Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM SAU M&A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
---------------------------------

NGUYỄN THỊ DIỆU TRANG

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM SAU M&A

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
---------------------------------

NGUYỄN THỊ DIỆU TRANG

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM SAU M&A

CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS TRƢƠNG THỊ HỒNG

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung trong bài luận văn là do tôi nghiên cứu dưới sự hướng
dẫn của người hướng dẫn khoa học PGS.TS Trƣơng Thị Hồng. Các nội dung được
đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu trong thực tiễn. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.
TP. Hồ Chí Minh, ngày……tháng ……năm 201…
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Diệu Trang


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ MINH HỌA
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI........................................................................................................... 1
1.1 Khái niệm về M&A (Merger and Acquisition) và phân biệt các hình thức M&A .... 1
1.1.1 Khái niệm về M&A .............................................................................................. 1
1.1.2 Phân biệt các hình thức M&A ............................................................................... 3

1.2 Hiệu quả hoạt động ngân hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
ngân hàng thương mại .................................................................................................. 6
1.2.1 Hiệu quả và bản chất hiệu quả hoạt động ngân hàng.............................................. 6
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại .................. 7
1.3 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng
thương mại ................................................................................................................. 17
1.3.1 Sử dụng mô hình phân tích bao dữ liệu DEA để đo lường hiệu quả hoạt động ngân
hàng thương mại ......................................................................................................... 17
1.3.1.1 Mô hình hiệu quả không đổi theo quy mô (Constant returns to scale DEA,
CRS_DEA model) ...................................................................................................... 21


1.3.1.2 Mô hình hiệu quả biến đổi theo quy mô (Variable returns to scale DEA,
VRS_DEA model) và hiệu quả quy mô (SE_Scale Efficiencies) ................................ 23
1.3.2 Lựa chọn các biến đầu vào, đầu ra cho mô hình DEA.......................................... 24
1.3.3 Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng
thương mại ................................................................................................................. 24
1.4 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động của một số ngân sau M&A ................. 26
Kết luận chương 1 ...................................................................................................... 31
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
SAU M&A ............................................................................................................... 32
2.1 Tổng quan về hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam .................... 32
2.2 Phân tích các thương vụ M&A thuộc lĩnh vực ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu
................................................................................................................................... 36
2.2.1 Bối cảnh ngành ngân hàng thời điểm năm 2010 và đầu năm 2011 ....................... 36
2.2.2 Động cơ thực hiện thương vụ .............................................................................. 38
2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại
Việt Nam sau M&A .................................................................................................... 41
2.3.1 Đo lường hiệu quả ngân hàng trước và sau M&A ................................................. 41

2.3.1.1 Xác định biến đầu vào, đầu ra ........................................................................... 41
2.3.1.2 Kết quả ước lượng hiệu quả ngân hàng trước và sau M&A ............................... 44
2.3.2 Kết quả phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả ngân hàng sau M&A bằng mô
hình hồi quy Tobit ....................................................................................................... 48
2.3.2.1 Khái quát mô hình hồi quy Tobit ....................................................................... 48
2.3.2.2 Ý nghĩa các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương
mại sau M&A ............................................................................................................. 51
2.3.2.3 Kết quả kiểm định mô hình hồi quy Tobit để đánh các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động của các ngân hàng thương mại sau M&A ............................................... 53


Kết luận chương 2 ...................................................................................................... 58
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT
ĐỘNG M&A TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM SAU M&A ............ 59
3.1 Dự báo xu hướng của hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng trong thời gian tới
................................................................................................................................... 59
3.1.1 Tình hình kinh tế vĩ mô ...................................................................................... 59
3.1.2 Xu hướng hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng .......................................... 60
3.2 Một số gợi ý chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng
ở Việt Nam. ................................................................................................................ 61
3.3 Những giải pháp để nâng cao hiệu hoạt động ngân hàng Việt Nam sau M&A......... 66
3.3.1 Phân tích những cơ hội và thách thức làm cơ sở cho định hướng giải pháp .......... 66
3.3.1.1 Những lợi thế và cơ hội................................................................................... 66
3.3.1.2 Những khó khăn và thách thức ........................................................................ 68
3.3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng sau M&A .......... 71
Kết luận chương 3 ...................................................................................................... 77
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ABBank

Ngân hàng TMCP An Bình

ACB

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

AE

Hiệu quả phân bổ (Allocative Efficiency)

AMC

Công ty quản lý tài sản (Asset Management Company)

BaovietBank

Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt

BIDV

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

CAR

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio)


CE

Hiệu quả chi phí (Cost Efficiency)

CRS

Hiệu quả không đổi theo quy mô (Constant Returns to Scale)

CTG

Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

DEA

Phương pháp phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis)

DEAP

Chương trình chạy mô hình DEA (A Data Envelopment Analysis
(Computer) Program)

DMU

Đơn vị ra quyết định (Decision Making Unit)

DRS

Hiệu quả giảm theo quy mô (Decreasing Returns to Scale)


EF

Chỉ số đo hiệu quả kỹ thuật

Eximbank

Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam

FCB

Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất

GiadinhBank

Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định

HBB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội

ICBC

Ngân hàng công thương Trung Quốc

IFC

Tổ chức tài chính Quốc tế

IMF


Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)

IPO

Việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (Initial Public
Offering)

IRS

Hiệu quả tăng theo quy mô (Increasing Returns to Scale)


LienvietBank

Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt

LienvietpostBank

Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt

M&A

Sáp nhập và mua lại (Merges & Acquisitions)

MUFG

Mitsubishi UFJ Financial Group

NHNN


Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

NHTMQD

Ngân hàng thương mại quốc doanh

OceanBank

Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương

PIB Campuchia

Ngân hàng Đầu tư Thịnh Vượng Campuchia

PTE

Hiệu quả kỹ thuật thuần (Pure Technical Efficiency)

RBS

Ngân hàng Hoàng gia Scotland


Sacombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

SCB

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

SE

Hiệu quả quy mô (Scale Efficiency)

SHB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội

TCTD

Tổ chức tín dụng

TE

Hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency)

Tienphong Bank

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong

TNB


Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa

TrustBank

Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam

VAMC

Công ty Quản lý và Khai thác Tài sản các tổ chức tín dụng Việt
Nam (Vietnam Asset Management Company)

VAS

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (Vietnamese Accounting Standards)

VCB

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

VIB

Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam

Vietcapital Bank

Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt


VNPT


Tập đoàn Bưu chính và Viễn thông Việt Nam

VPSC

Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện

VRS

Hiệu quả thay đổi theo quy mô (Variable Returns to Scale)

WB

Ngân hàng thế giới

WTO

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tóm tắt các khác biệt giữa các hình thức M&A .............................................. 5
Bảng 2.1: Tổng hợp các thương vụ M&A thuộc lĩnh vực ngân hàng giai đoạn 2009-quý
1/2013 ........................................................................................................................ 34
Bảng 2.2: Tóm tắc nội dung động cơ thực hiện thương vụ M&A của các NHTM trong
mẫu nghiên cứu ......................................................................................................... 40
Bảng 2.3 : Mô tả các biến đầu vào, đầu ra sử dụng trong mô hình DEA đo lường hiệu
quả hoạt động của NHTM .......................................................................................... 42
Bảng 2.4: Thống kê tóm tắt các biến sử dụng trong mô hình DEA ............................... 44
Bảng 2.5: Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả kỹ thuật thuần (PTE), hiệu
quả quy mô của các ngân hàng thương mại trước và sau M&A .................................... 46

Bảng 2.6: Số lượng các ngân hàng có hiệu suất giảm (DRS), tăng (IRS) và không đổi
(CRS) theo quy mô trong giai đoạn trước và sau M&A ................................................ 47
Bảng 2.7: Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình hồi quy Tobit để xác định các nhân
tố và dấu kỳ vọng của các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM sau
M&A .......................................................................................................................... 50
Bảng 2.8: Kết quả kiểm định mô hình hồi quy Tobit phân tích các nhân tố tác động đến
hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trước và sau M&A .................................. 53


DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ MINH HỌA
Hình 1.1 Các bước thực hiện nghiên cứu thực nghiệm đánh giá hiệu quả hoạt động
của NHTM ................................................................................................................. 20
Đồ thị 1.1. Đường biên CRS (OC) và VRS (VBV') .................................................... 22
Hình 2.1: Thị trường M&A lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn 2009 - quý
1/2013 ...................................................................................................................... 33


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính thức là thành viên WTO tháng 11/2006, Viê ̣t nam tiế p nhâ ̣n nhiều cơ hô ̣i
mới, nhưng cũng đố i mă ̣t với không ít thách thức lớn. Những bất ổn kinh tế đã sớm bộc
lộ ngay trong năm đầu gia nhập WTO và ngày càng bộc lộ rõ hơn vào những năm tiếp
theo. Trước thực trạng đó, các chính sách tài chính tiền tệ được điều chỉnh liên tục theo
hướng kiềm soát lạm phát, nhưng lại gây tổn thương đến hệ thống ngân hàng ở mọi
góc độ: hoạt động tín dụng giảm tốc do triển khai chính sách thắt chặt và kinh tế đã bắt
đầu hạ nhiệt, kinh tế suy giảm khiến không chỉ có nhu cầu đầu tư giảm mà khả năng trả
nợ cũ cũng giảm, nợ xấu theo đó bắt đầu gia tăng; nghiệp vụ huy động vốn cũng rất
khó khăn, cạnh tranh giữa các ngân hàng không lành mạnh với việc rút ngắn thời gian
huy động trong khi dư nợ trung dài hạn vẫn duy trì ở mức cao khiến rủi ro thanh khoản
tăng cao…Ngoài việc chịu tác động từ những bất ổn kinh tế, các ngân hàng còn phải

đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài theo lộ trình gia nhập WTO
trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Bên cạnh đó, theo Nghị định 141/2006NĐ-CP thì
chậm nhất ngày 31/12/2008 mức vốn pháp định tối thiểu của một NHTM phải đạt mức
1,000 tỷ đồng và đến ngày 31/12/2010 phải lên đến 3,000 tỷ đồng, đây là một thách
thức không nhỏ đối với các ngân hàng có quy mô vốn khiêm tốn.
Hoạt động M&A đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1997 – 1998, tuy nhiên
mãi đến năm 2007 hoạt động này mới thực sự nở rộ. Làn sóng M&A này không xuất
hiện ngẫu nhiên mà là hệ quả của quá trình tăng trưởng các dòng vốn đầu tư nước
ngoài trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam cũng như sự chủ động hội nhập với nền kinh
tế thế giới. Và một điều có thể nhận thấy là khi nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn,
hoạt động M&A sẽ phát triển mạnh hơn. Thật vậy, trong khi các ngân hàng loay hoay
tìm đủ mọi hướng để tăng vốn điều lệ hay tìm giải pháp để cải thiện, nâng cao hiệu quả
hoạt động của ngân hàng mình, thì con đường M&A được lựa chọn như một giải pháp


tối ưu giúp các ngân hàng rút ngắn thời gian để đạt mục tiêu kỳ vọng. Thế nhưng, liệu
M&A có phải là giải pháp tốt nhất cho các ngân hàng hiện nay hay không? Vì theo
khảo sát thực tế, có tới “70% các thương vụ M&A không mang lại hiệu quả như kỳ
vọng bởi sự tích hợp kém và đánh giá quá cao sức mạnh tổng hợp sau khi M&A”. Do
đó, để M&A thật sự thành công, các ngân hàng cần phân tích được cơ hội và thách
thức khi tham gia hoạt động M&A, đặc biệt là nhận diện được nhân tố nào hỗ trợ, nhân
tố nào cản trở hoạt động ngân hàng sau khi tiến hành M&A để từ đó có những giải
pháp khắc phục hoặc phát huy cho phù hợp.
Xuất phát từ tính cấp thiết của yêu cầu nêu trên, tác giả chọn đề tài với tên gọi
“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
thương mại Việt Nam sau M&A” làm nội dung nghiên cứu trong luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung
Theo tham khảo chưa đầy đủ của tác giả thì hiện nay trên thế giới, nghiên cứu
về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng sau M&A bằng các phương pháp định lượng
đã được ứng dụng khá bổ biến. Các nghiên cứu này hoặc là áp dụng phương pháp tham

số hoặc phi tham số để đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng sau M&A, chủ
yếu là tập trung vào phân tích và đánh giá hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí, hiệu quả
phân bổ, hiệu quả kinh tế theo quy mô... Điển hình như nghiên cứu của Kimie Harada
(2005) áp dụng mô hình phân tích bao dữ liệu DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng sau M&A trong giai đoạn 1997-2003; Epizitone Anabi Ebodume và
Orkhan Omarov (2006) sử dụng mô hình DEA để kiểm tra độ hiệu quả của các ngân
hàng sáp nhập của 11 quốc gia thuộc khối EU trong giai đoạn 1994 – 2001; Houda
Ben Said và Abdelfettah Bouri (2013) áp dụng mô hình DEA để xem xét tính hiệu
quả của các ngân hàng mua bán sáp nhập tại Pháp trong vòng 10 năm (1996-2006).
Tuy nhiên các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ số đo hiệu quả
sau M&A nói trên cũng còn hạn chế. Fadzlan Sufian, Muhamed Zulkhibri Abdul
Majid và Razali Haron (2007) dùng 2 mô hình DEA (2 mô hình với hai bộ biến khác


nhau) và mô hình hồi quy Tobit để xem xét các biến môi trường ảnh hưởng đến hiệu
quả kỹ thuật của các ngân hàng sáp nhập tại Singapore trong giai đoạn 1998-2004;
Fadzlan Sufian và Muhd-Zulkhibri Abdul Majid (2005) sử dụng mô hình DEA để
ước tính hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô của các ngân
hàng sau sáp nhập ở Malaysia, sau đó dùng hồi quy Tobit để xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến chỉ số đo hiệu quả đó. Tương tự, Malak Reda (2012) cũng sử dụng mô
hình DEA để ước tính hiệu quả kỹ kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy
mô của các ngân hàng sau hợp nhất tại Ai Cập, sau đó dùng hồi quy Tobit để xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số đo hiệu quả đó. Pardeep Kaur và Gian Kaur
(2010) đã đo lường hiệu quả chi phí bằng mô hình DEA, sau đó sử dụng mô hình hồi
quy Tobit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới điểm hiệu quả trên. Hiện nay, các
công trình nghiên cứu trong nước về hoạt động M&A ngân hàng đã được nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu. Trong khi đó, nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động ngân hàng sau M&A lại rất ít, phần lớn các công trình chỉ dừng lại phạm vi
nghiên cứu trong giới hạn các ngân hàng trước hoặc chưa có hoạt động M&A.
Qua các phân tích trên, có thể nói thực tế các nhà phân tích vẫn quen sử dụng

phương pháp phân tích truyền thống do tính dễ hiểu và dễ tính toán để phân tích hoạt
động của ngành ngân hàng, việc vận dụng phương pháp định lượng trong các nghiên
cứu về hiệu quả hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, mà đặc biệt là hiệu quả hoạt động
của các ngân hàng sau khi M&A còn rất nhiều hạn chế. Việc xem xét tính hiệu quả và
các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM sau M&A ở Việt Nam
rất có giá trị và thật sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Do đó, xuất phát từ thực tiễn
nghiên cứu và thực tiễn hoạt động của ngành ngân hàng đang trong giai đoạn tái cơ cấu
mạnh mẽ, luận văn tiếp tục vận dụng mô hình phân tích DEA và mô hình hồi quy Tobit
nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
của các NHTM sau M&A ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2009 – 2013.


3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Luận văn với các mục tiêu chủ yếu sau đây:
(1) Vận dụng mô hình phân tích bao dữ liệu DEA để đánh giá hiệu quả hoạt
động của các NHTM sau M&A ở Việt Nam.
(2) Vận dụng mô hình hồi quy Tobit để xác định các nhân tố tác động đến hiệu
quả hoạt động của các NHTM sau M&A ở Việt Nam.
(3) Đưa ra một số đề xuất gợi ý nhằm thúc đẩy hoạt động M&A trong lĩnh vực
ngân hàng ở Việt Nam phát triển hơn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động của các NHTM sau M&A ở Việt Nam hiện nay.
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, nội dung của luận văn phải trả lời được
các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
(1) Bằng việc vận dụng mô hình phân tích bao dữ liệu DEA cho thấy hiệu quả
hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn sau M&A như thế nào?
(2) Bằng mô hình hồi quy Tobit, xác định những nhân tố nào ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn sau khi M&A?
(3) Những đề xuất gợi ý nào nhằm thúc đẩy hoạt động M&A trong lĩnh vực
ngân hàng ở Việt Nam phát triển hơn trong thời gian tới?
(4) Những đề xuất giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các

NHTM sau M&A ở Việt Nam trong thời gian tới?
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động của các NHTM Việt Nam sau M&A.
5. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của 7 NHTM Việt Nam có
hoạt động M&A trong năm 2011 (chỉ xét đến các thương vụ M&A có tỷ lệ mua bán
>5%). Thời kỳ nghiên cứu là 5 năm từ 2009 – 2013. Mẫu nghiên cứu gồm 02
NHTMQD và 05 NHTMCP.


6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để ước lượng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng sau M&A, tác giả sử dụng
phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA (Data Envelopment Analysis) với sự hỗ trợ
của phần mềm A Data Envelopment Analysis (Computer) Program - DEAP phiên bản
2.1. Sau đó, dùng điểm hiệu quả thu thập được từ phân tích mô hình DEA làm biến phụ
thuộc cho mô hình hồi quy Tobit để xác định các nhân tố tác động lên hiệu quả hoạt
động của các NHTM cùng với sự hỗ trợ của phần mềm Stata.
Nguồn dữ liệu được sử dụng trong phân tích dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập
được từ các báo cáo của Ngân hàng nhà nước (NHNN) và bảng cân đối kế toán, báo
cáo lãi lỗ trong các báo cáo quý, thường niên của các ngân hàng thương mại Việt Nam
trong giai đoạn 2009 - quý 1/2013.
7. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm có 5 phần:
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1. Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.
CHƢƠNG 2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng thương mại Việt Nam sau M&A.
CHƢƠNG 3. Một số gợi ý chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động M&A trong lĩnh vực

ngân hàng và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại
sau Việt Nam M&A.
KẾT LUẬN


1

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1 Khái niệm về M&A (Merger and Acquisition) và phân biệt các hình thức
M&A
1.1.1 Khái niệm về M&A
M&A là thuật ngữ tiếng Anh thông dụng trên quốc tế gồm nhiều hình thức: sáp
nhập (merger), hợp nhất (consolidation) và mua lại (acquisition).
Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam quy định việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại tổ chức tín dụng đã kế thừa và loại
bỏ những hạn chế của Quy chế về sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng cổ phần
Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 241/1998/QĐ-NHNN5 ngày 15/07/1998
của Ngân hàng Nhà nước, theo đó phạm vi các đối tượng được/thuộc diện sáp nhập,
hợp nhất được mở rộng. Cụ thể:
1. Sáp nhập tổ chức tín dụng là hình thức một hoặc một số tổ chức tín dụng (sau
đây gọi là tổ chức tín dụng bị sáp nhập) sáp nhập vào một tổ chức tín dụng khác (sau
đây gọi là tổ chức tín dụng nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền,
nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt
sự tồn tại của tổ chức tín dụng bị sáp nhập.
2. Hợp nhất tổ chức tín dụng là hình thức hai hoặc một số tổ chức tín dụng (sau
đây gọi là tổ chức tín dụng bị hợp nhất) hợp nhất thành một tổ chức tín dụng mới (sau
đây gọi là tổ chức tín dụng hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa
vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại

của các tổ chức tín dụng bị hợp nhất.
3. Mua lại tổ chức tín dụng là hình thức một tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ
chức tín dụng mua lại) mua toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của tổ


2

chức tín dụng khác (tổ chức tín dụng bị mua lại). Sau khi mua lại, tổ chức tín dụng bị
mua lại trở thành công ty trực thuộc của tổ chức tín dụng mua lại.
Tuy nhiên, tại điều 17, Luật cạnh tranh 2004, hình thức mua lại được mở rộng
hơn khi đề cập thêm trường hợp mua lại một phần tài sản (ngoài việc mua toàn bộ tài
sản) của tổ chức tín dụng khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một phần của tổ
chức tín dụng bị mua lại. Theo đó, hình thức mua lại tổ chức tín dụng có thể tồn tại ở
một số hình thức sau:
Mua cổ phiếu:
+ Thông qua việc tham gia mua cổ phần khi tổ chức tín dụng tăng vốn điều lệ
hoặc đấu giá phát hành cổ phiếu ra công chúng, để tham gia định đoạt quyền sở hữu và
quản trị theo mục tiêu chiến lược của bên mua. Hình thức này hiện đang rất phổ biến
tại Việt Nam, các tổ chức tín dụng phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược, hợp tác
đầu tư với đối tác chiến lược.
+ Mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần đã phát hành của thành viên hoặc cổ đông
của tổ chức tín dụng. Không giống như hình thức góp vốn trực tiếp vào tổ chức tín
dụng, đây là hình thức đầu tư không làm tăng vốn điều lệ của tổ chức tín dụng nhưng
có thể làm thay đổi cơ cấu sở hữu vốn góp/cổ phần của tổ chức tín dụng.
Mua gom cổ phiếu: để giành quyền sở hữu và chi phối. Đây cũng là một hình
thức thâu tóm đã được các tổ chức tín dụng thực hiện.
Mua lại một phần tổ chức tín dụng hoặc tài sản tổ chức tín dụng: đây cũng là
một cách để thực hiện chiến lược M&A. Trong trường hợp này, tổ chức tín dụng đi
mua chỉ mua một phần hoặc một bộ phận tài sản của tổ chức tín dụng bán mà không
tham gia sở hữu tại tổ chức tín dụng bán. Phần bán đi có thể là tài sản hữu hình (máy

móc thiết bị, đất đai…) hoặc vô hình (thương hiệu, bản quyền, đội ngũ nhân sự, kênh
phân phối…) được tách ra khỏi tổ chức tín dụng bán. Hình thức này được các công ty
áp dụng nhiều hơn là tại các tổ chức tín dụng.


3

1.1.2 Phân biệt các hình thức M&A
Về mặt bản chất khái niệm và hệ quả pháp lý, hợp nhất và mua lại, sáp nhập là
khác biệt, cụ thể:
Hình thức thực hiện: trường hợp hợp nhất các tổ chức tín dụng thì các tổ chức tín
dụng được hợp nhất sẽ cùng mang toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ cũng như lợi ích hợp
pháp của mình, góp chung lại với nhau trên tinh thần tự nguyện. Trong khi đó thì ở sáp
nhập và mua lại, chỉ có các tổ chức tín dụng bị sáp nhập hoặc bị mua lại phải mang tài
sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình gộp chung với tài sản vốn có của tổ
chức tín dụng sáp nhập hoặc mua lại. Còn tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp
trước khi giao dịch của các tổ chức tín dụng sáp nhập hoặc mua lại sẽ không bị tác động.
Điểm khác nhau giữa mua lại và sáp nhập là không rõ ràng. Đối với sáp nhập thì toàn bộ
tài sản của tổ chức tín dụng bị sáp nhập sẽ được gộp chung với tài sản của tổ chức tín
dụng sáp nhập. Còn đối với mua lại thì không nhất thiết toàn bộ mà đôi khi chỉ là một bộ
phận tài sản của tổ chức tín dụng bị mua lại phải gộp chung với tài sản của tổ chức tín
dụng mua lại. Điều này phụ thuộc vào quy mô của thương vụ mua lại.
Hệ quả pháp lý : sau khi tiến hành các giao dịch trên thì hệ quả pháp lý mà mỗi
hình thức giao dịch để lại đối với các tổ chức tín dụng là không giống nhau. Đối với giao
dịch hợp nhất thì sau khi đăng ký kinh doanh, các tổ chức tín dụng bị hợp nhất chấm dứt
tồn tại, tổ chức tín dụng hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách
nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác
của các tổ chức tín dụng bị hợp nhất. Còn đối với giao dịch sáp nhập thì sau khi đăng ký
kinh doanh, tổ chức tín dụng bị sáp nhập chấm dứt tồn tại, tổ chức tín dụng nhận sáp
nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa

thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của tổ chức tín dụng bị sáp nhập.
Trong khi đó, đối với giao dịch mua lại, sau khi hợp đồng có hiệu lực, tổ chức tín dụng
bị mua lại vẫn tồn tại hoạt động bình thường (nếu chỉ bị mua lại một phần) hoặc chấm
dứt hoạt động (nếu bị mua lại toàn bộ), còn tổ chức tín dụng mua lại có thể tham gia


4

công tác điều hành (nếu chỉ bị mua lại một phần), hoặc được hưởng các quyền và lợi ích
hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và
nghĩa vụ tài sản khác của tổ chức tín dụng bị (nếu bị mua lại toàn bộ).
Ta có thể hình dung đơn giản 3 hoạt động giao dịch này qua sơ đồ đơn giản sau:
+ Hợp nhất:
NH A + NH B+ NH C… →NH D (NH mới).
NH A, NH B, NH C,… chấm dứt tồn tại.
Trong đó: NH A, NH B, NH C,… là các NH tiến hành hợp nhất.
+ Sáp nhập:
NH A + NH B +…+ NH C→NH C’.
NH A, NH B … chấm dứt tồn tại.
Trong đó: NH A, NH B,… là các NH bị sáp nhập; NH C là NH sáp nhập
+ Mua lại:
NH A + NH B →NH B’ + (NH A’)
NH A có thể chấm dứt tồn tại hoặc vẫn tiếp tục tồn tại, phụ thuộc vào quy mô của
thương vụ mua bán.
Trong đó: NH A là NH bị mua lại; NH B là NH mua lại.
Quyền quyết định và kiểm soát: sau khi giao dịch hợp nhất hoàn thành: Các tổ
chức tín dụng tham gia hợp nhất cùng có quyền quyết định trong Hội đồng quản trị mới
tuỳ thuộc theo tỷ lệ vốn góp của mỗi bên. Thông qua hợp đồng và điều lệ tổ chức tín
dụng hợp nhất, thì các thành viên, các cổ đông của tổ chức tín dụng bị hợp nhất sẽ tiến
hành bầu ban lãnh tổ chức tín dụng hợp nhất. Cùng nhau định ra đường lối hoạt động

cho tổ chức tín dụng mới này. Còn đối với giao dịch sáp nhập hoặc mua lại toàn bộ thì
sau khi giao dịch được hoàn thành, tổ chức tín dụng bị sáp nhập hoặc bị mua lại toàn bộ
sẽ chấm dứt tồn tại. Cổ đông của các tổ chức tín dụng bị sáp nhập hoặc bị mua lại toàn
bộ sẽ không có quyền quyết định cũng như kiểm soát đối với tổ chức tín dụng sáp nhập
hoặc mua lại (trừ khi có các thoả thuận kèm theo trong hợp đồng sáp nhập hoặc mua lại).


5

Tổ chức tín dụng sáp nhập hoặc mua lại sẽ vẫn do ban lãnh đạo cũ điều hành và quản lý.
Bảng 1.1. Tóm tắt các khác biệt giữa các hình thức M&A
Chỉ tiêu Sáp nhập
Hình

Hợp nhất

Một hoặc một số Hai

hoặc

Mua lại
nhiều Một TCTD mua toàn bộ hoặc một

thức

TCTD chuyển toàn TCTD chuyển toàn phần tài sản của TCTD khác đủ để

thực

bộ tài sản, quyền, bộ tài sản, quyền, kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc


hiện

nghĩa vụ và lợi ích nghĩa vụ và lợi ích một phần của TCTD bị mua lại.
hợp pháp của mình hợp pháp của mình
sang một TCTD để hình thành một
nghiệp khác.

TCDN mới.

Hệ quả B sáp nhập vào A: A hợp nhất với B:
pháp lý + A còn tồn tại.

A mua lại một A mua lại toàn

+ cả A và B đều phần B:

+ B không còn tồn

không còn tồn tại.

tại.

+ Có sự xuất hiện tồn tại.

bộ B:

+ cả A và B đều + A còn tồn tại.
+ B không còn


+ Không có TCTD của TCTD mới.

+

mới xuất hiện.

TCTD mới xuất + Có sự xuất

Không

hiện.

có tồn tại.
hiện của TCTD
mới (TCTD A
đổi tên hoặc sự
ra đời công ty
con của A)

Quyền

Chỉ có TCTD sáp Các TCTD tham gia TCTD bị mua Chỉ có TCTD

quyết

nhập mới có quyền hợp nhất cùng có lại một phần và mua lại toàn bộ

định và quyết định và kiểm quyền
kiểm
soát


soát.

quyết

định TCTD mua lại mới có quyền

trong Hội đồng quản cùng có quyền quyết định và
trị mới tuỳ thuộc quyết định trong kiểm soát.


6

theo tỷ lệ vốn góp Hội đồng quản
của mỗi bên.

trị dựa trên tỷ lệ
vốn

góp

của

mỗi bên.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
1.2 Hiệu quả hoạt động ngân hàng và các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt
động ngân hàng thƣơng mại
1.2.1 Hiệu quả và bản chất hiệu quả hoạt động ngân hàng
Theo ECB (European Central Bank) (2010)


(1)

: hiệu quả hoạt động là khả

năng tạo ra lợi nhuận bền vững. Lợi nhuận thu được đầu tiên dùng dự phòng cho
các khoản lỗ bất ngờ và tăng cường vị thế về vốn, rồi cải thiện lợi nhuận thu được
trong tương lai thông qua đầu tư từ các khoản lợi nhuận giữ lại.
Theo PGS.TS Nguyễn Khắc Minh trong “Từ điển Toán kinh tế, Thống kê, kinh
tế lượng Anh – Việt” thì “hiệu quả - efficiency” trong kinh tế được định nghĩa là “mối
tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ” và
“khái niệm hiệu quả được dùng để xem xét các tài nguyên được các thị trường
phân phối tốt như thế nào”. Như vậy, hiệu quả hoạt động được hiểu là mức độ thành
công mà các doanh nghiệp hoặc các ngân hàng đạt được trong việc phân bổ các đầu
vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất, đáp ứng mục tiêu đã định trước.
Các quan điểm trên nhìn chung đều cho rằng hiệu quả hoạt động là một phạm
trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực của quá trình sản xuất
kinh doanh nhằm đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Tóm lại, hiệu quả là sự so sánh giữa các chi phí đầu tư với các giá trị của đầu ra,
sự tăng tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí, là mối tương quan giữa sử dụng nguồn lực
và kết quả thu được; và tỷ lệ đầu ra - đầu vào. Nghĩa là chỉ số so sánh giữa kết quả thu
về với chi phí, công sức bỏ ra.
(1)

ECB (2010) – Beyond ROE – How to measure bank performance (p.8)


7

Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại thông thường có thể
được chia làm hai nhóm đó là hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối (TS.Nguyễn

Việt Hùng, 2008):
- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tuyệt đối (hiệu quả hoạt động = kết quả kinh tế chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó) cho phép đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân
hàng thương mại theo cả chiều sâu và chiều rộng. Tuy nhiên loại chỉ tiêu này trong một
số trường hợp lại khó có thể thực hiện so sánh được. Ví dụ, những ngân hàng có nguồn
lực lớn thì tạo ra lợi nhuận lớn hơn những ngân hàng có nguồn lực nhỏ, nhưng không
có nghĩa là các ngân hàng quy mô lớn lại có hiệu quả lớn hơn các ngân hàng có quy mô
nhỏ hơn. Như vậy, hiệu quả tuyết đối không cho biết khả năng sử dụng tiết kiệm hay
lãng phí các đầu vào.
- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tương đối có thể được thể hiện dưới dạng tĩnh
(hiệu quả hoạt động = kết quả kinh tế/chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó hoặc dạng
nghịch hiệu quả hoạt động = chi phí/ kết quả kinh tế) hoặc dưới dạng động hay dạng
cận biên (hiệu quả hoạt động = mức tăng kết quả kinh tế/mức tăng chi phí). Những chỉ
tiêu này rất thuận tiện so sánh theo thời gian và không gian như cho phép so sánh hiệu
quả giữa các ngân hàng có quy mô khác nhau, các thời kỳ khác nhau.
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại
Hiệu quả là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng
trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay. Để nâng cao hiệu quả, đòi hỏi
bản thân mỗi ngân hàng phải xác định được các nhân tố tác động đến hiệu quả của
ngân hàng, qua đó có thể phát huy lợi thế cạnh tranh, đồng thời hạn chế, phòng ngừa
được các hoạt động mang tính chất rủi ro. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
ngân hàng thông thường được chia làm hai nhóm: nhóm nhân tố ngoại sinh và nhóm
nhân tố nội sinh. Tuy nhiên, việc đánh giá hoạt động các ngân hàng bằng phương pháp
phân tích các nhân tố mà thành phần chính theo các chỉ tiêu tài chính của mô hình
CAMELS được sử dụng phổ biến hơn (Dang Uyen, 2011; Kabir và Dey, 2012).


8

Nhóm nhân tố ngoại sinh
(1) Nhóm kinh tế - xã hội trong và ngoài nước

Với vai trò là một chủ thể trung gian quan trọng của nền kinh tế, ngân hàng chịu
sự ảnh hưởng không nhỏ từ những diễn biến kinh tế, chính trị - xã hội của trong và
ngoài nước. Một môi trường kinh tế - xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng
kinh doanh thuận lợi hơn, do doanh nghiệp làm ăn tốt hơn, nhu cầu mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh nhiều hơn, do đó nhu cầu vay vốn ngân hàng sẽ tăng lên.
Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp kinh doanh tốt cũng sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu
được rủi ro nợ xấu vì năng lực tài chính của các doanh nghiệp được nâng cao. Ngược
lại, môi trường kinh tế - xã hội bất ổn, doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, nhu cầu
vay vốn ngân hàng giảm đi gây ra tình trạng dư thừa, ứ đọng vốn, vì thế hoạt động
tín dụng của ngân hàng cũng bị thu hẹp và rủi ro nợ xấu cũng gia tăng.
Bên cạnh đó, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ, do đó các
ngân hàng trong nước sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các tập
đoàn tài chính nước ngoài với đầy đủ các tiềm lực về vốn, công nghệ cũng như năng
lực, kinh nghiệm quản lý. Ngoài ra, với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu
rộng, thì sự biến động của tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của các nước trên thế
giới mà nhất là các bạn hàng của Việt Nam cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.
(2) Nhóm môi trường pháp lý
Mọi thành phần kinh tế đều phải đảm bảo hoạt động trong khuôn khổ của
pháp luật. Ngân hàng được biết đến như là lĩnh vực chứa đựng rủi ro rất lớn, do vậy
mà các ngân hàng càng cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật. Với
những văn bản pháp luật đầy đủ, rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho các ngân
hàng yên tâm hoạt động kinh doanh, cạnh tranh. Sự thay đổi những chủ chương,
chính sách về cơ cấu kinh tế của chính phủ một cách đột ngột có thể gây xáo trộn
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không tiêu thụ hết


9

được sản phẩm hay chưa có phương án kinh doanh mới dẫn đến không đủ nguồn

tiền để trả các khoản nợ đến hạn cho ngân hàng, điều này sẽ dẫn đến nợ quá hạn, nợ
khó đòi, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng.
Ngoài ra, sự quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến chất
lượng tín dụng của các ngân hàng.
(3) Khả năng tiếp cận các nguồn thông tin
Thông tin trở thành vấn đề thiết yếu đối với các chủ thể tham gia vào nền kinh
tế, trong đó có các ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng cho vay chủ
yếu dựa trên sự tin tưởng đối với khách hàng. Sự tin tưởng này lại phụ thuộc vào độ
chính xác của nguồn thông tin về khách hàng mà ngân hàng thu thập được. Các ngân
hàng phải nắm bắt những thông tin về khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau, từ
nguồn thông tin sẵn có của ngân hàng (được lưu trữ trong hệ thống thông tin của
ngân hàng); nguồn thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước
(CIC); nguồn thông tin từ các đối thủ cạnh tranh; từ những thay đổi của môi trường
kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, luật pháp, công nghệ thông tin.... Sự nắm bắt kịp
thời những thông tin về kinh tế, xã hội, thị trường….sẽ giúp cho các ngân hàng có
được những phương hướng hoạt động kinh doanh kịp thời và phù hợp. Ngược lại,
nếu thông tin không kịp thời, không chính xác thì ngân hàng sẽ đưa ra những quyết
định cho vay, đầu tư không hợp lí, có thể dẫn tới rủi ro mất vốn. Thực tế ở Việt
Nam hiện nay là việc tiếp cận thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ là tương đối khó
khăn.
(4) Đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh là một động lực tốt để ngân hàng ngày càng hoàn thiện. Với sự gia
tăng đáng kể về số lượng cũng như chất lượng dịch vụ của các ngân hàng, khách hàng
có sự lựa chọn riêng của họ khi quyết định sử dụng các dịch vụ của ngân hàng nào có
lợi cho họ hơn. Việc nghiên cứu, tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh để ngày càng tạo
nên sự khác biệt là vô cùng quan trọng. Có thể nói sự khác biệt sẽ quyết định việc


×