Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.21 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGÔ VĂN PHONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2005


1

LỜI MỞ ĐẦU
NHTM - một sản phẩm được hình thành và phát triển cùng với quá
trình phát triển xã hội loài người - một tổ chức trung gian tài chính quan trọng bậc
nhất phục vụ công chúng. Nhưng không giống với nhiều sản phẩm khác, xét về
mặt bản chất và các hành vi mà nó ứng xử, có thể xem NHTM là một sản phẩm
xã hội, một ngành công nghiệp dòch vụ với tính cộng đồng và nhân văn rất cao,
chằng chòt vô số các mối liên hệ với đông đảo công chúng, không chỉ trải rộng
trong phạm vi một quốc gia mà còn lan tỏa ở phạm vi quốc tế. Không giống như
các tổ chức tài chính khác, NHTM luôn phải kinh doanh chủ yếu bằng tiền của
người khác. Vì vậy, sự an toàn và phát triển của bất kỳ một NHTM nào đều có
liên quan mật thiết đến hàng loạt NHTM khác. Mặt khác, hiệu quả hoạt động của
NHTM phản ánh thực trạng phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia.
Lòch sử phát triển NHTM ( 1401 ) – NH Valencia ( Tây Ban Nha) đến nay,
nhân loại đã nhiều lần chứng kiến những cảnh sụp đổ đến mức hoang tàn và thế
giới cũng xem đó, ít nhất là dấu hiệu đầu tiên của khủng hoảng kinh tế.
Ở nước ta, gói gọn trong thập niên mà chúng ta đang sống, sự sụp đổ và ra
đi của hàng loạt HTX tín dụng, của một số NHTM cổ phần và ngay cả một số
NHTM nhà nước, nếu không có “ rào chắn” từ nhà nước thì có thể cũng rơi vào


cảnh đổ vỡ. Tuy nhiên, dù áp dụng bất cứ “ rào chắn” kiên cố như thế nào thì nó
chỉ có thể hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại chứ không phải là không có
thiệt hại. Vì vậy, sự ổn đònh, an toàn và có hiệu quả đối với NHTM là vấn đề
phải luôn được coi trọng.
Edward W.Reed và Edward R. Goll người mỹ trong tác phẩm nghiệp vụ
NHTM của mình đã cho rằng : “ NHTM là một tổ chức kinh doanh được điều


2

hành một cách chặt chẽ nhất, ít có lónh vực kinh doanh nào bò kiểm tra thường
xuyên và quản trò chặt chẽ bởi các nhà chức trách và các nhà quản trò để xem
chúng có hoạt động phù hợp với những nguyên tắc của luật pháp và những qui
đònh hay không – sở dó có điều đó là do bản chất cộng đồng của nó”.
Xuất phát từ yêu cầu trên, công việc quản trò NHTM mà mục tiêu tối
thượng là hiệu quả kinh doanh không chỉ mang ý nghóa cấp bách mà còn cơ bản
và lâu dài, quyết đònh sự thành bại của một đònh chế tài chính trung gian quan
trọng vào loại bậc nhất này. [3]
Trở về với đối tượng nghiên cứu – NHNo & PTNT Tỉnh Bình Thuận, quá
trình hoạt động những năm qua, tuy có chiều hướng phát triển, nhưng vẫn còn
không ít khó khăn do tác động từ những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan,
dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưa cao, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tiến
trình cơ cấu lại NHNo VN để bước vào hội nhập. Vì vậy, vấn đề trước tiên đặt ra
cho NHNo Bình Thuận là nâng cao hiệu quả kinh doanh, đáp ứng yêu cầu hội
nhập quốc tế của NHNo VN, phấn đấu trở thành một NHTM mạnh trên đòa bàn
và khu vực, đủ sức cạnh tranh, tạo thế ổn đònh, an toàn, hiệu quả và không ngừng
phát triển.
Từ những suy nghó trên, tôi đã chọn đề tài “ Một số giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh doanh của NHNo Bình Thuận ” để xây dựng bản luận văn Cao
học.

Với tinh thần đó, mục tiêu đề tài nhằm vào: Phân tích môi trường và hiệu
quả kinh doanh của NHNo Bình Thuận giai đoạn 2001-2004, từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh của đơn vò. Qua đó kiến nghò các


3

cấp hữu quan về một số biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh của ngành
NHNo VN.
Nội dung đề tài sẽ tái hiện bức tranh hoạt động của NHNo Bình Thuận trên
đòa bàn, nhìn nhận một cách khái quát môi trường kinh doanh, những kết quả đạt
được, hạn chế và nguyên nhân, đồng thời đề ra các giải pháp khắc phục, giúp
NHNo Bình Thuận đủ sức cạnh tranh mở rộng thò phần, nâng cao hiệu quả kinh
doanh, từng bước tiến lên hiện đại hóa NHTM; đồng thời kiến nghò NHNo VN
thực hiện một số giải pháp nhằm tháo gở những vướng mắc trong hoạt động của
hệ thống chi nhánh trực thuộc, bảo đảm sự không ngừng lớn mạnh trong hoạt
động kinh doanh của NHNo VN.
Với mục tiêu tổng quát nêu trên, phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Nghiên cứu hoạt động kinh doanh của NHNo Bình Thuận giai đoạn 20012004.
- Nghiên cứu một số chủ trương, chính sách, qui đònh của nhà nước liên
quan đến hoạt động NHTM nói chung, NHNo VN, trong đó NHNo Bình Thuận
nói riêng.
- Một số chủ trương của đòa phương về phát triển kinh tế - xã hội thời gian
qua.
Với phạm vi nghiên cứu như trên, nội dung nghiên cứu được triển khai theo
phương pháp tổng thể- dựa trên cơ sở nghiên cứu khía cạnh chung, thống nhất ở
các đơn vò trực thuộc NHNo Bình Thuận, qua đó phát biểu thành vấn đề chung
của NHNo Bình Thuận.



4

CHƯƠNG I
PHẦN LÍ LUẬN - TỔNG QUAN VỀ NHTM
I. Những vấn đề cơ bản về NHTM.
Theo pháp luật Việt Nam, NHTM là loại hình TCTD, hoạt động kinh doanh
tiền tệ và dòch vụ NH với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền
này để cấp tín dụng và cung ứng các dòch vụ thanh toán. [16]
NHTM – một tổ chức trung gian tài chính, có hoạt động gần gũi với công
chúng và nền kinh tế – NHTM xuất hiện theo yêu cầu của nền kinh tế. Trong quá
trình hình thành và phát triển NHTM đã đi từ bước cực kỳ thô sơ và chính nhu cầu
phát triển của nền kinh tế - xã hội đã là tác nhân thúc đẩy hoạt động NH để có
được mức độ hiện đại ngày hôm nay. Lòch sử đã chứng minh rằng NHTM là sản
phẩm và được tách ra từ NHTW ( NH phát hành). Vào thời sơ khai, hoạt động NH
chỉ bao gồm một số nghiệp vụ đơn giản như: bảo quản , giữ hộ tiền và đổi tiền
hưởng hoa hồng. Trong vòng 5 thế kỉ ( từ thế kỷ V – thế kỉ X) hoạt động NH có
những bước tiến dài so với NH sơ khai ( đây là giai đoạn 2 của lòch sử NH) nhờ có
những tiến bộ về mặt nghiệp vụ như sau: (i) Bắt đầu ghi chép và theo dõi hoạt
động của thân chủ qua số liệu tài khoản, sổ sách kế toán cũng được thông tri cho
tòa án để làm bằng chứng trong các cuộc tranh tụng. (ii) p dụng phương pháp bù
trừ ( Comperosation). (iii) Nghiệp vụ chuyển tiền. (iiii) Bảo lãnh bằng các thương
phiếu. (iiiii) Chiết khấu thương phiếu.
Từ thế kỹ XI, hoạt động NH đã bước vào giai đoạn 3 với việc mạnh dạn
cho vay, tạo các khoản tiền mới trong lưu thông, nghóa là NH đã tham gia vào
hoạt động cung ứng tiền. Hoạt động NH ở giai đoạn 3 gắn chặt với việc tạo ra
“tiền NH”. Các chứng thư do NH phát ra (như séc ngày nay) từ xa xưa đã được
chấp nhận như phương tiện thanh toán trong giao dòch và trao đổi. Đến cuối thế
kỷ XVII, ở NH bắt đầu xuất hiện nghiệp vụ cho vay. Do tiền NH từ đầu thế kỉ
XVII đã được chấp nhận trong thanh toán như là tiền mặt, quá trình tạo ra tiền
NH làm ảnh hưởng sâu sắc tổng cung tiền tệ trong nền kinh tế.

Từ năm 1609-1694 các NH đều có quyền tạo ra những tờ giấy bạc có hiệu
lực pháp lý như nhau trong lưu thông, dẫn đến tình trạng phát hành tiền NH bò
lạm dụng, làm cho trong nước có nhiều giấy bạc khác nhau gây cản trở việc giao
lưu và phát triển kinh tế. Để hạn chế việc phát hành, chính phủ các nước lần lượt
giới hạn “quyền phát hành tiền” về cho một số NH và cuối cùng là một NH duy
nhất vào cuối thế kỉ XVII. Những NH còn lại chỉ còn một quyền đó là cho vay và


5

đi vay tiền tệø, từ đây họ mới bắt đầu tạo ra những chứng thư cho vay và thanh
toán. Tuy nhiên phải sau 1945, khi các nhà nước thực sự quốc hữu hoá NHTW và
độc quyền phát hành giấy bạc pháp đònh ( tiền NHTW), các loại chứng thư của
NH trung gian mới được chấp nhận rộng rãi như tiền. Như vậy, tuy NH ra đời từ
rất lâu ( Thế kỉ XV) nhưng tiền của nó chỉ được lưu hành rộng rải từ đầu thế kỷ
XX.
Sau khi Chính phủ các nước qui đònh việc phát hành tiền là độc quyền của
NHTW thì các NH còn lại chỉ làm nhiệm vụ những trung gian tài chính giữa
người cho vay và người đi vay tiền trong nền kinh tế, các NHTW hoàn toàn biệt
lập với công chúng, mọi hoạt động của nó đều thông qua những đònh chế trung
gian và chính phủ để tiếp cận với công chúng. Từ nguyên nhân này, những NH
còn lại trong nền kinh tế được gọi là “ NH trung gian”. Trong loại hình NH trung
gian, hệ thống các NHTM chiếm vò trí quan trọng nhất về qui mô tài sản và về
thành phần các nghiệp vụ – hoạt động của NHTM bao gồm 3 lónh vực: nghiệp vụ
nợ (huy động vốn), nghiệp vụ có (cho vay kinh doanh) và nghiệp vụ môi giới
trung gian (dòch vụ thanh toán, đại lý, tư vấn, thông tin, giữ hộ chứng từ, vật có
giá….). Ba loại nghiệp vụ đó có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ, thúc đẩy nhau
phát triển, tạo nên uy tín cho NH, chính sự kết hợp đồng đồng bộ đó đã trở thành
qui luật hoạt động cho NH và tạo thành xu hướng kinh doanh tổng hợp đa năng
của các NHTM. [3]

Vai trò & nhiệm vụ của NHTM thể hiện qua sơ đồ sau:
NH:
Tiền
gửi

Cá nhân
Tổ chức

-Thu thậpCá
tiền gửi
- Cho vay
- Cung ứng dòch vụ

Cá nhân

Cho vay

Tổ chức

Nghiệp vụ chính

- Dòch vụ ngoại hối
- Dòch vụ tư vấn
- KD chứng khoán
- .v.v……

Nghiệp vụ kết hợp


6


Ở nước ta, sau khi cả nước thống nhất, hệ thống NHTM thực thụ được hình
thành năm 1988 sau khi tách ra từ NHNN ( thành lập hệ thống NH 2 cấp). Theo
luật các tổ chức Tín dụng Việt Nam thì NH là loại hình tổ chức Tín dụng được
thực hiện toàn bộ hoạt động NH và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.
[16] Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình NH gồm: NHTM, NH
phát triển, NH đầu tư, NH chính sách, NH hợp tác và các loại hình NH khác.
NHNo VN là NHTM nhà nước, hoạt động theo luật các TCTD & luật pháp liên
quan.
II. Đặc trưng hoạt động kinh doanh của NHTM.
1- Quan hệ tín dụng NHTM dựa trên nguyên tắc có hoàn trả.
NHTM với tư cách là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, hoạt động trên cơ sở
đi vay để cho vay thông qua nghiệp vụ tín dụng. Hành vi kinh doanh tiền tệ của
NHTM thực chất là mua quyền sử dụng vốn ( thuê ) và bán ( cho thuê ) lại quyền
sử dụng vốn đó, nó hoàn toàn khác với các loại hình kinh doanh khác của các tổ
chức kinh tế, thể hiện như sau:
- Quan hệ tín dụng (đi vay và cho vay) chủ yếu dựa vào lòng tin lẫn nhau.
Khác với quan hệ mua bán thông thường khác, quan hệ tín dụng NH chỉ trao đổi
quyền sử dụng giá trò khoản vay, chứ không trao đổi quyền sở hữu khoản vay.
Người cho vay giao giá trò khoản vay dưới dạng tiền tệ và hàng hoá cho đối tác sử
dụng khoản vay trong thời hạn cam kết, người vay phải hoàn trả toàn bộ giá trò
khoản vay cộng thêm khoản lợi tức trả cho người cho vay. Do vậy, thực thể khoản
vay vẫn còn tồn tại và có thể luân chuyển từ người này sang người khác do hoạt
động cho vay của chủ thể cho vay.
Trong quan hệ tín dụng, giá trò hàng hoá “khoản vay” không thay đổi hình
thái, mà nó chỉ được chuyển từ người cho vay sang người đi vay và chỉ có một
bên nhận được giá trò, bởi vì chỉ có một bên nhượng đi giá trò mà thôi.
Điều này có nghóa là hàng hoá “ khoản vay ” có đặc điểm sẽ quay trở về
điểm xuất phát của nó, mà vẫn giữ nguyên vẹn giá trò vốn có, đồng thời lại lớn
lên thêm trong quá trình vận động.

2- Lãi suất – đặc trưng về giá cả trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
Lãi suất là giá cả của tín dụng. Lãi suất biểu hiện giá cả khoản tiền mà


7

người cho vay đòi hỏi khi tạm thời trao quyền sử dụng khoản tiền của mình cho
người khác. Người đi vay coi lãi suất là khoản chi phí phải trả cho nhu cầu sử
dụng tạm thời tiền của ngưòi khác. Khi sử dụng khoản tiền vay vào quá trình
SXKD, ngưòi đi vay sẽ thu được lợi nhuận, một phần lợi nhuận này trả cho người
cho vay. Như giá cả của mọi hàng hoá khác, lãi suất cũng phụ thuộc quan hệ
cung cầu. Cung, cầu vốn được hình thành trên cơ sở nguồn ký thác và yêu cầu
của nền kinh tế. Tuy nhiên lượng vốn được cung ứng lại phụ thuộc lãi suất.
Trong thực tiễn, lãi suất chòu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: kỳ hạn
thanh toán, mức độ rủi ro, khả năng thanh khoản, lạm phát, tỷ giá hối đoái, chi
phí hành chính…… Tuy nhiên, để đơn giản hoá một vấn đề phức tạp, lý thuyết vốn
có thể cho vay chỉ qui về một nhân tố cung cầu vốn để nghiên cứu. Lý thuyết này
trong thực tế có thể thấy ở bất cứ nơi đâu có sự biến động về lãi suất cho vay của
NH. Cho dù dich vụ kinh doanh của NH không kém phần quan trọng, nhưng rõ
ràng công việc kinh doanh của NH vẫn là hoạt động như một trung gian tài chính
đó là: chi trả tiền lãi cho phần tiền gửi của khách hàng và thu lãi đối với khoản
tiền cho khách hàng vay. Ở đây ta lưu ý đến hai nhân tố cơ bản cấu thành trong
bất kỳ một lãi suất nào, đó là: (i) phần tiền trả cho người cho vay khi quyền sử
dụng vốn được hoàn trả cho người sở hữu và (ii) phần tiền trang trải chủ yếu rủi
ro trong trường hợp quyền sử dụng vốn không được hoàn trả.
Do đó hình thành nhiều loại lãi suất khác nhau của NHTM.
3- Yếu tố niềm tin trong hoạt động tín dụng NH.
Trong lónh vực hoạt động tài chính, một chủ thể được xem là uy tín khi chủ
thể khác tin tưởng và sẵn sàng ký thác tài sản hoặc tiền bạc cho họ. Tín nhiệm là
yếu tố bao trùm trong hoạt động tín dụng, là điều kiện cần cho quan hệ tín dụng

phát sinh.
Từ đó có thể thấy rằng quan hệ tín dụng phải song hành với lòng tin. Khi
thiếu lòng tin, người ta buộc phải gia cố lòng tin bằng các “quyền truy đòi”, áp
dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay…
Lòng tin trong quan hệ tín dụng được biểu hiện cả hai phía: người cho vay
và người đi vay. Riêng về phía người đi vay, nếu họ cảm nhận người cho vay
không đủ điều kiện đáp ứng cho họ về lượng tín dụng, thời hạn cho vay, năng lực


8

đàm phán, các điều kiện phục vụ… thì quan hệ tín dụng vẫn có thể không phát
sinh.
Lòng tin trong quan hệ tín dụng có những nét đặc biệt hơn so với yếu tố
lòng tin trong các quan hệ phi NH bởi NH đóng vai trò là người cho vay vừa là
người đi vay. Do vậy, NH một mặt phải thể hiện lòng tin , mặc khác phải kiểm tra
lòng tin với khách hàng. Điều này trực tiếp quyết đònh sự an toàn, hiệu qủa, đồng
nghóa với sự sinh tồn của NHTM.
Một đặc thù của hoạt động NH là tình trạng tài chính của một NH phụ
thuộc vào niềm tin của khách hàng gửi tiền đối với giá trò tài sản của NH đó. Nếu
họ tin rằng nhiều tài sản của NH đã giảm giá trò thì có thể làn sóng rút tiền ký
thác sẽ diễn ra mạnh mẽ, dẫn đến phá sản không chỉ riêng NH quản lý kém về
tài sản mà còn kéo theo cả hệ thống.
4- Tín dụng NH tạo tiền ký thác, tạo tài nguyên cho hoạt động NH.
Tạo và hủy tiền là chức năng riêng của tín dụng NH và làm cho hoạt động
tín dụng của NH khác hẳn với hoạt động kinh doanh thông thường khác. Thû sơ
khai, các NH có thể tạo tiền bằng việc phát hành các ngân phiếu thanh toán ( tiền
thân của giấy bạc NH ) thay cho vàng trong lưu thông. Ngày nay, NHTM tạo tiền
bằng cách tạo ra bút tệ ( tiền ghi sổ) theo phương pháp cho vay chuyển khoản.
Khi NHTM cho vay bằng tiền mặt, việc cho vay thực chất là chuyển số tiền

từ tay người này sang tay người khác sử dụng, người cho vay mất đi cái mà người
đi vay nhận được. Nhưng khi NH cho vay chuyển khoản thì NH không mất đi cái
gì mà khách hàng còn có phương tiện tạo ra sức mua.
Tóm lại, trong các loại tín dụng khác, cho vay hoặc thu nợ đều là quá trình
chuyển một lượng tiền từ tay người này sang tay người khác. Trong khi NHTM
cho vay chuyển khoản sẽ tăng lượng tiền (bút tệ), ngược lại khi thu nợ bằng
chuyển khoản sẽ làm giảm một lượng tiền.
Có thể nói rằng NHTM thông qua công cụ tín dụng đã tạo và hủy tiền,
cung cấp phương tiện thanh toán cho nền kinh tế. Như vậy, NHTM đã tạo tài
nguyên quan trọng nhất phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.
5- Sử dụng công nghệ đặc biệt: công nghệ biến đổi cơ cấu thời hạn của các
đồng tiền.


9

Hoạt động kinh tế trong xã hội luôn phát sinh tình trạng lưỡng lập, đó là
luôn có những người thừa tiền muốn cho vay và những người thiếu tiền muốn đi
vay. Thò trường tài chính trực tiếp sẽ bò bế tắc trong trường hợp này, nhưng thò
trường tài chính gián tiếp có đủ điều kiện để giải quyết bế tắc trên. Thông qua
họat động tín dụng, NHTM tuy nắm giữ các tích sản kém tính lưu hoạt so với tiêu
sản mà họ phát hành, nhưng vẫn duy trì được năng lực chi trả, đó là đặc trưng mà
tài chính trực tiếp không có được.
Các biện pháp nhằm thay đổi cơ cấu thời hạn ngân quỹ luôn đáp ứng được
yêu cầu về khả năng thanh toán cho khách hàng và khả năng thanh khoản của
NH, đã hình thành một công nghệ đặc biệt của NH - công nghệ thay đổi thời hạn
sử dụng của các đồng tiền.
Thước đo hiệu quả kinh doanh của NHTM là lợi nhuận. Tính khả dụng và
khả năng sinh lời của một tài sản NHTM luôn đối nghòch nhau. Do đó, NH phải
chọn một mức cân bằng giữa các tài sản có tính khả dụng cao nhưng khả năng

sinh lời kém và tài sản có tính khả dụng kém nhưng khả năng sinh lời cao, đồng
thời xem xét vấn đề đối nghòch giữa tính khả dụng và khả năng sinh lời trong khả
năng có thể chấp nhận được. Công nghệ đặc biệt của NH – công nghệ biến đổi cơ
cấu thời hạn của các đồng tiền, là cách làm cho hai yêu cầu có tính tương phản là
“ an toàn và hiệu quả” trở thành tương hợp. Trong nền kinh tế phát triển, công
nghệ NH hiện đại, việc gửi và rút tiền được nhanh chóng, thuận lợi, đã kích thích
công chúng gửi tiền vào NH, vì đó là việc làm nhiều lợi ích so với để tiền trong
túi. Đến lúc ấy, công nghệ biến đổi thời hạn sử dụng của các đồng tiền của
NHTM mới thật sự đầy đủ ý nghóa.
Để tương hợp hai yếu tố: an toàn và hiệu quả, NH đã phải luôn tìm biện
pháp đầu tư tài chính có hiệu quả cao nhất, đồng thời phải bảo đảm khả năng
thanh khoản bằng cách sắp xếp hài hòa các yếu tố tài sản “nợ” và tài sản ‘có”,
đồng thời cũng phải khéo léo áp dụng các kỹ thuật tạo nguồn ký thác mà NH
được quyền sử dụng.
6- Trung tâm biến đổi và tiếp nhận rủi ro trong nền kinh tế.
Quan niệm về NHTM và hoạt động của nó chỉ thực sự đúng đắn và đầy đủ
ý nghóa thực tiễn khi được xem xét gắn với hoạt động của nền kinh tế. Đặc biệt
khi được xem xét dưới góc độ rủi ro của nền kinh tế. Ở những nội dung trên, khi
bàn về tính chất trung gian tài chính của NHTM, chúng ta chỉ xem xét NHTM


10

theo các chức năng tương đối độc lập trong quan hệ với nền kinh tế. Trong thực
tiễn, hệ thống NH và nền kinh tế luôn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau
một cách chặt chẽ và nhạy bén. Khi NHTM làm nhiệm vụ trung gian tín dụng,
hoạt động NHTM đã ngầm chứa đựng rủi ro. Hơn nữa khách hàng của NHTM là
các chủ thể chứa đựng rủi ro, họ đến NH là muốn san sẽ rủi ro đó cho NH.
Đối với khách hàng, rủi ro gây ra cho họ hết sức đa dạng và phong phú và
xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau ở môi trường nội tại lẫn ngoại vi; từ những

yếu tố kinh tế vi mô đến những tác động từ kinh tế vó mô. Qua con đường tín
dụng họ có thể chuyển các rủi ro đó cho NH.
Đến lượt mình, với chức năng trung gian tài chính, NH trở thành một trung
gian chuyển rủi ro trong nền kinh tế. Thông qua các kênh ký thác, NHTM nhận
các luồng tài chính từ những người cho vay đầu tiên, còn thông qua kênh tín
dụng, NHTM chuyển các luồng tài chính đến người vay sau cùng. Tương tự,
NHTM cũng chuyển đi hoặc nhận về các luồng tài chính từ các đònh chế tài chính
khác. Khi làm việc này, NHTM cũng đồng thời tạo lập các kênh dẫn rủi ro giữa
các chủ thể kinh tế, các đònh chế tài chính với nhau. Rủi ro này có tính chất lây
lan. Vì vậy, tác hại lây lan rủi ro của NHTM là đặc điểm cần lưu ý.
NHTM là chủ thể kết nối ý nguyện về thời hạn đồng tiền giữa 2 chủ thể
nêu trên . Làm việc này, NHTM đã biến đổi rủi ro – giảm rủi ro tái đầu tư cho
người điù vay cuối cùng, đồng thời giảm rủi ro thanh khoản cho người cho vay đầu
tiên. Trường hợp này, NHTM tất nhiên đã nhận về mình các rủi ro khách hàng
chuyển đến .
Sử dụng tiền gửi ngắn hạn để cho vay dài hạn là một trong những biện
pháp tối đa hoá lợi nhuận của NHTM, nhưng rủi ro thanh khoản kèm theo cũng
không nhỏ. Tuy nhiên, vì mục tiêu tối thượng là tối đa hoá lợi nhuận, các NHTM
đều cố gắng hiệu quả hoá tài sản nợ theo phương pháp trên, vì họ tin rằng việc
gửi tiền của khách hàng là một chuỗi tương đối liên tục khi NH còn duy trì được
sự tín nhiệm với các đối tác.
Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh của NHTM
mở rộng lợi nhuận nhưng cũng đồng thời mở rộng rủi ro cho các chủ thể kinh tế
và cho cả nền kinh tế. Các trung gian tài chính là đầu mối nhạy cảm nhất trong
việc chuyển tải các tác động vi mô lên nền kinh tế vó mô và ngược lại . Vì thế, ổn


11

đònh hoạt động của trung gian tài chính là một trong những tiền đề cơ bản để ổn

đònh kinh tế vó mô. [2], [3], [4]

III. Hiệu quả kinh doanh của NHTM.
Cũng như bao doanh nghiệp khác, mục tiêu tối thượng trong hoạt động của
NHTM là lợi nhuận, trong đó lành mạnh và ổn đònh luôn là nền tảng của hoạt
động NHTM. Lợi nhuận là thước đo hiệu quả kinh doanh của NHTM. Tuy nhiên,
lợi nhuận NHTM chòu sự tác động của rất nhiều yếu tố. Vì vậy, khi xem xét hiệu
quả kinh doanh của NHTM, ngoài hệ thống chỉ tiêu về tài chính, người ta còn
xem xét đến nhiều chỉ tiêu liên quan về qui mô và chất lượng tài sản “nợ”, tài
sản “có”, nghiệp vụ trung gian, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời v.v…
Trong phạm vi luận văn, chỉ tập trung đề cập khái quát một số vấn đề lý thuyết
trực tiếp liên quan sau đây:
1- Chất lượng tài sản có.
Tài sản “có” là phần nguồn vốn được sử dụng vào kinh doanh và duy trì
khả năng thanh toán của một NHTM. Chất lượng tài sản “có” là chỉ tiêu tổng hợp
nhất nói lên khả năng bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời và năng lực
quản lý của một NHTM. Phần lớn rủi ro vốn trong kinh doanh tiền tệ đều tập
trung ở tài sản “có”.
Thông thường, tài sản “có” của NHTM bao gồm:
+ Tiền mặt và tiền gửi ở NHNN: loại tài sản này không sinh lời, chủ yếu
dùng vào mục đích thanh khoản (trừ loại dự trữ thặng dư khi được sử dụng như tài
sản “có” sinh lời). Loại này gọi chung là tiền dự trữ, bao gồm: dự trữ bắt buộc
(dự trữ pháp đònh), dự trữ luân chuyển, dự trữ thặng dư (dự trữ dư thừa).
Tiền dự trữ là các tài sản lưu hoạt cao, có thể đáp ứng tức khắc các nhu cầu
rút tiền của người ký thác.
+ Cho vay các TCKT và các tầng lớp dân cư : đây là bộ phận sinh lời chủ
yếu và cũng là nơi phát sinh nhiều rủi ro của NHTM.
+ Đầu tư và kinh doanh chứng khoán.
+Tài sản có khác: tài sản cố đònh và thiết bò; các khoản phải thu….



12

Để phân tích tài sản “có” một cách toàn diện, các nhà quản trò phải nghiên
cứu từ việc xác đònh chính sách, chiến lược kinh doanh đến các thủ tục nghiệp vụ,
khả năng kiểm soát nội bộ và độ an toàn về tài sản của NH. Khi cấp tín dụng, các
NH phải quan tâm đến nguyên tắc rủi ro… Khi phân tích tài sản “có”, công việc
đầu tiên của nhà quản trò là phải phân loại các khoản nợ để quản lý một cách
hiệu quả các khoản nợ này.
Tài sản “có” của NHTM phần lớn là các khoản cho vay. Do đó, việc đánh
giá chất lượng tín dụng và xem xét sự tác động của nó đối với các yếu tố tài
chính là việc làm quan trọng trong phân tích. Sức bền của một NHTM phụ thuộc
rất nhiều vào chất lượng tài sản “có” và tình hình trích lập dự phòng rủi ro.
2- Khả năng thanh toán.
Khả năng thanh toán của NHTM có thể xem xét theo nhiều góc độ khác
nhau. Theo chúng tôi khả năng thanh toán của một NHTM là tình trạng tiền mặt
sẳn sàng (Access to ready cash) để chi trả hay gia tăng tài sản có.
Đánh giá khả năng thanh toán của một NHTM là vấn đề khó khăn. Về cơ
bản, phân tích khả năng thanh toán của một NHTM là xem xét khả năng giải
quyết được vấn đề nguồn vốn vào lúc tương đối bức xúc.
3- Khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời là kết quả cụ thể nhất của quá trình kinh doanh. Mọi
doanh nghiệp trong nền kinh tế thò trường chỉ có thể tồn tại và phát triển bằng
cách tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp đánh
giá hiệu quả kinh doanh của các NHTM. [2], [3], [4], [5]
Để lượng hóa những vấn đề nêu trên, người ta thường sử dụng một số chỉ
tiêu quan trọng sau đây để đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM:
1. Chỉ tiêu về nguồn vốn:
Số dư của từng loại nguồn vốn
Tỷ trọng từng loại nguồn vốn = ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ x 100

Tổng nguồn vốn
Vốn huy động
Tỷ trọng vốn huy động = ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ x 100
Vốn tự có của NH


13

2. Chỉ tiêu về chất lượng tài sản “có”:
Tổng dư nợ
Dư nợ quá hạn
H₁ = ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ ;
H3 = ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Nguồn huy động
Tổng dư nợ cho vay
H₁ : Xác đònh hiệu quả của một đồng vốn huy động. Nếu H₁ càng lớn, vốn
tồn đọng càng ít, đồng thời rủi ro tín dụng càng lớn.
H₃ : Thể hiện chất lượng tín dụng.
3. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán:
Người ta thường dùng chỉ số sau đây để đánh giá khả năng thanh toán của
NHTM:
Tài sản “có” động
Khả năng thanh toán tức thì = ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ x 100
Tài sản “nợ” dễ biến động
Tài sản có động là tài sản có dễ chuyển đổi thành tiền. Chỉ số đo lường khả
năng thanh toán tức thì cao, chứng tỏ NH có thanh khoản tốt. Nhưng nếu chỉ số
này quá cao, nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NH.
Vấn đề đặt ra là chỉ số này ở mức bao nhiêu là hợp lý. Thông thường, các
NHTM hoạt động tốt có thể duy trì chỉ số này tương đối thấp so với NHTM hoạt
động yếu kém.

4. Khả năng sinh lời: Để đánh giá lợi nhuận của NHTM, người ta thường sử
dụng các chỉ số sau đây:
Thu nhập ròng
ROA = ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ x 100
Tài sản có

;

Thu nhập ròng
ROE = ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ x 100
Vốn tự có

Ngoài ra, người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu bổ sung sau:
Thu nhập ròng
* Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng thu nhập = ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ x 100
Tổng thu nhập

*Tỷ suất lợi nhuận

Lãi ròng
= ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ x 100


14

*Lãi ròng biên tế

Tài sản có sinh lời
Thu nhập lãi - chi phí lãi
= ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Tích sản sinh lãi ròng

Trong hệ thống NHNo VN, chi nhánh cấp 1 (NHNo Tỉnh, Thành phố và các
đơn vò thành viên khác) không được NHNo VN giao chỉ tiêu lợi nhuận mà sử
dụng chỉ tiêu Qũy thu nhập để đánh giá năng lực tài chính và hiệu quả kinh
doanh.
Qũy thu nhập = Doanh thu – chi phí (không kể chi lương)
Bên cạnh, căn cứ Thông tư số 49/2004/TT-BTC ngày 03/06/2004 của Bộ
Tài chính về hướng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các tổ
chức tín dụng nhà nước, NHNo VN đã cụ thể hóa hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả kinh doanh đối với chi nhánh cấp 1 trực thuộc trong hệ thống NHNo VN bao
gồm:
(1) Tốc độ tăng trưởng huy động vốn tại đòa phương.
Số dư vốn huy động bình quân của năm nay
(1) = ( ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ - 1 ) x 100
Số dư vốn huy động bình quân của năm trước
(2) Tốc độ tăng trưởng đầu tư vốn.
Dư nợ cho vay và đầu tư giấy tờ có giá bình quân năm nay
(2) = ( ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ - 1 )x 100
Dư nợ cho vay và đầu tư giấy tờ có giá bình quân năm trước
Tài sản có sinh lời bình quân
(3) Khả năng sinh lời = ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ x 100%
Tổng tài sản có nội bảng bình quân
(4) Tỷ lệ thu dòch vụ.
Số Dư NQH cuối kỳ
(5) Tỷ lệ NQH = ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ x 100
Tổng dư nợ cho vay cuối kỳ
(6) Chênh lệch lãi suất = Lãi suất thực tế đầu ra – Lãi suất thực tế đầu vào



15

IV- Những vấn đề rút ra từ việc nghiên cứu lý luận:
Từ thực trạng hoạt động NHNo Bình Thuận, luận văn đã nêu lý do chọn đề
tài luận văn là nhằm tháo gở những vùng mắc và hạn chế trong hoạt động kinh
doanh của NHNo Bình Thuận. Trong phạm vi nghiên cứu, các nội dung nghiên
cứu được thực hiện theo phương pháp tổng thể - nghiên cứu khía cạnh chung,
thống nhất ở các đơn vò trực thuộc, qua đó phát biểu thành vấn đề chung của
NHNo Bình Thuận.
Trong phần lý luận, luận văn đã khái quát lòch sữ hình thành và phát triển
của hệ thống NHTM trên thế giới và Việt Nam nói riêng; đề cập vai trò, nhiệm
vụ của NHTM. Trọng tâm của phần lý luận là hệ thống hóa những vấn đề cơ bản
về đặc trưng hoạt động kinh doanh của NHTM, từ đó đề cập đến nội dung về
hiệu quả kinh doanh của NHTM nói chung, cũng như những qui đònh về quản lý
hiệu quả kinh doanh trong hệ thống NHNo VN.
Qua nghiên cứu lý luận tổng quan về NHTM có thể rút ra một số bài học
chủ yếu để vận dụng vào quản trò NHTM như sau:
- Sự hình thành và phát triển của NHTM xuất phát từ yêu cầu của nền sản
xuất hàng hóa và gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của xã hội loài người qua
nhiều giai đoạn lòch sữ.
- NHTM – trung gian tài chính có khả năng kết nối ý nguyện giữa chủ thể
ký thác và chủ thể vay vốn để kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác; có
khả năng biến đổi cơ cấu thời hạn các đồng tiền để ứng dụng vào hoạt động kinh
doanh một cách có hiệu quả dựa trên qui luật số lớn, nhưng đồng thời cũng có
nhiều khả năng nhận rủi ro và chuyển rủi ro trong mối quan hệ với nền kinh tế.
Vì vậy, yếu tố niềm tin và chất lượng tín dụng luôn là cơ sở và nền tảng của hiệu
quả kinh doanh. Mọi sự suy giảm về niềm tin (có sự chi phối chủ yếu của chất
lượng tín dụng) đều dẫn đến suy giảm hiệu quả kinh doanh hoặc đổ vở hoạt động
NHTM, mà tác động của hậu quả này không chỉ dừng lại ở một NHTM riêng lẽ,
đồng thời tác động xấu đến kinh tế vó mô. NHTM luôn phải lưu ý rằng: càng cao

lợi nhuận càng nhiều rủi ro. Vì vậy, trong quản trò hoạt động tín dụng luôn cần có
biện pháp giám sát chặt chẽ để làm cho hai yếu tố tương phản là an toàn và hiệu
quả trở thành tương hợp. Đây là vấn đề không hề đơn giản trong quản trò NHTM.


16

- Lãi suất là giá cả của tín dụng. Lãi suất được cấu tạo bởi nhiều nhân tố,
gồm cả các nhân tố chủ quan lẫn khách quan. Trong nền kinh tế thò trường, cần
đặc biệt quan tâm đến quan hệ cung cầu về vốn – nhân tố quan trọng cấu thành
lãi suất. Vì vậy không thể chủ quan duy ý chí trong ấn đònh lãi suất, mà phải tuân
thủ chặt chẽ các qui luật kinh tế thò trường, dự báo khả năng lạm phát (liên quan
đến lãi suất thực), biện pháp quản trò khe hở (GAP) liên quan cơ cấu tài sản “nợ”
và tài sản “có” biến động … để xây dựng hệ thống lãi suất phù hợp với mục tiêu
không ngừng nâng cao lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro tín dụng, lãi suất, tỷ giá, thanh
khoản … kết hợp với chiến lược chiếm lónh và mở rộng thò phần hoạt động. Mặt
khác, cần lưu ý mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt thu hút nguồn vốn giá
rẻ, tiết giảm chi phí vốn, tăng cường hiệu quả kinh doanh.
- Hoạt động NHTM đang trong lộ trình hội nhập quốc tế, yêu cầu bức xúc
đặt ra cho hệ thống NHTM là mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng kinh doanh.
Để thỏa mãn yêu cầu trên, đòi hỏi NHTM phải luôn tăng cường nguồn vốn kinh
doanh, đổi mới và ứng dụng công nghệ NH tiên tiến, phương pháp quản trò và tác
nghiệp NHTM hiện đại. Vấn đề này liên quan đến năng lực tài chính và chất
lượng nguồn nhân lực của NHTM, trong đó chất lượng nhân lực là nhân tố then
chốt, quyết đònh sự thành bại trong hoạt động. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống
nhân lực có chất lượng và không ngừng nâng cao là không thể thiếu và tối trọng
đối với hoạt động NHTM trong điều kiện hội nhập và song hành với nền kinh tế
tri thức cận kề.



17

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo BÌNH THUẬN.

I. Tình hình kinh tế – xã hội Tỉnh Bình Thuận.
Bình Thuận là một tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, diện tích vùng lãnh hải
52.000 km2 với 192 km bờ biển. Bình Thuận tiếp giáp với Tỉnh Đồng Nai và Bà
Ròa- Vũng Tàu, đây là điều kiện để Bình Thuận tiếp cận, giao lưu với khu vực
kinh tế phát triển vào loại bậc nhất Việt Nam. Bình Thuận với diện tích tự nhiên:
7.828 km2, với 10 huyện, thành phố, trong đó có 4 huyện với 62 xã thuộc miền
núi, vùng cao, 27 xã thuộc diện khó khăn. Bình Thuận có vò trí khá thuận lợi, có
nhiều tiềm năng về đất đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên để phát triển
nông nghiệp, công nghiệp, dòch vụ du lòch biển. Về công nghiệp, Bình Thuận với
nền công nghiệp tuy còn non trẻ, nhưng có nhiều triển vọng phát triển. Với chính
sách khuyến khích đầu tư thông thoáng và tạo nhiều thuận lợi, đã làm cho Bình
Thuận trở thành một trong những miền đất thu hút được nhiều dự án đầu tư trong
và ngoài nước. Bình Thuận có dân số 1,220 triệu ngøi với 27 dân tộc chung
sống, trong đó gần 70% sống ở nông thôn; mặt bằng dân trí còn thấp, nhiều hủ
tục chi phối đời sống kinh tế văn hóa. Đây là một trong những khó khăn làm hạn
chế khả năng phát triển kinh tế – xã hội trên đòa bàn. Cơ cấu kinh tế Tỉnh Bình
Thuận hiện đang chuyển dòch từ: Nông nghiệp – Dòch vụ – Công nghiệp sang
Công nghiệp – Dòch vụ – Nông nghiệp giai đoạn 2005-2010. Bên cạnh diện tích
đất nông nghiệp, Bình Thuận có diện tích đất rừng khá lớn, có điều kiện phát
triển chăn nuôi gia súc như : bò, dê, cừu… Với chiều dài bờ biển như trên, Bình
Thuận có nhiều thuận lợi trong khai thác đánh bắt thủy sản với nhiều loại có giá
trò cao trong tiêu thụ nội đòa và xuất khẩu. Có thể nói, Bình Thuận là một trong số
các đòa phương có thế mạnh về biển. Cũng từ thế mạnh này, kinh tế Bình Thuận
đang mở ra hướng dòch vụ du lòch biển thu hút du khách trong và ngoài nước như:
Tà Cú, Mũi né, Hòn rơm, Hòa Thắng….

Về hệ thống cơ sở hạ tầng: quá trình phát triển, Bình Thuận bước đầu đã
xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất và tích lũy kinh nghiệm trong phát triển
kinh tế – xã hội, đặc biệt là mạng lưới giao thông đã hình thành về cơ bản, tạo
điều kiện phát triển kinh tế – xã hội trên đòa bàn nói chung, đặc biệt là thành phố
Phan Thiết.


18

Trong 4 năm qua, kinh tế Bình Thuận có sự phát triển tương đối toàn diện;
tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 12,04%. Các ngành kinh tế đều
có sự phát triển, đặc biệt là ngành công nghiệp và dòch vụ. Cơ cấu kinh tế trong
nông nghiệp đã có sự chuyển dòch đáng kể theo hướng mở rộng ngành chăn nuôi
với một số lượng lớn kinh tế trang trại và chăn nuôi qui mô gia đình, giảm diện
tích trồng lúa, tăng diện tích trồng cây công nghiệp dài ngày…
Tuy nhiên, Bình Thuận vẫn còn là Tỉnh nghèo với thu ngân sách tăng bình
quân hàng năm là 31,5%. Nhòp độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm
năng, chất lượng tăng trưởng còn kém, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn nhiều
hạn chế; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn diễn ra tương
chậm, chất lượng hạn chế. Trình độ phát triển các vùng trong tỉnh còn khá nhiều
chênh lệch, nhiều vùng còn yếu, đặc biệt là nông thôn, vùng sâu, vùng xa… Kinh
tế nông nghiệp chòu ảnh hưởng lớn bởi thiên tai, nắng hạn. Đời sống nhân dân,
đặc biệt nông dân còn nhiều khó khăn. Tốc độ chuyển dòch cơ cấu kinh tế chậm.
Điều này đã và sẽ còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của NHNo
Bình Thuận. [12], [13]
II. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo Bình Thuận.
1- Khái quát hoạt động kinh doanh của NHNo Bình Thuận giai đoạn
2001-2004.
Trên đòa bàn Tỉnh Bình Thuận hiện có 7 chi nhánh NHTM cùng tồn tại
gồm: AgriBank - ICB – VCB – BID – ACB – SacomBank – NH Cổ Phần

Phương Nam – Qũy TDND, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt là tại
đòa bàn thành phố Phan Thiết, thò xã Lagi. NHNo Bình Thuận được thành lập
năm 1988 sau khi chủ trương hình thành NH 2 cấp ra đời. NHNo Bình Thuận hiện
có 368 CBVC, đa phần được tiếp nhận từ NHNN và NH Đầu Tư Phát Triển (cũ);
mạng lưới rộng khắp từ thành phố Phan Thiết đến các Huyện, Thò xã, trụ sở chính
đặt tại Thành phố Phan Thiết với 10 chi nhánh cấp 2 và 14 chi nhánh cấp 3,
phòng giao dòch trực thuộc.
NHNo Bình Thuận là chi nhánh cấp 1 hạch toán báo sổ, trực thuộc NHNo
VN. Hoạt động kinh doanh của NHNo Bình Thuận tập trung chủ yếu vào lónh vực
tín dụng, trong đó tín dụng nông nghiệp chiếm tỷ trọng dư nợ trên 60%. Bên cạnh
sự cạnh tranh của các TCTD trên đòa bàn, hoạt động kinh doanh của NHNo Bình
Thuận luôn chòu ảnh hưởng nặng nề bởi rủi ro tín dụng do thiên tai cùng các yếu


19

tố thuộc môi trường nội tại. Vì vậy, kết quả kinh doanh của NHNo Bình Thuận
nhiều năm liền còn hạn chế và chỉ chuyển biến đáng kể trong những năm gần
đây.
2- Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.
2.1- Kết quả đạt được.
Thứ nhất, NHNo Bình Thuận đã huy động một lượng vốn đáng kể, góp
phần tháo gỡ khó khăn về vốn để cấp tín dụng, từng bước mở rộng hoạt động
kinh doanh.
Biểu 1: Tăng trưởng nguồn vốn của NHNo Bình Thuận.
Đơn vò tính: tỷ đồng

Chỉ Tiêu

2001


2002

2003

2004

BQ

1- Vốn huy động của NHNo
294
442
593
896
556
B.Thuận
Tỷ lệ tăng trưởng so với năm
50,34
34,16
51,09
44,98
trước (%)
2- Vốn huy động của NHNo
58.797
82.629
120.335
148.391 102.538
Việt Nam
Tỷ lệ tăng trưởng so với năm
40,53

45,63
23,31
36,14
trước (%)
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động KD NHNo Bình Thuận năm 2001,2002,2003,2004.

Thực hiện chủ trương của NHNo VN, NHNo Bình Thuận đã hướng ra thò
trường để khai thác nguồn vốn. 4 năm gần đây, nếu như mức tăng trưởng nguồn
vốn huy động bình quân của NHNo VN là 36,14% thì NHNo Bình Thuận tăng
44,98%. Quá trình huy động vốn cùng với việc mở rộng mạng lưới giao dòch,
NHNo Bình Thuận đã từng bước đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, sử
dụng có hiệu quả bước đầu công cụ lãi suất và áp dụng một số công nghệ thanh
toán tiên tiến trong phạm vi đầu tư và qui đònh của NHNo VN. Ngoài các hình
thức huy động các loại tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có tính cổ truyền,
NHNo Bình Thuận đã thực hiện có kết quả các hình thức tiết kiệm bậc thang,
chứng chỉ tiền gửi, đặc biệt là tổ chức có hiệu quả các đợt huy động tiết kiệm dự
thưởng, tiết kiệm trung và dài hạn.


20

Bên cạnh huy động nội tệ, NHNo Bình Thuận đã tiến hành huy động ngoại
tệ và đã có kết quả bước đầu mang tính nền tảng.
Riêng lãi suất, để thực hiện cơ chế lãi suất thực dương trên cơ sở trần lãi
suất tiền gửi, NHNo Bình Thuận đã áp dụng linh hoạt lãi suất huy động giữa nông
thôn và thành thò nhằm bảo đảm yếu tố cạnh tranh và hiệu quả.
Sự không ngừng tăng trưởng nguồn vốn huy động đã tạo điều kiện cho
NHNo Bình Thuận tháo gở khó khăn về vốn tín dụng và thanh toán, từng bước
chủ động hơn về nguồn vốn để đáp ứng cho các nhu cầu thanh khoản và cho vay.
Biểu số 2 : Cơ cấu nguồn vốn của NHNo Bình Thuận.

2001
Chỉ tiêu

Tiền

1-Tổng
799
nguồn vốn
Trong
đó, nguồn 294
huy động
2-Thò phần
(%) trên
đòa
bàn
tỉnh

2002

2003

%

Tiền

%

Tiền

100


1.032

100

36,80

442

42,83

593

45

55,6

%

Đơn vò tính: tỷ đồng
2004
B. quân
Tiền

%

Tiền

%


1.450 100

1.58
4

100

1.21
6

100

40,9
0

896

56,5
6

556

45,7
2

55

57

53


Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động KD NHNo Bình Thuận năm 2001,2002,2003,2004.

So với các NHTM trên đòa bàn thì nguồn vốn huy động của NH chiếm bình
quân 53% thò phần theo số dư, trong đó tiền gửi dân cư tăng khá ổn đònh, bình
quân chiếm từ 55 –60% /tổng nguồn vốn huy động của NHNo Bình Thuận.
Thứ hai, khối lượng vốn tín dụng cung ứng trên đòa bàn ngày càng tăng, với
cơ cấu ngày càng phù hợp hơn so với chuyển dòch cơ cấu kinh tế trên đòa bàn

.


21

Biểu số 3: Tăng trưởng và cơ cấu dư nợ của NHNo Bình Thuận theo thời
hạn cho vay và theo ngành kinh tế.
Chỉ tiêu
1- Tổng dư nợ (không kể DV
NHCSXH)
- Tỷ lệ tăng so năm trước(%)
- Tỷ lệ dư nợ trung, dài hạn (%)
2- Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế (%)
- Nông, Lâm, Ngư nghiệp (%)
- Công nghiệp, TTCN (%)
- Thương mại, dòch vụ (%)
- Khác (%)
3- Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh
tế (%)
- DN nhà nước (%)
- DN ngoài QD và HTX (%)

- Hộ gia đình, cá nhân (%)
* Thò phần theo số dư nợ (%)

Đơn vò tính: tỷ đồng
Bình
2003
2004
quân

2001

2002

757

961

1.286

1.617

46,44
100
66,53
14,30
4,93
14,24

+26,95
44,24

100
61,45
14,45
8,06
16,04

+33,82
47,60
100
57,27
14,93
12,46
15,34

+25,73 + 28,78
43,90 45,54
100
52,53
15,52
16,52
15,43

100

100

100

100


15,83
3,54
80,63
50,00

15,31
7,09
77,60
55,00

11,30
13,00
75,70
60,00

9,40
17,60
73,00
59,00

1.155

56,00

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động KD NHNo Bình Thuận năm 2001,2002,2003,2004.

Thời gian qua, tổng dư nợ NHNo Bình Thuận (không kể dư nợ
UTNHCSXH) liên tục tăng với mức bình quân là 28,78%/năm. Đây là mức tăng
trưởng khá, dù trong điều kiện năm 2004 NHNo VN khống chế tăng trưởng dư
nợ. So với toàn hệ thống NHTM kể cả Quỹ TDND, thò phần tín dụng của NHNo

Bình Thuận luôn ở mức cao với bình quân thò phần khoản 56%. Phần lớn thò
trường tín dụng nông thôn do NHNo nắm giữ.
Bên cạnh vốn tín dụng đang phân bổ vào nền kinh tế tỉnh ngày càng hợp lý
hơn theo hướng mở rộng tín dụng đối với kinh tế tư nhân, tín dụng trung dài hạn,
tỷ trọng đầu tư nông nghiệp giảm, công nghiệp, dòch vụ tăng phù hợp với chuyển
dòch cơ cấu kinh tế đòa phương.
Quá trình triển khai hoạt động tín dụng, NHNo Bình Thuận đã phân bổ vốn
tín dụng, áp dụng lãi suất cho vay một cách hợp lý giữa khu vực thành thò và nông
thôn tạo điều kiện cạnh tranh, mở rộng thò phần thành thò, chiếm lónh hầu hết thò


22

trường tín dụng nông thôn. Thực tế cho thấy tại đòa bàn thành phố Phan Thiết nơi có nhiều NHTM cạnh tranh, NHNo Bình Thuận đã áp dụng lãi suất cạnh
tranh thấp hơn khu vực nông thôn từ 0,1 – 0,15%/tháng và đạt tỷ trọng dư nợ từ
35 –40% /tổng dư nợ của NHNo Bình Thuận. Tỷ trọng dư nợ cho vay khu vực
nông thôn từ 60 - 65% được phân bổ phù hợp nhu cầu phát triển kinh tế từng
vùng, từng đòa phương.
Thứ ba, Thu nhập tài chính có bước phát triển, đủ trang trải các khoản chi
phí, đặc biệt là chi lương kinh doanh theo qui đònh và góp phần tạo lợi nhuận cho
NHNo VN .
Biểu số 4: Kết quả tài chính của NHNo Bình Thuận.
Đơn vò tính: tỷ đồng

CHỈ TIÊU

2001

76,63
1-Tổng thu

73,22
a.Thu lãi cho vay
3,41
b.Thu ngoài lãi cho vay
0,75
Trong đó: thu dòch vu
58,61
2-Tổng chi
8,15
a- Trã lãi tiền gửi
26,28
b-Trã phí điều hòa nội bộ
6,70
c-Chi lương
9,65
d-Trích dự phòng rủi ro
7,83
e-Chi phí hoạt động KD khác
24,72
3-Qũy thu nhập
18,02
4-Lợi nhuận trước thuế
5-Tốc độ tăng doanh thu (%)
6-Tốc độ tăng chi phí (%)
7-Tốc độ tăng quỹ thu nhập (%) 8-Tốc độ tăng lợi nhuận trước
thuế (%)
12,97
9-Lợi nhuận sau thuế
+0,315
10-Chênh lệch lãi suất (%)


2002

2003

2004

BQ

98,87
93,38
4,88
1,76
80,80
14,94
39,21
7,18
8,32
11,15
25,25
18,07
+29,02
+37,86
+2,14

133,92
125,24
8,68
2,05
111,42

25,17
53,10
10,52
6,60
16,03
33,02
22,50
+35,45
+37,90
+30,77

158,52
145,47
9,15
2,65
141,85
32,42
60,58
11,01
11,43
26,41
27,68
16,67
+18,37
+27,31
-16,17

116,99
109,33
6,53

1,80
98,17
20,17
44,79
8,85
9,00
15,36
27,67
18,82
+27,42
+34,26
+3,84

+0,28

+24,52

-25,91

-2,56

13,01
+0,380

16,20
+0,266

12,00
13,55
+0,354 +0,329


Nguồn: Báocáo Tài chính NHNo Bình Thuận các năm 2001, 2002, 2003, 2004.


23

Từ đơn vò khó khăn về tài chính do đòa bàn dàn trải rộng, biên chế lao động
lớn, chi phí hoạt động cao, lại thường xuyên gặp rủi ro bất khả kháng, đến nay
NHNo Bình Thuận đã cơ bản vượt qua khó khăn, từng bước cân đối được tài
chính và hòa nhập vào dòng phát triển. Doanh thu năm 2001 là 76,63 tỷ đồng,
đến năm 2004 là 158,52 tỷ đồng, tốc độ tăng doanh thu bình quân hàng năm
27,42%. Qũy thu nhập (Doanh thu trừ (-)chi phí chưa tính lương) tăng bình quân
hàng năm 27,67%/năm, chênh lêch lãi suất thực tế bình quân + 0,329%/tháng.
Với tình hình tài chính có bước phát triển, NHNo Bình Thuận từng bước
được trang bò cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cho công nghệ thanh toán, tiến
hành đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBVC để dần đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại
hoạt động NHNo và hội nhập quốc tế.
2.2- Hạn chế.
Bên cạnh những thành công và kết quả đạt được mang tính tiền đề cho sự
phát triển, hoạt động kinh doanh của NHNo Bình Thuận vẫn còn một số hạn chế
cơ bản sau:
Thứ nhất, tuy nguồn vốn huy động qua các năm tăng khá, nhưng mức tăng
và tốc độ tăng chưa cao so với yêu cầu, chưa đủ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín
dụng và thanh toán, còn phụ thuộc nhiều vào NHNo VN về nguồn vốn kinh doanh.
Xét dãy tiền sử theo biểu số 2 có thể thấy rằng: tỷ trọng nguồn huy động
trên tổng nguồn vốn đã tăng từ 36,80% năm 2001 lên 56,56% năm 2004, tỷ trọng
bình quân 45,72%. Xét về chiều hướng phát triển thì đây là dấu hiệu khả quan.
Tuy nhiên, lý luận đặt ra cho NHTM là kinh doanh bằng vốn của người khác, cũng
như yêu cầu thực tiễn đặt ra cho việc mở rộng nghiệp vụ tài sản “có” thì tốc độ
tăng và tỷ trọng tăng như vậy là chưa đạt yêu cầu. Với nhu cầu mở rộng hoạt

động kinh doanh, việc hạn chế về nguồn vốn đã làm cho NHNo Bình Thuận
thường xuyên đối mặt với tình trạng “chảy máu khách hàng”, suy giảm cơ hội
kinh doanh, bò động trong việc triển khai chiến lược mở rộng thò phần tín dụng và
bất cập trong cạnh tranh. Trong nhiều trường hợp việc bò động nguồn vốn đã dẫn
đến hoạt động tín dụng kém bình thường, mà biểu hiện phổ biến là khách hàng
cố trì hoãn việc trả nợ đến hạn, làm giảm khả năng thanh khoản đối với các
khoản nợ.


24

Biểu số 5: Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNo Bình Thuận phân theo tính
chất nguồn vốn.
Đơn vò tính: tỷ đồng

2001
Chỉ tiêu

Giá
trò

Nguồn huy 294
động
+Tiền
gửi 187
dân cư
+Tiền
gửi 107
các tổ chức


2002

2003

2004

Tỷ
Giá
trọng trò
(%)
100
442

Tỷ
trọng
(%)
100

Giá
trò
593

Tỷ
trọng
(%)
100

63,60 269

60,86


36,40 174

39,14

Giá
trò

BQ

896

Tỷ
Giá
trọng trò
(%)
100
556

Tỷ
trọng
(%)
100

360

60,71 489

54,57 326


58,63

233

39,29 407

45,43 230

41,37

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động KD NHNo Bình Thuận năm 2001,2002,2003,2004.

Biểu số 6: Cơ cấu nguồn huy động theo kỳ hạn của NHNo Bình Thuận.
Đơn vò tính: tỷ đồng

2001
Chỉ tiêu
Nguồn
động

huy

+TG không kỳ
hạn
Trong đó: TG
KBNN
+TG có kỳ hạn
< 12 tháng
+TG có kỳ hạn
≥ 12 tháng


2002

2003

2004

BQ

Giá
trò

Tỷ
Giá
trọng
trò
(%)

Tỷ
Giá
trọng
trò
(%)

Tỷ
Giá
trọng
trò
(%)


Tỷ
Giá
trọng
trò
(%)

Tỷ
trọng
(%)

294

100

100

100

100

100

117

39,80 179

40,50 249

42,00 372


41,52 229

41,19

53

18,02 120

27,15 135

22,76 224

25,00 133

23,92

123

41,84 148

33,48 190

32,04 309

34,50 193

34,71

54


18,37 116

26,24 154

25,97 215

23,97 134

24,10

442

593

896

556

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động KD NHNo Bình Thuận năm 2001,2002,2003,2004.

Về mặt lý luận, trong nền kinh tế chỉ có một khu vực có thặng dư ròng, đó là
khu vực hộ gia đình. Đây là khu vực cung ứng chủ yếu nguồn ký thác cho NHTM.
Tuy nhiên, nghiên cứu cơ cấu nguồn huy động (biểu số 5, 6) dễ nhận thấy nguồn
tiền gửi dân cư có xu hướng giảm dần về tỷ trọng. Tiền gửi không kỳ hạn chiếm
tỷ trọng ở mức bình quân 41,19%, trong đó tiền gửi KBNN chiếm 58%/tiền gửi


×