Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm của nhà máy Thiết Bị Bưu Điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.08 KB, 39 trang )

Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm của nhà máy Thiết Bị
Bưu Điện
I. Đánh giá tổng quan về nhà máy Thiết Bị Bưu Điện
1. Sự hình thành và phát triển của nhà máy Thiết Bị Bưu Điện
Nhà máy Thiết bị bưu điện tiền thân là nhà máy thiết bị truyền thanh
được thành lập năm 1954 do tổng cục bưu điện thành lập, chuyên sản xuất các
sản phẩm phục vụ ngành bưu điện và dân dụng chủ yếu gồm loa truyền thanh,
điện thoại từ thanh, nam châm và một số các thiết bị thông tin thô sơ khác. Cơ
sở vật chất của nhà máy được trang bị chủ tiếp quản từ nhà máy dây thép của
Pháp, trên diện tích mặt bằng 22 000 m
2
Năm 1967, do yêu cầu phát triển thông tin theo chiều rộng phục vụ nền
kinh tế thời chiến Tổng cục bưu điện đã tách nhà máy thiết bị truyền thanh
thành 4 nhà máy trực thuộc:
 Nhà máy bưu điện I: sản xuất tổng đài, máy điện thoại và các thiết bị
thông tin hữu tuyến
 Nhà máy bưu điện II: sản xuất tăng âm, loa và máy thu thanh
 Nhà máy bưu điện III: sản xuất các thiết bị và vật liệu đường dây
 Nhà máy bưu điện IV: sản xuất nam châm hợp kim và đúc
Thời kỳ này nhà máy đã sản xuất hàng trăm nghìn máy điện thoại đi
đường dã chiến cung cấp cho quân đội, sản xuất hàng triệu viên nam châm
chống phá bom từ trường, ngư lôi giải toả sông, cảng, trục đường, chi viện cho
tiền tuyến.
Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, theo nhu cầu đầu tư nâng cấp
mạng thông tin của ngành,Tổng cục bưu điện quyết định sát nhập 4 nhà máy
trực thuộc thành một nhà máy thống nhất lấy tên là nhà máy Thiết Bị Bưu Điện
nhằm tăng năng lực cung cấp sản phẩm. Các thiết bị sử dụng sản xuất là các
loại máy móc cơ khí chế tạo theo công nghệ của Liên Xô, Trung Quốc và viện trợ
của Liên hợp quốc. Nhờ đó sản phẩm bước đầu được đa dạng gồm các thiết bị
hữu tuyến và vô tuyến, các thiết bị truyền thanh và thu thanh cùng một số sản
phẩm chuyên dùng cho các cơ sở sản xuất của ngành và các sản phẩm dân


dụng khác.
Trong thời kỳ cấm vận của Mỹ những năm1980, nhà máy Thiết bị bưu điện
đã thiết kế chế tạo khuôn mẫu công nghệ sản xuất chi tiết nhựa, các bán thành
phẩm cơ khí chính xác, mua linh kiện bằng các phương pháp phi mậu dịch
(thông qua các tổ chức Việt Kiều yêu nước ) để sản xuất hàng loạt máy điện
thoại ấn phím đầu tiên phục vụ cho chiến lược số hoá mạng lưới viễn thông của
ngành bưu điện. Sản phẩm mới này được gắn nhãn hiệuVinatech-euro 2000
DGPT.
Tháng 12/1986 nhà máy được tách làm hai theo yêu cầu của Tổng cục:
• Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện 61 Trần Phú.
• Nhà máy vật liệu điện từ ở Thanh Xuân chuyên nghiên cứu sản xuất các vật liệu
điện từ và loa công nghiệp.
Sau khi chuyển đổi nền kinh tế xoá bỏ bao cấp hoạt động theo cơ chế mới
nhà máy gặp nhiều khó khăn và bắt đầu thua lỗ. Để giúp nhà máy đứng vững
cạnh tranh trên thị trường, tăng năng lực sản xuất,tháo gỡ khó khăn khôi phục
nhà máy, năm1987 Tổng công ty lại sát nhập hai nhà máy thành một lấy tên là
nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.
Thời kỳ 1990-1992 là thời kỳ thử thách lớn đối với nhà máy do các nguyên
nhân khách quan và chủ quan mang lại, song cũng đánh dấu bước chuyển mình
lớn, đạt được nững kết quả nhất định trong thay đổi cung cách làm ăn,cách
thức quản trị doanh nghiệp khoa học, xác định đúng chiến lược, chính sách và
biện pháp phát triển. Sự chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị
trường,năng lực sản xuất có hạn, lại thiếu kinh nghiệm trong điều hành sản
xuất kinh doanh đã tác động lớn tới tình hình sản xuất kinh doanh, gây sức ép
lớn tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp: hàng hoá bị ứ đọng, sản xuất
bị đình trệ, đời sống công nhân gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình như thế,
ban giám đốc khẳng định quyết tâm đổi mới và đưa ra mục tiêu : ổn định sản
xuất, đổi mới, mở rộng cơ cấu sản phẩm theo nhu cầu của thị trường, dần dần
tự chủ về tài chính và hoạt động có hiệu quả. Nhà máy đã kiên định thực hiện
việc tinh giảm lao động, giải quyết theo chế độ nghỉ mất sức, về hưu cho lượng

lớn cán bộ công nhân viên, tổ chức lại lao động, giảm lao động gián tiếp( còn
khoảng 20% trong hơn 500 lao động). Nhờ đó sản xuất kinh doanh được phục
hồi và có những dấu hiệu tăng trưởng.
Năm 1993, theo luật DNNN, nhà máy hoạt động theo hình thức DNNN,
hạch toán độc lập trực thuộc Tổng cục bưu điện theo quyết định số
202/QĐ/TCBĐ với số vốn kinh doanh ban đầu là 2.439.000.000 đồng
Trong đó : Vốn cố định là 1.853.000.000 đồng
Vốn lưu động là 586.000.000 đồng
Theo nguồn vốn : Vốn ngân sách nhà nước cấp là 1.757.000.000 đồng
Vốn doanh nghiệp tự bổ sung là 682.000.000 đồng
Trong khoảng thời gian ngắn nhà máy đã thực hiện hàng loạt biện pháp
chiến lược: mở rộng quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước, đa dạng hoá
sản phẩm kỹ thuật cao, hiện đại hoá cơ sở vật chất bằng nhiều cách. Nhà máy
đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng, nhập dây chuyền công nghệ mới của hãng
Siemen( Đức ) chuyên lắp ráp các sản phẩm như phiến đấu dây, lắp điện thoại
cầm tay, dây chuyền ép nhựa sản xuất ống sóng hai lớp chôn cáp điện thoại của
hãng Dress back (Đức )... có quan hệ với các bạn hàng nước ngoài như
Krones,Casio (Nhật ),AT&T,ERICSON, Alphatel... nhờ đó hoạt động sản xuất kinh
doanh của nhà máy dần dần đạt hiệu quả caovà trở thành một trong những
nhà máy hàng đầu trong tổng công ty. Sản phẩm của nhà máy đã có chỗ đứng
trên thị trường, hầu hết các bưu điện trên cả nước đều sử dụng sản phẩm của
nhà máy.
∗Một số nét về nhà máy:
1. Địa chỉ trụ sở chính: 61 Trần Phú – Ba Đình-HN
2. Tên giao dịch quốc tế: POSTEF (Post and telecommunication equipment
factory )
3. Cơ sở sản xuất
Cơ sở 2 : 63 Nguyễn Huy Tưởng –Thanh Xuân –HN
Cơ sở 3 : Lim- Bắc Ninh
3.Chi nhánh tại Đà Nẵng: 598 Điện Biên Phủ –Quận 2-ĐN

4.Chi nhánh tại TP HCM : 18 Đinh Tiên Hoàng-Quận 1-TP HCM
5. Lĩnh vực kinh doanh: Máy móc linh kiện kỹ thuật chuyên ngành Bưu
chính viễn thông, các sản phẩm điện, điện tử, tin học, cơ khí và các mặt hàng
khác. Sản xuất kinh doanh ống nhựa và các sản phẩm khác chế biến từ nhựa,
kim loại màu. Lắp đặt, bảo hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị Bưu chính viễn
thông, điện tử tin học. Xuất nhập khẩu máy móc thiết bị vật tư kỹ thuật chuyên
ngành Bưu chính viễn thông và các nhiên liệu khác phục vụ hoạt động sản xuất
kinh doanh.
2.Chức năng, nhiệm vụ
2.1 . Chức năng
-Sản xuất, lắp ráp, kinh doanh xuất nhập khẩu các thiết bị, máy móc linh kiện
kỹ thuật chuyên dùng cho bưu chính viễn thông, phát triển đa dạng các sản
phẩm điện, điện tử,tin học, cơ khí và các mặt hàng trên cơ sở năng lực kỹ thuật
của nhà máy.
-Sản xuất kinh doanh ống nhựa và các sản phẩm khác chế biến từ nhựa, vật
liệu từ, kim loại màu, các loại vỏ thiết bị bằng nhựa, inox..
-Lắp đặt, bảo hành, sửa chữa các thiết bị chuyên dùng trong ngành BCVT.
-Liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong phạm vi được Tổng công ty
cho phép và phù hợp với pháp luật.
-Sản xuất thiết bị cho ngành điện, các ngành công nghiệp khác.
2.2.Nhiệm vụ
-Nhà máy có nghĩa vụ quản lý vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:
+Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhà nước được Tổng công ty giao
cho nhà máy quản lý bao gồm cả phần vốn đầu tư phát triển kinh doanh.
+ Trả các khoản nợ mà nhà máy trực tiếp vay hoặc các khoản tín dụng
được Tổng công ty bảo lãnh vay theo quy định của pháp luật.
-Đăng ký kinh doanh và kinh doanh theo đúng danh mục ngành nghề đã đăng
ký, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về sản phẩm do nhà
máy sản xuất.

-Thực hiện các nhiệm vụ sản xuất và cung ứng sản phẩm phục vụ quốc phòng,
an ninh, phòng chống thiên tai, các hoạt động công ích do Tổng công ty giao.
-Xây dựnh kế hoạch phát triển của nhà máy phù hợp với chiến lược quy hoạch
phát triển của Tổng công ty, phạm vi, chức năng của nhà máy và theo yêu cầu
của thị trường.
-Chấp hành các điều lệ, quy phạm , quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định
của Tổng công ty và Nhà nước.
-Hoàn thành nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật
và quy chế tài chính của Tổng công ty.
-Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với người lao động theo quy định của luật lao động,
đảm bảo người lao động tham gia quản lý Nhà nước.
-Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi
trường, quốc phòng và an ninh quốc gia.
- Thực hiện chế độ báo cáo kế toán, chế độ kiểm toán theo quy định của Nhà
nước và Tổng công ty, chịu trách nhiệm về tính sát thực của báo cáo.
- Chịu sự kiểm tra, kiểm soát và tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra
của Tổng công ty và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3. Cơ cấu bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất
Toàn bộ cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất được bố trí sắp xếp thành 12
phòng ban và 10 phân xưởng theo kiểu trực tuyến chức năng. Các bộ phận thực
thi nhiệm vụ theo chức năng của mình, chịu giám sát từ trên xuống và kết hợp
chặt chẽ với nhau đảm bảo giải quyết công việc với hiệu suất cao nhất và hoàn
thành tiến độ sản xuất kinh doanh chung.
* Chức năng của các bộ phận:
Đứng đầu nhà máy là ban giám đốc gồm một giám đốc và hai phó giám
đốc kỹ thuật và kinh doanh.
Giám đốc là người đại diện phấp nhân của nhà máy chịu trách nhiệm về
hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý tài sản của nhà nước trong doanh
nghiệp. Giám đốc điều hành theo chế độ thủ trưởng, quyết định cơ cấu bộ máy
quản lý sản xuất của nhà máy theo nguyên tắc gọn nhẹ, đảm bảo sản xuất kinh

doanh được hiệu quả.
Phó giám đốc: trợ lý cho giám đốc theo dõi điều hành các công việc dựa
trên quyền quyết định của giám đốc, phụ trách theo phạm vi chức năng của
mình, chịu trách nhiệm trực tiếp những lĩnh vực mà giám đốc uỷ quyền.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của nhà máy

Giám đốc
Phó giám đốc kỹ thuậtPhó giám đốc kinh doanh
Các chi nhánh:
- Chi nhánh 1
- Chi nhánh 2
- Chi nhánh 3
- Trung tâm quản lý
sản phẩm nhựa
Các phân xưởng:
-Phân xưởng 1
-Phân xưởng 2
-Phân xưởng 3,4
-Phân xưởng 5 (phân
xưởng bưu chính )
-Phân xưởng 6
-Phân xưởng 7
-Phân xưỏng 8
-Phân xưởng PVC
cứng
-Phân xưởng PVC
Các phòng ban:
-Phòng tổ chức lao động
tiền lương
-Phòng vật tư

-Phòng kế toán thống kê
-Phòng kỹ thuật
-Phòng đầu tư phát triển
-Phòng Marketing
-Phòng kinh doanh điện
thoại
-Phòng nguồn
-Phòng điều độ
-Các phòng ban:
+Phòng kế toán thống kê: phụ trách công tác tài chính của nhà máy, có
nhiệm vụ theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy dưới hình
thái tiền tệ, hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày thông qua
hạch toán các khoản thu mua, nhập xuất nguyên vật liệu, hàng hoá, chi phí,
doanh thu, xác định kết quả sản xuất kinh doanh, thanh toán với khách hàng,
ngân hàng, cơ quan thuế vụ đồng thời theo dõi cơ cấu nguồn vốn hình thành
nên tài sản của nhà máy.
+Phòng vật tư: mua sắm dự trữ cân đối vật tư, tiếp nhận hàng nhập khẩu,
tìm nguồn hàng, cung cấp nguyên vật liệu, bán thành phẩm mua ngoài, xuất vật
tư, thành phẩm nôi bộ.
+Phòng tổ chức, lao động tiền lương: quản lý nhân sự về các mặt điều hoà,
bố trí, tuyển dụng, đào tạo lao động, giải quyết những vấn đề về tiền lương và
bảo hiểm xã hội, xây dựng bảng lương cho các bộ phận, giải quyết các công tác
về chế độ chính sách đối với người lao động.
+Phòng điều độ sản xuất: tổ chức bộ máy điều độ tiến độ sản xuất, phối
hợp ăn khớp giữa các phân xưởng trong việc cung cấp bán thành phẩm, phân
bổ các kế hoạch sản xuất từng kỳ,quản lý toàn bộ máy móc dây chuyền của nhà
máy. Định kỳ báo các tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất lên giám đốc
+Phòng Marketing: đảm nhận công tác tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng các
đơn hàng, tìm kiếm khách hàng, tiếp xúc thăm dò thị trường, phối hợp với
phòng kỹ thuật hỗ trợ tư vấn cho khách hàng lắp đặt các thiết bị chuyên ngành

bưu điện, các sản phẩm kỹ thuật trong khả năng. Hàng năm trên cơ sở đánh
giá các thông tin nhu cầu thị trường, khả năng tiêu thụ, phòng lập kế hoạch
làm căn cứ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn nhà máy.
+Phòng kỹ thuật: theo dõi giám sát thực hiện quy trình công nghệ, kiểm tra
đảm bảo chất lượng sản phẩm, nghiên cứu thực hiện chế tạo thử sản phẩm
mới, theo dõi việc lắp đặt, sửa chữa thiết bị, nghiên cứu nhu cầu thiết bị mới.
+Phòng đầu tư phát triển: lập chiến lược đầu tư phát triển, kế hoạch dài
hạn, hàng năm đầu tư thay thế bổ sung các dây chuyền công nghệ theo yêu cầu
chiến lược phát triển mở rộng của nhà máy.
+Phòng hành chính: quản lý con dấu nhà máy, phụ trách công tác văn thư,
tiếp đón khách, tổ chức các cuộc họp, tiếp nhận công văn thư báo.
+Phòng bảo vệ: đảm bảo công tác an ninh trật tự, giám sát tình hình thực
hiện các biện pháp an toàn lao động chống cháy nổ, quản lý bảo vệ tài sản nhà
máy, chống thất thoát.
+Phong quản lý cơ sở II: giám sát, đôn đốc hoạt động sản xuất tại cơ sở
sản xuất ở Thượng Đình đảm bảo đúng tiến độ chất lượng, kịp thời báo cáo
tình hình tại cơ sở này lên giám đốc có ý kiến chỉ đạo, phối hợp với các phòng
ban khác giải quyết các vấn đề nảy sinh.
*Để thống nhất quản lý điều hành, đối với các nhóm sản phẩm chủ chốt
nhà máy thực hiện quản lý theo ngành hàng, tập trung vào hai phòng:
+Phòng kinh doanh điện thoại: là bộ phận mới thành lập, có nhiệm vụ kinh
doanh các thiết bị đầu cuối viễn thông chủ yếu là các sản phẩm như điện thoại,
fax...Trên cơ sở thông tin mức tiêu thụ , thị trường lên phương án kinh doanh
điện thoại của nhà máy.
Theo định hướng chiến lược của nhà máy, tìm kiếm các đối tác ký kết hợp
đồng nhập khẩu thiết bị dây chuyền sản xuất điện thoại, nhập linh kiện, tìm
hiểu thị trường trong nước, nghiên cứu cải tiến chế thử sản phẩm điện thoại
mới...
+Phòng nguồn: nghiên cứu chế tạo sản xuất và kinh doanh các thiết bị
nguồn và bảo an chống sét cho các tổng đài từ nhỏ đến lớn.

-Các phân xưởng: Tổ chức sản xuất tại nhà máy được bố trí theo phương
pháp bước công nghệ. Sản phẩm hoàn thành trải qua chế tạo, lắp ráp tại các
phân xưởng chuyên môn riêng, từ nguyên vật liệu đến chi tiết, linh kiện và lắp
ráp hoàn chỉnh. Các phân xưởng liên kết chặt chẽ tạo thành một vòng công
nghệ khép kín. Một số các phân xưởng đảm nhiệm toàn bộ các công đoạn chế
tạo của một nhóm sản phẩm như phân xưởng bưu chính, dây chuyền điện thoại
trong phân xưởng 7.
+Phân xưởng 1: là phân xưởng chế tạo khuôn mẫu (khuôn dập vỏ điện
thoại,vỏ sản phẩm nhựa, khuôn cơ khí...) cho các phân xưởng khác.
+Phân xưởng 2: nhiệm vụ chính là lắp ráp sản phẩm nhưng vẫn có nhiệm
vụ đột, dập, sản xuất, chế tạo ( sơn, hàn ), cung cấp các bán thành phẩm cho các
phân xưởng khác.
+Phân xưởng 3,4: sản xuất vật liệu từ, các bộ phận của loa, ngoài ra còn có
tổ cuốn biến áp, tổ cơ điện, gia công cơ khí. Đây là hai phân xưởng ở khu vực
Thượng Đình-Thanh Xuân, có hệ thống hạch toán độc lập tương đối, cơ sở này
tuy có bộ máy kế toán riêng nhưng vẫn phụ thuộc về mặt tài chính ở cơ sở
chính 61 Trần Phú
+Phân xưởng 6: sản xuất các sản phẩm ép nhựa công nghiệp, nắp nhựa
công tơ một pha, ba pha, đúc và các sản phẩm lắp ráp điện dân dụng.
+Phân xưởng 7: chuyên sản xuất và lắp ráp các thiết bị điện tử hiện đại do
toàn bộ các lao động trẻ có kỹ thuật điều hành.
+Phân xưởng 8: là phân xưởng lắp ráp loa từ các bán thành phẩm do
phân xưởng 3,4 cung cấp.
+Phân xưởng bưu chính: sản xuất những sản phẩm bưu chính như dấu
nhật ấn, kìm niêm phong,máy in cước...
+Phân xưởng PVC cứng: sản xuất ống nhựa cứng bảo vệ đường dây thông
tin chôn ngầm. Phân xưởng này vận hành một dây chuyền ống nhựa chôn cáp
hiện đại.
+Phân xưởng PVC mềm: sản xuất ống nhựa phục vụ dân dụng như ống
nước bảo vệ dây điện...

-Nhà máy tổ chức 3 trung tâm giao dịch tại miền Bắc-Trung –Nam:
+Chi nhánh 1 tại số 1 Lê Trực-Hà Nội
+Chi nhánh 2 tại 598 Điện Biên Phủ- Quận 2- TP Đà Nẵng
+Chi nhánh 3 tại 18 Đinh Tiên Hoàng- Quận 1-TP HCM
Cùng với một trung tâm phụ trách tiêu thụ nhóm ngành nhựa tại Thượng Đình
Các chi nhánh và trung tâm này hoạt động độc lập so nhà máy, tự hoạch
toán kinh doanh riêng, nhà máy chỉ giao kế hoạch phải thực hiện tới từng
trung tâm,chi nhánh còn thực hiện như thế nào để có lợi nhất thì các chi nhánh
sẽ tự ra quyết định. Các trung tâm, chi nhánh này chịu sự quản lý của ban giám
đốc.
II. Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng tới công tác tiêu
thụ sản phẩm
1. Máy móc thiết bị, quy trình công nghệ.
1.1. Đặc điểm về quy trình công nghệ của nhà máy.
Sản phẩm của nhà máy bao gồm nhiều chủng loại khác nhau, phần lớn là
sản phẩm viễn thông có hàm lượng công nghệ cao nên đòi hỏi một quy trình
công nghệ sản xuất phức tạp, tinh vi qua nhiều bước công việc.Từ khi đưa
nguyên vật liệu vào chế biến đến khi nhập kho thành phẩm là cả một quá trình
liên tục, khép kín được mô tả qua sơ đồ sau:
Sơ đồ : Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy
Vật liệu từ kho vật tư chuyển đến phân xưởng sản xuất sau đó chuyển sang
kho bán thành phẩm (nếu là sản phẩm đơn giản thì sau khâu này trở thành sản
phẩm hoàn chỉnh như sản phẩm nhựa chuyển thẳng tới kho thnàh phẩm) tiếp
theo chuyển đến phân xưởng lắp ráp, cuối cùng là nhập kho thành phẩm. Trong
suốt quá trình đó có kiểm tra chất lượng, loại bỏ sản phẩm hỏng và sản phẩm
không đạt tiêu chuẩn.
Do quy trình công nghệ khép kín nên nhà máy có thể tiết kiệm được thời
gian, nguyên vật liệu nhanh chóng trở thành bán sản phẩm ở cấp phân xưởng
từ đó giảm được chi phí sản xuất sản phẩm.
1.2. Máy móc thiết bị cơ sở vật chất của nhà máy.

So với các ngành khác vốn đầu tư vào máy móc thiết bị ngành bưu điện rất
lớn, tuổi đời máy móc lại không cao, đòi hỏi phải thường xuyên nâng cấp, đổi
mới cho phù hợp với sự phát triển của khoa học thông tin hiện nay. Điều này
đã đặt ra một bài toán hóc búa cho nhà máy trong vấn đề huy động vốn đầu tư
cho máy móc thiết bị, lựa chọn máy móc thiết bị nào phù hợp với khả năng (tài
chính và kỹ thuật) của nhà máy và sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
Trước năm 1990, nhà máy mới chỉ tập trung vào số lượng, ít quan tâm tới
chất lượng nên máy móc thiết bị cũng chậm đổi mới thay thế, hơn nữa việc
Vật tư Sản xuất
Bán th nh phà ẩm
Lắp ráp
Th nh phà ảm
mua sắm thời kỳ này phải được Tổng công ty duyệt, thủ tục mua sắm phiền hà
tốn nhiều thời gian. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, tự chủ hạch toán
kinh doanh, chủ động trong sản xuất và tiêu thụ nên nhà máy đã phần nào
quan tâm tới việc đổi mới máy móc thiết bị. Bên cạnh đó thực hiện chiến lược
phát triển tăng tốc của ngành bưu điện, Nhà nước đã dành nhiều vốn đầu tư
vào các doanh nghiệp trong ngành, thực hiện các chính sách ưu đãi trong nhập
khẩu thiết bị, chuyển giao công nghệ bằng nguồn vốn ngân sách cấp cộng với
nguồn vốn huy động, nhà máy đã nhập một số máy móc dây chuyền từ nước
ngoài ngay từ những năm đầu thập kỷ 90: dây chuyền sản xuất ống sóng dùng
để chôn cáp nguồn của hãng Siemens (Đức), các loại máy đột, dập, ép
nhựa...Nhờ đó bắt đầu từ năm 1994, thay bằng việc nhập khẩu sản phẩm, nhà
máy đã nhập linh kiện dưới dạng CKĐ về lắp ráp đối với một số sản phẩm như
máy điện thoại, tủ cáp đầu dây, các loại đồng hồ tính cước...Không dừng lại đó,
từ năm 1996 nhà máy đã có chủ trương chuyển dần từ lắp ráp linh kiện CKĐ
sang lắp ráp linh kiện IKĐ, sản xuất vỏ sản phẩm và cuối cùng là tự sản xuất
các sản phẩm đó, chỉ nhập vật tư.
Hầu hết, máy móc thiết bị của nhà máy được nhập từ Nhật,Đức, Thụy
Điển ...và máy móc làm theo kiểu bán tự động cao hoạt động theo kiểu chương

trình được lập bởi máy vi tính. Đặc điểm này thuận lợi cho nhà máy trong việc
nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện chuyên môn hoá, đa dạng hoá sản
phẩm...Tuy nhiên , máy móc thiết bị hiện đại, đa dạng nên đòi hỏi công tác bảo
trì, bảo dưỡng được chú trọng bên cạnh đó đòi hỏi trình độ kỹ thuật chuyên
môn của công nhân phải cao, phải qua đào tạo.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của máy móc thiết bị đối với vấn đề sản
xuất king doanh, tiêu thụ sản phẩm và vị thế của nhà máy trên thương trường
nên hàng năm nhà máy cũng trích một phần lợi nhuận để đầu tư nâng cấp,
mua sắm máy móc thiết bị mới cụ thể:
Biểu1: Chi phí đầu tư vào tài sản cố định
Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000
TSCĐ 10 898 13 648 28 231 17 081 10 090 9 468
( Đơn vị : triệu đồng)
Năm 2001, theo kế hoạch của nhà máy, nhà máy sẽ đầu tư thêm một dây
chuyền sản xuất nguồn trị giá 19 tỉ đồng.
2. Nguồn nhân lực.
Với những máy móc hiện đại thì đòi hỏi đội ngũ cán bộ công nhân có trình
độ, tay nghề cao là điều tất yếu. Tổng số lao động hiện có của nhà máy khoảng
550 người trong đó quản đốc phân xưởng và công nhân là 450 người. Cơ cấu
lao động nam và nữ tương đối đồng đều, chiếm tỷ trọng gần ngang nhau do các
phân xưởng cơ khí, lắp ghép ép nhựa...phù hợp cả lao động nam và nữ. Lao
động của nhà máy hầu hết được đào tạo qua trường vô tuyến viễn thông,
trường dạy nghề khác, lao động giản đơn rất ít hầu như không có, đội ngũ
quản lý là các kỹ sư vô tuyến điện, tin học điện tử kinh tế. Nhìn chung, trình độ
công nhân và kỹ thuật viên của nhà máy khá cao:
 Số có trình độ đại học và trên đại học chiếm 30%
 Số có trình độ trung cấp chiếm 40%
 Số có trình độ sơ cấp chiếm 30%
3. Đặc thù của sản phẩm.
-Sản phẩm của nhà máy phục vụ cho ngành bưu điện là chủ yếu nên có hàm

lượng công nghệ cao và đòi hỏi máy móc thiết bị phải hiện đại tiên tiến, thường
xuyên cần được đổi mới nâng cấp.
-Giá thành sản phẩm thường lớn do có hàm lượng công nghệ cao, do phải
khấu hao lớn để nhanh chóng thu hồi vốn và tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ
để bắt kịp với sự phát triển của ngành thông tin khu vực và thế giới.
-Việc xây dựng uy tín, nhãn mác sản phẩm của nhà máy đối với khách,
hàng,thị trường phải cần có một thời gian dài do vòng đời của sản phẩm dài,
thường thấp nhất là 5-7 năm.
-Sản phẩm của nhà máy khi tung ra thị trường phải kèm theo điều kiện bảo
hành cho khách hàng vì sản phẩm kỹ thuật cao, giá bán cao.
- Phần lớn thị trường sản phẩm nhà máy hiện nay còn bó hẹp trong ngành,
là những sản phẩm thông tin phục vụ đời sống gia đình, hoạt động kinh doanh
còn ít.
III. Phân tích thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm
trong thời gian qua
1. Đánh giá thị trường sản phẩm của nhà máy.
Nhà máy có tất cả hơn 300 sản phẩm khác nhau, phần lớn sản phẩm có 2
loại chính: sản phẩm chuyên dụng( gồm nhóm bưu chính và nhóm viễn thông)
và sản phẩm dân dụng.Trong đó tất cả các sản phẩm chuyên dụng đều được
cấp chứng nhận hợp chuẩn của Tổng cục bưu điện. Một số sản phẩm chính
được trình bày trong bảng sau:
Biểu 2: Các sản phẩm chính của nhà máy
Sản phẩm chuyên dụng
Sản phẩm dân dụng
Nhóm viễn thông Nhóm bưu chính
1. Máy điện thoại ấn phím
2. PABX
3. Máy Facsilime
4.Thiết bị đấu nối cáp
đồng và cáp quang (MDF-

ODP)
5. Thiết bị đấu nối IDF và
sông cáp
6. Tủ đấu nối
7. Hộp đấu dây
8.Nguồn VIBA và nguồn
tổng đài
9.ống cáp viễn thông dạng
thẳng và dạng sóng 2 lớp
1. Cabin đàm thoại
2. Các loại dấu bưu
chính, dấu nhật ấn, dấu
nghiệp vụ
3. Kìm bưu chính, dây
buộc túi thư, phôi niêm
phong
4. Các thiết bị bưu chính
khác như máy xoá tem,
máy in cước, cân điện tử
chuyên dụng, ô chia thư,
xe đẩy bưu chính...
1. Các loại loa điện tử,
ampli chất lượng cao
2. Điều khiển quạt từ
xa
3. Các đồ dùng bằng
nhựa
Tương ứng với 3 nhóm sản phẩm này có thể chia thị trường của nhà máy
ra làm 3 loại khách hàng chủ yếu sau đây:
-Nhóm khách hàng công nghiệp: gồm các bưu điện tỉnh, thành phố, huyện

thị xã trên toàn quốc và những công ty trong và ngoài ngành. Những khách
hàng thuộc nhóm này thường mua sản phẩm của nhà máy để đáp ứng nhu cầu
cho đơn vị mình hoặc phân phối cho đơn vị cấp dưới trong đó chủ yếu là để cho
đơn vị mình. Vì thế đặc điểm mua sắm của nhóm này là: thường mua với số
lượng lớn song tần suất mua thấp hơn người tiêu dùng cuối cùng, quyết định
mua hàng bị chi phối bởi những kế hoạch đầu tư của tổng công ty, mối quan hệ

×