Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Một số giải pháp hoàn thiện qui trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu tại VCCI chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

LÊ VĂN BIỀN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUI TRÌNH CẤP GIẤY CHỨNG
NHẬN XUẤT XỨ CHO HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI VCCI CHI NHÁNH
TP. HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ
: 60.34.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TẠ THỊ KIỀU AN

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2010


Tôi xin cam đoan nội dung luận văn là công trình nghiên cứu của tác giả.
Các thông tin, dữ liệu mà tôi sử dụng trong luận văn là trung thực và có nguồn
gốc tin cậy. Luận văn đã được chỉnh sửa theo góp ý của hội đồng.

Tác giả: Lê Văn Biền
Học viên cao học khóa 16 – Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh


MỤC LỤC
Danh Mục Các Chữ Viết Tắt
Danh Mục Các Bảng Và Hình Vẽ


Mở đầu… ………………………………...………………………………...…………...1
Chương I: Cơ sở lý luận chung về hoạt động cấp Giấy chứng nhận xuất xứ ........4
1.1 Khái quát chung về xuất xứ hàng hóa và Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa…….......6
1.1.1 Khái quát chung về hệ thống ưu đãi phổ cập….……………………………..……6
1.1.2 Sơ lược chung về xuất xứ hàng hóa………………...…………..…………………8
1.1.3 Khái quát chung về tiêu chuẩn xuất xứ của Việt Nam và một số nước trên thế
giới…………………………………………………………...……………………………..11
1.1.4 Khái quát chung về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ……………..……….…19
1.2 Một số quy định chính về thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa xuất
khẩu tại Việt Nam hiện nay ………………………………………………………………...21

Chương II Sơ lược về VCCI và thực trạng qui trình cấp Giấy chứng nhận xuất
xứ cho hàng hóa xuất khẩu tại VCCI chi nhánh TP. Hồ Chí Minh…….………..23
2.1 Sơ lược về lịch sử hình thành, phát triển và chức năng nhiệm vụ của VCCI.…...…...23
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của VCCI………………………………..……23
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của VCCI…………………………..……………...…..26
2.2 Khái quát một số đặc điểm chung của hoạt động cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho
hàng hóa xuất khẩu …………………………………………………………………………28
2.3 Thực trạng qui trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu tại VCCI
chi nhánh TP. Hồ Chí Minh……………………………………….………..………………29
2.3.1 Sơ lược về hoạt động cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu của
VCCI chi nhánh TP. Hồ Chí Minh……………………………...….……………………….29
2.3.2 Thực trạng qui trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu tại
VCCI chi nhánh TP. Hồ Chí Minh………………………….………………………………31
2.3.2.1 Công đoạn tiếp nhận hồ sơ……….……………………….…………………33
2.3.2.2 Công đoạn kiểm tra hồ sơ……………………...………...………………….35
2.3.2.3 Công đoạn nhập dữ liệu C/O………………………...………………………38
2.3.2.4 Công đoạn ký C/O...........................................................................................39
2.3.2.5 Công đoạn đóng dấu và lưu trữ hồ sơ…………………….....………………42
2.3.2.6 Công đoạn trả C/O……………………………………………………....…..42

2.3.2.7 Công việc tư vấn và giải đáp về C/O…………………………...……...……43
2.3.2.8 Công việc xác minh xuất xứ hàng hóa tại nơi sản xuất……………..………45
2.3.3 Các công việc hỗ trợ trong hoạt động cấp C/O …………………………………46


2.3.4 Tóm tắt một số vấn đề còn tồn tại trong qui trình cấp C/O của VCCI chi nhánh
TP. Hồ Chí Minh………………………………………………………………...……….....48

Chương III Một số giải pháp hoàn thiện qui trình cấp giấy chứng nhận cho hàng
hóa xuất khẩu tại VCCI chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.…………………..………..51
3.1 Mục tiêu của VCCI về lĩnh vực cấp Giấy chứng nhận xuất xứ trong thời gian
tới………………………………………………………………..………………………….51
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện qui trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa xuất
khẩu tại VCCI chi nhánh TP. Hồ Chí Minh…..……………..…………………..…………52
3.2.1 Thiết kế lại và sắp xếp hợp lý các khâu công việc trong qui trình cấp C/O…….52
3.2.2 Chuẩn hóa các khâu công việc trong qui trình cấp C/O…………………………56
3.2.3 Xây dựng bộ phận kiểm soát và hậu kiểm để hỗ trợ các khâu công việc trong qui
trình cấp C/O………………………………………………………………………………..58
3.2.4 Lập kế hoạch đăng ký cán bộ ký C/O dự phòng……………………………...…60
3.2.5 Các giải pháp hỗ trợ…………………………………………………….…….....61
3.2.5.1 Tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất………….………………..…...…61
3.2.5.2 Xây dựng mối quan hệ với các cơ quan liên ngành………………… ...….62
3.2.5.3 Xây dựng và công khai các tiêu chí để áp dụng cho việc giảm bớt chứng từ
trong bộ hồ sơ và phân luồng Doanh nghiệp………………………………………..…..….64
3.2.5.4 Tổ chức định kỳ các hội thảo và các lớp học để phổ biến pháp luật và các
quy định về xuất xứ…………………………………………………………………….…..65
3.2.5.5 Xây dựng cơ sở dữ liệu hữu ích phục vụ cho hoạt động cấp C/O..………..67
3.3 Một số kiến nghị đối với VCCI…………………………………….………………....68

Kết Luận ………………………………………………………..……………………...…70

Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo
Phụ Lục
Phụ lục 1: Kết quả phỏng vấn khách hàng và cán bộ cấp C/O trong quá trình tác nghiệp
thông qua 2 bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O

Phụ lục 2: Quy chế tổ chức hoạt động cấp Giấy chứng nhận xuất xứ của VCCI
(Ban hành kèm theo Quyết định 2723/PTM-PC ngày 14/9/2006 của Chủ tịch VCCI)


Phụ lục 3: Phân tích kết quả của cuộc điều tra các Doanh nghiệp liên hệ đề nghị cấp
C/O.
Phụ lục 4: Bảng câu hỏi điều tra.
Phụ lục 5: Mẫu bảng kê khai nguyên phụ liệu sử dụng
Phụ lục 6: Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A
Phụ lục 7: Số lượng C/O đã cấp tại chi nhánh TP. Hồ Chí Minh từ năm 2007 đến năm
2009 và tỷ lệ hồ sơ được kê khai qua mạng internet năm 2009.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. ASEAN:

Association of Southeast Asia Nations
(Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á)

2. C/O

:

Certificate of Origin
(Giấy chứng nhận xuất xứ)


3. CEPT :

Common Effective Preferential Tariff Scheme
(Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung)

4. CNXH:

Chủ Nghĩa Xã Hội

5. EU

European Union

:

(Liên minh châu âu)
6. FTA

:

Free Trade Agreement
(Hiệp định thương mại tự do khu vực)

7. GSP

:

Generalized System of Preference
(Chế độ ưu đãi phổ cập)


8. UNCTAD:

United Nation Conference on Trade and Development
(Tổ chức của Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển)

9. VCCI :

Viet Nam Chamber of Commerce and Industry
(Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)

10.VITAS :

Vietnam Textile and Apparel Association
(Hiệp hội Dệt may Việt Nam)

11. WTO :

World Trade Organization
(Tổ chức thương mại thế giới)

12. Cán bộ cấp C/O: Là những cán bộ làm việc trong hoạt động cấp C/O.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 : Số liệu cấp C/O của toàn bộ hệ thống VCCI năm 2009………...…………30
Bảng 2.2: Số liệu kiểm tra các cơ sở sản xuất và số lương các thư yêu cầu xác minh
xuất xứ hàng hóa …………………………………………………………..………….47

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Sơ đồ 2.1: Qui trình cấp C/O tại VCCI chi nhánh TP. Hồ Chí Minh……………...….32
Sơ đồ 3.1: Qui trình cải tiến hoạt động cấp C/O tại VCCI chi nhánh TP. Hồ Chí
Minh…………………………………………………………………………………..54

DANH MỤC CÁC CÔNG THỨC
Công thức 1.1: Công thức tính tỷ lệ phần trăm của giá trị…………………………….13
Công thức 1.2: Công thức tính Hàm lượng khu vực ………………………………….19


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, thâm nhập thị trường quốc tế luôn là mục
tiêu hàng đầu của các Nhà sản xuất hướng về xuất khẩu và các Doanh nghiệp xuất
khẩu. Vì lý do đó, ngoài việc đáp ứng về chất lượng và chủng loại hàng hóa, các
Doanh nghiệp cần phải đáp ứng một cách nhanh nhất các yêu cầu về chứng từ mà
thị trường đó đòi hỏi. Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu là một
trong những chứng từ cần thiết và quan trong trong bộ chứng từ đó. Đối với các nhà
xuất khẩu, Giấy chứng nhận xuất xứ là bằng chứng quan trọng để được hưởng ưu
đãi thuế quan từ các hiệp định song phương hoặc đa phương mà chính phủ các nước
đã ký kết, đây là yếu tố quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng hóa
xuất khẩu của mình trong việc đàm phán và ký kết các hợp đồng ngoại thương.
Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế của Việt Nam đang hội nhập ngày
càng sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới, từ đó yêu cầu về đổi mới các thủ tục hành
chính để tạo sự thuận lợi cho các nhà xuất khẩu ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao
giờ hết. Mặt khác, cải cách các thủ tục hành chính sao cho đơn giản và phù hợp với
các cam kết mà các cơ quan của chính phủ đã đề ra để thu hút vốn đầu tư nước
ngoài nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho nền kinh tế dưới áp lực cạnh tranh ngày
càng gay gắt trên trường quốc tế. Ở Việt Nam, khái niệm về “Dịch vụ công” tuy đã

được nghiên cứu từ nhiều năm gần đây nhưng nó vẫn là một khái niệm hết sức mới
mẻ đối với nhiều người. Khi đất nước chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhưng những tư tưởng về quan liêu vẫn
còn, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ công và vẫn nặng trong cơ chế xin cho. Sự độc
quyền vẫn bao trùm phần lớn trong lĩnh vực hàng hóa công cộng, hàng hóa công
cộng vẫn được cung ứng trong sự tương quan một chiều, Nhà nước và các tổ chức
của Nhà nước cung ứng cho dù chất lượng như thế nào thì người dân khi cần vẫn
bắt buộc phải sử dụng nó. Do vậy, các cơ quan của Nhà nước và các tổ chức của
Nhà nước chậm cải tiến và là nguyên nhân chính dẫn đến việc cung ứng hàng hóa


2

công cộng không hiệu quả. Những người sử dụng các loại hàng hóa công cộng chưa
thực sự được coi là khách hàng.
Khu vực TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận là một khu vực có hoạt động xuất
nhập khẩu phát triển nhất cả nước. Về hoạt động cấp Giấy chứng nhận xuất xứ
(C/O), số lượng hồ sơ đã cấp tại VCCI chi nhánh TP. Hồ Chí Minh luôn chiếm trên
70% tổng số lượng hồ sơ được cấp trong toàn bộ hệ thống của VCCI trên cả nước,
do đó việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện qui trình
cấp Giấy chứng nhận xứ tại VCCI chi nhánh TP. Hồ Chí Minh là là hết sức cần
thiết. Vì lý do đó tác giả đã chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện qui trình cấp
Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu tại VCCI chi nhánh TP. Hồ
Chí Minh”.

2. Mục tiêu của đề tài
- Rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, từ đó làm giảm thời gian và chi
phí cho các Doanh nghiệp khi đến liên hệ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất
xứ tại VCCI chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.
- Tạo sự thuận tiện cho khách hàng và kiểm soát hiệu quả các khâu công

việc trong qui trình cấp cấp Giấy chứng nhận xuất xứ.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu hữu ích nhằm phục vụ mục tiêu dài hạn cho hoạt
động cấp Giấy chứng nhận xuất xứ của VCCI.

3. Đối tượng và phạm vi của đề tài
- Nghiên cứu hoạt động cấp Giấy chứng nhận xuất xứ trong các năm gần đây
tại VCCI chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.
- Phân tích các hoạt động tác nghiệp của các cán bộ cấp C/O và khách hàng
trong qui trình cấp C/O của VCCI chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.

4. Phương pháp thực hiện đề tài
Trong thời gian nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê và
phân tích tổng hợp từ các nguồn tài liệu của VCCI, sách báo, các tài liệu trên mạng
internet,..


3

Khảo sát một số khách hàng đến liên hệ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất
xứ tại các điểm cấp của VCCI chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.
Từ đó làm rõ hơn nội dung nghiên cứu về mặt lý luận, phân tích và trình bày
thực trạng cũng như xây dựng các giải pháp nhằm để đạt được mục tiêu của đề tài.

5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và các danh mục tài liệu tham
khảo, bố cục của luận văn bao gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hoạt động cấp Giấy chứng nhận xuất xứ
Chương 2: Sơ lược về VCCI và thực trạng qui trình cấp Giấy chứng nhận
xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu tại VCCI chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện qui trình cấp Giấy chứng nhận xuất

xứ cho hàng hóa xuất khẩu tại VCCI chi nhánh TP. Hồ Chí Minh


4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CẤP GIẤY
CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ
1.1 Khái quát chung về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa
1.1.1 Khái quát chung về hệ thống ưu đãi phổ cập
Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP), là một hệ thống mà theo đó các nước phát
triển, được gọi là các nước cho hưởng, cho các nước đang phát triển, được gọi là
các nước được hưởng, hưởng chế độ ưu đãi bằng cách giảm hoặc miễn thuế. Chế độ
ưu đãi được xây dựng trên cơ sở không có sự phân biệt và không đòi hỏi bất kỳ
nghĩa vụ nào từ các nước đang phát triển.[6] Hệ thống ưu đãi phổ cập là kết quả của
các cuộc đàm phán liên chính phủ dưới sự bảo trợ của Hội nghị thương mại và Phát
triển của Liên hiệp quốc (UNCTAD). Theo hệ thống ưu đãi phổ cập, các ưu đãi về
thuế quan được áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ các nước đang phát triển, trên
cơ sở không cần có đi có lại và không phân biệt đối xử.
Các mục tiêu chính của GSP là tạo điều kiện để các nước đang phát triển
thấy được khả năng tiềm tàng về mở rộng buôn bán phát sinh từ chế độ GSP và tăng
cường khả năng sử dụng chế độ này. Các nước đang phát triển (các nước được
hưởng) cần tận hưởng từ GSP để tăng kim ngạch xuất khẩu, thúc đấy công nghiệp
hóa đẩy mạnh tăng trưởng nền kinh tế của mình. Ngoài ra, các nước được hưởng
còn giúp đỡ trong việc cung cấp thông tin về các quy định liên quan đến thương mại
như chống phá giá và chống bù giá, các quy định hải quan, thủ tục cấp giấy phép
nhập khẩu và pháp luật thương mại khác quy định các điều kiện thâm nhập thị
trường các nước cho hưởng. Chế độ ưu đãi phổ cập mới không có giới hạn ưu đãi,
các hạn ngạch trước kia, khối lượng xác định được miễn thuế hoặc các mức trần hạn

chế khối lượng hàng xuất khẩu được hưởng ưu đãi hầu như đã được bãi bỏ.[6] Miễn
giảm thuế được điều chỉnh theo mức độ nhạy cảm của các sản phẩm được chia làm
bốn loại: các sản phẩm rất nhạy cảm, ví dụ như: hàng dệt may,...; các sản phẩm
nhạy cảm, ví dụ như: sản phẩm da, giày dép, .... ; các sản phẩm tương đối nhạy cảm,


5

ví dụ như đồ trang sức, hàng điện tử..., ; các sản phẩm không nhạy cảm, ví dụ như:
nội thất bằng gỗ, đồ chơi,......
Hiện nay, các nước cho hưởng GSP bao gồm: Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, các nước
thuộc EU, Nauy, Thụy Sĩ, Canada, Mỹ, Úc, New zealand … , riêng Mỹ chưa cho
Việt Nam hưởng chế độ ưu đãi GSP.
Thông thường trong các chế độ GSP mà các nước cho hưởng dành cho các
nước được hưởng thường quy định các vấn đề cơ bản sau:
- Những quy định chung về hệ thống GSP mà nước đó dành cho các nước được
hưởng ưu đãi. Đây là các quy định chung, bắt buộc mà các nước được hưởng phải
tuân thủ nếu muốn được hưởng chế độ GSP.
- Những nước nào được hưởng ưu đãi; trong chế độ GSP của các nước cho
hưởng đều công bố danh sách các nước được hưởng. Vì một số lý do, một số nước
bị loại ra khỏi quy chế GSP, thông thường có hai lý do chính: Nước trưởng thành và
hàng trưởng thành. Lý do là các nước dành ưu đãi lo ngại về cạnh tranh của hàng
hóa nhập khẩu theo GSP đối với các sản phẩm trong nước. Ngoài ra, nhiều khi cả lý
do phi kinh tế (chính trị, quyền công dân …, ) nên một số nước bị loại ra danh sách
các nước được hưởng GSP của một số nước dành ưu đãi. Để xác định đúng hơn tính
cạnh tranh của một nước đối với một sản phẩm nhất định, chế độ hiện hành sẽ đánh
giá khả năng công nghiệp mà mỗi nước đạt được trong mỗi ngành sản xuất nhất
định. Khi một nước phát triển tới một mức độ mà GSP không còn cần thiết để duy
trì mức xuất khẩu, những ưu đãi GSP sẽ được rút dần dần trong những ngành liên
quan, trong khi cho những nước kém phát triển những lợi thế ưu đãi so với những

nước vượt trội hơn.
Ví dụ như: Myanmar là một nước kém phát triển nhưng đã bị đình chỉ tạm thời
ra khỏi danh sách các nước được hưởng ưu đãi GSP của EU năm 1997 vì lý do
Myanmar sử dụng lao động cưỡng bức. Hoặc là cơ chế hàng trưởng thành: EU đã
đình chỉ không dành ưu đãi GSP cho mặt hàng giày da của Việt Nam giai đoạn
2009-2011 vì lý do ngành hàng này đã trưởng thành.


6

- Mức độ ưu đãi thuế quan: Các nước cho hưởng áp dụng chế độ miễn hoặc
giảm thuế tùy thuộc vào từng loại hàng hóa hoặc trình độ phát triển của từng nước
được hưởng ưu đãi. Các loại hàng hóa là các sản phẩm thô phục vụ cho sản xuất
công nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp hầu như được miễn thuế nhập khẩu, hoặc
là các nước kém phát triển sẽ được ưu đãi hơn các nước đang phát triển.
- Các tiêu chuẩn về xuất xứ phải tuân thủ để được hưởng GSP của nước dành ưu
đãi. Tùy thuộc vào mỗi loại hàng hóa đều có những tiêu chuẩn xuất xứ riêng, hàng
hóa của các nước được hưởng đều phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn xuất xứ thì mới
được hưởng ưu đãi thuế quan. Tiêu chuẩn xuất xứ mà các nước cho hưởng áp dụng
cho các nước được hưởng cũng khác nhau, điều này tùy thuộc vào trình độ phát
triển của các nước được hưởng: các nước kém phát triển sẽ được ưu đãi hơn các
nước đang phát triển.
- Quy định về chứng từ: Ngoài chứng từ vận chuyển thẳng, giấy chứng nhận
xuất xứ là giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A đã điền đầy đủ và có chứng nhận của cơ
quan có thẩm quyền cấp tại nước được hưởng. Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A là
chứng từ chính thức mà các cơ quan Hải quan của nước cho hưởng dựa vào để cho
hàng hóa hưởng ưu đãi GSP.
- Quy định về bảo trợ và cộng gộp:
Quy định về bảo trợ: Hầu hết các nước dành ưu đãi áp dụng quy định cho phép
các sản phẩm (nguyên phụ liệu, các bộ phận) sản xuất tại nước này khi cung cấp

cho nước được hưởng và được sử dụng tại nước đó trong quá trình gia công sản
xuất, được coi là có xuất xứ của nước được hưởng để xác định xem sản phẩm cuối
cùng có đủ điều kiện được hưởng ưu đãi GSP hay không. Khi người xuất khẩu yêu
cầu cấp mẫu A cho sản phẩm xuất khẩu nếu có sử dụng quy định về bảo trợ, thì
người xuất khẩu phải cung cấp bằng chứng về các chứng từ liên quan như tờ khai
nhập khẩu từ nước cho hưởng, Giấy chứng nhận xuất xứ do nước cho hưởng cấp,
vận đơn …
Quy định về cộng gộp: Quy định cộng gộp có sự khác nhau đối với các nước
cho hưởng: Nauy, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỹ, các nước thuộc EU cho phép cộng gộp khu


7

vực, nguyên phụ liệu để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng được nhập khẩu từ các khối
hoặc khu vực được hưởng ưu đãi coi như có xuất xứ tại nước đó nếu như có bằng
chứng về Giấy chứng nhận xuất xứ từ các nước xuất khẩu đó cấp. Ví dụ: Trong khối
ASEAN, quần áo được sản xuất tại Việt Nam từ vải nhập khẩu có xuất xứ từ Thái
Lan, thì vải sẽ được coi là có xuất xứ tại Việt Nam nếu vải đó được các cơ quan có
thẩm quyền của Thái Lan cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A. Đối với các nước
Canada, Australia … cho phép cộng gộp toàn cầu, sản phẩm được sản xuất từ
nguyên liệu của tất cả các nước được các nước này cho hưởng ưu đãi GSP coi như
có xuất xứ tại nước được hưởng ưu đãi đó nếu đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ. Ví dụ:
Xe đạp được sản xuất tại Việt Nam sau đó xuất khẩu đi Cacada từ các nguyên liệu
nhập khẩu của Trung Quốc, thì các nguyên phụ liệu này được coi là có xuất xứ tại
Việt Nam nếu có Giấy chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ của Canada do các
cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc cấp.
- Quy định về vận tải: Hầu hết các nước cho hưởng đều quy định rằng hàng hóa
có xuất xứ phải được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu được hưởng đến nước
cho hưởng (nơi giao hàng). Các quy định này nhằm phòng tránh hàng hóa xuất khẩu
của nước được hưởng khi chuyển tải bị sửa đổi, thay thế hoặc gia công chế biến

thêm. Các nước thuộc EU, Nauy, Thụy Sĩ, Canada …, cho phép hàng hóa của nước
xuất khẩu được hưởng ưu đãi vận chuyển qua nước khác nếu được giám sát của Hải
quan nước quá cảnh để đảm bảo rằng hàng hóa đó không được sửa đổi, thay thế
hoặc gia công chế biến thêm tại nước quá cảnh. Và việc vận chuyển qua lãnh thổ
của nước quá cảnh đó phải do yêu cầu về địa lý hay hoàn toàn do yêu cầu vận tải.
Đối với các nước EU, hàng hóa được vận chuyển từ nước được hưởng đến
bất kỳ nước thành viên nào của EU đều thỏa mãn quy định về vận chuyển, hoặc
hàng được vận chuyển đến một nước thành viên bất kỳ của EU sau đó tiến hành
buôn bán rồi lại vận chuyển đến một quốc gia thành viên khác thì vẫn không mất
quyền được hưởng ưu đãi GSP. Hoặc hàng hóa được sản xuất tại một nước bất kỳ
thuộc các khối được hưởng ưu đãi (ví dụ: ASEAN) sau đó được vận chuyển đến các


8

nước EU từ một thành viên bất kỳ của nhóm đó thì vẫn thỏa mãn quy định về vận
chuyển.
- Quy định về kiểm tra, xác minh hàng hóa: Việc áp dụng hệ thống ưu đãi thuế
quan phổ cập đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ và giúp đỡ chung giữa cơ quan Hải quan
tại nước cho hưởng và các cơ quan thẩm quyền tại nước được hưởng nhằm đảm bảo
sự tuân thủ các quy định và yêu cầu của từng nước, kể cả sự kiểm tra giám sát xuất
xứ và vận chuyển hàng hóa. Việc xác minh C/O mẫu A là do cơ quan thẩm quyền
của nước cho hưởng yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp liên quan của nước được
hưởng tiến hành. Trong trường hợp thấy nghi vấn về tính xác thực của chứng từ,
hay tính xác thực của các thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa hay các vấn đề
liên quan khác, thì hải quan của nước cho hưởng sẽ đề nghị tiến hành xác minh
kiểm tra. Khi có yêu cầu, thì việc xác minh phải được tiến hành và kết quả của nó
phải được thông báo trong thời hạn tối đa là 6 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm
quyền của nước nhập khẩu cho hưởng đề nghị. Đây là quy định về yêu cầu kiểm tra,
xác minh hàng hóa của hầu hết các nước cho hưởng ưu đãi GSP đối với các nước

được hưởng ưu đãi.1
1.1.2 Sơ lược chung về xuất xứ hàng hóa
“Xuất xứ hàng hóa” là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng
hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong
trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng
hóa đó. [8]
Xác định xuất xứ hàng hóa là một khái niệm cần thiết và quan trọng của hệ
thống thương mại đa phương. Xác định xuất xứ hàng hóa là việc xác định quá trình
sản xuất, gia công hay chế biến đầy đủ sản phẩm hàng hóa nào đó tại một quốc gia
hay vùng lãnh thổ cụ thể. Có nhiều lý do giải thích tại sao các quốc gia cần gắn
nước xuất xứ cho hàng hóa. Một trong những lý do đó là sự phù hợp với các nguyên
tắc cơ bản không phân biệt và mở cửa hệ thống thương mại, một lý do khác được
1

Generalized System of Preferences ( )


9

dựa trên các khái niệm hẹp hơn về lợi ích thương mại nội địa. Dù cho bất cứ lý do
gì, kiến thức chuyên môn và việc sử dụng quy tắc xuất xứ đã tạo thành yêu cầu cần
thiết cho các chuyên gia về chính sách thương mại để hoạt động trong hệ thống
thương mại đa phương.[6]
Các nguyên tắc sau đây là một số lý do lý giải tại sao các quốc gia quan tâm
đến việc xây dựng hệ thống quy tắc cho việc xác định xuất xứ hàng hóa và tại sao
các quốc gia muốn biết xuất xứ hàng hóa.
- Thuế quan ưu đãi: chính sách thương mại của các quốc gia và các thỏa
thuận thương mại khu vực cụ thể đôi lúc có sự phân biệt. Xác định xuất xứ hàng
hóa có thể cho thấy đâu là hàng hóa nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế
độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đặc biệt tại các khu vực trong đó các nước

có các hiệp định thương mại hoặc thỏa thuận song phương hoặc đa phương.[6]
Trong hệ thống GSP, phạm vi các sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan tùy thuộc
vào chính sách của mỗi nước dành ưu đãi. Thông thường trong các biểu thuế nhập
khẩu của các nước giành ưu đãi có quy định rõ từng loại thuế suất áp dụng cho từng
mặt hàng có gắn mã số hàng hóa trong biểu thuế. Các mặt hàng được hưởng ưu đãi
cao (thuế suất áp dụng có thể là 0%) là các sản phẩm nếu nhập khẩu vào thị trường
các nước cho hưởng ưu đãi sẽ không làm ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Ví
dụ: hàng nông sản, hải sản, nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp v.. v. Ngoài ra,
thuế suất áp dụng cho các nước được hưởng cũng khác nhau tùy thuộc vào trình độ
phát triển của các nước được hưởng. Thông thường các nước được hưởng chia làm
hại loại theo tiêu chuẩn của Liên hợp quốc: các nước kém phát triển (như:
Campuchia, Lào … ,) và các nước đang phát triển (như: Việt Nam, Inđônexia…).
Các nước kém phát triển sẽ được ưu đãi cao hơn các nước đang phát triển cả về
mức thuế ưu đãi, không bị hạn chế số lượng và một số tiêu chuẩn khác (như quy
định về tiêu chuẩn xuất xứ sẽ dễ hơn các nước đang phát triển). Còn trong các nước
có ký kết hiệp định FTA, thì xuất xứ hàng hóa là bằng chứng để được hưởng ưu đãi
thuế quan theo các hiệp định đã ký kết.


10

- Áp dụng thuế chống bán phá giá và trợ giá: trong các trường hợp khi hàng
hóa của một nước được cho là phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định xuất
xứ khiến các hành động chống bán phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở
lên dễ dàng và khả thi hơn. [6] Ngày nay trong thương mại quốc tế, các vụ kiện
chống bán phá giá xảy ra ngày một nhiều. Một sản phẩm được coi là bán phá giá
khi giá xuất khẩu của sản phẩm đó thấp hơn giá thông thường của sản phẩm tương
tự bán trong nước. Đến nay, Việt Nam đã bị kiện chống bán phá giá từ nhiều nước
trên thế giới, điển hình là các vụ kiện về mặt hàng thủy sản, túi nhựa PE từ Hoa Kỳ;
các sản phẩm giày dép, xe đạp từ EU; máy điều hòa từ Thổ Nhĩ Kỳ; giày dép từ

Braxin …. Theo thống kê của Hội đồng tư vấn các biện pháp phòng vệ thương mại
quốc tế - VCCI, thì tính đến 07/2010 đã có 36 vụ kiện chống bán phá giá mà Việt
Nam có liên quan. Hiện nay, Mỹ và EU có các chính sách thắt chặt nhằm vào một
số hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc, điều đó đẫn đến các nhà sản xuất Trung
Quốc có xu hướng chuyển sang sản xuất ở Việt Nam và một số nước khác làm
lượng xuất khẩu của Việt Nam đối với các mặt hàng đó tăng mạnh. Điều này đã dẫn
tới trong tương lai, các vụ kiện chống bán phá giá đối với các sản phẩm xuất khẩu
của Việt Nam có nguy cơ ngày càng tăng.
- Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: việc xác định xuất xứ
hàng hóa khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại và các xu hướng
hoặc đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở các số
liệu thương mại đã xuất bản đáng tin cậy, các cơ quan thương mại mới có thể duy
trì các hệ thống hạn ngạch, trong trường hợp hệ thống này tồn tại. Các hạn ngạch có
thể được áp dụng vì nhiều lý do, từ mục đích bảo vệ thương mại đến các lý do bảo
vệ môi trường.[6]
- Xúc tiến thương mại: quy tắc xuất xứ hàng hóa được sử dụng để đẩy mạnh
hàng hóa xuất khẩu từ những nước đã thiết lập một truyền thống tốt đẹp về những
lĩnh vực cụ thể. Trong trường hợp này, các quốc gia trở nên rất tích cực bảo vệ tên
hiệu thương mại và chống việc làm giả tên hiệu này, sử dụng sai hoặc lợi dụng bởi
các nước khác để tăng lượng bán hàng của họ.[6]


11

- Các nguyên tắc về môi trường: các yêu cầu về ký hiệu, bản thân chúng là
kết quả của việc áp dụng quy tắc xuất xứ, được sử dụng vì những lý do về môi
trường. Một số trong số đó tăng cường các mục tiêu môi trường, số khác hiện theo
đuổi việc sử dụng và lạm dụng quy tác xuất xứ nhằm mục đích chôn phế thải độc
hại hoặc khai thác kiệt quệ và bằng cách đó làm tuyệt chủng các loài động vật và
thực vật.[6]

- Lẩn tránh: mặc dù là không hợp pháp và là một thực tiễn thương mại không
công bằng, một số nước, khi cố tránh bị áp dụng hạn ngạch, đã sử dụng và lạm dụng
quy tắc xuất xứ để đưa ồ ạt và bán phá giá hàng hóa tại thị trường các nước khác.[6]
Thực tế cho thấy, khi mặt hàng nào đó của một nước xuất khẩu bị nước nhập khẩu
áp dụng hạn ngạch hoặc bị từ chối cho nhập khẩu vào thì họ tìm cách tái xuất qua
nước thứ ba để xuất khẩu hàng hóa đó, những hành vi như vậy về cơ bản là không
hợp pháp. Do đó, Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa là bằng chứng quan trọng
để hợp pháp hóa việc xuất khẩu hàng hóa và nó cho cơ quan có thẩm quyền của
nước nhập khẩu biết được xuất xứ của hàng hóa đó đến từ đâu.
1.1.3 Khái quát chung về tiêu chuẩn xuất xứ của Việt Nam và một số nước
trên thế giới.
VCCI thực hiện việc cấp C/O cho hàng hóa xuất khẩu từ năm 1963 đến nay.
Từ trước năm 2006, các quy định về xuất xứ hàng hóa chủ yếu được tham khảo từ
các tài liệu của nước ngoài. Đến năm 2006, chính phủ ban hành nghị định 19/2006
NĐ-CP (nghị định chính phủ) ngày 20/02/2006 quy định chi tiết Luật thương mại
về xuất xứ hàng hóa và giao cho Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương) xây
dựng và ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến xuất xứ hàng hóa. Theo nghị
định này, hàng hóa được coi là có xuất xứ khi chúng thuộc một trong các trường
hợp: xuất xứ thuần túy và xuất xứ không thuần túy.
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy phải được công nhận có xuất xứ từ một quốc
gia, vùng lãnh thổ khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được thu hoạch tại quốc gia hoặc
vùng lãnh thổ đó.


12

- Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ
đó.
- Các sản phẩm từ động vật sống nêu trên.

- Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng, thu lượm
hoặc săn bắt tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.
- Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên không được liệt kê từ tại các
điều khoản kể trên, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy
biển của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.
- Các sản phẩm lấy từ nước, đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia, vùng
lãnh thổ, với điều kiện quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quyền khai thác đối với vùng
nước, đáy biển và dưới đáy biển theo luật pháp quốc tế.
- Các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển cả bằng
tàu được đăng ký với quốc gia đó và được phép treo cờ quốc gia đó.
- Các sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất ngay trên tàu từ các sản
phẩm nêu tại khoản trên được đăng ký ở quốc gia, vùng lãnh thổ đó và được phép
treo cờ của quốc gia, vùng lãnh thổ đó.
- Các vật phẩm có được ở quốc gia, vùng lãnh thổ đó hiện không còn thực
hiện được các chức năng ban đầu và cũng không thể sửa chữa hay khôi phục được
và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm nguyên liệu, vật liệu thô, hoặc được sử dụng vào
mục đích tái chế.
- Các hàng hóa có được hoặc được sản xuất từ các sản phẩm nêu trên ở quốc
gia, vùng lãnh thổ đó.[8]
Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy được công nhận có xuất xứ từ một
quốc gia, vùng lãnh thổ khi quốc gia, vùng lãnh thổ đó thực hiện công đoạn chế
biến cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa này. [8]
Thuật ngữ “Thay đổi cơ bản” là việc một hàng hoá được biến đổi qua một
quá trình sản xuất, để hình thành một vật phẩm thương mại mới, khác biệt về hình
dạng, tính năng, đặc điểm cơ bản, hoặc mục đích sử dụng so với hàng hoá ban
đầu.[8]


13


Hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ không thuần túy nếu quá trình gia công
hay chế biến hàng hóa này đáp ứng yêu cầu tiêu chí “Tỉ lệ phần trăm của giá trị”
hay tiêu chí “chuyển đổi mã số hàng hóa” được quy định cụ thể tại thông tư số:
08/2006/TT-BTM và thông tư số: 10/2006/TT-BTM của Bộ Công Thương ban
hành.
"Chuyển đổi mã số hàng hóa" là sự thay đổi về mã số (trong Biểu thuế xuất
nhập khẩu) của hàng hóa được tạo ra ở một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trong quá
trình sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ
này.[8] Theo định nghĩa này, hàng hóa được sản xuất ra đã có sự thay đổi cơ bản về
tính năng so với nguyên phụ liệu ban đầu, quá trình sản xuất có thể là lắp ráp hoặc
chế biến từ những nguyên phụ liệu ban đầu để tạo ra sản phẩm mới.
"Tỷ lệ phần trăm của giá trị" là phần giá trị gia tăng có được sau khi một
quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất, gia công, chế biến các nguyên liệu không có
xuất xứ từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ này so với tổng trị giá của hàng hoá được
sản xuất ra.[8]
Công thức tính tỷ lệ phần trăm của giá trị như sau:

Giá FOB – Giá nguyên liệu không có xuất xứ
từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất
x 100% ≥ 30% (1.1) [13]
Giá FOB
FOB: Giá trị hàng hoá đã giao qua mạn tàu, bao gồm cả chi phí vận tải

hàng hóa từ nhà sản xuất tới cảng hoặc tới địa điểm cuối cùng để chất hàng
lên tàu
Tuy nhiên, một số công đoạn gia công, chế biến đơn giản không được xét
đến khi xác định tiêu chuẩn xuất xứ của hàng hóa, các công đoạn gia công, chế biến
này như sau:



14

- Các công việc bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển và lưu kho
(thông gió, trải ra, sấy khô, làm lạnh, ngâm trong muối, xông lưu huỳnh hoặc thêm
các phụ gia khác, loại bỏ các bộ phận bị hư hỏng và các công việc tương tự).
- Các công việc như lau bụi, sàng lọc, chọn lựa, phân loại (bao gồm cả việc
xếp thành bộ) lau chùi, sơn, chia cắt ra từng phần.
- Thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay lắp ghép các lô hàng; đóng chai,
lọ, đóng gói, bao, hộp và các công việc đóng gói bao bì đơn giản khác.
- Dán lên sản phẩm hoặc bao gói của sản phẩm các nhãn hiệu, nhãn, mác hay
các dấu hiệu phân biệt tương tự.
- Việc trộn đơn giản các sản phẩm, kể cả các thành phần khác nhau, nếu một
hay nhiều thành phần cấu thành của hỗn hợp không đáp ứng điều kiện đã quy định
để có thể được coi như có xuất xứ tại nơi thực hiện việc này.
- Việc lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm
hoàn chỉnh.
- Kết hợp của hai hay nhiều công việc đã liệt kê nêu trên .
- Giết, mổ động vật.[8]
Nhìn chung các quy định về xuất xứ theo nghị định 19/2006 NĐ-CP (nghị
định chính phủ) ngày 20/02/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về xuất xứ hàng
hóa, thì các quy định này là rất rõ ràng và đây là tài liệu chính thức cho các tổ chức
cấp C/O vận dụng để xác định xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hiện
nay.
Trong hoạt động cấp C/O, ngoài các quy định về xuất xứ của Việt Nam để
cấp C/O cho các mẫu C/O không ưu đãi, tổ chức cấp C/O còn phải áp dụng các quy
định về xuất xứ của nước nhập khẩu để cấp các mẫu C/O ưu đãi theo quy định của
nước nhập khẩu. Chế độ ưu đãi thuế quan có thể do các nước phát triển dành cho


15


các nước đang phát triển và kém phát triển những khoản ưu đãi thuế quan (gồm
miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu), hoặc các mẫu C/O được cấp theo các hiệp định tự
do thương mại (FTA) mà Việt Nam đã ký kết. Các mẫu C/O này được cấp dựa trên
quy định của nước nhập khẩu, hoặc các quy định trong hiệp định (FTA), chúng có
thể khác nhau tùy vào từng thị trường và mặt hàng cụ thể.
Nhìn chung, tiêu chuẩn xuất xứ áp dụng cho các sản phẩm xuất khẩu từ nước
được hưởng có thể chia thành hai loại:
Các sản phẩm được trồng và khai thác một cách toàn bộ từ đất đai hay thu
hoạch tại nước xuất khẩu, hoặc được sản xuất tại đó tuyệt đối từ các sản phẩm đó.
Những loại sản phẩm này được gọi là những sản phẩm “có xuất xứ toàn bộ” hay
“xuất xứ thuần túy” và thỏa mãn tiêu chuẩn xuất xứ vì hoàn toàn không sử dụng
nguyên phụ liệu nhập khẩu hay không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Theo tiêu chuẩn xuất xứ của EU, thì những sản phẩm sau đây sẽ được coi là có
xuất xứ toàn bộ ở một nước thụ hưởng:
- Các khoáng sản lấy từ đất hay đáy biển của Cộng đồng hay nước thụ hưởng đó
(các nước đó);
+ Rau quả thu hoạch ở các nước đó;
+ Động vật sống sinh ra và nuôi ở các nước đó;
+ Các sản phẩm có từ các nước đó từ động vật sống;
+ Các sản phẩm có được do săn bắn hay đánh bắt cá ở các nước đó;
- Các sản phẩm từ đánh bắt hải sản và các sản phẩm khác mà tàu thuyền của các
nước đó lấy từ biển;
- Các sản phẩm làm ngay trên boong tàu chế biến của các nước đó từ tất cả các
sản phẩm nói ở mục trên;
- Các hàng đã sử dụng được thu thập tại các nước đó chỉ dùng cho việc tái tạo
nguyên phụ liệu thô;
- Phế liệu và phế thải thu được từ các hoạt động sản suất được tiến hành từ các
nước đó;



16

- Các sản phẩm lấy từ đáy biển hoặc lòng đất, dưới đáy biển nằm ngoài lãnh hải
của các nước đó, nhưng các nước đó có đặc quyền khai thác;
- Các sản phẩm làm ở các nước đó hoàn toàn từ các sản phẩm nói trong các mục
trên.[17]
Những sản phẩm được làm từ nguyên phụ liệu, bộ phận nhập khẩu, bao gồm cả
các sản phẩm được chế tạo toàn bộ hay từng phần từ nguyên phụ liệu, thành phần
nhập khẩu vào nước được hưởng hay không rõ nguồn gốc. Những sản phẩm này
được gọi là “những sản phẩm có thành phần nhập khẩu”, thỏa mãn xuất xứ nếu
chúng đã trải qua “quá trình gia công chế biến đầy đủ” (theo như quy định xuất xứ
của nước cho hưởng) tại nước được hưởng. Theo quy định này, các nguyên phụ
liệu, bộ phận hay thành phần nhập khẩu được coi là đã trải qua quá trình gia công
chế biến đầy đủ khi sản phẩm thu được nằm trong hạng mục thuế quan bốn số khác
với hạng mục thuế quan của nguyên phụ liệu, bộ phận hay thành phần nhập khẩu
ban đầu. Tuy nhiên, đối với một số sản phẩm sự thay đổi hạng mục thuế quan
không phải bao giờ cũng là kết quả của một quá trình gia công chế biến đầy đủ
(hoặc ngược lại trong một số trường hợp, một quá trình gia công chế biến đầy đủ đã
diễn ra nhưng lại không diễn ra sự thay đổi hạng mục thuế quan của sản phẩm). Do
vậy, các nước cho hưởng đã lập ra quy định về phần nguyên phụ liệu nhập khẩu và
không rõ xuất xứ được sử dụng không vượt quá tỷ lệ phần trăm nhất định so với giá
xuất xưởng của thành phẩm. Khái niệm “gia công chế biến đầy đủ” được định nghĩa
theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên tồn tại hai tiêu chuẩn, mỗi tiêu chuẩn được
một số nước cho hưởng áp dụng. Các tiêu chuẩn này được gọi là “tiêu chuẩn gia
công chế biến” và “tiêu chuẩn phần trăm”. Ngoài ra, trước khi xét đến tiêu chuẩn
xuất xứ của hàng hóa cần phải loại trừ một số công đoạn gia công chế biến đơn giản
(công đoạn gia công chế biến không đầy đủ), những công đoạn này không được xét
đến khi xác định xuất xứ hàng hóa. Các qui trình công việc đơn giản mà hầu hết các
nước cho hưởng không chấp nhận cho hưởng quy chế về xuất xứ.



17

Theo quy định xuất xứ của EU, thì có thể liệt kê các công đoạn gia công chế
biến đó như sau:
- Các hoạt động bảo quản sản phẩm ở trạng thái tốt trong quá trình vận chuyển
và lưu kho (thông gió, trải ra, sấy khô, làm lạnh, ướp muối, dùng sun-phur dioxit
hay các dung dịch khác, loại bỏ những phần hỏng, và các hoạt động tương tự);
- Các hoạt động đơn giản bao gồm lau bụi, sàng lọc, sắp xếp, phân loại, ghép nối
(bao gồm việc lắp thành bó), làm sạch, vẽ trang trí, cắt gọt;
+ Các thay đổi bao bì và tháo dỡ hay ghép các lô hàng,
+ Đóng gói đơn giản vào chai, lọ, túi, hộp, gắn thẻ bảng, v..v... và tất cả các
hoạt động đóng gói đơn giản khác;
- Gắn mác, nhãn hiệu hay ký hiệu để phân biệt các sản phẩm hoặc bao bì đóng
gói của chúng;
- Việc gá ráp sản phẩm cùng hay khác loại, khi một hay nhiều thành phần hỗn
hợp không thỏa mãn các điều kiện ghi trong phần này để có thể được coi là các sản
phẩm có xuất xứ;
- Việc lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn
chỉnh;
- Việc kết hợp hai hay nhiều hoạt động nói trong các mục kể trên
- Làm thịt động vật.[17]
Tóm lại, việc xác định tiêu chuẩn xuất xứ thuần túy và việc loại trừ các giai
đoạn gia công chế biến đơn giản (gia công chế biến không đầy đủ) không xét đến
khi xác định xuất xứ của Việt Nam và các nước khác là tương đối giống nhau. Đối
với Nhật Bản trong việc xét “tiêu chuẩn gia công chế biến đầy đủ” thì có một điểm
khác biệt, Nhật Bản không coi công việc giết mổ động vật là công việc đơn giản,
nghĩa là công việc giết mổ động vật vẫn được áp dụng để xét tiêu chuẩn xuất xứ.2
Nhưng khi xác định xuất xứ hàng hóa không thuần túy theo tiêu chí “tiêu

chuẩn gia công chế biến” và “tiêu chuẩn tỷ lệ phần trăm” thì có sự khác biệt rõ rệt,
các sản phẩm được sản xuất ra được xét đến tiêu chuẩn xuất xứ theo từng mã số
2

Japan’s GSP


18

hàng hóa được quy định trong Biểu thuế xuất nhập khẩu. Ví dụ: “Tiêu chuẩn gia
công chế biến” xét cho xuất xứ đối với sản phẩm “Gương kính, có hoặc không có
khung kể cả các loại gương chiếu hậu mã số hàng hóa 7009” của EU là “Ðược sản
xuất từ nguyên liệu thuộc hạng mục 7001”;[17] điều đó có nghĩa rằng, việc sử dụng
nguyên phụ liệu ban đầu để sản xuất ra sản phẩm ở mức độ gia công chế biến cao
hơn sẽ không được coi là có xuất xứ từ nước được hưởng. Hoặc “tiêu chuẩn phần
trăm” được xét cho các sản phẩm nhựa của các nước EU như sau:
Sản

phẩm Ðược sản xuất mà:

Hoặc:

nhựa (mã số - Với giá trị của tất cả các nguyên phụ Ðược sản xuất với trị
hàng hóa 3916 liệu được dùng không vượt quá 50% giá giá của tất cả các
và 3917) dạng xuất xưởng sản phẩm.
nghiêng

nguyên phụ liệu sử

và - Và trị giá của mọi nguyên phụ liệu dụng không vượt quá


ống

thuộc chương 39 được dùng không vượt 25% giá xuất xưởng
quá 20% giá xuất xưởng của sản phẩm. của sản phẩm. [17]
[17]
Cách xét tiêu chuẩn xuất xứ của các sản phẩm không thuần túy được áp dụng

cho các nước được hưởng của Nhật Bản, Nauy, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ thì tương tự
như tiêu chuẩn xuất xứ của EU, nghĩa là tiêu chuẩn xuất xứ được xét là “tiêu chuẩn
gia công chế biến” và “tiêu chuẩn phần trăm”.
Đối với Canada và Nga, tiêu chuẩn xuất xứ không thuần túy cho phép một tỷ
lệ phần trăm tối đa được đặt ra cho trị giá nguyên phụ liệu, bộ phận và thành phần
nhập khẩu (hay không rõ xuất xứ) có thể được sử dụng trong quá trình sản xuất sản
phẩm xuất khẩu.
Đối với Úc và Newzeland, tiêu chuẩn xuất xứ không thuần túy cho phép một
tỷ lệ phần trăm tối thiểu được đặt ra cho trị giá nguyên phụ liệu trong nước và chi
phí gia công phải được sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
Đối với hàng hóa áp dụng theo các hiệp định FTA mà Việt Nam đã ký kết,
tiêu chuẩn xuất xứ được xác định là hàng hóa được coi là có xuất xứ từ nước thành


×