Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
-----o0o-----

ĐỔNG HOÀI LINH

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
-----o0o-----

ĐỔNG HOÀI LINH

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH AN GIANG

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC



TS. DIỆP GIA LUẬT

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012


LỜI CAM ĐOAN
--------------

Tôi cam đoan rằng luận văn tốt nghiệp này do chính tôi thực hiện thông qua
quá trình nghiên cứu thực tế và thu thập số liệu của các cơ quan ban ngành: Sở kế
hoạch và đầu tư, Cục thống kê, Sở lao động và thương binh xã hội, Sở khoa học và
công nghệ Tỉnh An Giang trong khoảng thời gian 2005 – 2010. Kết quả phân tích
của đề tài là trung thực, không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào và
chưa được sử dụng cho bất cứ luận văn nào.

Tác giả thực hiện

Đổng Hoài Linh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
DANH MỤC CÁC BẢNG PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1

1.

Lý do chọn đề tài.....................................................................................1

2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài................................................................3

3.

Đối tượng nghiên cứu..............................................................................3

4.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài.................................................................3

5.

Phương pháp nghiên cứu.........................................................................3

6.

Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................4

7.

Bố cục đề tài ...........................................................................................4

Chương 1: ...............................................................................................................5
CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................................................5

1.1. Một số khái niệm. ......................................................................................5
1.2. Các hình thức đầu tư. ................................................................................6
1.3. Các nguồn vốn đầu tư.................................................................................7
1.4. Vai trò của vốn đầu tư đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế...........11
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút vốn đầu tư......................14
1.6. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư ............................................................... 17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................22
Chương 2: .............................................................................................................23
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2005 - 2010............................................................. 23
2.1. Tình hình kinh tế - xã hội An Giang.........................................................23


2.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư của tỉnh An Giang.....................................33
2.3. Phân tích tác động các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút vốn đầu tư
trên địa bàn Tỉnh An Giang từ năm 2005 đến 2010. ........................................47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................59
Chương 3: .............................................................................................................60
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020 ............................................................ 60
3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh An Giang đến năm
2020 ..............................................................................................................60
3.2. Đánh giá những điểm mạnh – yếu – thời cơ – thách thức của An Giang
trong giai đoạn 2011 – 2020............................................................................64
3.3. Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu tư trên địa bàn Tỉnh
An Giang đến năm 2020 .................................................................................67
3.4.

Các giải pháp hỗ trợ ..............................................................................73


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................74
KẾT LUẬN...........................................................................................................75


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ đầy đủ

ASEAN
BTC
CP
CNXD
CNH, HĐH
DN
DNNN
DV
ĐBSCL
GDP
GNP
GTSX
HH
KKTCK
KCN
KCX
KCCN
KTTĐ
KTCK
NSNN
NLTS

NV
PCP
QH

SXKD
TNHH
TT
TNDN
TW
UBND
WTO

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Bộ tài chính
Cổ phần
Công nghiệp xây dựng
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Nhà nước
Dịch vụ
Đồng bằng sông Cửu long
Tổng thu nhập quốc nội
Tổng thu nhập quốc gia
Giá trị sản xuất
Hiện hành
Khu kinh tế cửa khẩu
Khu công nghiệp
Khu chế xuất
Khu cụm công nghiệp
Kinh tế trọng điểm

Kinh tế cửa khẩu
Ngân sách nhà nước
Nông lâm thủy sản
Nhân viên
Phi chính phủ
Quốc hội
Quyết định
Sản xuất kinh doanh
Trách nhiệm hữu hạn
Thông tư
Thu nhập doanh nghiệp
Trung ương
Ủy ban nhân dân
Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Sản lượng cây lương thực từ năm 2005 đến 2010.
Bảng 2.2: Tình hình phát triển của ngành chăn nuôi.
Bảng 2.3: Diện tích lâm nghiệp Tỉnh An Giang qua một số năm
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu chính của ngàng thủy sản từ năm 2005 đến 2010.
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu ngành công nghiệp - xây dựng.
Bảng 2.6: Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu
Bảng 2.7: Báo cáo tình hình đăng ký đầu tư theo loại hình doanh nghiệp.
Bảng 2.8: Thực trạng vốn đầu tư từ nguồn NSNN.
Bảng 2.9: Thực trạng vốn đầu tư phân theo khu vực dân doanh.
Bảng 2.10: Thực trạng đầu tư theo nguồn vốn trong và ngoài nước.
Bảng 2.11: Tăng trưởng kinh tế của An Giang so với cả nước thời kỳ 2000 – 2010.
Bảng 2.12: GDP và cơ cấu GDP An Giang thời kỳ năm 2005 đến 2010.
Bảng 2.13: Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành của Tỉnh giai đoạn 2000 – 2009.

Bảng 2.14: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế của Tỉnh An Giang giai đoạn 2005
– 2010.
Bảng 2.15: Kết quả hoạt động xuất, nhập khẩu Tỉnh An Giang.
Bảng 2.16: Tốc độ tăng trưởng và sản lượng tiêu thụ điện
Bảng 2.17: Số lượng DN hoạt động trên địa bàn Tỉnh An Giang
Bảng 2.18: Số lượng và trình độ giáo viên các trường đào tạo nghề An Giang.
Bảng 2.19: Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học thực hiện năm 2009 – 2010.
Bảng 2.20: Số lượng DN và vốn đầu tư trên địa bàn Tỉnh từ năm 2005 – 2010.


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Đồ thị miêu tả sự tác động của đầu tư đến cầu
Hình 1.2: Đồ thị miêu tả sự tác động của vốn đầu tư đến sản xuất.
Hình 2.1: Đồ thị biểu diễn tình hình đăng ký kinh doanh trên địa bàn Tỉnh
Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn vốn đầu tư trên địa bàn Tỉnh từ nguồn NSNN.
Hình 2.3: Đồ thị biểu diễn vốn đầu tư phân theo khu vực dân doanh.
Hình 2.4: Đồ thị biểu diễn vốn đầu tư theo nguồn vốn trong và ngoài nước.
Hình 2.5: Quy mô, tốc độ tăng trưởng và sự dịch chuyển cơ cấu các khu vực kinh tế
của Tỉnh An Giang.


DANH MỤC CÁC BẢNG PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Bảng tổng hợp về huy động vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2005 –
2010.
Phụ lục 02: So sánh giữa tình hình thực hiện và mục tiêu của quy hoạch về một số
chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010.


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
An Giang có vị trí đầu nguồn sông Mekong thuộc địa phận Việt Nam, với hệ
thống sông Tiền và sông Hậu rất thuận tiện cho giao thông đuờng thủy, có 5 cửa
khẩu thủy, bộ quốc tế và quốc gia kết nối với thị truờng Campuchia, phục vụ giao
thương kinh tế cửa khẩu và du lịch quốc tế. Là trung tâm kinh tế thương mại giữa 3
thành phố lớn là Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Phnompenh; là cửa ngõ giao thương có
từ lâu đời giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thành phố Hồ Chí Minh với
các nuớc vùng sông Mekong.
Trục giao thông chính là Quốc lộ 91 đi từ TP.Cần Thơ --> TP.Long Xuyên -->
Tx. Châu Đốc --> cửa khẩu Tịnh Biên, nối với QL 2 Campuchia và từ TX Châu Đốc -> theo đuờng tỉnh 956 --> cửa khẩu Khánh Bình, nối với QL 21 của Campuchia. AG
có trên 3.000 km đuờng giao thông nội tỉnh đuợc láng nhựa, hệ thống sông Mêkông
gồm Sông Tiền và sông Hậu chảy qua địa phận An Giang khoảng 100 km, tạo điều
kiện thuận lợi về vận chuyển giao thông thủy. Cảng biển Mỹ Thới Thuộc hệ thống của
Cảng biển Việt Nam có thể đón nhận các loại tàu có tải trọng đến 10.000 tấn đi đến các
cảng thuộc khu vực Châu Á. Thuận lợi cho việc giao thương quốc nội và cả quốc tế
bằng đường bộ lẫn đường thủy.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt.Nhiệt
độ trung bình năm khoảng 27 0C; luợng mưa trung bình năm khoảng 1.400 –
1.500mm; độ ẩm trung bình 80% - 85% và có sự dao động theo chế độ mưa theo
mùa. Khí hậu cơ bản thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Nguồn: Cục Thống kê
Tỉnh An giang (2011), Niên giám thống kê.
Với những đặc trưng riêng biệt, vừa có đồng bằng, có rừng núi, sông nước,
có tài nguyên khoáng sản, những di tích lịch sử lâu đời mang dấu ấn của một nền
văn hóa lúa nuớc cổ xưa. Vị thế như vậy tạo cho Tỉnh một tiềm năng về du lịch nhất là du lịch sinh thái, du lịch nghỉ duỡng, tham quan và du lịch hành hương với
các địa danh du lịch nổi tiếng và núi bà chúa xứ Châu Đốc, núi Cấm, đồi Tức Dụp,


2
khu văn hóa Óc Eo, vùng sinh thái rừng tràm Trà Sư (Tịnh Biên), các lễ hội dân tộc
như lễ Dolta, lễ hội đua bò của nguời Khmer, tết Chol Chnam Thmay của đồng bào

Khmer; lễ hội Ramadan của nguời Chăm,…
Dân số của Tỉnh 2.149.457 nguời với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực như:
truờng Đại học An Giang đào tạo nhiều ngành nghề (hiện có trên 10 ngàn sinh viên),
Truờng Trung cấp Y tế, Truờng Cao Đẳng nghề An Giang, Truờng Trung cấp nghề TX
Châu Đốc, Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Tri Tôn, các Trung tâm dạy nghề,
Trung tâm Giáo dục thuờng xuyên Tỉnh và các Huyện… đào tạo hàng năm bậc Đại học
và Cao Đẳng: khoảng 3.500 nguời, Trung học dạy nghề: 3.500 nguời, sau đại học: 53
nguời, cung cấp nguồn nhân lực dồi dào và có trình độ chuyên môn. Nguồn: Cục
Thống kê Tỉnh An giang (2011), Niên giám thống kê.
Nhận định được đầu tư có vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế
góp phần phát triển kinh tế - xã hội kết hợp lợi thế của Tỉnh nên trong những năm
gần đây Lãnh đạo của Tỉnh đã cố gắng xây dựng và thực hiện nhiều kế hoạch đầu tư
phát triển kinh tế. Tuy nhiên, muốn đầu tư phát triển kinh tế thì cần phải có vốn,
nguồn vốn đầu tư bởi ngân sách nhà nước bị hạn chế, cần phải được hỗ trợ vốn từ
khu vực dân doanh và nước ngoài, chính vì vậy nên Tỉnh đã thực hiện xây dựng
hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, ban hành nhiều chính sách thu hút kêu gọi đầu tư…,để
thu hút đầu tư khai thác hết mọi tiềm năng phát triển của Tỉnh để phát triển kinh tế
và nâng cao đời sống cho người dân trong Tỉnh.
Bất kỳ nhà đầu tư nào dù trong nước hay nước ngoài khi bỏ tiền ra đầu tư
cũng điều quan tâm đến hiệu quả của quá trình đầu tư, mà muốn đạt được hiệu quả
thì các yếu tố nền như: chính sách pháp luật, yếu tố con người, tài nguyên thiên
nhiên, chính sách thu hút đầu tư, khoa học công nghệ, hệ thống doanh nghiệp, cơ sở
hạ tầng nhà đầu tư rất chú ý.
Vì vậy tác giả chọn đề tài “PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TỈNH AN GIANG” để tìm hiểu
các yếu tố nền tác động như thế nào đến quá trình đầu tư của các nhà đầu tư. Từ đó
đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào Tỉnh nhà đến năm 2020.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà
đầu, trên cơ sở phân tích đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư ở các khu vực, các khu
công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, cụm công nghiệp, kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của Tỉnh An Giang. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khuyến khích,
thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào An Giang.
Mục tiêu cụ thể
- Mô tả tình hình kinh tế - xã hội An Giang có những điểm mạnh yếu tác
động đến định hướng và chính sách đầu tư của An Giang.
- Đánh giá tổng quát tình hình thu hút vốn đầu tư vào An Giang ở các khu
vực, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, cụm công nghiệp.
- Đánh giá sự tác động của quá trình đầu tư đến hoạt động phát triển kinh tế xã hội của An Giang.
- Phân tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các
nhà đầu tư vào An Giang.
- Trên cơ sở phân tích trên, đề xuất một số giải pháp thu hút các nhà đầu tư
trong và ngoài nước đầu tư vào An Giang trong thời gian từ năm 2011 đến 2020.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thu hút vốn ở các khu vực, các
khu công nghiệp, khu kinh tế Cửa khẩu tại An Giang.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những yếu tố nền ảnh hưởng đến thu hút vốn
đầu tư tỉnh An Giang, không đi sâu phân tích các vấn đề về kinh tế - xã hội mà chỉ
sử dụng để so sánh và tham chiếu.
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn về không gian trên đại bàn tỉnh An Giang.
Về thời gian, đề tài sử dụng số liệu thống kê của tỉnh từ năm 2005 đến năm 2010.
5. Phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận
- Thực hiện tính toán, so sánh, đối chiếu, phân tích.
- Trao đổi ý kiến cùng chuyên gia.



4
Phương pháp thu thập số liệu.
+ Thu thập các báo cáo hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND
tỉnh An Giang, Sở Công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê, UBND các
Huyện và Ban quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế cửa khẩu An Giang về tình
hình đầu tư, tình hình quy hoạch cũng như kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp
trên địa bàn nghiên cứu.
+ Thu thập thông tin qua số liệu Niên giám Thống kê của Việt Nam,
Đồng bằng Sông Cửu Long và An Giang. Các tài liệu, văn bản có liên quan đến các
chính sách của Chính phủ và địa phương về việc thu hút đầu tư.
Phương pháp phân tích.
Dùng phương pháp thống kê mô tả như: tính toán, so sánh, phân tích để đánh
giá thực trạng và nhận định định tính các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư
trên địa bàn Tỉnh An Giang.
6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu có thể giúp cho lãnh đạo Tỉnh tham khảo trong quá trình
hoạch định các chính sách thu hút vốn đầu tư của tỉnh, cũng như công tác phối hợp,
hỗ trợ, có kế hoạch tranh thủ với Trung ương, từ đó đưa ra các chính sách phù hợp
nhằm thỏa mãn yêu cầu và tạo điều kiện đầu tư tốt nhất cho các nhà đầu tư vào An
Giang ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn.
7. Bố cục đề tài
Đề tài được xây dựng bao gồm 3 chương.
- Chương 1: Cơ sở lý luận
- Chương 2: Thực trạng về hoạt động thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh
An Giang từ năm 2005 đến 2010.
- Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu tư trên địa bàn
tỉnh An Giang đến năm 2020.



5

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.

Một số khái niệm.

1.1.1. Đầu tư.
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về đầu tư. Tuy nhiên, đứng trên các góc độ
nghiên cứu khác nhau mà các nhà kinh tế học đưa đến các khái niệm về đầu tư cũng
khác nhau như sau:
Theo nhà kinh tế học P.A Samuelson thì cho rằng: “Đầu tư là hoạt động tạo
ra vốn tư bản thực sự, theo các dạng nhà ở, đầu tư vào tài sản cố định của doanh
nghiệp như máy móc, thiết bị và nhà xưởng và tăng thêm hàng tồn kho. Đầu tư cũng
có thể dưới dạng vô hình như giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nghiên
cứu, phát minh…”. (Nguồn: P.A Samuelson (1948), Economics). Trên góc độ làm
tăng thu nhập cho tương lai, đầu tư được hiểu là việc từ bỏ tiêu dùng hôm nay để
tăng sản lượng cho tương lai, với niềm tin, kỳ vọng thu nhập do đầu tư đem lại sẽ
cao hơn các chi phí đầu tư.
Nhà kinh tế học John M.Keynes cho rằng: “Đầu tư là hoạt động mua sắm tài
sản cố định để tiến hành sản xuất hoặc có thể là mua tài sản tài chính để thu lợi
nhuận”. (Nguồn: Jonh M. Keynes (1936), General Theory on Employment, Interest
and Money). Do đó, đầu tư theo cách dùng thông thường là việc cá nhân hoặc công
ty mua sắm một tài sản nói chung hay mua một t An Giang vào năm 2013-2014, tiến hành xây dựng trường Trung cấp Y tế tại
huyện Châu Đốc và trường học nội trú cho đồng bào dân tộc thiểu số). Phấn đấu
80% giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng, 90% giáo viên trung học có trình độ đại
học và 20% giáo viên trung học phổ thông có trình độ sau đại học.

Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng: thực hiện tốt các chương trình y tế quốc
gia, quan tâm chăm lo sức khỏe cho người dân. Xây dựng thêm các bệnh viện, các
trung tâm y tế và trạm xá đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong
Tỉnh.
 Phát triển

kết cấu hạ tầng

Xây dựng, nâng cấp, mở rộng hệ thống cầu; phà; cảng; sân bay; đường sắt và
các trục giao thông đường bộ chính tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương hàng hóa
giữa các Huyện thị trong Tỉnh, ngoài Tỉnh và Quốc tế: Quốc lộ 91; tuyến đường Nam
Vịnh Tre, Nam Cây Dương, Chi Lăng – Núi Voi – Tân Lập – Châu Phú – Châu


64
Thành – Thoại Sơn - quốc lộ 80, hương lộ 1, Long Điền A – B, đuờng Đông sông
Hậu; tuyến đuờng cao tốc Long Xuyên - Châu Đốc - Khánh Bình, Tân Châu – Châu
Đốc; cầu Vàm cống, cầu An Hòa, cầu Châu Đốc; đường tỉnh 948 – 943 – Bạc Liêu;
Sóc Trăng – Cần Thơ – Châu Đốc đến Khánh Bình; tuyến đường sắt Cần Thơ – An
Giang – Biên giới Việt Nam – Campuchia; sân bay Châu Đốc và An Giang; Cảng
biển Mỹ Thới, Cảng sông Bình Long, Tân Châu, Vĩnh Tế, Chợ Mới, Phú Tân.
Xây dựng các trạm biến áp ở các khu vực Long Xuyên, Chợ Mới, Tân Châu,
Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Thành và đuờng dây truyền tải điện Rạch Giá - Tri Tôn Châu Đốc để gia tăng công suất điện đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất.
Nâng cấp và xây dựng mới các nhà máy nuớc ở các thị trấn, thị xã và thành phố: nhà
máy nuớc mặt Sông Hậu I, II, III bảo đảm phục vụ cho sinh hoạt và các hoạt động sản
xuất, dịch vụ và KCN trong Tỉnh, khu vực vùng Bán đảo Cà Mau, hành lang biển
Tây (Kiên giang, An Giang).
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư An Giang, Báo cáo tổng hợp Quy hoạch và định
hướng phát triển kinh tế xã hội Tỉnh An Giang đến năm 2020.
3.2.


Đánh giá những điểm mạnh – yếu – thời cơ – thách thức của An Giang
trong giai đoạn 2011 – 2020.
Trên cở sở đánh giá thực trạng đầu tư và phân tích các yếu tố ảnh hưởng quyết

định đầu tư của các nhà đầu tư trong giai đoạn năm 2005 đến năm 2010, cùng với
những chủ trương chính sách thu hút đầu tư của Tỉnh trong giai đoạn năm 2011 2020 thông qua nghiên cứu cho thấy việc thu hút đầu tư là cả một quá trình. Do vậy,
trong phần dưới đây tác giả sử dụng ma trận SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và thách thức để làm cơ sở đề xuất các giải pháp thu hút đầu tư Tỉnh An
Giang từ năm 2011 đến năm 2020.


65
Ma trận SWOT
Điểm mạnh (S)
- Lợi thế về mặt địa lý (nằm giữa 3 khu

Điểm yếu (W)
- Đội ngũ lao động dồi dào nhưng yếu về

vực kinh tế trọng điểm TP.HCM-Cần Thơ- tay nghề
Campuchia) và điều kiện tự nhiên để sản xuất
nông nghiệp và thủy sản nuôi trồng.

- FDI của An Giang gần như không có;
nền kinh tế chủ yếu dựa vào các doanh

- Năng lực cạnh tranh của tỉnh An Giang nghiệp và hộ gia đình (bao gồm cả cá thể) có
tiếp tục nằm trong nhóm “Tốt” của Việt Nam quy mô vốn, công nghệ nhỏ lẻ và trình độ
(vị trí 20/63), minh chứng cho sự nỗ lực của quản lý kém tạo ra sự bấp bênh trong phát

tỉnh trong những năm qua (2005 - 2010)
- Là một trong bốn Tỉnh kinh tế trọng

triển.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng yếu kém, đặc

điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long biệt là giao thông và hệ thống xử lý rác thải.
được Nhà nước quan tâm hỗ trợ trong các dự Mặc dù xếp hạng tổng thể về năng lực cạnh
án phát triển kinh tế.

tranh của An Giang đứng thứ 20/63, nhưng

- Có nhiều tiềm lực phát triển về kinh tế, xếp hạng về chỉ số chất lượng cơ sở hạ tầng
đặc biệt về lĩnh vực thương mại mậu biên, chỉ đứng thứ 37/63.
hoạt động đầu tư, và du lịch.

- GDP/người còn thấp so với các vùng

- Ban quản lý các KCN, khu kinh tế cửa KTTĐ khác và An Giang cũng là một địa
khẩu có đội ngũ NV trình độ cao, tinh thần phương phải nhận sự hỗ trợ thêm từ Ngân
trách nhiệm trong quản lý và đoàn kết nội bộ.
- Quản lý theo mô hình “ một cửa tại chổ”
có sự uỷ quyền của các bộ và địa phương.
- Nằm trong vùng nguyên liệu, lao động.
- Hạ tầng các KCN và khu kinh tế cửa

sách TW.
- Tỉnh có quan tâm và thực hiện kêu gọi
đầu tư nhưng công tác xúc tiến thực hiện vẫn
chưa tốt.

- Cơ chế quản lý một cửa còn nhiều bất

khẩu đang được Tỉnh quan tâm sớm hoàn cập chưa phối hợp tốt giữa các ban ngành.
chỉnh.
- Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn
Tỉnh ổn định.

- Tệ quan liêu, tham nhũng.
- Hệ thống mạng lưới điện, bưu chính
viễn thông, ngân hàng còn yếu chưa đáp ứng
được nhu cầu sử dụng.
- Chính sách thuế ưu đãi đặc thù không
ổn định.


66
- Pháp lý Khu KTCK chưa có cơ chế
chung.
- Hệ thống DN nhỏ và chưa thật sự gắn
kết hợp tác thúc đẩy lẫn nhau.

Cơ hội (O)

Thử thách (T)

- Việt Nam đã trở thành thành viên chính

- Thách thức lớn nhất của An Giang là

thức của WTO từ đầu năm 2007 tạo điều kiện bảo vệ tài nguyên nước và tài nguyên đất

quan hệ liên quan đến biên giới như thương trước mối đe dọa về nguồn nước sông Mêmại, đầu tư, các dịch vụ khác liên quan đến kông chảy về Việt Nam ngày bị cạn kiệt.
các khu kinh tế cửa khẩu sẽ được phát triển

- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với

mạnh hơn với Campuchia – cũng là một thành khu vực sông Mê-kông ngày càng lớn và tác
viên của WTO.

động tiêu cực đến sự phát triển của các nước

- Nằm trong vùng KTTĐ vùng ĐBSCL, vùng hạ lưu, trong đó có vùng ĐBSCL nói
An Giang sẽ được nhận nhiều hơn sự ưu đãi chung và An Giang nói riêng.
về chính sách, về vốn cho sự phát triển từ

- Nguy cơ của hàng nhập lậu, gian lận

phía chính phủ và nhà nước, đặc biệt là sự đầu thương mại và những vấn đề xã hội phức tạp
tư tăng cường cho kết cấu hạ tầng.

ở khu vực giáp ranh biên giới giữa Việt Nam

- Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo và Campuchia.
định hướng phát triển của Tỉnh.

- Khả năng chưa sẵn sàng để An Giang

- Hội nhập vào nền kinh tế thế giới, học tiếp nhận vốn lớn và công nghệ tương đối
hỏi kinh nghiệp về quản lý và sản xuất.

hiện hàng do trình độ nhân lực còn nhiều hạn

chế, chưa tương xứng là một địa phương
thuộc vùng KTTĐ.
- Khả năng chưa sẵn sàng cho một “cuộc
chơi lớn, sân chơi lớn”.
- Những thách thức về con người, thể chế
(đặc biệt là thủ tục hành chính và cách hành
xử theo chuẩn quốc tế) và kết cấu hạ tầng.
- Năng lực cạnh tranh đang bị tụt hạng về
điểm số.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


67
3.3.

Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu tư trên địa bàn Tỉnh
An Giang đến năm 2020

3.3.1. Các giải pháp về cơ chế chính sách
- Tổ chức một buổi hợp các lãnh đạo các ban ngành trình bày rõ những lợi
thế, tiềm năng phát triển kinh tế của Tỉnh nhà, kế hoạch và định hướng phát triển
của Tỉnh công khai và niêm yết các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch
phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt, quy hoạch chi tiết sử
dụng đất, xác định rõ mỗi một quy hoạch liên quan đến các cơ quan ban ngành nào
ban hành các văn bản hướng dẫn chung cho các ban ngành đó, yêu cầu các ban
ngành phải ngồi lại với nhau để cùng bàn thảo và đưa ra một kế hoạch triển khai cụ
thể, các kế hoạch đó cũng phải được đánh giá lại trước khi tiến hành thực hiện. Sau
khi phê chuẩn các kế hoạch, Sở kế hoạch và đầu tư in những tờ bướm cho từng khu
quy hoạch (mỗi một quy hoạch có một tờ bướm riêng) trên đó ghi rõ những thông

tin liên quan đến đến từng khu quy hoạch. Khi doanh nghiệp đến đăng ký đầu tư Sở
kế hoạch và đầu tư sẽ tư vấn, cho họ tham khảo những tờ bướm để các doanh
nghiệp có thể xem xét lại khi lựa chọn nơi đầu tư.
- Công bố công khai Quy chế hoạt động của Ban Quản lý Khu kinh tế cửa
khẩu, Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh An Giang và các ban ngành có liên quan
đến các dự án để giúp các Nhà đầu tư hiểu rõ cơ quan chức năng nào giải quyết vấn
đề gì, trình tự giải quyết thủ tục pháp lý đỡ mất thời gian và gây phiền hà cho những
nhà đầu tư.
- Tổ chức các lớp tập huấn về kỷ năng giao tiếp, ứng xử và nghiệp vụ cho đội
ngũ cán bộ để giải quyết các công việc cụ thể có liên quan đến hoạt động thu hút
đầu tư. Thiết lập đường dây nóng hoặc gửi phiếu đánh giá thái độ làm việc của công
chức cho các nhà đầu tư để nghe phản hồi về cơ chế làm việc của các bộ phận. Ban
hành quy chế thưởng phạt rõ ràng đối với những ai có thái độ làm việc tốt, giái thích
thoả đáng các yêu cầu của các nhà đầu tư hoặc có thái độ làm việc tắc trách, suy
nghĩ theo cơ chế “xin – cho” khi giải quyết công việc có liên quan đến doanh nghiệp.


68
- Tăng cường hoạt động của các đơn vị: Trung tâm xúc tiến thương mại – du
lịch và đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp, Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu, Tổ
thanh tra công vụ, Tổ công tác xúc tiến đầu tư, Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp
thuộc Sở kế hoạch đầu tư. Có thể ban hành quy định khen thưởng (cho hưởng bao
nhiêu phần trăm giá trị dự án đầu tư) cho cán bộ nào tìm kiếm được nguồn dự án
đầu tư nước ngoài hoặc trong nước vào các khu công nghiệp hoặc kinh tế cửa khẩu.
- Tổ chức đối thoại định kỳ hàng quý giữa cơ quan quản lý Nhà nước và
doanh nghiệp nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp. Biện
pháp tháo gỡ phải được trình bày bằng Văn bản của cấp có thẩm quyền, để trả lời
những vấn đề mà doanh nghiệp nêu ra và thời gian cụ thể để giải quyết vấn đề đó.
- Hiện nay, Tỉnh có rất nhiều dự án treo chưa được thực hiện nguyên nhân
chủ yếu là do các nhà đầu tư bị thiếu vốn, nhưng cũng có những doanh nghiệp đăng

ký đấu thầu rồi sau đó đợi bán lại cho những nhà thầu khác kiếm chênh lệch. Do đó,
để hạn chế tình trạng này chính quyền Tỉnh nên ban hành quy định khi đấu thầu các
dự án khuyến khích đầu tư, các chủ đầu tư phải ký quỹ bằng 10% giá trị đất của dự
án và chứng minh năng lực tài chính có thể đầu tư dự án. Nếu sau 1 năm không thực
hiện dự án thì buộc các doanh nghiệp phải giải trình xem nếu hợp lý thì cho gia hạn
thêm 1 năm, doanh nghiệp nào không giải trình hoặc giải trình không hợp lý thì bị
thu hồi đất và phần ký quỹ sẽ sung vào ngân sách nhà nước, tiến hành mời nhà đầu
tư khác tham gia đầu tư.
- Các DN vừa và nhỏ hoạt động trong KCN, khu kinh tế cửa khẩu rất ít do bị
giới hạn về nguồn vốn ….Tỉnh có thể phối hợp với các Ngân hàng thương mại nhà
nước trong việc hỗ trợ vốn cho các DNVVN khuyến khích thành phần doanh
nghiệp nhỏ và vừa đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng và cùng hợp tác nâng cao vị thế cạnh
tranh của mình.
3.3.2. Các giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là một trong những vấn đề hàng đầu mà nhà đầu tư quan tâm
khi quyết định thực hiện đầu tư. Thực tế cho thấy những địa phương có cơ sở hạ


69
tầng yếu kém rất khó thu hút nhà đầu tư và đã không thu hút được nhà đầu tư thì
khả năng cải tạo cơ sở hạ tầng cũng hạn chế. Chính cái vòng lẩn quẩn này tạo nên
thực trạng vùng kinh tế đã phát triển thì càng phát triển thêm và những vùng kinh tế
kém phát triển lại càng tụt hậu. Cơ sở hạ tầng càng hoàn thiện là yếu tố quan trọng
trong việc thu hút các nhà đầu tư, do đó để cải thiện và phát triển hệ thống cơ sở hạ
tầng cần phải thực hiện một số vấn đề sau:
- Trên địa bàn Tỉnh chỉ có một khách sạn đạt chuẩn bốn sao (Khách sạn
Victoria – Châu đốc), còn lại là chưa đạt chuẩn về cơ sở vật chất lẫn cách thức phục
vụ: các khách du lịch khi đến An Giang dù là người địa phương hay ở nơi khác đến
đều cảm thấy không hay lòng khi đặt chân vào các nhà hàng và khách sạn vì giá cả

rất đắt, họ có cảm giác là mình đang bị “cắt cổ”, cách phục vụ thì thiếu chuyên
nghiệp không tôn trọng khách hàng, phòng ốc thì không đảm bảo vệ sinh và các
điều kiện sinh hoạt không tốt. Chính vì vậy nên hầu như các du khách địa phương
khi đi du lịch họ đều mang theo thức ăn để khỏi bị chặt chém, còn du khách ngoài
địa phương và Quốc tế thì lại dừng chân và sử dụng các dịch vụ nhà hàng và khách
sạn do Tỉnh Đồng Tháp cung cấp, có những đoàn khách khi du lịch ở An giang họ
tính toán lịch trình vui chơi để chiều có thể kịp quay về Đồng Tháp nghỉ đêm. Do
đó Tỉnh cần nâng cấp dần dần hệ thống Nhà hàng, Khách sạn thành những nhà
hàng, khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhằm phục vụ khách tham quan trong và
ngoài nước cả về số lượng lẫn chất lượng trên cơ sở hợp tác cùng làm với khu vực
tư nhân. Bước đầu chỉ thực hiện ở một vài khách sạn, nhà hàng ở địa bàn Châu Đốc,
cụm khu lịch Núi Dài, Núi Cấm, đồi Túp Dụp,.. Tiến hành kiểm tra lại cơ sở vật
chất của các Nhà hàng và Khách sạn này, khuyến khích các DN đầu tư nâng cấp cơ
sở vật chất theo tiêu chuẩn Quốc tế, đưa ra chính sách hỗ trợ DN miễn thuế trong
thời gian 5 năm tạo điều kiện cho DN thu hồi được vốn bỏ ra đầu tư nâng cấp, áp
dụng chính sách biên độ giá chung cho các Nhà hàng và Khách sạn tạo sự cạnh
tranh công bằng và cũng để đảm bảo quyền lợi của khách du lịch, tổ chức các lớp
học về kỷ năng phục vụ miễn phí cho nhân viên ở các đơn vị này gửi công văn yêu
cầu các đơn vị cử người tham gia học tập.


70
- Phối hợp ngành điện lực trong quá trình cung cấp điện cho các nhà máy,
xây dựng kế hoạch cung ứng điện cho các DN mỗi tháng, gửi thông báo lịch ngưng
cung cấp điện cụ thể cho DN ở đầu mỗi tháng để chủ động trong sản xuất, giảm bớt
thiệt hại cho doanh nghiệp. Với đặc trưng của An Giang là phát triển mạnh nghề
trồng lúa nên nguồn trấu từ hoạt động xây xát rất lớn, vào mùa vụ nguồn trấu này
lại càng dồi dào, trong khi người mua trấu hiện nay rất ít (chỉ những hộ gia đình ở
nông thôn kinh tế khó khăn hoặc chăn nuôi heo) mà nơi chứa trấu của các nhà máy
xây xát có giới hạn nên nhiều nhà máy xây xát phải thuê người đến thu gom đem

bỏ. Tận dụng nguồn lực này Tỉnh nên ứng dụng công trình nghiên cứu sử dụng trấu
làm nguyên liệu thay cho nguồn điện, xây dựng nhà máy sản xuất năng lượng tiêu
dùng bằng nguồn trấu của địa phương góp phần giảm áp lực cung ứng điện cho
ngành điện đối với sản xuất, tiêu dùng ở hiện tại và cả tương lai, bởi vì nguồn nước
sông Mekong chảy vào Việt Nam đang bị cạn dần.
- Đối với các tuyến đường huyết mạch: đường tránh thành phố Long Xuyên,
đường tránh thị trấn Cái Dầu, đường tỉnh 944, 941, 942, 943, 956… phải hoàn tất
nhanh hồ sơ, thủ tục đưa vào triển khai xây dựng và ban hành quy chế đẩy nhanh
tiến độ thi công nếu đơn vị thi công vi phạm sẽ phải nộp phạt 10% giá trị công trình
thi công để hỗ trợ cho giao thương của các nhà đầu tư.
- Về hệ thống sân bay nên ưu tiên xây dựng sân bay Châu đốc (Thị xã Châu
Đốc) trước thay vì tiến hành song song xây dựng 2 sân bay (sân bay Châu Đốc và
sân bay An Giang - Châu thành) vì các khu du lịch và cả các khu công nghiệp và
khu kinh tế cửa khẩu ở An Giang tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc An Giang,
Châu đốc nằm ở vị trí trung tâm giữa các nơi này, khách du lịch hoặc các doanh
nghiệp thực hiện vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đáp tại sân bay
Châu đốc vận chuyển về các khu du lịch, các KCN, khu kinh tế cửa khẩu sẽ gần hơn
sân bay An Giang (sân bay An Giang phục vụ chủ yếu cho các doanh nghiệp ở địa
bàn Thành phố Long xuyên – trong khi số lượng nhà đầu tư và hoạt động giao
thương ở Long xuyên lại không nhiều bằng khu vực phía Bắc).


71
- Do nguồn ngân sách nhà nước có giới hạn nên đối với các dự án đang quy
hoạch cần xem xét tính khả thi mới tiến hành thực hiện triển, nếu không có tính khả
thi thì không triển khai thực hiện. Trước mắt phải hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng cho
KCN Bình Long, Bình Hòa, Xuân Tô, Khu kinh tế cửa khẩu Khánh Bình, Tịnh Biên
để đảm bảo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư.
3.3.3. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực.
Đội ngũ giáo viên dạy nghề của Tỉnh yếu và thiếu do:

- Các đơn vị dạy nghề ở Tỉnh chỉ có các trường Công của Nhà nước đảm
nhận chưa có sự tham gia của khu vực tư nhân, giữa các trường không có sự canh
tranh để thu hút học sinh. Vì thế Lảnh đạo các trường rất thờ ơ trong việc cạnh tranh
với nhau, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cạnh tranh là chất lượng
đội ngũ giáo viên, do đó các đơn vị nghề chưa thực sự quan tâm đến chất lượng
giáo viên, không có một quy định nào để ràng buộc và khuyến khích giáo viên học
hỏi nâng cao kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn của mình.
- Chế độ tiền lương của giáo viên cũng không thỏa đáng nên đại đa số giáo
viên không dồn hết sức vào giảng dạy mà phải ra ngoài làm kinh tế thêm, đi dạy để
giữ chân trong nhà nước cho ổn định.
- Chưa kể đến Tỉnh ban hành quy định mỗi năm chỉ giải quyết cho đi học
nâng cao trình độ đối với các giáo viên nằm trong diện quy hoạch của Tỉnh (điều
kiện quy hoạch: Đảng viên; Trưởng, phó đương nhiệm các phòng ban; thâm niên
công tác trong ngành từ 3 năm trở lên; đoàn viên ưu tú), còn lại các trường hợp khác
thi đậu các lớp nâng cao trình độ thì phải làm đơn xin được đi học và phải thông
qua Lảnh đạo đơn vị, Sở Nội vụ duyệt lại là có hỗ trợ về thời gian và chi phí đi học
không, thủ tục nhiêu khuê, tùy thuộc vào sự ưu ái của Lảnh đạo.
Để giải quyết vấn đề này Tỉnh nên:
- Xóa bỏ quy định về chế độ quy hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên, giáo viên
nào có năng lực và có nhu cầu học thêm thì Tỉnh tạo điều kiện về thời gian để họ có
thể tham gia lớp học, không cần phải hỗ trợ về chi phí bởi vì hầu hết các giáo viên


72
chỉ quan tâm đến việc có được đơn vị và Tỉnh đồng ý cho đi học không chứ hoàn
toàn không để tâm đến việc được hỗ trợ kinh phí.
- Kêu gọi tư nhân hóa giáo dục nghề, những doanh nghiệp tư nhân tham gia
kinh doanh ở lĩnh vực dạy nghề sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi: miễn thuế trong
thời gian 5 năm đầu hoạt động, học sinh học ở các trường tư vẫn được hưởng những
chế độ ưu đãi như học ở trường công tạo động lực canh tranh cho các trường của

Nhà nước.
- Tiếp tục thực hiện chủ trương “Đưa người đi học tập ở nước ngoài” và có
chính sách thu hút nhân tài vào làm việc tại An Giang để hình thành một đội ngũ
cán bộ quản lý giỏi điều hành hoạt động sản xuất – kinh doanh - dịch vụ sau này.
- Tăng hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở đào tạo nghề trong Tỉnh trang bị thêm
thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình thực hành của học viên trên cơ sở buộc các
trường phải xây dựng định mức thiết bị cho 1 học viên. Hỗ trợ các cơ sở đào tạo
trong việc tìm kiếm nguồn viện trợ nước ngoài đầu tư cho giáo dục dạy nghề trên
địa bàn Tỉnh.
3.3.4. Các giải pháp phát triển khoa học – công nghệ.
- Thực hiện hình thức chuyển giao công nghệ bằng các hợp đồng đặt hàng,
công trình khoa học kỷ thuật công nghệ, đấu thầu nghiên cứu, các dịch vụ tư vấn
khoa học và công nghệ với các doanh nghiệp, các nhà sản xuất. Áp dụng các hình
thức biểu dương khen thưởng, trích tỷ lệ lợi nhuận cho các nhà khoa học có công
trình nghiên cứu ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất và phục vụ cho đời sống.
- Đưa ra chính sách nếu các DN nào dành một phần vốn từ quỹ phát triển sản
xuất cho nghiên cứu đổi mới, cải tiến công nghệ và đào tạo nhân lực sẽ được Tỉnh
hỗ trợ chi phí triển khai ứng dụng.
- Hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học cho các đề tài nghiên cứu công nghệ
mới ứng dụng cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của Tỉnh nhà.
- Đầu tư đồng bộ các trang thiết bị, mạng thông tin cho các Trung tâm ứng
dụng, tư vấn và chuyển giao công nghệ để có điều kiện liên doanh liên kết với các


73
Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ giữa các Tỉnh thành trong
nước và ngoài nước.
3.4.

Các giải pháp hỗ trợ

- Tăng cường hợp tác liên Tỉnh, phối hợp giữa các Tỉnh với các bộ ngành

Trung ương từ khâu nghiên cứu, hình thành dự án, phù hợp với quy hoạch phát triển
ngành và lảnh thổ. Các dự án liên quan đến nhiều Tỉnh thì các Tỉnh hợp bàn và đưa
qua nguyên tắc chung khi thực hiện đảm bảo quyền lợi của Nhà đầu tư đồng thời
cũng hạn chế tình trạng công quyền ở các Tỉnh.
- Tăng cường hoạt động thương mại tại các đô thị, hướng mạnh hoạt động
giao thương về thị trường nông thôn.
- Khuyến khích các doanh nghiệp tự tìm kiếm thị trường mới để xuất khẩu
hàng hóa, thành lập văn phòng đại diện của Tỉnh tại các thành phố ở một số nước có
quan hệ ngoại giao để nghiên cứu thị trường nước ngoài làm cầu nối giao dịch ngoại
thương cho các doanh nghiệp.
- Kiến nghị chính phủ xem xét lại quy định không chế mua hàng hàng miễn
thuế ở các khu kinh tế phi thuế quan.
- Kiến nghị Trung ương xây dựng cơ chế đặc thù huy động vốn đầu tư cho
vùng kinh tế trọng điểm.
- Ban hành quy chế hướng dẫn chi tiêu các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Thực hiện triệt để tiết kiệm để sử dụng có hiệu quả ngân sách và tăng tỷ lệ tích luỹ
đầu tư từ ngân sách tỉnh.
- Tăng cường đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ công tác an ninh quốc
gia vùng biên giới và ổn định chính trị, để các nhà đầu tư an tâm trong quá trình đầu
tư vào khu kinh tế cửa khẩu và thực hiện giao thương ở vùng biên giới.


74

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích những hạn chế của các yếu tố tác động đến hoạt động
thu hút vốn đầu tư trên địa bàn Tỉnh giai đoạn năm 2005 – 2010, kết hợp với các
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, nhu cầu vốn cần cho đầu tư, định hướng

phát triển các ngành nghề của Tỉnh giai đoạn 2011 – 2020, tác giả phân tích ma trận
SWOT để đánh giá những lợi thế, cơ hội, khó khăn và thách thức của Tỉnh khi thực
hiện chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn Tỉnh An Giang.
Qua quá trình nhận định và phân tích, tác giả nhận thấy những rào cản ảnh hưởng
chủ yếu đến hoạt động thu hút vốn đầu tư: cơ chế, đạo đức nhân viên Nhà nước, cơ
sở hạ tầng, khoa học công nghệ, trình độ đội ngũ lao động. Vì vậy, tác giả đề ra các
giải pháp khắc phục rào cản này nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn theo quan
điểm cá nhân của tác giả dựa trên việc xem xét các đề án đầu tư phát triển kinh tế
của Tỉnh, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, và phân tích sự phù hợp của giải
pháp khi thực hiện.


×