Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Phân tích sự tác động các chỉ số của bộ ba bất khả thi đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 152 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------oOo---------

ĐẶNG TÙNG LINH

PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CÁC CHỈ SỐ CỦA BỘ BA
BẤT KHẢ THI ĐẾN LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------oOo---------

ĐẶNG TÙNG LINH

PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CÁC CHỈ SỐ CỦA BỘ BA
BẤT KHẢ THI ĐẾN LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân Hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:



TS. THÂN THỊ THU THỦY

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tác giả, được thực
hiện trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết cơ bản, kế thừa các nghiên cứu trước đây
và thực tiễn nền kinh tế Việt Nam dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Thân Thị
Thu Thủy. Các số liệu, kết quả nghiên cứu sử dụng trong luận văn này được trích
dẫn một cách đầy đủ, có nguồn gốc rõ ràng.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013
Tác giả

Đặng Tùng Linh


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ..................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .................................................................................. viii
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do lựa chọn đề tài .........................................................................................1
2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................2

3. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2
4. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3
6. Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................3
7. Kết cấu luận văn ................................................................................................3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CÁC CHỈ SỐ CỦA BỘ BA BẤT KHẢ THI
ĐẾN LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ............................................... 4
1.1 Tổng quan về các chỉ số của bộ ba bất khả thi..............................................4
1.1.1 Lý thuyết bộ ba bất khả thi ............................................................................4
1.1.1.1 Mô hình Mundell-Fleming, điểm khởi đầu cho lý thuyết bộ ba bất khả
thi ......................................................................................................................4
1.1.1.2 Lý thuyết bộ ba bất khả thi ...................................................................4
1.1.1.3 Thuyết tam giác mở rộng của Yigang và Tangxian ..............................7
1.1.2 Các chỉ số của bộ ba bất khả thi ....................................................................8
1.2 Tổng quan về lạm phát và tăng trưởng kinh tế ..........................................11


ii

1.2.1 Khái niệm về lạm phát .................................................................................11
1.2.2 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế ................................................................11
1.2.3 Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ......................................11
1.3 Sự tác động các chỉ số của bộ ba bất khả thi đến lạm phát và tăng trưởng
kinh tế....................................................................................................................13
1.4 Sự cần thiết phải nghiên cứu sự tác động các chỉ số của bộ ba bất khả thi
đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế. ................................................................16
Kết luận chương 1 ....................................................................................................... 20
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CÁC CHỈ SỐ CỦA BỘ BA BẤT KHẢ THI

ĐẾN LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM .............. 21
2.1 Thực trạng lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam .......................21
2.2 Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá, chính sách tự do hóa luân
chuyển vốn và chính sách tiền tệ tại Việt Nam .................................................25
2.2.1 Thực trạng điều hành chính sách ổn định tỷ giá ..........................................25
2.2.2 Thực trạng điều hành chính sách tự do hóa luân chuyển vốn .....................31
2.2.2.1 Thực trạng điều hành chính sách đối với dòng vốn vào Việt Nam ....31
2.2.2.2 Thực trạng điều hành chính sách đối với dòng vốn đầu tư ra nước
ngoài ................................................................................................................34
2.2.3 Sự độc lập trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam .......................37
2.3 Phân tích sự tác động các chỉ số của bộ ba bất khả thi đến lạm phát và
tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam .......................................................................40
2.3.1 Kiểm định sự tồn tại của bộ ba bất khả thi tại Việt Nam. ...........................40
2.3.1.1 Mô hình kiểm định ..............................................................................41
2.3.1.2 Mô tả dữ liệu .......................................................................................41
2.3.1.3 Kết quả kiểm định sự tồn tại của bộ ba bất khả thi .............................46


iii

2.3.2 Phân tích sự tác động các chỉ số của bộ ba bất khả thi đến lạm phát và tăng
trưởng kinh tế tại Việt Nam ..................................................................................48
2.3.2.1 Mô hình kiểm định ..............................................................................48
2.3.2.2 Số liệu ước lượng ................................................................................49
2.3.2.3 Kết quả kiểm định tác động các chỉ số của bộ ba bất khả thi đến lạm
phát ..................................................................................................................49
2.3.2.4 Kết quả kiểm định tác động các chỉ số của bộ ba bất khả thi đến tăng
trưởng kinh tế ..................................................................................................53
Kết luận chương 2 ....................................................................................................... 57
CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP GIA TĂNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CÁC CHỈ SỐ CỦA BỘ BA
BẤT KHẢ THI NHẰM KIỂM SOÁT LẠM PHÁT VÀ THÚC ĐẨY TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM .................................................................... 58
3.1 Định hướng và mục tiêu lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam .58
3.2 Nhóm giải pháp đối với chính sách tỷ giá ....................................................59
3.2.1 Tỷ giá ở Việt Nam nên được linh hoạt theo đúng bản chất của cơ chế tỷ giá
thả nổi có điều tiết .................................................................................................60
3.2.2 Thường xuyên tuyên truyền và công bố các thông tin vĩ mô quan trọng ....62
3.2.3 Kiểm soát và tiến tới loại bỏ thị trường ngoại tệ tự do ................................62
3.3 Nhóm giải pháp đối với chính sách hội nhập tài chính ..............................63
3.3.1 Có lộ trình mở cửa với các dòng vốn vào, ưu tiên các dòng vốn dài hạn, ổn
định và kiểm soát các dòng vốn ngắn hạn bất ổn định, dễ bị đảo ngược .............63
3.3.1.1 Ưu tiên thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có chọn lọc theo
hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư ..............................................64
3.3.1.2 Kiểm soát phù hợp đối với dòng vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài
vào trong nước ................................................................................................65
3.3.2 Chú trọng hơn đối với vấn đề đầu tư ra nước ngoài ....................................66


iv

3.4 Nhóm giải pháp đối với chính sách tiền tệ...................................................68
3.4.1 Cần thiết lập mục tiêu của chính sách tiền tệ...............................................68
3.4.2 Phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiểm soát
lạm phát.................................................................................................................69
3.4.3 Gia tăng sự độc lập của Ngân hàng Nhà nước trong thực thi chính sách tiền
tệ............................................................................................................................70
3.5 Tăng cường dự trữ ngoại hối ........................................................................71
3.5.1 Cần phải cải thiện cán cân thương mại ........................................................72
3.5.2 Tiếp tục thu hút ngoại tệ về Ngân hàng Nhà nước ......................................72

3.5.3 Đa dạng hóa các loại ngoại tệ dự trữ ...........................................................73
3.6 Đề xuất mô hình điều hành bộ ba bất khả thi tại Việt Nam ......................74
Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 75
KẾT LUẬN CHUNG.................................................................................................. 76


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACI

: Joshua Aizenman, Menzie Chinn và Hiro Ito

ADB

: Ngân hàng phát triển Châu Á

COMMOD – LDC

: Các nước đang phát triển xuất khẩu hàng hóa

CSTK

: Chính sách tài khóa

CSTT

: Chính sách tiền tệ

DTNH


: Dự trữ ngoại hối

EMG

: Các nước thị trường mới nổi

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FED

: Cục dự trữ liên bang Mỹ

FPI

: Đầu tư gián tiếp nước ngoài

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

ICOR

: Hệ số hiệu quả đầu tư

IDC

: Các nước công nghiệp hóa


IFS

: Thống kê tài chính quốc tế

IMF

: Quỹ tiền tệ quốc tế

LDC

: Các nước đang phát triển

Non-EMG

: Các nước đang phát triển không phải thị trường mới nổi

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHTM

: Ngân hàng thương mại

NHTW

: Ngân hàng trung ương

TTCK


: Thị trường chứng khoán

USD

: Đô la Mỹ

VND

: Việt Nam đồng

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới


vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 : Tốc độ tăng trưởng

P và chỉ số giá CPI giai đoạn 2002 –

2012 .......................................................................................... 22
Biểu đồ 2.2 : So sánh CPI của Việt Nam và một số quốc gia châu Á giai đoạn
2002 - 2012 ................................................................................ 23
Biểu đồ 2.3 : Cán cân tổng thể và tỷ giá VN /US giai đoạn 2002 – 2012 .. 27
Biểu đồ 2.4 : Tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do VN /US giai đoạn
2002-2012 ................................................................................. 28
Biểu đồ 2.5 : F I vào Việt Nam giai đoạn 2002 – 2012 ................................ 33

Biểu đồ 2.6 : FPI vào ròng Việt Nam giai đoạn 2002 – 2012 ........................ 34
Biểu đồ 2.7 : F I ra nước ngoài giai đoạn 2002 – 2012 ................................ 35
Biểu đồ 2.8 : Tăng trưởng GDP, cung tiền M2 và chỉ số giá tiêu dùng ......... 37
Biểu đồ 2.9 : So sánh tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 và tăng trưởng GDP
của Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan .................................. 38
Biểu đồ 2.10: Các chỉ số MI, ERS, KO tại Việt Nam giai đoạn 2002-2012 .... 42
Biểu đồ 2.11: Mẫu hình kim cương tại Việt Nam giai đoạn 2002 - 2012 ...... 45
Biểu đồ 2.12: Chuỗi số liệu GDPG, INF của Việt Nam .................................. 49


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Những thời điểm thay đổi biên độ giao dịch tỷ giá VN /US
trong giai đoạn 2002 – 2012 ............................................................ 26
Bảng 2.2: Những thời điểm thay đổi tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức
trên 1% so với ngày hôm trước trong giai đoạn 2008-2011 ............ 30
Bảng 2.3: Kết quả thống kê mô tả các chỉ số MI, ERS, KO, IR của bộ ba bất
khả thi tại Việt Nam giai đoạn 2002-2012 ..................................... 43
Bảng 2.4: Kết quả ước lượng trọng số của các chỉ số MI, ERS, KO của bộ ba
bất khả thi tại Việt Nam .................................................................. 46
Bảng 2.5: Tổng có trọng số của các chỉ số của bộ ba bất khả thi theo quý tại
Việt Nam.......................................................................................... 47
Bảng 2.6: Kết quả kiểm định tác động các chỉ số của bộ ba bất khả thi đến
lạm phát tại Việt Nam ...................................................................... 50
Bảng 2.7: Kết quả kiểm định tác động các chỉ số của bộ ba bất khả thi đến
tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam...................................................... 53


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1

: Tam giác bộ ba bất khả thi ........................................................ 05

Hình 1.2

: Mẫu hình kim cương ở nhóm các nước mới nổi ...................... 06

Hình 1.3

: Thuyết tam giác mở rộng của Yigang và Tangxian .................. 07

Hình 1.4

: Tam giác bộ ba bất khả thi ở các nước Mexico, Hàn Quốc,
Argentina và các nước khác những năm 1990 ........................... 17

Hình 3.1

: Hướng điều chỉnh ERS, KO, IR, MI tại Việt Nam ................... 75


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Lý thuyết bộ ba bất khả thi là một lý thuyết kinh tế nền tảng, phổ biến trong
kinh tế học vĩ mô. Theo đó, các quốc gia luôn đối diện trước sự lựa chọn các mục

tiêu kinh tế vĩ mô sao cho đạt được cân bằng qua lại giữa những lợi ích kinh tế, đó
là các mục tiêu ổn định tỷ giá hối đoái, độc lập trong điều hành chính sách tiền tệ và
hội nhập tài chính. Bộ ba bất khả thi đã được ứng dụng và ngày càng có ý nghĩa
quan trọng trong thực tiễn điều hành chính sách kinh tế vĩ mô tại nhiều quốc gia,
một quốc gia sẽ khó tránh khỏi khủng hoảng nếu như không tuân theo nguyên lý
của bộ ba bất khả thi. Chính vì tầm quan trọng như vậy nên đã có những nghiên cứu
thực nghiệm của nhiều chuyên gia kinh tế trên thế giới chứng minh sự tồn tại của bộ
ba bất khả thi trong thực tế, sự thay đổi và đánh đổi của các chỉ số bộ ba bất khả thi
theo thời gian, nghiên cứu sự tác động các chỉ số của bộ ba bất khả thi đến nền kinh
tế vĩ mô. Kết quả của những nghiên cứu này giúp những nhà điều hành chính sách ở
mỗi quốc gia có định hướng để có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp cho việc điều
hành bộ ba bất khả thi.
Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức WTO, cùng với đó là sự mở rộng các quan
hệ kinh tế, thương mại với các nước, nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu
rộng vào kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, lý thuyết bộ ba bất khả thi cần được
nghiên cứu kỹ lưỡng, vấn đề đặt ra cho các nhà điều hành chính sách là lựa chọn cơ
chế tỷ giá, điều hành chính sách tiền tệ và ứng xử với các dòng vốn quốc tế như thế
nào để có thể đưa ra được những nhận định đúng đắn, từ đó tạo được sự tăng trưởng
bền vững của nền kinh tế. Chính vì lý do này, tác giả chọn đề tài “Phân tích sự tác
động các chỉ số của bộ ba bất khả thi đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại Việt
Nam” để xem xét tác động của việc theo đuổi các mục tiêu của bộ ba bất khả thi đến
lạm phát và tăng trưởng kinh tế, những nội dung này là cần thiết để có thể tìm hiểu
những vấn đề trong điều hành kinh tế Việt Nam nhằm kiểm soát lạm phát và thúc
đẩy kinh tế tăng trưởng.


2

2. Câu hỏi nghiên cứu
- Các mục tiêu ổn định tỷ giá, tự do hóa tài chính và độc lập trong điều hành

chính sách tiền tệ đang được các nhà điều hành chính sách tại Việt Nam theo đuổi
như thế nào?
- Bộ ba bất khả thi có tồn tại ở Việt Nam, hay nói cách khác là có hay không
sự đánh đổi trong việc lựa chọn chính sách vĩ mô ở Việt Nam?
- Sự tác động các chỉ số của bộ ba bất khả thi đến lạm phát và tăng trưởng
kinh tế tại Việt Nam như thế nào?
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Đúc kết lý luận tổng quan về sự tác động các chỉ số của bộ ba bất khả thi
đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
- Phân tích quá trình theo đuổi 3 mục tiêu chính sách của bộ ba bất khả thi: ổn
định tỷ giá, tự do hóa tài chính và độc lập trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt
Nam.
- Đo lường sự biến động của các chỉ số bộ ba bất khả thi ở Việt Nam trong
giai đoạn 2002-2012, từ đó thấy được sự thay đổi trong lựa chọn chính sách bộ ba
bất khả thi ở Việt Nam.
- Kiểm định sự tồn tại của bộ ba bất khả thi tại Việt Nam.
- Phân tích sự tác động các chỉ số của bộ ba bất khả thi đến lạm phát và tăng
trưởng kinh tế tại Việt Nam.
4. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quá trình theo đuổi 3 mục tiêu chính sách của bộ ba bất
khả thi và sự tác động các chỉ số của bộ ba bất khả thi đến lạm phát và tăng trưởng
kinh tế tại Việt Nam.


3

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu định tính: hệ thống hóa, thống kê mô tả để đánh
giá quá trình theo đuổi 3 mục tiêu chính sách của bộ ba bất khả thi.

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: để đo lường biến động các chỉ số bộ
của ba bất khả thi tại Việt Nam.
Sự tồn tại của bộ ba bất khả thi tại Việt Nam được kiểm định bằng cách ước
lượng mối tương quan tuyến tính giữa các chỉ số của bộ ba bất khả thi.
Sử dụng mô hình hồi quy của Aizenman, Chinn, Ito để thực hiện kiểm định
tác động các chỉ số của bộ ba bất khả thi đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
6. Dữ liệu nghiên cứu
Luận văn sử dụng số liệu thống kê từ các nguồn dữ liệu: Tổng cục Thống
kê, NHNN, Cục dự trữ Liên bang Mỹ, IMF, WB. Dữ liệu thu thập sẽ được xem xét,
thống kê, tính toán và xử lý bằng phần mềm Excel và phần mềm Eviews.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận chung, kết cấu luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về sự tác động các chỉ số của bộ ba bất khả thi đến
lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
Chương 2: Phân tích sự tác động các chỉ số của bộ ba bất khả thi đến lạm
phát và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp gia tăng tác động tích cực các chỉ số của bộ ba bất khả
thi nhằm kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CÁC CHỈ SỐ CỦA BỘ BA BẤT
KHẢ THI ĐẾN LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.1 Tổng quan về các chỉ số của bộ ba bất khả thi
1.1.1 Lý thuyết bộ ba bất khả thi
1.1.1.1 Mô hình Mundell-Fleming, điểm khởi đầu cho lý thuyết bộ ba bất
khả thi
Năm 1963, trong tác phẩm nổi tiếng “Chính sách tài khóa và tiền tệ dưới các

chế độ tỷ giá”, Robert Mundell và J.M.Fleming đã xây dựng mô hình MundellFleming, đây là kết quả nghiên cứu của Robert Mundell và Marcus Fleming trong
thời gian làm việc tại quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Mô hình Mundell-Fleming là sự mở
rộng của mô hình IS-LM khi có tính đến tác động của cán cân thanh toán. Trước đó,
đã có nhiều nỗ lực trong việc mở rộng mô hình IS-LM bằng cách đưa yếu tố nước
ngoài vào mô hình. Tuy nhiên, phần lớn những đóng góp này đều chỉ dừng lại ở
mức tranh luận, chưa thực sự trở thành một lý thuyết vững chắc.
Sự ra đời của mô hình Mundell-Fleming được xem là nỗ lực thành công nhất
trong việc đưa yếu tố nước ngoài vào mô hình IS-LM và được xem là điểm khởi
đầu cho lý thuyết bộ ba bất khả thi. Bằng cách giả định chu chuyển vốn là hoàn hảo,
mô hình Mundell-Fleming (Phụ lục 1) đã chỉ ra chính sách tài khóa phát huy hiệu
quả cao trong cơ chế tỷ giá cố định và chính sách tiền tệ có tác dụng mạnh dưới chế
độ tỷ giá thả nổi.
1.1.1.2 Lý thuyết bộ ba bất khả thi
- Lý thuyết bộ ba bất khả thi:
ựa trên mô hình Mundell-Fleming, Frankel (1999) đã mở rộng mô hình này
thành lý thuyết bộ ba bất khả thi. Theo đó, Frankel (1999) cho rằng, một quốc gia
phải từ bỏ một trong 3 mục tiêu: chính sách tiền tệ độc lập, sự ổn định của tỷ giá, và


5

hội nhập thị trường tài chính. Điều đó nghĩa là một quốc gia chỉ có thể đạt được tối
đa 2 trong 3 mục tiêu trên.
Nguyên tắc hoạt động của bộ ba bất khả thi được thể hiện ở tam giác bộ ba
bất khả thi. Ba cạnh của tam giác lần lượt thể hiện cho các mục tiêu: chính sách tiền
tệ độc lập, sự ổn định của tỷ giá, và hội nhập tài chính hoàn toàn. Đối nghịch với
mỗi cạnh là các công cụ chính sách tại các đỉnh. Mục tiêu hội nhập tài chính hoàn
toàn đối nghịch với đỉnh kiểm soát vốn hoàn toàn, mục tiêu chính sách tiền tệ độc
lập đối nghịch với đỉnh liên minh tiền tệ, mục tiêu ổn định tỷ giá đối nghịch với
đỉnh tỷ giá thả nổi hoàn toàn. Bất kỳ cặp mục tiêu nào cũng có thể đạt được bởi một

đỉnh nằm giữa. Hoàn toàn không khả thi để đạt được cùng một lúc cả ba mục tiêu.

(Nguồn: Frankel (1999))
Hình 1.1: Tam giác bộ ba bất khả thi.
- Mẫu hình kim cương:
Theo như chuẩn mực ban đầu của bộ ba bất khả thi thì vai trò của dự trữ
ngoại hối đã không được phản ánh. Nhiều nhà kinh tế học đã kế thừa và đang tiếp
tục phát triển lý thuyết bộ ba bất khả thi, tìm tòi và phát hiện ra các nhân tố có liên
quan mật thiết đến việc lựa chọn mẫu hình bộ ba bất khả thi. Tiêu biểu trong xu
hướng đó, chuỗi nghiên cứu của Aizeman, Chinn, Ito đã xem xét việc lựa chọn mẫu
hình bộ ba bất khả thi trong mối tương quan với dự trữ ngoại hối (tỷ lệ dự trữ ngoại


6

hối/

P) và cho thấy rằng dự trữ ngoại hối có thể liên quan chặt chẽ đến việc thay

đổi mô hình của bộ ba bất khả thi, nhất là tại các nước đang phát triển. Sau những
năm cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, các quốc gia đang phát triển, đặc
biệt là các quốc gia mới nổi đã có xu hướng gia tăng mạnh mẽ dự trữ ngoại hối
cùng với xu hướng hội tụ về mức trung bình của ba chỉ số bộ ba bất khả thi. Nhóm
tác giả nghiên cứu đưa ra các lập luận hợp lý cho việc lựa chọn mẫu trung gian, chi
phí của việc gia tăng nắm giữ dự trữ ngoại hối và các can thiệp vô hiệu hóa vào thị
trường ngày càng gia tăng nên tạo tính bền vững cho mẫu hình này ở các nước mới
nổi, đó chính là mẫu hình kim cương của bộ ba bất khả thi.

(Nguồn: Aizeman, J., M. Chinn, and H. Ito (2008))
Hình 1.2: Mẫu hình kim cương ở nhóm các nước mới nổi.

Nhóm tác giả Aizenman, Chinn và Ito đã xây dựng đồ thị kim cương cho
mỗi quốc gia bằng cách thêm vào khuôn khổ ba nhân tố của bộ ba bất khả thi, ngoài
độc lập tiền tệ, ổn định tỷ giá hối đoái và hội nhập tài chính là yếu tố đo lường dự
trữ ngoại hối. Những thước đo này dao động từ 0 đến 1. Cấu hình của mỗi quốc gia
được tổng hợp bằng đồ thị hình kim cương tổng quát với bốn đỉnh: độc lập tiền tệ,
ổn định tỷ giá, tỷ lệ dự trữ ngoại hối/

P và hội nhập tài chính.

ốc trung tâm


7

trong mỗi đồ thị đại diện cho mức độ độc lập tiền tệ bằng 0, tỷ giá thả nổi hoàn
toàn, không hội nhập tài chính và không có dự trữ ngoại hối.
1.1.1.3 Thuyết tam giác mở rộng của Yigang và Tangxian
Yigang và Tangxian (2001) đưa ra thuyết tam giác mở rộng dựa trên cơ sở
tiếp tục phát triển lý thuyết bộ ba bất khả thi của Mundell. Theo thuyết này, bộ ba
bất khả thi của Mundell chỉ mới tập trung đến các cơ chế tỷ giá nằm ở các đỉnh tam
giác mà chưa đề cập đến một cơ chế tỷ giá trung gian trong tam giác bất khả thi.
Yigang và Tangxian đã mở rộng mô hình này và kết luận rằng một quốc gia có thể
có những phối hợp mục tiêu khác nhau mà không phải chấp nhận sự đánh đổi hoàn
toàn như tam giác của Mundell.

Hình 1.3 - Tam giác mở rộng của Yigang và Tangxian
Ba cạnh trong tam giác mở rộng cũng tương ứng cho 3 mục tiêu chính sách.
Cạnh trái M tượng trưng cho CSTT độc lập, cạnh đáy K tượng trưng cho dòng vốn
lưu chuyển hoàn toàn tự do, cạnh phải E tượng trưng cho tỷ giá ổn định. Ba đỉnh
của tam giác tượng trưng cho 3 chính sách: A1 là kiểm soát vốn hoàn toàn, A2 là tỷ

giá thả nổi hoàn toàn, A3 là liên minh tiền tệ.
ọi Ms, Kc và Ev là các khoảng cách từ điểm O tùy ý đến 3 cạnh, tượng
trưng lần lượt cho mức độ độc lập của CSTT, mức độ kiểm soát vốn và mức độ biến


8

động tỷ giá. Trong đó, Kc = 0 là dòng vốn tự do luân chuyển và Kc = 1 là kiểm soát
vốn hoàn toàn; Ms = 0 là CSTT độc lập và Ms = 1 là mất độc lập về CSTT; Ev = 0
là tỷ giá cố định và Ev = 1 là tỷ giá thả nổi tự do. Đặt chiều cao của tam giác đều
bằng 1 thì Ms + Kc + Ev = 1, xét lần lượt các trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Khi Kc = 0, vốn tự do luân chuyển, ta có Ms + Ev = 1.
• Nếu Ms = 0 và Ev = 1 thì có kết quả: dòng vốn tự do luân chuyển, CSTT
độc lập hoàn toàn và tỷ giá thả nổi tự do.
• Nếu Ms = 1 và Ev = 0 thì có kết quả: dòng vốn tự do luân chuyển, mất
độc lập về CSTT và tỷ giá cố định.
• Nếu 0 < Ms < 1 và 0 < Ev < 1 thỏa mãn Ms + Ev = 1 thì có kết quả:
dòng vốn tự do luân chuyển, độc lập CSTT có giới hạn và tỷ giá thả nổi có giới hạn.
- Trường hợp 2: Khi Kc = 1, kiểm soát vốn hoàn toàn, ta có Ms + Ev = 0. Ở
đây chỉ có duy nhất một kết quả là Ms = 0 và Ev = 0. Đó là sự kết hợp của kiểm
soát vốn hoàn toàn, CSTT độc lập hoàn toàn và tỷ giá cố định.
- Trường hợp 3: Khi 0 < Kc < 1, dòng vốn luân chuyển giới hạn:
• Nếu Ms = 0 và 0 < Ev < 1 mà thỏa mãn Kc + Ev = 1 thì có kết quả: dòng
vốn luân chuyển có giới hạn, CSTT độc lập hoàn toàn và tỷ giá thả nổi có giới hạn.
• Nếu 0 < Ms < 1 và 0 < Ev < 1 thỏa mãn Kc + Ms + Ev = 1 thì có kết
quả: dòng vốn luân chuyển có giới hạn, CSTT độc lập có giới hạn và tỷ giá thả nổi
có giới hạn
• Nếu 0 < Ms < 1 và Ev = 0 mà thỏa mãn Kc + Ms = 1 thì có kết quả: dòng
vốn luân chuyển có giới hạn, CSTT độc lập có giới hạn và tỷ giá cố định.
1.1.2 Các chỉ số của bộ ba bất khả thi

Để tính toán các chỉ số của bộ ba bất khả thi, phương pháp tính dựa trên công
trình nghiên cứu của Aizenman, Chinn, Ito (2008) được nhiều nhà nghiên cứu sử
dụng phổ biến hiện nay. Theo đó, các chỉ số đo lường sự theo đuổi các mục tiêu
chính sách của bộ ba bao gồm chỉ số độc lập tiền tệ, chỉ số ổn định tỷ giá, chỉ số độ
mở tài chính.


9

- Chỉ số độc lập tiền tệ (MI – Monetary Independence)
MI là chỉ số đo lường mức độ độc lập của CSTT. Các quốc gia có được sự
độc lập trong điều hành CSTT thì lãi suất của đồng bản tệ sẽ không chịu hoặc ít
chịu ảnh hưởng từ lãi suất bên ngoài. Theo đó, MI được tính theo hệ số tương quan
giữa lãi suất trong nước với lãi suất của đồng tiền mà quốc gia chọn neo cho đồng
tiền của nước mình.
MI = 1-

corr (i i , i j )  (1)
1  (1)

(1.1)

Trong đó:
+ ii : lãi suất trong nước
+ ij : lãi suất của đồng tiền được chọn neo
+ Corr: hệ số tương quan
Tùy theo tần suất (quí, năm) của MI cần tính mà lãi suất sẽ có tần suất (tuần,
tháng) tương ứng.
MI dao động trong khoảng [0,1] với MI càng gần 1, sự độc lập trong điều
hành CSTT càng cao.

- Chỉ số ổn định tỷ giá (ERS – Exchange Rate Stability)
ERS là chỉ số đo lường mức ổn định của tỷ giá để quan sát mức độ theo đuổi
mục tiêu ổn định tỷ giá của một quốc gia. ERS được tính theo độ lệch chuẩn của tỷ
giá giữa đồng tiền trong nước và đồng tiền được chọn neo.
ERS =

0,01
0,01  stdev ( log( exch rate ))

Trong đó:
+ exchrate: tỷ giá giữa đồng tiền trong nước và đồng tiền được chọn neo
+ stdev: độ lệch chuẩn

(1.2)


10

ERS dao động trong khoảng [0,1], ERS càng gần 1 thì tỷ giá càng ổn định.
- Chỉ số hội nhập tài chính (KAOPEN – Financial Openness)
KAOPEN là chỉ số đo lường mức độ hội nhập tài chính của một quốc gia.
Chinn và Ito (2008) đã đưa ra cách tính chỉ số này dựa trên các biến số tỷ giá đa
phương (multiple exchange rates), kiểm soát trong giao dịch vãng lai (restrictions
on current account transaction), kiểm soát trong giao dịch vốn (restrictions on
capital account transaction), và yêu cầu nhượng bộ trong quá trình xuất khẩu
(requirement of the surrender of export proceeds). KAOPEN là thành phần chính
đầu tiên được chuẩn hóa (the first standardized principal component) từ các biến số
này. Chỉ số KAOPEN cũng dao động trong khoảng [0,1] với KAOPEN càng gần 1
thì độ mở tài chính càng lớn, cán cân vốn được tự do hóa càng cao.
Vì KAOPEN được tính dựa trên rất nhiều biến số thống kê theo năm, chỉ số

này chưa tính được cho những tần suất nhỏ hơn năm như quí, tháng. Hutchison và
cộng sự (2010) đã đưa ra công thức thay thế để tính chỉ số độ mở tài khoản vốn KO
(Captial Account Opennes) như sau:
KO =

| FI Inflow |  | FI Outflow |
GDP

(1.3)

Trong đó:
+ FI inflow: giá trị tuyệt đối của các luồng vốn vào
+ FI outflow: giá trị tuyệt đối của các luồng vốn ra
+ GDP: tổng sản phẩm quốc nội.
Chỉ số KO cũng có ý nghĩa như chỉ số KAOPEN nhưng cho phép so sánh
tổng các luồng vốn vào và ra so với thu nhập quốc dân theo các tần suất nhỏ hơn
năm như quí, tháng.


11

1.2 Tổng quan về lạm phát và tăng trưởng kinh tế
1.2.1 Khái niệm về lạm phát
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung theo thời gian
(Mankiw, 2003). Theo quan điểm này thì lạm phát không phải là hiện tượng giá của
một vài hàng hóa nào đó tăng lên, cũng không phải giá cả chung tăng lên một lần.
Như vậy, lạm phát là sự tăng giá liên tục theo thời gian.
Về mặt tính toán, lạm phát là phần trăm thay đổi của chỉ số giá chung trong
nền kinh tế theo từng giai đoạn.
1.2.2 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thực tế của tổng sản phẩm quốc dân
( ross National Product), tổng sản phẩm quốc nội

P ( ross

NP

omestic Product)

hay sản phẩm quốc dân ròng NNP (Net National Product) trong một thời kỳ nhất
định. Các nhà kinh tế thường sử dụng chỉ tiêu

P để đo lường tăng trưởng kinh tế.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm
cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ của một nước, tính trong khoảng thời gian
nhất định, thường là một năm.
1.2.3 Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế
Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế là vấn đề luôn thu hút
được sự quan tâm của các nhà kinh tế và đã có rất nhiều nghiên cứu của các nhà
kinh tế về vấn đề này. Tùy theo tỷ lệ lạm phát sẽ có sự ảnh hưởng tích cực hay tiêu
cực đến tăng trưởng kinh tế. Vì thế, kiểm soát lạm phát là một trong những mục tiêu
quan trọng của kinh tế vĩ mô, lạm phát nếu ở mức có thể kiểm soát được thì sẽ thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng lạm phát cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.
Quan điểm của trường phái tiền tệ cho rằng trong ngắn hạn, khi lượng cung
tiền tăng nhằm góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế thì lạm phát cũng sẽ gia
tăng, do vậy mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế là cùng chiều.


12


Theo quan điểm của chủ nghĩa trọng tiền thì lạm phát là sản phẩm của việc
tăng cung tiền hoặc tăng hệ số tạo tiền ở mức lớn hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế,
nghĩa là trong dài hạn thì giá cả bị ảnh hưởng bởi cung tiền chứ không thực sự tác
động lên tăng trưởng kinh tế, nếu cung tiền tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh
tế thì lạm phát sẽ xảy ra, nếu cung tiền và hệ số tạo tiền được giữ ổn định thì tăng
trưởng kinh tế cao sẽ làm giảm lạm phát.
Theo lý thuyết Keynes thì trong ngắn hạn sẽ có sự đánh đổi giữa lạm phát và
tăng trưởng kinh tế, muốn tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao thì phải chấp nhận một
tỷ lệ lạm phát nhất định. Trong giai đoạn này, mối quan hệ giữa lạm phát và tăng
trưởng kinh tế là cùng chiều. Sau giai đoạn này, nếu tiếp tục gia tăng lạm phát để
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì

P cũng không tăng thêm mà lại có xu hướng

giảm đi.
Fischer (1993) đã có những nghiên cứu thực nghiệm để xác định lạm phát
khi vượt qua ngưỡng nhất định thì có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế hay
không. Ông đã rút ra được kết luận rằng khi lạm phát tăng ở mức độ thấp thì mối
quan hệ này có thể không tồn tại hoặc lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối quan
hệ đồng biến. Tuy nhiên, lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ nghịch
biến khi lạm phát ở mức cao.
Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu khác cũng đã tìm ra đặc điểm đặc biệt về
mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế đó là ngưỡng lạm phát, đây là
ngưỡng mà nếu lạm phát vượt qua thì sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh
tế. Theo Sarel (1996) ngưỡng lạm phát là 8%, theo Khan và Senhadji (2000) thì
ngưỡng lạm phát cho các nước công nghiệp là 1-3%, ngưỡng lạm phát cho các nước
đang phát triển là 11-12%. Khan (2005) xác định lạm phát khoảng 3.2% là ở mức
tối ưu đối với các nước vùng Trung Đông và Trung Á.
Như vậy mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát không phải là một

chiều, mà là sự tác động qua lại. Nếu muốn tăng trưởng kinh tế thì phải chấp nhận
một tỷ lệ lạm phát nhất định, lạm phát ở mức độ thấp sẽ kích thích tăng trưởng kinh
tế. Ngược lại, nếu lạm phát tăng lên quá cao sẽ lại làm giảm tăng trưởng kinh tế. Do


13

vậy, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng đồng thời kiểm soát được lạm phát là vấn đề cần
phải giải quyết của mọi nền kinh tế.
1.3 Sự tác động các chỉ số của bộ ba bất khả thi đến lạm phát và tăng
trưởng kinh tế
Đối với các quốc gia khác nhau thì việc theo đuổi các mục tiêu chính sách
của bộ ba bất khả thi là khác nhau. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về lý
thuyết bộ ba bất khả thi như các nghiên cứu của Obstfeld & Shambaugh & Taylor
(2005, 2008), Jansen (2008), Bluedorn & Bowdler (2010)... Các nghiên cứu này hầu
hết đều mang cùng một ý nghĩa, cho thấy con đường phát triển của mỗi quốc gia
đều phải tuân theo quy luật đánh đổi giữa các biến trong bộ ba bất khả thi. Tuy
nhiên, các nghiên cứu này đều chưa đề cập đến cách thức làm sao để biết một quốc
gia đang lựa chọn cơ chế nào cũng như những ưu tiên của họ trong nỗ lực phát triển
đất nước. Mặc dù bộ ba bất khả thi hiện nay được các nhà nghiên cứu thừa nhận
như là một vấn đề tồn tại hiển nhiên, tuy nhiên để đo lường một cách chính xác mức
độ của ổn định tỷ giá, tự do hóa tài chính, và độc lập trong điều hành CSTT, qua đó
thấy được cách thức lựa chọn và ưu tiên chính sách trong bộ ba bất khả thi của một
quốc gia, trên cơ sở đó phân tích tác động của những kết hợp khác nhau trong việc
theo đuổi các mục tiêu chính sách của bộ bất khả thi đến nền kinh tế vĩ mô không
phải là điều dễ dàng.
Nghiên cứu của Aizenman, Chinn và Ito (2008) là một nghiên cứu nổi bật
cho thấy được sự tác động các chỉ số của bộ ba bất khả thi đến lạm phát và tăng
trưởng kinh tế tại các quốc gia. Bằng phương pháp kinh tế lượng, nhóm tác giả đã
tiến hành kiểm nghiệm thực tế để xem xét mỗi sự kết hợp trong chính sách bộ ba

bất khả thi sẽ có tác động như thế nào đến hiệu quả vĩ mô của nền kinh tế, cụ thể là
xem xét mối tương quan giữa bộ ba bất khả thi với biến động sản lượng và biến
động lạm phát.
Mô hình cơ bản được ước lượng như sau:
yit = α0 + α1TLMit + α2IRit + α3 (TLMit x IRit ) + Xit β + Ztγ+ Diδ + εit

(1.4)


14

Trong đó:
- yit : đo lường hiệu quả vĩ mô (biến động sản lượng, biến động của lạm phát
hoặc tỷ lệ lạm phát trung hạn) của quốc gia i tại thời điểm t.
- TLMit : vectơ của 2 trong 3 nhân tố bất kỳ của bộ ba bất khả thi là MI, ERS
và KAOPEN.
- IRit : độ lớn của dự trữ ngoại hối trên GDP
- TLMit x IRit : biến tương tác giữa bộ ba bất khả thi và dự trữ ngoại hối
- Xit : vectơ các biến kiểm soát kinh tế vĩ mô bao gồm thu nhập tương đối
của một quốc gia so với Mỹ; thu nhập bình quân trên đầu người; độ mở cửa thương
mại; những cú sốc thương mại (TOT); trung bình tỷ lệ đầu tư trên GDP; tốc độ gia
tăng dân số; biến động trong tăng trưởng cung tiền M2; lượng tín dụng cá nhân (%
trên GDP) để đo lường mức độ phát triển về tài chính
- Zt : vectơ của những cú sốc toàn cầu như thay đổi trong lãi suất thực của
Mỹ; sụt giảm sản lượng toàn cầu; những cú sốc trong giá dầu
- Di : tập hợp của các biến giả đặc trưng như là biến giả cho các quốc gia
nhập khẩu dầu mỏ hoặc cho các khu vực. Các biến giải thích không có ý nghĩa
thống kê sẽ bị loại ra khi thực hiện ước lượng
- ε : là các sai số cùng phân phối và độc lập.
Nhóm tác giả tập hợp dữ liệu và phân theo từng thời kỳ 5 năm gồm 19721976, 1977-1981, 1982-1986,1987-1991,1992-1996, 1997-2001, 2002-2006. Toàn

bộ mẫu được chia thành các nhóm: nhóm nước công nghiệp hóa (I C), nhóm các
nước đang phát triển (L C) trong đó bao gồm cả phân nhóm các quốc gia xuất khẩu
hàng hóa (COMMO

– L C) và một phân nhóm của các quốc gia thị trường mới

nổi (EM ). Nhóm tác giả báo cáo cho ba phân nhóm sau cùng là các phân nhóm
liên quan đến các nước đang phát triển.
Kết quả kiểm định tác động các chỉ số của bộ ba bất khả thi đến biến động
lạm phát, biến động sản lượng theo mô hình cho các nước đang phát triển như sau:


×