Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Kiểm tra sau thông quan trong hoạt động quản lý hải quan Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.91 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------

DƯƠNG PHÙNG ĐỨC

KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TRONG HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ HẢI QUAN VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh- Năm 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

DƯƠNG PHÙNG ĐỨC

KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TRONG HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ HẢI QUAN VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số
: 603114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS PHẠM DUY NGHĨA


TP.Hồ Chí Minh- Năm 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích
dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao
nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan
điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng
dạy kinh tế Fulbright.


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự truyền thụ kiến thức của tất cả quý thầy cô
giáo tại “Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright” niên học 2008-2010, chương
trình hợp tác giữa Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Quản lý Nhà
nước John F.Kennedy thuộc Đại học Harvard.
Đồng thời, tôi luôn cám ơn sâu sắc Phó Giáo sư Tiến sĩ PHẠM DUY
NGHĨA đã hướng dẫn tận tâm tôi trong suốt quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Ngoài ra, tôi cũng luôn cảm kích sự ủng hộ và tạo điều kiện về mọi mặt của
các cấp lãnh đạo Tổng cục Hải quan Việt Nam trong suốt quá trình học tập tại
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Tôi xin cám ơn các đồng nghiệp, các
chuyên gia pháp lý Hải quan đã giúp đỡ và tư vấn cho tôi trong suốt thời gian
nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cám ơn đến gia đình và những người thân của
tôi, đã luôn động viên và chỗ dựa tinh thần cho tôi hoàn thành luận văn này.
Học viên : Dương Phùng Đức


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACV


Agreement on Customs Valuation- Hiệp định trị giá Hải quan (Hiệp định
thực hiện Điều VII của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại).

AEO

Authorized Economic Operators

BTC

Bộ Tài Chính

DN

Doanh nghiệp

GATT

General Agreement on Tariff and Trade-Hiệp định chung về thuế quan và
thương mại.

HC

Hành chính.

HQ

Hải quan.

KTS


Kiểm tra sau.

KTSTQ Kiểm tra sau thông quan
PCA

Post Clearance Audit - Kiểm toán Hải quan (Kiểm tra sau thông quan).

QLRR

Quản lý rủi ro.

TCHQ

Tổng Cục Hải quan.

Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh.
VNĐ

Việt Nam đồng.

VPHC

Vi phạm hành chính.

WCO

World Customs Organization-Tổ chức Hải quan Thế giới.

WTO


World Trade Organization-Tổ chức Thương mại Thế giới.

XNK

Xuất nhập khẩu


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢNG VÀ SƠ ĐỒ

STT

Nội dung

Trang

01 Biểu đồ 2.1.Kết quả hoạt động KTSTQ 2002-2009………………..……… 09
02 Biểu đồ 2.2.Số vụ KTSTQ hàng năm…………………………………...…. 10
03 Biểu đồ 2.3.Tỷ lệ truy thu hàng năm/ Tổng thu HQ Nhật……………..…... 11
04 Biểu đồ 2.4.Tỷ lệ truy thu hàng năm/ Tổng thu HQ Việt Nam……………. 11
05 Biểu đồ 2.5.Tỷ lệ KTSTQ/Lượng DN hàng năm…………………………... 12
06 Biểu đồ 2.6.Chỉ số thành công của KTSTQ HQ Nhật…………………........ 16
07 Biểu đồ 2.7.Tỷ lệ thành công của KTSTQ HQ Nhật……………...………... 16
08 Bảng 2.1.Kết quả hoạt động KTSTQ từ 2002-2009……………………….. 08
09 Bảng 2.2.Kết quả đào tạo nghiệp vụ KTSTQ qua các năm.……….............. 42
10 Sơ đồ 2.1.Quy trình của hoạt động KTSTQ-WCO………………………… 37
11 Sơ đồ 2.2.Quy trình kiểm toán HQ (KTSTQ) của Hải quan Nhật…………. 38


MỤC LỤC

Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các biểu đồ, bảng và sơ đồ
Tóm tắt………..………………………………………………………………...... 1
CHƯƠNG 1- GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH
1.1.Tổng quan…………………………………………………………….…… 4
1.2.Mục đích nghiên cứu…………………………………………………..…..

5

1.3.Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………......

5

1.4.Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………... 6
1.5.Phương pháp nghiên cứu………………………………………………...... 6
1.6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn …………………………………………..... 6
1.7.Cấu trúc bài phân tích……………………………………………………... 7
CHƯƠNG 2- PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ
2.1. Kết quả hoạt động KTSTQ đạt được qua các năm từ khi chính thức
đi vào hoạt động 2003 đến nay. ….……………………………..….…..

8

2.1.1. Hiện trạng kết quả đạt được của hoạt động KTSTQ giai đoạn 20032009……………………………………………………………………… 8
2.1.2. Phân tích kết quả của hoạt động KTSTQ giai đoạn 2003-2009……... 10
2.2. Cơ sở pháp lý cho hoạt động KTSTQ………………………………...... 17
2.2.1. Cơ sở pháp lý quốc tế của hoạt động KTSTQ…..………………...

18


2.2.1.1.Công ước Kyoto sửa đổi 1999…………………………………. 18
2.2.1.2.Hiệp định thực hiện điều VII của hiệp định chung về thuế quan
và thương mại-1994…………………………………………… 19
2.2.2.Cơ sở pháp lý cho hoạt động KTSTQ ở Việt Nam…………………... 20
2.2.2.1.Giai đoạn từ 2002-2005……………………………………...... 21
2.2.2.2.Giai đoạn từ 2006 đến nay (2009)…………………………...... 25
2.2.3.Giải pháp khắc phục………………………………………………..... 30
2.3.Quy trình hoạt động KTSTQ và các công cụ hỗ trợ………………..…. 32
2.3.1.Quy trình hoạt động KTSTQ tại Việt Nam………………………....... 32
2.3.1.1.Giai đoạn 1: Kiểm tra sau thông quan tại Trụ sở cơ quan Hải
quan……………………………………………………………. 32


2.3.1.2.Giai đoạn 2: Kiểm tra sau thông quan tại Trụ sở doanh
nghiệp………………………………………………………..... 34
2.3.2.Phân tích điểm mạnh-điểm yếu của quy trình KTSTQ hiện nay…...... 36
2.3.2.1. Điểm mạnh của quy trình KTSTQ hiện nay…………………... 36
2.3.2.2. Điểm yếu của quy trình KTSTQ hiện nay …………………..... 38
2.3.3.Giải pháp khắc phục………………………………………………...... 40
2.4.Hệ thống đào tạo cung cấp nguồn nhân lực cho hoạt động
KTSTQ.……………………………………………………...................... 41
2.4.1.Hiện trạng hệ thống đào tạo nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực
KTSTQ………….…………………………………………………… 41
2.4.2.Phân tích điểm mạnh-điểm yếu của hệ thống đào tạo……………...... 43
2.4.3.Giải pháp khắc phục………………………………………………..... 44
2.5.Hệ thống khuyến khích đối với nhân viên làm việc trong lĩnh vực
KTSTQ…………………………………………………………………... 44
2.5.1.Hiện trạng hệ thống khuyến khích đối với nhân viên làm việc trong
lĩnh vực KTSTQ ………….…………………………………………. 44
2.5.2.Phân tích điểm mạnh-điểm yếu của hệ thống khuyến khích………… 46

2.5.3.Giải pháp khắc phục………………………………………………..... 47
CHƯƠNG 3- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………… 48
KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH………………………….………………………… 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………. 52
PHỤ LỤC
Phụ lục 1………………………………………………………………………. 56
Phụ lục 2……………………………………………………………………..... 57
Phụ lục 3..…………………………………………………………………...... 60
Phụ lục 4…..………………………………………………………………...... 63
Phụ lục 5…..………………………………………………………………...... 65
Phụ lục 6…..………………………………………………………………...... 66
Phụ lục 7…..………………………………………………………………...... 67


1

TÓM TẮT

Trong tiến trình hiện đại hóa hoạt động Hải quan Việt Nam, kiểm tra sau
thông quan (Kiểm toán Hải quan) được xác định là một nghiệp vụ “hậu kiểm” mới
và quan trọng, đồng thời hỗ trợ tích cực cho khâu “tiền kiểm”, tuy nhiên thời gian
qua hoạt động này chưa phát huy hết hiệu quả. Với nguồn nhân lực vào năm 2003 là
175 nhân viên đến nay 2009 gần 450 người, ngành Hải quan đã tiến hành bình quân
422 vụ kiểm tra sau thông quan mỗi năm, trong đó chỉ khoảng 28 trường hợp kiểm
tra tại trụ sở doanh nghiệp trên tổng số hơn 2 vạn doanh nghiệp có hoạt động xuất
nhập khẩu thường xuyên. Điều này cho thấy hơn 99% doanh nghiệp chưa được
thẩm định tính tuân thủ, trong khi tốc độ thông thoáng của khâu “tiền kiểm” đã
được cải thiện đáng kể, tỷ lệ kiểm tra thực tế năm 2003 là 63% tổng số tờ khai XNK
giảm còn 17% tổng số tờ khai XNK năm 2009. Vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động

kiểm tra sau trong ngành Hải quan (năng lực kiểm soát Hải quan) luôn đặt ra cho
các nhà làm chính sách qua từng giai đoạn và một số nguyên nhân chính được xác
định cần điều chỉnh như sau:
1- Về cơ sở pháp lý, từ năm 2001 khi luật Hải quan ra đời, hoạt động KTSTQ
được tiến hành khi “có dấu hiệu vi phạm” trong hồ sơ Hải quan. Điều này thể hiện
quan điểm của những nhà làm luật về hoạt động KTSTQ theo hướng đi tìm bằng
chứng sai phạm của doanh nghiệp. Hệ quả tạo nên tâm lý căng thẳng giữa doanh
nghiệp và Hải quan trong quá trình kiểm tra sau thông quan. Quan hệ hợp tác HQDN chưa phát triển và KTSTQ chưa thật sự kết nối với khâu “tiền kiểm”. Vì vậy,


2

kiểm tra sau thông quan sẽ thật sự hiệu quả khi được hiểu như một công cụ thẩm
định tính tuân thủ của cộng đồng doanh nghiệp trong khâu “tiền kiểm” thông thoáng.
2- Về quy trình hoạt động vẫn còn nặng tính thủ công trong khâu thu thập và xử
lý thông tin có liên quan đến doanh nghiệp, đồng thời các công cụ hỗ trợ cũng chưa
hoàn chỉnh và cần nhanh chóng xây dựng.
3- Về nguồn nhân lực: TCHQ đã quy định chuẩn trình độ đại học đối với nhân
viên KTSTQ thuộc các chuyên ngành như: kế toán, kiểm toán, luật kinh tế và thâm
niên công tác Hải quan. Nhưng điều này chỉ đủ tạo nền tảng kiến thức cơ sở, đa số
họ chưa có kinh nghiệm kiểm tra hệ thống sổ sách kế toán DN và hiểu về quá trình
kinh doanh của doanh nghiệp, nên họ cần chuẩn bị tâm lý gặp rủi ro tác nghiệp và
sự bảo vệ từ quy định của luật Hải quan khi rủi ro xảy ra.
4- Một nguyên nhân khác là sự khiếm khuyết trong hệ thống khuyến khích,
TCHQ vẫn chưa có chính sách khuyến khích cụ thể đối với kiểm toán viên Hải
quan. TCHQ cần thiết bổ sung chính sách hấp dẫn và thu hút đối với nhân viên
tham gia vào nghiệp vụ mới này, nơi luôn tồn tại áp lực cao về công việc, đạo đức
nghề nghiệp và xảy ra tranh chấp với doanh nghiệp.
Tóm lại, kiểm tra sau thông quan là một nghiệp vụ “hậu kiểm” quan trọng
mà Hải quan Việt Nam cần nhanh chóng nâng cao hiệu quả hoạt động trong tiến

trình hiện đại hóa Hải quan. Tuy nhiên, mối quan hệ Hải quan và doanh nghiệp có
thể trở nên căng thẳng do những quan điểm hiểu sai lệch về KTSTQ, gây nên tình
trạng lãng phí vật chất và thời gian cho cả hai bên, hoặc sẽ giúp tăng cường quan hệ
Hải quan và doanh nghiệp trên tinh thần hợp tác cùng có lợi.


3

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH

Trong những năm gần đây, khi tình hình hoạt động thương mại- đầu tư vào
Việt Nam tăng nhanh với tốc độ tăng trung bình hơn 20% hàng năm (giai đoạn
2003-2009), số lượng tờ khai HQ tăng từ hơn 1,3 triệu tờ khai năm 2003 lên hơn
3,2 triệu tờ khai năm 2009, nhất là những năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO
(2007 kim ngạch XNK tăng 23,2%), đòi hỏi ngành Hải quan phải nhanh chóng cải
thiện cơ chế quản lý phù hợp với các quy định của WTO. Với phương thức quản lý
HQ truyền thống (kiểm soát 100% luồng hàng hóa XNK) sẽ phải có một lực lượng
HQ rất lớn tại cửa khẩu, tương ứng với sự gia tăng của dòng hàng lưu thông qua
cửa khẩu, đồng thời cũng sẽ gây ùn tắt tại cửa khẩu do thủ tục kiểm tra HQ (tiền
kiểm) gây nên. Trước sự gia tăng hạn chế của nguồn nhân lực (tăng bình quân
4%/năm, 2004-2009), áp lực cân đối hai mục tiêu của quản lý HQ hiện đại là “tạo
thuận lợi thương mại” và “kiểm soát Hải quan hiệu quả”, Hải quan Việt Nam đã
nhanh chóng thực hiện sự chuyển đổi từ phương thức quản lý truyền thống “tiền
kiểm” sang “hậu kiểm” (KTSTQ), cho phép HQ kiểm tra ở giai đoạn sau, đảm bảo
tính tuân thủ của cộng đồng doanh nghiệp. Việc giảm thiểu can thiệp của HQ khâu
“tiền kiểm “ trong lưu thông hàng hóa (thông qua hệ thống quản lý rủi ro) đã đảm
bảo mục tiêu tạo thuận lợi cho đầu tư và thương mại, hỗ trợ phát triển nền kinh tế
Việt Nam. Xét về mục tiêu kiểm soát HQ hiệu quả, thông qua hoạt động thẩm định
tính tuân thủ của DN ở khâu “tiền kiểm”, một câu hỏi luôn đặt ra cho các nhà làm



4

chính sách là hoạt động kiểm tra sau thông quan hiện nay có thật sự hiệu quả và hỗ
trợ thông tin cho khâu “tiền kiểm” trong việc đánh giá đúng tính tuân thủ của các
doanh nghiệp XNK?
Thực tế cho thấy hoạt động “hậu kiểm” (kiểm tra sau thông quan) hiện
nay của Hải quan chưa thật sự hiệu quả và chưa hỗ trợ hữu hiệu cho khâu “tiền
kiểm”. Dưới áp lực hội nhập nền kinh tế thế giới, áp lực tăng trưởng hơn 20% kim
ngạch XNK mỗi năm

(1)

, ngành Hải quan đã nhanh chóng cải cách thủ tục hành

chính, giảm đáng kể tỷ lệ kiểm tra thực tế trung bình từ 63% của tổng số tờ khai
XNK năm 2003 xuống còn 17% năm 2009, giảm thời gian thông quan hàng tại cửa
khẩu từ 8 giờ (tối đa đối với hàng nhập khẩu) năm 2003 xuống còn 2,5 giờ năm
2008(2), cho thấy khâu “tiền kiểm” đã tương đối thông thoáng. Nhưng kết quả hoạt
động khâu “hậu kiểm” - kiểm tra sau thông quan lại vô cùng khiêm tốn với số vụ
kiểm tra thực hiện trung bình hàng năm là 422 vụ
trong đó trung bình chỉ khoản 35 vụ

(4)

(3)

kể từ năm 2003 đến 2009,


được tiến hành tại trụ sở doanh nghiệp trên

tổng số 33.508 (5)doanh nghiệp XNK hàng năm (trung bình từ 2006-2009).
1.1. Tổng quan:
Tại Việt Nam, thuật ngữ kiểm toán Hải quan hay kiểm toán sau thông quan
(Post Clearance Audit) thường được sử dụng trong các tài liệu nghiên cứu Hải quan
(dịch từ nguồn WCO) và tên pháp lý chính thức là kiểm tra sau thông quan. Đây là
một nghiệp vụ Hải quan hiện đại và tiên tiến đã được nội luật hóa tại điều 32 -Luật
Hải quan 2001. Về mặt nghiên cứu khoa học, thời gian qua đã có 05 công trình
nghiên cứu cấp ngành về các lĩnh vực liên quan đến KTSTQ, và do các lãnh đạo


5

Cục KTSTQ làm chủ nhiệm nghiên cứu. Thành quả nghiên cứu đã được ngành Hải
quan ứng dụng vào thực tiễn (tác nghiệp và giảng dạy) và từng bước vận hành ổn
định như: mô hình tổ chức hoạt động KTSTQ, triển khai hiệu quả kỹ thuật kiểm tra
trong hoạt động thanh toán quốc tế, hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình gia
công (Phụ lục 1).
Ngoài ra, một công trình nghiên cứu cấp bộ năm 2005 của Trường ĐHKT
TP.HCM do Tiến sĩ Mai Hoàng Minh làm chủ nhiệm đề tài, đã cho thấy hiện trạng
hoạt động KTSTQ của Hải quan Việt Nam giai đoạn trước 2005 và một số giải
pháp hoàn thiện hoạt động KTSTQ về phương diện “công cụ chống gian lận thương
mại”.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu thời gian qua đã khai thác từng khía
cạnh kỹ thuật mang tính nghiệp vụ của hoạt động kiểm tra sau thông quan tại
những thời điểm khác nhau và đã đề xuất những giải pháp phù hợp trong từng phạm
vi nghiên cứu của công trình.
Vấn đề tồn tại chưa được khai thác và nghiên cứu thời gian qua trong lĩnh
vực KTSTQ của Hải quan Việt Nam, đó là “cái nhìn” về hoạt động kiểm tra sau

thông quan vừa tạo thuận lợi tối đa cho thương mại, vừa quản lý Hải quan hiệu quả
trong điều kiện nguồn lực hữu hạn, theo đúng tinh thần Công ước Kyoto.
1.2. Mục đích nghiên cứu :
Mục đích của bài phân tích này là tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động KTSTQ hiện nay, từ đó phát huy vai trò “hậu kiểm”(KTSTQ) tạo mạng
lưới an toàn cho khâu thông quan nhanh chóng với phương thức quản lý rủi ro


6

trong tiến trình đơn giản hóa thủ tục Hải quan. Từ mục đích trên, bài phân tích đã
tập trung nghiên cứu phân tích một số vấn đề cơ bản như: cơ sở pháp lý, quy trình
hoạt động và một số quan điểm về KTSTQ trong giai đoạn đầu trên cơ sở so sánh
với mô hình kiểm tra sau thông quan (kiểm toán Hải quan) của Tổ chức Hải
quan thế giới (WCO) và đề xuất giải pháp thích hợp.
1.3. Phạm vi nghiên cứu :
Bài phân tích này được thực hiện trong phạm vi hoạt động kiểm tra sau
thông quan - kiểm toán Hải quan- trong tiến trình hiện đại hóa ngành Hải quan Việt
Nam hiện nay, giai đoạn 2003-2009.
1.4. Đối tượng nghiên cứu:
Phân tích các vấn đề có liên quan đến hoạt động kiểm tra sau thông quan
(Kiểm toán Hải quan) trong hoạt động quản lý Hải quan Việt Nam.
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, bài viết đã sử dụng một số phương pháp phân
tích định tính như sau:
+Phân tích từ nhiều góc độ về các quan điểm đối với hoạt động KTSTQ tại
Việt Nam.
+Phân tích tương đồng về hoạt động KTSTQ của Hải quan Việt Nam với
kinh nghiệm một số nước như Nhật bản, Hàn quốc, Trung quốc, Indonesia.
+Phương pháp nghiên cứu các nguồn dữ liệu thứ cấp từ các Website, Báo

cáo tổng kết ngành Hải quan… và phương pháp thống kê so sánh.
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của bài phân tích:


7

Về mặt lý luận: bài viết góp phần tổng hợp có hệ thống các quan điểm cơ
bản về vai trò của KTSTQ trong tiến trình hiện đại hóa ngành Hải quan, góp phần
quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế.
Về ý nghĩa thực tiễn : Hoạt động KTSTQ xuất phát trên cơ sở kiểm toán
chọn mẫu từ hệ thống quản lý rủi ro, sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động khâu
“hậu kiểm” này, góp phần bảo vệ nguồn thu ngân sách, tạo môi trường bình đẳng và
công bằng trong cộng đồng doanh nghiệp. Đề xuất sự thay đổi về “cái nhìn” giữa
các đối tác trong mối quan hệ Hải quan-doanh nghiệp.
1.7. Cấu trúc bài phân tích:
Bài phân tích được cấu trúc gồm các phần như sau:
1-Phần tóm tắt.
2-Phần mở đầu.
3-Phần phân tích.
4-Phần kết luận và kiến nghị chính sách

Ghi chú :
(1),(3),(4),(5)

: Tác giả tính toán từ bảng tổng hợp kết quả KTSTQ giai đoạn 2003-2009, Phụ lục 2.
:Thời gian thông quan trung bình là 150phút/lô hàng năm 2008 tại Hải quan Hà nội,
tại Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh trung bình là 120phút/lô hàng (luồng đỏ).
(2)



8

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ
2.1. Kết quả hoạt động KTSTQ đạt được qua các năm từ khi chính thức đi vào
hoạt động 2003 đến nay.
2.1.1. Hiện trạng kết quả đạt được của hoạt động KTSTQ giai đoạn 2003-2009:
Trong tiến trình cải cách hiện đại hóa ngành Hải quan Việt Nam, KTSTQ đã
chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2003 theo các quyết định của BTC số 16 và
số 37 về việc thành lập đơn vị nghiệp vụ KTSTQ thuộc TCHQ (Cục KTSTQ) và
các Cục Hải quan địa phương (cấp Phòng KTSTQ). Một trong những chức năng
chính của KTSTQ được xác định là công cụ hữu hiệu chống gian lận thương mại,
bảo vệ nguồn thu và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho mọi doanh nghiệp
kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy là lực lượng mới thành lập, nhưng kết quả hoạt
động KTSTQ thời gian qua đã khá ấn tượng về số thu, phát huy tối đa khả năng
thực thi nhiệm vụ bảo vệ nguồn thu qua các năm như sau:
Bảng 2.1.Kết quả hoạt động KTSTQ từ 2002-2009

(ĐVT: Tỷ đồng)

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
K

K

K

364

484


591

682

636

tại DN

6

25

20

11

29

37

41

34

Số tiền phải truy thu

25

19.5


46

9.5

79

180

204.9

309

0.25

K

26

8.5

57

90.9 173.2

243

Số vụ tại trụ sở HQ
Số QĐ ban hành KT


Số tiền đã truy thu
(K : không có số liệu)


9

Biểu đồ 2.1
Kết quả hoạt động KTS TQ 2002-2009

Tỷ đồng

Số tiền thuế phải truy thu

350

Số tiền đã truy thu

300
250
200
150
100
50
0
2002

2003

2004


2005

2006

2007

2008

2009 Năm

(Nguồn: Tác giả tính toán từ các báo cáo ngành Hải quan năm 2003-2009
- Tổng cục Hải quan)[26]

Qua kết quả truy thu thuế của lực lượng KTSTQ, cho thấy đường xu hướng
kết quả hoạt động KTSTQ của ngành Hải quan đang từng bước đạt mức hiệu quả
cao qua từng năm, thể hiện sự phát huy tác dụng tích cực từ việc mở rộng quyền
hạn cũng như phạm vi hoạt động của hoạt động KTSTQ thông qua Luật Hải quan
bổ sung sửa đổi có hiệu lực vào năm 2006 (phân tích phần sau).
Xét về tổng số vụ KTSTQ được ngành Hải quan thực hiện thời gian qua, cho
thấy số lượng tăng bình quân là 17%/năm tính từ năm 2005 với 375 vụ KTSTQ đến
2009 là 670 vụ, trong đó số vụ tiến hành tại trụ sở cơ quan Hải quan tăng bình quân
16%/năm và số vụ KTS tại trụ sở doanh nghiệp tăng bình quân 62%/năm tính từ
năm 2005 đến nay.


10

Biểu đồ 2.2
S ố vụ KTS TQ hằng năm
T ổng số vụ KT ST Q


800
700

Số vụ tại trụ sở HQ

723

Số vụ KT tại DN

591

600

670

636

513

484

500
Số vụ

682

628

375

364

400
300
200
100
0

25 25
0

2003

59

3920

2004

11
2005

29
2006

37
2007

41
2008


34
2009

Năm

(Nguồn : Tác giả tính toán dựa trên báo cáo tổng kết từ năm 2003 đến 2009Tổng cục Hải quan)[26]
Quan sát kết quả KTSTQ thời gian qua, có thể thấy một điểm nổi bật đối với
hoạt động KTSTQ là phần lớn công việc được Hải quan tiến hành tại trụ sở cơ quan
Hải quan. Thể hiện quan điểm ưu tiên kiểm tra hồ sơ tại cơ quan Hải quan và ưu
tiên cho việc giải trình chứng minh của doanh nghiệp theo yêu cầu của cơ quan Hải
quan. Trường hợp không giải trình hoặc giải trình không đáp ứng yêu cầu cơ quan
Hải quan, thì Hải quan sẽ tiến hành xác minh và kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.
Điều này đã giải thích tại sao số lượng vụ KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp lại rất
hạn chế - bình quân chỉ vài chục doanh nghiệp/năm bị KTSTQ tại trụ sở kinh doanh.
2.1.2. Phân tích kết quả của hoạt động KTSTQ giai đoạn 2003 -2009 :
- Xét về phương diện bổ sung nguồn thu ngân sách thì kết quả hoạt động
KTSTQ thời gian qua đã cho thấy số tiền phải truy thu về cho ngân sách chiếm tỷ lệ
rất thấp khoảng 0,14% của tổng số thu ngân sách mỗi năm của Hải quan và chưa ổn
định. Trong khi đó lượng nhân viên hoạt động trong lĩnh vực KTSTQ chiếm tỷ lệ


11

bình quân là 5% trên tổng biên chế ngành Hải quan (Phụ lục 2) và theo quy định nội
bộ Hải quan hiện nay thì tỷ lệ này phải là 10%. Nếu so với hoạt động Hải quan hiện
đại thì kết quả trên chưa chứng tỏ tính hiệu quả của hoạt động KTSTQ tại Việt Nam
về phương diện số thu và khai thác hết năng suất hoạt động của lực lượng kiểm toán
viên Hải quan. Tại Nhật bản, hoạt động KTSTQ đã được hình thành từ năm 1968,
ngày nay lực lượng KTSTQ là một trong những lực lượng bảo vệ nguồn thu ngân

sách hiệu quả của họ, với số lượng kiểm toán viên Hải quan chiếm khoảng 5% toàn
lực lượng (lực lượng KTSTQ Hải quan Nhật bản khoảng 360 người - Nguồn : Báo
Hải quan số 116- ngày 02/10/2006) họ đã đạt kết quả truy thu thuế rất ổn định
trung bình hàng năm trên 0,2% tổng số thuế Hải quan.
Biểu đồ 2.3 -Hải quan Nhật

Biểu đồ 2.4-Hải quan Việt Nam
Tỷ lệ số phải truy thu/Tổng thu HQ

%

%

Tỷ lệ truy thu hằng năm/Tổng thu HQ Nhật
0.30%

0.30%

0.25%

0.25%

0.20%

0.20%

0.15%

0.15%


0.10%

0.10%

0.05%

0.05%
0.00%

0.00%
2002

2003

2004

2005

2006

2007 Năm

2003

2004

2005

2006


2007

2008

2009 Năm

(Nguồn:Tác giả tính toán dựa trên báo cáo tổng kết từ năm 2003 đến 2009- Tổng
cục Hải quan, www.customs.go.jp/zeikan/pamphlet/report2009e/index.htm, tài
liệu giảng dạy KTSTQ của Hải quan Nhật từ 2002-2007)[22,23,26,42]
-Xét về số lượng doanh nghiệp được Hải quan tiến hành KTSTQ hàng năm

tại Việt Nam thì tỷ lệ đạt được vẫn còn thấp chỉ vào khoảng 2% trên tổng số doanh


12

nghiệp có hoạt động XNK thường xuyên (biểu đồ 2.5). Với lượng nhân viên tương
đương, hàng năm Hải quan Nhật bản thực hiện hàng ngàn vụ KTSTQ, chiếm tỷ lệ
hơn 11% tổng số doanh nghiệp được quản lý (năm 2003 : số nhà nhập khẩu bị kiểm
toán Hải quan là 5.088 trong tổng số 44.591 doanh nghiệp được quản lý - đạt tỷ lệ
là 11,4%. Năm 2004 : số nhà nhập khẩu bị kiểm toán Hải quan là 5.223 trong tổng
số 45.048 doanh nghiệp được quản lý - đạt tỷ lệ là 11,6%. Nguồn : Tài liệu giảng
dạy KTSTQ của Hải quan Nhật từ 2002-2007).
Biểu đồ 2.5
%

Tỷ lệ KTSTQ/Lượng DN hằng năm
T ỷ lệ DN bị KT tại trụ sở

2.5%


T ỷ lệ DN bị KT /Lượng DN

2.0%
1.5%
1.0%
0.5%
0.0%
2006

2007

2008

2009

Năm

(Nguồn:Tác giả tính toán dựa trên báo cáo tổng kết từ năm 2003 đến 2009
- Tổng cục Hải quan)[26]
-Xét về yếu tố hỗ trợ cho khâu thông quan “tiền kiểm” trong việc góp phần
đánh giá tính tuân thủ của doanh nghiệp thông qua hoạt động KTSTQ, tỷ lệ doanh
nghiệp được KTSTQ chỉ khoảng 2% mỗi năm như hiện nay đã chưa phản ánh sự
kết nối thật sự giữa khâu “hậu kiểm” và khâu “tiền kiểm”. Điều này cho thấy để
đánh giá tính tuân thủ của doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại khâu thông quan “tiền
kiểm”, cơ quan Hải quan không thể dựa hoàn toàn vào kết quả của hoạt động
KTSTQ vì phần lớn doanh nghiệp (98%) chưa được kiểm tra.


13


- Xét về yếu tố thông tin đánh giá tính tuân thủ của doanh nghiệp phục vụ
cho nghiệp vụ quản lý rủi ro, kết quả KTSTQ hiện nay cũng chưa thật sự hỗ trợ cho
việc vẽ ra “bức tranh toàn diện” về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
XNK thời gian qua. Điều này được minh chứng cụ thể như sau:
+ Đối với hoạt động KTSTQ tại trụ sở cơ quan Hải quan thì việc doanh
nghiệp giải trình những nghi vấn của Hải quan về những điểm chưa rõ trong hồ sơ
thông quan hàng hóa, chưa cho thấy hết “bức tranh toàn diện” về hoạt động kinh
doanh của họ, giải trình của doanh nghiệp chỉ giải toả những nghi vấn do Hải quan
nhận biết được trong hồ sơ lưu tại cơ quan Hải quan.
Ví dụ : Trường hợp nhà nhập khẩu mua bảo hiểm (I) riêng lẽ cho hàng hóa nhập
khẩu theo điều kiện CFR và khai báo Hải quan theo giá CFR như trong hợp đồng
thanh toán cho bên bán. Trong toàn bộ hồ sơ Hải quan lúc bấy giờ nhân viên Hải
quan sẽ hoàn toàn không thấy xuất hiện yếu tố “tiền bảo hiểm hàng hóa-I”, vì
vậy khi tiến hành KTSTQ tại trụ sở cơ quan Hải quan sẽ không phát hiện yếu
tố này.
Phí bảo hiểm (I) trong trường hợp này chỉ bị phát hiện khi kiểm toán viên Hải
quan trực tiếp kiểm tra trên sổ sách kế toán tại doanh nghiệp.


14

Tương tự, sẽ rất nhiều trường hợp các loại chi phí phải được đưa vào khai báo trị
giá Hải quan để tính thuế, nhưng được doanh nghiệp bỏ qua khi khai báo Hải
quan và cũng không hề có bất kỳ dấu hiệu gì trên hồ sơ của họ để Hải quan phát
hiện. Từ đó, có thể thấy phần lớn các vụ KTSTQ được tiến hành tại trụ sở cơ
quan như hiện nay (từ 94% đến 97% trên tổng số vụ KTSTQ) sẽ không phát hiện
hết các gian lận của doanh nghiệp mặc dù có truy thu thuế và cũng chưa thật sự
mang lại công bằng cho cộng đồng doanh nghiệp .


+Đối với hoạt động KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp: theo quy định của Luật
Hải quan (Đoạn 4, Điều 32, Luật Hải quan sửa đổi bổ sung 2005), mọi hoạt động
kinh doanh có liên quan quá trình XNK hàng hóa sẽ hiện rõ trong quá trình kiểm tra
sổ sách kế toán. “Bức tranh toàn diện” về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
sẽ được cơ quan Hải quan phác họa khá rõ nét và việc đánh giá mức độ tuân thủ của
doanh nghiệp trong thông quan hàng hóa là tương đối chính xác (ngoại trừ những
rủi ro khách quan). Đây chính là hoạt động hiệu quả nhất mà KTSTQ có thể thực
hiện để trợ giúp khâu “tiền kiểm” trong hoạt động tạo thuận lợi thương mại và đáp
ứng tiêu chí công bằng cho cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, số lượng KTSTQ
được tiến hành tại trụ sở doanh nghiệp hiện nay chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ khoảng từ
3% đến 6% trong tổng số vụ KTSTQ diễn ra hàng năm, tương đương với việc Hải
quan chỉ “phác hoạ” được khoảng vài chục “bức tranh kinh doanh” của doanh
nghiệp. Vì vậy, Hải quan cũng chỉ thật sự hiểu rõ được vài chục doanh nghiệp xuất
nhập khẩu hàng năm (trung bình 35 vụ KTSTQ được tiến hành mỗi năm tại doanh


15

nghiệp, chiếm 0,11% trên tổng số 33.508 doanh nghiệp, giai đoạn 2006-2009).(Phụ
lục 2)
Từ đó cho thấy kết quả của hoạt động KTSTQ hiện nay chưa đáp ứng chức năng hỗ
trợ cho khâu “tiền kiểm” trong việc đánh giá mức độ tuân thủ của doanh nghiệp,
cũng như chưa thật sự tạo nền tảng cho khâu “tiền kiểm” được đẩy nhanh tiến độ
thông thoáng hơn.
+Về tỷ lệ thành công của hoạt động KTSTQ: thể hiện mức độ thành công
của các vụ KTSTQ, xét về phương diện quản lý rủi ro trong lĩnh vực kinh tế cũng
như quản lý Hải quan hiện đại thì chỉ số này thể hiện sác xuất thành công (lỗi sai
phạm dẫn đến truy thu thuế -nếu có hoặc phát hiện khe hỡ trong quy định Luật Hải
quan) của một vụ KTSTQ. Sác xuất càng cao chứng tỏ hệ thống hoạt động KTSTQ
càng hiệu quả và hỗ trợ rất lớn cho cho hệ thống quản lý Hải quan hiện đại, giúp

nâng cao tinh thần tuân pháp luật Hải quan của doanh nghiệp.
Hiện nay, đối với Hải quan Việt Nam thì chỉ số về “tỷ lệ thành công của hoạt
động KTSTQ” thường được đặt ra cho từng đơn vị thừa hành (các chi cục KTSTQ
địa phương) và đang ở bước ban đầu thiết lập tiêu chí chuẩn, nên hầu như chưa
thường xuyên xuất hiện trong các báo cáo kết quả KTSTQ hàng năm của địa
phương cũng như báo cáo tổng kết. Tuy vậy, năm 2007 chỉ số “tỷ lệ thành công của
hoạt động KTSTQ” của toàn ngành đạt mức độ 26%, có nghĩa là trong toàn bộ 628
vụ KTSTQ thì phát hiện sai sót dẫn đến truy thu thuế là 165 vụ. Năm 2008 con số
này đã tăng lên 298 vụ phát hiện vi phạm đạt tỷ lệ thành công của KTSTQ là 41%
trên tổng số 723 vụ KTSTQ tiến hành trong năm (Phụ lục 2). Nhưng với định


16

hướng xây dựng Hải quan Việt Nam xứng ngang tầm Hải quan hiện đại trên thế
giới thì một kết quả có thể phải tham khảo để phấn đấu đó là những thành công của
Hải quan Nhật trong lĩnh vực KTSTQ, như năm 2003 số DN được KTSTQ là
5088/44591 doanh nghiệp được quản lý chiếm tỷ lệ là 11,4% và tỷ lệ thành công
phát hiện doanh nghiệp sai phạm là 60,8%; năm 2004 số DN được KTSTQ là
5223/45048 chiếm tỷ lệ là 11,6% và tỷ lệ thành công phát hiện doanh nghiệp sai
phạm là 63,9% (Biểu đồ 2.6 và 2.7).

Biểu đồ 2.6

Biểu đồ 2.7

Chỉ số thành công của KTSTQ hải quan Nhật
Số doanh
nghiệp


Tỷ lệ thành công KTSTQ hải quan Nhật

Số nhà nhập khẩu có sai xót

6000

66%
64%
62%

5000
4000

60%
58%

3000
2000

56%
54%

1000
0

%

Số nhà nhập khẩu bị kiểm toán

2002


2003

2004

Năm

52%
2002

2003

2004

Nă m

(Nguồn:www.customs.go.jp/zeikan/pamphlet/report2009e/index.htm;
www.customs.go.jp/zeikan/pamphlet/report2008e/index.htm, và tài liệu giảng dạy
KTSTQ của Hải quan Nhật từ 2002-2007)[22,23,41,42]
Tóm lại, hoạt động KTSTQ (PCA) của Hải quan Việt Nam muốn đạt được
kết quả tốt, số thu chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng số thu Hải quan hàng năm
(chống thất thoát ngân sách), về mặt quản lý Hải quan giúp ngành Hải quan khai
thác hiệu quả nguồn nhân lực trong điều kiện phải tạo thuận lợi tối đa cho thương
mại, trước tiên cần nhanh chóng xây dựng những chuẩn mực đánh giá kết quả hoạt
động dựa trên các chỉ số hoạt động như sau:


17

Số liệu đầu vào :

+ Số ngày làm việc của kiểm toán viên được chi trả: làm việc tại trụ sở Hải
quan hoặc bên ngoài trụ sở.
+ Tổng số tiền thù lao chi trả cho kiểm toán viên .
Số liệu đầu ra:
+ Tổng số cuộc kiểm tra đã thực hiện trong năm theo: kế hoạch địa phương,
kế hoạch quốc gia, nguồn thông tin khác.
+ Số vụ kiểm tra phát hiện doanh nghiệp sai sót.
+ Tổng giá trị Hải quan, tổng số thu được.
+ Số lần kiến nghị sửa đổi hoặc bổ sung quy định thủ tục khâu “tiền kiểm”.
Tuy nhiên, hoạt động kiểm tra sau thông quan thật sự hiệu quả là phải phác
họa được một bức tranh toàn cảnh rõ nét về hoạt động của doanh nghiệp, giúp cơ
quan Hải quan hiểu đầy đủ về doanh nghiệp và thuận lợi trong việc lựa chọn các
chính sách hỗ trợ thích hợp về mặt pháp lý cho cộng đồng doanh nghiệp, tạo môi
trường khuyến khích sự tuân thủ pháp luật Hải quan, từ đó sẽ giúp Hải quan hưởng
lợi từ tinh thần tuân thủ pháp luật của cộng đồng doanh nghiệp.
2.2. Cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm tra sau thông quan.
Trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới, Chính phủ Việt Nam đã thực
hiện nhiều biện pháp cải cách và hiện đại hoá công tác quản lý hành chính trong
khu vực công, thể hiện đúng cam kết trong quá trình đàm phán và gia nhập tổ chức
thương mại thế giới –WTO năm 2007. Hải quan là khu vực quản lý nhà nước đã
được Việt Nam cam kết nhiều nhất khi gia nhập WTO với định hướng tạo thuận lợi


×