THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CỦA NHÀ
MÁY THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN
1.TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY TRONG THỜI
GIAN VỪA QUA.
1.1 Thực trạng thực hiện kế hoạch sản xuất của Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện trong thời gian
qua.
Ngay từ khi thành lập, Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện đã coi trọng công tác
lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, và cho đến nay công tác kế hoạch vẫn được
duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng. Sự chuyển đổi từ kế hoạch tập
trung sang kế hoạch hướng theo thị trường đã chứng tỏ sự nhạy bén của nhà
máy trước nhu cầu của nền kinh tế. Giai đoạn đầu tuy có sự khó khăn nhưng
với những nỗ lực của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên nhà
máy đã từng bước đưa công tác kế hoạch của nhà máy ngày càng hoàn thiện
và đạt hiệu quả cao. Công tác kế hoạch hoá của Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện
được giao cho bộ phận phòng kế hoạch nhà máy đảm nhận. Trên cơ sở đó
phòng kế hoạch tiến hành lập kế hoạch cho từng bộ phận, từng phân xưởng
sau đó gửi lên ban lãnh đạo nhà máy duyệt và đưa ra quyết định thực hiện hay
không thực hiện. Các bộ phận, các phân xưởng nhận bản kế hoạch do phòng kế
hoạch giao cho và chịu trách nhiệm trước phòng kế hoạch cũng như trước
lãnh đạo nhà máy về việc thực hiện kế hoạch của mình. Trong quá trình thực
hiện kế hoạch phòng kế hoạch cũng phải có trách nhiệm giúp đỡ các bộ phận,
các phân xưởng để họ có thể hoàn thành kế hoạch một cách tốt nhất. Để làm
được điều này thì vai trò điều độ sản xuất của phòng kế hoạch kinh doanh trở
nên quan trọng hơn bao giờ hết. Kế hoạch điều độ sản xuất luôn được nhà máy
coi trọng và được hình thành ngay khi kế hoạch chính thức được duyệt. Việc kế
hoạch sản xuất có được hoàn thành hay không cũng phụ thuộc rất lớn vào
công tác điều độ sản xuất này. Một vấn đề quan trọng đối nhà máy là sự điều
chỉnh thường xuyên của kế hoạch, bởi vậy có thể nói bản kế hoạch ban đầu
đưa ra chỉ mang tính chất tương đối, nó có thể bị thay đổi do các yếu tố khách
quan tác động đến nhà máy mà nhà máy không thể kiểm soát được. Tuy nhiên
sự thay đổi đó vẫn không làm ảnh hưởng đến kế hoạch tổng thể của nhà máy
và nó không quá lớn đến mức thay đổi toàn bộ kế hoạch. Tuy gặp nhiều khó
khăn trong quá trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh song nhìn chung công
tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà máy trong thời gian qua cũng
đạt được những kết quả đáng khích lệ. Điều đó được chứng minh cụ thể
trong bảng cho dưới đây:
Bảng 7: Bảng so sánh thực hiện với kế hoạch về một số chỉ tiêu cơ
bản của Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện trong 3 năm qua.
Chỉ
tiêu
2001 2002 2003
K
H
T
H
S
S
K
H
T
H
S
S
K
H
T
H
S
S
Tổng
doan
h
thu(t
riệu
đồng
)
1
5
1.
0
0
0
1
5
3
.
0
0
0
+
2
.
0
0
0
1
5
5
.
0
0
0
2
1
3
.
2
1
6
+
5
8
.
2
1
6
2
1
5
.
0
0
0
2
8
3
.
0
0
8
+
6
8
0
0
8
Tổng
chi
phí
(triệu
đồng
)
1
4
1.
9
0
0
1
4
2
.
4
3
5
+
5
3
5
1
4
5
.
3
5
0
1
9
8
.
5
9
9
+
5
3
2
4
9
2
2
0
.
7
8
0
2
6
1
.
9
7
8
+
4
1
1
9
8
Lợi
nhuậ
n sau
thuế
( triệ
u
đồng
)
5.
1
1
2
6
.
7
6
8
+
1
6
5
6
7
.
5
2
1
9
.
3
6
4
+
1
8
4
3
1
1
.
8
9
6
1
5
.
5
1
3
+
3
6
1
7
Tổng
quỹ
lươn
g
theo
đơn
giá
( triệ
u
đồng
)
1
0.
1
4
1
1
0
.
2
1
7
+
7
6
1
0
.
8
7
0
1
2
.
2
2
6
+
1
3
5
6
1
4
.
3
4
0
1
6
.
7
3
6
+
2
3
9
6
Tiền
lươn
g
bình
quân
(nghì
n
đồng
)
1.
4
5
2
1
.
4
8
0
+
2
7
1
.
5
3
0
1
.
7
1
2
+
1
8
2
1
.
9
1
8
2
.
3
4
4
+
4
2
6
Ta có thể so sánh tình hình thực hiện kế hoạch về một số chỉ tiêu cơ bản
của nhà máy thông qua biểu đồ trên. Nhìn vào biểu đồ ta thấy các chỉ tiêu mà
nhà máy đặt ra trong kế hoạch đều được hoàn thành thậm chí còn hoàn thành
vượt kế hoạch: năm 2001 chỉ tiêu doanh thu hoàn thành vượt kế hoạch (2.000
triệu đồng), 2002 (58.216 triệu đồng) và 2003 (68.008 triệu đồng). Các chỉ tiêu
khác cũng đều hoàn thành mức kế hoạch đặt ra. Song không phải chỉ tiêu nào
hoàn thành kế hoạch cũng đều là tốt: Như trong bảng trên việc hoàn thành
vượt mức kế hoạch của chỉ tiêu chi phí cho thấy sự tĂng của chi phí trong quá
trình sản xuất, điều này ảnh hưởng đến giá thành cũng như hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhìn chung công tác kế hoạch của Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện trong thời
gian qua đã đạt được hiệu quả cao và ngày càng phát huy vai trò của nó trong
quá trình sản xuất kinh doanh. Nó xứng đáng là một trong những khâu mở
đầu, định hướng cho quá trình sản xuất.
1.2.Các căn cứ để lập kế hoạch sản xuất
Ý thức được vai trò quan trọng của công tác kế hoạch nó không chỉ là
kim chỉ nam chỉ đạo quá trình sản xuất của nhà máy mà nó còn góp phần nâng
cao hiệu quả cũng như chứng tỏ sự nhậy bén của mình trên thị trường. Bởi vậy
bất cứ một kế hoạch nào khi đưa ra cũng dựa trên những cơ sở khoa học cũng
như những kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn. Những cơ sở cho ra một
bản kế hoạch sản xuất có thể kể ra ở đây đó là:
+Căn cứ đầu tiên không thể không nhắc đến đó là yếu tố thị trường. Đây
là nhân tố quan trọng nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Đảng ta đã khẳng
định và lựa chọn con đường phát triển kinh tế của đất nước: “Nền kinh tế vận
động theo cơ chế thị trường”. Và ngành Bưu Chính Viễn Thông mà trong đó
Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện là một thành viên cũng không nằm ngoài quy luật
đó. Trên cơ sở đó trước khi đưa ra kế hoạch sản xuất cho một tuần, một tháng,
một quý hay một năm cán bộ kế hoạch phải có nhiệm vụ thu thập thông tin về
thị trường cũng như tình hình tiêu thụ trên các thị trường trong nước cũng
như ngoài nước, đánh giá thị trường tiềm năng từ đó đưa ra một cách chính
xác và cụ thể tình hình tiêu các sản phẩm, sản phẩm nào thừa, sản phẩm nào
nhà máy vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Trên cơ sở đó đưa ra kế hoạch sản
xuất cho giai đoạn tới.
+ Căn cứ thứ 2: đó là căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch năm
trước: công việc này giúp cho cán bộ lập kế hoạch có thể đánh giá một cách
chính xác hiệu quả và mức độ sai lệch về kế hoạch sản xuất đã đưa ra, mức độ
hoàn thành kế hoạch như thế nào có hoàn thành không và nếu không hoàn
thành thì nguyên nhân là đâu, từ đó có giải pháp thích hợp.
+Căn cứ vào khả năng các nguồn lực của nhà máy: máy móc thiết bị,
năng lực sản xuất, trình độ công nhân...
+Căn cứ vào hàng tồn kho của cả ba chi nhánh
+Căn cứ vào đơn hàng đã thực hiện của cơ sở trong thời gian qua
1.3. Trình tự thực hiện kế hoạch sản xuất
1.3.1. Tổ chức xây dựng kế hoạch sản xuất
Trong Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện công việc xây dựng kế hoạch sản xuất
kinh doanh được giao cho bộ phận phòng kế hoạch kinh doanh đảm nhiệm.
Trên cơ sở những căn cứ ở trên, phòng kế hoạch kinh doanh tiến hành tổng
hợp những thông tin liên quan đến việc lập kế hoạch trong nhà máy cũng như
bên ngoài sau đó xây dựng một bản dự thảo kế hoạch hoàn chỉnh, bản dự thảo
kế hoạch này sẽ được trình giám đốc nhà máy phê duyệt và cho ý kiến. Trong
trường hợp lãnh đạo nhà máy đồng ý với bản kế hoạch này thì cán bộ phòng
kế hoạch kinh doanh tiếp tục triển khai cụ thể cho các bộ phận sản xuất( kế
hoạch tác nghiệp) còn nếu bản kế hoạch đó cần phải bổ sung, sửa đổi thì phòng
kế hoạch phải tiến hành sửa theo lệnh của giám đốc. Đây là quy trình cụ thể
đối với mọi loại kế hoạch áp dụng trong Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện. Riêng đối
với kế hoạch sản xuất kinh doanh bên cạnh kế hoạch dài hạn, kế hoạch năm, kế
hoạch quý, kế hoạch tháng thì nhà máy đặc biệt coi trong kế hoạch tuần.Sự chi
tiết kế hoạch đến tận kế hoạch tuần này giúp cho quá trình sản xuất được cụ
thể, chi tiết đến mức tối đa, từ đó nâng cao hiệu quả của công tác kế hoạch.
Dưới đây là một bảng kế hoạch sản xuất đã được duyệt của cơ sở Thượng
Đình( cơ sở 2 của nhà máy)
Bảng 8: Kế hoạch sản xuất tại cơ sở Thượng Đình. Tháng 2/2004
Stt Tên sản phẩm Đơn
vị
Đơn giá Slg tồn
kho
Nhu
cầu
tiêu
thụ
Kế hoạch
sản xuất
GTSL
(đvị:
nghìn
đồng)
1 ống PVC 110*5 M 26000 90.930 95.000 100.000 2.600.000
2 Vỏ tủ Kp 300ABS Cái 880000 60 50 500 440.000
3 Vỏ hộp HC2 Cái 83000 55 200 2.000 166.000
4 Vỏ hộp HC1 Cái 158000 675 250 1.000 150.000
5 Đai 204 Cái 420000 335 220 500 205.000
6 Rệp UY2 Cái 400 496330 250.000 1.000.000 400.000
7 PA 511 Cái 50000 849 2.000 2.000 100.000
8 PK 30AL Cái 12000 1776 3.000 3.000 36.000
9 PA 509 Cái 5000 - 20.000 30.000 150.000
10 Kìm BC Cái 172000 - 150 150 25.800
11 Dấu nhất ấn cán thẳng/
búa
Cái 194000 - 300 300 58.200
12 Dấu ngang các loại Cái 60000 - 300 300 18.000
13 Phôi niêm phong Kg 114000 150 500 57.000
14
Hộp lô zăc điện thoại
Cái 2000 - 20.000 40.000
15 Loa 25 W vành nhựa Cái 100000 210 400 1.000 100.000
16 Loa 30 W có biến áp Cái 184000 - 270 500 92.000
17 Loa 30 W không biến áp Cái 160000 - 250 500 80.000
18 Biến áp loa 25 W Cái 36000 250 500 1.000 36.000
19 Cút cong R500 dài 1.1m ống 45000 50 100 4500
20 Cút cong R500 dài 1.6 m ống 50000 50 100 5.000
21 Đầu phích 250 màu đen Bộ 27000 5.000 5.000 135.000
22
Zoăng phích 250
Cái 2000 4.000 4.000 8.000
23 BTP loa 15 W nhựa Bộ 2.000
24 BTP ép nhựa LMX
25 Dây thít BCPT 02 đỏ Cái 550 - 20.000 5.000 27.500
26 Vỏ đồng hồ ga Cái 110000 200 200 22.000
27 Xe đẩy inốc Cái 220000
0
1668 10 10 22.000
28 Đế treo cáp PD-30T Cái 6000 793 2.000 2.000 12.000
29 Đế kết cuốn 7/05 Cái 16000 573 3.000 3.000 48.000
30 Đế kết cuốn 3 hướng AL Cái 16000 2.000 2.000 32.000
31 Thanh luồn các loại 1.5m Cái 29000 200 200 58.000
(Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh, tháng2/2004)
1.3.2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch
Trên cơ sở bản kế hoạch đã được duyệt, phòng kế hoạch kinh doanh tiến
hành triển khai thực hiện bằng hai công cụ quan trọng là kế hoạch tác nghiệp
và điều độ sản xuất. + + Đối với kế hoạch tác nghiệp: Trên cơ sở bản kế hoạch
chung của cả nhà máy, phòng kế hoạch kinh doanh sẽ cụ thể hóa bản kế hoạch
đó bằng các nhiệm vụ cụ thể và mỗi nhiệm vụ cụ thể đó sẽ được giao cho một
phân xưởng đảm nhiệm. Kế hoạch tác nghiệp giúp cho quá trình thực hiện kế
hoạch một cách dễ dàng hơn,cụ thể hơn. Kế hoạch tác nghiệp có hoàn thành thì
kế hoạch sản xuất chung mới hoàn thành. Qua đó ta có thể thấy được vai trò,
sự cần thiết cũng như tính không thể thiếu của kế hoạch tác nghiệp. Cụ thể đối
với bản kế hoạch ở trên(bảng 6), nhà máy đã phân chia kế hoạch sản xuất cho
các phân xưởng, các bộ phận sản xuất từng chi tiết, bộ phận. Dưới đây là kế
hoạch sản xuất của phân xưởng 3:
Bảng 9: Kế hoạch sản xuất của phân xưởng 3:tháng 2/2004
STT Tên chi tiết/ Sản phẩm Đơn vị Kế hoạch
1 Nam châm 100*17 Viên 1500
2 Nam châm 10*2 Viên 70.000
3 Nam châm 12*3 Viên 35.000
4 L/R hộp lôzĂc Cái 20.000
5 L/R hộp HD 2 Cái 2.000
6 Cut R 500*110*5 Cái 200
7 Nam châm 12*2 Viên 20.000
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Nhà Máy Thiết Bị Bưu Điện )
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rõ nhiệm vụ cụ thể phân xưởng 3
trong tháng 2/2004. Bản kế hoạch này giúp cho quản đốc phân xưởng có kế
hoạch cụ thể cho từng công nhân trong phân xưởng mình, cân đối dây chuyền
sản xuất cho phù hợp nhằm hoàn thành kế hoạch được giao.
+ Đối với công tác điều độ sản xuất: Điều độ sản xuất là tập hợp các
nhóm biện pháp nhằm chuẩn bị kịp thời và đầy đủ cho sản xuất, điều hoà phối
hợp việc thực hiện kế hoạch tác nghiệp ở tất cả các khâu sản xuất, phục vụ quá
trình sản xuất trong suốt cả thời kỳ kế hoạch cũng như kiểm tra, đánh giá tình
hình thực hiện kế hoạch. Qua đó ta càng khẳng định vai trò quan trọng của
điều độ sản xuất trong quá trình thực hiện kế hoạch.