm
vụ và chỉ đạo các hoạt động đối ngoại mà quốc gia đó thể hiện với các chủ thể khác
trong quan hệ quốc tế nhằm mục đích thực hiện những lợi ích của quốc gia và của
giai cấp cầm quyền trong từng giai đoạn lịch sử. Năm 1945, với việc thành lập nhà
nước dân chủ cộng hòa đã khởi đầu cho sự hình thành đường lối, chủ trương, chính
sách đối ngoại của Đảng và nhà nước Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
xã hội bằng đường lối và chủ trương, thông qua nhà nước, nhà nước thực hiện vai trò
quản lý xã hội dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng. Đường lối, chủ trương,
chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước Việt Nam là sản phẩm thực tiễn cách
mạng Việt Nam và những biến đổi của tình hình chính trị thế giới.
Đối ngoại là sự kế tục chính sách đối nội, góp phần bảo đảm lợi ích, chủ quyền,
an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, tạo dựng, củng cố môi trường hòa bình để xây
dựng, phát triển và nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế; cho nên đối ngoại
là một trong lĩnh vực đặc thù của đảng cầm quyền ở mỗi quốc gia. Đối ngoại là một
lĩnh vực hoạt động xã hội mang tính công khai rộng rãi nhưng đồng thời cũng có tính
cơ mật của Đảng, Nhà nước; nó mang tính hữu nghị, hợp tác, đồng thời cũng có tính
chiến đấu, bảo vệ, tiến công và cạnh tranh quyết liệt; đối ngoại thể hiện đầy đủ trọn
vẹn tính quốc gia đồng thời mang tính quốc tế chân chính và sâu sắc. Do đó, Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động đối ngoại là lãnh đạo toàn diện và trực tiếp.
1.2. Trong bối cảnh hội nhập thế giới, khu vực phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh
địa - chính trị giữa các cường quốc nổi lên hiện nay, thì việc đổi mới, thực thi một
đường lối đối ngoại mềm dẻo, linh hoạt, vừa bảo đảm lợi ích quốc gia dân tộc, vừa tạo
dựng môi trường quốc tế hòa bình, hợp tác và phát triển cho đất nước là vấn đề có ý
nghĩa chiến lược đối với các quốc gia, dân tộc, nhất là với các nước đang phát triển.
Với vị thế địa chiến lược quan trọng, cầu nối trong khu vực Đông Nam Á năng động
về kinh tế, Việt Nam được xem là nằm ở tâm điểm của hợp tác và cạnh tranh chiến
1
lược của các nước lớn ở khu vực. Tình hình này đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho
hoạt động đối ngoại nhằm tạo dựng “không gian sinh tồn” an toàn của quốc gia.
1.3. Trong công cuộc đổi mới đất nước, mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra cho lĩnh
vực đối ngoại là phải thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa
phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại để “thêm bạn bớt thù”, tạo điều kiện
tối đa cho phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đất nước. Bước sang thế kỷ XXI,
những thành tựu kinh tế - xã hội của Việt Nam đã tạo ra động lực lớn cho quá trình
mở cửa và hội nhập quốc tế. Nhu cầu hội nhập quốc tế trở nên cấp thiết hơn bao giờ
hết, nhằm mở rộng thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, trong những năm đầu thế kỷ XXI, tư duy đối ngoại của
Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ về định hướng, mục
tiêu, nhiệm vụ đối ngoại nhằm thích nghi với sự biến động không ngừng của cục diện
thế giới và đáp ứng nhu cầu của đất nước. Từ “phá thế bao vây cấm vận, mở cửa”,
Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế” với phương
châm là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế,
phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai hoạt động đối ngoại dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, vẫn còn những hạn chế, trở ngại do nhận thức, tư
duy, nguồn lực... chưa theo kịp thực tiễn tình hình khu vực và thế giới. Vì vậy, việc
phân tích sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam qua chủ trương và quá trình
triển khai đường lối đối ngoại trong những năm đầu thế kỷ XXI, nêu những thành
công, hạn chế, từ đó rút ra kinh nghiệm là việc làm vừa có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn.
Với lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt
động đối ngoại giai đoạn 2001 - 2015” làm luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch
sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích của luận án
Luận án nghiên cứu làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng về đối ngoại trong giai
đoạn 2001 - 2015, qua đó đúc kết kinh nghiệm có thể vận dụng nhằm nâng cao hiệu
quả lãnh đạo của Đảng trong hoạt động đối ngoại hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Để đạt mục đích nghiên cứu đặt ra, luận án tập trung giải quyết những nhiệm
vụ nghiên cứu sau:
- Khái quát các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, từ đó rút ra
những nội dung cần kế thừa, những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện.
- Khái quát hoàn cảnh lịch sử và phân tích chủ trương đối ngoại của Đảng
Cộng sản Việt Nam giai đoạn 2001 - 2015
- Phân tích thực tiễn chỉ đạo đối ngoại sự dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam giai đoạn 2001 - 2015
- Nhận xét sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về hoạt động đối ngoại
giai đoạn 2001 - 2015 và rút ra kinh nghiệm
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo hoạt động đối ngoại giai đoạn 2001 - 2015.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động đối ngoại
trong bối cảnh Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và mở cửa
hội nhập.
- Về phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu: Mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc,
phương châm, quan điểm chỉ đạo, định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra từ
Đại hội IX đến Đại hội XI và quá trình chỉ đạo hoạt động đối ngoại (chỉ đạo hoạt
động ngoại giao Nhà nước, chỉ đạo hoạt động đối ngoại nhân dân và Đảng thực hiện
nhiệm vụ đối ngoại). Qua đó rút ra nhận xét và kinh nghiệm.
3
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu của luận án được giới hạn từ năm 2001
đến năm 2015 (Mốc thời gian 2001 là năm Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành
Đại hội IX, đặc biệt cũng trong năm này, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 07NQ/TƯ về hội nhập kinh tế quốc tế, cũng là năm có nhiều biến động trên thế giới
với sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0, chủ nghĩa khủng bố và sự trỗi dậy "không
hòa bình" của Trung Quốc; mốc thời gian năm 2015 là thời điểm tròn 30 năm, Việt
Nam sự nghiệp đổi mới, bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng đất nước theo định
hướng XHCN, trong đó có lĩnh vực đối ngoại)
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Luận án dựa chủ yếu vào các nguồn tư liệu sau:
- Các tác phẩm kinh điển của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin và Hồ Chí
Minh về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề quốc tế, về đoàn kết quốc tế, vấn
đề dân tộc và thời đại làm cơ sở lý luận cho luận án.
Các văn kiện của Đảng như: Cương lĩnh chính trị, văn kiện của các kỳ Đại hội
Đảng và các nghị quyết, chỉ thị quan trọng về đối ngoại hoặc liên quan đến đối ngoại
của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Đối ngoại Trung ương
trong thời kỳ đổi mới. Các văn bản của Chính phủ, Bộ Ngoại giao, tài liệu tổng kết, báo
cáo tổng hợp của một số bộ, ngành về công tác đối ngoại, ngoại giao… được lưu giữ tại
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, Thư viện Quốc gia, Cục lưu trữ thuộc Văn phòng Trung
ương Đảng, Phòng lưu trữ Bộ Ngoại giao, Bộ phận lưu trữ thuộc Văn phòng Chính phủ.
- Các công trình nghiên cứu, kỷ yếu hội thảo khoa học, các bài báo, tạp chí, sách
của các tác giả có uy tín ở trong và ngoài nước liên quan đến chủ trương đối ngoại
của Đảng và thực tiễn chỉ đạo hoạt động ngoại giao nhà nước, hoạt động đối ngoại
nhân dân và Đảng thực hiện nhiệm vụ đối ngoại thời kỳ này; Các tài liệu lưu trữ liên
quan đến giai đoạn nghiên cứu của đề tài. Một số tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo
Đảng và nhà nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
4
- Các nguồn thông tin được khai thác qua internet cũng được nghiên cứu sinh
sử dụng một cách có chọn lọc để làm rõ thêm một số nội dung có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu.
- Tác giả luận án cũng tham khảo các Luận án, Luận văn và các nguồn tư liệu
lưu trữ tại Thư viện Quốc gia, Thư viện Học viện Ngoại giao, Thư viện Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
4.2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế và đối ngoại.
- Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện luận án, tác giả chủ yếu sử dụng
phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Phương pháp lịch sử được quán triệt
trong phân kỳ, trình bày tiến trình ra đời, phát triển của mỗi chủ trương, chính sách
của Đảng và nhà nước, là cơ sở khoa học cho việc đúc rút các nhận xét và kết luận.
Phương pháp lôgic được thể hiện trong trình bày nội dung từng chương, tiết, đặc biệt
là những vấn đề mang tính khái quát như rút ra nhận xét, khái quát thành tựu và kinh
nghiệm. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như: phân tích, tổng
hợp, so sánh, đối chiếu, phương pháp nghiên cứu liên ngành...
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
- Luận án tái hiện những nét chính của hoàn cảnh lịch sử, nội dung, quá trình
triển khai đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 2001 - 2015.
- Thông qua việc nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống cả trên phương diện
lý luận cũng như thực tiễn chỉ đạo hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam
giai đoạn 2001 - 2015, luận án nêu những ưu điểm, chỉ ra những hạn chế và đúc kết
những kinh nghiệm bước đầu của Đảng trong quá trình lãnh đạo hoạt động đối ngoại
giai đoạn này. Kết quả nghiên cứu của luận án nhằm góp phần tiếp tục đổi mới và
tăng cường lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về hoạt động đối ngoại trong giai
đoạn tiếp theo.
- Kết quả của luận án góp phần quan trọng vào việc cung cấp các luận cứ khoa
5
học để làm sáng tỏ hơn các vấn đề lý luận và thực tiễn đổi mới sự lãnh đạo của Đảng
đối với hoạt động đối ngoại ở Việt Nam. Mặt khác, đây sẽ là những đóng góp trong
việc thực hiện chủ trương của Đảng trên phương diện tổng kết lý luận và thực tiễn thời
kỳ đổi mới.
- Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và
giảng dạy những nội dung về Lịch sử Đảng, về quan hệ quốc tế và đường lối đối
ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời, luận án góp phần vào việc nâng cao
kiến thức cho đội ngũ những người làm công tác đối ngoại, công tác giáo dục tuyên
truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng trên lĩnh vực đối ngoại trong các
nhà trường.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối đối ngoại của
Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 2001 - 2015
Chương 3: Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ đạo hoạt động đối ngoại giai đoạn
2001 - 2015
Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Những vấn đề liên quan đến đề tài luận án đã được nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về đối ngoại và ngoại giao nói chung
Nghiên cứu về đối ngoại, ngoại giao nói chung được sự quan tâm của rất nhiều
học giả, nhà nghiên cứu, cán bộ ngoại giao và các nhà lãnh đạo của Đảng và nhà nước,
trong đó, tiêu biểu là các cuốn sách, công trình nghiên cứu sau:
Đào Huy Ngọc (Chủ biên) (1997), ASEAN và sự hội nhập của Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách ra đời sau 2 năm Việt Nam là thành viên chính
thức của ASEAN, vì vậy cuốn sách đã trình bày khá rõ về quá trình ra đời và sự hợp
tác giữa các nước ASEAN trên các lĩnh vực. Theo các tác giả, hợp tác giữa các nước
ASEAN trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh chủ yếu là ở lĩnh vực chính trị, an ninh, hợp
tác trong các lĩnh vực kinh tế và văn hóa, xã hội còn khá mờ nhạt. Cuốn sách cũng
đánh giá quan hệ Việt Nam - ASEAN qua các giai đoạn lúc căng thẳng, đối đầu, lúc
hòa dịu, hợp tác.
Nguyễn Cơ Thạch (1998), Thế giới trong 50 năm qua (1945 - 1995) và thế
giới 25 năm tới (1996 - 2020), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã từng là Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao, trực tiếp tham dự cũng như hoạch định chính sách ngoại giao
trong những giai đoạn lịch sử quan trọng. Chính vì vậy, cuốn sách đem lại cách nhìn
rất rộng mở, đã phác họa xu thế phát triển của thế giới và sự thích ứng của Việt Nam.
Tác giả cung cấp cho người đọc tầm nhìn chiến lược trên bình diện quốc tế những
năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI. Đây có thể coi là những dự báo về tình hình thế
giới, khu vực trong thời điểm chuyển giao hai thế kỷ. Thông qua những nhận định và
dự báo đó, tác giả đồng thời cũng đưa ra những nhận định sự đổi mới của đường lối
đối ngoại Việt Nam, từ đó đưa ra đề xuất cần thiết giúp Việt Nam có thể bắt kịp xu
thế phát triển của thế giới.
Lưu Văn Lợi (1998), Ngoại giao Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.
Cuốn sách tổng kết lịch sử ngoại giao Việt Nam trong nửa thế kỷ (1945-1995) với
7
những sự kiện quan trọng như: quá trình đàm phán, thương lượng để đi đến ký kết
các văn kiện ngoại giao trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế
quốc Mỹ, tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt - Trung, Việt - Mỹ, khôi phục các
quan hệ cũ, thiết lập các quan hệ mới, hội nhập quốc tế và khu vực. Cuốn sách cung
cấp một nguồn tư liệu khá phong phú để tác giả có thể tìm hiểu rõ hơn cội nguồn của
những mối quan hệ phức tạp trong tam giác Mỹ - Trung Quốc - Việt Nam. Mối quan
hệ mà hệ quả của nó vẫn còn tác động rất lớn đến những thập niên đầu thế kỷ XXI.
Tuy nhiên, do cuốn sách được hoàn thành trong bối cảnh tư liệu vào thời điểm đó còn
hạn chế, vì vậy có một số quan điểm, nhận định không còn phù hợp.
Nguyễn Duy Quý (Chủ biên) (2002), Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ
XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã tập hợp cơ sở dữ liệu về tình hình
thế giới, nhất là tác động của sự phát triển khoa học công nghệ và toàn cầu hóa. Trên
cơ sở đó, tác giả chỉ ra những thời cơ và thách thức đối với Việt Nam trong bối cảnh
toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Đây là cơ sở để Đảng
Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đối ngoại phù hợp. Tác giả có nhiều nhận định khá
sát với tình hình thực tiễn diễn ra sau đó, tuy nhiên cũng có một số quan điểm không
chuẩn xác hoặc không phù hợp với thực tế lịch sử thế giới diễn ra sau đó. Mặc dù, còn
có một số hạn chế nhất định, nhưng cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị để nghiên
cứu về tình hình thế giới những năm đầu thế kỷ XXI.
Nguyễn Đình Bin (Chủ biên) (2002), Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, là công trình viết công phu về nền ngoại giao Việt Nam
kể từ khi giành được độc lập dân tộc. Cuốn sách được chia làm 5 chương gắn với
từng giai đoạn: giai đoạn giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng 1945 - 1946;
giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1947 - 1954; giai đoạn kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975; giai đoạn đất nước hòa bình xây dựng và đổi
mới 1975 - 2000 và chương cuối cùng trình bày về quá trình xây dựng ngành ngoại
giao Việt Nam 1945 - 2000. Công trình này đã làm rõ chủ trương, chính sách ngoại
giao của Đảng và Nhà nước Việt Nam ở từng thời kỳ, giai đoạn cách mạng. Các bước
triển khai hoạt động đối ngoại dưới sự lãnh đạo của Đảng được mô tả sinh động, cụ
8
thể, đồng thời đánh giá khách quan, trung thực những thành quả mà ngoại giao Việt
Nam đã đạt được suốt chiều dài lịch sử từ năm 1945 đến năm 2000. Mặc dù đây là
thời kỳ không nằm trong giai đoạn lịch sử nghiên cứu của luận án, tuy nhiên, nó cung
cấp dữ liệu quan trọng để tác giả có thể so sánh, đối chiếu.
Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Minh Sơn (Đồng chủ biên) (2003), Đối ngoại Việt
Nam truyền thống và hiện đại, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Đây là cuốn sách khái
quát một cách tổng thể về đối ngoại Việt Nam từ thời dựng nước cho đến những năm
đầu thế kỷ XXI. Cuốn sách cung cấp cho người đọc một cái nhìn khái quát nhất về đối
ngoại của Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Thông qua đó, cho thấy từ khi Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời, Đảng đã có sự kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những giá trị trong
truyền thống đối ngoại và ngoại giao Việt Nam. Tuy nhiên, cuốn sách được viết dưới
góc độ lịch sử ngoại giao và trải khắp một thời kỳ dài trong lịch sử, chính vì vậy nội
dung của cuốn sách chỉ mang tính khái quát, nhất là chưa tập trung nghiên cứu về quá
trình hình thành đường lối, sự chỉ đạo của Đảng trong hoạt động đối ngoại.
Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Văn Du (Đồng chủ biên) (2006), Chiến lược đối
ngoại của các nước lớn và quan hệ với Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ
XXI”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đây là cuốn sách do tập thể các tác giả nghiên
cứu với nhiều góc nhìn và cách tiếp cận khác nhau. Các tác giả đưa ra những định
hướng chiến lược, sách lược của Việt Nam trong quan hệ với các nước lớn trong hai
thập niên đầu thế kỷ XXI, nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các
nước lớn. Điều này giúp Việt Nam có thể khai thác thế mạnh của mình trong từng
mối quan hệ cụ thể theo tinh thần thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập,
tự chủ. Quan hệ giữa Việt Nam với các nước lớn là một nội dung quan trọng trong
đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuốn sách cung cấp nhiều tư
liệu quan trọng về vấn đề này khi nghiên cứu về đối ngoại. Tuy nhiên, do thời gian
của cuốn sách ra đời là năm 2006, trong khi thời gian nghiên cứu của luận án kéo
dài đến năm 2015, vì vậy nhiều quan điểm, nhận định không còn cập nhật và phù
hợp với giai đoạn nghiên cứu trong luận án.
Nguyễn Đức Bình (Chủ biên) (2007), Những đặc điểm lớn của thế giới đương
9
đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách khái quát về thế giới đương đại với
các đặc điểm: sự phát triển cách mạng khoa học công nghệ và đặc biệt là quá trình toàn
cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng phát triển. Từ đó, cuốn sách chỉ ra những cơ hội,
và đồng thời cũng nêu lên những thách thức đang đặt ra đối với Việt Nam. Mặc dù, một
số nhận định trong cuốn sách đến nay vẫn còn giá trị, nhưng với sự vận động và biến đổi
khó lường của tình hình thế giới những năm đầu thế kỷ XXI, nhiều quan điểm, nhận định
đưa ra không còn phù hợp và không đúng như những gì đã diễn ra. Cuốn sách là tài liệu
có giá trị giúp nghiên cứu sinh hiểu rõ hơn về hoàn cảnh lịch sử thế giới những năm đầu
thế kỷ XXI từ đó tác động đến quá trình hoạch định đường lối đối ngoại của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Tuy nhiên, do cuốn sách xuất bản vào năm 2007 nên nghiên cứu sinh cần
phải bổ sung thêm dữ liệu lịch sử cho đến năm 2015, là mốc thời gian kết thúc trong
nghiên cứu của đề tài luận án.
Vũ Dương Ninh (2007), Việt Nam - Thế giới và hội nhập (một số công trình
tuyển chọn), Nxb Giáo dục, Hà Nội. Đây là cuốn sách gồm 5 phần: Hồ Chí Minh quan điểm về đoàn kết quốc tế; Việt Nam - quan hệ quốc tế qua 60 năm chiến đấu và
xây dựng (1945-2005); Việt Nam - Đông Nam Á trên tiến trình hội nhập và phát triển;
Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc; Khoa học xã hội và nhân văn trong tiến
trình hội nhập quốc tế. Nội dung cuốn sách là tập hợp các công trình nghiên cứu của
GS Vũ Dương Ninh trong hơn nửa thế kỷ, đó là các công trình nghiên cứu về lịch sử
cận đại - hiện đại và lịch sử quan hệ quốc tế. Trong đó, nhấn mạnh các nội dung về
quan điểm đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh, về quan hệ đối ngoại của
Việt Nam qua 60 năm (1945 - 2005), đặc biệt là nghiên cứu về quan hệ Việt Nam ASEAN, về phong trào giải phóng dân tộc. Tác giả cũng dành một thời lượng đáng
kể nghiên cứu về một số vấn đề bức thiết như: về giáo dục Việt Nam trước xu thế
toàn cầu hóa, đổi mới chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam... Đây là một tài liệu có
giá trị để nghiên cứu sinh tham khảo trong việc hoàn thành luận án của mình, nhất là
trong vấn đề nghiên cứu về hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Thị Lệ (2007), Chiến lược an
ninh quốc gia của Mỹ với Đông Nam Á sau Chiến tranh Lạnh, Nxb Lý luận chính trị,
10
Hà Nội. Cuốn sách chia làm 5 chương: Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ (19912000); Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ những năm đầu thế kỷ XXI; Đông Nam
Á sau chiến tranh Lạnh và vị trí của nó trong chiến lược an ninh quốc gia Mỹ; Sự
triển khai chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ ở Đông Nam Á; Tác động của việc
triển khai chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ với Đông Nam Á và Việt Nam. Cuốn
sách làm rõ một cách hệ thống bối cảnh hình thành, nội dung, những bước điều chỉnh
chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh, trong đó chú trọng
phân tích việc triển khai chiến lược này ở Đông Nam Á, nhằm nhận thức sâu sắc hơn
ý đồ chiến lược của Mỹ tại đây. Đồng thời, các tác giả đánh giá những tác động chủ
yếu của việc Mỹ triển khai chiến lược an ninh quốc gia đối với khu vực Đông Nam
Á nói chung và Việt Nam nói riêng thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh. Thông qua việc tìm
hiểu ý đồ chiến lược của Mỹ giúp cho tác giả luận án có thể hiểu rõ hơn cơ sở của
việc đề ra các chủ trương, đường lối với các nước lớn (nhất là đối với Mỹ). Tuy nhiên
cuốn sách cũng có hạn chế do nội dung chính chỉ đề cập đến vấn đề chiến lược an
ninh quốc gia, trong khi nội dung của luận án nghiên cứu về đường lối đối ngoại trên
nhiều lĩnh vực khác nhau: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội...
Vũ Đình Hòe, Nguyễn Hoàng Giáp (Đồng chủ biên) (2008), Hợp tác chiến
lược Việt - Nga: Những quan điểm, thực trạng và triển vọng, Nxb Chính trị - Hành
chính, Hà Nội. Cuốn sách do nhiều tác giả biên soạn, nghiên cứu về quá trình hợp tác
Việt - Nga trên các lĩnh vực khác nhau. Các tác giả cũng chỉ ra những hạn chế còn
gặp phải trong quan hệ Việt - Nga và nhận định quan hệ giữa hai nước chưa tương
xứng với tiềm năng vốn có, cũng như chưa ngang tầm của mối quan hệ đối tác chiến
lược mà hai bên đã ký kết. Trên cơ sở đó, cuốn sách đưa ra một số kiến nghị để thúc
đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược hai nước thời gian tiếp theo. Quan hệ với các nước
lớn là một nội dung quan trọng được đề cập trong luận án, trong đó Nga là một nước lớn,
có tầm ảnh hưởng và được Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt chú trọng. Chính vì vậy,
cuốn sách cung cấp cho nghiên cứu sinh nhiều số liệu, tư liệu quan trọng có giá trị. Do
cuốn sách được xuất bản vào năm 2008, vì vậy nhiều tư liệu không còn cập nhật mà chỉ
là một kênh để nghiên cứu sinh tham khảo.
11
Nguyễn Dy Niên (2008), Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách phân tích nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng
ngoại giao Hồ Chí Minh, làm nổi bật phương pháp, phong cách và nghệ thuật ngoại
giao Hồ Chí Minh. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thế giới và nhiệm vụ cách
mạng Việt Nam, đưa đến nhận định, trong những năm tiếp theo sẽ có nhiều yếu tố
thuận lợi cho việc thúc đẩy quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế. Qua đó, tác giả
đưa đến nhận định việc vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là hết sức cần
thiết để quan hệ đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn mới phát triển hơn. Đây là cuốn
sách mà nghiên cứu sinh có thể tham khảo nhằm hiểu rõ hơn cơ sở lý luận của việc
Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra đường lối đối ngoại nói chung, đường lối đối ngoại
từ năm 2001 đến 2015 nói riêng.
Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Hoàng Giáp, Mai Hoài Anh (2008), Phong trào
chống mặt trái của toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội. Cuốn sách đã phân tích khái quát về xu thế toàn cầu hóa. Theo đó, toàn
cầu hóa là xu thế tất yếu. Sự ra đời của phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa ,
mục tiêu, tính chất, đặc điểm, nội dung và hình thức của phong trào chống mặt trái của
toàn cầu hóa. Việt Nam với phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa, vấn đề đặt ra
và một vài khuyến nghị. Đây là một nội dung được đề cập trong đề tài luận án. Phong
trào chống mặt trái của toàn cầu hóa đang ngày càng tác động rất lớn đến nhiều quốc
gia, trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu về vấn đề này, để mỗi quốc gia có nhận định
đúng từ đó đưa ra chủ trương phù hợp, một mặt vẫn đảm bảo theo kịp và bắt nhịp với
xu thế của thời đại, nhưng mặt khác cũng đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục
những mặt hạn chế của xu thế toàn cầu hóa đối với quốc gia.
Ban nghiên cứu lịch sử Ngoại giao - Bộ Ngoại giao (2009), Vận dụng tư tưởng
đối ngoại Hồ Chí Minh thời kỳ hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đây
là công trình nghiên cứu về vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh thời kỳ hội
nhập quốc tế do nhiều tác giả nghiên cứu, với nhiều vấn đề cốt lõi như: vấn đề độc
lập tự chủ gắn liền với đoàn kết, hợp tác quốc tế trong thời kỳ đổi mới và mở cửa hội
nhập; vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; vấn đề kết hợp sức mạnh
12
dân tộc với sức mạnh thời đại. Công trình cung cấp nhiều vấn đề về lý luận và thực
tiễn cũng như việc vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh trong tình hình mới.
Đem lại nhiều góc nhìn khác nhau giúp tác giả có thêm cách tiếp cận mới.
Vũ Khoan (2010), Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách được chia làm 5 giai đoạn: Giai đoạn từ năm 1941
đến ngày 2-9-1945; Giai đoạn từ ngày 2-9-1945 đến ngày 19-12-1946; Cuộc kháng
chiến chống Thực dân Pháp và hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Giai
đoạn từ năm 1954 đến năm 1964; Giai đoạn từ năm 1965 đến cuối năm 1969. Cuốn
sách tổng kết những bài học chủ yếu và kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực ngoại
giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi Cách mạng tháng Tám thành công cho đến khi
Người qua đời. Từ đó rút ra bài học cần thiết để vận dụng trong giai đoạn mới nhằm
phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cuốn sách là tài liệu
tham khảo có giá trị để nghiên cứu sinh có thể hiểu một cách tổng quát nhất về tư
tưởng và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh, qua đó thấy được Đảng Cộng sản Việt
Nam đã kế thừa và vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ngoại giao trong
thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Bên cạnh những giá trị mà cuốn sách đem lại,
do đây là cuốn sách viết dưới dạng biên niên sự kiện, vì vậy những nội dung về chủ
trương, đường lối, sự chỉ đạo về đối ngoại không thể hiện rõ.
Bùi Thị Phương Lan (2011), Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ (1994 - 2010), Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội. Tương tự như cuốn Hợp tác chiến lược Việt - Nga: Những
quan điểm, thực trạng và triển vọng đã đề cập ở trên, cuốn sách này tập trung đề cập
đến quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là một nước lớn, với sức mạnh và tiềm lực
của mình, đây là quốc gia có tác động rất lớn đến cục diện thế giới. Trong cuốn sách
này, tác giả nghiên cứu bối cảnh trước khi bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa
Kỳ cho đến thời điểm Hoa Kỳ tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt
Nam. Tiếp đó, cuốn sách đi sâu nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai nước từ năm 1995
(khi bắt đầu bình thường hóa) cho đến năm 2010. Trên cơ sở đó, tác giả xác định vị trí
của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ tại châu Á khi bước vào thế kỷ
XXI, đồng thời đưa ra những cơ sở cho việc phát triển mối quan hệ giữa hai nước và
13
dự báo triển vọng của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Đây là một cuốn sách có nội dung
phong phú, nhiều nguồn tư liệu mà tác giả có thể tham khảo để nghiên cứu và hoàn
thiện nội dung về chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng trong mối quan hệ với các nước
lớn, đặc biệt là với Hoa Kỳ.
Nguyễn Khắc Huỳnh (2011), Ngoại giao Việt Nam góc nhìn và suy ngẫm, Nxb
Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. Cuốn sách tập trung vào phân tích, đánh giá 3
sự kiện ngoại giao quan trọng trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc (1945 1975). Đặc biệt, tác giả cũng tái hiện hoạt động ngoại giao Việt Nam trong 25 năm
Đổi mới (1986 - 2010) với nhiều thành công rực rỡ, từ sự phân tích, đánh giá đúng
tình hình và xu thế quốc tế, tình hình trong nước để đi đến đổi mới toàn diện đất nước,
đặc biệt là sự đổi mới tư duy, mở rộng quan hệ đối ngoại, giúp Việt Nam phá thế bao
vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tiến đến chủ động và tích cực hội nhập quốc
tế. Tác giả là người trực tiếp tham dự nhiều sự kiện quan trọng trong giai đoạn này,
chính vì vậy có nhiều tư liệu rất sinh động, đáng tin cậy. Nhưng cũng chính điều này
có những hạn chế, đó là góc nhìn của cá nhân đối với sự kiện lịch sử. Vì vậy, khi sử
dụng tư liệu cần có sự tham khảo, đối chiếu và so sánh với các nguồn tư liệu khác.
Nguyễn Hoàng Giáp (Chủ biên) (2013), Cạnh tranh chiến lược ở khu vực Đông
Nam Á giữa một số nước lớn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. Đây
là cuốn sách do nhiều tác giả biên soạn. Cuốn sách trình bày nội dung cơ bản trong chiến
lược của các nước lớn với Đông Nam Á, cũng như sự cạnh tranh ảnh hưởng của các
nước lớn (mà chủ yếu là Mỹ và Trung Quốc) đối với khu vực nhằm thực hiện mục tiêu
chiến lược của mình. Ngoài ra, cuốn sách cũng phân tích những tác động của sự cạnh
tranh này đối với ASEAN và Việt Nam. Với Việt Nam, sự cạnh tranh giữa các nước
lớn ở khu vực đang tác động theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Một mặt, nó
tạo điều kiện cho Việt Nam tăng cường thúc đẩy hợp tác với các nước lớn, tận dụng
các nguồn lực để phát triển kinh tế đất nước, nhưng mặt khác cũng đặt ra nhiều thách
thức, nhất là trong việc bảo vệ nền độc lập của dân tộc trước những tính toán chiến
lược của các nước lớn. Tuy nhiên, cuốn sách được viết dưới góc độ tiếp cận của ngành
quốc tế học, do vậy với luận án ngành lịch sử, chuyên ngành lịch sử Đảng, thì những
14
nội dung của cuốn sách cung cấp thêm một góc nhìn mới về lĩnh vực mà đề tài luận án
nghiên cứu.
Vũ Dương Ninh (2015), Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam 1940 - 2010, Nxb
Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. Cuốn sách đã phác họa một cách hệ thống về quan
hệ đối ngoại của Việt Nam trong 70 năm (1940 - 2010). Cuốn sách đã trình bày những
nội dung cơ bản về đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Đồng thời, cuốn sách cũng đề cập đến những diễn biến trong quan hệ đối ngoại với các
nước trên thế giới trong từng giai đoạn lịch sử. Thông qua đó, tác giả đưa ra những
nhận định, đánh giá chung và rút ra một số kinh nghiệm lịch sử. Đây là cuốn sách tham
khảo khá hữu ích, giúp người đọc có được cái nhìn tổng quan, khái quát qua nhiều giai
đoạn lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, nó còn sơ lược, chưa đi sâu vào các giai đoạn cụ
thể. Mặt khác, cuốn sách được trình bày dưới góc độ của lịch sử ngoại giao, chính vì
vậy tác giả chưa tập trung đi sâu vào quá trình hình thành đường lối đối ngoại, sự chỉ
đạo cũng như kết quả đạt được từ quá trình đó.
Nguyễn Văn Lan, Nguyễn Viết Thảo (Đồng chủ biên) (2015), Việt Nam và
ASEAN: 20 năm hợp tác, phát triển (1995 - 2015), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Cuốn
sách là công trình của nhiều tác giả, được xuất bản nhân kỷ niệm 20 năm Việt Nam
gia nhập ASEAN. Cuốn sách khái quát về sự ra đời của ASEAN, quá trình gia nhập
và những đóng góp của Việt Nam cho tổ chức này. Đồng thời, các tác giả cũng trình
bày ba lĩnh vực hợp tác cụ thể: Chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội là các
lĩnh vực trụ cột để xây dựng Cộng đồng ASEAN. Ngoài ra, cuốn sách cũng chỉ rõ
hợp tác Việt Nam - ASEAN bên cạnh những thuận lợi cơ bản thì vẫn còn gặp phải
nhiều khó khăn, thách thức cần phải khắc phục. Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất các
giải pháp để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và ASEAN. Về thời gian nghiên
cứu (1995 - 2015) cũng bao quát cả thời gian mà luận án nghiên cứu (2001-2015), vì
vậy cuốn sách cung cấp nhiều tư liệu, góc nhìn về nội dung mà nghiên cứu sinh quan
tâm. Tuy nhiên, vì không phải là cuốn chuyên khảo, mà chỉ là tập hợp các bài viết,
nên cuốn sách không có cái nhìn bao quát, hệ thống về quá trình hợp tác Việt Nam ASEAN. Mặt khác, cuốn sách chỉ tập trung vào nội dung hợp tác mà hầu như không
15
đề cập đến chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về quá trình gia nhập
và hợp tác với ASEAN.
Đinh Thế Huynh, Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn Hiền, Nguyễn Viết
Thông (Đồng chủ biên) (2015), 30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam, Nxb Chính
trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. Đây là cuốn sách khái quát những thành tựu, hạn chế
của Việt Nam trong 30 đổi mới đất nước. Các tác giả đã khái quát tình hình thế giới
và trong nước, tác động đến việc Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành đổi mới toàn
diện đất nước, trong đó có đổi mới tư duy đối ngoại. Trong cuốn sách này, có dành
một chương để khái quát về đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Đặc biệt, cuốn sách đã làm rõ sự phát triển về nhận thức của Đảng về
đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế trong những năm đầu thế kỷ XXI. Đây là
những nội dung mà nghiên cứu sinh có thể tham khảo để hoàn thành đề tài luận án.
Nguyễn An Hà (2015), Tác động của toàn cầu hóa đến quá trình phát triển của
một số nền kinh tế chuyển đổi Đông Âu và Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Cuốn sách đề cập đến các đặc trưng và xu thế vận động của tiến trình toàn cầu hóa. Tác
động của toàn cầu hóa đến quá trình phát triển của một số nền kinh tế chuyển đổi trong
hai thập niên đầu thế kỷ XXI, trong đó có Việt Nam. Theo tác giả, quá trình toàn cầu
hóa sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, trong đó vấn đề đầu tư
nước ngoài, việc làm và phát triển nguồn nhân lực là những vấn đề cần được quan tâm.
Trên cơ sở đó, cuốn sách đã đưa ra những giải pháp ứng phó đối với Việt Nam trong
quá trình toàn cầu hóa. Đây là một nội dung rất quan trọng cần lưu tâm khi nghiên cứu
về đối ngoại nói chung cũng như Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại nói riêng.
Trần Thị Minh Tuyết (2016), Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, Nxb Chính
trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. Đây là cuốn sách chuyên khảo nghiên cứu về quá trình
hình thành và phát triển cũng như những nội dung cơ bản nhất trong tư tưởng ngoại
giao của Hồ Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng đó trong hoạt động đối ngoại của
Đảng và Nhà nước hiện nay. Cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu, nguồn tư
liệu phong phú, là tài liệu có giá trị để tham khảo trong nghiên cứu cơ sở hình thành
đường lối đối ngoại cũng như sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
16