Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Sự truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

….o0o….

NGUYỄN THỊ MỸ HIẾU

SỰ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUA
KÊNH TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Thị Mỹ Hiếu


MỤC LỤC



TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
Tóm tắt ................................................................................................................... 1
1. Giới thiệu............................................................................................................ 2
2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây .................................................... 5
2.1. Khung lý thuyết về sự truyền dẫn chính sách tiền tệ ................................... 5
2.1.1. Vai trò của chính sách tiền tệ ................................................................ 5
2.1.2. Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ..................................................... 7
2.1.3. Các công cụ của chính sách tiền tệ tại Việt Nam hiện nay.................. 10
2.2. Các nghiên cứu về kênh tín dụng ngân hàng ............................................. 14
2.2.1. Các nghiên cứu lý thuyết ..................................................................... 14
2.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về kênh tín dụng ngân hàng .................. 16
3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 22
4. Nội dung và các kết quả nghiên cứu ................................................................ 31
4.1. Kết quả nghiên cứu .................................................................................... 31


4.2. Các tác động vĩ mô của kênh tín dụng ngân hàng ..................................... 45
5. Kết luận ............................................................................................................ 51
5.1. Các kết quả nghiên cứu chính .................................................................... 51
5.2. Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................. 52
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CDs:

Chứng chỉ tiền gửi

GDP:

Tổng sản phẩm quốc nội

GMM:

Mô hình Moments Tổng quát

HNX:

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

HOSE:

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

OTC:

Cổ phiếu chưa niêm yết

TMCP:

Thương mại cổ phần


USD:

Đô la Mỹ

VAR:

Mô hình tự hồi quy vector

VECM:

Mô hình vector hiệu chỉnh sai số

VND:

Đồng Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Thống kê dữ liệu ................................................................................. 28
Bảng 4.1. Phương trình (3.1) sử dụng biến Quy mô (Size) ................................ 32
Bảng 4.2. Phương trình (3.1) sử dụng biến Thanh khoản (Liq) ......................... 33
Bảng 4.3. Phương trình (3.1) sử dụng biến Mức độ vốn hóa (Cap) ................... 34
Bảng 4.4. Phương trình (3.1) sử dụng biến Size và Liq ..................................... 35
Bảng 4.5. Phương trình (3.1) sử dụng biến Size và Cap..................................... 36
Bảng 4.6. Phương trình (3.1) sử dụng biến Liq và Cap ...................................... 37
Bảng 4.7. Phương trình (3.1) sử dụng biến Size, Liq và Cap ............................. 38
Bảng 4.8. Danh mục mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng, ban hành kèm
theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP .................................................................. 42
Bảng 4.9. Các phản ứng vĩ mô của kênh tín dụng ngân hàng............................. 47



DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Tỷ lệ tín dụng ngân hàng trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giai đoạn
2002-2011.............................................................................................................. 2
Hình 1.2. Biến động chỉ số VN-Index trong 5 năm 2009-2013............................ 3
Hình 2.1. Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ .................................................... 7
Hình 2.2. Lãi suất tái cấp vốn tại Việt Nam giai đoạn 2000-2013 ..................... 10
Hình 2.3. Lãi suất tái chiết khấu tại Việt Nam giai đoạn 2000-2013 ................. 11
Hình 2.4. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi VND tại các Tổ chức tín dụng (trừ
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) giai đoạn 2007-2011 .......... 13
Hình 2.5. Lãi suất cơ bản tại Việt Nam giai đoạn 2000-2010 ............................ 14
Hình 4.1. Diễn biến lãi suất giai đoạn 2002 – 2012 ............................................ 31
Hình 4.2. Đồ thị của Nguồn vốn và Mức vốn hóa các ngân hàng (2011) .......... 44
Hình 4.3. Tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 2007 - 2012 .................................... 49
Hình 4.4. Số lượng doanh nghiệp niêm yết mới từ năm 2010 – 2012 ................ 50


1

Tóm tắt
Bài viết này tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm về kênh tín dụng ngân
hàng trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam. Bài nghiên cứu tập trung
vào việc kiểm tra xem liệu rằng tác động của những thay đổi chính sách tiền tệ đối
với tín dụng ngân hàng có phụ thuộc vào quy mô, năng lực vốn, thanh khoản của
ngân hàng hay không. Dữ liệu bảng trong bài được thu thập từ 37 ngân hàng
thương mại tại Việt Nam trong thời gian từ năm 2002 đến năm 2012, sử dụng mô
hình bảng linh hoạt. Kết quả cho thấy có bằng chứng về sự tồn tại của kênh tín
dụng ngân hàng tại Việt Nam. Quy mô và Thanh khoản của ngân hàng dường như
đóng vai trò quan trọng trong việc phân biệt phản ứng của các ngân hàng đối với

các thay đổi trong chính sách tiền tệ, trong khi vai trò của Mức vốn hóa không
được thể hiện rõ ràng. Bài nghiên cứu đồng thời cũng xem xét các tác động vĩ mô
của kênh tín dụng ngân hàng đến các thay đổi trong chính sách tiền tệ và tìm thấy
bằng chứng liên kết cung tín dụng tổng thể đến hoạt động kinh tế tại Việt Nam.


2

1. Giới thiệu
160
140
120
100
80
60
40
20
0
2002

2003

2004

2005

2006

2007


2008

2009

2010

2011

Hình 1.1. Tỷ lệ tín dụng ngân hàng trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giai
đoạn 2002-2011 (đơn vị tính: %)
Nguồn số liệu: Ngân hàng Thế Giới
Với tỷ lệ tín dụng trên GDP tại Việt Nam vào cuối năm 2011 vào khoảng
121% so với khoảng 45% vào năm 2002 (theo thống kê của Ngân hàng Thế Giới,
chỉ tính riêng tín dụng ngân hàng), Việt Nam hiện đang có tỷ lệ gia tăng tín dụng
ngân hàng rất nhanh. Tỷ lệ tín dụng cao là một dấu hiệu cho thấy tín dụng ngân
hàng đang có sức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của nước ta hiện nay. Vì vậy, nhà
nước luôn quan tâm và coi tín dụng ngân hàng như là một kênh để truyền dẫn
chính sách tiền tệ vào nền kinh tế. Tuy nhiên, tỷ lệ tín dụng ở nước ta trong thời
gian qua liên tục gia tăng, và chỉ giảm từ năm 2010 đến 2011 do ảnh hưởng của
suy thoái kinh tế toàn cầu. Điều đó đặt ra câu hỏi liệu rằng tăng trưởng tín dụng


3

có bị chi phối bởi chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ hay không, hay việc tăng
trưởng tín dụng là do nguyên nhân nào khác liên quan đến sự tăng trưởng kinh tế
mạnh mẽ trong những năm gần đây của Việt Nam, đặc biệt là sau khi thị trường
chứng khoán trong nước chính thức đi vào hoạt động vào ngày 20/07/2000, cung
cấp một kênh huy động vốn mới hiệu quả cho các doanh nghiệp.


Hình 1.2. Biến động chỉ số VN-Index trong 5 năm 2009-2013
Nguồn: CafeF
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán tại Việt Nam mới ra đời và còn non trẻ,
các kênh huy động vốn khác cũng không dễ dàng tiếp cận khi mà hệ thống tài
chính tại Việt Nam chưa đạt được mức phát triển cao, và tình trạng thị trường
chứng khoán ở Việt Nam hiện gần như đang bị đóng băng trong vòng năm năm
qua (chỉ số VN-Index dao động xung quanh mốc 400-500 điểm, xem hình 1.2) do
ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thì kênh tín dụng ngân hàng dường như là kênh
cung cấp vốn chính cho nền kinh tế hiện nay.


4

Do đó, việc hiểu rõ cách thức chính sách tiền tệ ở nước ta được truyền dẫn
vào trong nền kinh tế như thế nào sẽ giúp các nhà làm chính sách trong nước có
cái nhìn đúng đắn và có những bước đi phù hợp để điều hành nền kinh tế theo cách
có hiệu quả nhất. Các bài nghiên cứu trước đây về kênh tín dụng ngân hàng tại
Việt Nam rất hạn chế, và chủ yếu là nghiên cứu trong cái nhìn tổng quan về các
con đường truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam nói chung mà thiếu các bài
nghiên cứu chuyên sâu về kênh tín dụng ngân hàng.
Mục tiêu của bài nghiên cứu này là tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về sự
tồn tại của kênh tín dụng ngân hàng trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ tại
Việt Nam. Cụ thể, bài nghiên cứu sẽ kiểm tra xem liệu rằng có phải sự khác biệt
trong tác động của những thay đổi trong chính sách tiền tệ đối với tín dụng của
các ngân hàng là phụ thuộc vào quy mô, sức mạnh vốn, tính thanh khoản của chính
các ngân hàng hay không. Điều này có thể giúp hiểu được các nhân tố tác động
đến sự hấp thụ vốn của hệ thống ngân hàng để trụ vững trước các thay đổi trong
chính sách tiền tệ (sau đây gọi chung là “cú shock tiền tệ”). Bài nghiên cứu sử
dụng dữ liệu bảng cho 37 ngân hàng thương mại tại Việt Nam, sử dụng dữ liệu
theo năm từ năm 2002 đến năm 2012, với phương pháp ước lượng bảng linh hoạt.

Tiếp theo, bài nghiên cứu tiến hành ước lượng vai trò của kênh tín dụng ngân hàng
trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ bằng việc thêm vào một phương pháp
đang được áp dụng hiện nay được đưa ra bởi Ashcraft (2006), và đã được
Matousek and Sarantis (2009) sử dụng thành công cho các nước Trung và Đông
Âu. Phương pháp này bao gồm sự tổng hợp dữ liệu ngân hàng đến dữ liệu quốc
gia và xem xét những sự khác biệt trong phản ứng của (a) sự tăng trưởng tín dụng
ngân hàng ở Việt Nam thông qua quy mô, thanh khoản và vốn hóa ngân hàng, và
(b) tăng trưởng sản lượng quốc gia đối với tăng trưởng tín dụng quốc gia.


5

Bài nghiên cứu được cấu trúc như sau: phần 2 diễn giải các kết quả của các
bài nghiên cứu trước đây. Phần 3 làm rõ phương pháp và cách thức thu thập dữ
liệu được sử dụng trong bài. Phần 4 trình bày và phân tích các kết quả thực nghiệm
từ dữ liệu ngân hàng đơn lẻ, sau đó là trình bày kết quả vĩ mô của kênh tín dụng
ngân hàng, phần 5 kết luận.
2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây
2.1. Khung lý thuyết về sự truyền dẫn chính sách tiền tệ
2.1.1. Vai trò của chính sách tiền tệ
Trường phái Kinh tế học cổ điển lập luận rằng nhà nước chỉ cần thực hiện
ba chức năng cơ bản: bảo đảm môi trường hòa bình, không để xảy ra nội chiến,
ngoại xâm; tạo ra môi trường thể chế cho phát triển kinh tế thông qua hệ thống
phát luật; và cung cấp hàng hóa công cộng. Ngoài ra, nhà nước không cần can
thiệp sâu vào nền kinh tế vì có một “Bàn tay vô hình” đảm bảo nền kinh tế vận
hành hiệu quả (A.Smith, 1776). Phản đối tư tưởng này, Kinh tế học tân cổ điển
cho rằng nhà nước cần phải có những can thiệp nhất định vào thị trường để đảm
bảo sự vận hành ổn định của thị trường (Keynes, 1931, 1936), thông qua chính
sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong từng thời kỳ.
Cục dự trữ liên bang Mỹ định nghĩa chính sách tiền tệ như là những hành

động được thực hiện nhằm chi phối tính sẵn có và chi phí của tiền tệ và tín dụng.
Bởi vì các kỳ vọng của các thành viên tham gia trên thị trường đóng một vai trò
quan trọng trong việc xác định giá cả và tăng trưởng, chính sách tiền tệ cũng có
thể được xác định bao gồm các hướng dẫn, chính sách, các tuyên bố hoặc các hành
động của các Ngân hàng Trung Ương, qua đó chi phối các kỳ vọng về tương lai.


6

Thêm vào đó, Ngân hàng Trung Ương đóng vai trò như là Người cho vay cuối
cùng đối với hệ thống tiền tệ của một quốc gia, nghĩa là nó đảm bảo chức năng
làm môi trường trung gian tài chính được thông suốt bằng việc cung cấp các thị
trường tài chính với thanh khoản tương xứng (Labonte, M., 2013).
Friedman (1968) đã thảo luận về những hạn chế mà chính sách tiền tệ không
thể làm được, và những điều mà chính sách tiền tệ làm được, và làm thế nào mà
chính sách tiền tệ được tiến hành.
Bàn về những hạn chế mà chính sách tiền tệ không làm được, Friedman
(1968) cho rằng chính sách tiền tệ không thể kiểm soát trong dài hạn các biến thực
như thất nghiệp và GDP, trong dài hạn chính sách tiền tệ chỉ có thể kiểm soát các
biến danh nghĩa, như tỷ giá, mức giá cả, hoặc tổng cung tiền.
Liên quan đến những điều chính sách tiền tệ làm được, Friedman (1968) liệt
kê ba điểm: Đầu tiên, chính sách tiền tệ có thể giúp tránh được các xáo trộn chính,
giúp tránh được các sai sót chính. Thứ hai, chính sách tiền tệ có thể cung cấp nền
tảng ổn định cho nền kinh tế, đặc biệt là trong việc đạt được sự ổn định giá cả.
Cuối cùng, chính sách tiền tệ có thể đóng góp vào việc bù đắp các rối loạn chính
trong nền kinh tế gia tăng do các nguyên nhân khác hơn là chính chính sách tiền
tệ.
Liên quan đến chính sách tiền tệ làm sao có thể được thực hiện, Friedman
(1968) đưa ra hai yêu cầu: yêu cầu đầu tiên là các ngân hàng trung ương chỉ nên
tập trung vào các biến mà họ có thể kiểm soát, như tỷ giá, giá cả hoặc tổng cung

tiền; yêu cầu thứ hai là các ngân hàng trung ương nên tránh những thay đổi đột
ngột trong chính sách.


7

2.1.2. Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ
Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ mô tả quá trình mà chính sách tiền tệ
ảnh hưởng đến các biến số vĩ mô trọng yếu như tổng tiêu dùng, giá cả, đầu tư và
sản lượng. Mishkin là một trong những nhà kinh tế học đầu tiên nghiên cứu hệ
thống các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ. Mishkin (1996) đã liệt kê các con
đường truyền dẫn chính sách tiền tệ bao gồm kênh lãi suất, kênh tín dụng, kênh tỷ
giá và kênh giá tài sản.

Hình 2.1. Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ


8

Nguồn: Ngân hàng Trung ương châu Âu
2.1.2.1. Kênh lãi suất
Mishkin (2006) cho rằng, chính sách tiền tệ mở rộng (gia tăng cung tiền)
dẫn đến lãi suất thực giảm, có nghĩa là chi phí vốn thấp hơn. Việc giảm lãi suất
làm cho các doanh nghiệp tăng đầu tư, khách hàng tăng chi tiêu vào nhà cửa và
các hàng lâu bền, vốn cũng được xem như là đầu tư. Việc gia tăng chi đầu tư đến
lượt nó lại dẫn đến sự gia tăng trong tổng cầu và làm tăng sản lượng.
2.1.2.2. Kênh tỷ giá
Theo Mishkin (2006), một sự gia tăng trong cung tiền dẫn đến giảm lãi suất
thực trong nước. Do đó, các tài sản được định danh bằng đồng nội tệ sẽ kém hấp
dẫn hơn các tài sản được định danh bằng đồng ngoại tệ, dẫn đến sự giảm giá của

đồng nội tệ. Đồng nội tệ giảm giá làm cho hàng hóa trong nước rẻ hơn tương đối
so với hàng hóa nước ngoài, do đó làm cho xuất khẩu ròng và sản lượng tăng.
2.1.2.3. Kênh giá tài sản
Minshkin (1995) đã liệt kê hai tác động chính của kênh giá tài sản đó là: lý
thuyết q của Tobin về đầu tư và các tác động tài sản đối với tiêu dùng. Theo
Mishkin (1996), q được định nghĩa như là giá trị thị trường của doanh nghiệp chia
cho chi phí thay thế vốn. Nếu q cao, thì chi phí thay thế vốn là thấp khi so với giá
trị thị trường của doanh nghiệp. Điều này cho phép các doanh nghiệp mua máy
móc thiết bị nhiều hơn với giá trị nguồn vốn chủ sở hữu cao hơn, do đó chi đầu tư
tăng. Ngược lại, nếu q là thấp, thì giá trị thị trường của doanh nghiệp cũng thấp
khi so với chi phí thay thế vốn và doanh nghiệp sẽ không chi cho đầu tư tài sản,
do đó đầu tư giảm.


9

Trong quan điểm kinh tế học, tác động này được giải thích bởi sự thật là
nếu cung tiền giảm, mọi người có ít tiền hơn và muốn cố gắng giảm chi tiêu của
họ. Một cách để làm được việc này đó là giảm tổng lượng tiền đầu tư vào thị
trường chứng khoán, từ đó làm giảm cầu và giá của cổ phiếu.
Tác động tài sản đối với tiêu dùng dựa trên mô hình chu kỳ sống của
Modigliani (1971). Trong mô hình này, khách hàng quyết định chi tiêu dùng bằng
việc xem xét các nguồn lực của họ, bao gồm vốn con người, vốn thực và tài sản
tài chính. Các chứng khoán nói chung là thành phần chính của tài sản tài chính của
khách hàng. Khi giá chứng khoán giảm, tài sản của khách hàng cũng giảm và họ
chi cho tiêu dùng ít hơn.
2.1.2.4. Kênh tín dụng
Kênh tín dụng chủ yếu đi cùng với các vấn đề người đại diện gia tăng từ bất
cân xứng thông tin và những quy định tốn kém của các hợp đồng trong thị trường
tài chính. Kênh tín dụng hoạt động thông qua hai kênh chính là kênh tín dụng ngân

hàng và kênh bảng cân đối tài sản (Mishkin, 1995).
Một sự gia tăng trong cung tiền dẫn đến một sự giảm trong tiền gửi ngân
hàng, kéo theo là sự giảm tổng tiền mà ngân hàng có để cho vay. Việc này đến
lượt nó làm giảm đầu tư và cuối cùng là tổng cầu. Kênh này cho phép chính sách
tiền tệ hoạt động không thông qua lãi suất, nghĩa là sự giảm lãi suất có thể không
thực sự làm tăng đầu tư. Tuy nhiên, cần chú ý rằng với những sự cải tiến trong tài
chính, sự hiệu lực của kênh này bị nghi ngờ (Mishkin, 1995).
Kênh bảng cân đối hoạt động thông qua tài sản ròng của doanh nghiệp, với
những tác động của những sự lựa chọn đối nghịch và nguy cơ về đạo đức. Một sự


10

giảm trong tài sản ròng có nghĩa là những người cho vay có thể dựa vào ký quỹ
thấp hơn cho các khoản vay của họ, điều này làm gia tăng các vấn đề về sự lựa
chọn đối nghịch và làm giảm cho vay cho chi đầu tư. Tài sản ròng thấp hơn cũng
dẫn đến vấn đề về nguy cơ đạo đức bởi vì những chủ sở hữu doanh nghiệp có ít
phần vốn hơn trong công ty và do đó có động lực chấp nhận các dự án rủi ro. Kết
quả là, cho vay và chi đầu tư giảm (Mishkin, 1995).
2.1.3. Các công cụ của chính sách tiền tệ tại Việt Nam hiện nay
16.00%
14.00%
12.00%
10.00%
8.00%
6.00%
4.00%
2.00%
0.00%


Hình 2.2. Lãi suất tái cấp vốn tại Việt Nam giai đoạn 2000-2013
Nguồn số liệu: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, tại Việt Nam thường sử dụng ba
công cụ: chính sách chiết khấu, các hoạt động thị trường mở, và yêu cầu dự trữ
bắt buộc. Thứ nhất, liên quan đến chính sách chiết khấu, Ngân hàng Nhà nước có


11

hai công cụ cho vay, là công cụ tái chiết khấu và tái cấp vốn. Với tái chiết khấu,
dựa trên các mục tiêu tiền tệ bao gồm mức cung tiền đã được phê duyệt, Ngân
hàng Nhà nước thiết lập tổng khối lượng cho vay chiết khấu và sau đó phân bổ
cho mỗi ngân hàng một hạn ngạch, có tính đến tổng tài sản, nguồn vốn và dư nợ
của ngân hàng. Các hoạt động tái chiết khấu có thể ở dưới dạng hoặc mua đứt
chứng khoán hoặc thỏa thuận mua lại. Chứng khoán đủ điều kiện bao gồm tín
phiếu kho bạc và trái phiếu, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các chứng khoán
khác được Thống đốc chấp thuận. Nói chung, chứng khoán phải có kỳ hạn còn lại
dưới 91 ngày, được định danh bằng Đồng Việt Nam và có thể chuyển nhượng. Lãi
suất tái cấp vốn đóng vai trò như là lãi suất trần và lãi suất tái chiết khấu đóng vai
trò như là lãi suất sàn cho vay từ Ngân hàng Nhà nước.
14.00%
12.00%
10.00%
8.00%
6.00%

4.00%
2.00%
0.00%


Hình 2.3. Lãi suất tái chiết khấu tại Việt Nam giai đoạn 2000-2013
Nguồn số liệu: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam


12

Từ năm 2011 đến nay, cả hai lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu đang có
xu hướng giảm dần, sau thời gian tăng kỷ lục và đạt 15%/năm vào cuối năm 2011
với lãi suất tái cấp vốn và 13%/năm cho lãi suất tái chiết khấu; đến giữa năm 2013,
lãi suất tái cấp vốn giảm còn 7%/năm và lãi suất tái chiết khấu còn 5%/năm (hình
2.2 và hình 2.3).
Thứ hai, đối với các hoạt động thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu
sử dụng công cụ này vào tháng 07 năm 2000, khi Ngân hàng Nhà nước giao dịch
chứng khoán với các tổ chức tín dụng. Tổng số tổ chức thành viên là 35, trong đó
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý. Các công cụ đủ điều kiện bao gồm các
hối phiếu Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu, hối phiếu chính phủ, tín phiếu và trái
phiếu đô thị do chính quyền thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh phát hành. Các
chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện: có thể giao dịch; định danh bằng Việt
Nam Đồng; chịu sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước; và có thời gian đáo hạn
còn lại ít hơn 91 ngày (đối với mua đứt) và kỳ hạn còn lại dài hơn hợp đồng được
ký (đối với hợp đồng mua lại). Đấu giá gồm các hình thức đấu thầu khối lượng
hoặc đấu thầu lãi suất, là đấu giá mà trong đó lãi suất được xác định và dao động
giữa lãi suất tái cấp vốn như là lãi suất trần và lãi suất tái chiết khấu như lãi suất
sàn. Trong những năm qua, hoạt động thị trường mở đã trở thành công cụ quan
trọng nhất để kiểm soát thanh khoản.
Cuối cùng, dự trữ bắt buộc dưới các hình thức khác nhau đã được sử dụng
từ những năm 1990 và chúng đã từng là công cụ quan trọng của chính sách tiền
tệ. Dự trữ bắt buộc được phân loại dựa trên kỳ hạn của tiền gửi, loại ngân hàng,
và tiền gửi được định danh bằng đồng tiền trong nước hay nước ngoài. Trong 5
năm trở lại đây, các tỷ lệ dự trữ bắt buộc này được giữ tương đối ổn định, ngoại



13

trừ tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ khi được điều chỉnh liên tục trong các tháng
5, tháng 6 và tháng 11 năm 2011 với mức tăng 1%/lần điều chỉnh.

Hình 2.4. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi VND tại các Tổ chức tín dụng
(trừ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) giai đoạn 2007-2011
Nguồn số liệu: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Lãi suất cơ bản VND và tỉ giá danh nghĩa giữa VND và USD được đôi khi
cũng được xem như là một công cụ tiền tệ ở Việt Nam. Tuy nhiên, lãi suất cơ bản
thường được giữ ổn định theo thời gian, chỉ trừ giai đoạn năm 2008 có sự biến
động mạnh do ảnh hưởng bởi suy thoái tài chính toàn cầu. Hiện lãi suất cơ bản
đang được giữ ổn định ở mức 9%/năm kể từ năm 2010 đến nay. Ngoài ra, tỉ giá
giữa VND và USD chỉ được phép dao động trong biên độ hẹp. Ngân hàng Nhà
nước cũng thực hiện biện pháp can thiệp để giữ đồng nội tệ mất giá so với USD
trong một nỗ lực để duy trì khả năng cạnh tranh xuất khẩu. Vì vậy, dù được xem
là công cụ tiền tệ, các biến này đóng vai trò kém quan trọng khi nghiên cứu chính
sách tiền tệ của Việt Nam.


14

16%
14%
12%
10%
8%
6%


4%
2%
0%

Hình 2.5. Lãi suất cơ bản tại Việt Nam giai đoạn 2000-2010
Nguồn số liệu: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2.2. Các nghiên cứu về kênh tín dụng ngân hàng
2.2.1. Các nghiên cứu lý thuyết
Khái niệm kênh tín dụng trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ ra đời từ
rất sớm, điển hình như bài nghiên cứu của Bernanke và Blinder (1988). Họ mở
rộng mô hình IS-LM chuẩn thành mô hình tổng cầu, trong đó tín dụng được xem
như là một biến quan trọng giống như tiền. Theo đó, kênh tín dụng tồn tại trong
một số điều kiện: 1) Một số người đi vay không thể tìm thấy sự thay thế hoàn hảo
cho tín dụng ngân hàng; và 2) Sự điều chỉnh giá không hoàn hảo, hay nói cách
khác nguồn cung cho nguồn vốn phi tiền gửi của các ngân hàng là không hoàn
toàn co giãn. Các ngân hàng không có khả năng thay thế dự trữ bắt buộc, được gửi


15

là do phản ứng lại với chính sách thắt chặt tiền tệ, bằng các nguồn thay thế, như là
chứng chỉ tiền gửi (CDs) hay một tài sản mới, hay là giảm việc nắm giữ trái phiếu
của họ (Bernanke & Gertler, 1995).
Kishan and Opiela (2006) cũng đưa ra ý tưởng về kênh tín dụng ngân hàng
dựa trên ý tưởng rằng các ngân hàng với bảng cân đối yếu sẽ gặp khó khăn để tăng
các quỹ không đảm bảo do các rào cản của chi phí đại diện trong thị trường tiền
gửi. Kết quả là các ngân hàng với nguồn vốn thấp bị tác động mạnh bởi chính sách
tiền tệ thu hẹp, nhưng chính sách tiền tệ mở rộng lại không tác động kích thích
tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng này.

Một số bài viết sau này đã tập trung vào phân tích điều kiện để kênh tín
dụng tồn tại. Về cơ bản, kênh tín dụng tồn tại phụ thuộc vào một số điều kiện, bao
gồm việc không có khả năng thay thế giữa các khoản tín dụng và trái phiếu, điều
này vi phạm mệnh đề của Modigliani – Miller (1958) đối với các ngân hàng vốn
cho rằng việc phát hành trái phiếu và việc thu hút tiền gửi là không có sự khác
biệt. Stein (1998) tập trung phân tích nền tảng vi mô cho sự tồn tại của kênh tín
dụng, tranh luận rằng các nguồn quỹ không đảm bảo cũng tiềm ẩn các vấn đề về
sự lựa chọn đối nghịch và phân phối tín dụng. Ví dụ, nếu có sự lựa chọn đối nghịch
trên thị trường cho CDs không bảo đảm lớn, một ngân hàng mất một dollar tiền
gửi đảm bảo sẽ không thể gia tăng đủ một dollar được tài trợ bằng CDs để bù đắp
mất mát này. Do đó, các ngân hàng này giảm các quỹ dành cho tín dụng và từ đó
làm giảm tín dụng đối với các khách hàng của họ. Chúng ta có thể tìm hiểu tổng
quan về các bài nghiên cứu này qua một số bài viết, ví dụ như của Kashyap và
Stein (1993, 2000).


16

Ngụ ý của kênh tín dụng ngân hàng là phản ứng của các khoản vay ngân
hàng đối với các thay đổi trong chính sách tiền tệ khác biệt là phụ thuộc vào đặc
tính của các ngân hàng, hay tình hình của các bảng cân đối kế toán. Nói chung,
các hành vi tín dụng của ngân hàng với bảng cân đối kế toán yếu có thể nhạy cảm
nhiều hơn với các cú shock tiền tệ so với các ngân hàng với bảng cân đối mạnh.
Các bài nghiên cứu trước đây đã nhấn mạnh ba đặc trưng chính của ngân hàng để
đo lường tình trạng của bảng cân đối kế toán, vốn có tác động đến phản ứng của
các khoản vay ngân hàng đối với thay đổi của chính sách tiền tệ. Đầu tiên, quy mô
tài sản (Kashyap và Stein, 1995a, 1995b, 2000; Kishan và Opiela, 2000); thứ hai,
vốn hóa ngân hàng (Peek và Rosengren, 1995; Kishan và Opiela, 2000, 2006); thứ
ba, thanh khoản (Kashyap và Stein, 2000).
2.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về kênh tín dụng ngân hàng

2.2.2.1. Các phương pháp sử dụng
Tiếp theo các bài nghiên cứu lý thuyết, các bài nghiên cứu tiếp tục đẩy mạnh
vào hướng chứng minh thực nghiệm liệu có tồn tại kênh tín dụng trong thực tế hay
không. Về cơ bản, các bài nghiên cứu đi theo các hướng chính: sử dụng dữ liệu tại
cấp độ tổng thể, sử dụng dữ liệu cấp độ ngân hàng, và dữ liệu tổng thể có tách biệt
cung và cầu tín dụng, chạy bằng Mô hình vector hiệu chỉnh sai số (Vector Error
Correction Model – VECM).
Việc sử dụng dữ liệu cấp độ tổng thể được sử dụng đầu tiên trong việc xác
định sự tồn tại của kênh tín dụng trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, tiên
phong bởi Bernanke và Blinder (1992), theo đó họ tập trung vào việc ước lượng
các hàm cung tín dụng giản lược. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu này bị chỉ trích về


17

nền tảng là khó có thể xác định các phản ứng của cung tín dụng, giả định rằng các
cú shock tiền tệ ảnh hưởng đồng thời đến cầu tín dụng (Romer & Romer, 1990).
Thất bại trong việc phân tách các tác động riêng biệt dẫn tới việc ước lượng quá
mức tác động của chính sách tiền tệ đối với cung tín dụng.
Để khắc phục vấn đề trên, một số hướng nghiên cứu đã được đưa ra, trong
đó có việc sử dụng dữ liệu cấp độ ngân hàng để giải thích cho tính không đồng
nhất trong phản ứng của các ngân hàng đối với các thay đổi trong chính sách tiền
tệ. Tiếp tục duy trì giả định rằng các ngân hàng là những người nhận giá (nghĩa là
nhu cầu cho tín dụng là co giãn hoàn toàn), nhưng thêm vào giả định là các ngân
hàng phản ứng khác nhau với chính sách tiền tệ, vì khả năng thay thế giữa các
nguồn tài chính phi tiền gửi của các ngân hàng là rất khác nhau. Thông tin về các
đặc tính của ngân hàng, như là vốn hóa, quy mô và thanh khoản, được sử dụng để
giải thích cho sự không đồng nhất giữa các ngân hàng (ví dụ xem Kashyap &
Stein, 1995a, 2000; Peek, Rosengren, & Tootell, 2003; Angeloni, Kashyap,
Mojon, & Terlizzese, 2002 đối với nghiên cứu tại các nước thuộc khu vực châu

Âu; Ashcraft, 2006; Cetorelli & Goldberg, 2008 cho Mỹ; Farinha & Marques,
2001 cho Bồ Đào Nha).
Bên cạnh hướng nghiên cứu dựa trên dữ liệu cấp độ ngân hàng như ở trên,
có một hướng nghiên cứu khác đang rất được quan tâm hiện nay là sử dụng dữ
liệu tổng thể và dựa trên việc ước lượng của mô hình vector hiệu chỉnh sai số
(VECM). Phương pháp này khắc phục một số nhược điểm của việc sử dụng dữ
liệu cấp độ ngân hàng, như được nhấn mạnh bởi Kashyap và Stein (2000), đó là
thậm chí trong điều kiện xác định thích hợp, việc sử dụng dữ liệu ở cấp độ ngân
hàng sẽ gây khó khăn trong việc nhìn nhận vấn đề theo tổng thể, cụ thể là trong


18

việc định lượng tác động tổng thể của chính sách tiền tệ độc lập đối với tổng tín
dụng ngân hàng. Trong hướng nghiên cứu này, cầu và cung tín dụng có thể được
xác định bởi việc kiểm định sự hiện diện của các mối quan hệ đồng liên kết và các
hạn chế về sự loại trừ, các yếu tố ngoại sinh và tính thuần nhất đối với các mối
quan hệ đồng liên kết. Cung và cầu tín dụng do đó có thể cùng được mô hình hóa,
hơn là thiết lập trong cùng một phương trình giản lược.
2.2.2.2. Kết quả nghiên cứu trước đây
Các kết quả thu được cho câu hỏi liệu tín dụng có là một kênh truyền dẫn
chính sách tiền tệ hay không cũng rất khác nhau giữa các bài nghiên cứu, do sự
khác nhau về phương pháp nghiên cứu, về mẫu số liệu ở các quốc gia khác nhau
và trong các giai đoạn khác nhau.
Những bài nghiên cứu đầu tiên về sự tồn tại của kênh tín dụng ngân hàng,
sử dụng dữ liệu cấp độ ngân hàng đã được thực hiện tại Mỹ. Kashyap and Stein
(1995a, 1995b) tìm thấy rằng sự gia tăng của các khoản vay ngân hàng trong phân
đoạn các ngân hàng thương mại nhỏ có phản ứng nhiều nhất với chính sách tiền
tệ. Một bài nghiên cứu sâu hơn được thực hiện bởi Kashyap and Stein (2000) phân
chia các ngân hàng không chỉ theo quy mô tài sản mà còn bởi thanh khoản. Họ

cho thấy những ngân hàng nhỏ nhất, có thanh khoản kém nhất thì có phản ứng
nhiều nhất với chính sách tiền tệ. Kishan and Opiela (2000) hỗ trợ nghiên cứu
trước đó bằng việc phân chia các ngân hàng theo cả quy mô và độ mạnh của vốn.
Kishan and Opiela (2006) nghiên cứu các hiệu ứng không đối xứng của chính sách
tiền tệ đối với các hành vi tín dụng của các ngân hàng vốn ít và vốn nhiều và kết
quả của họ phù hợp với các dự đoán về kênh tín dụng ngân hàng nhưng chỉ với
thời kỳ hậu Basel. Nói chung, các bài nghiên cứu về các ngân hàng ở Mỹ cung cấp


×