Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh từ năm 2009 - 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ HỢP

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH TỪ NĂM 2009 - 2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ HỢP
ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ
PHẦN NHỰA BÌNH MINH TỪ NĂM 2009 - 2013
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS HÀ XUÂN THẠCH


Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: “Phân tích báo cáo tài chính
Công Ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh từ năm 2009 – 2013” là công trình nghiên
cứu khoa học nghiêm túc của cá nhân tác giả, với sự hỗ trợ của thầy hướng dẫn. Các
nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa
từng được công bố.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Hợp


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phần mở đầu ...................................................................................................................
1 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan .................................................... 2
3 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 4
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 4
5 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4
6 Đóng góp mới của đề tài ...................................................................................... 6
7 Kết cấu luận văn ................................................................................................... 6

Chương 1 Cơ sở lý luận phân tích báo cáo tài chính ................................................ 7
1.1 Tổng quan phân tích báo cáo tài chính ................................................................ 7
1.1.1 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính ............................................................. 7
1.1.2 Ý nghĩa việc phân tích báo cáo tài chính ......................................................... 7
1.1.3 Thu thập dữ liệu phân tích ............................................................................... 8
1.1.4 Tầm quan trọng của việc phân tích các hệ số tài chính ................................. 11
1.2 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính ....................................................... 12
1.2.1 Phân tích theo chiều ngang (phân tích theo quy mô chung) .......................... 12
1.2.2 Phân tích xu hướng ......................................................................................... 12
1.2.3 Phân tích theo chiều dọc................................................................................. 12
1.2.4 Phân tích tỷ số: .............................................................................................. 13
1.2.4.1 Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn ................................................ 13
a) Hệ số thanh toán ngắn hạn ......................................................................... 13

1


b) Hệ số thanh toán nhanh ............................................................................... 13
1.2.4.2 Đánh giá khả năng thanh toán dài hạn .................................................. 14
a) Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu ................................................................... 14
b) Số lần hoàn trả lãi vay ................................................................................. 15
1.2.4.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động .................................................................. 15
a) Các tỷ số về hang tồn kho ............................................................................. 15
b) Các tỷ số về khoản phải thu .......................................................................... 15
c) Số vòng quay của tài sản ............................................................................. 16
1.2.4.4 Đánh giá khả năng sinh lời ..................................................................... 16
a) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) ....................................................... 16
b) Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)

....................................................... 16


c) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) .............................................. 17
d) Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) .............................................................. 17
e) Tỷ lệ chi trả cổ tức ........................................................................................ 18
1.2.4.5 Đánh giá năng lực dòng tiền................................................................... 18
a) Tỷ suất dòng tiền/ lợi nhuận ......................................................................... 18
b) Tỷ suất dòng tiền/ doanh thu......................................................................... 18
c) Tỷ suất dòng tiền/ tài sản .............................................................................. 18
d) Dòng tiền tự do ............................................................................................ 18
1.2.4.6 Các tỷ số kiểm tra thị trường .................................................................. 18
a) Tỷ số giá cả trên lợi nhuận ............................................................................ 18
b) Cổ tức mang lại ............................................................................................. 19
c) Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu.......................................................................... 19
1.2.5 Tổng hợp phân tích Dupont ................................................................................ 19
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới phân tích BCTC trong doanh nghiệp ................ 21
1.3.1 Các nhân tố chủ quan .................................................................................... 21
1.3.1.1 Nhận thức của ban lãnh đạo về tầm quan trọng của công tác phân tích
báo cáo tài chính........................................................................................................... 22
1.3.1.2 Chất lượng nguồn thông tin sử dụng trong phân tích BCTC ................... 22


1.3.1.3 Nhân sự thực hiện phân tích báo cáo tài chính ......................................... 22
1.3.1.4 Lựa chọn phương pháp phân tích báo cáo tài chính ................................. 23
1.3.2 Các nhân tố khách quan ................................................................................ 23
1.3.2.1 Lạm phát .................................................................................................. 23
1.3.2.2 Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành .......................................................... 23
1.3.2.3 Yếu tố mùa vụ trong kinh doanh .............................................................. 24
Kết luận chương 1 ...................................................................................................... 25
Chương 2 Phân tích báo cáo tài chính của Công Ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh
từ năm 2009 - 2013 ..................................................................................................... 26

2.1 Khái quát chung về thị trường nhựa ở Việt Nam ............................................. 26
2.2 Khái quát chung về Công Ty Cổ Phần Nhựa Binh Minh ................................ 26
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công Ty Cổ Phần Nhựa Binh Minh ........... 26
2.2.1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh ................................... 26
2.2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh26
2.2.2 Sản phẩm của Công Ty Cổ Phần Nhựa Binh Minh ........................................ 28
2.2.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh ................................. 29
2.2.4 Vị thế của Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh trong ngành ........................... 30
2.3 Phân tích tổng quát BCTC Công Ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh từ năm
2009 – 2013 .................................................................................................................. 30
2.3.1 Bảng cân đối kế toán ....................................................................................... 30
2.3.1.1 Cơ cấu và biến động tài sản của Nhựa Bình Minh .................................. 30
2.3.1.2 Cơ cấu và biến động nguồn vốn của Nhựa Bình Minh ........................... 34
2.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ........................................................... 36
2.4.3 Lưu chuyển tiền tệ ......................................................................................... 39
2.4 Phân tích chỉ số tài chính Công Ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh từ năm 2009
– 2013 ........................................................................................................................... 41
2.4.1 Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn ........................................................ 41
2.4.2 Đánh giá khả năng thanh toán dài hạn ............................................................ 42
2.4.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động .......................................................................... 42


2.4.4 Đánh giá khả năng sinh lời ............................................................................. 44
2.4.5 Các tỷ số kiểm tra thị trường .......................................................................... 45
2.5 Phân tích Du Pont ................................................................................................ 46
2.6 So sánh với các công ty nhựa trên thị trường.................................................... 48
2.6.1 So sánh với Công Ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong ................................ 48
2.6.2 So sánh với Công Ty CP Nhựa Đồng Nai ...................................................... 53
2.6.3 So sánh với Nhựa Thái Lan ............................................................................ 54
2.7 Nhựa Bình Minh so với trung bình ngành nhựa Việt Nam ............................. 56

2.8 Đánh giá thực trạng tài chính tại Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh thông
qua phỏng vấn ban lãnh đạo ..................................................................................... 58
2.9. Những mặt làm được, chưa làm được và nguyên nhân tồn tại....................... 59
2.9.1 Một số ưu điểm trong hoạt động kinh doanh của Công ty.................................. 59
2.9.2 Một số hạn chế và vấn đề đặt ra ......................................................................... 61
2.9.3 Nguyên nhân tồn tại ........................................................................................... 61
Kết luận chương 2 ...................................................................................................... 63
Chương 3 Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính Công Ty CP Nhựa
Bình Minh .................................................................................................................. 64
3.1 Chiến lược phát triển Công ty trong năm 2014 – 2018.......................................... 64
3.1.1 Chiến lược về sản phẩm ................................................................................ 64
3.1.2 Chiến lược về kinh doanh .............................................................................. 65
3.1.3 Chiến lược về tổ chức .................................................................................... 65
3.2 Các giải pháp cải thiện tình hình tài chính Công Ty CP Nhựa Bình Minh ........... 66
3.2.1 Tạo vị thế vững chắc, tăng cường thị phần và tạo niềm tin khách hàng ...... 66
3.2.2 Tăng cường công tác quản lý tài sản cố định ............................................... 66
3.2.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và điều chỉnh cơ cấu vốn .......................... 67
3.2.4 Nâng cao khả năng sinh lợi .......................................................................... 68
3.2.4.1 Tăng cường khả năng sinh lợi của doanh thu ............................................ 68
3.2.4.2 Nâng cao khả năng sinh lợi của tài sản ..................................................... 69
3.2.4.3 Tăng cường khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu ................................... 70


3.2.5 Tăng cường cải thiện công tác phân tích tài chính ở Công Ty Cổ Phần
Nhựa Bình Minh .......................................................................................................... 71
3.4 Kiến nghị ................................................................................................................ 72
3.4.1 Kiến nghị đối với chính phủ .......................................................................... 72
3.4.2 Kiến nghị đối với Nhựa Bình Minh ............................................................... 72
Kết luận chương 3 ...................................................................................................... 74
Kết luận chung............................................................................................................ 75

Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC: Báo cáo tài chính
BMP: Nhựa Bình Minh
CP: Cổ phiếu
DNP: Nhựa Đồng Nai
DT: Doanh thu
GTSS: Gía trị sổ sách
GVHB: Gía vốn hàng bán
HĐKD: Hoạt động kinh doanh
HĐĐT: Hoạt động đầu tư
HĐTC: Hoạt động tài chính
LN: Lợi nhuận
NPT: Nợ phải trả
NTP: Nhựa Tiền Phong
QLDN: Quản lý doanh nghiệp
TPC: Công ty Thai Plastic & Chemicals PCL
TS: Tài sản
TSNH: Tài sản ngắn hạn
TSDH: Tài sản dài hạn
VCSH: Vốn chủ sở hữu
VCSH BQ: Vốn chủ sở hữu bình quân


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Cơ cấu chí phí chính của Nhựa Bình Minh

Bảng 2.2 Đánh giá khả năng thanh toán dài hạn của BMP từ năm 2009 – 2013
Bảng 2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của BMP từ năm 2009 - 2013
Bảng 2.4 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của BMP từ năm 2009 - 2013
Bảng 2.5 Chỉ tiêu kiểm tra thị trường của Nhựa Bình Minh từ năm 2009 - 2013
Bảng 2.6 Mô hình Dupont của Nhựa Bình Minh từ năm 2009 - 2013
Bảng 2.7 Kết quả kinh doanh của BMP và NTP từ năm 2009 -2013
Bảng 2.8 Các chỉ tiêu sinh lời của BMP và NTP từ năm 2009 – 2013
Bảng 2.9 Chỉ tiêu nợ phải trả trên VCSH của BMP và NTP từ 2009 - 2013
Bảng 2.10 Chỉ tiêu tài chính của DNP và BMP từ năm 2009 -2013
Bảng 2.11 chỉ tiêu tài chính của BMP và TPC từ năm 2009 - 2013
Bảng 2.12 Chỉ số tài chính của BMP so với ngành


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn của BMP từ năm 2009 – 2013
Biểu đồ 2.2 Kết cấu tài sản của Nhựa Bình Minh từ năm 2009 – 2013
Biểu đồ 2.3 Nợ ngắn hạn và dài hạn của BMP từ năm 2009 – 2013
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu nguồn vốn Nhựa Bình Minh từ năm 2009 - 2013
Biểu đồ 2.5 Doanh thu thuần, GVHB và lợi nhuận gộp của BMP từ 2009 - 2013
Biểu đồ 2.6 Lưu chuyển tiền của Nhựa Bình Minh từ năm 2009 – 2013
Biểu đồ 2.7 Hệ số thanh toán ngắn hạn Nhựa Bình Minh năm 2009 – 2013
Biểu đồ 2.8 So sánh doanh thu BMP và NTP từ năm 2009 - 2013
Biểu đồ 2.9 Vốn chủ sở hữu của BMP và NTP qua các năm 2009 – 2013
Biểu đồ 2.10 Tỷ suất sinh lợi của BMP và TPC từ năm 2009 – 2013


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 01 Bảng cân đối kế toán của BMP từ năm 2009 - 2013
Phụ lục 02 Bảng cân đối kế toán loại trừ lạm phát của BMP từ năm 2009 - 2013

Phụ lục 03 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BMP từ năm 2009 - 2013
Phụ lục 04 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh loại trừ lạm phát của BMP từ
năm 2009 - 2013
Phụ lục 05 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của BMP từ năm 2009 - 2013
Phụ lục 06 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ loại trừ lạm phát của BMP từ năm 2009 2013
Phụ lục 07 Biến động tài sản loại bỏ lạm phát của BMP từ năm 2009 - 2013
Phụ lục 08 Cấu trúc nguồn vốn loại bỏ lạm phát của BMP từ năm 2009 - 2013
Phụ lục 09 Biến động nguồn vốn loại bỏ lạm phát của BMP từ năm 2009 - 2013
Phụ lục 10 Cơ cấu doanh thu, chi phí đã loại bỏ lạm phát của BMP từ năm 2009 2013
Phụ lục 11 Biến động doanh thu, chi phí đã loại bỏ lạm phát của BMP từ năm 2009
- 2013
Hình 2.1 Phân tích mô hình Dupont 2013
Hình 2.2 Phân tích mô hình Dupont 2012
Hình 2.3 Phân tích mô hình Dupont 2011
Hình 2.4 Phân tích mô hình Dupont 2010
Hình 2.5 Phân tích mô hình Dupont 2009


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc cung cấp
thông tin cho các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Bởi tình
hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện tình trạng hay thực trạng tài chính của
doanh nghiệp tại một thời điểm và là kết quả của một quá trình. Tình hình tài chính
của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay bi đát thể hiện rõ nét chất lượng của
toàn bộ các hoạt động mà doanh nghiệp đã tiến hành. Căn cứ vào thông tin phân
tích báo cáo tài chính, các đối tượng sử dụng thông tin có thể biết được trạng thái tài

chính cụ thể cũng như xu thế phát triển của doanh nghiệp cả về an ninh tài chính,
mức độ độc lập tài chính, chính sách huy động vốn và sử dụng vốn, tình hình và khả
năng thanh toán. Đồng thời, thông qua việc xem xét tình hình tài chính hiện tại,
cũng có thể dự báo được những chỉ tiêu tài chính chủ yếu trong tương lai, dự báo
được những thuận lợi hay khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải.
Ngành công nghiệp nhựa là một trong những ngành quan trọng trong cơ cấu
công nghiệp quốc gia và hiện đang phát triển nhanh tại Việt Nam. Là một trong
những doanh nghiệp nhựa hàng đầu và có uy tín lớn trong ngành công nghiệp nhựa
Việt Nam với bề dày truyền thống và kinh nghiệm 36 năm. Liên tục trong nhiều
năm được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” duy trì vị
thế trong top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay
Nhựa Bình Minh cũng không tránh khỏi những khó khăn chung của ngành nhựa ở
Việt Nam như về nguồn nguyên liệu, vốn, kỹ thuật nên các doanh nghiệp Việt Nam
vẫn không ngừng tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác liên doanh, chuyển giao
công nghệ sản xuất công nghệ cao…đòi hỏi Nhựa Bình Minh cũng cần phải có
những biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như khả năng cạnh
tranh của mình. Việc phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp các nhà quản trị nội bộ
doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tình hình tài chính, có thể đưa ra các chính sách thích
hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty. Bởi lẽ thông tin từ phân tích tài


2

chính là nền tảng của mọi quyết định, và xem đây là công việc tất yếu trong quản trị
công ty. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH TỪ NĂM 2009 – 2013”
2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan
Các vấn đề phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp nói chung đã
được nhiều tác giả quan tâm. Tùy theo phương pháp tiếp cận, các nhà khoa học đã
trình bày những quan điểm khác nhau để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Các quan

điểm này đã được nghiên cứu và trình bày khá nhiều đề tài nghiên cứu khoa học,
luận văn thạc sĩ, cũng như luận án tiến sĩ dưới các góc độ khác nhau. Có thể điểm
qua một số tác giả với những đề tài có liên quan trong thời gian qua.
 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Henry W. Collier, University of Wollongong, “An example of the use of
financial ratio analysis: the case of Motorola”. Trong viết này, bằng cách sử dụng
phương pháp phân tích tỷ lệ, phân tích Dupont tác giả đã chỉ ra rằng phân tích tỷ lệ
tài chính của công ty không dễ dàng rơi vào một ngành công nghiệp duy nhất. Điển
hình là Motorola có sáu đơn vị hoạt động rơi vào một số ngành công nghiệp, có hai
ngành công nghiệp chiếm phần lớn doanh số bán hàng là viễn thông và bán dẫn. Sự
khác biệt về hai ngành công nghiệp này làm cho việc phân tích tỷ lệ tài chính của
Motorola trở lên phức tạp. Tuy nhiên để có một hình ảnh thích đáng hơn về các đặc
điểm hoạt động của Motorola đã đạt được bằng cách là tăng độ phức tạp của phân
tích, bằng việc so sánh Motorola cho cả ngành công nghiệp.
Mihaela Herciu, Claudia Ogrean and Lucian Belascu, Lucian Blaga
University of Sibiu, LBUS Sibiu, Romania, “A Du Pont Analysis of the 20 Most
Profitable Companies in the World”. Bài viết này nhằm mục đích chứng minh
rằng trong hầu hết các trường hợp, các công ty có lợi nhuận nhất không phải là hấp
dẫn đối với các nhà đầu tư. Từ 20 công ty có lợi nhuận nhất vào năm 2009 và bằng
cách sử dụng phân tích Du Pont, đã cho thấy rằng kết quả xếp hạng không được duy
trì khi xem xét các chỉ tiêu ROS, ROA và ROE. Phân tích mối tương quan giữa thu
nhập ròng và ROS, ROA, ROE có kết quả là lợi nhuận cao không làm cho chỉ số


3

khả năng sinh lời cao. Và theo đó, các công ty có lợi nhuận cao thì tỷ lệ sinh lời
không cao, bởi vì các tỷ lệ này còn phụ thuộc vào mẫu số là tổng tài sản, doanh thu
và vốn chủ sở hữu của cổ đông.
Các công trình nghiên cứu trong nước

Luận văn thạc sĩ: “Phân tích báo cáo tài chính tại Công Ty Cổ Phần PVI
năm 2010 - 2011” của Hồ Thị Khánh Vân do PGS.TS. Nguyễn Phú Giang hướng
dẫn. Trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích so sánh, tỷ lệ và
phân tích Dupont để đi sâu vào phân tích và đánh giá thực trạng tài chính của Công
Ty Cổ Phần PVI trong năm 2010-2011. Từ đó, đề xuất các giải pháp và kiến nghị
nhằm hoàn thiện thực trạng tài chính của PVI.
Luận văn thạc sĩ: “ Phân tích báo cáo tài chính Công Ty Cổ Phần Lilama
10” của Phạm Ngọc Quế do TS. Trương Minh Đức hướng dẫn. Luận văn này, tác
giả đi sâu vào phân tích và đánh giá thực trạng tài chính của Công Ty Cổ Phần
Lilama 10 trong giai đoạn 2009 – 2011, bằng phương pháp phân tích so sánh kết
hợp với phương pháp phân tích tỷ lệ. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
tình hình tài chính của Công Ty Cổ Phần Lilama 10.
Luận văn thạc sĩ: “Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Thực
Phẩm Đức Việt” của Đào Thị Bằng do PGS. TS. Phí Mạnh Hồng hướng dẫn. Bằng
các phương pháp phân tích truyền thống so sánh, tỷ lệ và phương pháp phân tích
Dupont, tác giả đã đánh đúng thực trạng tài chính của Công Ty Cổ Phần Thực
Phẩm Đức Việt. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của
Công ty.
Luận án tiến sĩ: “Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty
chứng khoán Việt Nam” của Nguyễn Thị Cẩm Thúy do GS.TS. Nguyễn Văn Công
hướng dẫn. Trong luận án này, tác giả kết hợp phương pháp định tính và phương
pháp định lượng để đánh giá về tình hình tài chính của các công ty chứng khoán, từ
đó tìm ra giải pháp phù hợp đề hoàn thiện tổ chức, nội dung và phương pháp phân
tích tình hình tài chính tại các công ty chứng khoán nhằm nâng cao chất lượng


4

thông tin tài chính công bố công khai trên thị trường cùa các công ty chứng khoán ở
Việt Nam.

Đặc điểm chung của các công trình khoa học trên là đều đề cập đến việc
phân tích, so sánh các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, và các nghiên cứu hầu hết giới
hạn phạm vi năm trước so năm nay, chưa có nghiên cứu nào phân tích báo cáo tài
chính cho một giai đoạn dài, và đề cập đến loại bỏ sự ảnh hưởng của lạm phát. Vì
vậy luận án này sẽ làm rõ thực trạng tài chính của một doanh nghiệp qua phân tích
báo tài chính cho một giai đoạn dài, một xu hướng và loại bỏ đi yếu tố lạm phát. Để
từ đó thấy rõ được tiềm lực tài chính thực sự cho một doanh nghiệp và đưa ra các
giải pháp hữu hiệu khắc phục những hạn chế mà doanh nghiệp đó vướng phải.
3. Mục tiêu của nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu và giải quyết một số nội dung sau:
- Lý luận cơ bản về nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường.
- Phân tích và đánh giá thực trạng tài chính tại Công ty Cổ Phần Nhựa Bình
Minh.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện thực trạng tài chính
tại công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Nhựa Bình
Minh từ năm 2009 - 2013.
4.2 Phạm vi nghiên cứu: Báo cáo tài chính từ các năm 2009 – 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích tổng quát, phân tích tỷ lệ, so sánh các
hệ số, so sánh các doanh nghiệp cùng ngành và tổng hợp suy diễn, phương pháp
phân tích Dupont.
Luận văn sử dụng phương pháp tính toán và so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu
theo thời gian, so sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh
trước nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi về tình hình hoạt động tài chính của


5


doanh nghiệp. Đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt động tài chính
của doanh nghiệp.
So sánh ngang trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, so sánh, đối
chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, từng
báo cáo tài chính. Phân tích sự biến động về quy mô của từng khoản mục, trên từng
báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Qua đó xác định được mức biến động về quy
mô của chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân tố đến chỉ
tiêu phân tích.
So sánh dọc trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, sử dụng các tỷ lệ,
các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính,
giữa các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Phân tích theo chiều dọc trên các báo
cáo tài chính là phân tích sự biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các
chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp.
So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu. Điều đó
được thể hiện: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo tài
chính được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và
chúng có thể được xem xét trong nhiều kỳ để phản ánh rõ hơn xu hướng phát triển
của các hiện tượng kinh tế - tài chính của doanh nghiệp.
So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình tiên tiến của
ngành, của doanh nghiệp khác nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan.
Phương pháp tỷ lệ là phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trong
phân tích tài chính. Phương pháp này dựa trên việc phân tích ý nghĩa của các tỷ lệ
giữa một khoản mục nhất định trên báo cáo với một hoặc nhiều khoản mục khác.
Tùy theo mục tiêu phân tích mà quyết định lựa chọn các nhóm chỉ tiêu phân tích,
mức độ của nhóm chỉ tiêu, trong từng thời kỳ cụ thể. Ngoài ra khi thực hiện phương
pháp phân tích tỷ lệ, còn có thể áp dụng phương pháp Dupont, cho phép phân tích
sâu hơn về mối tương quan giữa các tỷ lệ đó ảnh hưởng tới vấn đề cần phân tích.
6. Đóng góp mới của đề tài



6

- Luận văn phân tích một cách khách quan, toàn diện hệ thống báo cáo tài
chính của Công Ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh đặt trong những điều kiện thuận lợi
và khó khăn chung của nền kinh tế, của ngành bất động sản trong giai đoạn năm
2009 - 2013.
- Đánh giá một cách khoa học những ưu điểm, hạn chế tình hình tài chính của
Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh qua sự biến động của các chỉ số tài chính.
- Đề xuất một số giải pháp thực tế nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công
ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh.
7. Kết cấu luận văn
Kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Chương 2:
THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN
NHỰA BÌNH MINH TỪ NĂM 2009 – 2013.
Chương 3:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN
NHỰA BÌNH MINH.


7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan phân tích báo cáo tài chính
1.1.1 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính
Nhiều nhà khoa học đã đưa ra các khái niệm khác nhau về phân tích báo cáo

tài chính doanh nghiệp, tuy khác nhau về hình thức, nhưng nhìn chung đều thống
nhất căn bản về bản chất của phân tích báo cáo tài chính. Theo đó, phân tích báo
cáo tài chính là quá trình thu thập thông tin, xem xét, đối chiếu, so sánh số liệu về
tình hình tài chính hiện hành và quá khứ của công ty, giữa đơn vị và chỉ tiêu bình
quân ngành để từ đó có thể xác định được thực trạng tài chính và tiên đoán cho
tương lai về xu hướng, tiềm năng kinh tế của công ty nhằm xác lập một giải pháp
kinh tế, điều hành quản lý, khai thác có hiệu quả để được lợi nhuận mong muốn.
Hay nói cách khác, phân tích báo cáo tài chính là việc xem xét, kiểm tra về nội
dung, thực trạng, kết cấu các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Từ đó, so sánh đối
chiếu tìm ra năng lực, nguồn tài chính tiềm tàng và xu hướng phát triển tài chính
của doanh nghiệp nhằm xác lập các giải pháp khai thác, sử dụng nguồn tài chính có
hiệu quả.
1.1.2 Ý nghĩa việc phân tích báo cáo tài chính
 Phân tích báo cáo tài chính là công cụ quan trọng trong các chức năng quản
trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh
doanh, là cơ sở cho ra quyết định đúng đắn trong tổ chức quản lý, nhất là chức năng
kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt mục tiêu kinh doanh.
 Cung cấp đầy đủ kịp thời và trung thực các thông tin về tài chính cho chủ sở
hữu, người cho vay, nhà đầu tư, ban lãnh đạo công ty để họ có những quyết định
đúng đắn trong tương lai để đạt được hiệu quả cao nhất trong điều kiện hữu hạn về
nguồn lực kinh tế.
 Đánh giá đúng thực trạng của công ty trong kỳ báo cáo về vốn, tài sản, mật
độ, hiệu quả của việc sử dụng vốn và tài sản hiện có, tìm ra sự tồn tại và nguyên


8

nhân của sự tồn tại đó để có biện pháp phù hợp trong kỳ dự toán để có những chính
sách điều chỉnh thích hợp nhằm đạt được mục tiêu mà công ty đã đặt ra.
 Cung cấp thông tin về tình hình huy động vốn, các hình thức huy động vốn,

chính sách vay nợ, mật độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính với mục
đích làm gia tăng lợi nhuận trong tương lai. Kết quả phân tích tài chính phục vụ cho
những mục đích khác nhau của nhiều đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài
chính.
1.1.3 Thu thập dữ liệu phân tích
 Tài liệu sử dụng quan trọng nhất để sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính
của công ty đó là báo cáo tài chính, mà hệ thống báo cáo tài chính của công ty ở
các thời kỳ được quy định chủ yếu là:
 Bảng cân đối kế toán
 Báo cáo kết quả kinh doanh
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
 Thuyết minh báo cáo tài chính
 Ngoài ra, khi phân tích cần lưu ý đến các chính sách, các định chế tài chính,
nguyên tắc, chuẩn mực và chính sách kế toán công ty khi tiến hành lập báo cáo tài
chính. Việc vi phạm các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán có thể làm cho thông tin
trên báo cáo tài chính sau khi đã phân tích sẽ bị sai lệch trọng yếu và bị ảnh hưởng
đáng kể đến quyết định của các nhà đầu tư hiện tại cũng như tương lai. Bên cạnh
đó, những người phân tích báo cáo tài chính cũng nên dựa vào các chỉ số kinh tế tài chính bình quân ngành để có tham chiếu thuyết phục hơn đối với thông tin sau
khi đã phân tích báo cáo tài chính.
a) Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, bởi vì bảng cân đối kế
toán phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành nên tài
sản của công ty tại một thời điểm nhất định. Nhìn vào bảng cân đối kế toán, sự biến
động các khoản mục trên bảng cân đối kế toán sẽ phác họa một cách đầy đủ tình
hình biến động của tài sản và nguồn hình thành nên tài sản của công ty, cho biết quy


9

mô hoạt động của công ty. Bất kỳ một số biến động nào của bất kỳ một khoản mục

nào trên bảng cân đối kế toán đều có ý nghĩa nhất định về tình hình tài chính của
công ty.
Như vậy, bảng cân đối kế toán là một tài liệu cực kỳ quan trọng trong việc
nghiên cứu, đánh giá một cách tổng quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty tại một thời điểm trong kỳ kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty sẽ phản ánh rõ nét tình hình tài chính của công ty. Qua các chỉ tiêu trên
bảng cân đối kế toán, thể hiện trình độ sử dụng vốn và những triển vọng sử dụng
kinh doanh, và tình hình sức khỏe tài chính của công ty tại thời điểm mà nhà phân
tích cần xem xét, đánh giá.
b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản
ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh
nghiệp và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính. Nói cách khác báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết quả kinh doanh của công ty là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả của
toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh dưới tác động của nhiều yếu tố nên nó được
các nhà phân tích quan tâm rất nhiều.
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình
thành và sử dụng thông tin trên các báo cáo tài chính. Là cơ sở để đánh giá khả
năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra như thế nào,
trong đó hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đặc biệt là đối với các nhà đầu
tư, các chủ nợ... Bởi vì một nhà quản trị tài chính giỏi là nhà quản trị biết và kiểm
soát được khi nào, ở đâu đồng tiền sẽ đến và khi nào, đồng tiền sẽ đi và đi đến đâu?
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giải thích sự thay đổi trong số dư tiền mặt của công ty
trong một kỳ kinh doanh bình thường. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giải thích các
dòng tiền thu vào, dòng tiền chi ra trong một kỳ kinh doanh thông qua các hoạt



10

động gồm hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư, và hoạt động tài chính.
Để thấy được thực trạng tài chính của công ty, phân tích tài chính cần phải đi sâu
xem xét sự phân bổ về tỷ trọng của tài sản, nhiệm vụ cũng như sự biến động của
từng khoản mục trên bảng cân đối kế toán để đánh giá sự phân bổ tài sản và nhiệm
vụ có hợp lý hay không và xu hướng biến động của nó (Phan Đức Dũng, 2008).
Tùy theo từng loại kinh doanh, từng loại doanh nghiệp mà sự phân bổ biến
động của tài sản và nhiệm vụ trong tổng tài sản là cao hay thấp.
• Nếu là công ty chuyên sản xuất thì tài sản dài hạn sẽ chiếm tỷ trọng cao, chủ
yếu là tài sản cố định, trong tổng tài sản của công ty.
• Nếu là công ty kinh doanh thương mại thì tài sản ngắn hạn sẽ chiếm tỷ trọng
cao, chủ yếu là tài sản lưu động, trong tổng tài sản của công ty.
• Nếu là công ty xây lắp thì tài sản ngắn hạn cũng sẽ chiếm tỷ trọng cao trong
tổng tài sản.
Do đó ngoài việc so sánh giữa các năm thì cần phải so sánh với mật độ bình
quân chung của ngành để người đọc báo cáo tài chính thấy rõ hơn tình hình kinh
doanh và tình hình tài chính trong cùng ngành như thế nào.
Phân tích tài sản: phân tích tăng, giảm về số tương đối và số tuyệt đối của
khoản mục tài sản ngắn hạn và của khoản mục tài sản dài hạn.
Phần nguồn vốn: phân tích sự biến động tăng giảm của khoản mục nợ phải
trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
Xem xét mối quan hệ trong sự biến động của tài sản ngắn hạn và tài sản dài
hạn kết hợp với việc phân tích nguồn vốn chủ sở hữu, nợ phải trả để đánh giá tính
hợp lý trong xu hướng biến động. Tài liệu sử dụng làm tài liệu phân tích là báo cáo
tài chính chủ yếu như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh được lập
cho hai năm liên tục, năm nay và năm trước hoặc khi phân tích cần so sánh một
cách tổng quát kế hoạch kinh doanh đơn vị của các kỳ, sau đó đi sâu vào phân tích
các nội dung cấu thành nên kế hoạch kinh doanh để đánh giá xu hướng biến động
của hoạt động kinh doanh trong kỳ. Căn cứ vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta

lập bảng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều ngang (so sánh) và chiều


11

dọc (kết cấu). Từ đó tiến hành phân tích sự biến động của các khoản doanh thu
thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, thu nhập
từ hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính, hoạt động khác và thu nhập
trước thuế. Xem xét mối quan hệ đồng thời so sánh tăng, giảm giữa các khoản mục
để có kết luận chính xác về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Có nhiều kỹ
thuật phân tích báo cáo tài chính, trong đó phổ biến và có ý nghĩa nhiều nhất và
vượt trội nhất vẫn là kỹ thuật phân tích tỷ số. Tuy nhiên, kỹ thuật phân tích tỷ số chỉ
phát huy tác dụng khi kết hợp với các kỹ thuật phân tích khác như phân tích so
sánh, phân tích các nhân tố ảnh hưởng, phân tích mối quan hệ cân đối. Do đó, khi
phân tích ngoài việc áp dụng các kỹ thuật phân tích như so sánh, sẽ bắt đầu phân
tích tỷ số, kế đến là phân tích xu hướng, phân tích Du Pont và cuối cùng là phân
tích cơ cấu và phân tích chỉ số.
1.1.4 Tầm quan trọng của việc phân tích các hệ số tài chính
Qua quá trình phân tích sẽ giúp nhà đầu tư thấy được điều kiện tài chính
chung của doanh nghiệp, đó là doanh nghiệp đang ở trong tình trạng rủi ro mất khả
năng thanh toán, hay đang làm ăn tốt và có lợi thế trong kinh doanh khi so sánh với
doanh nghiệp cùng ngành hoặc các đối thủ cạnh tranh.
Việc sử dụng các hệ số tài chính trong phân tích đầu tư vốn trên thị trường
chứng khoán sẽ tạo ra chi phí thấp mà hiệu quả lại cao hơn, và việc này cũng đúng
trên thị trường tiền tệ khi các ngân hàng tài trợ vốn cho các doanh nghiệp thông qua
cấp tín dụng. Đối với những nhà quản lý, việc sử dụng hệ số tài chính để giám sát
quá trình kinh doanh, nhằm đảm bảo công ty sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn
sẵn có và tránh lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Thông qua các hệ số tài chính, nhà quản lý thấy được tình trạng tài chính và
hoạt động của công ty có được củng cố không và liệu các hệ số nói chung của nó tốt

hơn hay tồi tệ hơn so với hệ số của các đối thủ cạnh tranh. Khi các hệ số này thấp,
thì phải có giải pháp kiểm soát, khắc phục trước khi phát sinh các vấn đề nghiêm
trọng. Ngoài ra, việc phân tích các hệ số tài chính cũng cho phép nhà đầu tư hiểu rõ
hơn mối quan hệ giữa bảng cân đối tài sản và các báo cáo tài chính.


12

1.2

Phương pháp phân tích báo cáo tài chính

1.2.1 Phân tích theo chiều ngang (phân tích theo quy mô chung)
Phân tích theo chiều ngang các báo cáo tài chính là việc xem xét, nhìn nhận
đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty. Tài liệu phân tích chủ yếu là bảng
cân đối kế toán.
Phân tích theo chiều ngang các báo cáo tài chính sẽ làm nổi bật biến động
của một khoản mục nào đó qua thời gian, việc phân tích này làm rõ tình hình đặc
điểm về lượng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian. Phân tích giúp đánh giá khái
quát biến động các chỉ tiêu tài chính, từ đó đánh giá tình hình tài chính. Đánh giá từ
tổng quát đến chi tiết, sau khi đánh giá cho ta liên kết các thông tin để đánh giá khả
năng tiềm tàng và rủi ro, nhận ra những khoản có biến động cần tập trung phân tích
xác định nguyên nhân.
1.2.2 Phân tích xu hướng
Xem xét biến động xu hướng, biến động qua thời gian là một biện pháp quan
trọng để đánh giá các tỷ số trở nên xấu đi hay đang phát triển theo chiều hướng tốt
đẹp. Phương pháp này được dùng để so sánh một sự kiện kéo dài trong nhiều năm.
Đây là thông tin rất cần thiết cho người quản trị doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Khi phân tích xu hướng của báo cáo tài chính, thông thường phải dựa vào số
liệu quá khứ, tổng hợp theo năm, theo quý hay theo tháng tuỳ theo dữ liệu thu thập.

Trên cơ sở thu thập số liệu, ràng buộc giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập mới
có thể nhận dạng được xu hướng của biến phụ thuộc.
1.2.3 Phân tích theo chiều dọc
Phân tích theo chiều dọc là việc xác định tỷ lệ tương quan giữa các khoản
mục trên báo cáo tài chính qua đó xem xét đánh giá thực chất xu hướng biến động
một cách đúng đắn mà phân tích chiều ngang không thể thực hiện được.
Với báo cáo quy mô chung, từng khoản mục được thể hiện bằng một tỷ lệ kết
cấu so với khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ là 100%. Phân tích theo chiều dọc
giúp ta đưa về một điều kiện so sánh, dễ dàng thấy được kết cấu của từng chỉ tiêu


13

bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng hay giảm như thế nào, từ đó đánh giá tình hình
tài chính của doanh nghiệp.
1.2.4 Phân tích tỷ số
Phân tích các chỉ số cho biết mối quan hệ của các chỉ tiêu trên báo cáo, giúp
chúng ta hiểu rõ hơn bản chất và khuynh hướng tài chính của doanh nghiệp. Hơn
nữa, việc phân tích các tỷ số để thấy rõ hơn các thực trạng tài chính của doanh
nghiệp. Tỷ số tài chính là mối quan hệ giữa hai khoản mục trên bảng cân đối kế
toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Mỗi tỷ số tài chính phản ánh một nội dung khác
nhau về tình hình tài chính của doanh nghiệp, chúng sẽ được cung cấp nhiều thông
tin hơn khi được so sánh với các chỉ số liên quan.
Phân tích tỷ số còn là một công cụ quan trọng để đo lường quá trình kinh
doanh và để so sánh một doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh. Bằng việc tính toán
các chỉ số ở cùng một thời gian chúng ta có thể thấy được xu hướng trong một
doanh nghiệp (O. Gill, 1999)
1.2.4.1 Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn
a) Hệ số thanh toán ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn diễn tả mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn với nợ

ngắn hạn. Nó được sử dụng một cách rộng rãi như một tín hiệu rõ ràng về khả năng
thanh toán ngắn hạn của một doanh nghiệp (Phạm Văn Dược, 2001). Hệ số thanh
toán ngắn hạn được tính như sau:

Hệ số này phản ánh hiện trạng khả năng thanh toán tại thời điểm lập bảng
cân đối kế toán, nó có thể bị móp méo do những sai sót trong ước tính kế toán hoặc
do nhà quản lý đã lựa chọn các thực hành kế toán nhằm đạt được mục tiêu của
mình
b) Hệ số thanh toán nhanh
Tỷ số thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán thực sự của công ty
trước những khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này được dựa trên những tài sản ngắn hạn có


×