Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

LỢI THẾ CẠNH TRANH NGHÀNH ĐIỆN TỬ TIÊU DÙNG VN THEO MÔ HÌNH KIM CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.66 KB, 21 trang )

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
LỚP DH17KQ01
BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ



PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH
CỦA VIỆT NAM TRONG NGÀNH ĐIỆN
TỬ TIÊU DÙNG DỰA TRÊN MÔ HÌNH
KIM CƯƠNG CỦA MICHAEL PORTER

GVHD: Cô Nguyễn Thị Bích Phượng

SINH VIÊN THỰC HIỆN:
Trần Kim Anh 1754080005
Lưu Kim Dinh 1754080014
Trần Như Hảo 1754080023
Lâm Thị Như Quỳnh 1754080073
Võ Trần Bảo Uyên 1754080093


Phân tích lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong ngành Điện tử tiêu dùng dựa trên mô
hình kim cương của Micheal Porter – Nhóm 15

MỤC LỤC

L ỜI M Ở Đ ẦU
Trong thời đại mà công nghệ 4.0 đang ngày càng trở nên phổ biến và được chú
trọng phát triển như hiện nay thì việc đẩy mạnh ngành công nghiệp điện tử, đặc biệt là
ngành điện tử tiêu dùng chính là cách để nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển
khác dễ dàng hội nhập và theo kịp sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của thế giới.


Với xu hướng đó, ngành điện tử tiêu dùng Việt Nam đang tạo được những bước đột
phá trong quá trình thay đổi và hội nhập. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng Việt
Nam vẫn đang thất bại trong đường đua ngành sản xuất hàng điện tử tiêu dùng - “30
năm gia công, lắp ráp vẫn hoàn gia công, lắp ráp”.
Với những kiến thức thu được từ môn “Kinh doanh quốc tế”, chúng tôi đã tiến
hành nghiên cứu đề tài “Phân tích lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong ngành
Điện tử tiêu dùng dựa trên mô hình kim cương của Micheal Porter” để tìm câu trả
lời cho mâu thuẫn trên, và hướng đi đúng đắn cho Việt Nam trong lĩnh vực này.
CH ƯƠNG 1: C Ơ S Ở LÝ THUY ẾT

1. Vài nét về mô hình kim cương của Michael Porter
Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia do Michael Porter đưa ra nhằm
mục đích giải thích tại sao một số quốc gia l ại có được v ị trí d ẫn đ ầu trong vi ệc
sản xuất một số sản phẩm, hay nói cách khác đi tại sao l ại có nh ững qu ốc gia có
lợi thế cạnh tranh về một số sản phẩm. Lý thuyết này được xây dựng dựa trên
cơ sở lập luận rằng khả năng cạnh tranh của một ngành công nghi ệp được th ể
hện tập trung ở khả năng sáng tạo và đổi mới của ngành đó. Đi ều này đ ược khái
quát cho một thực thể lớn hơn – một quốc gia. Lý thuy ết của Michael Porter đã
kết hợp được các cách giải thích khác nhau trong các lý thuy ết th ương mại tr ước
đó và đồng thời đưa ra một khái niệm khá quan trọng là l ợi th ế c ạnh tranh qu ốc
gia.
2


Phân tích lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong ngành Điện tử tiêu dùng dựa trên mô
hình kim cương của Micheal Porter – Nhóm 15

Theo lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh được thể hiện ở sự liên kết của 4
yếu tố: Điều kiện các yếu tố sản xuất ; Điều kiện về cầu; Các ngành công nghiệp
liên kết và phụ trợ và Chiến lược, cấu trúc doanh nghiệp và năng l ực cạnh tranh

của doanh nghiệp.
Mối liên kết của 4 yếu tố này tạo nên mô hình kim cương. Các nhóm yếu
tố này tác động qua lại và có mối liên hệ chặt chẽ v ới nhau và hình thành nên
khả năng cạnh tranh của quốc gia. Ngoài ra còn có một yếu tố khác là Vai trò của
Chính phủ - yếu tố quan trọng tác động đến 4 yếu tố cơ bản kể trên.
1.1. Điều kiện các yếu tố sản xuất

Các yếu tố sản xuất chính là đầu vào của một quá trình s ản xu ất. T ầm
quan trọng của đầu vào cơ bản trong việc tạo ra l ợi thế cạnh tranh ngày càng
giảm, ngược lại các đầu vào cao cấp hiện đang là những đầu vào quan tr ọng
nhất giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trình đ ộ cao. Tuy nhiên nh ững
đầu vào cao cấp của một quốc gia lại được xây dựng từ những nhân tố đầu vào
cơ bản. Như vậy, một quốc gia có thể duy trì lợi thế cạnh tranh dựa trên đ ầu vào
khi quốc gia có các nhân tố đầu vào cần thi ết cho cạnh tranh trong ngành c ụ th ể
nào đó là các đầu vào cao cấp và chuyên ngành. Vi ệc đánh giá năng l ực c ạnh
tranh theo yếu tố đầu vào được xây dựng từ 4 nhóm đầu vào, đó là: nguồn nhân
lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên, vốn – công nghệ và tài năng quản lý – sáng tạo .
Mỗi nhóm yếu tố đầu vào này lại bao gồm những yếu tố cụ thể hơn.
1.2. Điều kiện về cầu

Ba khía cạnh của cầu trong nước có ảnh hưởng lớn tới l ợi thế cạnh tranh
của các Doanh nghiệp là: bản chất cầu, dung l ượng và mô hình tăng tr ưởng c ầu,
và cơ chế lan truyền cầu trong nước ra thị trường quốc tế. Theo Porter, những
đặc điểm của nhu cầu thị trường trong nước đặc biệt quan tr ọng trong việc định
hình các thuộc tính của sản phẩm và trong việc tạo ra sức ép cho sự sáng tạo đổi
mới và nâng cao chất lượng sản phẩm. Porter lập lu ận rằng các công ty c ủa m ột
nước giành được lợi thế cạnh tranh nếu những người tiêu dùng trong nước của
họ có được sự sành sỏi và đòi hỏi cao. Những người tiêu dùng nh ư v ậy sẽ tạo ra
sức ép lên các công ty trong nước phải đáp ứng những tiêu chuẩn cao v ề ch ất
lượng sản phẩm cũng như phải sản xuất ra những sản phẩm có mẫu mã m ới.

3


Phân tích lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong ngành Điện tử tiêu dùng dựa trên mô
hình kim cương của Micheal Porter – Nhóm 15

Điều này sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghi ệp trong nước,
khiến cho các doanh nghiệp trong nước ngày càng mạnh hơn và tiên tiến hơn.
1.3. Các ngành công nghiệp liên kết và phụ trợ

Công nghiệp phụ trợ (supporting industries) là khái niệm chỉ toàn bộ
những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm
chính. Cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản ph ẩm bao bì, nguyên
liệu để sơn, nhuộm, v.v., và cũng có thể bao gồm cả những s ản ph ẩm trung gian,
những nguyên liệu sơ chế. Các ngành công nghiệp phụ tr ợ là những ngành s ản
xuất cung ứng đầu vào cho chuỗi hoạt động s ản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp. Trong khi đó, các ngành công nghiệp liên kết là những ngành mà doanh
nghiệp có thể phối hợp hoặc chia sẻ các hoạt động thuộc chuỗi hoạt động s ản
xuất kinh doanh hoặc những ngành mà sản phẩm của chúng mang tính ch ất b ổ
trợ việc chia sẻ hoạt động, thường diễn ra ở các khâu phát tri ển kỹ thuật, s ản
xuất, phân phối, tiếp thị hoặc dịch vụ.
Lợi thế cạnh tranh của các ngành công nghiệp liên kết và phụ trợ sẽ tạo ra
lợi thế tiềm tàng cho các doanh nghiệp như cung cấp trong th ời gian ngắn và v ới
chi phí thấp; duy trì mối quan hệ hợp tác liên tục; các nhà cung ứng giúp doanh
nghiệp nhận thức và tiếp cận phương pháp và cơ hội mới để áp dụng công nghệ
mới. Ngược lại, doanh nghiệp ở khâu sau tác động, ki ểm ch ứng, góp ý các n ỗ l ực
cải tiến của nhà cung ứng, trao đổi và nghiên cứu để tìm ra các gi ải pháp nhanh
hơn và hiệu quả hơn. Hơn nữa, ngành hỗ trợ là chất xúc tác chuy ển tải thông tin
và đổi mới từ doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác, đẩy nhanh t ốc đ ộ đ ổi
mới trong nền kinh tế.

1.4. Chiến lược, cấu trúc và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Cạnh tranh trong nước có tác động mạnh tới quá trình đổi mới và thành
công trên thị trường quốc tế. Những khác biệt về trình độ qu ản lý và kỹ năng t ổ
chức như trình độ học vấn và hướng đích của cán bộ quản lý, s ức m ạnh đ ộng c ơ
cá nhân, các công cụ ra quyết định, quan hệ v ới khách hàng, thái đ ộ đ ối v ới ho ạt
động quốc tế, quan hệ giữa người lao động và bộ máy quản lý tạo ra lợi thế hoặc
bất lợi thế cho doanh nghiệp.

4


Phân tích lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong ngành Điện tử tiêu dùng dựa trên mô
hình kim cương của Micheal Porter – Nhóm 15

1.5. Vai trò của Chính phủ

Chính sách của Chính phủ là yếu tố tác động tới cả 4 nhóm y ếu tố trên đ ể
tạo lợi thế cạnh tranh. Chính phủ có thể tác động tích cực bằng cách đưa ra đ ịnh
hướng phát triển cụ thể, phù hợp, tạo môi trường pháp lý và kinh tế lành m ạnh,
điều tiết hoạt động và phân phối lợi ích một cách công bằng, ki ểm tra ki ểm soát
các hoạt động kinh tế theo đúng pháp luật và đúng chính sách đ ề ra t ạo ra c ơ h ội
giúp các công ty mới có thể có điều kiện tạo ra sự bất ngờ cho phép chuy ển d ịch
vị thế của mình cũng như các công ty đã có uy tín tiếp tục nâng cao và kh ẳng định
vị thế của mình không những trong nước mà còn trên thị trường quốc tế.

2. Ngành Điện tử tiêu dùng
2.1.

Khái niệm & Phân loại (Theo Wikipedia)


Điện tử tiêu dùng hay điện tử gia dụng là thuật ngữ khái quát để ch ỉ các
thiết bị điện tử dành cho sử dụng cá nhân hoặc gia đình, v ới mục đích phục v ụ
nhu cầu sinh hoạt, giải trí hoặc thông tin liên lạc cá nhân.
Điện tử tiêu dùng bao gồm các thiết bị được sử dụng cho giải trí, như máy
thu thanh, TV màn hình phẳng, đầu DVD, phim DVD, iPod, video game, xe h ơi đi ều
khiển từ xa,... và thiết bị truyền thông như điện thoại, đi ện thoại di đ ộng, máy
tính xách tay có khả năng nối mạng,... hoặc phục vụ các các ho ạt đ ộng khác nh ư
máy tính để bàn, máy in, máy hủy giấy,...

2.2.

Thực trạng ngành Điện tử tiêu dùng Việt Nam

Nhìn chung, ngành điện tử tiêu dùng Việt Nam còn non trẻ, tiềm lực tài chính
cũng như công nghệ còn lạc hậu so khu vực và thế giới. Đây là ngành có quy mô sản
xuất lớn nhất, là một trong những nhóm sản phẩm chủ lực của Việt Nam, song lại là
những sản phẩm mà ta chậm hơn các nước trong khu vực từ 10 - 15 năm công nghệ.
Các DN điện tử chủ yếu tham gia vào loại hình chế tác và lắp ráp đơn giản,
dạng nhập tất cả các linh kiện chiếm tới 80%. Khoảng 70% tổng số tivi và radio,
cassette bán trên thị trường nội địa là lắp ráp trong nước, nhưng lại dùng linh kiện và
các đầu vào khác của nước ngoài. Tính đến nay, tỷ lệ nội địa hóa ngành điện tử tiêu
dùng cũng như giá trị gia tăng của sản phẩm nước ta vẫn rất thấp, chỉ khoảng 5 – 10%.

5


Phân tích lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong ngành Điện tử tiêu dùng dựa trên mô
hình kim cương của Micheal Porter – Nhóm 15


Nếu so sánh với các nước ASEAN 5 (gồm Thái Lan, Singapore, Malaysia,
Indonexia và Philippines) ngành CNĐT Việt Nam mới đang ở cuối giai đoạn 1 (lắp ráp
sản phẩm từ phụ kiện nhập khẩu), đầu giai đoạn đầu tư sản xuất linh kiện phụ tùng
phát triển công nghiệp phụ trợ. Trong khi đó, các nước ASEAN 5 đang phát triển ở giai
đoạn 3 (nghiên cứu thiết kế sản phẩm, đầu tư công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu).
Mặc dù các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử trong nước đã có sự tham
gia vào chuỗi giá trị ngành nhưng phần lớn chỉ mới cung cấp các sản phẩm đơn giản
có giá trị, hàm lượng công nghệ thấp.
Mặt khác, có một thực tế là hiện nay cơ cấu của ngành thiên về hướng tiêu thụ
hơn là sản xuất. DN tập trung nhiều ở lĩnh vực thương mại. Điều này có thể giải thích
thông qua rào cản gia nhập ngành, lĩnh vực sản xuất điện tử đòi hỏi vốn lớn và công
nghệ nên các DN nhỏ khó có thể gia nhập vào lĩnh vực sản xuất mà tập trung ở lĩnh
vực phân phối lưu thông sản phẩm.

3. Sự cần thiết của việc phân tích lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong
ngành Điện tử tiêu dùng.
Để hội nhập hiệu quả vào nền kinh tế toàn cầu và đuổi kịp các quốc gia tiên tiến
trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam cần chuyển từ việc cạnh tranh về chi phí nhân
công thấp và khai thác tài nguyên thiên sang cạnh tranh về lợi thế so sánh dựa trên tri
thức, công nghệ, đổi mới sáng tạo và có giá trị gia tăng cao hơn. Với việc hội nhập
quốc tế ngày một sâu rộng, thuế quan giảm xuống 0%, sản xuất hàng điện tử tiêu dùng
trong nước sẽ đứng trước sức ép cạnh tranh với hàng nhập khẩu nguyên chiếc, bởi
người tiêu dùng khi đó được tiếp cận với sản phẩm nhập ngoại có mức giá rẻ hơn so
với sản xuất trong nước. Các DN Việt Nam cũng cần có sự chuẩn bị về năng lực cạnh
tranh và công nghệ để có thể tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu và góp phần
thực chất đưa Việt Nam thành một nước sản xuất lớn về thiết bị điện tử vào năm 2030.
GS. Porter cho rằng đã đến lúc Việt Nam cần xác định cho mình một mô hình
phát triển kinh tế mới, một vị trí xứng đáng trong chuỗi giá trị toàn cầu để làm cơ sở
cho các hoạt động đầu tư, phát triển. Vấn đề cạnh tranh bằng vị thế độc đáo một lần
nữa được cha đẻ thuyết cạnh tranh ‘xoáy’ vào.

Chính những lý do đó cần đòi hỏi phải có sự nhìn nhận đúng đắn về ngành điện
tử tiêu dùng ở Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở phân tích lợi thế cạnh tranh sẽ
6


Phân tích lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong ngành Điện tử tiêu dùng dựa trên mô
hình kim cương của Micheal Porter – Nhóm 15

góp phần xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp cho các doanh nghiệp. Đó
chính là nền tảng cốt lõi, và chỉ khi giải quyết được những tồn tại, những điểm yếu đó
thì mới có thể đặt ra niềm tin cho ngành điện tử tiêu dùng của Việt Nam sẽ phát triển
có định hướng. Tổng hợp các lý do nêu trên, nhóm đề tài quyết định chọn : “ Phân tích
lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong ngành Điện tử tiêu dùng dựa trên mô hình kim
cương của Micheal Porter ” làm nội dung nghiên cứu.
CH ƯƠNG 2: L ỢI TH Ế C ẠNH TRANH C ỦA VI ỆT NAM TRONG NGÀNH
ĐI ỆN T Ử TIÊU DÙNG

1 Điều kiện các yếu tố sản xuất điện tử tiêu dùng ở Việt Nam
1.1 .Nguồn nhân lực
Điểm mạnh

Điểm yếu

Với lợi thế là dân số trẻ, khoảng
Ngân hàng Thế giới đánh giá
60% trong tổng dân số ở độ tuổi lao Việt Nam đang thiếu lao động có trình
động, nguồn lao động dồi dào.
độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc
 Việt Nam rất có cơ hội để thu hút cao.
Trình độ ngoại ngữ của lao động

vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ và
Vi

t
Nam
chưa cao nên gặp nhiều khó
học tập các kiến thức quản lý và đào
tạo nhân lực từ các ngành Công nghiệp khăn trong quá trình hội nhập.
Công tác đào tạo hiện nay chưa
điện tử nói chung phát triển trong khu
phù hợp về cả số lượng và chất lượng.
vực.
Chất lượng chương trình giảng dạy
Chi phí cho lao động ở Việt Nam của một số các trường còn thấp, chưa
cũng tương đối thấp (Chỉ bằng 1/3 so đào tạo được lao động có kỹ năng làm
với Ấn Độ và 1/2 so với Trung Quốc). việc thực tế.
Samsung cũng đánh giá thêm: năng
Ở Việt Nam lực lượng công nhân
suất lao động của lao động Vi ệt Nam trí thức chỉ chiếm khoảng 10,1% tổng
bằng 80% so với công nhân ở Hàn số công nhân có mặt trong một số
Quốc, trong khi chi phí lao động chỉ ngành công nghệ cao, trong đó có
bằng 10%.
ngành sản xuất hàng điện tử tiêu dùng.
Người lao động Việt Nam được
Thêm vào đó, ngành điện tử tiêu
đánh giá có ưu điểm là thông minh, cần dùng của Việt Nam hiện nay cũng còn
cù, khéo léo, có trình độ dân trí, học thiếu những cán bộ quản lí trung cấp,
vấn khá cao so với mức thu nhập quốc những người vừa có khả sản xuất vừa
dân, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học có đủ trình độ lãnh đạo, nâng cao hiệu
kỹ thuật và công nghệ của thế giới.

quả sản xuất.

1.2. Điều kiện tài nguyên thiên nhiên và Cơ sở hạ tầng ở Việt
Nam
7


Phân tích lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong ngành Điện tử tiêu dùng dựa trên mô
hình kim cương của Micheal Porter – Nhóm 15

 Điều kiện tài nguyên thiên nhiên:
Việt Nam nằm ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, là khu vực kinh tế sôi
động của thế giới. VN nằm trên đường hàng hải và đường hàng không qu ốc t ế
với nhiều cảng biển quan trọng. Các tuyến đường bộ, sắt xuyên Á, các đường
hàng không nối liền các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và trên Th ế gi ới, t ạo
điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu, tiếp cận, hợp tác, mở r ộng th ị tr ường…
với các nước xung quanh, đặc biệt là Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan do
nước ta là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước này.
Bên cạnh đó, với đa dạng tài nguyên khoáng sản quan tr ọng cần thi ết đ ể
phát triển công nghiệp vật liệu điện tử như quặng sắt, đất hiếm, titan, rutin,
barit, ilmenit… Việt Nam hoàn toàn có khả năng đ ể tr ở thành nhà cung ứng
nguyên vật liệu, hóa chất cho ngành công nghiệp điện tử nói chung và ngành
điện tử tiêu dùng nói riêng của các nước dưới hình thức khai thác nguyên li ệu
thô, thành phẩm hoặc bán thành phẩm với giá rẻ.
Ngoài ra, với các chính sách ưu đãi đối với việc cho thuê đất hi ện nay c ủa
Việt Nam, các nhà đầu tư ít ngần ngại hơn trong vi ệc đầu tư quy mô l ớn ở n ước
ta. Đặc biệt, đối với ngành điện tử tiêu dùng, đòi hỏi diện tích nhà xưởng tương
đối lớn, giàu về nguồn tài nguyên đất đai nghiễm nhiên tr ở thành một l ợi th ế
đáng kể của Việt Nam. Trước làn sóng dịch chuyển nhà máy sản xuất từ Trung
Quốc sang Việt Nam và kế hoạch mở rộng quy mô, mảng sản xuất điện tử dự

đoán tiếp tục tăng mạnh về nhu cầu trong năm tiếp theo.

 Cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng ở Việt Nam phong phú, dễ dạng đăng ký sử dụng, thuận
tiện trong việc trao đổi hàng hóa và buôn bán xuất nhập khẩu. Công tác quy
hoạch ở VN được giải quyết khá nhanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chủ đầu
tư đến thuê mặt bằng đạt tại VN. Cũng chính vì vậy mà một số tập đoàn đi ện tử
lớn trên thế giới đã đặt trụ sở lắp ráp tại VN trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam đa số có quy
mô nhỏ bé, chưa đồng bộ và chưa tạo được sự kết nối liên hoàn, khả năng đáp
ứng nhu cầu giao thông và an toàn giao thông còn hạn ch ế. So v ới m ột s ố n ước
tiên tiến trong khu vực, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Vi ệt Nam ch ỉ ở
8


Phân tích lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong ngành Điện tử tiêu dùng dựa trên mô
hình kim cương của Micheal Porter – Nhóm 15

mức trung bình. Hiện toàn quốc mới có 765 km đường b ộ cao t ốc đã hoàn thành
và đi vào khai thác (tính đến 2016).

1.3

. Yếu tố vốn – công nghệ:

Theo thống kê, chỉ số Đổi mới Sáng tạo Toàn cầu (GII) của Việt Nam
những năm gần đây liên tục tăng cao, dẫn đầu nhóm qu ốc gia có thu nh ập trung
bình thấp (năm 2017 tăng 12 bậc, năm 2018 tăng tiếp 2 bậc, xếp th ứ 45/126
quốc gia, trong đó, nhóm chỉ số về tri thức - công nghệ của Việt Nam có th ứ hạng
rất cao, thứ 28). Theo Báo cáo Chỉ số Hiệu quả Đổi mới sáng tạo năm 2018, Vi ệt

Nam đã đạt kết quả trong việc tiếp cận với kiến thức KHCN của th ế gi ới và hòa
nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo đi ều ki ện cho vi ệc trao đ ổi tri th ức hi ệu
quả. Một số tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam đã rất quan tâm đầu tư cho KHCN
và đã đạt được kết quả tương xứng.
Tuy nhiên, trình độ KHCN quốc gia nhìn chung còn khoảng cách so v ới
nhóm đầu khu vực Đông Nam Á. Trong những năm gần đây, kinh phí đ ầu t ư cho
KHCN của Việt Nam gia tăng đều qua các năm, nhưng tỷ lệ chi cho KHCN trên
GDP chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế của đất n ước. Di ễn đàn Kinh
tế thế giới cũng đánh giá: Việt Nam đang tụt hậu về mức độ sẵn sàng công ngh ệ,
về đổi mới sáng tạo và về năng suất lao động so với m ột s ố nước ở châu Á nh ư:
Trung Quốc, Ấn Độ, Thái-lan, Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po. Theo đánh giá của Ngân
hàng Thế giới, chi tiêu cho nghiên cứu phát tri ển cả khu vực Nhà nước và tư nhân
của Việt Nam hiện nay chỉ khoảng 0,44% GDP, khá thấp so v ới bình quân c ủa th ế
giới là 2,23% GDP (Thái-lan 0,78%; Xin-ga-po 2,2%; Ma-lai-xi-a 1,3%, Trung Qu ốc
2,1% GDP). Điều này khiến chúng ta bị mắc kẹt trong cái hố năng suất thấp cùng
với giá trị gia tăng thấp, và đương nhiên, ngành điện tử tiêu dùng cũng không
ngoại lệ.
Bên cạnh đó, nguồn tài chính cho đổi mới công nghệ của doanh nghi ệp
chủ yếu được huy động từ “vốn tự có” (khoảng 2/3 tổng đầu tư cho đổi mới
công nghệ) và khoảng 1/3 từ vốn vay tín dụng. Tỷ lệ doanh nghi ệp nhận được
hỗ trợ từ phía Nhà nước để đổi mới công nghệ chỉ từ 10% đến 17%, trong đó, h ỗ
trợ tư vấn kỹ thuật - khoa học - công nghệ chỉ 3% đến 6%. Lý do t ỷ l ệ này th ấp
đến vậy là do doanh nghiệp chưa biết về các chính sách h ỗ tr ợ từ Nhà n ước.
9


Phân tích lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong ngành Điện tử tiêu dùng dựa trên mô
hình kim cương của Micheal Porter – Nhóm 15

Thêm vào đó, các hình thức hỗ trợ chưa sát với nhu cầu của doanh nghi ệp, quy

trình xét duyệt quá phức tạp cùng việc doanh nghi ệp không biết bắt đầu “từ
đâu” để liên hệ xin hỗ trợ.

1.4

. Yếu tố tài năng quản lí – sáng tạo:

Nhìn chung, năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam còn hạn chế và hệ
thống đổi mới sáng tạo quốc gia còn non trẻ, manh mún. Vẫn còn ít hoạt động
nghiên cứu và phát triển (R&D) trong khu vực doanh nghiệp. Theo kết quả khảo
sát của ThS. Trần Thùy Linh và ThS. Nguyễn Thị Thanh Hoa (Khoa QTKD - Trường
Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp), số lượng doanh nghiệp chưa quan tâm đến đổi
mới sáng tạo chiếm gần 50% (Cụ thể là: Số doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng
tạo chiếm 61,63%, số doanh nghiệp không có hoạt động này chiếm 37,18% và chỉ có
1,19% số doanh nghiệp không xác định được mình thực sự đã có đổi mới sáng tạo).

Mặt khác, chất lượng đào tạo ở các trường đại học vẫn còn hạn chế, thiếu
tính gắn kết với thực tế, khiến nhân lực được đào tạo ra thi ếu trình đ ộ và khả
năng tích cực tham gia vào những hoạt động đổi mới sáng tạo. Chúng ta cũng
chưa thực sự có những chính sách tốt, cơ chế tốt, hoặc đặt ra nh ững bài toán hay,
đúng tầm để kích thích sáng tạo và sự cống hi ến của đông đ ảo các nhà khoa h ọc
và chuyên gia đối với phát triển kinh tế - xã hội nước nhà.

10


Phân tích lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong ngành Điện tử tiêu dùng dựa trên mô
hình kim cương của Micheal Porter – Nhóm 15

Về mức độ sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp, 56% doanh nghi ệp

đánh giá khả năng sáng tạo của nhân viên là yếu. Không có doanh nghi ệp nào
đánh giá nhân viên rất sáng tạo.
Theo nghiên cứu của VERP, số lượng
doanh nghiệp đầu tư dưới 100 triệu đồng
cho việc đào tạo nhân lực chiếm đa số 47%
tổng số doanh nghiệp. Với mức từ 100 triệu
đồng đến 500 triệu đồng thì có 34%, mức
500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng chỉ có 7% còn
mức trên 1 tỷ đồng là 12% chỉ dành cho các
doanh nghiệp quy mô rất lớn.
Từ những phân tích trên có thể thấy, doanh nghiệp Việt có quan tâm và
đầu tư vào đổi mới sáng tạo nhưng năng lực còn yếu. Doanh nghiệp chưa quan
tâm nhiều đến R&D, nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu. Th ực tr ạng này đ ặt
ra nhiều nhiệm vụ để nâng cao đổi mới sáng tạo trong doanh nghi ệp.

2. Điều kiện về cầu:
2.1 .Cầu trong nước:

11


Phân tích lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong ngành Điện tử tiêu dùng dựa trên mô
hình kim cương của Micheal Porter – Nhóm 15

Thị trường hàng điện tử Việt Nam đã bước vào thời kỳ bão hòa với mức tăng
trưởng dự báo thấp trong những năm tới. Theo Hãng nghiên cứu thị trường GfK Việt
Nam, thị trường điện thoại di động tại Việt Nam chỉ tăng trưởng 1% trong năm 2018 so
với mức 9% của năm 2017. Trong khi đó, lĩnh vực điện máy tăng trưởng cao hơn, như
hàng điện tử (tăng 23,5%), điện lạnh (12,5%), điện gia dụng (3,7%). Năm nay, ngành
hàng tivi có thể chững lại, chỉ tăng khoảng 10%, máy lạnh tăng 11%, các ngành khác

đều tăng trưởng dưới 10%. Theo đó, Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor
cũng dự báo giá trị thị trường điện thoại di động (cả feature phone lẫn smartphone) sẽ
đi xuống sau khi đạt đỉnh vào năm 2017 và sẽ chỉ vào khoảng 59 ngàn tỷ đồng năm
2022 (-25%). Thị trường điện máy tuy khả quan hơn nhưng cũng sẽ hầu như không
tăng trưởng trong thời gian tới. Những con số này thấp hơn khá nhiều so với các năm
trước, qua đó cho thấy, người tiêu dùng đang dần bão hòa với sản phẩm hi-tech.
Nguyên nhân chủ yếu là do thị trường đã vào giai đoạn trưởng thành với mức

độ phổ biến cao của các mặt hàng điện tử trên tổng dân số. Thêm vào đó, hàng điện tử
là mặt hàng có chu kỳ sử dụng dài và mỗi cá nhân hay hộ gia đình có thói quen chỉ sở
hữu một điện thoại, laptop, tivi hay tủ lạnh nên số lượng mua mới trong thời gian tới là
hạn chế.

2.2 .Cầu ngoài nước:
Khả năng xuất khẩu hàng hóa điện tử tiêu dùng, đặc bi ệt là máy tính và
điện thoại của Việt Nam đang tăng cao. Theo báo cáo c ủa Tổng c ục H ải quan,
năm 2018, điện thoại các loại & linh kiện vẫn là nhóm hàng xu ất kh ẩu l ớn nh ất
của Việt Nam, đạt hơn 50 tỷ USD, tăng 10,5% với năm trước. Tiếp đó, máy vi
tính, sản phẩm điện tử và linh kiện cũng ước đạt 29,45 tỷ USD.
Cùng với đó, các cam kết của khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) từ
ngày 1/1/2006, về lộ trình giảm thuế đối với các mặt hàng điện tử đã có hi ệu
12


Phân tích lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong ngành Điện tử tiêu dùng dựa trên mô
hình kim cương của Micheal Porter – Nhóm 15

lực hoàn toàn. Và việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
và một loạt Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới (TPP, EVFTA,…) cũng đã t ạo
điều kiện thuận lợi cho các DN ngành Công nghiệp đi ện tử nói chung phát huy

tiềm năng to lớn đưa các sản phẩm vươn ra khu vực và thế giới.

3. Các ngành công nghiệp liên kết và phụ trợ của ngành sản xuất điện
tử tiêu dùng ở Việt Nam

3.1 .Các ngành công nghiệp phụ trợ
 Nhóm ngành gia công, rắp láp linh kiện điện tử:

Đối với ngành điện tử
tiêu dùng thì ngành công
nghiệp phụ trợ đóng vai trò
vô cùng quan trọng, có thể
nói sự “sống còn” của ngành
điện tử tiêu dùng được đặt
lên “vai” của khối ngành
công nghiệp phụ trợ. Nhìn
chung, ngành công nghiệp
phụ trợ Việt Nam vẫn đang
ở trong giai đoạn sơ khai. Số
lượng các DN phụ trợ nội địa
mới chỉ dừng lại ở khâu sản
xuất các chi tiết, linh kiện

Mối quan hệ giữa ngành công nghiệp phụ trợ và
lắp ráp hàng điện tử - Nguồn : Xây dựng và tăng
cường ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt nam;
Báo cáo điều tra KYOSHIRO ICHIKAWA

đơn giản và cơ cấu giá trị nội địa hóa rất nhỏ (<10%).
Do tính chất và đặc thù của các sản phẩm, loại sản phẩm phụ trợ như phụ

tùng, linh kiện, nguyên phụ kiện,... các doanh nghi ệp Vi ệt Nam hi ện ch ỉ có th ể
tập trung đầu tư và phát triển sản xuất các loại ph ụ tùng linh ki ện có kích c ỡ
cồng kềnh với công nghệ sản xuất không phức tạp và chỉ với mục tiêu đáp ứng
nhu cầu, yêu cầu của các DN FDI. Thêm nữa, yêu c ầu đặt ra cũng nh ư chính sách
thu mua từ phía các DN FDI rất khắt khe về chất lượng, thông s ố kỹ thu ật, ngu ồn
nguyên vật liệu và thời hạn giao hàng. Thực tế, các DN n ội địa khó có khả năng
đáp ứng một cách toàn diện các yêu cầu này. Đại di ện công ty Daihatsu (Nh ật
13


Phân tích lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong ngành Điện tử tiêu dùng dựa trên mô
hình kim cương của Micheal Porter – Nhóm 15

Bản) đã từng cho biết họ đi khảo sát hàng tháng tr ời t ại 64 DN tìm nhà cung c ấp
ốc vít theo chuẩn quốc tế nhưng tất cả đều không đáp ứng. Còn công ty Canon,
khảo sát hàng năm trời, trầy trật mãi mới tìm được các nhà cung cấp linh ki ện
phụ tùng tại VN. Nhưng oái oăm là, trong số vài chục nhà cung cấp thì có đến hơn
90% là các DN FDI. Ngay những ngày đầu đặt chân vào VN, công ty LD Toyota VN
đã khảo sát và tìm được vài DN VN cung cấp linh ki ện, ph ụ tùng, nh ưng đ ến khi
mang mẫu về Nhật Bản kiểm nghiệm thì không đạt chất lượng.
Việc phụ thuộc quá nhiều vào linh kiện nhập khẩu sẽ làm tăng chi phí đ ầu
vào do tiền chuyên chở, kho vận, bảo hiểm, chưa kể rủi ro về th ời gian nh ận
hàng làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, làm giảm sức cạnh tranh. H ơn n ữa,
công nghiệp phụ trợ kém phát triển còn làm cho môi trường đầu tư tr ở nên kém
hấp dẫn, hạn chế việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) từ nh ững nhà s ản
xuất lắp ráp, nhất là trong nhóm ngành máy móc, thi ết bị tỷ lệ chi phí cho linh,
phụ kiện của nhóm ngành này thường chiếm tới ~70% trong giá thành s ản
phẩm (cao hơn nhiều so với chi phí lao động vẫn được coi là còn khá r ẻ ở Vi ệt
Nam). Mặt khác, trong bối cảnh hiện nay, các hiệp định thương mại tự do càng
phát triển, càng nhiều hàng rào thuế quan được tiêu giảm, v ới mức thu ế su ất

mới thì giá thành sản phẩm điện tử trong nước vẫn chưa thể cạnh tranh được
với sản phẩm điện tử nhập khẩu nguyên chiếc, đặc biệt là s ản phẩm từ các
nước trong khu vực ASEAN.
 Nhóm ngành luyện kim – luyện thép:

Các ngành chuyên môn khẳng định, chúng ta có lợi th ế v ề ngu ồn nguyên
liệu sản xuất thép, nhưng đổi lại công nghệ chế biến của hầu hết các DN còn
khá lạc hậu, đã xuống cấp dẫn đến chi phí đầu vào cao, l ợi nhuận th ấp, khó khăn
trong việc cạnh tranh. Mặc dù theo quy hoạch việc cân đ ối cung c ầu ngành thép
là hợp lý nhưng ta vẫn còn nhập phôi thép từ nước ngoài do ch ưa t ận dụng tri ệt
để nguyên liệu dồi dào tại chỗ, công nghệ lạc hậu, năng lực đầu tư hạn chế cộng
với thị trường khó khăn. Trình độ quản lý, trình độ ngành ngh ề của đ ội ngũ cán
bộ quản lý và đội ngũ chuyên nghiệp chưa cao và không đồng bộ.
Về sản xuất: Ngành Thép hiện vẫn ở trong tình trạng có nhiều nhà máy
quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán. Trình độ công nghệ, thiết bị của toàn ngành
14


Phân tích lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong ngành Điện tử tiêu dùng dựa trên mô
hình kim cương của Micheal Porter – Nhóm 15

nói chung vẫn phải chịu chi phí sản xuất cao, năng su ất lao đ ộng và kh ả năng
cạnh tranh chưa thực sự tốt. Phát triển nhanh nhưng thiếu bến vững, chưa cân
đối giữa phát triển thượng nguồn và hạ nguồn sản xuất nặng v ề gia công ch ế
biến từ phôi và bán thành phẩm nhập khẩu.
Về đầu tư: Nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ thấp, sức cạnh tranh yếu. Đầu tư
còn dàn trải, không hợp lý (không tính đến nguồn nguyên liệu và cân đ ối gi ữa
nguồn cung và cầu dẫn đến tình trạng dư thừa công suất, gây lãng phí và t ạo nên
sự cạnh tránh gay gắt giữa bản thân các doanh nghiệp với nhau.
Tóm lại, gần như toàn bộ các chủng loại thép dùng cho công nghi ệp ch ế

tạo đang phải nhập khẩu. Đây chính là “nút thắt” về vật liệu, cản tr ở rất l ớn đến
sự phát triển của công nghiệp chế tạo ở Việt Nam nói chung.

3.2 .Ngành phân phối điện tử tiêu dùng ở Việt Nam
 Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp ngành phân phối điện

tử tiêu dùng trong nước:
Trái với ngành hỗ trợ sản xuất, nhóm ngành hỗ trợ cung ứng, phân ph ối
thì phát triển khá mạnh. Hiện nay nước ta có rất nhi ều các nhà phân ph ối đi ện
tử tiêu dùng ở thị trường nội địa như FPT, Thế giới di động, Điện máy xanh,
Nguyễn Kim, Viễn thông A,… Tuy Việt Nam có rất nhi ều các nhà máy s ản xu ất
ngành hàng này ở trong nước nhưng các nhà phân phối trên chủ y ếu là nh ập
khẩu điện thoại từ các nước khác rồi bán ở trong nước. Sản phẩm điện tử tiêu
dùng sản xuất và lắp ráp trong nước lại chủ yếu dùng để xuất khẩu.

Chính vì sự phát triển khá mạnh của nhóm ngành liên kết này nên trong
thị trường phân phối và cung ứng điện tử gia dụng có sự cạnh tranh r ất mạnh.
15


Phân tích lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong ngành Điện tử tiêu dùng dựa trên mô
hình kim cương của Micheal Porter – Nhóm 15

Các nhà phân phối liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi h ấp dẫn, gi ảm
giá bán để cạnh tranh thị phần và thu hút người tiêu dùng. Sự cạnh tranh không
chỉ diễn ra ở mảng khách hàng mà còn diễn ra trong mảng phân ph ối chính hãng
các dòng sản phẩm. Người tiêu dùng ở Việt Nam luôn có tâm lý mua s ản ph ẩm
điển tử tiêu dùng rất thận trọng với danh tiếng của các nhà phân ph ối, h ọ s ẵn
sàng chấp nhận trả với giá cao hơn để mua các dòng chính hãng ở các nhà phân
phối có uy tín.

Các nhà phân phối này không chỉ là kênh cung ứng các s ản ph ẩm ra th ị
trường phục vụ người tiêu dùng mà còn là nơi giúp các doanh nghi ệp ti ếp c ận
được với thị trường và khách hàng giúp các nhà sản xuất n ắm được th ị hi ếu, nhu
cầu của người mua. Dựa vào điều này, các doanh nghiệp sẽ có chi ến l ược kinh
doanh hiệu quả hơn, đánh trúng tâm lý người tiêu dùng để mang l ại doanh thu
và lợi nhuận tốt hơn, nâng cao vị thế của các doanh nghiệp.
Từ đây, ta có thể khẳng định được vai trò quan trọng của nhóm ngành hỗ
trợ cung ứng phân phối. Nhóm ngành này có tác động là cầu nối trung gian c ủa
các doanh nghiệp và khách hàng. Như ở Việt Nam, sự phát tri ển m ạnh của nhóm
ngành này sẽ là một động lực quan trọng giúp các doanh nghiệp s ản xu ất đi ện tử
tiêu dùng nước ta mở rộng và phát triển.
 Sự vắng bóng hoàn toàn của ngành phân phối điện tử Việt Nam t ại

thị trường thế giới:
So với sự phát triển mạnh mẽ ở thị trường trong nước, ngành phân phối
điện tử tiêu dùng của Việt Nam hầu như hoàn toàn vắng bóng t ại th ị trường
nước ngoài. Nguyên nhân phải kể đến ở đây là do 90% doanh nghiệp sản xuất
điện tử tiêu dùng trong nước là doanh nghiệp FDI và Vi ệt Nam hi ện tại ch ỉ đ ơn
thuần là gia công lắp ráp chứ không có thương hiệu sản phẩm của riêng mình.
Cùng với đó, các DN FDI đa phần đều xây dựng hệ thống phân phối riêng, các
doanh nghiệp này đầu tư và phát triển kênh phân phối trên phạm vi toàn c ầu
chứ không hợp tác với các doanh nghiệp chuyên phân ph ối c ủa Vi ệt Nam đ ể đ ưa
sản phẩm của họ ra thị trường thế giới, một ví dụ điển hình ở đây đó chính là
Samsung.

16


Phân tích lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong ngành Điện tử tiêu dùng dựa trên mô
hình kim cương của Micheal Porter – Nhóm 15


4. Chiến lược, cấu trúc doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của nhóm
các doanh nghiệp đầu ngành điện tử tiêu dùng Việt Nam

4.1 .Các chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam:
 Chiến lược về giá:

Chính sách giá của các nhà sản xuất cũng thay đổi phù h ợp theo s ự bi ến
đổi của công nghệ, hầu hết các nhà sản xuất khi gi ới thi ệu s ản phẩm m ới của
mình đều đặt chính sách giá “hớt phần ngon”, nghĩa là đặt m ức giá r ất cao cho
sản phẩm mới nhằm thu phần lời cao từ những nhóm khách hàng ưa thích công
nghệ mới, và sau đó thì họ giảm giá để cạnh tranh khi các công ty khác b ắt đ ầu
tung ra những sản phẩm tương tự. Mỗi sản phẩm mới đưa ra thị trường trong
vòng một năm đầu có thể hạ đến 30 - 40% giá thành sau khi sản ph ẩm đã h ết
“hot” trên thị trường, điều này mở đường cho các sản phẩm ti ếp theo ra đ ời ti ếp
tục thu lợi nhuận cao.
 Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm:

Chiến lược sản phẩm cũng đã thay đổi theo sự bùng nổ của công nghệ,
ngày nay các sản phẩm công nghệ không còn quá chú tr ọng đến độ bền như
trước kia nữa, do tốc độ thay thế sản phẩm ngày càng nhanh nên các nhà sản
xuất đưa ra những sản phẩm mới với độ bền tương đối nhưng hình thức thiết
kế đẹp và đa tính năng tạo điều kiện thuận lơi cho người tiêu dùng thay đổi, lựa
chọn.
Đa dạng hóa sản phẩm đã và đang trở thành xu thế tất yếu trong chi ến
lược phát triển của các doanh nghiệp. Các hãng điện thoại di động, máy tính và
điện máy hàng năm đều liên tục cho ra đ ời các s ản phẩm m ới v ới nhi ều ứng
dụng và thời trang hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành
hàng có tính cạnh tranh cao hoặc đã bão hòa l ại hay đa d ạng hóa s ản ph ẩm m ới
nhằm tương hỗ cho các sản phẩm hiện tại.

 Chiến lược đầu tư khoa học công nghệ - định hướng phát triển tương
lai, nâng cao giá trị gia tăng của DN điện tử tiêu dùng VN
Sự vắng bóng của hoạt động R&D đã khiến hầu hết các doanh nghi ệp
điện tử Việt Nam không thể sở hữu nhiều công nghệ lõi, cho nên rất khó cạnh
tranh để lớn mạnh thông qua chuyển đổi và hạ giá thành sản phẩm. Để xây dựng
17


Phân tích lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong ngành Điện tử tiêu dùng dựa trên mô
hình kim cương của Micheal Porter – Nhóm 15

thành công một nền kỹ nghệ, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị tốt liên quan đ ến
những chuỗi phối hợp đồng bộ, tinh vi và tinh xảo – điều không phải cứ mu ốn là
đào tạo hay trang bị ngay được, nhiều khi phải mất cả thế hệ. Chỉ khi có được
nền tảng cơ bản, chúng ta hẵng nghĩ tới chiến lược hướng ứng dụng đ ể cho ra
những sản phẩm “Made in Vietnam” thực thụ.

4.2

Năng lực cạnh tranh của nhóm các doanh nghiệp đầu ngành

điện tử tiêu dùng Việt Nam
Để được xếp vào nhóm các doanh nghiệp đầu ngành thì doanh nghiệp đó
phải có bề dày lịch sử trong ngành và thành tựu đạt được đáng k ể. M ột th ực t ế
đáng buồn là Việt Nam không hề có doanh nghiệp đầu ngành công nghiệp đi ện
tử nói chung. Dễ thấy nhất chính là, VN chỉ vừa có các th ương hi ệu m ới n ổi nh ư
điện thoại VsMart – chiếm một tỉ lệ quá ít ỏi trong ngành.
Hiện nay, tham gia thị trường sản xuất điện tử tiêu dùng có sự đa dạng
hóa các chủ thể tham gia. Ngoài các DNNN với sự đầu tư v ốn của chính phủ thì
còn có các DNTN và DN FDI - là đối tượng sản xuất chính của ngành điện tử tiêu

dùng, chiếm đến 90%. Các doanh nghiệp điện tử VN chưa có định hướng chiến
lược phát triển cụ thể, phù hợp với tình hình sản xuất trong nước. Đi ều này có
nghĩa là các doanh nghiệp điện tử tiêu dùng Vi ệt Nam hi ện nay thi ếu m ột c ơ s ở
quan trọng để vạch ra hướng đi cho riêng mình. Mức độ liên k ết và h ợp tác gi ữa
các doanh nghiệp điện tử cũng như với các doanh nghi ệp khác còn r ất h ạn ch ế,
chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ để phát triển theo hướng hợp tác, chuyên
môn hoá phù hợp với cơ chế thị trường và xu thế toàn cầu hoá.
Không chỉ thế, năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam còn thua kém v ề
khả năng thiết kế, sáng tạo sản phẩm, thiếu kinh nghiệm quản lý và tác phong
công nghiệp, chưa đáp ứng yêu cầu của ngành. Thêm nữa, để đầu tư phát triển
trong ngành này, nhà đầu tư phải bỏ ra một lượng vốn lớn cho các dây chuy ền
máy móc, công nghệ, đầu tư cho nguồn nhân lực tay nghề cao,... v ốn là nh ững
điều kiện ta chưa thể đáp ứng kịp.

1 Vai trò của Chính phủ Việt Nam trong ngành sản xuất điện tử tiêu
dùng
Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghi ệp hỗ tr ợ; rà soát và b ổ
18


Phân tích lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong ngành Điện tử tiêu dùng dựa trên mô
hình kim cương của Micheal Porter – Nhóm 15

sung các chính sách ưu đãi để khuyến khích, thu hút đầu tư vào s ản xu ất các s ản
phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát tri ển thuộc ngành Công nghi ệp đi ện tử
nói chung và Điện tử tiêu dùng nói riêng. Rà soát bổ sung và hoàn chỉnh các tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm công nghiệp hỗ tr ợ ngành Công
nghiệp điện tử. Trên cơ sở đó, xây dựng quy định áp dụng tiêu chuẩn, quy chu ẩn
kỹ thuật này trong việc sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo uy tín

của sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong ngành Công nghiệp đi ện tử của Việt
Nam.
Chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp, từ hành chính v ới những quy đ ịnh
bắt buộc về tỷ lệ nội địa hóa, cho đến khuyến khích thông qua hàng rào b ảo h ộ
thuế quan và phi thuế quan. Quy định tại Thông tư 14/2012/TT-NHNN về việc
hỗ trợ lãi vay 15%/năm đối với doanh nghiệp phát triển CNPT cho th ấy Nhà
nước thực sự quan tâm và muốn phát triển ngành công nghiệp này.
Một ví dụ tiêu biểu là Công Ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam được
Chính phủ cho phép hưởng những ưu đãi cao nhất như m ột khu công nghi ệp cao
theo như văn bản được ban hành ngày 13/9/2012. SEV được áp dụng mức thu ế
suất thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm bằng 10% trong su ốt th ời gian th ực
hiện dự án; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi có thu
nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo …
Địa phương các tỉnh cũng đã thực hiện rất nhiều biện pháp để thu hút và
khuyến khích đầu tư. Chẳng hạn như ở Vĩnh Phúc: Năm 2012, Vĩnh Phúc có 4 chỉ
tiêu PCI được xếp hạng cao là chi phí gia nhập thị trường, tính minh b ạch, chi phí
thời gian để thực hiện quy định của Nhà nước và hỗ trợ doanh nghiệp.
Tỉnh xác định cần tập trung hơn nữa, tri ển khai đồng bộ các gi ải pháp
nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư:


Tập trung đào tạo đội ngũ lao động có trình độ, tay nghề nhằm đáp ứng
tốt nhu cầu sử dụng lao động ngày càng cao của các dự án đ ầu t ư, nh ất là

các dự án lớn trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao.
• Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, dự báo, đánh giá đúng tình hình, t ập
trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghi ệp. Xây dựng các
chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
19



Phân tích lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong ngành Điện tử tiêu dùng dựa trên mô
hình kim cương của Micheal Porter – Nhóm 15

doanh nghiệp mới thành lập: đăng ký lao động, nộp thuế, hải quan, các
văn bản pháp luật mới của Nhà nước.
• Hỗ trợ doanh nghiệp về tư vấn pháp lý, thông tin th ị tr ường, tư v ấn xây
dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm, quảng bá thương hiệu,
đào tạo lao động; tăng cường xúc tiến thương mại, giúp doanh nghi ệp ti ếp
cận và mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
Tuy nhiên, sự hỗ trợ của Chính phủ chỉ dừng lại ở khâu chính sách, còn khi
đi vào thực thi lại gặp rất nhiều bất cập đã được nêu rõ ở các ti ểu m ục trên đây.
Việc chỉ giải quyết các vấn đề ở phần ngọn mà không quan tâm, chú tr ọng đi sâu
xây dựng, phát triển từ gốc đã dẫn đến hậu quả hiển hiện ngay trước mắt chúng
ta là sự thất bại của ngành công nghiệp hỗ trợ phụ trợ của Việt Nam, v ốn là yếu
tố cốt lõi quyết định sự “sống còn” của ngành điện tử tiêu dùng Việt Nam.
K ẾT LU ẬN
Việc nghiên cứu, áp dụng mô hình năm nguồn lực cạnh tranh của Michael
Porter đã phần nào giải thích được những nguyên nhân tạo nên những lợi thế cạnh
tranh của ngành sản xuất điện tử tiêu dùng của Việt Nam trên thị trường trong nước
cũng như quốc tế. Với sự ổn định về chính trị, Nhà nước luôn quan tâm và tạo điều
kiện, đưa ra hàng loạt các chính sách ưu đãi cho các công ty lớn như Samsung, Nokia,
LG,… đầu tư FDI cũng như xây dựng nhà máy sản xuất ở các tỉnh như Bắc Ninh, Vĩnh
Phúc, Bình Dương, Đồng Nai,… Chúng ta còn có một nguồn nhân lực dồi dào, sáng
tạo, được đánh giá cao trong thị trường lao động, đi cùng với sự không ngừng phát
triển và hội nhập về dòng sản phẩm điện tử tiêu dùng, dễ nhận thấy trước nhất là dòng
sản phẩm điện thoại di động sản xuất trong nước (như VsMart và Bphone). Tuy cầu về
các sản phẩm điện tử tiêu dùng trong nước đang trong giai đoạn bão hòa nhưng với
những chiến lược phát triển sản phẩm linh hoạt theo thị hiếu người tiêu dùng đã phân
tích trên đây, ta có thể tin tưởng rằng ngành điện tử tiêu dùng Việt Nam vẫn là một thị

trường đầy tiềm năng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đầy tính cạnh tranh đó, chúng ta cũng
không thể lờ đi các mặt hạn chế mà nổi cộm lên là vấn đề chúng ta hoàn toàn dựa vào
nguồn vốn FDI và sự thất bại nặng nề trong việc xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ,
cũng như năng lực đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ còn yếu kém, đồng nghĩa
20


Phân tích lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong ngành Điện tử tiêu dùng dựa trên mô
hình kim cương của Micheal Porter – Nhóm 15

với việc chúng ta vẫn đang ở vị thế của người làm thuê, chưa phải người làm chủ, vẫn
phải chịu thiệt và phụ thuộc bên ngoài. Để khắc phục điều này, không chỉ riêng Nhà
nước với những biện pháp đúng đắn, chính sách hợp lý mà ngay bản thân mỗi doanh
nghiệp cần ý thức tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu để tiếp tục phát triển nền công nghiệp
sản xuất điện tử tiêu dùng, làm chủ thị trường, tạo thương hiệu riêng của Việt Nam và
đưa chúng ta trở thành một trong những nước đi đầu trong lĩnh vực này.
TÀI LI ỆU THAM KH ẢO

1. />2. />3. />4. />5. />6. />%C3%AAu_d%C3%B9ng
7. />8. />9. />10. />11. />12. />13. />14. />21



×