Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LỢI NHUẬN DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.42 KB, 21 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LỢI NHUẬN DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG.
1. Lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.1.Khái niệm, nguồn gốc lợi nhuận doanh nghiệp.
Tuỳ theo quan điểm và góc độ xem xét, đã có rất nhiều khái niệm khác nhau
về lợi nhuận:
- Các nhà kinh tế học cổ điển trước K.Mark cho rằng: “ Cái phần trội lên
nằm trong giá bán so với chi phí sản xuất là lợi nhuận”. Theo Ađam Smith, lợi
nhuận là “ khoản khấu trừ thứ hai” vào sản phẩm của lao động. Còn theo
David Ricardo, lợi nhuận là phần giá trị thừa ra ngoài tiền công.
- K.Mark thì khẳng định: “ Giá trị thặng dư hay cái phần trội lên trong toàn
bộ giá trị của hàng hóa, trong đó lao động thặng dư hay lao động không được
trả công của công nhân đã được vật hoá thì tôi gọi là lợi nhuận”.
- Các nhà kinh tế học tư sản hiện đại như P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus
lại cho rằng: “ Lợi nhuận là một khoản thu nhập dôi ra, bằng tổng số thu về trừ
đi tổng số chi”, hay nói cách khác: “ Lợi nhuận được định nghĩa là sự chênh lệch
giữa tổng thu nhập của một doanh nghiệp và tổng chi phí”.
Như vậy, xét về mặt lượng các định nghĩa đều thống nhất rằng: Lợi nhuận là
số thu dôi ra so với chi phí đã bỏ ra.
Từ góc độ doanh nghiệp có thể thấy rằng: Lợi nhuận của doanh nghiệp là
khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt
được doanh thu từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại.
Nguồn gốc của lợi nhuận cũng là một chủ đề được các nhà kinh tế học
tranh cãi.
- Chủ nghĩa trọng thương cho rằng: “ Lợi nhuận được tạo ra trong lĩnh
vực lưu thông. Lợi nhuận thương nghiệp là kết quả của sự trao đổi không
ngang giá, là sự lừa gạt”.
- Chủ nghĩa trọng nông lại khẳng định: “ Nguồn gốc sự giàu có của xã hội
là thu nhập trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp”.
- Kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh mà đại diện là Adam Smith lại
cho rằng: “ Lợi nhuận trong phần lớn trường hợp chỉ là món tiền thưởng cho


việc mạo hiểm và cho lao động khi đầu tư tư bản”. Ông đã không thấy được sự
khác nhau giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư nên đã tuyên bố: “ Lợi nhuận chỉ
là những hình thái khác nhau của giá trị thặng dư”. Còn D.Ricardo lại không
biết đến giá trị thặng dư.
- Kế thừa có chọn lọc các nhân tố khoa học của kinh tế chính trị tư sản cổ
điển, kết hợp với phương pháp nghiên cứu biện chứng duy vật, K.Mark đã xây
dựng thành công lý luận về hàng hoá sức lao động – cơ sở để xây dựng học
thuyết giá trị thặng dư, đi đến kết luận: “ Giá trị thặng dư được quan niệm là
con đẻ của toàn bộ tư bản ứng ra, mang hình thái biến tướng là lợi nhuận”.
- Kinh tế học hiện đại dựa trên quan điểm của các trường phái và sự phân
tích thực tế thì kết luận rằng nguồn gốc của lợi nhuận doanh nghiệp gồm: thu
nhập mặc nhiên từ các nguồn lực mà doanh nghiệp đã đầu tư cho kinh doanh;
phần thưởng cho sự mạo hiểm, sáng tạo đổi mới trong doanh nghiệp và thu
nhập độc quyền.
Như vậy từ trên ta có thể thấy rằng: lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện hạch toán
kinh doanh theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại được hay không
điều quyết định là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không. Vì thế lợi
nhuận được coi là đòn bẩy quan trọng, là động lực thúc đẩy doanh nghiệp tìm
mọi cách nâng cao năng suất lao động, hiện đại hoá thiết bị, sử dụng nguyên
vật liệu tiết kiệm và hợp lý … nhằm tối thiểu hoá chi phí, không ngừng nâng
cao lợi nhuận. Lợi nhuận đưa các doanh nghiệp đến việc sử dụng kĩ thuật sản
xuất hiệu quả nhất. Tóm lại, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu , là đích cuối cùng
mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới. 1.2. Tỷ suất lợi nhuận.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh kết quả của toàn
bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, không thể coi lợi nhuận là chỉ
tiêu duy nhất đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp và cũng không thể chỉ dùng nó để so sánh chất lượng hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau bởi vì:
- Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng vì thế nó chịu ảnh hưởng bởi

nhiều yếu tố: có những nhân tố thuộc về chủ quan, có những nhân tố thuộc về
khách quan và có sự bù trừ lẫn nhau.
- Do điều kiện sản xuất kinh doanh, điều kiện vận chuyển, thị trường tiêu
thụ, thời điểm tiêu thụ khác nhau thường làm cho lợi nhuận doanh nghiệp
cũng không giống nhau.
- Các doanh nghiệp cùng loại nếu quy mô sản xuất khác nhau thì lợi nhuận
thu được sẽ khác nhau. Những doanh nghiệp lớn dù công tác quản lý kém số
lợi nhuận thu được vẫn có thể lớn hơn những doanh nghiệp quy mô nhỏ
nhưng công tác quản lý tốt hơn.
Cho nên để đánh giá, so sánh chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp
ngoài chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối còn phải dùng chỉ tiêu tương đối là tỷ suất
lợi nhuận.
Có nhiều cách xác định tỷ suất lợi nhuận, mỗi cách có nội dung kinh tế khác
nhau. Sau đây là một số cách tính tỷ suất lợi nhuận thường gặp:
1.2.1. Tỷ suất lợi nhuận vốn.
Tỷ suất lợi nhuận vốn là quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế với tổng nguồn
vốn trong kỳ.
Công thức:
100*
V
P
T
V
=
Trong đó:
T
V
:Tỷ suất lợi nhuận vốn.
P : Lợi nhuận sau thuế.
V : Tổng nguồn vốn trong kỳ.

Ta có thể thay mẫu số bằng vốn cố định, vốn lưu động, vốn tự có của doanh
nghiệp để tính các tỷ suất lợi nhuận tương ứng.
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn bỏ vào đầu tư sẽ thu được bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế. Nó cho phép đánh giá hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp khác nhau về quy mô sản xuất.
1.2.2. Tỷ suất lợi nhuận giá thành.
Tỷ suất lợi nhuận giá thành là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận thu được so với
giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá tiêu thụ.
Công thức:
100*
t
g
Z
P
T =
Trong đó:
T
g
: Tỷ suất lợi nhuận giá thành
P: Lợi nhuận thu được (Lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế)
Z
t
: Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận giá thành phản ánh hiệu quả kinh tế tính theo lợi nhuận
của chi phí sản xuất. Nó cho biết cứ 100 đồng chi phí sẽ mang lại bao nhiêu
đồng lợi nhuận.
1.2.3. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu.
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế so với
doanh thu thuần của doanh nghiệp.
Công thức:

100*
T
P
T
dt
=
Trong đó:
T
dt
: Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
P: Lợi nhuận sau thuế
T: Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu có bao nhiêu lợi nhuận sau
thuế.
Nếu tỷ suất này thấp hơn tỷ suất chung của toàn ngành chứng tỏ doanh
nghiệp bán hàng với giá thấp hoặc giá thành sản phẩm của doanh nghiệp cao
hơn so với doanh nghiệp cùng ngành. Chỉ tiêu cao hay thấp phụ thuộc vào đặc
thù của từng ngành sản xuất vào phương hướng sản xuất kinh doanh của
từng ngành.
Như vậy, nhiệm vụ đối với các doanh nghiệp không chỉ là phấn đấu
tăng lợi nhuận mà hơn thế phải làm tăng tỷ suất lợi nhuận.
1.3.Vai trò của lợi nhuận.
Để thấy được vai trò của lợi nhuận, trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu lợi nhuận
được phân phối như thế nào.
Phân phối lợi nhuận không phải là việc phân chia số tiền lãi một cách đơn
thuần mà là việc giải quyết tổng hợp các mối quan hệ kinh tế diễn ra đối với
doanh nghiệp. Việc phân phối đúng đắn sẽ trở thành động lực thúc đẩy sản
xuất kinh doanh phát triển, sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp tiếp tục công việc kinh doanh của mình.
Lợi nhuận thực hiện cả năm được phân phối theo thứ tự sau đây;

1. Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định.
2. Nộp tiền thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước ( áp dụng đối với doanh
nghiệp có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước).
3. Trả các khoản tiền bị phạt, các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ chưa được trừ
khi xây dựng thuế thu nhập phải nộp.
4.Trả các khoản lỗ không được trừ vào lợi nhuận trước thuế.
5. Trích lập các quỹ đặc biệt theo tỷ lệ do Nhà nước quy định (đối với doanh
nghiệp kinh doanh trong một số ngành đặc thù mà pháp luật quy định.
6. Chia lãi cho các đối tác góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.
7. Trích lập các quỹ chuyên dùng của doanh nghiệp gồm:
 Quỹ đầu tư phát triển: dùng để đầu tư phát triển kinh doanh.
 Quỹ dự phòng tài chính: dùng để bù đắp những thiệt hại về tài sản mà
doanh nghiệp phải chịu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm: dùng để chi cho việc đào tạo công
nhân do thay đổi công nghệ, đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ, trợ cấp
mất việc làm cho lao động thường xuyên trong doanh nghiệp nay bị mất việc
làm.
 Quỹ phúc lợi: dùng để đầu tư cho các công trình phúc lợi cho doanh
nghiệp, chi cho các hoạt động phúc lợi của doanh nghiệp, làm công tác từ
thiện…
 Quỹ khen thưởng: dùng để thưởng cuối năm hoặc thường kỳ cho cán bộ
công nhân viên trong doanh nghiệp; thưởng đột xuất cho cá nhân, tập thể
trong doanh nghiệp có sáng kiến mang lại hệu quả trong kinh doanh…
Từ việc sử dụng lợi nhuận của doanh nghiệp, ta thấy lợi nhuận không
những duy trì sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp nói riêng mà còn góp
phần vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Lợi nhuận đáp ứng và kết
hợp hài hoà các lợi ích, lợi ích của người lao động và toàn xã hội.
1.3.1. Vai trò của lợi nhuận đối với nền kinh tế quốc dân.
Thông qua việc nộp thuế thu nhập cho Nhà nước của các doanh nghiệp,
lợi nhuận đã góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Thực tế ở Việt Nam,

thuế đã trở thành nguồn thu quan trọng, chiếm khoảng 80% tổng thu của
ngân sách Nhà nước mà trong đó thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm tỷ trọng
lớn. Như vậy, lợi nhuận góp phần để ngân sách Nhà nước thực hiện các vai trò
của mình về mặt kinh tế,đó là để khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị
trường, là tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh,
kích thích phát triển sản xuất kinh doanh tức là lợi nhuận đã trở thành nguồn
tích luỹ cơ bản để mở rộng tái sản xuất xã hội, là cơ sở để tăng thu nhập quốc
dân.
1.3.2. Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp.
 Nếu như cơ chế kế hoạch hoá tập trung đã biến các doanh nghiệp trở thành
những tổng kho thực hiện việc giao nộp, cung ứng một cách đơn thuần dẫn
đến thủ tiêu tính năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp bởi tách rời chức năng sản xuất và kinh doanh, doanh nghiệp sẽ hoàn
toàn không quan tâm đến mục tiêu lợi nhuận vì giá cả thì được định trước còn
sản phẩm thì luôn luôn có người mua. Ngược lại trong cơ chế thị trường, lợi
nhuận lại giữ một vị trí quan trọng trọng hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường đòi hỏi doanh
nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không, điều quyết định là doanh
nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không? Vì thế, lợi nhuận được coi là đòn
bẩy kinh tế quan trọng, là động lực thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọi cách để
nâng cao năng suất lao động, hiện đại hoá trang thiết bị, sử dụng nguyên vật
liệu tiết kiệm và hợp lý….nhằm tối thiểu hoá chi phí, không ngừng nâng cao lợi
nhuận. Lợi nhuận đã trở thành động lực chi phối hoạt động của người kinh
doanh. Lợi nhuận đưa các doanh nghiệp đến các khu vực sản xuất hàng hoá
mà người tiêu dùng cần nhiều hơn, bỏ các khu vực có ít người tiêu dùng, lợi
nhuận đưa các doanh nghiệp đến việc sử dụng kỹ thuật sản xuất hiệu quả
nhất. Tóm lại, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu, là cái đích cuối cùng mà mọi
doanh nghiệp đều hướng tới.
 Lợi nhuận là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Thật vậy lợi nhuận chính là thước đo đo lường kết quả của

sự nỗ lực của doanh nghiệp, của tất cả những cố gắng từ khâu tìm hiểu thị
trường, tiến hành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đến phân phối sản phẩm. Nó
phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp,
phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất. Có thể nói,
vai trò đầu tiên của lợi nhuận là thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Và sau đó nó lại đo lường, phản ánh
kết quả của roàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 Lợi nhuận tác động đến tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, có ảnh
hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp được vững chắc.
Thật vậy, lợi nhuận sau khi nộp thuế cho Nhà nước và chi trả các khoản phạt,
các chi phí khác sẽ được dùng để hình thành và phát triển các quỹ chuyên dùng
của doanh nghiệp. Các quỹ này thể hiện khả năng tài chính của doanh nghiệp
để mà tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, khả năng tự chủ tài chính
của doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Có tự chủ về tài chính, doanh
nghiệp mới có thể thực hiện tái sản xuất mở rộng, không ngừng mở rộng quy
mô sản xuất. Rõ ràng lợi nhuận là yếu tố quết định cho sự tồn tại và đi lên của
doanh nghiệp trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt như ngày nay.
1.3.3.Vai trò của lợi nhuận đối với người lao động.
Lợi nhuận góp phần nâng cao đời sống người lao động thông qua các hình
thức khen thưởng, trợ cấp … mà các hình thức này chỉ có khi doanh nghiệp thu
được lãi. Lãi càng lớn, người lao động càng được hưởng nhiều. Bởi vậy lợi
nhuận cũng là một nhân tố khuyến khích người lao động nâng cao năng suất

×