Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của hoảng kinh tế thế giới tới hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.46 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
-----oOo-----

LÊ THỊ THÙY DUNG

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG
HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI TỚI HOẠT
ĐỘNG THANH TỐN QUỐC TẾ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP QN ĐỘI
CHUN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP HCM, 7/2011


ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
-----oOo-----

LÊ THỊ THÙY DUNG

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG
HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI TỚI HOẠT
ĐỘNG THANH TỐN QUỐC TẾ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP QN ĐỘI
CHUN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60.31.12


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI KIM YẾN

TP HCM, 7/2011


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
chưa từng công bố tại bất cứ nơi nào. Mọi số liệu sử dụng trong luận văn là
những thông tin xác thực.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
TP HCM, ngày 10 tháng 9 năm 2011
Tác giả luận văn

Lê Thị Thùy Dung


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo trường Đại học kinh tế TP
HCM đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt kiến thức trong thời gian tôi học tập tại
trường. Đặc biệt, nhân cơ hội này, tôi xin gửi tới cô giáo, PGS.TS Bùi Kim Yến
lời cảm ơn sâu sắc vì những gì cô đã hỗ trợ và hướng dẫn tôi trong thời gian học
tập ở trường cũng như lúc làm luận văn. Chính tấm lòng nhiệt tình với học viên,
say mê với khoa học của cô giáo là động lực giúp tôi có thể hoàn thành luận văn
này.
Bên cạnh đó, sự cổ vũ, động viên của gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp
tại Ngân hàng TMCP Quân đội cũng đã góp phần to lớn giúp tôi hoàn thành
công trình nghiên cứu của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!



DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
TTQT: Thanh toán quốc tế
TTR: Phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện
DP: Phương thức thanh toán nhờ thu
LC: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
MB: Ngân hàng Quân đội
TMCP: thương mại cổ phần
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
GD: giao dịch
DS: doanh số


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Phần 1: Danh mục các bảng
Bảng 2.1: Các lần tăng lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu thời kỳ 11/201005/2011
Bảng 2.2: Thống kê lạm phát qua các năm 2007 -2010
Bảng 3.1: Doanh số thanh toán chuyển tiền quốc tế tại MB giai đoạn 1/2008 3/2011
Bảng 3.2: Doanh số thanh toán nhờ thu tại MB giai đoạn 1/2008 - 3/2011
Bảng 3.3: Doanh số thanh toán Thư tín dụng tại MB giai đoạn 1/2008 - 3/2011
Bảng 3.4: Doanh thu và số lượng giao dịch TTQT theo thời gian
Phần 2: Danh mục các biểu đồ
Biểu đồ 3.1: Doanh số thanh toán chuyển tiền theo thời gian
Biểu đồ 3.2: Số lượng giao dịch chuyển tiền quốc tế giai đoạn 01/2008-03/2011
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu giá trị thanh toán chuyển tiền theo thời gian
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu số lượng giao dịch chuyển tiền quốc tế theo thời gian
Biểu đồ 3.5: Doanh số thanh toán nhờ thu giai đoạn 01/2008-03/2011
Biểu đồ 3.6: Số lượng giao dịch thanh toán nhờ thu giai đoạn 01/2008-03/2011
Biểu đồ 3.7: Cơ cấu giá trị thanh toán nhờ thu năm 2008
Biểu đồ 3.8: Cơ cấu giá trị thanh toán nhờ thu năm 2009

Biểu đồ 3.9: Cơ cấu giá trị thanh toán nhờ thu năm 2010
Biểu đồ 3.10: Cơ cấu giá trị thanh toán nhờ thu quý 1/2011
Biểu đồ 3.11: Cơ cấu số lượng giao dịch thanh toán nhờ thu theo thời gian
Biểu đồ 3.12: Doanh số thanh toán LCNK giai đoạn 01/2008-03/2011
Biểu đồ 3.13: Doanh số thanh toán LCXK giai đoạn 01/2008-03/2011
Biểu đồ 3.14: Số lượng GD thanh toán LCNK giai đoạn 01/2008-03/2011
Biểu đồ 3.15: Số lượng GD thanh toán giai đoạn 01/2008-03/2011
Biểu đồ 3.16: Cơ cấu số lượng GD thanh toán LCXK, NK theo thời gian
Biểu đồ 3.17: Cơ cấu giá trị thanh toán LCNK, XK giai đoạn 01/2008-03/2011
Biểu đồ 3.18: Diễn biến kim ngạch TTQT mặt hàng ngành dệt may
Biểu đồ 3.19: Diễn biến kim ngạch TTQT mặt hàng ngành nông sản
Biểu đồ 3.20: Diễn biến kim ngạch TTQT mặt hàng máy móc-thiết bị
Biểu đồ 3.21: Diễn biến kim ngạch TTQT mặt hàng ngành công nghiệp ô tô
Biểu đồ 3.22: Doanh thu từ dịch vụ TTQT giai đoạn 01/2008-03/2011


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................... 1
Phần mở đầu ................................................................................................................. 1
Chương 1: Lý luận tổng quan về thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương
mại ................................................................................................................................... 3
1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế: ..................................................................3
1.2

Các chủ thể tham gia thanh toán quốc tế ............................................4

1.2.1 Ngân hàng Trung ương ..........................................................................4
1.2.2 Ngân hàng thương mại...........................................................................4
1.2.3 Các chủ thể khác: ...................................................................................5
1.3 Các phương thức thanh toán quốc tế........................................................5

1.3.1 Căn cứ vào việc thanh toán có kèm theo các chứng từ..........................5
1.3.2 Căn cứ vai trò của ngân hàng trong phương thức thanh toán ................5
1.4 Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT.........................6
1.4.1 Luật và công ước quốc tế gồm có ..........................................................6
1.4.2 Các nguồn luật quốc gia.........................................................................6
1.4.3 Thông lệ và tập quán quốc tế .................................................................6
1.5 Đặc điểm của hoạt động thanh toán quốc tế ............................................6
1.5.1 Yếu tố nước ngoài ..................................................................................6
1.5.2 Hoạt động thanh toán quốc tế là dịch vụ................................................7
1.6 Vai trò của thanh toán quốc tế ..................................................................7
1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT tại Ngân hàng thương
mại ......................................................................................................................8
1.8 Nội dung và rủi ro đối với các bên trong các phương thức TTQT cơ bản
..........................................................................................................................10
1.8.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền quốc tế.......................................10
1.8.2 Phương thức thanh toán nhờ thu ..........................................................10
1.8.3 Phương thức thanh toán Thư tín dụng .................................................11
Chương 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và ảnh hưởng của nó đến
kinh tế Việt Nam ........................................................................................................ 13


2.1 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới .........................................................13
2.1.1 Diễn biến khủng hoảng ........................................................................13
2.1.2 Nguyên nhân khủng hoảng ..................................................................15
2.1.3 Tác động của khủng hoảng tới các nước trên thế giới .........................17
2.2 Các tác động của khủng hoảng kinh tế đến Việt Nam trên góc độ
phân tích các chỉ số kinh tế-xã hội ................................................................19
2.2.1 Tỷ giá: ..................................................................................................19
2.2.2 Lãi suất.................................................................................................22
2.2.3 Tỷ lệ lạm phát ......................................................................................25

2.2.4 Tỷ lệ thất nghiệp ..................................................................................27
2.3 Các tác động của khủng hoảng kinh tế đến hoạt động xuất nhập khẩu
ở Việt Nam...........................................................................................................
................................................................................................................30
2.3.1 Lương thực, thực phẩm, hàng nông sản...............................................30
2.3.2 Ngành công nghiệp ô tô .......................................................................32
2.3.3 Dệt may ................................................................................................35
Chương 3: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội và
ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới tới hoạt động này..................... 41
3.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Quân đội ..............................................41
3.2 Tình hình thực hiện TTQT tại MB qua các năm 2008-2011 ...............42
3.2.1 Phân tích tình hình TTQT theo phương thức thanh toán.....................42
3.2.2 Phân tích tình hình TTQT theo một số mặt hàng chính.......................58
3.3 Thu nhập từ dịch vụ TTQT qua các năm 2008 – 2011:........................63
3.4 Đánh giá ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tới kết quả hoạt động
TTQT ...............................................................................................................65
3.4.1 Với các giao dịch thanh toán chiều nhập khẩu.................................65
3.4.2 Với các giao dịch thanh toán chiều xuất khẩu..................................72
3.5 Các nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động TTQT...............................74
3.5.1 Nguyên nhân đối với hoạt động thanh toán nhập khẩu:..................76
3.5.2 Nguyên nhân đối với hoạt động thanh toán xuất khẩu:...................77


Chương 4: Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng
kinh tế thế giới đến hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP
Quân đội ...................................................................................................................... 79
4.1 Đối với Chính phủ.....................................................................................79
4.2 Ngân hàng Nhà nước ................................................................................80
4.3. Ngân hàng TMCP Quân đội ...................................................................81
4.3.1 Về mô hình tác nghiệp TTQT..............................................................81

4.3.2 Về đào tạo nhân sự...............................................................................83
4.3.3 Về cơ chế, chính sách...........................................................................84
4.3.4 Khả năng cung ứng ngoại tệ ................................................................85
4.3.5 Mở rộng quan hệ đại lý ........................................................................86
4.4 Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu............................................87
4.4.1 Tái cơ cấu mô hình hoạt động, thanh lọc đội ngũ nhân sự của doanh
nghiệp............................................................................................................87
4.4.2 Tìm sự trợ giúp của cơ quan có thẩm quyền........................................88
4.4.3 Tham gia vào hiệp hội kinh doanh theo lĩnh vực hoạt động................89
4.4.4 Thường xuyên tìm hiểu thông tin đối tác từ nước ngoài thông qua các
kênh thông tin khác nhau ..............................................................................89
Kết luận ........................................................................................................................ 91


1

Phần mở đầu
Đặt vấn đề
Mấy năm trở lại đây, chúng ta phải đối mặt với hàng loạt các khó khăn, bế tắc
do khủng hoảng kinh tế gây ra. Chúng ta biết chắc một điều, khủng hoảng chưa
qua đi và có lẽ cũng phải mất vài năm nữa, chúng ta mới có quyền hy vọng về
một nền kinh tế phát triển và thịnh vượng trở lại.
Ngân hàng Quân đội, một định chế tài chính, không nằm ngoài quỹ đạo
chung của khủng hoảng tài chính toàn cầu, cũng đang gặp phải những khó khăn
đến từ nhiều phía. Mặc dù không bi đát như các tổ chức tài chính lớn ở trung tâm
cuộc khủng hoảng phải đi đến phá sản hoặc sáp nhập, MB vẫn phải tìm cách làm
thế nào để giữ được hoạt động ổn định cho cả hệ thống, trong đó, hoạt động
TTQT là một mảng không kém phần quan trọng.
Vậy, mức độ ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế lên hoạt động TTQT là như
thế nào, đâu là điểm tích cực, đâu là điểm tiêu cực của những ảnh hưởng đó, làm

thế nào để giữ cho TTQT tiếp tục hoạt động ổn định và ngày càng phát triển dù
cho khủng hoảng kinh tế đang lan rộng. Đó là những vấn đề đang đặt ra với ban
lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội.
Là chuyên viên tác nghiệp TTQT tại Ngân hàng TMCP Quân đội, người viết
mạnh dạn lựa chọn đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế
giới tới hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội” để
nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu: luận văn hướng tới việc tìm hiểu những diễn biến của
hoạt động thanh toán quốc tế tại MB trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn của
nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới để thấy được xu hướng và mức độ biến
động, mức độ ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế lên hoạt động thanh toán quốc
tế của ngân hàng. Trên cơ sở những phân tích, đánh giá thu được, luận văn đề
xuất những giải pháp phù hợp để khắc phục tác động xấu, tận dụng cơ hội nhằm
đẩy mạnh sự phát triển và phát triển bền vững của hoạt động thanh toán quốc tế
tại Ngân hàng TMCP Quân đội.
Phương pháp nghiên cứu: người viết sử dụng các phương pháp thống kê, phân
tích, so sánh, đối chiếu số liệu nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của mình
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu tình hình TTQT trong
toàn hệ thống MB trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế có nhiều ảnh hưởng tới
các nước trên thế giới.


2

Thời gian nghiên cứu: thời gian nghiên cứu từ tháng 01/2008 đến tháng
03/2011.
Kết cấu luận văn: ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 4
chương, gồm:
Chương 1: Lý luận tổng quan về thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương
mại

Chương 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và ảnh hưởng của nó đến kinh
tế Việt Nam
Chương 3: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội và
ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới tới hoạt động này
Chương 4: Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng
kinh tế thế giới đến hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội


3

Chương 1: Lý luận tổng quan về thanh toán quốc tế tại
Ngân hàng thương mại
1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế:
Mỗi quốc gia nằm ở những vị trí địa lý khác nhau, khí hậu, văn hóa, xã
hội cũng khác nhau nên mỗi quốc gia sẽ có những lợi thế so sánh riêng của
mình. Để tận dụng tốt nhất lợi thế của mỗi nước, các hoạt động giao thương,
mua bán, trao đổi giữa các quốc gia ra đời. Điều đó làm phát sinh các khoản thu
và chi bằng tiền của nước này đối với nước khác. Trong mối quan hệ chi trả đó,
các quốc gia phải cùng nhau quy định những yếu tố cấu thành cơ chế thanh toán
như chủ thể tham gia, đồng tiền thanh toán, các công cụ và phương thức thanh
toán. Tổng hợp các yếu tố cấu thành cơ chế đó tạo thành thanh toán quốc tế giữa
các quốc gia.
Như vậy, thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu và
các khoản chi đối ngoại của một nước đối với một nước khác để hoàn thành các
mối quan hệ về kinh tế, thương mại, hợp tác khoa học kỹ thuật, ngoại giao, xã
hội giữa các nước.
Thanh toán quốc tế gồm các nội dung rất phong phú song có thể phân
chia thành 2 loại lớn:
Thứ nhất, TTQT có tính chất mậu dịch bao gồm các thanh toán để
phục vụ cho việc luân chuyển sản phẩm hàng hóa, dịch vụ giữa các nước.

Thứ hai, TTQT phi mậu dịch là những khoản thanh toán không liên
quan đến luân chuyển của hàng hóa dịch vụ mà nó góp phần thực hiện các mối
quan hệ hợp tác giữa các ngân hàng ở các nước, mở rộng các hoạt động đầu tư
trực tiếp và gián tiếp.
Hoạt động TTQT được bắt nguồn từ hoạt động ngoại thương và mục
đích chính của hoạt động TTQT là để hỗ trợ và phục vụ cho hoạt động xuất nhập
khẩu giữa các nước diễn ra một cách trôi chảy và hiệu quả. Hoạt động TTQT là
khâu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đôi khi là khâu quyết định đến hiệu quả và
tăng trưởng ngoại thương. Chỉ khi hoạt động thanh toán an toàn và trôi chảy thì
người bán mới thu được tiền và người mua mới trả được tiền_chính là cơ sở nền
tảng cho hoạt động xuất nhập khẩu tồn tại và phát triển.
Với đặc thù của đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu và phân tích hoạt động TTQT thuộc loại thứ nhất, đó là thanh toán
các giao dịch đi kèm với sự luân chuyển hàng hóa.


4

1.2 Các chủ thể tham gia thanh toán quốc tế
1.2.1 Ngân hàng Trung ương
Ngân hàng Trung ương tham gia vào thanh toán quốc tế với cương vị là
người thay mặt Chính phủ ký kết và thực hiện các hiệp định về tiền tệ và tín
dụng quốc tế và là ngân hàng của các ngân hàng trong hoạt động tiền tệ và thanh
toán quốc tế. Với cương vị đó, Ngân hàng Trung ương thực hiện các nhiệm vụ:
- Chủ trì lập và theo dõi việc thực hiện cán cân thanh toán quốc tế
- Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối
- Thay mặt Chính phủ ký kết các điều ước quốc tế, luật quốc tế về tiền tệ và tín
dụng
- Đại diện cho Chính phủ tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế
- Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng và thực hiện các dịch vụ thanh toán

trong và ngoài nước
- Quản lý và cung ứng các công cụ lưu thông tín dụng sử dụng trong thanh toán
quốc nội và quốc tế
- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng.
1.2.2 Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế
thông qua 3 chức năng chủ yếu
- Chức năng trung gian tín dụng: bằng hệ thống mạng lưới rộng khắp, Ngân
hàng thương mại đã huy động được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để
phân phối lại cho nền kinh tế quốc dân theo nguyên tắc tín dụng. Đây là chức
năng cơ sở quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng
- Chức năng trung gian thanh toán: thông qua hệ thống tài khoản được mở tại
ngân hàng, các chủ tài khoản có thể ủy thác cho ngân hàng nắm giữ tài khoản thu
hộ hoặc chi hộ các khoản tiền phát sinh với các chủ tài khoản khác mở tại cùng
Ngân hàng hoặc các Ngân hàng khác ở trong và ngoài nước. Thực hiện các yêu
cầu này của chủ tài khoản là Ngân hàng đã phát huy vai trò trung gian thanh toán
của mình
- Chức năng tạo ra những công cụ lưu thông tín dụng thay thế cho tiền mặt,
thực hiện có hiệu quả chức năng phương tiện lưu thông của tiền tệ. Dựa trên cơ
sở nghiệp vụ tiền gửi và cho vay, Ngân hàng đã sáng tạo ra những công cụ lưu
thông tín dụng như séc, chứng chỉ tiền gửi để thay thế tiền mặt trong lưu thông
hàng hóa và dịch vụ.


5

1.2.3 Các chủ thể khác:
Các chủ thể khác bao gồm các pháp nhân, thể nhân hoạt động trong
các lĩnh vực phi ngân hàng như kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập
khẩu lao động, du lịch, vận tải, giao nhận, bảo hiểm, đầu tư và các hoạt động

ngoại giao, quân sự, khoa học kỹ thuật…
Các chủ thể này tham gia với tư cách là người ủy thác cho ngân hàng thu
hộ những khoản phải thu và ra lệnh cho ngân hàng chi các khoản phải trả cho
nước ngoài.

1.3 Các phương thức thanh toán quốc tế
Những người thụ hưởng có các khoản tiền phải thu từ hối phiếu, hóa đơn,
séc không thể tự mình thu tiền từ phía nước ngoài, cũng tương tự như thế, những
người có nghĩa vụ trả tiền không thể trả tiền cho đối tác ở nước ngoài được. Tất
cả họ đều ủy thác cho ngân hàng thực hiện thu tiền hoặc trả tiền. Cách thức, nội
dung và điều kiện để tiến hành thu và trả tiền gọi là phương thức thanh toán quốc
tế.
1.3.1 Căn cứ vào việc thanh toán có kèm theo các chứng từ
Thực hiện nghĩa vụ là điều kiện thanh toán hay không, chúng ta chia các
phương thức thành 2 nhóm
Nhóm phương thức không kèm chứng từ gồm có: chuyển tiền, ghi sổ, nhờ
thu trơn, thư bảo lãnh, thư tín dụng dự phòng
Nhóm phương thức thanh toán kèm chứng từ thương mại gồm có: nhờ thu
kèm chứng từ, thư tín dụng
1.3.2 Căn cứ vai trò của ngân hàng trong phương thức thanh toán
Chúng ta có thể chia thành 2 nhóm:
Nhóm phương thức thanh toán trực tiếp: là các phương thức mà người chi
trả trực tiếp là người có nghĩa vụ trả tiền, ngân hàng chỉ là trung gian thu và
chuyển trả tiền theo sự ủy thác của khách hàng, gồm có: chuyển tiền, ghi sổ, nhờ
thu.
Nhóm phương thức thanh toán gian tiếp: là phương thức mà người trả tiền
hoặc cam kết trả tiền là người thứ ba, không phải là người có nghĩa vụ trả tiền
được quy định trong hợp đồng, phán quyết của tòa án hay trọng tài hoặc trong
các thỏa ước ký kết giữa hai bên. Nhóm này gồm có phương thức thanh toán thư
tín dụng, thư tín dụng dự phòng, thư bảo lãnh.



6

1.4 Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT
1.4.1 Luật và công ước quốc tế gồm có
- Công ước Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán quốc tế (United Nations
convention on contracts for the international sale of goods – Wien Convention
1980)
- Công ước Geneve 1930 về Luật thống nhất về hối phiếu (Uniform Law for Bill
of Exchange – ULB 1930)
- Công ước Liên hợp quốc về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế (International Bill
of exchange and international promissory note – UN convention 1980)
- Công ước Geneve 1931 về séc quốc tế (Geneve conventions for check 1931)
- Các nguồn luật và công ước quốc tế về vận tải và bảo hiểm
- Các hiệp định song phương và đa phương
1.4.2 Các nguồn luật quốc gia
- Bộ luật dân sự
- Luật thương mại
- Luật ngoại hối
- Luật các công cụ chuyển nhượng
- Luật thanh toán quốc tế
1.4.3 Thông lệ và tập quán quốc tế
- Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Customs and
practice for documentary credit – UCP)
- Quy tắc thống nhất về nhờ thu (Uniform rules for collection – URC)
- Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên ngân hàng (Uniform rules for bank-to-bank
reimbursement under documentary credit – URR)
- Điều kiện thương mại quốc tế (International commercial terms –
INCOTERMS)

1.5 Đặc điểm của hoạt động thanh toán quốc tế
1.5.1 Yếu tố nước ngoài
Là đặc điểm nổi bật của hoạt động thanh toán quốc tế. Những hoạt động
thanh toán có yếu tố nước ngoài được gọi là hoạt động thanh toán quốc tế.Yếu tố
đó được thể hiện trên các thành tố sau:
Chủ thể tham gia thanh toán là những người cư trú và người không cư trú
hoặc giữa những người không cư trú với nhau.


7

Tiền tệ thanh toán được chuyển từ tài khoản của người cư trú sang tài
khoản của người không cư trú hoặc giữa tài khoản của hai người không cư trú
với nhau, bất kể các tài khoản được mở ở một ngân hàng hày hai ngân hàng
trong cùng một quốc gia hay ở hai quốc gia khác nhau.
Tiền tệ được sử dụng trong thanh toán thường là ngoại tệ với một trong
hai nước
1.5.2 Hoạt động thanh toán quốc tế là dịch vụ
Mà ngân hàng cung ứng cho khách hàng. Do đó, nó mang đầy đủ những
đặc điểm của hàng hóa dịch vụ.
-Dịch vụ mang tính vô hình, quá trình cung ứng và tiêu dùng dịch vụ xảy ra
đồng thời, không thể lưu trữ được.
-Dịch vụ thanh toán quốc tế là dịch vụ được cung ứng qua biên giới quốc
gia.
-Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài: người thụ hưởng dịch vụ không cùng
lãnh thổ với người cung ứng dịch vụ.
-Hình thành đại lý dịch vụ ở nước người tiêu dùng dịch vụ. Các ngân hàng
thường thiết lập quan hệ Ngân hàng đại lý với các ngân hàng sở tại hoặc cao hơn
nữa là thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước tiêu thụ dịch vụ để thực
hiện cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế.

-Hoạt động thanh toán quốc tế chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Không gian
thanh toán quốc tế rộng lớn, thời gian thanh toán tương đối dài, trình độ kỹ thuật
và nhân lực phục vụ thanh toán quốc tế ở các quốc gia không đồng đều. Các tập
quán quốc tế mặc dù đã được ban hành nhưng có quá nhiều bất cập trong vận
dụng. Tất cả những lý do trên đã làm cho hoạt động thanh toán quốc tế phải đối
mặt với rất nhiều rủi ro.

1.6 Vai trò của thanh toán quốc tế
Đối với nền kinh tế: Trước xu thế kinh tế thế giới mở, các quốc gia ra sức
phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập, thanh toán quốc tế trở
thành cầu nối giữa kinh tế trong nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài, có tác
dụng bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, thu hút
kiều hối, tín dụng quốc tế.
Đối với Ngân hàng thương mại: với vai trò trung gian thanh toán, các ngân
hàng tiến hành thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho các
khách hàng trong giao dịch thanh toán, tư vấn, hướng dẫn khách hàng những


8

biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ nhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tưởng cho khách
hàng trong quan hệ mua bán, giao dịch với nước ngoài. Bên cạnh đó, việc các
ngân hàng cung ứng các dịch vụ tài trợ thương mại đã góp phần tháo gỡ những
khó khăn do không đủ năng lực về vốn của doanh nghiệp.
Hoạt động TTQT là một dịch vụ trở nên quan trọng đối với các NHTM, nó
đem lại nguồn thu đáng kể không chỉ về số lượng tuyệt đối mà còn về cả tỷ
trọng. Thanh toán quốc tế là mắt xích quan trọng trong việc chắp nối và thúc đẩy
phát triển các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng như kinh doanh ngoại
tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tăng cường
nguồn vốn huy động ngoại tệ.

Việc hoàn thiện và phát triển hoạt động TTQT có vai trò hết sức quan trọng
đối với hoạt động ngân hàng, nó không chỉ là một dịch vụ thanh toán thuần túy
mà còn là khâu trung tâm không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh
doanh, bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.
Ngày nay, do nghiệp vụ ngân hàng quốc tế phát triển mạnh mẽ, thuận tiện, an
toàn và hiệu quả nên hầu hết các hoạt động thanh toán quốc tế đều diễn ra thông
qua hệ thống ngân hàng. Thông qua cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế cho
khách hàng, ngân hàng thu một khoản phí để bù đắp cho các chi phí của ngân
hàng và tạo ra lợi nhuận. Tùy theo phương thức thanh toán, môi trường cạnh
tranh và độ tín nhiệm của các khách hàng mà biểu phí và mức phí áp dụng có thể
là khác nhau cho các khách hàng khác nhau.
Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu: hoạt động TTQT là khâu cuối
cùng để hoàn thành các quan hệ ngoại thương giữa các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu với các đối tác của mình. Hoạt động xuất nhập khẩu và ngoại thương chỉ có
thể phát triển một cách bình thường khi khâu thanh toán được thực hiện và giải
quyết. Thanh toán quốc tế không những giúp duy trì các mối quan hệ ngoại
thương mà còn thúc đẩy ngoại thương phát triển mạnh mẽ hơn.
1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT tại Ngân hàng thương mại
Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT, ta tiếp cận theo
từng đối tượng tham gia hoạt động này để tìm ra những nhân tố ảnh hưởng chính
như sau:
Về phía Nhà nước: Các chính sách về quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nước
điều chỉnh đến toàn bộ các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, nó
khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu đi đúng theo hướng điều hành của Nhà


9

nước. Các chính sách của Nhà nước giúp điều tiết các giao dịch mua bán hàng
hóa, cụ thể kích thích nhập khẩu mặt hàng này hoặc hạn chế nhập khẩu mặt hàng

kia, cũng có thể là hạn chế nhập khẩu và thúc đẩy xuất khẩu phát triển.
Về phía Ngân hàng thương mại: là người cung cấp dịch vụ, ngân hàng thương
mại đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của hoạt động
TTQT thông qua các nhân tố ảnh hưởng.
Thứ nhất, về chất lượng dịch vụ. Nhân tố này được cấu thành từ nhiều yếu tố
khác nhau như trình độ đội ngũ chuyên viên thực hiện, khả năng cung ứng các
loại ngoại tệ phục vụ cho thanh toán, tỷ giá, hệ thống công nghệ phần mềm kế
toán, các sản phẩm dịch vụ kèm theo và uy tín của ngân hàng thương mại đối với
khách hàng cũng như đối với các ngân hàng đại lý trên thế giới.
Thứ hai, về giá cả mà cụ thể là biểu phí áp dụng cho dịch vụ thanh toán quốc tế
của từng ngân hàng. Theo đó, các khách hàng tham gia giao dịch TTQT không
đứng ngoài quy luật cạnh tranh về giá. Nếu cùng chất lượng dịch vụ thì Ngân
hàng nào có lợi thế về giá sẽ có mức cạnh tranh cao hơn so với các ngân hàng
khác.
Về phía các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Trên góc độ là người
sử dụng dịch vụ, là người trực tiếp thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu_cơ
sở của thanh toán quốc tế, các doanh nghiệp đóng góp những nhân tố ảnh hưởng
không kém phần quan trọng.
Thứ nhất là trình độ của cán bộ phụ trách kinh doanh. Trình độ của cán bộ có
ảnh hưởng to lớn tới hiệu quả công việc. Với trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt,
họ là người lựa chọn những phương thức thanh toán không chỉ có lợi cho công ty
mà còn phải phù hợp với từng giai đoạn, với tình hình tài chính và hoạt động của
công ty. Điều đó giúp cho việc thanh toán được diễn ra thuận lợi hơn.
Thứ hai là tình hình kinh doanh của công ty. Nếu công ty làm ăn thuận lợi, lợi
nhuận thu được cao, tốc độ quay vòng vốn nhanh sẽ tạo cho doanh nghiệp có
khả năng thanh toán tốt hơn.
Thứ ba là mối quan hệ của doanh nghệp với đối tác, khách hàng. Nếu giữa các
bên giao dịch có quá trình làm ăn lâu dài, uy tín tốt thì hoạt động thanh toán diễn
ra được nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều. Do đó, đánh giá tình hình của đối
tác là một khâu rất quan trọng khi doanh nghiệp tiến hành ký kết các hợp đồng,

đảm bảo tiền thu về đúng hạn, hàng nhận được kịp thời, đúng quy cách, chất
lượng đã cam kết trước đó.


10

1.8 Nội dung và rủi ro đối với các bên trong các phương thức TTQT cơ bản
1.8.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền quốc tế
Là phương thức thanh toán trong đó, khách hàng (người chuyển tiền) yêu
cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác
(người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất định trong một thời gian nhất định.
Chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản, việc có trả tiền hay
không phụ thuộc vào thiện chí của người mua. Người mua sau khi nhận hàng có
thể không tiến hành chuyển tiền hoặc cố tình dây dưa, kéo dài thời hạn chuyển
tiền nhằm chiếm dụng vốn của người bán, làm cho quyền lợi của người bán
không được đảm bảo. Do đó, phương thức này thường chỉ áp dụng trong các
trường hợp hai bên mua bán có uy tín và tin cậy lẫn nhau.
Đánh giá rủi ro và lợi thế của các bên tham gia, ta có thể thấy như sau:
Đối với người bán: người bán sẽ giành được lợi thế hoàn toàn trong
trường hợp đàm phán được trả tiền trước khi giao hàng. Nếu ngược lại, người
bán có nguy cơ không thu được tiền hàng nếu người mua nhận hàng mà không
chịu thanh toán, tệ hơn, nếu người mua không chịu nhận hàng, người bán còn
phải mất thời gian tìm kiếm người mua khác và chịu các chi phí phát sinh như
phí lưu bãi hoặc phí chở hàng trở về nước.
Đối với người mua: lợi thế sẽ nghiêng về người mua nếu phương thức
thanh toán trong hợp đồng là trả tiền sau khi nhận hàng. Ngược lại, người mua
phải đối mặt với việc đã thanh toán mà chưa nhận hoặc không nhận được hàng
theo đúng thời hạn hoặc có thể nhận được hàng nhưng lại không đúng như chất
lượng đã đặt mua trước đó.
1.8.2 Phương thức thanh toán nhờ thu

Là phương thức thanh toán trong đó, bên bán sau khi giao hàng hay cung
ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông
qua ngân hàng thu hộ cho bên mua để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay
chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác.
Các ngân hàng tham gia vào quá trình thanh toán sâu rộng và toàn diện
hơn. Mức độ tham gia của ngân hàng vào quá trình nhờ thu phụ thuộc hoàn toàn
vào nội dung các chỉ thị và những gì mà người bán ủy quyền cho ngân hàng
phục vụ mình thu hộ.
Nhờ thu là phương thức thanh toán được coi là trung hòa nhất quyền lợi
của hai bên mua – bán. Đối với người bán, người bán có ngân hàng phục vụ


11

mình tham gia với vai trò là ngân hàng đại lý cho mình. Ngân hàng phục vụ
người bán có thể chọn ngân hàng ở nước người mua làm đại lý thu hộ tiền từ
người mua. Toàn bộ quy trình được xử lý theo một quy tắc và tập quán thực
hành ngân hàng thống nhất trong đó ngân hàng tham gia với vai trò trung gian.
Đối với người mua, nếu áp dụng phương thức này, thường thì việc trả tiền chỉ
xảy ra sau khi hàng hóa đã tới cảng đích, tiền vừa thanh toán cũng là lúc nhận
được hàng hóa.
Tuy nhiên, phương thức này vẫn có những rủi ro cho các bên tham gia.
Người bán có thể không nhận được tiền hàng do người mua cố tình trì hoãn việc
thanh toán trong khi các ngân hàng thu hộ không thể hỗ trợ gì hơn ngoài việc
chờ đợi thiện chí của người mua hàng. Về phía người mua hàng, họ cũng gặp
phải rủi ro là đã thanh toán tiền cho người bán thông qua ngân hàng thu hộ
nhưng hàng nhận được không đáp ứng chất lượng.
1.8.3 Phương thức thanh toán Thư tín dụng
Trong phương thức Thư tín dụng, các ngân hàng đã tham gia chủ động và
tích cực hơn nhiều, theo đó, các ngân hàng thực hiện trả tiền theo cam kết của

mình. Phương thức này xuất hiện 3 mối quan hệ hợp đồng.
Thứ nhất, quan hệ hợp đồng giữa người mua và người bán.
Thứ hai, quan hệ hợp đồng giữa người mua với ngân hàng phục vụ (trong
quan hệ này sẽ được gọi là người đề nghị mở Thư tín dụng và ngân hàng phát
hành). Quan hệ hợp đồng này được thể hiện ở trong đơn đềnghị mở Thư tín
dụng, các điều kiện và điều khoản mà người mua ký để làm cơ sở ngân hàng
phát hành Thư tín dụng.
Thứ ba, quan hệ hợp đồng giữa ngân hàng phát hành và người hưởng lợi
Thư tín dụng. Mối quan hệ này là hệ quả của 2 mối quan hệ trên những lại là
nghĩ vụ hợp đồng độc lập của ngân hàng phát hành phát hành, thể hiện cam kết
của ngân hàng phát hành với người bán rằng sẽ thanh toán khi người bán xuất
trình được bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản được quy định
trong Thư tín dụng.
Phương thức này dù có những quy định ràng buộc các bên chặt chẽ hơn
nhưng vẫn có nhiều rủi ro cho các đối tác.
Xét từ góc độ người bán, họ có thể đối mặt với rủi ro xuất phát từ phía
ngân hàng phát hành L/C. Ngân hàng phát hành không đảm bảo về khả năng
thanh toán, bộ chứng từ không phù hợp với L/C, người nhập khẩu căn cứ vào


12

những sai biệt rất nhỏ để trì hoãn thanh toán. Trên góc độ người mua, cũng
giống như các phương thức trên, họ có thể không nhận được hàng theo đúng quy
cách. Hơn thế nữa, họ có thể không nhận được hàng do người bán lập bộ chứng
từ giả để lừa đảo.

Kết luận chương 1
Chương lý luận cung cấp lý thuyết cơ bản về hoạt động thanh toán quốc
tế tại ngân hàng thương mại. Bằng những kiến thức đó, chúng ta có được cái

nhìn toàn diện hơn về hoạt động này từ cách thức tác nghiệp, các giai đoạn, các
rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện từng phương thức thanh toán. Đó cũng
là cơ sở kiến thức nền tảng giúp chúng ta đề ra những cải tiến, chính sách nhằm
hoàn thiện quy trình và giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng năng
lực cạnh tranh của mình.


13

Chương 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và ảnh hưởng
của nó đến kinh tế Việt Nam
2.1 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
2.1.1 Diễn biến khủng hoảng
Dưới đây là những sự kiện chính được thông tin liên tục trong thời gian
khủng hoảng xảy ra.
Ngày 2/4/2007, công ty hàng đầu trong hoạt động cho vay dưới chuẩn tại
Mỹ, New Century Financial, buộc phải nộp đơn bảo hộ phá sản. Đây được coi là
một trong những dấu hiệu bất ổn đầu tiên của thị trường cho vay thế chấp tại
Mỹ. Cổ phiếu của các ngân hàng chuyên về hoạt động kinh doanh này như
Countrywide cũng chịu nhiều sức ép. Nhiều người gửi tiền ở các tổ chức tín
dụng này đã lo sợ và đến rút tiền, gây ra hiện tượng đột biến rút tiền gửi khiến
cho các tổ chức đó càng thêm khó khăn. Nguy cơ khan hiếm tín dụng hình thành.
Cuộc khủng hoảng tài chính thực thụ chính thức nổ ra.
Ngày 9/8/2007, thị trường tín dụng đóng băng. Tín dụng rơi tự do sau khi
BNP Paribas thông báo rằng 2 trong số những quỹ lớn nhất của họ "hoàn toàn
mất thanh khoản" đối với những tài sản liên quan đến chứng khoán. Ngân hàng
trung ương châu Âu buộc phải bơm khoảng 170 tỷ Euro vào thị trường ngân
hàng trong khi FED cố gắng cắt giảm tỷ lệ lãi suất. Tuy nhiên, Ngân hàng trung
ương Anh vẫn từ chối can thiệp vào thị trường tín dụng.
Từ Mỹ, rối loạn lan sang các nước khác. Ở Anh, ngày 14/9/2007, ngân

hàng Northern Rock bị chao đảo vì người gửi tiền xếp hàng đòi rút tiền gửi của
mình ra khỏi một trong những ngân hàng uy tín hàng đầu nước Anh sau khi
thông tin về việc Northern Rock đang phải sống nhờ nguồn gói tài chính khẩn
cấp của Ngân hàng trung ương Anh. Vấn đề mà ngân hàng này đang phải đối
mặt chính là phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động kinh doanh tài chính quy mô lớn
trong khi thị trường này đang đi xuống.
Ngày 17/3/2008, với nỗ lực giải cứu của ngân hàng dự trữ liên bang
NewYork không thành, Bear Sterns chấp nhận để chính đối thủ lâu năm JP
Morgan Chase mua lại với giá 10 dollar một cổ phiếu, sau khi chính phủ Mỹ
đứng ra đảm bảo cho khoản lỗ lên tới 30 tỷ USD. Mức giá này là thấp hơn rất
nhiều với giá 130,2 dollar một cổ phiếu lúc đắt giá nhất trước khi khủng hoảng
nổ ra. Việc Ngân hàng dự trữ liên bang New York cứu không nổi Bear Sterns và
buộc lòng để công ty này bị bán đi với giá quá rẻ đã khiến cho sự lo ngại về năng


14

lực can thiệp của chính phủ cứu viện các tổ chức tài chính gặp khó khăn. Sự sụp
đổ của Bear Sterns đã đẩy cuộc khủng hoảng lên nấc thang trầm trọng hơn.
Ngày 7/9/2008, "Những kẻ cùng đường" tiếp theo được chính phủ Mỹ ra
tay cứu vớt là hai gã khổng lồ trong lĩnh vực cho vay cầm cố là Fannie Mae và
Freddie Mac. Hai công ty này tạm thời được chuyển thành sở hữu công sau khi
được trợ giúp nhằm thoát khỏi những khoản lỗ khổng lồ.
Ngày 15/9/2008, ngân hàng đầu tư nổi tiếng của Mỹ Lehman Brothers
chính thức phá sản sau khi chính phủ nước này từ chối kế hoạch giải cứu tốn
kém. Tiếp sau Lehman là một số công ty khác. Cùng lúc đó Merrill Lynch được
mua lại bởi Bank of America sau khi đối mặt với những khoản lỗ khổng lồ. Một
ngày sau đó, đại gia bảo hiểm AIG cũng phải nhờ vào khoản vay khẩn cấp 85 tỷ
USD từ Bộ Tài chính Mỹ để tồn tại. AIG lâm vào cảnh khốn đốn do tham gia
bảo hiểm cho các khoản vay thế chấp.

Ngày 17/9/2008, ngân hàng Lloyds đồng ý mua lại Halifax Bank of
Scotland (HBOS) với giá 12,2 tỷ Bảng Anh. Ngân hàng cho vay thế chấp lớn
nhất nước Anh lâm vào cảnh khó khăn sau khi cổ phiếu của HBOS mất giá mạnh
do niềm tin của khách hàng. Sau khi sáp nhập, ngân hàng này nắm khoảng 1/3 số
tài sản được cầm cố tại Anh.
Ngày 3/9/2008, Mỹ thông qua gói cứu trợ 700 tỷ USD. Cuộc giải cứu tài
chính lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ được thông qua sau nhiều tranh cãi tại hai
viện Quốc hội Mỹ.
Ngày 13/10/2008, cả RBS và Lloyds - BOS, hai ngân hàng hàng đầu tại
Anh phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng khi thị trường tài chính sụp đổ.
Sau khi sáp nhập với HBOS, đến lượt Lloyds không chịu nổi những khoản nợ
khổng lồ từ phía đối tác.
Ngày 16/12/2008, FED đưa mức lãi suất cơ bản về sát mốc 0%. Cục dự
trữ liên bang Mỹ cắt giảm tỷ lệ lãi suất xuống còn từ 0 đến 0.25% trong nỗ lực
tránh suy giảm sâu cho nền kinh tế. Đây là mức lãi suất thấp nhất mà FED từng
công bố trong lịch sử của mình.
Ngày 22/4/2009, Ngân sách nước Anh thâm hụt nặng. Những khoản chi
tốn kém trong thời kỳ khủng hoảng đã khiến nước Anh phải chịu mức thâm hụt
ngân sách nặng nề nhất trong lịch sử, khoảng 175 tỷ Bảng Anh. Tổng số nợ của
chính phủ nước này có thể lên tới gần 1.000 tỷ Bảng Anh vào năm 2014. Các


15

quan chức cao cấp cho rằng, nước Anh cần 10 năm để trở về với tình trạng ngân
sách trước khủng hoảng.
2.1.2 Nguyên nhân khủng hoảng
Đâu là nguyên nhân của những diễn biến nặng nề vừa kể trên. Theo đánh
giá của các chuyên gia kinh tế, sự tăng giá quá cao của nhà ở so với giá trị thực
của nó (thường gọi là bong bóng nhà ở) đi kèm với sự giám sát các hoạt động tài

chính thiếu hoàn thiện ở Hoa Kỳ đã dẫn tới khủng hoảng tài chính ở nước này
vào năm 2007, lên đến đỉnh điểm vào cuối năm 2008. Với vai trò quan trọng của
Mỹ (về nhu cầu tiêu dùng, tiền tệ…) đối với thị trường tài chính toàn cầu, cuộc
khủng hoảng ở Mỹ ngày một lan rộng ra toàn cầu, gây ra nhiều đổ vỡ tài chính,
suy giảm kinh tế hoặc làm giảm khả năng tăng trưởng của nền kinh tế ở nhiều
nước trên thế giới tùy vào khả năng và độ mở tài chính của từng nước khác nhau.
Thực hư của quá trình khủng hoảng tài chính ở Mỹ như thế nào, chúng ta
đi vào tìm hiểu khái niệm chứng khoán hóa, một khái niệm đã xuất hiện nhiều
trong các cuộc thảo luận về khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Chứng khoán hóa là một quá trình tài chính cơ cấu, tại đó các tài sản thế
chấp khác nhau của những người đi vay được tập hợp và đóng gói rồi được dùng
làm đảm bảo để phát hành các trái phiếu (gọi chung là trái phiếu đảm bảo bằng
tài sản). Tiền từ người mua các chứng khoán này sẽ được chuyển đến các tổ
chức tài chính cho vay thế chấp để các tổ chức này cho người đem thế chấp tài
sản vay tiền. Chứng khoán hóa chính là quá trình đưa các tài sản thế chấp sang
thị trường thứ cấp nơi mà chúng có thể trao đi đổi lại. Nó đã biến các tài sản kém
thanh khoản thành những chứng khoán thanh khoản cao.
Các sản phẩm chứng khoán hóa xuất hiện từ đầu thập niên 70 và phát triển
mạnh trong môi trường chính sách tiền tệ được nới lỏng từ năm 2001. Chứng
khoán hóa và việc ra đời các sản phẩm của quá trình này như chứng khoán đảm
bảo bằng tài sản thế chấp (MBS), giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO) và các
loại tương tự là một phát minh lớn về công cụ tài chính. Tuy nhiên, vì có ít nhất
tới 4 loại chủ thể kinh tế liên quan đến chứng khoán hóa (thay vì 2 loại chủ thế
kinh tế là người thế chấp - đi vay và tổ chức tín dụng cho vay - nhận thế chấp
như giao dịch tín dụng truyền thống), vì sự xuất hiện của bảo hiểm cho các sản
phẩm chứng khoán hóa như hợp đồng hoán đổi tổn thất tín dụng (CDS), vì sự ra
đời của các thể chế như các thể chế mục đích đặc biệt (SPV) và những công cụ
đầu tư kết cấu (SIV) để mua bán MBS và CDO, nên đã tồn tại những rủi ro hệ



16

thống bao gồm cả rủi ro đạo đức và lựa chọn trái ý. Trong khi đó, mô hình giám
sát tài chính của Hoa Kỳ trước khủng hoảng không đủ năng lực giám sát các rủi
ro này.
Những rủi ro mang tính hệ thống đã tồn tại và một khi sự cố đối với bong
bóng thị trường tài sản xảy ra thì những rủi ro này sẽ làm mất lòng tin ghê gớm
của các bên liên quan. Thêm vào đó, việc thực hành cho vay liên ngân hàng sẽ
làm cho những tổn thất tín dụng lây lan ra toàn hệ thống ngân hàng, một ngân
hàng phá sản sẽ kéo theo nhiều ngân hàng khác phá sản. Và mất lòng tin ở người
gửi tiền gây ra đột biến rút tiền gửi còn làm cho tình hình thêm nghiêm trọng và
diễn ra nhanh chóng hơn.
Thực tế, thị trường nhà ở bắt đầu tự điều chỉnh từ năm 2005 khiến cho giá
nhà đất giảm và chất lượng tài sản đảm bảo cho các MBS và các CDO giảm
theo. Rủi ro mang tính hệ thống đã làm cho khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp
nổ ra vào tháng 5 năm 2006 khi mà nhiều tổ chức phát hành MBS và CDO cũng
như một số tổ chức tài chính mà trong danh mục tài sản của mình có nhiều MBS
và CDO sụp đổ. Tiếp theo đó, khủng hoảng tài chính nổ ra vào tháng 8 năm
2007 khi đến lượt cả các SPV và SIV cũng sụp đổ, rồi phát triển thành khủng
hoảng tài chính toàn cầu từ tháng 9/2008 khi cả những tổ chức tài chính khổng lồ
như Lehman Brothers sụp đổ.
Trước tình hình đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED đã tiến hành các biện
pháp nhằm tăng mức độ thanh khoản của thị trường tín dụng chẳng hạn như thực
hiện nghiệp vụ thị trường mở mua vào các loại công trái Mỹ, trái phiếu cơ quan
chính phủ Mỹ và trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ đảm bảo theo tín dụng nhà ở.
Tháng 9/2007, Cục Dự trữ Liên bang còn tiến hành giảm lãi suất cho vay qua
đêm liên ngân hàng (Fed fund rates) từ 5,25% xuống 4,75%. Trong khi đó, Ngân
hàng Trung ương Châu Âu đã bơm 205 tỷ đô la Mỹ vào thị trường tín dụng để
nâng cao mức thanh khoản.
Tháng 12/2007, cuộc khủng hoảng tiến sang nấc trầm trọng hơn khi

những báo cáo kinh tế cuối năm cho thấy sự điều chỉnh của thị trường bất động
sản diễn ra lâu hơn dự tính và quy mô của khủng hoảng cũng rộng hơn dự tính.
Tình trạng đói tín dụng trở nên rõ ràng. Hệ thống dự trữ liên bang cố gắng giảm
mạnh lãi suất liên ngân hàng vào tháng 12/2007 và tháng 2 năm 2008 nhưng
không có hiệu quả như mong đợi.


×